Pages/ Tác giả

Sunday, December 26, 2010

Trần Văn Giang-Đọc Bài Thơ “Nguyên Tiêu” Của Hồ Chí Minh











Đọc Bài Thơ “Nguyên Tiêu” Của Hồ Chí Minh

Trần Văn Giang

Quỷnh nhất là các cháu “đỉnh cao trí tuệ” XHCN của Bác đã quá mau mắn nâng bi Bác triệt để trong việc xếp hạng bài thơ “của” Bác đứng đầu (lại number One!) trong danh sách 100 bài thơ “hay nhất” của thế kỷ 20 (?)

Nên biết thêm, “Quốc Tử Giám” (còn gọi là Văn Miếu), không những là một di tích lịch sử và văn hoá cổ kính của Việt Nam mà còn là một trường đại học cổ đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, được xây dựng từ năm Canh Tuất 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) tại kinh thành Thăng Long. Ngày nay, chính quyền Hà Nội đã lập tại đây “Trung tâm hoạt động văn hoá - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám” để ngòai việc phát huy tác dụng của di tích còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội (!)


Cái cơ sở oai nghi như vậy đã đúc kết danh sách 100 bài thơ hay, mà lại hay nhất của thế kỷ 20 mới ly kỳ, tất phải là chuyện đứng đắn. Thật vẻ vang cho những thi nhân có bài thơ được tuyển chọn vào danh sách “cấp cao” này. Tuy nhiên, khi nhìn vào danh sách này, bài đứng hạng số 1 (number ONE) là bài “Nguyên Tiêu” (có nghĩa là “Rằm Tháng Giêng”) tác giả là Hồ Chí Minh (?) Nhà cháu vốn dĩ bị dị ứng với cái tên HCM; và mỗi lần thấy cái tên này ở đâu là nhà cháu chẳng đặng đừng nghĩ ngay đến câu nói bất hủ, chân lý muôn thuở “…hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm;” Nhà cháu đã phải dành một chút thì giở để… “nhìn kỹ những gì cộng sản làm.” Kết quả mà nhà cháu thu lượm được cũng thú vị không kém. Nhà cháu kính trình sau đây để các bác có máu thơ thẩn trong người thưởng lãm.


Nhân tiện đây, nhà cháu cũng mạn phép nói trước là khi các bác đọc các dòng chữ viết ở phía dưới đây có nhiều Hán(g) tự, thì xin các bác hiểu là trình độ chữ Hán(g) của nhà cháu nếu gọi là “ăn đong” thì cũng còn qúa đáng! Nó còn tệ hại hơn thế nữa! Trình độ của nhà cháu chưa qua hết trang đầu của “Tam Tự Kinh” (“Thiên là trời, Địa là đất, Tồn là còn…!”) Mặc dù là nhà cháu đã có cái may mắn được chính phủ VNCH gởi đi tu nghiệp ở Đài Loan (năm 1974). Nhà cháu đã vội vã học cấp tốc một ít chữ Hán để sinh tồn (“survival Chinese”) trong một thời gian ngắn cấp bách trước khi xuất dương. Nhưng phải thành thật mà nói, nhà cháu, lúc đó (1974), vẽ (không biết viết!) được khỏang gần 300 mặt chữ Hán và xem như tạm đủ để đi ra chợ tầu (cũng nên biết trong giờ học ở Đài Loan, thầy giáo chỉ dậy bằng Anh ngữ thôi! No Chino por favor!) mua “bánh tiu,” “dầu cháo quẩy,” “xì dầu,” “hủ tíu...” Ngoài giờ học, nếu nhà cháu có dạo phố buổi chiều để thăm dân tầu cho biết sự tình; hoặc tham gia vào buổi tối các chương trình trao đổi văn hóa (không phải để trả thù hận gì cả!) dân tộc với các thím xẩm thơ mộng; hoặc thỉnh thỏang đánh cầu lông; hoặc vật tự do với các thím trong các “tea house” (“phònh trà”) thì nhà cháu cũng chỉ dùng “sức lao động” nhiều hơn là “cỏong!” Nói cách khác là dùng “tay chân đỡ cho mồm miệng!” Nhìn lại đã 33-34 đã năm trôi qua rồi còn gì! Ngay đến công phu võ nghệ mà không luyện tập một vài tháng thôi đã mai một rồi, nói chi đến 33-34 năm ròng! Nhưng cũng còn may là bác Biu Gết (Bill Gates) của đế quôc tư bản làm ra cái “Uynh đô” (Windows) có sẵn “khả năng” “Cắt và Dán” (“Cut and Paste”). Thế là nhà cháu cứ ngồi gãi… trán, tà tà “cắt và dán” cho thành bài ra này. Thế mà các bác xem thóang qua cũng khó mà biết là thật hay gỉa; kỳ công hay là “chôm chỉa” đấy nhỉ.


Trước tiên, các bác và cháu hãy cùng nhau đọc bài “
Nguyên Tiêu” cái đã:


Nguyên Tiêu


Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

(Hồ Chí Minh – 1948)

Rằm tháng riêng
Xuân Thuỷ Xuân Thuỷ.jpg
(Người dịch: Văn nô Xuân Thủy)

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.



Bản dịch nôm của Thiềng Đức

Tháng giêng trăng sáng tỏ đêm rằm

Sông nước trời khuya lộng sắc xuân

Trên sóng mờ sương bàn chiến sự

Đêm tàn thuyền ngập trăng trong ngần.



Bản dịch nôm của Hoàng Tâm

Trăng sáng vừa tròn rằm tháng giêng,

Trời xuân lồng lộng nước sông in.

Nơi quân bàn bạc dầy sương khói,

Vừa lúc nửa đêm trăng ngợp thuyền.


Nếu chỉ đọc bài thơ “Đường” thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán ở trên thôi, đừng nhìn vào tên tác giả (HCM), các bác nhận thấy ngay từ cách dùng chữ cho đến âm hưởng hình như là của một thi sĩ Trung Hoa đời “Đường” như Lý Bạch, Đỗ Mục, Lý Thương Ẩn… nào đó, thật là tuyệt vời! Bây giờ thử mở một lô Đường thi ra đọc lại xem sao! Voilà! Đường mật đâu chưa thấy, nhà cháu đã khám phá ra một hũ tương… sau khi đã “nhìn kỹ những gì cộng sản làm!”


À há! Bác đã “
đỡ nhẹ” ý tất cả 4 câu của 4 thi sĩ khác nhau thành ra bài “number ONE” của Bác! Nếu Bác chịu khó khiêm nhường một tí (hình như bộ phận “khiêm nhường” trong người Bác đã được gỡ ra lâu lắm rồi thì phải!?) Bác cứ việc thong thả đề vào xuất xứ (hoặc đề là “lấy ý”) của từng câu, thì bài này không có vấn đề; tuy nhiên Bác cứ im lim lỉm – tương tự như các bài khác mà Bác đã từng “chôm” nguyên văn (ví dụ như việc “chôm” một số bài, có người nói là Bác “chôm” nguyên con cả tập – xin đọc thêm các bài sưu khảo của các ông Đặng Tiến và GS Lê Hữu Mục, trong tập thơ “Nhật Ký Trong Tù” - “Ngục Trung Nhật Ký”- của một người bạn tù khác bị nhốt chung vời Bác ở Quảng tây (?) Trung Hoa năm 1942-43 (?) - rồi để tên mình vào tỉnh bơ con sáo sậu!!!


Quỷnh nhất là các cháu “đỉnh cao trí tuệ” XHCN của Bác đã quá mau mắn nâng bi Bác triệt để trong việc xếp hạng bài thơ “của” Bác đứng đầu (lại number One!) trong danh sách 100 bài thơ “hay nhất” của thế kỷ 20 (?)


Xin tất cả các bác “
Quốc Tử Giám” cho nhà cháu nhờ tí!!!

Xem ra, Bác đã “chôm” ý của từng câu một, lần lượt như sau:


Câu 1: Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,

(trích từ bài “Ngư Ca Tử Kỳ 5” của Trương Chí Hòa [xem Bài 1 ở dưới])


Câu 2: Nguyệt quang như thủy thủy như thiên

(trích từ bài “Giang Lâu Thư Hoài” của Triệu Hỗ [xem Bài 2 ở dưới])


Câu 3: Yên ba thâm xứ hữu ngư châu

trích từ bài "Thú Nhàn” của Cao Bá Quát [xem Bài 3 ở dưới])


Câu 4: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

(trích từ bài “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương Kế [xem Bài 4 ở dưới])


Nhà cháu xin chép lại 4 câu bị “chôm” ở trên một lần nữa vào thành một bài (có cái tựa mới toanh mà cháu vừa mới “chôm” lại của Bác!) để các bác dễ đọc:


Tiêu Nguyên

Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,

Nguyệt quang như thủy thủy như thiên

Yên ba thâm xứ hữu ngư châu

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Đồng thời xin các bác nhìn lại bài “Nguyên Tiêu” của “Người” mà so sánh:


Nguyên Tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.


Tiện đây, nhà cháu xin mời đồng chí “
xưng thỉ” văn hay chữ tốt (nếu còn sống; hay hậu duệ của đồng chí cũng đặng!) dịch nôm lại 4 câu bị “chôm” mà nhà cháu vừa mí gom lại ở trên xem nó ra nàm thao!


Sau đây, nhà cháu xin mạn phép “cắt và dán” lại từng bài o-ri-gin (nguyên thủy) một (gồm cả bản chữ Hán và bản dịch nôm) của mỗi tác gỉa để các bác thơ thẩn rộng đường tham luận:


Bài 1 - Ngư Ca Tử Kỳ 5

(của Trương Chí Hoà – Thi sĩ Trung Hoa)


Ngư Ca Tử Kỳ 5

Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,

Ba Lăng ngư phủ trạo ca liên.

Điếu xa tử,

Quyết đầu thuyền,

Lạc tại phong ba bất dụng tiên.


Ngư Ca Tử Kỳ 5

(Người dịch: Điệp Luyến Hoa)

Hồ trong cỏ mượt bóng trăng đầy,

Ngư phủ Ba Lăng tiếng hát say.

Thuyền đầu nhọn,

Cần chắc tay.

Chẳng tiên, sóng gió cũng vui vầy.



Bài 2 - Giang Lâu Thư Hoài

(Triệu Hỗ - Thi sĩ Trung Hoa)

Giang lâu thư hoài

Độc thướng giang lâu tứ tiễu nhiên

Nguyệt quang như thủy thủy như thiên

Đồng lai ngoạn nguyệt nhân hà tại

Phong cảnh y hi tự khứ niên

Viết lại cảm nghĩ ở lầu bên sông


(Người dịch:
Lý Tứ)

Hoài cảm lên lầu đứng lẻ loi

Sông lồng trăng sáng nước như trời

Người cùng thưởng nguyệt nay đâu nhỉ

Cảnh cũ năm xưa chẳng đổi dời.


Bản dịch nôm của
Tản Đà

Lên gác bên sông một ngậm ngùi,

Sáng trăng như nước, nước như trời.

Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

Trăng nước như xưa chín với mười.


Bài 3- Phong Kiều Dạ Bạc

(của Trương Kế - Thi sĩ Trung Hoa)


Phong Kiều Dạ Bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,

Giang phong ngư hoả đối sầu miên.

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.


Nửa Đêm Đậu Bến Phong Kiều

(Người dịch: Hạt Cát)

Quạ kêu sương lạnh trăng tà.

Đèn chài giấc muộn la đà bến sông.

Chùa Hàn trầm bổng hồi chuông.

Nửa đêm gọi khách bềnh bồng Cô Tô.



Bài 4 – Thú Nhàn

(của thi sĩ Cao Bá Quát)

Thế sự thăng trầm quân mạc vấn

Yên ba thâm xứ hữu ngư châu

Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu

Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt

Duy giang thượng chi thanh phong,

dữ sơn gian chi minh nguyệt

Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng

Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng

Kẻ thành thị kẻ vui miền lâm tẩu

Gõ nhịp lấy, đọc câu ''Tương Tiến Tửu"

"Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy

thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi"

Làm chi cho mệt một đời.



Lời kết

Thiệt hết ý kiến! Ban tuyển lựa của “Quốc Tử Giám” chắc chắn phải gồm những cây cổ thụ của nền thi văn Hà thành làm sao có thể họ lại không nhìn thấy những sự “chôm chỉa” giữa ban ngày ban mặt này! Lại đem bài này ra ánh sáng để thi nhân bêu riếu Bác! Hay là các bác này vì mải “liên hoan” qúa chừng độ, ăn nhằm phải một mẻ “lông lợn rừng” thành ra bị lẫn cả lũ rồi? Chỉ có giời mới biết!


Nhưmg phải công nhận một điều là Bác HCM “
vô vàn kính yêu” thật “kiệt suất” tài tình đã phát minh ra cái thuật “Cắt và Dán” tạm gọi là “Uynh đô 48” (1948). Cho mãi đến khoảng gần 40 năm sau, vào đầu thập niên ‘90 bác Biu Gết mới làm ra “Uyng đô 95” (1995) với cùng kỹ thuật “Cắt và Dán.” Bác Biu Gết đã hốt bạc (tỷ) nhờ cái “Uynh đô” này. Bác Biu Gết nay đã là người giầu nhất thế giới rồi. Nếu biết điều một tí thì bác Biu nên trả lệ phí (“royalty”) cho hâu duệ của Bác HCM (đảng CSVN); tượng trưng vài tỷ đô la cũng được rồi! Ít hay nhiều thì cũng đỡ khổ cho dân tộc Việt Nam; có nó ($$$), các bác lãnh đạo nhà nước anh hùng đỡ phải xếp hàng sang “rước Mĩ kíu nước!” cho toát mồ hôi trán.


Trần Văn Giang

------------------------------------------------------

GIANG LÂU THƯ HOÀI

江樓書懷

(趙嘏)

獨上江樓思悄然

月光如水水如天

同来玩月人何在

風景依稀似去年

Phiên dịch :

Giang lâu thư hoài.

(Triệu Hỗ)

Độc thượng giang lâu tứ tiệu nhiên,

Nguyệt quang như thủy,thủy như thiên.

Đồng lai ngoạn nguyệt nhân hà tại ,

Phong cảnh y hy tự khứ niên .

Dịch thơ (Minh Tư)

Lòng buồn lên gác ở bên sông,

Trăng nước mây trời trong sáng trong .

Bạn ngắm trăng xưa,đây cảnh cũ,

Trăng ngời sóng nước vẫn mênh mông
-----------------------------------------------------------

Thú nhàn

Thế sự thăng trầm quân mạc vấn (1)
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu (2)
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Ðem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt
Duy giang thượng chi thanh phong,
dữ sơn gian chi minh nguyệt (3)
Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
Kẻ thành thị kẻ vui miền lâm tẩu
Gõ nhịp lấy, đọc câu ''Tương Tiến Tửú (4)
"Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi" (5)
Làm chi cho mệt một đời


(1) Cuộc đời lên xuống, bạn đừng hỏi
(2) Chốn sâu khói sóng, buông thuyền câu
(3) Chỉ ở trên sông có gió mát, chỉ trong khoảng núi có trăng sáng, Trích trong bài tiền Xích Bích của Tô Ðông Pha một danh sỹ đời Tống
(4) Ðầu đề của một bài ca của Lý Bạch
(5) Bạn chưa thấy nước sông Hoàng Hà, từ trời xuống chảy tuôn xuống biển không hề quay luị Ý nói đời sống, thời gian một đi không trở lại
-----------------

Phong Kiều dạ bạc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继 Zhang Jì), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự... đặc biệt rất thích làm thơ.

Nguyên tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn San để cho người đời sau qua đây thưởng lãm.


[sửa] Văn bản

Nguyên bản chữ Hán:

楓橋夜泊
月落烏啼霜滿天
江楓魚火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船
Phiên âm Hán-Việt:
Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(thường bị nhầm là bản dịch của Tản Đà):
Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San [1]
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Neo thuyền bến Phong Kiều
Trăng tản, quạ rền, sương lãng đãng.
Sông- ngư, lửa- gió đối nghiêng sầu.
Nửa đêm đỗ thuyền nghe chuông vọng,
Cô Tô chùa cổ một Hàn Sơn.

TP.Sài gòn 17/9/2009

Lời bình

"Phong Kiều dạ bạc" là một bài thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, dễ hiểu, với nhiều địa danh đầy sức gợi cảm như Cô Tô- gắn với hình ảnh về người đẹp Tây Thi, Hàn San là ngôi chùa có nhiều vị sư nổi tiếng một thời và nhiều giai thoại, điển tích... nên thường có các cách giải thích khác nhau về một vài tình tiết khi chuyển ngữ. Tuy nhiên vẻ đẹp thống nhất từ hình tượng bài thơ thì các dịch giả từ Tản Đà, Nguyễn Hàm Ninh, Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố v.v. cũng như các dịch giả khác sau này đều có điểm tương đồng trong cách cảm nhận.

Bài thơ là nỗi buồn của Trương Kế gửi gắm trong một tiếng quạ kêu thảng thốt, lẻ loi trong đêm và cái nỗi sầu len vào giấc ngủ chập chờn của hàng cây phong đối diện với ánh lửa chài. Hai câu thơ tả thực mà không thực, nó hấp dẫn người đọc ở cái vẻ hư ảo của nó. Những ‎ý thơ dường như không khớp nhau vì khi trăng lặn (nguyệt lạc), tức đã gần sáng, mà gần sáng (khác với nửa đêm - bán dạ) thì còn ai thức mà thỉnh chuông nữa. Tác giả viết những câu thơ trong chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, gần sáng mà cứ tưởng nửa đêm. Đó là nỗi buồn của một người bị chuyển đi xa, nó giống như nỗi buồn của Bạch Cư Dị lúc về Giang Châu, luôn làm tác giả chìm vào trong ảo ảnh. Tiếng chuông đến từ chùa Hàn San, nơi có hai vị sư Hàn San và Thập Đắc nổi tiếng uyên thâm đạo học thời bấy giờ, ở ngoại thành Cô Tô đến làm khách của tác giả cũng giống như là tiếng chuông ảo. Câu thơ hay trong cái mơ màng hư ảo đó. Lấy một cái "giả thực" của ngoại cảnh để thể hiện một cái "đích thực" của tâm trạng là một đặc sắc nghệ thuật mà các tác giả cổ điển hay dùng. Nỗi buồn vô cớ hay nỗi buồn về nhân tình thế thái nói chung của tác giả, cho đến ngày nay vẫn chỉ là sự suy diễn.

Một số ý kiến liên quan

Một số tranh cãi trong giới thi sĩ xoay quanh hai câu thơ đầu về các từ như "ô đề", "sầu miên". Có người cho rằng phải hiểu hai từ trên như là hai địa danh là Ô Đề và Sầu Miên, nhưng nếu hiểu như vậy thì giá trị nghệ thuật của bài thơ giảm đi đáng kể, ngoài ra chưa có chứng cứ gì chứng tỏ ở khu vực này đã từng tồn tại các địa danh như vậy. Câu kết cũng bị tranh luận nhiều, do một số người cho rằng các chùa (gần như) không đánh chuông vào nửa đêm, ngoài ra nó còn mâu thuẫn với câu đề là Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên đã hàm ý trời gần sáng. Tuy nhiên, trong thơ ca, sự phá cách là một điều hết sức tự nhiên. Âu Dương Tu thì cho rằng: "Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã" (Nhà thơ vì muốn đặt câu cho hay nên lý không được thông, đó là một ngữ bệnh vậy). Sô Nghiêu trong quyển Đường thi tam bách thủ độc bản thì cho rằng: "Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tương cấu bệnh, vị miễn xuy mao cầu tì" (Người đời sau lấy cớ nửa đêm không có tiếng chuông và cho là một ngữ bệnh, như thế thì chưa tránh khỏi cái thói bới lông tìm vết).

------------------

Tiểu sử việt gian Xuân thủy

Xuân Thủy sinh ngày 2 tháng 9 năm 1912 tại thôn Hòe Thị, tổng Phương Canh huyện Hoài Đức cũ, thuộc tỉnh Hà Đông cũ (nay là xã Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Ông tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, sinh cùng năm cùng làng với Bác sĩ Trần Duy Hưng, làm ký giả từ thập niên 1930, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1932. Ông làm Chủ nhiệm tờ Cứu Quốc một thời gian dài (1944-1955). Ông từng làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1963-1965) và là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1968-1973) tại Hội nghị Paris. Ông mất ngày 18 tháng 6 năm 1985 tại nhà riêng 36 Lý Thường Kiệt (nay là trụ sở của Bảo tàng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).

Nhà báo, bút nô

Xuân Thủy làm báo và viết thơ từ thời Pháp và dùng báo chí như là một thứ vũ khí để hoạt động cách mạng. Ngay trong thời kỳ bị giam tại nhà tù Sơn La, ông cùng Trần Huy Liệu vẫn ra một tờ báo bí mật hai tháng một kỳ có tên gọi là Suối Reo. Ông tham gia làm báo Cứu Quốc, tờ báo của Tổng bộ Việt Minh từ thời kỳ bí mật khi tờ báo còn đặt ở Núi Thầy (1944). Lúc này ông phụ trách tờ báo trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, tờ báo phát hành hàng ngày, ông lại tiếp tục tích cực tham gia hoạt động cho tờ báo lúc này có trụ sở ở Bờ Hồ (trụ sở tờ Hà Nội mới ngày này). Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lại theo tờ báo ra chiến khu Việt Bắc.

Xuân Thủy còn có công trong việc đào tạo lớp nhà báo đầu tiêu cho Kháng chiến. Chính ông đã tổ chức lớp đào tạo cán bộ làm báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng vào năm 1949. Ông cũng là nhà báo Việt Nam tham gia vào Ban Chấp hành của Tổ chức Nhà báo Quốc tế OIJ. Bản thân ông đã nhận được phần thưởng từ tổ chức này.

Xuân Thủy còn là một nhà thơ và ông cũng dịch nhiều thơ. Ông là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" của Hồ Chí Minh ra tiếng Việt với tên gọi là "Rằm tháng Giêng". Các bài thơ của ông được trích giảng trong các nhà trường phổ thông và đại học trong nước và có trong Tuyển tập Xuân Thủy.

Tác phẩm cuối cùng của ông là tập hồi ký Những chặng đường báo Cứu quốc.

Nhà ngoại giao, nhà hoạt động chính trị

Xuân Thủy gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1941. Từ năm 1938 đến năm 1943, ông bị Pháp bắt giam nhiều lần. Đầu năm 1944, sau khi ra tù, ông phụ trách báo Cứu Quốc.

Sau khi rời báo Cứu Quốc, ông tiếp tục tham gia nhiều hoạt động của Đảng, là Uỷ viên thường trực Thường vụ Tổng bộ Việt Minh (1948-1950) và từng là trưởng ban của nhiều ban của Trung ương Đảng. Ông chuyển sang công tác ngoại giao từ năm 1963 và giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm tháng 4 năm 1963 đến tháng 4 năm 1965. Ông là người góp phần tích cực vào thành công của Hiệp định Hòa bình Paris với vai trò là Trưởng đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ông giữ vai trò này từ năm 1968 cho đến khi hiệp định được ký kết năm 1973 với hàm Bộ trưởng) tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam. [1]

Các chức vụ trong Nhà nước, Đảng, Quốc hội, đoàn thể

Ông liên tục là Đại biểu Quốc hội từ khóa I (1946) đến khóa VIII (1987, nhưng mất năm 1985) và giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội từ khoá II đến khoá VI (1960-1981). Ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Tổng Thư ký năm 1981-1982. Năm 1981, ông là Phó Chủ tịch Quốc hội khoá VII.

Ông là cán bộ chủ chốt của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt nam từ năm 1945 đến khi mất: Trưởng ban Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Liên Việt, sau đổi thành Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1951-1963); Bí thư Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, liên tục là Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Năm 1955, Xuân Thủy được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và là Ủy viên Chính thức từ năm 1960 đến năm 1982. Năm 1968 được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng và giữ cương vị này đến năm 1982. [2]

Ngoài chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1963-1965) [3]và là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1968-1973) tại Hội nghị Paris ông còn giữ các chức vụ:

  • Phụ trách Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam (1952); Phụ trách Uỷ ban đoàn kết Á-Phi của Việt Nam (1957); Uỷ viên Hội đồng Hoà bình thế giới (1954)
  • Chủ tịch Hội những người viết báo Việt Nam khoá I (1950), khoá II (1959) và là uỷ viên Ban chấp hành Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Xô (1980);Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Trung (1960)
  • Phó trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Genève về Lào (1961)
  • Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Paris về Việt Nam (1968 - 1973)

Ngoài ra, trong thời gian từ 1968 đến 1982 ông còn đảm nhiệm những chức vụ:

  • Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng
  • Trưởng ban Cán sự Đảng ngoài nước
  • Trưởng ban hoạt động quốc tế của Trung ương Đảng
  • Trưởng ban công tác miền Tây
  • Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương

Phong tặng

Ông được tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.

Hình ảnh công cộng

Hiện nay tên ông được đặt cho một tuyến đường lớn ở Hà Nội. Đường Xuân Thủy, giao cắt với các con đường lớn như đường Phạm Văn Đồng, Hồ Tùng Mậu và Phạm Hùng. Đường Xuân Thủy cũng là nơi có trường đại học lớn nhất Việt Nam: Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với một số trường đại học có truyền thống lâu đời: Đại học Sư phạm Hà NộiHọc viện Báo chí và Tuyên truyền.


Xuân Thuỷ
Xuân Thuỷ.jpg
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ 30 tháng 4 năm 1963tháng 4 năm 1965
Tiền nhiệm Ung Văn khiêm
Kế nhiệm Nguyễn Duy Trinh
Sinh 2 tháng 9 năm 1912
Từ Liêm - Hà Nội
Mất 18 tháng 6, 1985 (72 tuổi)
Hà Nội

No comments:

Post a Comment