Pages/ Tác giả

Tuesday, November 2, 2010

NB Việt Thường -NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY" (Phạm Văn Đồng)

NB Viet Thuong- Chuyện Thâm Cung Dưới Triều Đại Hồ Chí Minh

Chương 18


"NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY"

http://blip.tv/file/get/Kynguyen2000-NBVietThuongChuynThmCungDiTriuIHChMinh18947.wmv

Việt Thường



Vg Phạm văn Đồng thăm Vệ quốc đoàn Nam Trung Bộ.


Phạm Văn Đồng - học trò xuất sắc của việt gian Hồ Chí Minh,

Phạm văn Đồng, một trong những đầu lãnh quan trọng nhất của tập đoàn tiếm quyền mafia đỏ Hồ chí Minh vừa chết hôm 29 tháng 4 năm 2000, tại Việt Nam. Đồng từng giữ cái ghế thứ ba (không kể Hồ) trong chính trị bộ mafia đỏ Việt Nam và là thủ tướng của cái chính quyền mafia đỏ đó trong suốt thời gian tập đoàn tiếm quyền mafia đỏ thực thi đường lối gọi là: "Trí, phú, địa, hào. Đào tận gốc, trốc tận rễ" ở miền Bắc Việt Nam trước kia, và ở miền Nam Việt Nam sau tháng 4-1975. Và, đến trò hề "mở cửa" và "đổi mới" của tập đoàn tiếm quyền mafia đỏ thì Đồng giữ ghế "cố vấn tối cao" của cái tổ chức mafia đỏ đó. Cho nên, cũng như những dịp các đầu lãnh mafia đỏ khác chết, đây là dịp cho lũ bút nô của mafia đỏ hiện hình khuyển mã, "tô hồng" và "xuyên tạc" sự thật.

Theo thống kê dân số mới nhất ở Việt Nam thì trên 60% dân số trong lứa tuổi 25 – 30. Nghĩa là, ngay sự kiện 1975 gần nhất còn mờ mịt thì hỏi rằng những việc trước đó làm sao hiểu được. Trong nước thì toàn tài liệu do mafia đỏ độc quyền chế biến, độc quyền phát hành và bắt buộc toàn dân ở mọi lứa tuổi phải nhồi sọ những sản phẩm giả đó. Còn người Việt Nam sinh sống ở hải ngoại, nhất là giới trẻ, thì bị tràn ngập bởi các công trình “nghiên cứu” của người nước ngoài hoặc dựa vào tài liệu do tập đoàn mafia đỏ cung cấp hoặc “nghiên cứu” và “biên soạn” theo kiểu các cụ ta xưa đã dạy là “thầy bói sờ voi”; nghĩa là “tương đối đúng” một bộ phận nào đó, còn về toàn thể thì sai lạc rất nhiều. Ấy là chưa kể đến cái gọi là “quan điểm khách quan” của người biên soạn, nghĩa là một kiểu “người máy” chỉ biết các số liệu lợi hay hại chứ không “chịu phân biệt” giữa thiệnác!!! Bởi vậy, nếu chỉ “trích dẫn” những lời nói hay bài viết của Đồng (cũng như Hồ và bè lũ khác trong đầu lãnh mafia đỏ) thì đương nhiên sẽ xảy ra chuyện như trên báo Tuổi Trẻ (của mafia đỏ) ra ngày 6-5-2000, trích trong sổ tang của Đồng, có những câu: “Cháu và các bạn đồng học vô cùng thương tiếc, kính mong bác luôn là người mách bảo, dẫn lối để thế hệ chúng cháu…” Buồn không? Giờ thử trích dẫn một vài câu viết của Đồng rồi so sánh với việc làm của Đồng để rõ trắng đen.

trỌng hỌc vẤn và nhân tài

"Tuyển tập Phạm văn Đồng", trang 573, Đồng viết: "Trọng học vấn, trọng nhân tài, vì đó là của quý không gì thay thế được của một nước, một dân tộc. Có nó thì sẽ có tất cả, thiếu nó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá". Đọc câu trên, dù không phải là "trí thức" cũng thấy "hỷ hả" và "thán phục" người viết ra câu đó, và còn "mừng rỡ" hơn nữa vì người viết câu đó lại là một người quyền lực cao nhất trong bộ máy chính quyền. Nhưng trong thực tế Đồng đã giải quyết chuyện "trọng học vấn" và "trọng nhân tài" đó với tư cách "nhân vật số 3" trong chính trị bộ của mafia đỏ, giữ nhiệm vụ Thủ Tướng chính phủ mafia đỏ như thế nào?

Năm 1970, khi đó tập đoàn mafia đỏ còn chưa xâm chiếm được miền Nam Việt Nam, thì ở phía Bắc, trong chính phủ mafia đỏ do Đồng làm thủ tướng (lúc đó Hồ đã chết), giáo sư Tạ quang Bửu, nguyên thứ trưởng bộ quốc phòng trong Chính phủ Liên hiệp từ những năm 1945 và đến 1954 là người ký vào hiệp định Genève 1954 về Việt Nam, được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp. Với cương vị bộ trưởng, giáo sư Tạ quang Bửu cho rằng tập đoàn mafia đỏ đã quản lý miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 cho nên học sinh thi tốt nghiệp phổ thông và thi vào đại học là "lớn lên và được giáo dục dưới chính quyền Hồ chí Minh". Vì thế, ông quyết định bỏ lối phân biệt và ưu đãi thành phần giai cấp đối với con em quan lại đỏ khi thi vào đại học. Điểm thi phải niêm yết công khai. Ai giỏi thì được học, như thế mới đúng là "lựa chọn" và "đào tạo" nhân tài cho đất nước. Nhờ đó con trai của bác sỹ Đỗ Bá Hiển được vào đại học, tuy bác sỹ Hiển từng là đại úy quân y thời quốc trưởng Bảo Đại, đã bị chính quyền mafia đỏ tiếp quản Hà-Nội 1954 kết tội là "ngụy quân", bỏ tù ba năm. Sau khi ra tù, bác sỹ Đỗ bá Hiển bị xếp làm y tá ở viện X quang, Hà-nội, tuy thực tế chuyên môn vẫn làm việc của bác sỹ, nhưng là “làm hộ” cho một bác sỹ mafia đỏ. Điều này là ngược với tiền nhiệm của giáo sư Tạ quang Bửu cũng như trái với “đường lối giai cấp” trong đào tạo của tập đoàn mafia đỏ Hồ chí Minh. Đã thế, trong thi tuyển đi học nước ngoài, con trai bác sỹ Đỗ bá Hiển lại đỗ đầu, nhưng “hội đồng tuyển sinh” không cho con bác sỹ Hiển đậu, nại lý do là “con ngụy quân”, mặc dù bác sỹ Hiển đã “vừa tù, vừa cải tạo” đến lúc đó là tròn 15 năm. “Hội đồng tuyển sinh” chỉ chiếu cố vì con trai bác sỹ Hiển là “thần đồng về toán” nên cho học đại học trong nước mà thôi!(?) Có người nói đến tai giáo sư Tạ quang Bửu. Ông trực tiếp can thiệp nên con trai bác sỹ Hiển được qua học bên Ba-lan. Ngay năm học đầu, con trai bác sỹ Hiển đã đoạt giải nhì “sinh viên giỏi toán” của “khối xã hội chủ nghĩa”. Vì can tội nói đi đôi với làm về “trọng học vấn” và “trọng nhân tài” đó nên giáo sư Tạ quang Bửu đã bị cách chức bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp để về nhà… giúp vợ cơm nước!

phát triỂn tỰ do

Đồng cũng hay nói đến vấn đề giải phóng con người và thường nhắc đến mệnh đề của Mác là: "Sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người là điều kiện của sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người." Vậy thử xem me-xừ Phạm văn Đồng này, với chức vụ ủy viên chính trị bộ, giữ ghế thủ tướng chính phủ mafia đỏ đã làm theo mệnh đề kêu như còi tàu hỏa đó của Mác ra sao. Là thủ tướng chính quyền mafia đỏ nên Đồng có hàng đống thư ký riêng, tạm kể như: Nguyễn việt Dũng, Phan Mỹ… là các thứ trưởng của phủ thủ tướng. Nhưng người được Đồng tin và cưng nhất, mà ai đã từng sống ở Bắc Việt Nam trước 1975 đều biết, đó là Việt Phương, vụ trưởng vụ tổng hợp thuộc phủ thủ tướng. Việt Phương là người hàng ngày tổng hợp mọi tin tức trong và ngoài nước để báo cáo tóm tắt cho Đồng, xin ý kiến "chỉ đạo giải quyết". Sau đó, ông ta lại qua phủ chủ tịch báo cáo cho Hồ (khi Hồ chưa chết) và xin ý kiến "sửa lại ý của Đồng" (nếu có) và về lại phủ thủ tướng bắt đầu "thay mặt" Đồng chỉ thị cho các ngành, các bộ v.v… Người "quan trọng" như vậy, nhưng Việt Phương chỉ đi xe hơi khi cần thiết, còn lúc nào cũng bộ áo lính bạc màu (vì xuất thân từ thiếu sinh quân), đi chiếc xe đạp "cởi chuồng" (tức là không có chắn bùn, chắn xích), ở khu dân giã (khu Nguyễn Công Trứ, Hà-nội) và hay chơi với văn nghệ sỹ loại "hạ phong", chơi với dân thường. Có lẽ nhờ "gần dân" như vậy nên "ông quan lớn đỏ" này đã sáng suốt, nhân xét sự việc bằng cái đầu "tự do" của mình, nên trong tập thơ mang tên "Cửa mở" của ông, Việt Phương đã hoảng hốt thấy "đảng ta" (tức đầu lãnh mafia đỏ) cố tình tự huyễn hoặc rằng: "Trăng Trung-quốc tròn hơn trăng nước Mỹ Đồng hồ Liên-xô tốt hơn đồng hồ Thụy sỹ". Cả tập thơ hàng trăm bài, chỉ có "hai câu thơ tự do phát triển (như mệnh đề của Mác mà Đồng hay trích dẫn), thế mà ông Việt Phương bị các đầu lãnh mafia đỏ Trường Chinh, Tố Hữu, có sự đồng ý của Phạm văn Đồng, cho về… vườn (!!!) để "ngắm trăng" và "so sánh đồng hồ" đến lúc nào ngộ được cái đạo nói của tập đoàn đầu lãnh mafia đỏ rằng: Mặt trăng trên đất Trung cộng tròn hơn trên đất nước Cờ hoa; Và đồng hồ của "Liên-xô, thành trì cách mạng thế giới" (lời của Hồ và các đệ tử) chắc chắn phải tốt hơn đồng hồ của nước Thụy sỹ.

Giáo sư Tạ quang Bửu và ông Việt Phương chưa phải là hai người điển hình của nhân tài Bắc-hà được trọng theo kiểu của Phạm văn Đồng, mà còn nhiều người nữa cũng đã được Đồng "chiếu cố". Thí dụ cái thời cải cách ruộng đất, tòa án "đại hình" do "anh" hay "chị" đội cải cách lựa chọn trong số lưu manh làng xã cho ngồi ghế chánh án, nhiều khi là mấy chú trộm cắp nhóc con, tuổi độ 14 hay 15, mà dám quyết định tử hình 5% dân số của làng xã, theo chỉ tiêu do tên Việt-gian Hồ chí Minh qui định. Nạn nhân không được tự bào chữa mà cũng không có ai bào chữa giùm. Lệnh tử hình khỏi miệng chánh án là du kích bắn chết nạn nhân luôn. Vì thế, khi họp Hội đồng chính phủ, lúc đó do Phạm văn Đồng làm thủ tướng chủ tọa, bộ trưởng Bộ tư pháp là ông Vũ đình Hòe, thứ trưởng Bộ văn hóa là ông Đỗ đức Dục, chuyên viên kinh tế là ông Hoàng văn Đức v.v… đã yêu cầu cần chấn chỉnh lại cho đúng luật pháp. Kết quả là ông Vũ đình Hòe bị cách chức bộ trưởng tư pháp, cũng như các ông Đỗ đức Dục, Hoàng văn Đức v.v… bị huyền chức… về nhà làm… nội trợ. Đồng còn đề nghị Hồ, với tư cách chủ tịch nước, ra sắc lệnh hủy luôn bộ Tư pháp và bỏ hẳn khoa luật trong trường Đại học. Còn các vị liên can đến phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm như luật sư Nguyễn Mạnh Tường - lưỡng khoa tiến sỹ, giáo sư thạc sỹ triết học Trần đức Thảo, giáo sư Trương Tửu, giáo sư tiến sỹ toán-lý Vũ như Canh cũng như nhiều văn nghệ sỹ tên tuổi như Phan Khôi, Văn Cao, Nguyễn Bính, Tử Phác, Trần Dần, Lê Đạt, Bùi xuân Phái, Nguyễn Sáng, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Hữu Loan, Khương hữu Dụng, Đặng đình Hưng, Đoàn phú Tứ (đại biểu quốc hội khóa I), Trịnh thị Thục Viên (đại biểu quốc hội khóa I), Nguyễn hữu Đang và nhiều lắm lắm, hồi đó Đồng còn chưa quáng gà gần như mù của cuối những năm 90, làm sao mà Đồng không biết đến cho được. Chắc chắn chưa phải Đồng bận theo lệnh Hồ Việt- gian, nhân danh thủ tướng mafia đỏ, theo hiệp định Genève 1954, tạm thời quản lý phần Bắc của Việt Nam, mà chấp bút viết thư dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho họ Mao bên Trung cộng, nên "lỡ quên" những bậc có "học vấn" và là "nhân tài" đó đã và đang bị hạ nhục, chà đạp xuống đáy cùng của xã hội do mafia đỏ thống trị! Đây "Nhân tài" Đồng nói và viết thì nào là "trọng học vấn", "trọng nhân tài", nhưng trong việc làm thì như đã dẫn chứng ở trên. Vậy những nhân vật được Đồng trọng là ai, có đúng là có "học vấn" và có là "nhân tài" không? Thử điểm qua những cộng sự thân cận nhất của Đồng thì thấy:


Vg Nguyễn Duy Trinh

Nguyễn Duy Trinh.jpg

1. Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Nguyễn duy Trinh, để vợ là “chị Tư” công khai cầm đầu các băng buôn lậu đủ mọi mặt hàng khan hiếm trên thị trường.

2. Phó thủ tướng kiêm chủ nhiệm ủy ban nông nghiệp là Hoàng Anh vì “học vấn chưa qua cấp 1 phổ thông” nên “nhân tài” này có sáng kiến kiểu “điếc không sợ súng”, dám đổ tiền của và sức dân vào kế hoạch trồng chuối trên các đồi núi hoang hóa của vùng Tây Bắc và Việt Bắc. Kết qủa sau ba ngày, toàn bộ chuối được trồng đều chết hết. Sau kế hoạch “thiếu học vấn” đó, “nhân bất tài” Hoàng Anh vẫn giữ ghế phó thủ tướng nhưng qua “lãnh đạo” bộ tài chính. Qủa là tài nhưng lại tai cho dân.

Phan Trọng Tuệ

Thiếu tướng QĐNDVN Phan Trọng Tuệ.jpg

3. Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giao thông và bưu điện là Phan trọng Tuệ thì có sáng kiến “pha nước lã vào xăng” cùng “bóp nhỏ ống phun xăng” trong các động cơ xe ô-tô vận tải để tiết kiệm nhiên liệu. Kết quả của sáng kiến “thiếu học vấn” này đã làm hư hàng chục ngàn xe vận tải. Đến lúc đó mới chịu nhận cái sáng kiến đó là tối kiến.

4. Các “nhân tài” nhưng “thiếu học vấn” trong giới lãnh đạo ngành kiến trúc và xây dựng thì có sáng kiến “tăng nhanh vòng quay của máy trộn bê-tông”. Kết quả các công trình dùng bê-tông để gia cố đều bị lỗ trổ do vòng quay nhanh nên vôi, cát, đá, xi-măng không được trộn đều. Vì thế nên nhiều công trình phải làm lại (như ở Nhà máy cơ khí trung quy mô, Nhà máy dệt kim Đông-xuân, Nhà máy dệt 8-3, khu tập thể Kim-liên v.v…) Tất cả đều ở ngay Hà-nội, gần phủ thủ tướng của Đồng.


việt gian Trần Hữu Dực

5. Phó thủ tướng kiêm chủ nhiệm văn phòng nội chính Trần hữu Dực thì cả ngày đến các hội nghị của thanh niên để phổ biến sáng kiến tiết kiệm của hắn, là dùng đồng hồ không cần dây đeo tay; rửa mặt xong không được vắt nước – vì làm thế khăn mau bị rách và trăm thứ tiết kiệm kiểu lẩm cẩm như vậy. Nhưng có điều khôi hài là, sau lần nói chuyện, dạy bảo thanh niên như trên ở đài phát thanh, Dực nghiêm mặt dọa hội nghị: “… ngày mai tôi đi nghỉ với gia đình bên Hắc-hải, Liên-xô. Một tháng nữa tôi về, các đồng chí phải báo cáo cho tôi xem đã tiết kiệm được bao nhiêu!” Tất nhiên là Trần hữu Dực cùng gia đình đi nghỉ mát bằng “máy bay riêng” mà chỉ riêng xăng nhớt cho chuyến bay cũng thừa mua dây đeo đồng hồ (bằng ny-lông) và khăn mặt cho thanh niên Hà-nội chứ xá gì một nhúm thanh niên ở cái đài phát thanh!!!

6. Lê Khắc, phó chủ nhiệm thường trực của ủy ban khoa học Nhà nước, trong tổng kết các sáng kiến của “phong trào thi đua yêu nước chống Mỹ-Ngụy” vào cuối những năm 60, đã say sưa dành hơn chục trang đánh máy để “ca ngợi” sáng kiến làm máy xẻ rãnh ốc đinh vít của “chiến sỹ thi đua Hồng văn Ốn”. Khổ nỗi, cái máy đó đã được tạp chí “Système D” dạy làm từ năm… 1951!

7. Phó thủ tướng Đỗ Mười, một tên điên gia truyền. Vì Đỗ Mười tên thật là Cống, quê ở Thanh-trì (Hà-nội), thuở “hàn vi” làm lý trưởng nên dân Thanh trì quen gọi là Lý Cống; nghề chuyên môn là hoạn lợn (tức thiến heo); nổi cơn điên đem tiền thuế của dân đánh bạc thua hết, bị thực dân Pháp cho đi tù ở Sơn-la và nhờ có “máu điên liều mạng” đó nên được gia nhập tổ chức mafia đỏ từ đấy. Sau 1954, Mười được Hồ giao “thiến sạch” các nhà công thương (tức đào tận gốc, trốc tận rễ tầng lớp phú trong xã hội Bắc Việt Nam). Bỏ tù và giết hàng nửa triệu người dân lành nên Mười lại lên “cơn điên” của men chiến thắng. Hồ cho Mười qua chữa bệnh bên Trung cộng. Sau hai năm, cơn điên tạm lắng, Hồ cho gọi Mười về giữ ghế bộ trưởng Nội thương trong chính phủ của Đồng. Và, chỉ một thời gian ngắn, Mười được Đồng “trong kiến thức thiến heo có hạng” và “trọng nhân tài” giết dân không run tay, nên đã đề nghị Mười giữ ghế phó thủ tướng cho Đồng, theo rõi cái việc cụ thể là “chống tham ô, lãng phí và lười lao động”. Thế là “nhân tài” Lý Cống – tức Đỗ Mười – lập tức ký lệnh rằng cán bộ, công nhân viên, công an, binh lính… trên toàn miền Bắc Việt Nam chỉ được uống… “trà cám” (loại trà vụn quyét trong nhà máy trà) và cấm dùng công xa đưa vợ, con đi… chơi. Thế nhưng, ngay sau hôm ký lệnh đó, Mười cho xe ô-tô của Mười đi đón thằng con trai từ nơi sơ tán bom Mỹ về để cùng Mười đi… duyệt trước khu triển lãm Vân-hồ (Hà-nội). Thằng con trai đó của Mười, có lẽ bị hồn oan của biết bao chú heo bị Mười thiến, báo oán, nên dù được Mười cho sang học tại… Pháp, nhưng học ở đâu cũng rình xem nữ sinh Pháp đi đại, tiểu tiện, chút xíu bị “dzô” tù. May được các “chú ở sứ quán Việt cộng” tại Paris cho biết “em nó có bệnh điên” nên thoát hiểm. Nay thì về “lãnh đạo” ở sân bay Tân-sơn-nhất (Sài-gòn). Sau tháng 4-1975, thợ thiến Đỗ Mười quả là “nhân tài” dư thừa “học vấn” về thiến cả heo lẫn dân, nên lại được phái vào mảnh đất phía Nam Việt Nam mà mafia đỏ vừa xâm chiếm được, để trổ tài thiến các nhà công thương ở miền Nam bằng những chiến dịch “ẩn số” X1 và X2. Nhờ thành tích giết người như điên thế nên Đỗ Mười – tức Lý Cống – được tập đoàn đầu lãnh mafia đỏ già nua, trong đó có Đồng, đưa ra làm nhân vật đầu lãnh số 1 của tập đoàn mafia đỏ. Có thể Đồng và đồng bọn “trông rộng, nghĩ xa”, nên đưa một thằng điên lên làm người quyền lực nhất của mafia đỏ nhằm đề phòng lỡ một ngày nào đó, nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước nổi lên đòi quyền làm chủ, đưa tập đoàn mafia đỏ ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng, thì Đỗ Mười, đại diện của mafia đỏ, vì có hồ sơ bệnh án là “điên gia truyền” nên chắc chắn được miễn tố. Khôn thật.

8. Đinh thị Cẩn, người gốc quê của Hồ, được cử làm đầu bếp vủa Hồ (lẫn cả việc riêng), văn hóa chưa qua cấp 1 phổ thông. “Học vấn” thì vậy còn là “nhân tài” thì phải nhờ Đồng phát hiện. Vì y thị được cử giữ chức thứ trưởng thứ nhất bộ y tế (kiêm bí thư tổ chức mafia đỏ ở bộ y tế), nhưng y thị mới là người quyền lực nhất. Vì hục hặc với bác sỹ bộ trưởng là Phạm ngọc Thạch nên theo sáng kiến của Đồng – được Hồ chuẩn y – bộ y tế bị chia làm đôi, một vẫn gọi là bộ y tế, nửa còn lại gọi là ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, đích thân Đồng là thủ tướng kiêm chủ nhiệm ủy ban và Đinh thị Cẩn làm phó chủ nhiệm phụ trách thường trực. Thuở ấy đang thời cao điểm cuộc chiến xâm lăng miền Nam do tập đoàn mafia đỏ Hồ Việt gian phát động. nông thôn miền Bắc, hầu hết nam thanh niên từ loại tre trẻ mới vỡ tiếng “tập gáy” đều bắt đi vào binh nô, chỉ còn lại đảng viên nòng cốt của địa phương và số nam thanh niên ho hen, tàn tật hoặc thương binh. Còn chỉ toàn nữ thanh niên, phần lớn được “tổ chức” cho lấy tân binh và chỉ kịp gần nhau vài ba ngày, cho biết mùi trái cấm, là chồng Nam vợ Bắc mà ngày gặp lại là một ẩn số. Vì thế mà xảy ra bao cảnh oan trái của nạn chửa hoang. Tất nhiên tác giả hầu hết là các “đồng chí nam mafia đỏ” ở địa phương, đương chức đương quyền. Mặc dù Uỷ ban dân số của Liên-hiệp-quốc có viện trợ rất nhiều “bao chống thụ thai” một cách đều đặn, nhưng có thể cho đến tận hôm nay, cả Liên-hiệp-quốc, cả các nhà nghiên cứu cuộc chiến của Mỷ ở Việt Nam lẫn các chức sắc trong bộ quốc phòng lẫn cơ quan CIA của Mỹ, cũng chưa biết rằng những “bao chống thụ thai” đó là “mặt hàng chiến lược của bộ máy chiến tranh của mafia đỏ Việt Nam”. Sử dụng “bao dương vật chống thụ thai” đã góp phần quan trọng làm nên cái gọi là lý luận chiến tranh nhân dân của “bác Hồ vĩ đại” cũng như thắng lợi của cái gọi là “chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”!!! Tất cả binh nô mafia đỏ bị lùa vào lò sát sinh của nhà thầu “Mặt trận giải phóng miền Nam” đề được trang bị rất nhiều “bao chống thụ thai” của Uỷ ban dân số Liên-hiệp-quốc viện trợ cho tập đoàn mafia đỏ ở Bắc Việt Nam. Binh nô mafia đỏ dùng những bao đó để làm gì?

Để đựng khẩu phần một bữa ăn khi hành quân, vì nhẹ, gọn và không ngấm nước.

a) Thổi lên cho vào vỏ áo gối làm phao bơi. Như vậy nếu chẳng may phao trúng đạn thì chỉ một vài bao bị hư, số còn lại vẫn còn tác dụng làm phao nổi.

b) Giải quyết sinh lý trên đường hành quân với nữ thanh niên xung phong, hay với dân - tức vợ con binh nô lớp bị lùa vào lò sát sinh đợt trước. Như vậy xóa được hậu quả, tai tiếng. Vì thế cho nên ở "hậu phương" thiếu dụng cụ ngừa thai nên chửa đẻ như điên. Đến mức Tố Hữu, nói chuyện tại Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật (51 Trần Hưng Đạo, Hà-nội) đã "hồ hởi" rằng: "Bình quân mỗi năm lực lượng của ta vào Nam bị hy sinh trên 100 ngàn người. Bù lại, mỗi năm ở hậu phương miền Bắc có hơn 200 ngàn trẻ em ra đời. Về nhân số ta còn dư khả năng đánh với Mỹ-Ngụy lâu dài!(?) Tuy nhiên phải giải quyết sao để hạn chế bớt sinh đẻ lại!!!

Chính cái "thời thế đó" mà Phạm văn Đồng phát hiện ra "nhân tài" Đinh thị Cẩn để "tam cố thảo lư" xin Thị Cẩn hạ lầu nhận ghế phó cho Đồng trong ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em. "Nhân tài" Thị Cẩn đã biến việc "bảo vệ bà mẹ và trẻ em" bằng cách khuyến khích nạo thai và cưỡng ép nạo thai. Người bị nạo thai không cần phải khai báo tên tuổi, đưa giấy giới thiệu. Sáng vào nạo, chiều ra về. Các nhau đẻ và thai nhi được chế biến thành thuốc bổ. Loại thai nhi, con so mà người mẹ có sức khỏe tốt, được chuyển cho Ban bảo vệ sức khỏe trung ương để ngâm mật ong gốc Hà-giang (vì ong vùng này toàn hút mật của hoa cây thuốc phiện). Chính "thần dược" này khiến từ "bác Hồ" mà lũ bút nô tô vẽ là bữa ăn chỉ vài quả cà xứ Nghệ, Thanh đạm; cho đến các chức sắc mafia đỏ khác như Đồng, Duẩn, Chinh, Thọ, Giáp, Dũng, Hoàn, Mười… và cả Tố Hữu nữa, đều mặt mày đỏ au, béo tốt. Người dân miền Bắc Việt Nam thường thì thào đùa rằng: "Con muỗi mắt nào may mắn đốt, hút được máu "bác Hồ" hay "bác Tô" (tức Đồng) thì sẽ lớn lên bằng con ve sầu"! Còn các nhau đẻ và thai nhi "loại kém phẩm chất" thì bán cho dân về xào với lá mơ tam thể để tăng thêm chất đạm trong bữa ăn, hoặc bán làm thức ăn cho gà, heo. Bác sỹ, y tá, nhân viên của cơ sở Bảo vệ bà mẹ và trẻ em này được tăng thêm khoản thu nhập phụ - nhưng rất quan trọng đó. Do được gần gũi họ Hồ lâu năm, được Đồng trọngtài, Thị Cẩn đã chỉ đạo thực hiện thành công QUỐC SÁCH ĂN THỊT NGƯỜI theo đúng tư tưởng Hồ chí Minh!!! Đây là một tội ác cực kỳ ghê tởm của tập đoàn mafia đỏ cần được tố cáo trước công luận ở trong và ngoài Việt Nam.

Mấy thí dụ nhỏ nhoi nêu ở trên, trong ngàn vạn thí dụ rút từ "người thật việc thật", nhằm nêu lại diện mạo các "nhân tài" theo mô thức của Đồng và bè lũ để những bậc có "học vấn" và là "nhân tài" thật sự, nhưng chỉ "nghe" Đồng và bè lũ nói và viết mà chưa có điều kiện "thấy" việc làm của bọn chúng, khỏi bị mắc quả lừa trong cái bẫy "hòa giải - hòa hợp".

Vô văn hóa

Con quỷ Sa-tăng trong lốt Phạm văn Đồng lảm nhảm ru ngủ bao người nhẹ dạ cả tin khi hắn nói: "Văn hóa là đi tìm chân trời… làm thế nào? Sau chúng ta một hai thế kỷ, con cháu chúng ta sẽ đoán định… Đừng có sợ, đừng có sợ một chút nào những ý kiến khác nhau! Nếu tất cả giống nhau thì xã hội thật là đáng buồn! Ai không chấp nhận được điều này là vô văn hóa, là phản văn hóa - Và những người này không thiếu đâu."

Câu nói trên có in trong "Tuyển tập Phạm văn Đồng" và trên các báo chí của mafia đỏ. Vì ở mồm Phạm văn Đồng, nên nó đã khiến những ai chưa có kinh nghiệm sâu sắc với quá trình hình thành, thay hình đổi dạng, thâm nhập vào cơ thể xã hội Việt Nam của mafia đỏ hệt như HIV vào cơ thể người vậy, dễ nuốt "viên ma túy bọc đường" này, nhất là giới trẻ cả ở trong và ngoài nước Việt Nam. "Một thủ tướng" mà nói "chân tình và chí lý" vậy thì dân được nhờ lắm thay!!! Vậy sự thật là thế nào? Xin nhắc lại thí dụ nêu trên để thấy "ý kiến nào khác nhau" thì Đồng bóp cổ và "ý kiến nào khác nhau"thì được Đồng cổ võ.

Vì tên Hồ Việt gian, dưới bút hiệu CB (tức là "của bác", hỗn không!) viết trên báo Nhân Dân rằng "Mỹ mà xấu" nên Đồng đã cứ khuôn mẫu đó mà làm (chứ không phải nói) vì thế khi ông Việt Phương, người thân cận nhất của Đồng, trong tập thơ "Cửa mở" đã "có ý kiến khác" với Đồng rằng: làm gì có cái chuyện lố bịch mà "đảng" (mafia đỏ) nhồi nhét vào mọi tầng lớp nhân dân ở miền Bắc Việt Nam rằng: "… Trăng Trung-quốc tròn hơn trăng nước Mỹ. Đồng hồ Liên-xô tốt hơn đồng hồ Thụy sỹ" Thế là "a lê hấp", Đồng đuổi việc ông Việt Phương luôn. Còn bắt nguồn từ sáng kiến của Hà thị Quế (nguyên ủy viên trung ương mafia đỏ từ khóa 3, phó ban tổ chức trung ương; phó ban thường trực ban kiểm tra trung ương; chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ, phó chủ tịch quốc hội) trong việc ăn thai nhi, Đinh Thị Cẩn biến thành chính sách ăn thịt người trong quốc sách mafia đỏ thì được Đồng cổ võ. Hẳn Đồng nghĩ nếu không ăn thịt người và không độc đảng trị thì Việt Nam lại giống các nước trên thế giới "thì xã hội thật là đáng buồn!" Và, Đồng răn đe: "Ai không chấp nhận được điều này là vô văn hóa, là phản văn hóa. Và những người này không thiếu đâu." Mấy tay nhà văn, nhà báo ở trong nước hiện giờ có kinh nghiệm về các thủ đoạn của mafia đỏ nên họ viết tưởng là khen mà hóa chửi khi các bài viết "khóc thương" Phạm văn Đồng chết, họ toàn viết là "bác Tô". Vì dân Việt Nam xưa thường gọi con chócon tô tô! Đã thế, họ còn "nhắc khéo" những người có bệnh đảng trí chính trị, những tay công chức chống cộng hoặc những chàng chính trị casino, nhớ lại cái thuở sau tháng 4-1975, nhân danh Thủ tướng (mafia đỏ) Đồng đã họp báo ở trong và ngoài nước long trọng tuyên bố về chính sách ở miền Nam Việt Nam mà mafia đỏ vừa hoàn thành ách thống trị rằng:

- Duy trì 5 thành phần kinh tế

- Đối với các viên chức, đảng phái, binh lính sỹ quan đang tập trung cải tạo thì thời hạn học tập là ba năm. Nếu ai có tội nặng với nhân dân, phải cải tạo lâu hơn thì sẽ được tòa án xét xử công khai.

Loại trừ mấy loại người mắc bệnh kể trên, còn thì có thể nói rằng toàn thể nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đều có thể làm chứng rằng cả Đồng lẫn bè lũ cho đến nay chưa bao giờ làm những gì chúng nói. Cho nên tác giả Tương Lai viết hai bài khóc "bác Tô" trên hai tạp chí Thanh Niên (số 19, 7-5-2000) và Tuổi Trẻ (số 18 - 2000) đã khéo léo nhắc nhở khi viết rằng: <<“Vì cuộc đời của ông cao quý cho nên những điều ông nói được người ta đón nhận thật lòng, người ta tin mà không phải băn khoăn về chuyện "nói vậy mà không phải vậy">> Câu trên phải hiểu là tác giả Tương Lai muốn bắn tín hiệu cho những ai khi đọc "Tuyển tập Phạm văn Đồng" thì đừng thấy "cuộc đời của ông cao quý" (nghĩa là giữ những chức vụ như Thủ tướng, cố vấn tối cao) mà nhẹ dạ cả tin. Vì Đồng cũng như bè lũ cho đến nay là Lê khả Phiêu, Trần đức Lương, Phan văn Khải, Nông đức Mạnh cũng như "đồng chí" cố vấn Lý Cống – tức Đỗ Mười, luôn luôn dùng võ của họ Hồ là:

nói vẬy mà không phẢi… dzẬy!!!

Tháng 5-2000



No comments:

Post a Comment