Pages/ Tác giả

Thursday, November 25, 2010

Tổ chức VGCS Là Tở chức Băng Đảng Mafia, Tổ Chức Tội Phạm Quốc Tế.































Đặt Bàn Thờ ông Địa để bảo vệ dịch vụ phạm pháp

Tổ chức VGCS Là Tở chức Băng Đảng Mafia, Tổ Chức Tội Phạm Quốc Tế.

-Buôn nô lệ tình dục toàn cầu,
-Vận chuyển người di cư bất hợp pháp toàn cầu.
-Trồng , Biên Chế, vận chuyển Càn Sa toàn cầu.
-Mua bán vận chuyển lậu tiền đô la, in giả tiền đô la.
-Mua bán vận chuyển đồ cổ lậu toàn cầu.
-Rữa tiền bất hợp pháp qua các ngân hàng , thị trường chứng khoán.
- Yểm trợ và tiếp tay cho khủng bố qua các hoạt động hợp tác với Bang Hội Tàu.
Hiện nay bọn thương gia việt gian Cộng Sản đang có mặt trên khắp nơi trong cộng đồng Việt Nam. Chúng là những tên việt gian hoạt động phạm pháp trong mọi hình thức, chúng sử dụng cộng đồng Việt Nam là cơ sở cho chúng hoạt động, chúng mượn áo quốc gia, mượn áo đấu tranh để che đậy việc làm bất lương của chúng. Các cộng đồng người Việt tị nạn việt gian Cộng Sản tiếp tục làm lá chắn là cái bia đở đạn cho chúng hoạt động không khác gì bọn PG Ấn Quang tổ chức ngày lễ Phật Đản kêu gọi nhân dân tham dự ngày lễ Phật Đản, và biến buổi lễ thành ngày biều tình đốt đài Phát thanh Huế mà chúng gọi là "pháp nạn".
Đặng Phúc

Quan chức CSVN tổ chức "trồng cỏ" ở Úc?

Cuộc bố ráp "trồng Cỏ" lớn nhất tại Melbourne, Victoria. Sáng sớm Thứ ba 23/11/2010, trong một chiến dịch gọi là Operation Entity, lực lượng cảnh sát bang Victoria đã huy động một lực lượng đông đảo lên đến 630 nhân viên công lực, cùng với nhiều nhân viên của lực lượng cảnh sát Liên Bang, và các ban ngành chính phủ tiểu bang và liên bang khác như Thuế Vụ, Di Trú, Hải Quan,... để thực hiện một cuộc bố ráp lớn chưa từng có trong lịch sử của tiểu bang Victoria, Úc Châu.

Cùng lúc, lực lượng cảnh sát Tân Tây Lan (New Zealand) cũng bố ráp nhiều nơi tại đảo quốc ít dân này. Điều đáng nói ở đây là có dính líu đến người Việt Nam.


Từ 7g sáng ngày Thứ Ba, cảnh sát đã đồng loạt ập vào 68 căn nhà rải rác trên toàn tiểu bang Victoria, nhiều nhất là các vùng thuộc thành phố Melbourne, những khu vực có người Việt sinh sống. Kết quả, cảnh sát đã tịch thu được tất cả gần 8,000 cây cần sa đang chờ thu hoạch, cùng một số lượng lớn thuốc lắc cũng như tiền mặt & tài sản có giá trị khoảng 22 triệu đô Úc. 43 kẻ tình nghi bị bắt giữ tại chỗ và ngay trong ngày hôm nay có 3 kẻ trong số này bị đưa ra tòa.

Những căn nhà bị bố ráp thuộc các các vùng (suburbs) nội ô, kể cả ngoại ô như sau:

Albanvale

Altona Meadows (2 căn)

Ballarat

Berwick

Burnside (2 căn)

Burnside Heights (9 căn)

Cairnlea (2 căn)

Caroline Springs (2 căn)

Dandenong North (3 căn)

Derrimut

Elphinstone

Footscray West

Hallam

Hampton Park

Hillside

Hopper’s Crossing

Kings Park (6 căn)

Learmouth

Oakleigh East

Melton

Melton South

Narre Warren South

Noble Park (3 căn)

Noble Park North

Springvale (5 căn)

Springvale South (2 căn)

St Albans (2 căn)

Stawell (2 căn)

Tarneit (2 căn)

Taylor’s Hill (2 căn)

Tyrendarra

Wyndham Vale (3 căn)

Trong số này nối bật nhất phải kể đến những căn nhà ở đường Green Road vùng Wyndham Vale (phía Tây Melbourne); đường President Road, vùng Narre Warren South, đường Ural Court vùng Dandenong North và các vùng Hallam, Springvale South (phía Đông Melbourne).

Cảnh sát đã mở chiến dịch và theo dõi băng nhóm này từ 2 năm qua, và cho biết đây là băng nhóm có "tổ chức" và "có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam". Băng nhóm này có chân rết ở New Zealand, đã làm ra và buôn bán số lượng cần sa, bạch phiến lên đến 400 triệu đô. Phần lớn lượng tiền mặt này được chuyển về Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau và có một phần trong số này lại quay về Úc với bằng bạch phiến, thuốc lắc.

Tuy chỉ đề cập băng nhóm này là người Việt, nhưng cộng đồng Việt Nam tại Melbourne và Úc đều biết rõ mươi mười là các băng nhóm "trồng cỏ" đều có nguồn gốc xuất phát từ miền Bắc Việt Nam và có các mối liên hệ chặt chẽ với các quan chức chính quyền Việt Nam cũng như bên ngoại giao đoàn.

Đây là những tay anh chị có thâm niên "trồng cỏ" lâu năm, thường thuê mướn các căn nhà rồi dụ dỗ hoặc thuê mướn du sinh, hoặc người từ Việt Nam bằng visa du lịch để trông coi, chăm sóc các khu vườn này. Càng ngày kỹ thuật trồng được các băng nhóm này nâng cao, tinh vi hơn, từ khâu tưới nước, sưởi ấm bằng điện,... cho đến khâu vận chuyển.

Đã từ lâu, tại nhiều nơi trên thế giới có người Việt sinh sống nói chung, vấn đề trồng cần sa và buôn bạch phiến từ Việt Nam sang đã là một vấn đề nhức nhối trong cộng đồng Việt Nam. Riêng tại Úc, nơi được xem là có nặng tay hơn một chút so với các phương Tây khác đối với những kẻ buôn bán bạch phiến trồng cần sa, thì cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tại đây luôn có quan điểm cứng rắn trong vấn đề này, luôn ủng hộ và tiếp tay với cảnh sát trong việc bài trừ tệ nạn ma túy. Người Việt Nam được lực lượng cảnh sát khuyến khích tố cáo những kẻ gieo rắc cái chết trắng, gây nguy hại cho cộng đồng.

Thể hiện quan điểm này, ngay sau khi cuộc bố ráp đồng bộ xảy ra, tối hôm qua 23/11 ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do bang Victoria đã có ngay thông báo báo chí về vụ việc này. Ông nói:

"Cộng đồng người Úc gốc Việt chúng tôi luôn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với các hoạt động phi pháp như: buôn người, rửa tiền, và buôn bán bạch phiến của những băng nhóm tội ác có các mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ CSVN.

Hành động phạm pháp của những kẻ này, mà trong đó có rất nhiều người đến Úc bằng visa học sinh hoặc du lịch, đã hủy hoại thanh danh của một cộng đồng tỵ nạn Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho nước Úc trong suốt 35 năm qua".


Ông cũng kêu gọi chính phủ phải mạnh tay với những kẻ này bởi vì “Cộng đồng chúng tôi không dung dưỡng, thương hại những kẻ trồng cần sa, buôn bán bạch phiến”.

Cuộc bố ráp vẫn còn tiếp diễn và cảnh sát cho biết, tính đến hết tuần này sẽ có đến hơn 100 căn nhà bị lục soát.

Úc Châu, ngày 24/11/2010

Lê Minh

* Xem thêm hình ảnh lục soát căn nhà trên đường Ural Court vùng Dandenong North: http://leader-news.whereilive.com.au...ne-drug-raids/

* Source: http://tiengnoitudodanchu.org/module...ticle&sid=9458

-- http://thongtinberlin.de/thoisuxahoi...tmelbourne.htm
Last edited by Sydney; 24-11-2010 at 08:12 AM. Cuộc bố ráp "trồng cỏ" lớn nhất tại Melbourne, Úc Châu
Lê Minh

Sáng sớm Thứ ba 23/11/2010, trong một chiến dịch gọi là Operation Entity, lực lượng cảnh sát bang Victoria đã huy động một lực lượng đông đảo lên đến 630 nhân viên công lực, cùng với nhiều nhân viên của lực lượng cảnh sát Liên Bang, và các ban ngành chính phủ tiểu bang và liên bang khác như Thuế Vụ, Di Trú, Hải Quan,... để thực hiện một cuộc bố ráp lớn chưa từng có trong lịch sử của tiểu bang Victoria, Úc Châu. Cùng lúc, lực lượng cảnh sát Tân Tây Lan (New Zealand) cũng bố ráp nhiều nơi tại đảo quốc ít dân này. Điều đáng nói ở đây là có dính líu đến người Việt Nam.








Từ 7g sáng ngày Thứ Ba, cảnh sát đã đồng loạt ập vào 68 căn nhà rải rác trên toàn tiểu bang Victoria, nhiều nhất là các vùng thuộc thành phố Melbourne, những khu vực có người Việt sinh sống. Kết quả, cảnh sát đã tịch thu được tất cả gần 8,000 cây cần sa đang chờ thu hoạch, cùng một số lượng lớn thuốc lắc cũng như tiền mặt & tài sản có giá trị khoảng 22 triệu đô Úc. 43 kẻ tình nghi bị bắt giữ tại chỗ và ngay trong ngày hôm nay có 3 kẻ trong số này bị đưa ra tòa.

Những căn nhà bị bố ráp thuộc các các vùng (suburbs) nội ô, kể cả ngoại ô như sau:

Albanvale
Altona Meadows (2 căn)
Ballarat
Berwick
Burnside (2 căn)
Burnside Heights (9 căn)
Cairnlea (2 căn)
Caroline Springs (2 căn)
Dandenong North (3 căn)
Derrimut
Elphinstone
Footscray West
Hallam
Hampton Park
Hillside
Hopper’s Crossing
Kings Park (6 căn)
Learmouth
Oakleigh East
Melton
Melton South
Narre Warren South
Noble Park (3 căn)
Noble Park North
Springvale (5 căn)
Springvale South (2 căn)
St Albans (2 căn)
Stawell (2 căn)
Tarneit (2 căn)
Taylor’s Hill (2 căn)
Tyrendarra
Wyndham Vale (3 căn)

Trong số này nối bật nhất phải kể đến những căn nhà ở đường Green Road vùng Wyndham Vale (phía Tây Melbourne); đường President Road, vùng Narre Warren South, đường Ural Court vùng Dandenong North và các vùng Hallam, Springvale South (phía Đông Melbourne).

Cảnh sát tịch thu những dụng cụ tối tân dùng để thu hoạch cần sa từ căn nhà trên đường Ural Court vùng Dandenong North (Ảnh chụp của Valeriu Campan)

Xem thêm hình ảnh lục soát căn nhà trên đường Ural Court vùng Dandenong North:
http://leader-news.whereilive.com.au/photos/gallery/melbourne-drug-raids/

Cảnh sát đã mở chiến dịch và theo dõi băng nhóm này từ 2 năm qua, và cho biết đây là băng nhóm có "tổ chức" và "có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam". Băng nhóm này có chân rết ở New Zealand, đã làm ra và buôn bán số lượng cần sa, bạch phiến lên đến 400 triệu đô. Phần lớn lượng tiền mặt này được chuyển về Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau và có một phần trong số này lại quay về Úc với bằng bạch phiến, thuốc lắc.

Tuy chỉ đề cập băng nhóm này là người Việt, nhưng cộng đồng Việt Nam tại Melbourne và Úc đều biết rõ mười mươi là các băng nhóm "trồng cỏ" đều có nguồn gốc xuất phát từ miền Bắc Việt Nam và có các mối liên hệ chặt chẽ với các quan chức chính quyền Việt Nam cũng như bên ngoai giao đoàn. Đây là những tay anh chị có thâm niên "trồng cỏ" lâu năm, thường thuê mướn các căn nhà rồi dụ dỗ hoặc thuê mướn du sinh, hoặc người từ Việt Nam bằng visa du lịch để trông coi, chăm sóc các khu vườn này. Càng ngày kỹ thuật trồng được các băng nhóm này nâng cao, tinh vi hơn, từ khâu tưới nước, sưởi ấm bằng điện,... cho đến khâu vận chuyển.

Đã từ lâu, tại nhiều nơi trên thế giới có người Việt sinh sống nói chung, vấn đề trồng cần sa và buôn bạch phiến từ Việt Nam sang đã là một vấn đề nhức nhối trong cộng đồng Việt Nam. Riêng tại Úc, nơi được xem là có nặng tay hơn một chút so với các phương Tây khác đối với những kẻ buôn bán bạch phiến trồng cần sa, thì cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tại đây luôn có quan điểm cứng rắn trong vấn đề này, luôn ủng hộ và tiếp tay với cảnh sát trong việc bài trừ tệ nạn ma túy. Người Việt Nam được lực lượng cảnh sát khuyến khích tố cáo những kẻ gieo rắc cái chết trắng, gây nguy hại cho cộng đồng.

Thể hiện quan điểm này, ngay sau khi cuộc bố ráp đồng bộ xảy ra, tối hôm qua 23/11 ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do bang Victoria đã có ngay thông báo báo chí về vụ việc này. Ông nói:

"Cộng đồng người Úc gốc Việt chúng tôi luôn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với các hoạt động phi pháp như: buôn người, rửa tiền, và buôn bán bạch phiến của những băng nhóm tội ác có các mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ CSVN. Hành động phạm pháp của những kẻ này, mà trong đó có rất nhiều người đến Úc bằng visa học sinh hoặc du lịch, đã hủy hoại thanh danh của một cộng đồng tỵ nạn Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho nước Úc trong suốt 35 năm qua".


Ông cũng kêu gọi chính phủ phải mạnh tay với những kẻ này bởi vì “Cộng đồng chúng tôi không dung dưỡng, thương hại những kẻ trồng cần sa, buôn bán bạch phiến”.

Cuộc bố ráp vẫn còn tiếp diễn và cảnh sát cho biết, tính đến hết tuần này sẽ có đến hơn 100 căn nhà bị lục soát.

Úc Châu, ngày 24/11/2010


MEDIA RELEASE

(for immediate release on 23-11-2010)

“Viet Community welcomes police drug raids and calls for deportation of foreign criminals”

In the early hours of today (23-11-2010), more than 100 properties around Melbourne were raided by more than 650 federal, state police and immigration officials in the biggest drug raid operation in Victorian history. It was the result of a two year surveillance and operation of the two police forces on the growing and producing of cannabis involving many Vietnamese nationals with link to illegal drug operations in Viet-Nam.

Mr Bon Nguyen, President of the Vietnamese Community in Australia – Victoria Chapter welcomed the operation and expressed his wish that the big raid could have been carried out much earlier because according to Mr. Nguyen: “ Our Vietnamese-Australian Community has been consistently expressing our serious concerns on the illegal activities such as: people smuggling, money laundering and drug trafficking carried out by criminal syndicates with strong links and connections to the Vietnamese Communist Government in Viet-Nam”.

“The serious criminal activities of the Vietnamese nationals, many of whom are here on visitor or student visas have damaged the otherwise successful integration and many positive and great contributions the Vietnamese-Australian Community (Vietnamese refugee) has made in the last 35 years in Australia” Mr Nguyen said.

Mr Nguyen called for the toughest penalties available to be imposed on these criminals including immediate cancellation of visas and deportation from Australia on Vietnamese nationals or temporary resident visa holders who are found guilty of these crimes. “Our community has no sympathy for drug traffickers and illicit drug makers” He declared.

“The Vietnamese Community in Australia as a whole and in Victoria in particular, has been actively cooperating with the federal and state authorities in stopping these illegal activities from entering and causing devastation on Australian lives. We congratulate the AFP and the Victorian Police for their efforts and strongly condemn those who are involved in these illegal activities” Mr Nguyen said.

For further comments and inquiries, please contact Mr. Bon Nguyen on 0411 616 453.


Điều tra nạn người Việt trồng cần sa

Cảnh sát Anh trong vườn cần sa họ phát hiện được

Tội phạm người Việt nổi tiếng ở Anh trong lĩnh vực trồng cần sa

Tờ Evening Standard, báo ra buổi chiều đông độc giả tại London viết về tội phạm người Việt thống lĩnh nghề trồng cần sa lậu tại Anh và nói các băng dân Anh gốc cũng vào cuộc trong cuộc chiến ma tuý tàn khốc.

Bài của tác giả Tony Thompson hôm 2/9 bắt đầu bằng vụ hai người Việt Nam đi giao một lượng cần sa trị giá 30.000 bảng Anh (khoảng 45.000 đô la Mỹ) tại một bãi đỗ xe ở Sutton, nằm ở vùng Tây London và bị cướp toàn bộ số hàng mang theo.

Khi hai người này, Khach Nguyen và Phac Tran, trở về cơ sở ở Hackney tại Đông London, họ bị người đứng đầu băng đảng, Hoc Kim Khoa, cho rằng đã dựng lên vụ cướp để lấy tiền.

Khach Nguyen và Phac Tran bị đưa đến một trang trại hẻo lánh ở Surrey, Tây London và ông Khach đã bị tra tấn trong vài giờ cho tới chết.

Bài báo nói người cuối cùng trong nhóm sáu người bị tố cáo giết chết ông Khach đã bị tòa án Anh kết án tù chung thân.

Nhà báo Tony Thompson nói lợi nhuận thu được từ các vụ cần sa trồng trong nhà ở mức từ 200.000 tới 500.000 bảng Anh một năm.

Tội phạm có tổ chức người Việt được cho là gần như thống lĩnh toàn bộ thị trường trồng cần sa và sử dụng công nghệ thắp sáng, tưới nước và quạt thông hơi được đưa tới từ Canada, nơi các tội phạm người Việt bắt đầu sử dụng công nghệ này.

Các tội phạm người Việt thường bán cần sa cho các băng người Anh để tiêu thụ trên đường phố.

Quá tải

Một báo cáo của cảnh sát Anh được trích dẫn trên Evening Standard nói những người Việt trồng cần sa đã trang bị súng cưa nòng, bình xịt hơi cay, mã tấu và gậy bóng chày để bảo vệ cần sa.

Cảnh sát cũng nói họ tìm thấy các vũ khí ngầm, trong đó có điện thoại có thể gây sốc và cổng được đấu trực tiếp với nguồn điện.

Bài báo trên Evening Standard nói hồi năm 2005, số cần sa trồng tại Anh chỉ chiếm 15% lượng cần sa tiêu thụ trên thị trường.

Sau năm năm, con số này giờ là 90%, chủ yếu do tội phạm người Việt trồng và cung cấp.

Nhưng tác giả Tony Thompson cũng nói các băng nhóm của Anh nay đã thấy được lợi nhuận to lớn từ trồng cần sa và cũng lấn vào lĩnh vực này.

Có những tay trồng cần sa người Anh da trắng nay không chỉ tự trồng mà còn cộng tác với người Việt để làm ăn.

Nhưng giữa hai loại băng đảng này cũng có cạnh tranh, gây đến các vụ đâm chém nhau.

Nhìn chung, tội phạm người Việt hiện vẫn chiếm số đông trong các vụ án liên quan tới trồng cần sa mà báo chí Anh nói tòa án Anh bị quá tải vì số vụ quá nhiều.

Thống kê trên Evening Standard cho thấy trong năm 2007, cảnh sát Anh phá được gần 380 vụ trồng cần sa trong khi con số này của năm ngoái là hơn 690 vụ.

Hệ thống luật pháp Anh cũng từng bị chỉ trích vì đưa ra mức án quá nhẹ đối với tội trồng cần sa, thông thường chỉ là án tù vài năm.

Những người bị bắt vì trồng cần sa không vì mục đích thương mại có thể chỉ bị án treo hoặc phạt lao động công ích.


Tại sao người Bắc Việt Nam lại trồng cần sa nhiều đến thế?

In PDF.




Tại sao người Bắc Việt Nam lại trồng cần sa nhiều đến thế? Phóng sự điều tra của phóng viên Canada về hoạt động ma túy quốc tế của người VN- TQ đầu độc dân VN bằng chiến tranh ma túy. Vào đầu tháng 3 năm 2007, công an đã tìm thấy ma túy làm từ cần sa (cannabis) mọc ở nhiều khu vườn thuộc tỉnh Hà Tây, gần Hà Nội.





Những người buôn bán ma túy đã thuê những người nông dân để trồng cần sa, và công an cho biết rằng nó đã được trồng khá lâu rồi bởi vì những người dân địa phương không hiểu đó là loại cây gì. Người chủ của một vườn nghĩ rằng đây này là một loại cây thuốc (và đúng vậy, nó là một loại thuốc) , và nhìn chung thì những người nông dân đã rất ngạc nhiên khi biết rằng đó chính là một loại dược liệu bịcấm.


Có một số lượng không nhiều tài liệu về lịch sử việc sử dụng cây cần sa ở miền Bắc Việt Nam. Nó không được hút phổ biến ở đây như bên Lào hoặc một số nước láng giềng khác.

Rượu cồn và thuốc phiện (giờ đây là Heroin) là những dược liệu được sử dụng trong truyền thống. Tuy cây cần sa được trồng ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nhưng việc trồng cây này đã sút giảm rõ rệt sau khi GI Mỹ rời đi. Vậy thì tại sao bây giờ nó lại được tái trồng? Người nước ngoài ở Hà Nội đã kêu khóc trong một thời gian dài do sự thiếu hụt của cần sa tốt ở địa phương, nhưng đây không chỉ là một sự tình cờ may mắn. Trong mười năm qua, những người Việt miền Bấc buôn lậu ma túy đã trở thành những người cung cấp chủ yếu cần sa tinh chế cho thế giới. Sự lớn mạnh đột ngột của các vườn cần sa xung quanh Hà Nội chỉ là một trường hợp như “gà về nhà để ngủ”.

Nhưng làm thế nào và tại sao các băng nhóm ở miền Bắc Việt Nam lại có thể biến cần sa thành một nguồn thu lợi của họ?

Câu chuyện được dẫn dắt đến nước Anh, nơi mà vài năm gần đây cảnh sát đã ập vào bắt giữ một hoạt động trưng cất cây cần sa với số lượng kỷ lục. Ở London, có khoảng 1500 vụ hoạt động trồng cây cần sa được phát hiện từ 2005-2007, trong đó 2 năm gần đây nhất là 500 vụ.

Có khoảng 75 phần trăm những người có hoạt động trồng này là người Việt Nam, và hầu hết họ là những người dân mới nhập cư gần đây. Tình huống này đã xấu đến mức giờ đây những cán bộ nhập cảnh đã cùng với cảnh sát hành quên trong các cuộc truy tìm.

Rất nhiều công nhân chăm sóc cây dược liệu này là trẻ em, đó là những người bị mang đến Anh quốc bởi những băng nhóm buôn thuốc phiện, đặc biệt là để làm việc trong việc trồng cây cần sa. Trẻ em là đối tượng dễ dàng để quản lý và có thể trả công rẻ mạt. Thêm vào đó, chúng không thể bị xét xử với các tội danh hình sự, và sau khi việc trồng cây dược liệu này bị bể vỡ, những đứa trẻ có thể bị nhà nước bỏ quên và lại quay trở lại những ngôi nhà để trồng cây cần sa. Nếu chúng bị ép buộc phải trở về Việt Nam, không gì có thể ngăn cản chúng khỏi bị mang trở lại Anh quốc. (Một quy định trong Luật của Anh đã làm cho cơ quan nhập cảnh không thể đề phòng những đứa trẻ này ở trong đạo luật về trẻ em năm 2004).

Lợi nhuận là khủng khiếp. Một ngôi nhà trồng cây dược liệu có thể kiếm được 500,000 Đô la Mỹ một năm. Mười năm trước, 11 phần trăm cần sa ở Anh được trồng ở nội địa. Hiện nay số lượng này là 60 phần trăm. Hơn nữa, marijuana có liều lượng cao được goi là skunk, với một lượng thuốc lớn gấp 10 đến 20 lần loại cần sa bình thường. Sự vận hành việc trồng trọt đã sử dụng những công nghệ cao với trị giá lên tới 100,000$ để gia tăng sản lượng và che đậy khỏi sự xoi mói của hàng xóm (mùi hương và độ nóng được tổng hợp bởi sự sản xuất với cường độ cao, và phân bón hóa học thì có thành phần độc tố cao).

Lý do trực tiếp cho sự gia tăng là một sự thay đổi về pháp lý năm 2004 với việc giảm cần sa xuống hạng C thay vì hạng B. Điều này có nghĩa rằng họ sẽ không bị buộc tội hình sự nếu như họ chỉ làm với số lượng nhỏ. Họ hiểu rằng đây là một sự phi tội phạm hóa và do đó sản phẩm dược liệu nội địa cất cánh.

Tuy nhiên tại sao những băng nhóm Việt Nam lại đứng đằng sau việc trồng cây này? Tại sao không phải là những nhóm tội phạm khác?

Để lý giải vấn đề này, chúng ta cùng tiếp tục đi đến thành phố tươi đẹp Vancouver ở bờ Tây đất nước của tôi, Canada.

Vào giữa những năm 1990, người Việt Nam hầu như chiếm lĩnh toàn bộ công nghiệp trồng cần sa ở Vancouver và các vùng lân cận ở tỉnh British Columbia. Đây không phải là một chiến công nhỏ, bởi vì sản xuất marijuana quy mô lớn trước đó được cai quản bởi “câu lạc bộ đua xe các Thiên thần địa ngục”(Hell Angels) khét tiếng với việc sử dụng bạo lực để đáp lại đối thủ.

Bờ tây của Canada đã là một ổ cung cấp marijuana trong nhiều năm. Từ những năm 1960, những người Mỹ chạy trốn chế độ quân dịch đã đến vùng núi của tỉnh Bristish Columbia và trồng cây cần sa như là một nguồn kế sinh nhai. Người Canada có thái độ thản nhiên với chất kích thích nhẹ, và nhiều người sống ở bờ Tây đã trồng trên phần vườn của họ. Nhưng có những người “thích” trồng để sử dụng hoặc để bán lại cho bạn bè. Nhóm Thiên Thần Địa Ngục bắt đầu sản xuất ở cấp độ lớn và công nghiệp để cung ứng cho thị trường lớn ở Mỹ.

Và trong những năm 1990, các băng nhóm Việt Nam bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Nhóm Thiên thần địa ngục có những vườn ươm lớn ở trong các ngôi nhà thô sơ ở vùng nông thôn. Khi một khu bị phát hiện, nhóm đó sẽ bị mất và sẽ rất khó để bắt đầu lại.

Những nhóm người Việt lại chú trọng biến những căn hộ và nhà nhỏ ở khu vực đô thị thành những nơi trồng trọt. Nếu bị phát hiện, những nơi đó sẽ dễ dàng thiết lập lại ở những nơi khác. Một điều quan trọng là, cảnh sát có một thái độ mềm mỏng đối với tội phạm, ít nhất là lúc bắt đầu, và người nào bị bắt với việc trồng cây cần sa sẽ bị đuổi đi/trục xuất với một mức tiền phạt hoặc là bị tuyên án treo.

Một báo cáo của cơ quan chống ma túy của Mỹ năm 2000 cho biết rằng năm 1998, có 2,351 trường hợp trồng bị phát hiện ở tỉnh Bristish Columbia. Một năm sau, những trường hợp này lên tới 30 phần trăm, tức là 3,279 trường hợp. Năm 1994, khoảng 325 cân marijuana bị tóm được khi đang vận chuyển qua biên giới British Columbia với Hoa Kỳ.

Và vào năm 1998 có 2600 cân bị bắt.

Marijuana chất lượng cao được chế biến hoàn hảo ở British Columbia, nơi mà các cửa hàng bán hạt giống, thiết bị và sách dạy trồng cây trong nước. Những năm 1990 “BC Bud” là loại cần sa hảo hạng nhất và người Mỹ rất thích loại này. Giá một cân (pound – cân của Anh) trong khoảng từ 1,500$ cho đến 2000$ ở Vancouver, thuốc drug được bán với giá 3000$ một cân ở California và tới 8000$ một cân ở New York (số liệu lấy từ Báo cáo năm 2000 của DEA). Những đánh giá gần đây cho biết rằng giá trị thương mại khoảng 6,5 tỷĐô la Mỹ một năm của tỉnh British Columbia, đứng thứ hai sau dầu mỏ và khí ga. Nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh như thế này, nó vẫn không trả lời câu hỏi khởi đầu của chúng ta là: Có nhiều nhóm nhập cư ở Vancouver, tại sao các băng nhóm Việt Nam lại thống trị nhanh chóng đến như vậy?

Để trả lời cho câu hỏi này, tôi nghĩ là rất cần thiết để xem xét câu chuyện cụ thể của việc di cư. Để cho rõ ràng, những người Canada gốc Việt không liên quan gì đến câu chuyện này.

Trong những năm sau 1975, Canada cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác tiếp nhận hàng chục nghìn người Việt Nam tị nạn. Những người này đến từ miền Nam, phần lớn đã được đào tạo nghề nghiệp tốt. Họ cư trú ở những trung tâm đô thị lớn ở Montreal, Ottawa và Toronto, và đến những khu vực khác như Edmonton và Vancouver.

Nhìn chung, thế hệ những người nhập cư đầu tiên này sinh sống khá tốt ở Canada. Thị trấn của tôi ở Ottawa là một trong số ít các thành phố Bắc Mỹ mà không có cái gọi là “khu vực Trung Quốc”. Chúng tôi lại có khu vực Việt Nam, với đầy đủ một số lượng đa dạng các cửa hàng, doanh nghiệp thương mại (không chỉ là nhà hàng) được sở hữu bởi những người Việt Nam hoặc người Việt – Hoa. Ottawa là trung tâm công nghiệp của Canada, và một vài năm trước danh hiệu công dân Ottawađã mang lại một câu chuyện tiêu biểu cho sự xuất chúng của những kỹ sư người Việt Nam – Canada ở trong khu vực kinh tế này.

Nói chung, đây là câu chuyện về người Canada gốc Việt ở khắp mọi nơi ở Canada, những người được qua đào tạo theo các nghề nghiệp. Tuy nhiên khi họ đến Vancouver, mọi thứ đã thay đổi đôi chút. Vancouver là một cái đích để những người miền Bắc Việt Nam đã tị nạn ở Hồng Công.

Những người tị nạn kinh tế chạy khỏi Việt Nam khoảng giữa những năm 1980. Khởi điểm của họ không phải là những người đã được đào tạo nghề nghiệp tốt, nhìn chung, hầu hết họ đến từ Hải Phòng và một số vùng nghèo lân cận. Tôi được nghe kể rằng vào những năm 1980, Việt Nam ở giai đoạn tuyệt vọng đến nỗi các cán bộ chính phủ phạm các tội phạm xấu xa nhất và đã bị tống lên thuyền để đẩy đến Hồng Công. Trong bất cứ trường hợp nào thì trại tị nạn ở Hồng Công là một nơi khủng khiếp, với những người tị nạn bị bỏ lại hàng năm trời trong tình trạng hoang mang/lơ lửng, dưới sự cai quản của những băng nhóm phát triển tràn lan không bị kiềm chế từ chính quyền bên ngoài. Ngay cả nếu anh không có xu hướng pháp tội, sau khi anh tới đó, không ai có thể trách anh có xu hướng này khi anh rời khỏi trại tị nạn.

Những người miền Bắc đến Canada vào những năm cuối 1980 và 1990 thường đến Vancouver hoặc miền Tây Canada (Tôi không chắc là tại sao). Ở đó, họ có lẽ đã gặp những người Việt Nam đến từ miền Nam đã thật sự “hòa hợp” hoặc ít nhất là sống một cách thành đạt như những người ở tầng lớp trung lưu ở Canada. Không có một cơ quan nào chào đón họ. Thiếu hụt về giáo dục và cơ hội, những người nhập cư mới này buộc phải khổ sở làm việc cho các băng nhóm để có những công việc không cần kinh nghiệm.

Sự liều lĩnh cũng là phần thưởng cho việc trồng cây cần sa vào năm 1990 ở Vancouver gần như chính là phần thưởng với những rủi ro không đáng kể. Xã hội, bao gồm cả cảnh sát, có một thái độ tương đối rộng rãi đối với những người nhập cư mới (điều này có lẽ là một sự sai lầm về chính trị ở Canada khi bắt đầu tống giam những người nhập cư gần đây). Hơn nữa, xã hội, bao gồm cả cảnh sát, đã có một thái độ mềm mỏng với tội phạm ma túy (có sự phân biệt lớn ở Canada và Anh quốc giữa ma túy “nhẹ” như marijuana và “nặng” như heroin). Khi việc trồng cây thuốc ở đô thị bị phát hiện, kết quả là một số lượng người nhất định chỉ bị phạt chứ không bị tù. Đó là môt sự khác biệt lớn giữa Canada và Hoa Kỳ, và đây là lý do sự canh tác cần sa không phải bắt đầu từ phía nam của biên giới – ít nhất là cho đến gần đây.

Như vậy, đối với những thành viên của nhóm đến Vancouver, rất dễ dàng để có thể tuyển mộ những người Việt Nam để vận hành việc trồng cây này. Họ thu nhỏ những lợi nhuận vào các tổ chức tội phạm, bao gồm cả việc buôn lậu. Chỉ trong vài năm, những băng nhóm Việt Nam đã đuổi nhóm Thiên thần địa ngục ra khỏi Vancouver, gây ra cho những sỹ quan cảnh sát gọi họ là “những tội phạm gan lỳ bất thường nhất từ trước đến nay ở Canada”.

Sống trong nền kinh tế kế hoạch tập trung những năm 1980 ở Việt Nam – nơi mà tất cả mọi người đều “vi phạm pháp luật” chỉ để tồn tại – và sự di cư cực kỳ khó khăn tới trại tị nạn ở Hồng Công – không ít khủng khiếp hơn một ‘gulag’ Liên Xô – chắc chắn phải ảnh hưởng tới lòng quyết tâm của họ để thành công ở Canada bằng mọi giá.

Từ bờ biển phía Tây của Canada, và từ những người trồng cây đến từ miền Bắc Việt Nam và những người Việt gốc Hoa, thương mại đã lan rộng nhiều. Họ đi vượt qua Canada, gia tăng những người nhập cư (miền Nam) Việt Nam và châu Á vào công việc kinh doanh, không chỉ là những người trồng, mà còn sử dụng triệt để những đặc vụ và những thứ khác để có thể dễ dàng lấy những văn tự cầm cố tài sản quan trọng ở vùng ngoại ô. Và bởi vì mạng lưới của người tị nạn Việt Nam có tính quốc tế, với các thành viên của cùng gia đình hoặc dòng họ được cung cấp những nơi cư trú bởi các chính phủ khác nhau, vì vậy cũng không bất ngờ rằng việc kinh doanh nhanh chóng trải dài đến các nước khác, chủ yếu là Anh quốc, khi mà những rủi ro/phần thưởng trở nên rất ưu đãi.

Một cú chuyển cuối cùng cho câu chuyện này. Điểm đến tại Hoa Kỳ dần mất đi vị trí quan trọng vì luật pháp trở nên nghiêm khắc: bị bắt có nghĩa là bị ngồi tù đến 10 năm.

Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, an ninh biên giới đã được thắt chặt và số lượng ma túy bị tịch thu ở biên giới Canada – Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Vì thế, những người buôn lậu đã thiết lập những cửa hàng ở Mỹ, mở những kho cung cấp vườn và tìm kiếm những người hợp tác trong cộng đồng người Việt có thể giúp họ có được sự thế nợ/văn tự thế chấp đối với bất động sản ở khu vực ngoại ô. Thật đáng buồn là bạo lực đã gây rắc rối cho việc kinh doanh ở Vancouver cũng đã dịch chuyển xuống phía nam của đường biên giới.

Ở một thời điểm nào đó, có lẽ chỉ vài năm trước, các băng nhóm đã bàn bạc rằng quê hương của họ ở đồng bằng sông Hồng sẽ là một điểm tốt để thiết lập những nơi trồng cây dược liệu này (liệu bạn đã thử chưa?)

Điều này chắc chắn khiến cho chính phủ lo lắng, và họ đã bắt đầu có sự chuẩn bị: đầu năm 2007, sứ quán Anh và Canada đã giúp đỡ chính phủViệt Nam thành lập một lực lượng chống rửa tiền đặc biệt để chống lại tiền từ cây cần sa.

Đối với người Việt Nam bình thường, băng nhóm kiếm được hàng triệu đô có một sự tác động đáng kể - tiền buôn bán thuốc phiện hồi hương tham gia vào thị trường bất động sản vốn đã nóng hổi.

Bất luận thế nào, một khi người bán nóng bị phát hiện bởi những người nông dân ở đấy, nó sẽ lan tràn như ngọn lửa hoang dại. Nếu tương lại marijuana được bán ở thị trường chứng khoán Hà Nội, tôi có thể sẽ đầu tư…


Michael L. Gray

Điều tra nạn người Việt trồng cần sa

user posted image
Tội phạm người Việt nổi tiếng ở Anh trong lĩnh vực trồng cần sa

Tờ Evening Standard, báo ra buổi chiều đông độc giả tại London viết về tội phạm người Việt thống lĩnh nghề trồng cần sa lậu tại Anh và nói các băng dân Anh gốc cũng vào cuộc trong cuộc chiến ma tuý tàn khốc.

Bài của tác giả Tony Thompson hôm 2/9 bắt đầu bằng vụ hai người Việt Nam đi giao một lượng cần sa trị giá 30.000 bảng Anh (khoảng 45.000 đô la Mỹ) tại một bãi đỗ xe ở Sutton, nằm ở vùng Tây London và bị cướp toàn bộ số hàng mang theo.

Khi hai người này, Khach Nguyen và Phac Tran, trở về cơ sở ở Hackney tại Đông London, họ bị người đứng đầu băng đảng, Hoc Kim Khoa, cho rằng đã dựng lên vụ cướp để lấy tiền.

Khach Nguyen và Phac Tran bị đưa đến một trang trại hẻo lánh ở Surrey, Tây London và ông Khach đã bị tra tấn trong vài giờ cho tới chết.

Bài báo nói người cuối cùng trong nhóm sáu người bị tố cáo giết chết ông Khach đã bị tòa án Anh kết án tù chung thân.

Nhà báo Tony Thompson nói lợi nhuận thu được từ các vụ cần sa trồng trong nhà ở mức từ 200.000 tới 500.000 bảng Anh một năm.

Tội phạm có tổ chức người Việt được cho là gần như thống lĩnh toàn bộ thị trường trồng cần sa và sử dụng công nghệ thắp sáng, tưới nước và quạt thông hơi được đưa tới từ Canada, nơi các tội phạm người Việt bắt đầu sử dụng công nghệ này.

Các tội phạm người Việt thường bán cần sa cho các băng người Anh để tiêu thụ trên đường phố.

Quá tải

Một báo cáo của cảnh sát Anh được trích dẫn trên Evening Standard nói những người Việt trồng cần sa đã trang bị súng cưa nòng, bình xịt hơi cay, mã tấu và gậy bóng chày để bảo vệ cần sa.

Cảnh sát cũng nói họ tìm thấy các vũ khí ngầm, trong đó có điện thoại có thể gây sốc và cổng được đấu trực tiếp với nguồn điện.

Bài báo trên Evening Standard nói hồi năm 2005, số cần sa trồng tại Anh chỉ chiếm 15% lượng cần sa tiêu thụ trên thị trường.

Sau năm năm, con số này giờ là 90%, chủ yếu do tội phạm người Việt trồng và cung cấp.

Nhưng tác giả Tony Thompson cũng nói các băng nhóm của Anh nay đã thấy được lợi nhuận to lớn từ trồng cần sa và cũng lấn vào lĩnh vực này.

Có những tay trồng cần sa người Anh da trắng nay không chỉ tự trồng mà còn cộng tác với người Việt để làm ăn.

Nhưng giữa hai loại băng đảng này cũng có cạnh tranh, gây đến các vụ đâm chém nhau.

Nhìn chung, tội phạm người Việt hiện vẫn chiếm số đông trong các vụ án liên quan tới trồng cần sa mà báo chí Anh nói tòa án Anh bị quá tải vì số vụ quá nhiều.

Thống kê trên Evening Standard cho thấy trong năm 2007, cảnh sát Anh phá được gần 380 vụ trồng cần sa trong khi con số này của năm ngoái là hơn 690 vụ.

Hệ thống luật pháp Anh cũng từng bị chỉ trích vì đưa ra mức án quá nhẹ đối với tội trồng cần sa, thông thường chỉ là án tù vài năm.

Những người bị bắt vì trồng cần sa không vì mục đích thương mại có thể chỉ bị án treo hoặc phạt lao động công ích.

đài BBC

Anh lại bắt người Việt nhập cư lậu


user posted image
Người Việt bị bắt trong thùng xe tải trên đường trốn vào Anh

Cục Biên phòng Anh Quốc cho hay họ dùng các thiết bị kỹ thật cao để bắt 14 người Việt Nam nhập cư trái phép trong một đợt kiểm tra gần đây.

Ông James Shap, Phụ trách vùng Châu Á Thái Bình Dương thuộc Cục Biên phòng Anh nói rằng nhân viên của Cục hoạt động không chỉ tại Anh mà sang châu Âu như Pháp và Bỉ để chặn các tuyến xe.

Họ muốn ngăn tối đa lượng người nhập cảnh trái phép vào các đảo Anh bằng xe tải qua đường bộ xuyên hầm nối với Pháp.

Ông nói các nhân viên của Cục Biên phòng "dùng chó nghiệp vụ, máy phát hiện nhịp tim, máy quét, và dụng cụ phát hiện khí carbon dioxide để phát hiện những người lẩn trốn trong thùng xe tải".

Trong một đợt kiểm tra như vậy hôm 27/8 vừa qua, tám người Việt Nam đã bị phát hiện khi định nhập cư lậu vào Anh qua đường hầm nối Anh và lục địa châu Âu.

Cùng một người Iran, họ ẩn trong các thùng hàng thuốc đánh răng trên thùng một xe tải mang biển Ba Lan trên đường tới thị trấn Castleford ở West Yorkshire.

Trước đó, ngày 24/8, sáu người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp đã bị bắt khi trốn trên một chuyến xe tải đang trên đường tới thị trấn Peterborough.

Chó nghiệp vụ tại cửa khẩu Calais, Pháp đã đánh hơi và phát hiện ra những người này.

Cảnh sát Anh sau đó đã tiếp tục theo dõi và khám xét chiếc xe tải mang biển số Ý, bắt sáu người Việt trốn giữa đống đồ gỗ gia dụng.

Anh Quốc hoan nghênh khách du lịch hợp pháp từ Việt Nam nhưng cũng quyết tâm ngăn chặn tội phạm nhập cư lậu, bao gồm tội đưa người qua biên giới
James Shap

Nhà chức trách Anh nói người lái xe mang quốc tịch Romania và công ty vận chuyển có nguy cơ bị phạt nặng nếu không thể chứng minh được đã làm đủ các bước cần thiết để niêm phong an toàn chiếc xe.

Những người nhập cư lậu sau đó được trao trả cho Cảnh sát Biên phòng Pháp và chiếc xe tải được cho phép tiếp tục hành trình vào Anh.

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cho BBC Tiếng Việt biết chỉ trong năm 2009 đã có hơn 29.000 lượt người nhập cư bất hợp pháp đã bị ngăn chặn tại đường hầm xuyên biển giữa Anh và châu Âu.

Chừng 525 người Việt Nam đã bị trục xuất khỏi Anh sau khi bị bắt giữ vì tội nhập cư lậu.

Vẫn ông James Shap được trích lời nói:

"Anh Quốc hoan nghênh khách du lịch hợp pháp từ Việt Nam nhưng cũng quyết tâm ngăn chặn tội phạm nhập cư lậu, bao gồm tội đưa người qua biên giới,"

Ông cảnh báo:

"Những người Việt Nam cố tình nhập cư vào Anh theo con đường bất hợp pháp và những kẻ tổ chức di cư bất hợp pháp sẽ bị bắt giam."

Việc bắt những người Việt Nam là một phần của chiến dịch chống nhập cư lậu mùa hè 2010 do Cục Biên phòng Anh Quốc điều phối nhằm ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp.

Anh Quốc đang nỗ lực ngăn chặn lao động bất hợp pháp, hôn nhân giả, các cơ sở giáo dục giả mạo, đưa người qua biên giới bất hợp pháp và các loại tội phạm có tổ chức khác.

Báo chí Anh, gồm cả chương trình BBC các vùng nội địa thường xuyên đưa tin về nạn trồng cần sa tại Anh mà họ cho rằng có nguồn đưa người nhập lậu từ Việt Nam, kể cả trẻ em, để cung cấp cho các nhà trồng loại ma tuý bị cấm.

Thứ tư 19 Tháng Năm 2010
Người Việt trồng cần sa ở Đông Âu gây tiếng xấu cho cả cộng đồng
Anh Vũ

Bị trấn áp ở Tây Âu « công nghệ » trồng cần sa được chuyển sang khu vực các nước Đông Âu và vẫn nằm dưới tay của một số băng nhóm người Việt. Sau hàng loạt các vụ trồng cần sa của người Việt ở nhiều nước Đông Âu bị phát hiện thời gian gần đây, hình ảnh của người Việt đang xấu đi rất nhiều trong con mắt của người bản xứ.

Cách đây một, hai thập kỷ, lác đác chỉ có một vài nhóm nhỏ người Việt trồng cần sa ở Canada, Hoa Kỳ hay tại Úc và họ cũng đã bị cảnh sát ở những nước này bắt giữ. Đến đầu những năm 2000, người ta lại thấy rộ lên những thông tin các « trang trại » trồng cần sa của người Việt tại Anh bị cảnh sát phát hiện.

Nhiều tội phạm người Việt đã phải lĩnh án tù. Không ít những bi kịch đã xảy ra đối với người lao động được thuê mướn hoặc bị lôi kéo vượt biên trái phép từ Việt Nam vào Anh.

Bị trấn áp ở Tây Âu « công nghệ » trồng cần sa được chuyển sang khu vực các nước Đông Âu và vẫn nằm dưới tay của một số băng nhóm người Việt.

Từ đầu năm trở lại đây, báo chí ở các nước Đông Âu, đặc biệt là Cộng hòa Séc, Ba Lan hay Hungary, thường xuyên đưa tin về những vụ bắt giữ, bóc gỡ các trại trồng cần sa của người Việt. Hồi đầu năm nay, báo chí Hungary đã đưa tin cảnh sát đã vây bắt hàng loạt các trang trại trồng cần sa của người Việt. Thống kê của cảnh sát Hung cho hay mỗi năm người gốc Việt tại nước này sản xuất lượng cần sa giá trị trên một trăm triệu đôla, tương đương 2/3 tổng số cần sa lưu thông trên thị trường Hungary.

Còn tại Ba Lan, tình hình canh tác cần sa cũng nhộn nhịp không kém. Cảnh sát nước này đã khám phá, bắt giữ hàng chục vườn cần sa mà chủ nhân của nó là những người Việt. Báo Người Việt Online của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, còn ghi nhận, giờ đây trồng cần sa đã chính thức xuất hiện ở Ba Lan như là một « nghề ».

Ở Cộng hòa Séc, được coi như là « trung tâm » của các băng nhóm tội phạm ma túy ở Đông Âu, theo số liệu của cảnh sát, người Việt ở đây nắm giữ tới 60% thị trường trồng cần sa.

Người Việt Nam đổ sang Đông Âu làm ăn mới chỉ từ sau khi khối Xô viết sụp đổ, dần dần hình thành một cộng đồng khá đông đảo. Vốn được đánh giá là một cộng đồng sống « lành », đa số người Việt ở Đông Âu cần cù, chỉ biết lo làm ăn buôn bán, ít va chạm với người bản xứ. Ngoài ra không ít trong số họ đã thành công trong nhiều lĩnh vực.

Sau hàng loạt các vụ trồng cần sa của người Việt ở nhiều nước Đông Âu bị phát hiện thời gian gần đây, hình ảnh của người Việt đang xấu đi rất nhiều trong con mắt của người bản xứ.

Thực trạng người Việt canh tác cần sa đang đặt các hội người Việt Nam ở những nước như Ba Lan, Cộng hòa Séc, trước một thực tế nan giải bởi hiện tượng này không chỉ gây tiếng xấu cho cộng đồng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống làm ăn của những người Việt chân chất. Sẽ là khó khăn cho những người Việt trong quan hệ làm ăn khi bị xã hội xa lánh, vì trong con mắt của người dân nước sở tại, họ chỉ có sở trường là trồng cần sa.

Trồng cần sa có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ cho một nhóm nhỏ nào đó nhưng đa số trong cộng đồng dù không dính líu gì đến việc làm trên thì lại phải hứng chịu những thiệt thòi lớn, hình ảnh của họ bị xấu đi một cách tự nhiên và dư luận ở nước sở tại sẽ gây khó khăn không ít cho công việc làm ăn hàng ngày của họ ở nơi xứ người.

Để tìm hiểu thêm về thực trạng của vấn nạn trồng cần sa trong người Việt, chúng tôi đã tìm đến nhà báo Thiều Quang tại Cộng hòa Séc. Anh là một người hoạt động rất tích cực trong Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc.



No comments:

Post a Comment