Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Chiều ngày 8-5-1963, đồng bào Phật tử kéo đến đài phát Thanh Huế mỗi lúc một đông để đòi hỏi đài phải cho phát thanh cuốn băng về ngày Phật đản tại chùa Từ Đàm. Việc đòi hỏi gặp trở ngại vì chương trình phát thanh đã được scheduled từ trước. Các chuyên viên đã về nhà gần hết nên không có người phụ trách để điều chỉnh. Cuộc thương thảo xẩy ra giữa TT Thích Trí Quang và một số tăng sĩ khác đại diện phía Phật giáo, với ông Ngô Ganh, giám đốc đài, thiếu tá Đặng Sĩ, phó thị trưởng nội an, ông Đặng Phong, cảnh sát trưởng Thừa Thiên thay mặt phía chính quyền. Cuộc thương thảo đang đi gần đến thỏa thuận chung thì bất thình lình ở bên ngoài đài phát thanh phát ra hai tiếng nổ thật lớn làm mọi người kinh hoàng. Kết quả là có 7 chết vừa người lớn vừa trẻ con.
Tin tức được loan truyền đi mau khác thường. Hệ thóng truyền thông dòng chính của Hoa Kỳ lập tức nhẩy vô vẽ rắn thêm chân cho sự kiện thêm rùng rợn và hấp dẫn. Không cần biết tiếng nổ là thứ quân cụ gì và do ai gây ra, nhưng Phật giáo Ấn Quang đổ mọi tội lỗi lên đầu người lãnh đạo chế độ : TT Ngô Đình Diệm. Hoa Thịnh Đốn đã đạt được nhiều hơn điều họ mong muốn. Họ đã có lý do chính đáng để phát động chiến dịch tiêu diệt chế độ Đệ I Cộng Hòa : Chính quyền đàn áp Phật Giáo. Chiêu bài nêu ra được xác nhận là đúng với những xác chết có thể kiểm chứng được. Cả thế giới lúc đó bị Mỹ đánh lừa đến nỗi làm Tòa Thánh La Mã nghi ngờ, và giới trí thức Âu Châu tin là thật.
Tuy nhiên chính quyền các nước trên thế giới có tin hay không thì lại là chuyện khác. Có thể nói được rằng đại đa số các chính phủ các nước trên thế giới đều không tin chính quyền của TT Ngô Đình Diệm gây ra thảm kịch đó, bởi vì còn có Báo Cáo của Phái Đoàn Điều Tra Liên Hiệp Quốc nữa. Báo cáo xác nhận rằng không có bằng chức cụ thể chứng minh chính quyền của TT Diệm chủ trương đàn áp các Phật Giáo đồ. Nhưng bản Báo Cáo bị chính quyền Mỹ ngăn chặn không cho phổ biến. Các nước không muốn tố cáo chuyện người Mỹ lấp liếm tội ác là vì cái tâm lý chung xưa nay : Hồn ai nấy giữ. Đèn nhà ai nấy rạng. Chuyện người khác chẳng nên xen vô làm chi cho mệt. Việc chính quyền Mỹ ngăn chận không cho phổ biến bản Báo Cáo của Phái Đoàn Điều Tra LHQ xác nhận câu mà người VN ta thường nói là : Lậy ông tôi ở bụi này. Nếu Mỹ không dàn dựng ra biến cố, hay ít ra không đứng sau biến cố thì tại sao họ lại phải sợ cái hành động tội lỗi kia bị phanh phui?
Đã một thời các chính quyền Mỹ ít khi dám làm bậy một cách quá lộ liễu. Nhưng cái thói « quen mui thấy mùi ăn mãi » vẫn không sao bỏ được. Vụ Wikileaks đang xẩy ra nóng hổi đây khó lòng không phải là do bàn tay Mỹ tạo ra? Bình luận của nhiều chính khách cầm đầu các chính phủ mà tin tức leaked có liên quan tới họ cho thấy điều đó. Cựu Thủ Tướng Úc, ông Kevin Rudd nói thẳng : «Bản thân ông Assange không chịu trách nhiệm cho việc công bố không chính thức 250.000 bức điện của mạng lưới thông tin ngoại giao Hoa Kỳ. Người Mỹ chịu trách nhiệm về chuyện đó.” Đương kim Thủ Tướng Nga, ông Vladimir Putin tế nhị hơn một chút trước bản tin leaked tố cáo chính phủ Nga là một nhà nước mafia: "Nói thật với quí vị, chúng tôi không ngờ đến thái độ cao ngạo như vậy, và với lối hành xử thiếu lịch sự đến thế." Với tất cả mọi người, không ai có bằng chứng nào để kết luận rằng sự kiện Wikileak thực sự là trò bịp bợm của Koa Kỳ. Cho nên người viết đành phải thử đưa ra một vài luận cứ để đi tìm sự thật xem sao.
Có 3 yếu tố có thể dựa vào để phán đoán vấn đề là: thứ nhất, phản ứng của nước Mỹ trong vụ Wikileaks, thứ hai, hành động tự thú của ông Julian Assange, chủ nhân trang mạng Wikileaks, và thứ ba, những sự kiện nghịch lý chung quanh vấn đề.
1. Wikileaks và Phản Ứng của Mỹ - Việc ông Assange bí mật moi được và phổ biến một số tin tức mật khổng lồ của chính phủ Hoa Kỳ phải nên coi là là một sự kiện lớn và quan trọng. Việc này dính líu đến chính phủ Hoa Kỳ và liên hệ đến nhiều quốc gia bạn cũng như thù của nước Mỹ. Đặc biệt việc xẩy ra có thể nói nó chứng tỏ sự bất lực của các cơ quan an ninh tình báo Mỹ. Sự việc mang tầm mức quan trọng như thế, nhưng người ta lại được chứng kiến thái độ có thể coi là bất cần của chính phủ Mỹ. Bà Clinton chỉ nói qua loa cho xong chuyện. Các chính khách Mỹ phản ứng rất cool. Giới truyền thông dòng chính Hoa Kỹ giữ thái độ hờ hững làm như họ là những nhà báo lương thiện nhất trên trần gian này. Thật là khó hiểu. Sự thể này hoàn toàn trái với xưa nay thường tình trong chính trường Hoa Kỳ mỗi khi có một biến cố lớn liên hệ đến đường lối, chính sách của nước Mỹ.
Hiện tượng này giải thích như thế nào? Muốn hiểu, chúng ta nên trở về với sự kiện vụ nổ tại đài phát thanh Huế ngày 8-5-1963 mà chúng tôi đề cập đến ở trên để đối chiếu mà suy nghiệm. Khi chính quyền Mỹ muốn chứng tỏ mình là một con người cao thượng, đầy lòng nghĩa hiệp, muốn giúp nhân dân VN trừ gian, diệt bạo thì họ đã huy động mọi phương tiện, sử dụng mọi đòn phép để chứng minh chính quyền VNCH là một cái gì đó hoàn toàn xấu xa cần phải bị loại trừ. Họ đã thành công, nhưng sự thành công chỉ là nhất thời. Ngày nay, trước việc lật đổ Chính Quyền VNCH để trao miền Nam cho CS phương Bắc, chính quyền Mỹ đã hiện hình là một con điếm thúi lưu manh và bịp bợm.
Con điếm lúc này còn muốn dở trò bịp bợm nữa thì tất nhiên là chuyện khó. Nhưng nó cũng khôn ngoan, biết thay đổi sách lược hành động. Nó phải uốn lưỡi kể lể rằng mình cũng muốn chính chuyên lắm, làm đĩ chỉ là vì hoàn cảnh. Muốn mọi người tin như thế thì nó phải ra công chứng minh rằng các khách làng chơi cũng toàn là những tên đầu trộm đuôi cướp, dân đá cá lăn dưa cả chứ chẳng tử tế gì hơn nó. Như thế, không nhiều thì ít người ta cũng tin tưởng phần nào những điều nó nói ra. Nhiều tin tức leak ra chứng tỏ ý đồ đánh lận con đen để cho dư luận thấy rằng cả thế giới này cá mè một lức cả. Con số khổng lồ tin leak chỉ là mánh khóe bắt người hiếu kỳ phải đi đãi cát tìm vàng thôi. Dư luận càng mất công đãi cát thì những hạt vàng tìm được càng trở nên quí giá. Một vài sự kiện đặc biệt trong số hàng trăm ngàn tin tức tầm thường là mục tiêu nhắm tới.
2. Ông Julian Assange tự thú - Một con người có thể moi được hàng mấy trăm ngàn tin tức mật của chính phủ Hoa Kỳ dứt khoát không phải là người tầm thường. Kẻ đó là một con người cực kỳ thông minh. Nhưng điều đáng thắc mắc là người thông minh như thế mà tại sao ông ta không hiểu rằng hành động của mình là một hành động phạm pháp. Ông có thể trở thành kẻ thù của nhiều chính phủ và của biết bao nhiêu người. Ông không dự trù sẽ phải đối đầu với kẻ thù thì là một chuyện lạ. Việc mới vừa vỡ lở thì ông Julian Assange đã tự động đến nạp mình cho cảnh sát Anh là chuyện đáng ngạc nhiên. Nhiều người cho rằng chính phủ Mỹ muốn nhờ cảnh sát Anh bảo vệ an ninh cho ông Assange. Có lý lắm. Nếu để cho bọn khủng bố thủ tiêu Assenge rồi đổ tội cho Mỹ thì chính phủ Mỹ khó lòng mà thanh minh thanh nga gì được.
Biện pháp được coi là ổn thỏa mà ông Julian Assange có thể tạm thời tránh sa lưới cảnh sát quốc tế là ông nên đến tạm trú tại một nước nào đó không có con mắt của Interpol (International Police Organization). Trong số gần 200 quốc gia hiện nay chỉ có lại khoảng 5 hay 6 nước không tham gia tổ chức quốc tế này, chẳng hạn như Đài Loan, đảo quốc Vanuatu, Solomon Islands v.v. Chính việc vội vã tự thủ của ông Assange đã trở thành một nghi vấn về bàn tay chủ mưu trong vụ Wikileaks. Bàn tay này cần bảo vệ ông Assange để bảo vệ cho chính nó. Thành ra ông cựu Thủ Tướng Úc Kevin Rudd nói không phải không có lý : Người Mỹ chịu trách nhiệm về chuyện đó.
3. Nghịch lý trong vấn đề - Hầu như chẳng có ai tin rằng cái kho lư trữ những bí mật của nước Mỹ lại để cho trộm đạo ra vô dễ dàng như thế. Công trình đạo chích này như người ta thấy chỉ có một mình ông Julian Assange làm. Người ta biết rằng, những bí mật của nước Mỹ được lưu trữ theo khái niệm chia ngăn và lấy ra khi cần (compartmentalize and need to know). Muốn vô kho lưu trữ phải biết Password. Mỗi ngăn (compartment) cũng có password riêng. Lấy được tài liệu (file) phải biết code để mở. Mỗi file có code riêng của nó. Ông Assange có là thánh và tìm tòi cả đời cũng không sao thuổng trên 250.000 tài liệu rồi còn phải mở ra (decode) mà đọc. Đó là điều khó tin thứ nhất.
Không mấy người biết hoặc lưu tâm đến một cơ quan nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thiết lập tại một tiền đồn hẻo lánh ở Alaska, được gọi là Kế Hoạch Nghiên Cứu Cực Quang Năng Động Tần Số Cao (High-Frequency Active Auroral Research Project = HAARP). Không ai có thể trả lời được cơ quan này làm ra những sản phẩm gì, mà chỉ biết đại khái là HAARP nghiên cứu cách thức thay đổi khí hậu, hủy hoại hệ thống sinh thái, làm tê liệt hệ thống thông tin điện tử, và thay đổi tính khí và tình trạng tâm thần con người.
Chưa biết kết quả nghiên cứu ra sao, nhưng ngay từ đầu năm 1960, cơ quan CIA đã báo cáo là chính phủ đã có khả năng vận dụng thời tiết cho những mục tiêu quân sự. Thay đổi được thời tiết, kết quả còn lớn hơn cả cho nổ quả bom nguyên tử. Năm 1962, một trong số các nhà phát minh thiên tài của Hoa Kỳ là TS Patric Flanagan tiên đoán rằng cách chữa bệnh bằng phương pháp điện tử sẽ thay thế cho thuốc men. Quả thực ngày nay chuyện đó đã xẩy ra trong một vài lãnh vực y khoa trị liệu. TS Flanaga cũng còn nhấn mạnh rằng chương trình nghiên cứu của HAARP sẽ không những chỉ sưởi ấm tầng tích điện (ionosphere) trên không địa cầu, mà còn là dụng cụ tẩy não (brainwashing) con người không thể tưởng tượng được.
Sở dĩ phải dài dòng như vậy là vì chúng tôi muốn nêu lên sự nghịch lý trong vấn đề Wikileaks, và đây là nghịch lý thứ hai. Với khả năng về ngành Điện Tử (Electronics) như thế mà chính phủ Hoa Kỳ không bảo vệ nổi những gì cần bảo vệ thì đúng là chuyện khôi hài. Một cá nhân đơn thương độc mã còn phá hỏng màng lưới an ninh điện tử của Hoa Kỳ được, thì với một kẻ thù có sức mạnh kỹ thuật cao như Nga, Tầu thì phải nói sao đây. Đó không phải là chuyện vô cùng khó tin hay sao? Trước khi khám phá ra bí mật, người ta đã phải có biện pháp bảo vệ bí mật đó rồi. Làm chuồng rồi mới mua bò, chứ chẳng ai mua bò về rồi mới đóng chuồng.
Số lượng khổng lồ tin tức bị leaked ra cũng là một yếu tố làm nghi ngờ về chính kẻ chủ mưu vụ Wikileaks. Người viết tin rằng không một cá nhân hay đoàn thể nào có khả năng đọc hết hàng núi văn kiện như thế, trừ ra một vài chính phủ có liên quan. Nếu một số nhỏ các tin tức bị leaked được phổ biến trên các cơ quan truyền thông là những sự việc quan trong hàng đầu, thì quả thật thế giới lại đang được ăn một quả lừa vĩ đại, bởi vì đó chẳng có gì là quan trọng cả. Có thể nói tới 99% là những loại tin tức thuộc loại « tin chó cán xe ». Đó là những tin túc không được phổ biến thôi, chứ không phải là tin mật. Chúng ta nên nhớ hồi còn chiến tranh VN, cả quân đội Mỹ cũng như QLVNCH cùng có một policy như nhau đối với giới truyền thông là trên nguyên tắc, không cấm các phóng viên đi theo các đơn vị hành quân để lấy tin hay làm phóng sự.
Ngày nay tại các chiến trường Irak và Afganistan thì khác. Policy này không được áp dụng nữa. Trong cuộc chiến VN, rất nhiều nhà báo vô lương tâm đã cố tình bi thảm hóa chiến tranh một cách quá đáng, và còn có ý đồ thiên lệch có lợi cho CS. Hình ảnh Nick Út chụp Phan Thị Kim Phúc và Eddie Adams chụp tên VC Nguyễn Văn Lém bị tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn trên đường phố Saigon, hoặc đài BBC loan tin ngụy quân Bắc Việt đã chiếm được Nha Trang trong khi chúng chưa tới Ninh Hòa là những kinh nghiệm chua xót của giới quân sự về báo chí. Để trừ đi những hình ảnh tai hại và tin tức gây bất lợi, ngày nay quân đội Hoa Kỳ không cho phép phóng viên đi theo các cuộc hành quân. Vì thế, các dữ kiện ngoài mặt trận đều do các phóng viên « Press and Information Officers » thu giữ và gởi về Bộ Quốc Phòng, nên mới có tình trạng hàng núi thông tin như thế. Loại tin này là loại tin để đọc cho biết chứ không phải là tin mật.
Ngoài ra một số thông tin khác như tin Trung Cộng có ý định thống nhất Nam Bắc Hàn dưới sự lãnh đạo của Seoul, hoặc như tin quốc vương Abdulla của Arabia Saudi yêu cầu Mỹ chặt đầu rắn Iran v.v. phần lớn chỉ là những thứ tin phản tình báo, mang tính thăm dò hoặc gây nhiễu tình hình. Loại tin này cứ cho là tin mật đi, nhưng so với loại tin “đọc để biết” thì thật là quá ít ỏi.
Chỉ có một tin mật thật sự là việc bà ngoại trưởng Clinton yêu cầu các nhân viên của bà tại Liên Hiệp Quốc phải thu thập đầy đủ information về các nhà ngoại giao của các nước tại cơ quan này. Vấn đề này thật sự quan trọng, nó có thể làm sứt mẻ mối bang giao giữa Hoa Kỳ và các nước. Nhưng thật ra vấn đề này đã là chuyện thường tình rồi. Các nhà ngoại giao quốc tế tại LHQ xưa nay không ai không cảnh giác điều đó, đến nỗi nhiều khi họ phải gặp nhau ngoài đường ngoài phố để bàn chuyện quốc sự với nhau. Bà Clinton, bà Rice, hay ông Colin Powell trước kia có nhắc hay không nhắc các nhân viên của mình cũng thế thôi.
Như thế thì vấn đề Wikileaks cứ tưởng là quan trọng nhưng thực chất chẳng là cái gì quan trọng cả. Nó chỉ là chuyện trái núi đẻ con chuột. Dư luận thế giới mua vui cũng được một vài trống canh. Giả như trái núi đẻ ra con cọp thì cũng còn được bộ da để may áo khoác cho các bà quyền quí, đẻ ra con voi còn được cặp ngà để chưng trong phòng khách của các đại gia, đẻ ra con trâu được bộ da bưng trống, đẻ ra con chuột nhưng chuột đồng miền Tây Nam Bộ, dăm ba chú tý đem rôti với xị đế còn đem lại được thú vui lúc chiều về cho bác nông phu qua một ngày lam lũ vất vả. Nhưng đẻ ra con chuột nhắt thì phải mất công đập chết quẳng xuống sông cho nó đi chầu Hà Bá. Trong thế kỷ qua, có hơn bốn ngàn sáu trăm người trẻ, trong đó có cặp Clinton Hillary, được gởi tới đại học Oxford, Anh Quốc, để được truyền thụ giáo lý (indoctrinate) chủ nghĩa Xã Hội và Nhà Nước Toàn Cầu (World Government). Không lý công ăn học như vậy mà chỉ sáng chế ra được ba cái trò trái núi đẻ chuột nhắt này thôi hay sao?
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Thật tỉnh táo! đáng kính nể ! Bác Duyên Lãng Hà Tiến Nhất vẫn giữ được tầm nhìn bao quát từng trải !!!
ReplyDeleteQuả thật, đối với những người luôn có tầm nhìn bao quát thì chẳng khó gì mà không thấy được tâm địa những trò nhạt thếch như đây. Bởi vậy cho nên vẫn nợ đâu trả đấy duyên nghiệp quả báo trùng trùng mảy may không sai chạy.
Trân trọng
Kính phục ông Duyên Lãng! Ông phân tích nghe chí lý quá. Thích nhất câu cuối trong bài này, hi. Ngẫm lại thấy đa phần những thông tin "rò" ra đúng là "đọc để biết". VHL sẽ lấy bài này để phổ biến tiếp.
ReplyDelete