Pages/ Tác giả

Friday, October 29, 2010

Trần Thanh- CS Bắc Việt Thảm Sát tại An Lộc

Thảm Sát tại An Lộc

Trần Thanh

Địa danh An Lộc sắp được đề cập dưới đây không phải là Thị xã An lộc thuộc tỉnh Bình Long năm trên quốc lộ 13. Thị xã An lộc thuộc tỉnh Bình Long là một chiến trường lừng danh vào mùa hè đỏ lửa 1972. Còn An Lộc đây là một xã nằm sâu trong đồn điền cao su bên đường rầy xe lửa bắc –nam. Có thể nói, xã nầy là vùng xôi đậu vì nó ở xa quốc lộ 1, thuộc tỉnh Long Khánh. Dọc theo quốc lộ 1, từ Biên hòa hướng ra trung, đi khỏi rừng cao su Trảng Bom chúng ta đến Bàu Cá là ranh giới giữa Biên Hoà,và Long Khánh. Qua khỏi Ngả ba Dầu giây (giao lộ giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 20 đường đi Đà lạt) chúng ta đến đèo Mẹ Bồng Con (có lẽ gọi Đèo Mẹ và Đèo Con thì đúng hơn vì có hai quả đồi một cao một thấp như bức tường thành án ngữ quốc lộ 1). Qua đèo rồi đổ dốc sẽ gặp một ngả ba, dến ngả ba rẽ phải đi mãi và đi mãi giữa rừng cao su hai bên, rồi vượt qua đường rầy xe lửa đi khoảng vài trăm mét chúng ta mới đến xã An lộc.

Nơi đây, cách nay đúng 35 năm đã xẩy ra vụ thảm sát do VC Bắc Việt gây nên. Họ đã giết hằng trăm dân làng, tàn sát thường dân đang ẩn náu dưới hầm để tránh bom đạn. Chứng tích vụ thảm sát còn thấy đuợc ngày nay là hàng năm vào cuối tháng 4 dương lịch, bà con có thân nhân bị thảm sát, đều làm đám giỗ mà dân địa phương gọi là đám giỗ tập thề.Tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh mặt trận Xuân Lộc, Long Khánh, 1975

Trước hết nói về chiến trận Long khánh từ 9-4 đến 20-4. Về lực lượng của hai bên: Bắc Việt về quân số có các sư đoàn Công trường 5, 7, 9. Quân lực VNCH có sư đoàn 18, tiểu đoàn 3/4 Địa Phương Quân tỉnh Long Khánh, về sau có một lữ đoàn Dù tăng viện. Lãnh thổ VNCH tính đến đầu tháng tư thì bị co cụm lại gồm lãnh thổ Quân Đoàn 3, lãnh thổ Quân đoàn 4, và hai tỉnh Ninh thuận, Bình thuân. Trên bản đồ lãnh thổ hai quân khu còn lại thì những đốm đen chỉ phần đất do CS chiếm lan rộng dần như Phước Long, Đồng Nai thượng đến Định Quán. Tỉnh Long khánh có thủ phủ là Xuân Lộc. Cộng quân cố chiếm Xuân lộc để cắt đôi lãnh thổ còn lại của VNCH, kiểm soát quốc lộ 20, và quốc lộ 1, đồng thời bao vây Saigon. Trận chiến Xuân lộc từ ngày 9-4 là trân giao tranh ác liệt và duy nhất trong khoảng thời gian từ 10-3 (ngày cộng quân vào Ba mê thuột) đến 30-4.

Diễn tiến trận đánh. Từ 9 giờ sáng ngày 9-4, ba sư đoàn cộng quân từ các hướng, từ rừng cao su tấn công vào thị xã Xuân lộc với hàng ngàn quả đại pháo. Thành phố bị thiệt hại nặng nề nhưng không thất thủ. Trung đoàn 43 thuộc Sư đoàn 18 và tiểu đoàn 3/4 Địa phương quân đã gây thiệt hại nặng nề cho công quân. Những ngày kế tiếp cộng quân lại tiếp tục tung thêm 6 sư đoàn thuộc các công trường 5, 7, 9, với đại pháo và xe tăng cố chiếm cho được Xuân lộc. Đến ngày thứ năm của trận chiến lực lượng VNCH (Sư Đoàn 18, tiểu đoàn 3/4 ĐPQ, Lử Đòan 1 Nhảy Dù) vần giữ được Xuân Lộc.

Trong lúc đó, Sư đoàn 5 CS Bắc Việt từ Kampuchia tiến đánh Long An để cắt đứt quốc lộ 4 nối liền Saigon với Miền tây. Địa phương quân Long An và một số đơn vị thuộc sư đoàn 7 đã phản công dữ dội bảo đảm được lưu thông trên quốc lộ 4. Trong lúc đó không lực VNCH từ phi trường Tháp Chàm, Phan Rang mở vài đợt oanh tạc nhỏ ở Khánh hòa. Người dân Saigon hy vọng cục diện mùa hè đỏ lửa 1972 tái diển có lợi cho chính thể VNCH. Người ta còn lạc quan khi so sánh việc cộng quân bị chận đứng ở các ngõ Long khánh, Long an sẽ cứu vản VNCH như trận Valmy ngày 20-9-1792 đã cứu cách mạng Pháp 1789. Khắp các đường phố Saigon đầy biển ngữ với hàng chữ LONG KHÁNH, LONG AN: MỒ CHÔN CỘNG PHỈ . Đài phát thanh và truyền hình đều phát đi bài tường thuật trận đánh Long khánh, cảnh xe tăng Bắc Việt bị bắn cháy, vô số vũ khí của cộng quân bị tịch thu, vô số tử thi của cán binh Bắc Việt được ghi là tử thi của cán binh Bắc Việt thuộc các công trường 5 , 7, và 9. Về sau vào khoảng năm 1981, người ta tình cờ tìm thấy tấm biển đó trong đống rác khổng lồ nơi ngả ba rẽ vào Thị xã Long khánh. Một khi quốc lộ 4 nối Saigon – các tỉnh miền tây được khai thông, lương thực, thực phẩm, hàng tươi sống đều đặn được chuyển tải đến Saigon. Đài phát thanh và truyền hình thường xuyên thông báo kho dự trử lương thực, thực phẩm đủ loại đủ nuôi dân trong tám tháng nếu không may Saigon bị bao vây hay bị cô lập.

Như trên đã trình bày quân lực VNCH đã gây thiệt hại năng nề cho địch và giữ vững thị xã Xuân lộc tỉnh Long Khánh từ ngày 9-4 đến 20-4. Chiều 20-4, không khí thành phố Saigon có vẻ ngột ngạt do những tin tức không tốt lành cho sự tồn tại của VNCH trong đó có tin Long Khánh đã mất (Đài phát thanh Hà nôi loan tải nhiều lần). Tối ngày 20-4, các đài phát thanh quốc tế đều loan tin Long khánh thất thủ. Một phóng viên quốc tế tường thuật phản ứng của Tổng thống Hoa kỳ Gerald Ford về biến cố Xuân lộc – Long khánh như sau: “Khi Tổng Thống đang đi ra sân golf thì một viên chức chạy đến báo tin tin Long khánh đã thất thủ”. Tổng Thống bình thản trả lời đại để chỉ
có trời mới cứu nổi VNCH! Nói rồi Tổng Thống tiếp tục đi ra sân golf.





Trước khi nói đến Sư đoàn 18, và lử đoàn 1 Nhảy Dù, và một số đơn vị thuộc các binh chủng khác rút khỏi Long khánh như thế nào, tưởng cũng nên điểm qua tình hình VNCH ở Saigon, cũng như tình hình quốc tế ảnh hưởng đến sự cáo chung của chế độ. Tại Hoa kỳ, Tổng Thống Ford yêu cầu Quốc hội, hoặc chuẩn chi 800 triệu USD để cứu Miền Nam Việt Nam đang trên đà sụp đổ, hoặc chuẩn chi 200 triệu USD để di tản những người “đã hợp tác với chúng ta (Hoa Kỳ) trong mười lăm năm qua (1960-1975)“. Người ta còn dự định cả hai nơi Saigon và Washington đều công khai công bố thư của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Thiệu năm 1973. Nội dung bức thư Mỹ cam kết giúp Nam Việt Nam nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định Paris. Quốc hội Hoa kỳ chẳng động tĩnh gì cho đến ngày miền Nam mất. Chính quyền Miền Nam lúc đó còn vận động các nước Trung Đông xin dùng mỏ dầu bảo chứng để xin vay gọi là Freedom Loan. Trong lúc đó thì lực lượng Miên cộng tiến chiếm Nam vang ngày 15-4-75, và tiến hành việc diệt chủng cho tới đầu năm 1979. Về tình hình quốc nội, ngày 16-4 quân lực VNCH rút khỏi Phan rang, và Phan thiết. Trên đường rút lui hai tướng Nguyễn vĩnh Nghi (Tư lệnh tiền phương của Quân đoàn 3) và Tướng không quân Sang đều bị bắt.

Trở lại việc Long Khánh thất thủ. Với quân số áp đảo (lính của 3 công trương 5, 7, và 9) cộng thêm xe tăng T54, đại pháo 130, cũng như AK 47, Bắc Việt vẫn không tràn ngập được thị xã Long khánh sau 5 ngày ồ ạt tấn công. Từ ngày 11-4 đến 20-4, tình hình thị xã vẫn yên tĩnh và không có trận giao tranh nào. Về sau người ta có thể giải thích tình hình tạm lắng như thế vì lực lượng Bắc Việt bị tổn thất nặng. Mấy năm sau quân đội VC phải dựng lại chiến trận đánh chiếm Long khánh. Khu vực trong thị xã, nơi có nhiều ngôi nhà đổ nát đã được dùng làm phim trường.

Họ phải tái tạo cảnh CS Bắc Việt với AK 47 cầm tay tiến theo đội hình vào thành phố. Mục đích cuả họ để người ta quên đi sự thất bại nặng nề trong quá trình 55 ngày tiến chiếm Miền Nam.
Người dân Long khánh không quên từ tối 19-4, sư đoàn 18 cũng như các đơn vị thuộc các binh chủng khác lặng lẽ rút khỏi tỉnh lỵ Long khánh theo hướng tỉnh lộ 2 nối Long khánh – Bà rịa thuộc Phước Tuy. Họ đã không gặp thảm cành giống như ở tỉnh lộ 7 nối liền Pleiku –Phú bổn – Phú yên trước đó một tháng. Lợi dụng thời gian yên tĩnh từ 11-4 đến 20-4, thường dân đa phần là gia đình quân nhân công chức, theo trực thăng vận tải Chinook, hoặc bằng mọi phương tiện để rời Long khánh. Bắc Việt cũng bất ngờ không kém. Tối 19-4, một số đặc công từ bên ngoài thị xã vào thám thính thì mới biết binh sĩ VNCH đã rút hết. Gần sáng thì xe tăng CS mới vào đến thị xã. Sư đoàn 18, và các đơn vị khác đã về đến Ba rịa được an toàn.

Thảm sát An lộc thuộc Long khánh. Ngày 20-4, lực lượng cộng quân tiến về Saigon theo hướng quốc lộ 1. Khi đoàn quân tiến gần đèo Mẹ bồng con thì VC bị hai quả bom CBU gây thiệt hại rất nặng, số thương vong lên ít nhất cả một sư đoàn. Hai quả bom CBU làm chậm bước tiến của cộng quân, từ đó mới xẩy ra vụ thảm sát An lộc. Đễ trả thù cho lính CS Bắc Việt bị thương vong, CS đã tàn sát hàng loạt, bắn chết hàng trăm người. Thậm chí có những người đang ẩn nấp dưới hầm cũng bị lôi lên đem bắn. Chuyện bắn giết chỉ chấm dứt khi một số biệt động thành chạy đi tìm một cán bộ CS cao cấp tên Tư Hy đến và can thiệp.

Chuyện tàn sát nầy được Nhà Văn Trần đức Thạch - tháng tư năm 75 là bộ đội, hiện ngồi tù vì tranh đấu cho tự do, dân chủ - đã đề cập đến. Theo ông Thạch thì bộ đội CS Bắc Việt đã không phân biệt lính hay dân, có vũ khí hay không, hễ thấy người thì bắn bằng thích. Dù tính mạng bị đe dọa trước họng súng của đồng đội, ông Thạch cố sức gào thét ngăn cản, nhưng cũng chỉ cứu được những thường dân bị thương, chưa chết bằng cách xin phương tiện chở nạn nhân đi bệnh viện Suối Tre gần đó.

Từ 10-3 đến ngày 30-4, Cộng Sản Bắc Việt gây nên nhiều cuộc thảm sát nhắm vào thường dân vô tội, như pháo kích bừa bãi vào bải biển Thuận An - Thừa Thiên Huế, tỉnh lộ 7 nối Pleiku – Phú bổn – Phú yên, bãi biển Tiên sa Đà nẵng; thảm sát thường dân ở Sơn Hòa – Phú yên, thảm sát thường dân ở An lộc – Long khánh. Người ta có thể xếp những vụ thảm sát vừa nêu thành hai cách mà cộng sản thi hành:

- Cách thứ nhất, khi đuổi theo để tiêu diệt lực lượng VNCH đang tự ý, hay được lệnh di tản, hoặc tái phối trí, CS đã bắn giết bừa bãi vào thường dân đang chạy loạn hướng về vùng an toàn do VNCH kiểm soát. Điều nầy cộng sản giải thích “mọi phương tiện đều tốt“.

- Cách thứ hai, tiến hành thảm sát thường dân khi phải rút quân vì thua trận như biến cố Mậu thân 1968; hoặc bị thiệt hại nặng nề, như đã xảy ra ngày 20-4 trên đường tiến quân về Saigon.

Dư luận về bom CBU và vụ tàn sát An lộc Long khánh. CS Việt Nam đã lờ đi vụ thảm sát này, song người dân An lộc không quên vì việc thảm sát xẩy ra ngay ngày 20- 4, ngày quân Bắc Việt bị ăn bom chết nhiều, và đồng loạt. Lẽ dĩ nhiên, những người lính Bắc Việt còn sống đang tại ngũ, hoặc chuyển ngành đều gượng gạo phủ nhận cho qua chuyện. Vụ thảm sát cho thấy việc “quân ta giết dân ta“. “Quân ta” là VC. “Dân ta” ở đây là dân An lôc. An lộc là một xã hẻo lánh giữa rừng cao su xa quốc lộ 1, đa số họ có cảm tình với Việt cộng, làm việc cho VC (giao liên, tình báo, biệt động thành, v/v), cung cấp lương thực cho Việt cộng.

Trở lại hai quả bom CBU. Có tiếng xì xầm trong dân như thế nầy: có đến 13 quả bom CBU. Một phi công VNCH đã được lệnh ném hai quả bom đặc biệt này. 11 quả còn lại không biết “ai đó“ tháo ngòi nổ đem đi mất. Đến nay, sau 35 năm, chúng ta không thấy một tài liệu nào nhắc đến sự kiện này. Riêng cá nhân tôi, tôi nhớ rõ chuyện nầy như ngày hôm qua. Sau khi nghe tin Long khánh mất, tôi đang di tản từ miền trung về, đang lo buồn cho tương lai, thì một người bạn của chúng tôi tay cầm radio chạy đến hý hửng báo tin vũ khí lạ đã giết nhiều quân CS Bắc Việt. Tiếc rằng không có máy ghi âm buổi phát thanh của hai đài VC này vào ngày giờ đó. Còn cuốn băng của hai đài đó thì CS đã xoá bỏ rồi, vì bản chất tuyên truyền xấu xa cuả cộng sản là “xấu che, tốt khoe”.

Ba mươi lăm năm trôi qua, tưởng nhớ lại chuyện xưa xin tri ân những chiến sĩ Sư đoàn 18, Lử đoàn1 Nhảy dù, tiểu đoàn 3/4 Địa phương quân…, người phi công vô danh (người phi công, đã đem lại niềm hy vọng dù ngắn ngủi cho chúng tôi). Hôm nay, nhắc đến chuyện xưa để chúng ta tưởng nhớ đến nạn nhân vô tội đã bị CS thảm sát, trong đó có đồng bào An lôc, để nhắc đến sự tàn độc cuả CSVN, đã không từ bỏ bất cứ thử đoạn dã man nào nhằm áp đặt ách thống trị bạo tàn cuả chúng lên dân chúng VN.

27-2-2010

Nixon Ép Sài Gòn KHoà Đàm 1973
BBC Vietnamese 2009/06/24

Các cuốn băng ghi âm từ năm 1973 được giải mật cho thấy Tổng Thống Nixon đã muốn đạt được thoả thuận tại Hoà đàm Paris với Hà Nội bằng mọi giá và gây sức ép rất lớn đối với Sài Gòn.

Tổng Thống Richard Nixon đã phải rời Toà Bạch Ốc sau vụ bê bối Watergate

Một đoạn băng trong số 150 giờ thu âm và 30 nghìn trang tài liệu được Thư Viện Nixon công bố hôm thứ Ba vừa qua có lời của Tổng Thống Nixon nói với Cố vấn An Ninh Henry A Kissinger về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nixon nói để bắt Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà ký vào hoà đàm, ông sẵn sàng "cắt đầu y nếu cần thiết" (cut off his head if necessary).

Bài của Shaun Tandon trên AFP hôm 23/06 thì mô tả ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà rằng Quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu Sài Gòn không đồng ý với kết quả hoà đàm.

Nhưng có vẻ như ông Nixon sẵn sàng làm mạnh hơn nếu lời đe doạ cắt viện trợ không đạt mục đích.

Các đoạn băng cũng cho thấy một thứ ngôn ngữ rất 'Kissinger' mà Cố vấn An Ninh của Tổng Thống Hoa Kỳ dùng để nói về đồng minh.

Ông Kissinger nói với Tổng Thống về Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm của Nam Việt Nam, người có mặt khi đó tại Paris để dự họp.

Dùng từ tục để gọi ông Lắm là 'an ass', ông Kissinger nói "Y cũng chẳng làm được gì cả đâu".

Cũng chỉ tháng trước, ông Nixon đã tiếp Ngoại Trưởng Nam Việt Nam và hứa sẽ "làm tất cả để giúp Nam Việt Nam" và "nền độc lập" của nước này.

Ông Nixon còn nói : "Điều chính yếu là cần phải nhớ : chúng tôi biết ai là những người bạn thực thụ".

Nhà nghiên cứu về Nixon, ông Ken Hughes từ đại học Virginia nói ông bị chấn động khi nghe đoạn ghi âm mà ông Nixon nói về ông Thiệu.

Báo New York Times 23/06/2009 trích lời ông Hughes, người nghiên cứu các băng ghi âm của nhiều Tổng Thống Mỹ, nói cuộc đàm thoại trên càng làm ông tin tưởng vào quan điểm rằng cả ông Nixon, ông Thiệu và ông Kissinger đều biết trước rằng cuộc ngưng bắn không thể duy trì nổi.

Đó cũng chẳng phải là "hoà bình trong danh dự" như ông Nixon mô tả, mà chẳng qua chỉ là cách để Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến mà "không mất mặt".

Vẫn các báo Mỹ trích lời Ken Hughes tin rằng các nhân vật trong cuộc biết rằng Bắc Việt Nam sẽ vi phạm thoả thuận ngưng bắn và tiến chiếm miền Nam.

----------------------------------------------------

Bùi Văn Phú

[No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam. Larry Berman. 334 tr., Nxb The Free Press. New York 2001]

*

Đêm 31.1.1968 các lực lượng võ trang cộng sản mở cuộc tổng tấn công vào nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam, trong đó có cả thủ đô Sài Gòn. Dinh Độc Lập, Toà đại sứ Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh Hải quân, đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu đều bị tấn công.

Nhiều người dân miền Nam còn nhớ mãi Tết Mậu Thân hãi hùng đó. Còn người Mỹ gọi đó là Tet Offensive, một chiến dịch do Hà Nội phát động, tuy thất bại về quân sự nhưng đã làm giao động tâm lý quần chúng Mỹ và làm lung lay ý chí của những nhà làm chính sách ở Washington.

Sau Mậu Thân Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố không tái tranh cử, giới hạn những mục tiêu oanh tc miền Bắc và đưa ra đề nghị thương thuyết để tìm một giải pháp cho Việt Nam. Hoà đàm Ba Lê bắt đầu từ đó, khởi sự chỉ có đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp nhau, sau có sự tham dự của Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.

No Peace, No Honor là một nghiên cứu về Hoà đàm Ba Lê từ khởi đầu năm 1968 cho đến kết thúc vào năm 1973. Tác phẩm ghi nhận những biến cố chính trị và quân sự có ảnh hưởng đến tiến trình của hoà đàm, từ việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nghe theo đề nghị của giới chức cao cấp trong Đảng Cộng hoà Mỹ đã từ chối tham dự hoà đàm vào cuối năm 1968, giúp cho ứng cử viên Richard Nixon khít khao thắng đương kim Phó tổng thống Hubert Humphrey; cho đến việc ứng cử viên tổng thống là Thượng nghị sĩ Dân chủ George McGovern đã phải bí mật gặp gỡ đại diện cộng sản, tìm cách đem tù binh Mỹ về – nhưng không thành công – để hy vọng tạo ảnh hưởng đến kết qủa bầu cử tổng thống năm 1972.

Thượng nghị sĩ McGovern quan niệm cuộc chiến Việt Nam là một sai lầm, nhưng ông chẳng hiểu biết gì nhiều về Việt Nam mà còn hiểu sai vì bị tuyên truyền. Bằng chứng là khi gặp đại sứ Việt cộng Đinh Bá Thi lần đầu ở Ba Lê, Thượng nghị sĩ McGovern đã mở đầu bằng một câu hỏi rất sai lầm: “Bà Bình hiện có mặt ở Sài Gòn chứ?” rồi sau phải chữa lại vì biết bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, làm gì được phép vào Sài Gòn công khai thời bấy giờ.

Kết qủa bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1972 với McGovern bị Nixon đánh bại ở 49 tiểu bang chứng tỏ chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon được đa số dân Mỹ ủng hộ hơn là chủ trương rút hết quân ngay và cắt viện trợ của McGovern.

Nhưng cốt lõi của No Peace, No Honor là chi tiết về những cuộc họp mật giữa Henry Kissinger và cố vấn Lê Đức Thọ, đại sứ Xuân Thủy dựa trên nhiều tài liệu mới được giải mật. Theo tác giả, Kissinger là một người gian xảo, dối trá, không như ông tự biện minh trong những hồi ký đã xuất bản. Ngày nay Kissinger còn tìm cách che dấu sự thực bằng cách không cho ai được quyền tra cứu những tài liệu mà ông cho là tài sản riêng có liên quan đến Hoà đàm Ba Lê cho đến 5 năm sau khi ông qua đời.

Qua những tài liệu đã được phổ biến từ nhiều nguồn khác nhau, No Peace, No Honor chứng minh nhiều báo cáo của Kissinger gửi cho Nixon về kết quả những cuộc họp với phía Hà Nội không được trung thực. Đối với Việt Nam Cộng hoà, một đồng minh của Hoa Kỳ, Kissinger cũng lừa dối như thế qua những chỉ thị cho đại sứ Bunker báo cáo cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đối với ông Thiệu, Kissinger chỉ thông báo, mà nhiều khi thông báo những điều không thực về những thảo luận mật với cố vấn Lê Đức Thọ, chứ không hề tham khảo trước về những điểm mà Kissinger đem ra bàn với Hà Nội.

Với kết cuộc thất bại tại Việt Nam, Nixon và Kissinger đều đổ lỗi cho Quốc hội. Theo giáo sư Berman, trong những hồi ký của Nixon và Kissinger cả hai đều lập luận là bản Hiệp định Ba Lê là căn bản đưa đến một giải pháp chính trị cho miền nam Việt Nam. Việc Hà Nội chiếm miền Nam bằng võ lực là vì Quốc hội Hoa Kỳ đã trói tay hành pháp, không cho trả đũa. Trên thực tế bản hiệp định không có những ràng buộc pháp lý, như Kissinger thừa nhận khi điều trần trước quốc hội vào đầu năm 1975. Việc cam kết trả đũa nếu có chỉ là trong những lá thư riêng của Tổng thống Nixon gửi cho Tổng thống Thiệu và không có căn bản pháp lý, nhân dân Mỹ không được biết.

No Peace, No Honor đưa ra những dẫn chứng cho thấy Henry Kissinger, được sự chấp thuận của Tổng thống Richard Nixon, khi thương thuyết với Hà Nội chỉ muốn rút quân đội Mỹ và đem tù binh về còn tương lai của bản hiệp định, giải pháp chính trị cho miền nam không phải là điều quan tâm. Vì thế sự có mặt của 150 ngàn bộ đội cộng sản miền Bắc tại miền Nam không đuợc nhắc đến. Kissinger lập luận rằng Hà Nội đã không bao giờ thừa nhận có quân tại miền Nam thì làm sao có thể bắt họ rút về.

Dù Hà Nội luôn tuyên truyền là họ không đem quân vào Nam, nhưng Hoa Kỳ biết rõ sự đe dọa quân sự nặng nề của những sư đoàn bộ đội trên chiến trường miền nam. Tác giả trích dẫn thư đề ngày 2.1.1973, ba tuần lễ trước khi bản hiệp định được chính thức ký kết, của Thượng nghị sĩ cộng hòa Strom Thurmond thuộc bang South Carolina, một người rất ủng hộ Nixon: “Tôi quan tâm sâu xa đến việc bản dự thảo hiệp định trước đây ghi rằng quân đội miền Bắc được phép ở lại miền Nam. Đây có thể là nền móng cho bộ đội miền Bắc chiếm miến Nam sau khi chúng ta rút lui hoàn toàn trong tương lai. Với kết quả như thế lịch sử sẽ phê phán những hy sinh sinh mạng của người Mỹ chỉ là uổng phí.” Những lời cảnh cáo của Thượng nghị sĩ Thurmond đưa ra đã quá trễ.

Trong các cuộc họp tại Sài Gòn vào những tháng cuối năm 1972 giữa Henry Kissinger, Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker, Tướng Alexander Haig với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Bí thư Hoàng Đức Nhã, Đặc sứ Nguyễn Phú Đức, những nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà đã mạnh mẽ phản đối việc Hoa Kỳ đã không nêu vấn đề Hà Nội rút bộ đội về Bắc cùng với trên 60 điểm khác của bản hiệp định liên quan đến tương lai chính trị mà phía Việt Nam Cộng hoà đòi hỏi phải được thay đổi hay thương thảo lại.

Kissinger có lẽ đã quá mệt mỏi và hối hả muốn có bản hiệp định nên khi đem bản dự thảo hiệp định đến Sài Gòn thảo luận với Việt Nam Cộng hoà thì chỉ có bản tiếng Anh, không có bản tiếng Việt và đã trả lời rất ỡm ờ trước đòi hỏi của phía Việt Nam Cộng hoà. Tổng thống Thiệu và các cố vấn đã tỏ ra rất cương quyết không chấp nhận bản hiệp định như Kissinger đđem đến vì đã biết ý đồ của Hà Nội qua những tài liệu tịch thu được. Lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà biết trước là nếu Hà Nội được để quân lại trong nam thì sớm muộn gì miền nam sẽ mất.

Theo giáo sư Berman những trận không tập miền Bắc vào mùa Giáng Sinh 1972 có đem Hà Nội trở lại bàn hòa đàm, nhưng cũng là sức ép để buộc Tổng thống Thiệu chấp nhận bản hiệp định mà Kissinger đã thương thuyết với Hà Nội mà căn bản chỉ là việc Hoa Kỳ sẽ rút quân, đem tù binh về trong vòng sáu mươi ngày.

Chỉ với kết qủa như thế, tác giả nêu ra hai vấn đề:

1/ Hoa Kỳ, qua Nixon và Kissinger, đã thương thuyết với Hà Nội được gì hơn những điều ghi trong Hiệp định Ba Lê 1973 so với những đề nghị do Bắc Việt và Việt cộng đưa ra từ những năm trước. Nếu chỉ rút quân và đem tù binh về thì Hoa Kỳ đã có thể làm được như thế từ những năm 69, 70 và hàng chục ngàn binh lính Mỹ đã không phải tiếp tục hy sinh tính mạng để kết cuộc rồi miền Nam cũng bị Hà Nội xâm chiếm.

2/ Tại bàn hoà đàm Hà Nội khăng khăng đòi loại bỏ Thiệu-Kỳ-Hương hay Thiệu-Hương-Khiêm – tức tổng thống, phó tổng thống và thủ tướng Việt Nam Cộng hòa – mà phía Hoa Kỳ luôn từ chối để phải kéo dài việc tham chiến. Có phải vì cá nhân Tổng thống Nixon đã mang một món nợ vì ông Thiệu đã giúp Nixon thắng cử khi từ chối tham gia Hoà đàm Ba Lê vào năm 1968.

Tuy nhiên những biến chuyển chính trị sau Hiệp định Ba Lê cũng là những đề tài cần đào sâu hơn để làm sáng tỏ nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của miền Nam, nhất là chuyển biến từ phía Việt Nam Cộng hoà.

  • Sau khi hiệp định được ký kết, các nhà lãnh đạo miền nam biết là đã bị Hoa Kỳ bán đứng. Giới phân tích dự đoán Việt Nam Cộng hoà chỉ có thể tồn tại đến năm 1976 là năm Hoa Kỳ bầu cử tổng thống và sau đó Nixon sẽ chính thức hết trách nhiệm. Nixon biết là Hà Nội sẽ chiếm miền Nam nhưng không muốn chuyện đó xảy ra khi ông còn làm tổng thống, còn Hà Nội e ngại Nixon sẽ ra tay trừng phạt vì quá khứ Nixon đã làm qua hai chiến dịch Linebacker vào muà hè và Giáng Sinh 1972. Khi Nixon từ chức vì Watergate thì Hà Nội tiến hành ngay việc chiếm miền Nam bằng quân sự. Có phải đã có một thỏa thuận ngầm nào đó giữa Nixon, Kissinger và Bắc Việt để khi không còn Nixon, không sau Watergate thì sau khi Nixon hết nhiệm kỳ, thì Hà Nội cũng sẽ chiếm miền Nam? Còn những bảo đảm cho bản hiệp định được thi hành chỉ là những lá thư riêng Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu với cam đoan trả đũa Hà Nội; hay thư gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng với hứa hẹn viện trợ tái thiết miền Bắc, chỉ là những cam kết mang tính cá nhân chứ không phải giữa hai chính quyền.
  • Còn phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu tính toán gì khi tu chính hiến pháp cho phép ông tái tranh cử vào cuối năm 1975. Tại sao ông Thiệu không để tự nhiên hết nhiệm kỳ và rời chức vào tháng 10.1975 như hiến pháp qui định? Dù bị ép buộc ký hiệp định cho phép bộ đội cộng sản ở lại trong Nam, có phải ông Thiệu vẫn tin Hoa Kỳ sẽ ủng hộ ông, kể cả sau khi Nixon đã từ chức, như đã ủng hộ những nhà độc tài, nhưng chống cộng ở lân bang: Ferdinan Marcos ở Phi Luật Tân, Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Pak Chung Hee ở Nam Hàn, Lý Quang Diệu ở Singapore. Ông Thiệu cũng muốn trở thành một trong những nhà độc tài chống cộng của châu Á thời bấy giờ?
  • Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những thỏa thuận nào về Việt Nam trong việc Hoa Kỳ rút lui? Mặt trận Giải phóng miền Nam được Trung Quốc hỗ trợ và sau ngày 30.4.1975 tưởng sẽ có chỗ đứng tại miền Nam nhưng đã bị Hà Nội vội vàng giải tán. Có phải Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng đã bị bán đứng với bản hiệp định?

Nhìn chung, toàn bộ tác phẩm No Peace, No Honor là một bản luận tội Nixon và Kissinger vì đã lừa dối và phản bội nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà qua những thảo luận bí mật, những cam kết không thành thực. Theo tác giả, Hiệp định Ba Lê là một lừa dối của Nixon với ý định kéo dài chiến tranh chứ không phải để vãn hồi hòa bình.

Đã 30 năm từ ngày ký kết hiệp định, vấn đề Việt Nam đối với người Mỹ đã thực sự thuộc về quá khứ chưa? Những dòng cuối trong No Peace, No Honor sẽ cho độc giả một cách nhìn nào đó:

“Minh Lớn (Big Minh) được đưa đến đài phát thanh gần dinh và bị ép buộc đọc một thông điệp yêu cầu tất cả những lực lượng võ trang của Việt Nam Cộng hoà buông súng đầu hàng vô điều kiện. ‘Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương, đã hoàn toàn giải tán’.”

Miền Nam Việt Nam ngưng nhịp thở.

Trong khi đó tại Bạch Cung một buổi họp nội các được triệu tập. Không khí thì u sầu, nhưng Henry Kissinger có thể nhìn ra một vài điều tốt: “Chúng ta đã giữ được danh dự bằng cách di tản từ 42 đến 45 ngàn người Việt”.

Chuẩn tướng Vernon Walters, một tùy viên quân sự từng đem Kissinger ra vào Ba Lê trong những “chuyến đi đêm” bí mật không nhìn như thế. Cho đến ngày nay ông vẫn giữ một lá cờ Việt Nam Cộng hoà nhỏ trong phòng làm việc. Khi được hỏi tại sao, ông trả lời nó tượng trưng cho: “công việc còn dở dang. Chúng ta đã để cho 39 triệu người rơi vào vòng nô lệ”.

Đó đã là một hệ lụy của “hòa bình trong danh dự”.

Buivanphu

No comments:

Post a Comment