Pages/ Tác giả

Thursday, October 21, 2010

NB Viet Thuong- Chuyện Thâm Cung Dưới Triều Đại Hồ Chí Minh 13



Xuân Diệu (bìa trái) và vợ chồng Huy Cận - Xuân Như tại chiến khu Việt Bắc VGCS
Audio
http://blip.tv/file/get/Kynguyen2000-NBVietThuongChuynThmCungDiTriuIHChMinh13545.wmv



Chú rể gù lưng và cô dâu môi sứt

Câu chuyện đồng tình luyến ái của Xuân Diệu - Cù Huy Cận

(Việt Thường)


Xưa thì…



Việt Nam có câu chuyện về "Chú rể gù lưng và cô dâu môi sứt". Chẳng là ở một làng kia, có một nhà giàu có một cô con gái bị sứt môi, như môi thỏ vậy. Nếu chọn rể theo kiểu "môn đăng hộ đối" thì chắc cô gái phải chết già trong cô đơn. Nhưng trò đời, hễ có tiền là tự nhiên có kẻ đến tán tụng và bày mưu tính kế giùm. Cho nên, có một mụ mối, dò biết nỗi khổ tâm của vợ chồng nhà giàu nọ, bèn áo khăn tề chỉnh, đến hầu chuyện mà rằng:

Thừa biết mình đâu có nhân đức, vì làm giàu, có quyền là do lừa đảo, trộm cắp mà nên ông này, bà nọ. Bởi vậy, khi nghe mụ mối nói như thế, hai vợ chồng nhà giàu sầm nét mặt lại. Nhưng mụ mối, vốn cũng là loại lưu manh có hạng, nên tinh ý biết ngay, vội chuyển giọng :

- Vì thế hôm nay đến hầu chuyện hai cụ, trước là thăm hai cụ cho thỏa lòng ao ước, sau là xin báo một tin mừng…

Nói đến đấy, mụ mối giả vờ ngừng lại, uống nước để xem "con mồi" có đớp câu không. Nhưng vợ chồng nhà giàu nọ, vốn ĐẠI LƯU MANH, nên vẫn tỉnh khô. Biết là đụng đầu đại cao thủ, mụ mối vào đề ngay :

- Dạ, mừng lắm ạ, vì nghe tiếng hai cụ có một tiểu thư như vàng ngọc, nên một gia đình quyền quý ở tỉnh bên nhờ con sang đánh tiếng xin được thông gia.

Nghe đúng nỗi đau, hai vợ chồng nhà giàu nọ nhìn nhau, thở dài. Bà vợ nói :

• Chắc bà ở xa nên không rõ đấy thôi. Chúng tôi chỉ có một mụn gái. Cháu rất ngoan nhưng có… tật từ nhỏ.
• Dạ, có sao đâu. Có tài có tật là chuyện thường. Bà nhà giàu lắc đầu :
• Tôi muốn nói là… nói là… cháu bị… sứt môi.

Biết mình đang ở thượng phong, mụ mối gật gù :

• Chúng con có biết chuyện, nhưng vì mến đức của hai cụ nên mạnh dạn đến "xin hiến kế".

Nghe thế, vợ chồng nhà giàu tươi nét mặt :

• Kế như thế nào ?

Mụ mối tủm tỉm :

• Hai cụ cho tiểu thư ăn mặc thật đẹp, vàng ngọc đeo cho lóa mắt. Khi nhà trai sang xem mặt, cho tiểu thư cầm quạt trầm che miệng thì họ chỉ tưởng là tiểu thư bẽn lẽn chứ đâu biết tiểu thư sứt môi ạ.

Nghe xong, vợ chồng nhà giàu cùng đứng dậy nắm tay mụ mối khen ngợi và quát người làm mở tiệc đãi khách. Khi tiễn mụ mối về lại còn lót tay ít quà đáng giá. Lại nói ở tỉnh bên, vợ chồng một viên quan hưu trí, có cậu con trai út bị bệnh thuở nhỏ và bị gù lưng từ đó. Vì cái nhược đấy mà khó kén vợ.
Là một tên lưu manh, sống bằng nghề mối mai lừa gạt, mụ mối nắm được hai cảnh ngộ, hai nhược điểm khác nhau, thế là mụ ra tay khai thác. Cho nên sau khi ở nhà giàu nọ ra về, hôm sau mụ đến ngay nhà viên quan hưu trí và cũng lại "hiến kế" :

• Bẩm cụ lớn, nhà gái là con một của gia đình phú hộ, rất nết na, từ bé đến lớn chưa bao giờ đi ra khỏi nhà, được về nâng khăn, sửa túi cho công tử thì thật là may mắn lắm ạ.

Viên quan thở dài :

• Công tử nhà tôi hiền lành, giỏi giang, nhưng hiềm nỗi thuở nhỏ gặp bệnh hiểm nghèo nên bị gù lưng, sợ nhà gái chê thì không tiện.

Mụ mối ỏn ẻn :

• Xin cụ lớn yên lòng, con xin "hiến một kế". Khi đến xem mặt nhà gái, cụ lớn cho công tử cưỡi ngựa đi ngang qua sân rồi cho công tử lui để phụ mẫu đôi bên nói chuyện thì ai mà biết là công tử bị gù lưng cho được. Đến khi ván đã đóng thuyền dù biết cũng đã muộn.

Và, quả đúng như mụ mối dự đoán. Nghĩa là khi đón dâu và làm lễ hợp cẩn thì đôi bên mới biết là chú rể bị gù, cô dâu bị… sứt. Và, đúng là biết THÌ ĐÃ MUỘN. Sự kết hợp thành công của cặp vợ chồng đó chính là do mụ mối biết lợi dụng CHỖ YẾU của hai bên để tìm cách CHE ĐẬY CHỖ NHƯỢC khiến cho tất cả ĐỀU BỊ LỪA. Cặp vợ chồng "gù, sứt" đó có hạnh phúc hay không thì chuyện không nói đến. Nhưng điều RÕ RÀNG LÀ KẺ THỦ LỢI CẢ HAI PHÍA LÀ MỤ MỐI.

Nay thì…

Xưa thì có MỤ MỐI và hiện nay, trong cộng đồng người Việt tỵ nạn mafia đỏ ra sinh sống ở nước ngoài, cùng chạy ăn theo những người tỵ nạn đích thực, có một số ANH MỐI. Họ không làm cái việc mai mối hôn nhân mà MAI MỐI cái gọi là GIAO LƯU VĂN HÓA… (một chiều). Nếu xưa kia, chuyện chú rể có điểm nhược là GÙ LƯNG, thì nay điểm nhược của chúng ta là THIẾU TÀI LIỆU TRUNG THỰC, nhất là thế hệ trẻ, đặc biệt thế hệ được sinh ra ở nước ngoài từ sau tháng 4-1975. Ngay nhân dân trong nước, nhất là thanh thiếu niên, ngày ngày còn dùng toàn TÀI LIỆU GIẢ thì làm sao đồ XUẤT KHẨU RA HẢI NGOẠI TRÁNH KHỎI HÀNG GIẢ.

Còn cái nhược của mafia đỏ là nếu cho MỐI ở trong nước ra thì bị ăn cà chua, trứng thối nên đề ra trò "giao lưu văn hóa" nhưng không thể tự thực hiện được. Cho nên MỐI HẢI NGOẠI nhào dzô.

Bài này xin đơn cử một THỨ GIẢ mà ANH MỐI Ở HẢI NGOẠI đã khai thác sự thiếu vốn thực của người Việt chúng ta, nhất là giới trẻ, để HƯỞNG LỢI. Đó là câu chuyện về chàng thi sỹ từ cái tên XUÂN DIỆU vì nhiễm HIV cộng sản dương tính mà thành XUÂN TÓC ĐỎ .

Cứ theo kiểu ANH MỐI giới thiệu thì người Việt ở hải ngoại chỉ biết đến Xuân Diệu như là một nhà thơ trữ tình ngoại hạng, thuộc phong cách mới của thời tiền chiến – nghĩa là trước 1945.

THƠ MỚI ở Việt Nam những năm 1945 trở về trước không phải là một hiện tượng thuần nhất, nên trong cuốn "Thi nhân Việt Nam", tác giả Hoài Thanh đã phân chia thành các nhóm gọi là XÓM và Xuân Diệu được xếp trong XÓM "Huy – Xuân" (Huy Cận và Xuân Diệu), là những người làm thơ mới chỉ sử dụng những yếu tố tượng trưng. Giai đoạn trước 1944 thì quả Xuân Diệu là một thi sỹ có những bài thơ tình nóng bỏng, được giới trẻ yêu thích. Nhưng, thật đáng buồn cho những người Việt Nam yêu thơ, thật thiệt thòi cho kho tàng thơ hiện đại Việt Nam mà KẺ THIỆT THÒI và ĐÁNG BUỒN nhất chính là Xuân Diệu. Kể từ cuối năm 1944,sau khi bị cộng dảng chi phối thì NHÀ THƠ TRỮ TÌNH XUÂN DIỆU ĐÃ THOÁI HÓA CẢ TRONG SÁNG TÁC LẪN ĐỜI THƯỜNG.

Cũng như Cù Huy Cận, Xuân Diệu được đầu lãnh mafia đỏ cài vào nằm vùng trong đảng Dân Chủ Việt Nam, do Dương Đức Hiền sáng lập với những tên tuổi ở miền Nam như Huỳnh Tấn Phát, Trần Bửu Kiếm, Huỳnh Văn Tiểng và ở phía Bắc có những gương mặt như luật gia Vũ Đình Hòe, nhà nghiên cứu văn học Đỗ Đức Dục, bác sỹ Nguyễn Tấn Di Trọng, các kỹ sư Trần Đăng Khoa, Nghiêm Xuân Yêm v.v… và tiếng nói của đảng Dân Chủ là tờ báo có tên : ĐỘC LẬP.
Sau khi quân Nhật làm cuộc đảo chính chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, tháng 3-1945, thì quân Nhật trả chính quyền lại cho hoàng đế Bảo Đại. Học giả Trần Trọng Kim được chỉ định lập chính phủ. Hà-nội được đổi tên thành Hoàng Diệu (vị tổng đốc tuẩn tiết khi Hà-nội bị thất thủ vào tay thực dân Pháp, hệt như sự tuẩn tiết của các vị tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai v.v… trong năm 1975, khi binh lính mafia đỏ hoàn thành cuộc xâm lược toàn bộ nước Việt Nam); hầu hết ở các tỉnh thành, các đường phố đều bỏ tên do thực dân Pháp đặt mà mang tên các nhân vật lịch sử của Việt Nam đã được khẳng định, thí dụ như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Ngô Thì Nhậm, Chu Văn An, Duy Tân, Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Ký Con, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Tuệ Tĩnh v.v…; lệnh tha ra khỏi nhà tù của thực dân Pháp tất cả các tù, không phân biệt xu hướng chính trị, đồng thời thu hồi lệnh truy tố các tù chính trị đang phải sống lẫn trốn do thực dân Pháp ban hành; chọn bài "Việt Nam Minh Châu Trời Đông" của nhạc sỹ Hùng Lân làm quốc ca; bài "Chiêu Hồn Tử Sỹ" của Lưu Hữu Phước để tưởng nhớ tất cả nhân dân, chiến sỹ Việt Nam đã vì Tổ-quốc mà hy sinh; tự do ra báo, tự do họp hành, đi lại và đặc biệt là lệnh truy tố tham quan, ô lại.

Ngay khi nhậm chức thủ tướng, cụ Trần Trọng Kim đã tâu lên hoàng Đế Bảo Đại rằng cụ đã nhiều tuổi, không có kinh nghiệm làm chính trị, không đảng phái nên cụ chỉ xin tạm nhận sự bàn giao của tụi Nhật rồi sẽ trao lại chính phủ cho đại diện các đảng phái. Vì thế mới có cái chính phủ Liên Hiệp ra đời với đủ thành phần lúc đó là :

• Chủ tịch : Hồ Chí Minh (khi ấy Hồ không nhận là cộng sản nên hắn đã cho giải tán đảng cộng sản mà hạ xuống thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Marx, do Trường Chinh cầm đầu);
• Phó chủ tịch : Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội);
• Bộ trưởng ngoại giao : Nguyễn Tường Tam (Đại Việt)
• Bộ trưởng quốc phòng : Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc Dân Đảng);
• Bộ trưởng giáo dục : Nguyễn Văn Tố (nhân sỹ);
• Bộ trưởng nội vụ : Huỳnh Thúc Kháng (nhân sỹ);
• Bộ trưởng y tế : Vũ Đình Tụng (nhân sỹ);
• Bộ trưởng thanh niên : luật sư Phan Anh (thành viên cũ của chính phủ Trần Trọng Kim);
• Bộ trưởng tuyên truyền : Trần Huy Liệu (Việt Nam độc lập đồng minh);
• Bộ trưởng nông nghiệp : Cù Huy Cận (đảng dân Chủ Việt Nam);
• Bộ trưởng không bộ : Hoàng Minh Giám (đảng Xã Hội Việt Nam) và v.v…

Hoàng đế Bảo Đại, sau lễ thoái vị để chính phủ Trần Trọng Kim bàn giao chính quyền cho các đảng phái, trở thành cố vấn Vĩnh Thụy của chính phủ Liên Hiệp; Phạm Khắc Hòe, nguyên bí thư của hoàng đế Bảo Đại, được giữ chức Đổng lý văn phòng Bộ Nội-vụ.

Hội đồng chính phủ Liên Hiệp còn cử ra ban cố vấn, gồm 10 người là các vị : Đức Cha Lê Hữu Từ, Bùi Bằng Đoàn (cựu bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim), Ngô Tử Hạ, Lê Tại, Bùi Kỷ (hiệu trưởng trường trung học tư thục Louis Pasteur, ở Hà-nội) v.v…

Có thể nói là hầu hết thành viên chính phủ là người không đảng phái. Ngay cái gọi là tổ chức Việt Minh (viết tắt của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh) thoạt kỳ thủy cũng là sự LIÊN KẾT của nhiều tổ chức chính trị, nhưng rồi bị tên Việt gian Hồ Chí Minh và tay chân đã thâm nhập và lũng đoạn BIẾN THÀNH CÔNG CỤ CỦA MAFIA ĐỎ.

Chính lá thư tên Việt gian Hồ Chí Minh gửi tướng Tàu (Tưởng) Trần Tu Hòa, đề ngày 19-12-1945, cũng thừa nhận rằng Việt Minh là mặt trận của một số tổ chức, đảng phái, (tài liệu còn lưu tại Bảo tàng Hồ Việt gian ở Hà-nội – VT).

Cùng với những việc, như đã nêu ở trên của chính phủ Trần Trọng Kim, thì MỘT VIỆC CỰC KỲ QUAN TRỌNG NỮA LÀ SỰ RA ĐỜI LÁ QUỐC KỲ CỦA VIỆT NAM : QUẺ LY MÀU ĐỎ NẰM TRÊN NỀN VÀNG. Trên cơ sở lá cờ đó đã ra đời lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ hiện nay nhằm qui tụ những người Việt Nam chống tập đoàn mafia đỏ Việt Nam tiếm quyền. (Lá cờ mà nhờ đó đã qui tụ người Việt tự do đấu tranh buộc mafia đỏ phải thả viên tiến sỹ quản trị (chứ không phải chính trị như họ Đoàn nhập nhằng) Đoàn Viết Hoạt để khi được TỰ DO thì Hoạt khước từ đứng dưới lá cờ đã CỨU MẠNG và ĐÁNH BÓNG cho họ Đoàn… Vô ƠN!!!

Thâm nhập, tiến tới lũng đoạn Mặt Trận Việt Minh mà trước hết là đưa được cái cờ "nền đỏ sao vàng" làm cờ của mặt trận. Rồi dựa vào việc mặt trận là của "một số tổ chức đảng phái (có cả Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng) để biến lá "cờ đỏ sao vàng" thành quốc kỳ. Cái chuyện nhập nhằng này là kết quả của âm mưu lưu manh chính trị Hồ Việt gian và sự "nhẹ dạ" của một số người có trách nhiệm lúc đó trong chính quyền lâm thời, vì đa phần là nhân sỹ không đảng phái, chưa có kinh nghiệm nhận diện Hồ Việt-gian và bè lũ.
Đánh tráo lá "cờ đỏ sao vàng" vào vị trí của "cờ vàng ba sọc quẻ ly" là một bước của sự thoán đoạt. Sau đó lại thay thế quốc thiều "Việt Nam minh châu trời Đông" bằng "Tiến quân ca" của Văn Cao (khi ấy là một nhạc sỹ tên tuổi, chưa gia nhập tổ chức mafia đỏ, là tác giả những bài đương thời được ưa thích như Thiên Thai, Suối Mơ v.v…). Tiến tới ÂM THẦM bỏ cái tên Hoàng Diệu để lấy lại cái tên Hà-nội và v.v… Tất cả đều là bài bản của tên Việt gian, bài tây "ba lá" Hồ Chí Minh, nhằm xóa bỏ giai đoạn lịch sử Trần Trọng Kim, che giấu sự thật về SỰ KẾ THỪA CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM, dựng ra HUYỀN THOẠI của cái gọi là CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945)!!!

Chính vào lúc "tranh tối tranh sáng đó" của lịch sử Việt Nam thì XUÂN DIỆU đã lộ cái mầm lưu manh XUÂN TÓC ĐỎ. Hắn tự nguyện để cho mafia đỏ lợi dụng "cái uy tín" của hắn, NHẤT LÀ TRONG GIỚI THANH NIÊN BỒNG BỘT, để viết một bài gọi là THƠ mang tên "NGỌN QUỐC KỲ", ca ngợi lá "cờ đỏ sao vàng", đăng trên tờ báo Độc Lập của đảng Dân Chủ. Chính Xuân Diệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo cơ hội cho HIV cộng sản dương tính là "lá cờ màu đỏ máu và ngôi sao vàng bệnh hoạn của sốt rét ác tính" vào cơ thể xã hội Việt Nam, mà hậu quả tai hại còn kéo dài từ đó đến nay.

Cũng chính Xuân Diệu là tên bút nô đầu tiên của mafia đỏ CÔNG KHAI CA NGỢI cái gọi là CHUYÊN CHÍNH (tức độc tài khát máu của mafia đỏ) cả nói lẫn thơ. Trong hồi ký mang tên "Mài sắt nên kim", Xuân Diệu viết : "Bây giờ đã 29 năm rồi. Tôi vẫn nhớ, càng nhớ cuộc tái sinh của mình… Ôi, chính quyền, chính quyền, chính quyền của chúng ta… Riêng tôi, tôi liên hệ cái vui sướng có chính quyền, có CHUYÊN CHÍNH ấy (chúng tôi nhấn mạnh – VT) với niềm hạnh phúc của tình yêu thứ nhất."

Thế là CHÍNH QUYỀN và CHUYÊN CHÍNH đã có ngay từ đầu trong bút ký, hồi ký và thơ của Xuân Diệu. Sợ không?!!! (Chẳng biết mấy ANH MỐI HẢI NGOẠI có biết không để dùng quạt trầm và ngựa mà che đậy như MỤ MỐI ngày xưa ?). Những năm 1956 – 1957, ở miền Bắc Việt Nam, văn nghệ sỹ, trí thức, sinh viên đứng lên trong phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm, thì Xuân Diệu, trong hồi ký của hắn có kể rằng :

"… Và có một đêm, chừng hai, ba giờ sáng, tôi đứng nghe gió, nghe ngực trái đất đập và nghe đâu đó có ai mở mắt, ai khóc thầm, có ai ban chiều ăn chẳng no lòng, cái đói dậy như trẻ con khóc thét, có ai nhức nhối những vết thương lở loét… Bỗng điện thoại reo. Tiếng đầu giây, anh Trần Quốc Hoàn (lúc bấy giờ phụ trách an ninh) thăm hỏi sức khỏe và hỏi nhà thơ đã có thơ cho cuộc đấu tranh này chưa ? Nhà thơ loay hoay định "khai thác" ở nhà lãnh đạo mặt trận bảo vệ, nhưng anh Hoàn như hiểu ý, cười nhẹ nói gọn một câu :"Vô sản chuyên chính là hồn thiêng dân tộc đã có trong Ngọn Quốc Kỳ của nhà thơ đấy". Thế là bài thơ "Vô sản chuyên chính" cái khởi điểm bắt đầu lại ở những câu thơ cuối :
"Tôi đã từng làm thơ về gió về mây
Tôi làm thơ về tư tưởng đêm nay
Bọn chúng cười ta làm thơ chính trị
Nếu hình thức có hơi non một tý
Chúng vui mừng la ó vỗ tay ran
Mặc chúng kêu rêu lá rụng hoa tàn
Tôi thẳng thắn ngợi ca nền chuyên chính".

Cái gọi là "bài thơ" nói trên được đăng ở tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của mafia đỏ, vào số ngày đầu thứ hai tháng 8-1957.

Hơn 30 năm qua rồi, đến tận bây giờ, trong lúc tập đoàn mafia đỏ ò è hợp ca bài chèo "xóa bỏ hận thù", "hòa giải – hòa hợp", "cùng nhau xây dựng đất nước", "khúc ruột ngàn trùng" và gợi nhớ "quê hương" v.v…, thì lũ bút nô của chúng, loại bút nô đàn em của Xuân Diệu vẫn lên tiếng ca ngợi tên "Xuân tóc đỏ" trong thơ này là "một nhà thơ cách mạng, một công dân chân chính". Rồi trân trọng BÌNH những thơ sau đây của Xuân Diệu :

Bọn hổ báo ta ghè nanh, ta bẻ vuốt
Những luật điên cuồng ta buộc sẽ thông minh
Luật chiến tranh thay bằng luật hòa bình
Bọn rồng đất dần dần ta tóm gáy
VÔ SẢN TÀI TÌNH, CHUYÊN CHÍNH LÀ THẾ ĐẤY!
Con ngựa bất kham
Ta khớp quai hàm…"
Đọc những giòng trên mà gọi là THƠ, xin lỗi : BUỒN ÓI !

Ấy thế mà có người hỏi Xuân Diệu rằng :"bài thơ ‘tư tưởng’ ấy có đầy đủ chất liệu nghệ thuật không?" Thì, giống hệt Hồ việt gian viết sách tự "bốc thơm", Xuân Diệu đã thản nhiên trả lời :

"… Thơ cũng là tư tưởng, tâm hồn, còn là thể xác nữa chứ. Phải có những câu thơ mà ngay thân xác của nó cũng đáng nhớ. Thơ đi vào ý là thơ giáo huấn. Ý phải vật chất hóa thành tứ. Tứ đổi ra thành hình tượng. Hình tượng trong "Vô sản chuyên chính" khá rõ. Nhiều lần người nghe đòi tôi bình bài thơ ấy. Họ thích không phải vì "chiếu cố". Tài giỏi là anh hùng đi nữa, nhưng phải là đàn bà thì người ta mới cưới làm vợ chứ. Tính nữ là tiêu chuẩn của vợ, cũng như tính thơ là tiêu chuẩn của thơ…"

Và, Xuân Diệu nhấn mạnh :
"BÀI THƠ ‘VÔ SẢN CHUYÊN CHÍNH’ ĐẢM BẢO HOÀN TOÀN TÍNH THƠ, TÍNH THI SỸ."

Đúng là chỉ có "tư tưởng Hồ Chí Minh" mới đủ mặt thớt tự bốc thơm hệt như cảnh "khỉ soi gương nhăn mặt… cười"!

Và, trước khi đi lao động cải tạo, ở Âm-ty với họ Hồ và các đầu lãnh mafia đỏ khác, một tuần, Xuân Diệu có ý viết một tập sách "Về nghề làm thơ" cho LỚP TRẺ với tâm niệm rất BÚT NÔ MAFIA ĐỎ là :

"Tôi đã từng làm thơ về mây gió
Tôi sẽ còn làm thơ về sen ngó với đào tơ
Hẹn sớm mong chiều tôi vẫn sẽ làm thơ
NHƯNG HƠN CẢ XƯA KIA, HƠN CẢ BAO GIỜ
TÔI MUỐN LÀM BÀI THƠ VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN."

Không biết ANH MỐI HẢI NGOẠI đã "nghiên cứu" những bài thơ loại này của Xuân Diệu chưa ?

Nhân đây, vì Xuân Diệu đã từng bị cụ Phan Khôi, một học giả hàng đầu đã thấy rõ chất mafia của tập đoàn cộng sản, bật mí câu chuyện Xuân Diệu và Cù Huy Cận "BÊ-ĐÊ" với nhau, để thấy tại sao Xuân Diệu lại lập luận "thừa thải" và so với hiện tại còn là lạc hậu khi hắn nói :
"Tính nữ là tiêu chuẩn của vợ, cũng như tính thơ là tiêu chuẩn của thơ…"
Chắc để chống lại cái "bật mí" của cụ Phan Khôi, nên…

Xuân Diệu lấy… vợ

Thời kỳ ở Việt Bắc, vì sống tập thể nên ai ai cũng biết chuyện Xuân Diệu và Cù Huy Cận ăn ngủ với nhau "đúng kiểu vợ chồng". Đến thời Nhân Văn – Giai Phẩm, bọn Xuân Diệu – Cù Huy Cận cũng đi bài bản của Hồ việt gian và các đầu nậu mafia chóp bu, theo kiểu các cụ xưa thường nói là:"Chân mình những cứt bết bê còn cầm bó đuốc mà chê chân người", nên bị cụ Phan Khôi mắng cho ở giữa đám đông. Cả hai đứa bẻ mặt. Xuân Diệu bèn đem em gái gả cho Cù Huy Cận làm vợ, và bản thân cũng đánh tiếng với "đảng" (tức mafia đỏ) là muốn lấy vợ để… chứng tỏ cụ Phan Khôi mắng… ẩu.

Một bút nô trung thành như Xuân Diệu thì làm sao bọn Hồ việt gian chẳng thưởng công. Và, một nữ phóng viên ban văn-xã (tức văn hóa và xã hội) của báo Nhân Dân được chọn để "nâng khăn sửa túi" cho Xuân Diệu, tên B.D. (xin phép được viết tắt). Tầng lớp trẻ ở trong và ngoài Việt Nam hiện nay chắc không thể hình dung được rằng, trước 4-1975, ở miền Bắc Việt Nam do mafia đỏ đặt ách cai trị thì nô lệ mọi giới, được gọi bằng uyển ngữ "cán bộ công nhân viên", lấy vợ lấy chồng không do tự chọn hoặc do cha mẹ cưới hỏi, mà do chủ nô (tức tập đoàn mafia đỏ Hồ việt gian) gán ghép và cho phép. Chính vì không được "tìm hiểu" mà tin tưởng ở "tổ chức" (một cách gọi khác về lũ đầu nậu mafia đỏ các cấp) nên việc Xuân Diệu lấy vợ thành "tiếu lâm" một thời ở Hà-nội.

Đại diện bên chú rể, Xuân Diệu, là giáo sư Đặng Thái Mai (bố vợ của Võ Nguyên Giáp), lúc đó là Chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật (là tổ chức của các loại bút nô).

Đại diện bên cô dâu, B.D., là Hoàng Tùng, dự khuyết trung ương mafia đỏ kiêm tổng biên tập báo Nhân Dân (cơ quan nói láo của mafia đỏ).

Đám cưới thật là "đông và vui", hiện diện đủ mọi loại mồm loa mép giải, mọi chức sắc ác ôn của tập đoàn đầu lãnh mafia đỏ. Cuộc vui kéo đến gần nửa đêm và cặp vợ chồng mới, Xuân Diệu – B.D., được đưa bằng xe Volga, sản xuất tại Nga xô, chỉ giành cho cấp trung ương mafia đỏ, đưa về tận nhà ở đầu phố Cột Cờ, Hà-nội. Vợ chồng làm lễ động phòng chưa được một giờ đồng hồ thì, cô dâu B.D. lu loa khóc, áo quần xốc xếch, đầu tóc rối bù nhào ra cổng sắt bỏ chạy về phía vườn hoa Canh Nông (trước sứ quán Trung cộng).
Từ lầu trên (vì ở chung một vi-la), cặp vợ chồng son Cù Huy Cận – XN (em gái Xuân Diệu) nhào xuống xem chuyện gì. Em gái Xuân Diệu mặt tái mét hỏi ông anh dồn dập. Xuân Diệu lúc lắc cái đầu, thở phì phì như bò tót ở sân đấu. Chỉ riêng Cù Huy Cận là "tủm tỉm cười" vì biết tỏng tòng tong chuyện "con mẹ hàng lươn". Họ Cù bảo vợ đi lên gác ngủ một mình, rồi vào phòng Xuân Diệu, đóng chặt cửa phòng lại "an ủi" nỗi… "vô hạnh" của người bạn thơ mới cùng chung một… XÓM (như sự phân chia của Hoài Thanh). Phải vài năm sau, em gái Xuân Diệu xin ly hôn cùng Cù Huy Cận thì cái "đoạn phim" của giờ Xuân Diệu "động phòng" và cách "an ủi" của Cù Huy Cận mới được bật mí cho một số ít người thân và người có trách nhiệm xử lý vụ ly hôn.

Còn về cô dâu B.D., đêm tân hôn tháo chạy ra vườn hoa Canh Nông, khóc cho đến sáng thì về báo Nhân Dân, làm đơn xin ly hôn đưa cho tòa án khu Hoàn Kiếm. Sau đó B.D. chuyển qua ngành điện ảnh.

Chuyện đồn ầm cả Hà-nội, chỉ tội cho bà B.D., một dạng độc đáo của nạn nhân dưới ách mafia đỏ, còn bị đưa tên vào mấy câu đối của "tay chơi Hà-nội", không tiện chép ra ở đây.

Người ta kể rằng, lúc nhận đơn xin ly hôn của B.D., mụ chánh án tòa án khu Hoàn Kiếm, vốn xuất thân bán rau ở chợ Bắc qua nên có thèm biết luật đâu. Đánh vần mãi không xong và chẳng hiểu tại sao Xuân Diệu… "móc tay" mà B.D. lại phải xin… ly hôn. May làm sao, có "tay chơi Hà-nội" ghé qua, mới dùng đôi câu đối của Trạng Quỳnh để giải thích rằng :

"Vũ cậy tài vũ ra vũ múa
Vũ bị mưa vũ ướt cả lông"

đối lại :

"Thị vào chầu thị đứng thị trông
Thị cũng muốn nhưng không có… ấy!"

Bấy giờ mụ Chánh án mới đỏ mặt cười lên hưng hức và bèn ký giấy cho "LY HÔN HỎA TỐC".

Nhờ đó dân Hà-nội lại có thêm bài Thơ Ghế Đá như sau :

"Nhà thơ "chuyên chính" thật là gân guốc
Bao sợi gân ra tuốt thành thơ
Khi cơn lên ngồi đứng ngẩn ngơ
Lòng quằn quại nhưng chỉ biết sờ cùng mó
Bởi cái "gân cần" thì quá nhỏ, đành bỏ xó
Bằng ngón út trẻ thơ thì làm được cái chó gì
Đêm tân hôn Xuân Diệu ngồi khóc tỷ ty
B.D. ơi ! về đi em hỡi
Nâng tay nghề anh xin chừa :"May ngón tóc"!"
("May ngón tóc" là câu chữ nói lái của Trạng Quỳnh dạy cho quan hoạn trong "Tiếu lâm Việt Nam).

Trò đời thật trớ trêu. Trong khi tại Việt Nam, nhiều cây bút đi võ lập lờ nước đôi trong VIẾT để LÁCH, khiến người đọc hiểu là khen cũng được, mà hiểu là chê cũng được, thì, ở hải ngoại, mấy ANH MỐI, CHỊ MỐI vẫn đam mê trò "theo voi ăn bã mía". Thí dụ, cây bút Trúc Chi ở quốc nội, trong khi tán tụng Xuân Diệu thì lại nhắc đến câu chuyện :

Xuân Diệu bị đánh

Đó là chuyện của cái thời năm 1945, người Hà-nội suốt ngày biểu tình tuần hành. Một lần, đoàn biểu tình của những người dân Hà-nội ủng hộ Việt Nam Quốc Dân Đảng đi ngang qua bờ Hồ Gươm ở góc đường Tràng Tiền, Hà-nội; Xuân Diệu đứng ở đó bày đặt chống lại đám đông, gào lên "đả đảo". Thế là mấy người trong đoàn biểu tình tóm cổ Xuân Diệu, bợp tai cho mấy cái và quẳng xe đạp của hắn xuống Hồ Gươm. Xuân Diệu đành ôm mặt lủi thủi vớt xe đạp lên rồi cúp đuôi dzọt về nhà.
Từ ngày nhập bọn với lũ mafia đỏ, Xuân Diệu đã bị lưu manh hóa. Mặc dù được bọn đầu lãnh mafia đỏ đánh bóng bằng cái danh "Viện sỹ thống Viện hàn lâm"… nhưng là của Đông Đức, ngoẻo từ những năm 1990, nhưng làm sao bút nô Xuân Diệu có thể BÓNG được. Thuốc đánh bóng của Đông Đức vốn là đồ giả, còn Xuân Diệu thì "xỉn" quá xá. Chỉ nội cái chuyện ăn cắp công trình sưu tập thơ về Hồ việt gian, của Hạ Bá Nền, đủ cho thấy diện mạo thực của Xuân Diệu. Hắn bị "Tay chơi Hà-nội" CHƠI cho nhiều vố đau mà đành nén đau câm miệng hến.

Không c… mà dám lấy vợ, quả là con đẻ của tập đoàn mafia đỏ Hồ việt gian, thuộc loại TIỂU LIỀU.

Ăn cắp công trình nghiên cứu của cháu Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang), một mafia đỏ loại gộc là TRUNG LIỀU.

Và, làm thơ "TƯ TƯỞNG" ca ngợi "CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN" thì quả là… ĐẠI LIỀU.

Bệnh LIỀU THEO VOI ĂN BÃ MÍA đã nhiễm vào phủ tạng các ANH, CHỊ MỐI ở hải ngoại rồi, mau tìm thuốc chữa chạy kẻo muộn. Đừng lặp lại cái miểng "phản chiến" bằng võ "giao lưu văn hóa" như kiểu Trịnh Công Sơn xưa kia mà tiếng xấu để đời, nếu có chết thì con em cũng mang tiếng con em "phản bội", "phản chiến !!!!

Cù Huy Cận và Cù Huy Hà Vũ cha con đại gian họ Cù tâm dạ Hán

Nguyên Chủ tịch Nước Đại tướng Lê Đức Anh và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Đại tướng việt gian Lê Đức Anh công thần của Tàu TC2

việt gian Cù Huy Hà Vũ là người của TC2 giả vờ chống đảng ?

--------------

Xuân Diệu là một nhà thơ lớn. Nhiều người đã viết về ông và nhiều nhất là về thơ tình của ông. Nhưng trong thơ tình của Xuân Diệu, những đối tượng nào được ông yêu thì hình như chưa có ai bàn đến. Trong khi, đó lại chính là điểm hứa hẹn nhiều chuyện thú vị.

Chúng ta nên biết là suốt đời Xuân Diệu không có vợ, không có con. Ông sống độc thân cho đến lúc mất, vào năm 1985, lúc 69 tuổi. Trong bài 'Khung cửa sổ', Xuân Diệu tả cuộc sống của mình như sau:

Anh có nhà, có cửa
Nhưng không vợ, không con
Sợ cái bếp không lửa
Sợ cái cửa không đèn.
Những đêm đi xa về
Tận xa nhìn cửa đóng
Không ánh sáng đón mình
Chẳng có ai trông ngóng.

Cảm giác ngậm ngùi mỗi lần nói đến chuyện tình yêu đã xuất hiện trong thơ Xuân Diệu ngay trước năm 1945, lúc Xuân Diệu còn là một thanh niên. Lúc đó, khi nhìn những người đẹp, ông đã chua chát tự nhủ thầm:

Ta thấy em xinh khẽ lắc đầu
Bởi vì ta có được em đâu.
Cũng có khi ông trách móc:
Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai.
Mưa biếc tha hồ tuôn giọt ngọc
Lá khoai không ướt đến da ngoài.

Những cảm giác như vậy xuất hiện nhiều lần trong thơ Xuân Diệu. Có thể nói là mặc dù rất đa tình, Xuân Diệu ít khi được thoả mãn. Lý do chính của tình trạng này có thể làm nhiều người kinh ngạc: Xuân Diệu là một người đồng tính luyến ái.

Ở Hà Nội, trong giới quen biết với Xuân Diệu, hình như đã có nhiều người biết chuyện này. Tuy nhiên, ít ai dám công khai nói ra, có lẽ vì sợ cái uy thế của Xuân Diệu và của Huy Cận. Người đầu tiên dám đề cập đến chuyện này một cách công khai chính là Tô Hoài trong cuốn Cát bụi chân ai xuất bản năm 1993 tại Hà Nội. Tô Hoài kể, trước năm 1945, ông được gặp Xuân Diệu vài lần, lần nào cũng diễn ra cái cảnh:

Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập thơ Thơ thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gọn, không phải chữ gỗ dẹp đét.
Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. (tr. 168-69)

Cũng trong cuốn hồi ký này, Tô Hoài kể là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lúc ở căn cứ Việt Bắc, hằng đêm Xuân Diệu hay sang giường các bạn trai của ông để tỏ tình, âu yếm. Các bạn trai của ông rất sợ, vì vậy cứ đêm đến là họ...đi tị nạn sang các nhà khác, không ai dám ở chung với Xuân Diệu:

Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên lặng lẽ như tờ. (tr. 171)

Mặc dù Tô Hoài đã được Xuân Diệu vuốt tay và nhìn đắm đuối trước năm 1945 như ông đã kể, nhưng hình như ông cũng chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Cho nên đêm đầu tiên ghé lại khu văn nghệ sĩ ở căn cứ địa Việt Bắc, ông đã an nhiên ngủ lại trong căn nhà này chung với Xuân Diệu. Nửa đêm, lúc ông đang ngủ mê, thì:

Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần xuống dần [...].
Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi he hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa. (tr. 170)

Cuối cùng, khi chuyện vỡ lỡ, tổ chức đem Xuân Diệu ra kiểm thảo. Tô Hoài viết tiếp:

Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo dài hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, hướng sửa chữa và công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên buồng vẫn mắc màn sẵn đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.
Xuân Diệu chỉ ngồi khóc, chẳng biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, thằng Đại và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, nhưng cũng không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà. Không nói cụ thể việc ấy, nhưng ai cũng to tiếng gay gắt “tư tưởng tư sản, phải chừa đi.” Xuân Diệu nức nở “tình trai của tôi... tình trai” rồi nghẹn lời, nước mắt lại ứa ra.
Ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. Và cũng thành một cái nếp kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người hiếm thì giờ chỉ chuyên đi viết. Mà Xuân Diệu cũng tự xa lánh mọi công tác. (tr. 171-2)

Đó là chuyện ngoài đời. Chuyện này tuy có thể thoả mãn óc tò mò của chúng ta, tuy nhiên nó lại không đáng bàn và cũng không nên bàn nhiều. Dù sao nó cũng là chuyện riêng tư và chúng ta có bổn phận phải tôn trọng chuyện riêng tư đó. Điều đáng nói hơn là chúng ta thử tìm những biểu hiện đồng tính luyến ái trong thơ của Xuân Diệu.

Trong đoạn hồi ký trên, Tô Hoài có nhắc đến chi tiết: Xuân Diệu nức nở nói về 'tình trai' của mình. Tình trai là tình giữa hai người con trai với nhau. Chữ 'tình trai' gợi cho chúng ta nhớ, trong tập Thơ thơ, tác phẩm đầu tay xuất bản năm 1938 của Xuân Diệu, có một bài thơ nhan đề là ‘Tình trai’ như sau:

Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
Say thơ xa lạ, mê tình bạn
Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen.
...
Kể chi chuyện trước với ngày sau
Quên ngó môi son với áo màu
Thây kệ thiên đường và địa ngục
Không hề mặc cả, họ yêu nhau.

Bài thơ viết về chuyện hai nhà thơ Rimbaud và Verlaine của Pháp nhưng qua đó ngụ ý của Xuân Diệu là nói đến chuyện của mình. Yêu bạn trai, ông quên cả chuyện “ngó môi son với áo màu”, tức là phụ nữ. Mối tình trai này tha thiết đến độ “Thây kệ thiên đường và địa ngục / Không hề mặc cả, họ yêu nhau.”

Cũng trước năm 45, Xuân Diệu có bài thơ nhan đề là ‘Tặng bạn bây giờ’:

Ta biết ngày mai em có vợ
Đi làm hai bữa, tối về thăm
Cơm xong, chén nước chờ bên cạnh;
Em bế thằng con được mấy năm.
Chỉ mấy năm thôi, đủ phận chồng
Chàng trai tơ mởn đã thành ông
Không còn mộng dễ ngày tươi trẻ
Mắt sáng phai rồi, má hóp không.
Em ngồi trông vợ thấy nàng tiên
Là một người thôi, mộng hão huyền
Ta bước bên đường kêu gọi mãi
Nhớ người bạn cũ thuở anh niên.
Em nghe tê tái dưới hàng mi
Tiếc thuở say nồng, nhớ bạn si
Khép mắt buồn xa, em sẽ bảo:
- Có chàng Xuân Diệu thuở xưa kia...

Từ trước đến nay, đọc bài thơ trên, ít ai chú ý đó là bài thơ tả mối tình của một người đồng tính luyến ái. Người được tác giả gọi bằng em một cách tha thiết lại là một người con trai. Nhà thơ yêu người con trai đó và ghen tức trước viễn tượng là một ngày kia người con trai sẽ lấy vợ “Ta biết ngày mai em có vợ.”

Sau này, có thời gian Xuân Diệu sống hẳn với một thanh niên tên là Hoàng Cát. Ông làm bài ‘Đời anh em đã đi qua’ tả lại quãng đời hạnh phúc này:

Đời anh em đã đi qua
Sáng thơm như một luồng hoa giữa đời
Hiểu làm sao hết, em ơi
Bốn năm kỳ diệu đất trời nhờ em
Ngôi nhà, cánh cổng, trái tim
Khóm cây, con mắt ngày đêm đón mừng.
Em đi, anh ngóng trông chừng
Anh về, miệng đã gọi lừng: em ơi !
Bữa ăn thành một hội vui
Có em gắp với, rau thôi cũng tình
Cảnh thường cũng hoá ra xinh
Có em, anh hết nghĩ mình bơ vơ ...

Khi Hoàng Cát đi bộ đội rồi phải rời Hà Nội vào chiến trường miền Nam, Xuân Diệu làm bài thơ đưa tiễn đầy nước mắt nhan đề là ‘Em đi’ với lời đề “Tặng Hoàng Cát” như sau:

Em đi, để tấm lòng son mãi
Như ánh đèn chong, như ngôi sao.
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào.
Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga
Chưa chi ta đã phải chia xa !
Nụ cười em nở, tay em vẫy
Ôi mặt em thương như đoá hoa.
Em hỡi! Đường kia vướng những gì
Mà anh mang nặng bước em đi
Em ơi, anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa.
Nhưng bóng em đi khuất rồi,
Đứa lìa khúc ruột của anh thôi!
Tình ta như mối dây muôn dặm
Buộc mãi đôi chân, dẫu cách vời.
Em hẹn sau đây sẽ trở về
Sống cùng anh lại những say mê
Aùo chăn em gửi cho anh giữ
Xin gửi cùng em cả hẹn thề!
Một tấm lòng em sâu biết bao
Để anh thương mãi, biết làm sao!
Em đi xa cách, em ơi Cát
Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ, yêu...
(Đêm 11/7/1965, 23 giờ 30)

Hoàng Cát đi rồi, Xuân Diệu buồn vô cùng. Trong bài ‘Đời anh em đã đi qua’, còn có một đoạn cuối nói đến nỗi buồn trống vắng người yêu của Xuân Diệu:

Từ đây anh lại trong đời
Bữa ăn ngồi với một đôi đũa cầm
Giường kia một bóng anh nằm
Phòng văn một sách đăm đăm sớm chiều.

Xin nhắc lại là Hoàng Cát, người được Xuân Diệu gọi là 'em', em Cát,người em có khuôn mặt như đoá hoa, là một người con trai. Và chúng ta thấy, dù người yêu là con trai thì tình cảm của Xuân Diệu vẫn dạt dào và nồng cháy. Nếu chúng ta đừng để ý đến chuyện đồng tính luyến ái của nhà thơ thì đây là một bài thơ tình rất mực đằm thắm. Nó góp một tiếng nói tương đối đẹp vào kho tàng thơ tình vô cùng giàu có của Xuân Diệu.

Một vấn đề khác cũng rất quan trọng là: ai cũng biết người bạn thân nhất của Xuân Diệu là Huy Cận. Chúng ta không thể không thắc mắc: nếu Xuân Diệu là người đồng tính luyến ái, vậy thì Huy Cận là người như thế nào?

Chúng ta nên biết là Huy Cận có hai đời vợ, mà người vợ trước không ai khác hơn là chính em gái ruột của Xuân Diệu. Tuy nhiên, cái chuyện Huy Cận có vợ, một hay hai đời vợ cũng vậy, không có ảnh hưởng gì đến cái kết luận có thể có: ông cũng là một người đồng tính luyến ái, hoặc ít nhất là lưỡng tính luyến ái (bisexual).

Một điều nữa chúng ta cũng cần biết là suốt đời, lúc nào Xuân Diệu và Huy Cận cũng ở bên nhau, như hình với bóng. Từ giữa thập niên 30, họ đã chơi thân với nhau, khi cả hai còn là học sinh trung học. Lúc nào họ cũng cặp kè bên nhau. Trừ khoảng thời gian Xuân Diệu phải đi làm việc ở Mỹ Thọ, họ sống chung với nhau một nhà. Có thời gian, từ năm 1939 đến 1940, Xuân Diệu và Huy Cận sống tại số 40 phố Hàng Than, Hà Nội. Hai người sống trên gác, phía dưới là vợ chồng nhà thơ Lưu Trọng Lư. Rồi đến thời kháng chiến chống Pháp, họ cũng quanh quẩn với nhau ở chiến khu Việt Bắc. Sau năm 1954, họ sống với nhau trong căn nhà ở số 24 Cột Cờ, sau đó đổi thành đường Điện Biên Phủ ở Hà Nội. Huy Cận và vợ con ở trên gác, Xuân Diệu sống phía dưới. Trong một bài thơ, Huy Cận tả:

Đêm đêm trên gác chong đèn
Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay
Dưới nhà bút chẳng ngừng tay
Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ
Bạn từ lúc tuổi còn thơ
Hai ta hạt chín chung mùa nắng trong
Ánh đèn trên gác, dưới phòng
Cũng là đôi kén nằm trong kén trời
Sáng ra gõ cửa: “Diệu ơi,
Nghe dùm thơ viết đêm rồi xem sao”.
Diệu còn ngái ngủ: “Đọc mau!
Nghe rồi, xem lại từng câu mới tường”.
Dưới nhà trên gác thông thương
Dòng thơ không dứt giữa luồng tháng năm...

Trong bài thơ, Huy Cận dùng chữ ‘hai ta’, ‘Hai ta hạt chín chung mùa nắng trong’. Người Việt Nam không ai dùng chữ ‘hai ta’ hay ‘đôi ta’ để chỉ hai người bạn cùng phái. Cách xưng hô như vậy rất lạ. Trong bài ‘Nửa thế kỷ tình bạn’ in trong tập Xuân Diệu, con người và tác phẩm xuất bản tại Hà Nội năm 1987, Huy Cận kể tỉ mỉ hơn về mối quan hệ giữa ‘hai ta’ đó như sau:

Tựu trường năm 1936, chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên ở trường tú tài Khải Định, Huế. Anh Diệu học năm thứ ba, tôi vào học năm thứ nhất. Hai đứa đọc thơ cho nhau nghe, và ‘đồng thanh tương ứng’, kết bạn với nhau gần như tức khắc... Tựu trường 1937, anh Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo Ngày nay, tôi học năm thứ hai ban tú tài... Anh Diệu và tôi viết thư cho nhau hàng tuần... Năm 1938, tôi ra sống với Diệu ở chân đê Yên Phụ. Ở đó Diệu viết ‘Truyện cái giường’, một số bài thơ, còn tôi thì viết ‘Buồn đêm mưa’, ‘Trông lên’, ‘Đi giữa đường thơm’ và mấy bài khác... Tựu trường năm 1939,... hai chúng tôi cùng sống ở gác 40 phố Hàng Than, Hà Nội... Cuối năm 1940, Diệu đi làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho... Chúng tôi tạm sống xa nhau, buồn đứt ruột, hàng tuần viết thư cho nhau, có tuần hai, ba lá thư... Hè 1942, tôi đậu kỹ sư canh nông và cuối năm bắt đầu đi làm ở Sở nghiên cứu tầm tang. Diệu điện hỏi tôi: ‘Diệu từ chức được chưa?’, tôi điện trả lời: ‘Từ chức ngay! Về ngay Hà Nội!’. Chúng tôi sống trên gác Hàng Bông (số nhà 61), tiếp tục làm thơ.

Xuân Diệu và Huy Cận sống với nhau, gắn bó với nhau đến nỗi nhà xuất bản họ lập ra hồi đó cũng mang tên là Huy-Xuân, tức là ghép hai chữ đầu của tên hai người lại với nhau, như tên của một tình nhân hay một cặp vợ chồng trẻ. Rồi trong bài ‘Mai sau’, Huy Cận lại giới thiệu Xuân Diệu như người bạn thân thiết, hay đúng hơn, như một tình nhân thân thiết của mình:

Người ta bảo bà mẹ chàng hay khóc
Chia gia tài cho con quí: lệ đau
Chàng là con một bà mẹ hay sầu
Nên trọn kiếp mắt chàng thường đẫm lệ
[...]
Chiều nay đây nửa thế kỷ hai mươi
Viết dăm câu tôi gửi lại vài người
Những thế hệ mai sau, làm bè bạn
Hỡi ai đó, có nhớ lòng Huy Cận
Gọi gió trăng mà thỏ thẻ lời trên
Rất thương yêu, xin nhớ gọi giùm tên
Rất an ủi của bạn chàng: Xuân Diệu.

Bài thơ trên đã công khai bày tỏ tình cảm của Huy Cận đối với Xuân Diệu. Ngoài ra, bài ‘Vạn lý tình’ rất nổi tiếng của Huy Cận cũng hé lộ một số chi tiết rất đáng chú ý:

Người ở bên này, ta ở đây
Chờ mong phương nọ, ngóng phương này
Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây
Nắng đã xế về bên xứ bạn
Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy
Trông vời bốn phía không nguôi nhớ
Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay
Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt
Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày
Chiếu chăn không ấm người nằm một
Thương bạn chiều ôm, sầu gối tay.

Chi tiết đáng chú ý nhất chính là chữ ‘bạn’ được lặp lại hai lần trong bài thơ, trong câu ‘Nắng đã xế về bên xứ bạn’ và câu ‘Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay’. ‘Bạn’ chứ không phải là người yêu. Chúng ta nhớ lại sự kiện khi Xuân Diệu phải đi làm việc ở Mỹ Tho, Huy Cận sống ở Hà Nội, và lời kể của Huy Cận: "Hai đứa phải sống xa nhau, buồn đứt ruột." Một chi tiết khác quan trọng không kém, đó là câu 'Chiếu chăn không ấm người nằm một'. Lúc này Huy Cận còn là học trò, chưa lập gia đình, chưa có vợ con. Người nằm chung chăn, chung chiếu với ông không phải là vợ ông, mà chính là người bạn trai của ông. Điều này sẽ rõ hơn, thuyết phục hơn, khi chúng ta đọc thêm bài ‘Ngủ chung’ cũng của Huy Cận, in trong tập Lửa Thiêng, xuất bản năm 1940:

Ôi rét đêm nay mấy học trò
Ngủ chung giường hẹp, trốn bơ vơ
Cô hồn vạn thuở buồn đơn chiếc
Có lẽ đêm nay cũng ngủ nhờ.
Lạnh lùng biết mấy tấm thân xương!
Ân ái xưa kia kiếp ngủ giường.
Đâu nữa tay choàng làm gối ấm,
Còn đâu đôi lứa chuyện canh sương
Trốn tránh bơ vơ, chạy ngủ lang,
Hồn ơi! có nhớ giấc trần gian
Nệm là hơi thở, da: chăn ấm,
Xương cọ vào xương bớt nỗi hàn?

Bài thơ tả cảnh ngủ chung của học trò cùng phái tính, giữa những người bạn trai với nhau. Ở Việt Nam, đó là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta hãy để ý kỹ: cả ngôn ngữ lẫn cảm xúc trong bài thơ này lại thấp thoáng những dấu hiệu không bình thường, chẳng hạn như chuyện ‘ân ái’: 'Ân ái xưa kia kiếp ngủ giường'; rồi ‘đôi lứa’: 'Còn đâu đôi lứa chuyệän canh sương', Rồi chuyện ‘nệm là hơi thở’, ‘da là chăn ấm’, rồi chuyện ‘xương cọ vào xương’, v.v... Đọc kỹ bài thơ, chúng ta thấy ngay tính chất không bình thường của nó. Có lẽ, cùng với bài ‘Tình trai’ và bài ‘Em đi’ của Xuân Diệu, bài ‘Ngủ chung’ này của Huy Cận là những bài thơ tiêu biểu nhất cho chuyện đồng tính luyến ái trong thơ Việt Nam.



Xuân Diệu
Hình ảnh Hình ảnh

Xuân Diệu (2 tháng 2, 1916 - 18 tháng 12, 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau khi theo đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi đảng lao động, Hồ Chí Minh, thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều như trước.

Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.


Tiểu sử, sự nghiệp

Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.

Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938–1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam[1].

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", "ông hoàng của thơ tình".


Đời sống riêng

Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985. Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Có người cho rằng Xuân Diệu cùng với Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính luyến ái[3]. Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm. Những bài thơ "Tình trai", "Em đi" của Xuân Diệu và "Ngủ chung" của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này.
Hình ảnh
(Bạch Diệp)

Câu nói nổi tiếng

Trong tập Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói của Xuân Diệu:

"Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết."

Xuân Diệu - Huy Cận và chuyện văn, chuyện đời


Huy Cận và Xuân Diệu.
Huy Cận và Xuân Diệu.

Năm 1942, khi Huy Cận đỗ kỹ sư, làm việc ở Sở nghiên cứu tằm tang, Xuân Diệu điện ra hỏi: "Diệu từ chức được chưa?", Huy Cận trả lời: "Từ chức ngay! Về Hà Nội ngay". Từ đó, đôi bạn ở 61 phố Hàng Bông.

Xuân Diệu và Huy Cận bây giờ đã trở thành người thiên cổ nhưng thơ ca và tình bạn cảm động của hai ông còn ngân vọng mai sau.

Xuân Diệu (sinh năm 1916), Huy Cận (sinh năm 1919) tuy quê gốc cùng ở Hà Tĩnh nhưng Xuân Diệu lại sinh ra và lớn lên ở Bình Định; mãi đến năm 1936, họ mới gặp nhau lần đầu ở trường Khải Định (quốc học Huế). Hai người đọc thơ cho nhau nghe và cảm nhau tức khắc, trở thành đôi bạn tri ân, gắn bó, chung sống bên nhau suốt gần nửa thế kỷ cho đến năm 1985 khi Xuân Diệu mất. Nghĩ lại mối tình ấy, chính Huy Cận nhiều khi cũng thấy làm lạ:

Hai đứa rồi ra nghĩ cũng kỳ
Thương nhau hơn ruột thịt dường ni
Mà đàn mỗi đứa riêng âm sắc
Cuộc sống muôn màu lặp lại chi!

(Nằm bệnh viện, gửi Diệu, 1974)

Đấy là sau này, nhưng ngay khi còn thanh niên, năm 1942, Huy - Xuân đã thấy có một sự gắn bó "định mệnh". Khi Xuân Diệu làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho, có gửi vải may quần áo cho Huy Cận, lúc đó đang học cao đẳng nông lâm sắp tốt nghiệp. Huy Cận viết:

Mở thư một sáng lạnh lùng
Hai chiều vải dệt tao phùng Huy - Xuân
Dọc ngang tơ chỉ sát gần
Đi về mấy dạo hai thân một hồn

Vào lúc 7 giờ 40 phút ngày 18/12/1985, Xuân Diệu mất, đúng lúc ấy, Huy Cận đang ở Dakar (Senegal) đột ngột bị xuất huyết nặng.

Cuối năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học Trường Luật và viết báo Ngày nay. Năm 1938, Huy Cận ra sống với Xuân Diệu ở chân đê Yên Phụ. Năm 1939, họ chuyển về một căn gác nhỏ ở 40 phố Hàng Than. Xuân Diệu tiếp tục học luật và dạy văn ở Trường Thăng Long. Huy Cận học cao đẳng nông lâm. Dưới gác là Lưu Trọng Lư. Sinh thời Huy Cận có kể với tôi rằng, khi Huy Cận in bài Tràng Giang, Lưu Trọng Lư phục lắm, kéo đi chiêu đãi phở Hàng Mành ngon có tiếng hồi bấy giờ. Ăn xong, Lưu Trọng Lư móc túi, không thấy tiền đâu đứng ngơ ngác giữa quán, cuối cùng, thành ra Huy Cận lại phải chiêu đãi.

Đầu năm 1940, "cơm áo không đùa với khách thơ", Xuân Diệu buộc phải vào Mỹ Tho làm tham tá thương chánh. Những người quen biết Xuân Diệu và Huy Cận, thường kể lại rằng, đó là cách hai người nuôi nhau ăn học. Năm 1942, khi Huy Cận đỗ kỹ sư, làm việc ở Sở nghiên cứu tằm tang, Xuân Diệu điện ra hỏi: "Diệu từ chức được chưa?", Huy Cận trả lời: "Từ chức ngay! Về Hà Nội ngay". Từ đó, đôi bạn ở 61 phố Hàng Bông. Những tác phẩm của Xuân Diệu, Huy Cận thời đó thường có dòng "Huy Xuân xuất bản" trên bìa sách.

Năm 1941, Huy Cận tham gia Việt Minh. Năm 1942 đến lượt Xuân Diệu. Năm 1944, Xuân Diệu về thăm quê nội ở Can Lộc rồi lên quê hương Huy Cận ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn. Ông giúp mẹ Huy Cận một số tiền để trả nợ, nói: "Anh Huy Cận hoạt động cách mạng rồi bà ạ. Nếu có điều gì chẳng may, con sẽ thay anh Cận cùng bà lo việc gia đình".


Xuân Diệu, mối tình trai

07/04/2009

Trần Nghi Hoàng

Cuối thế kỷ 20, bước qua đầu thế kỷ 21, “đồng tính luyến ái” gần như được “bình thường hóa” trong xã hội con người của nhiều vùng đất trên thế giới.
Đã có một thời, ở Việt Nam người ta xếp loại đồng tính luyến ái là một căn bệnh. Những người đồng tính luyến ái, cả nam lẫn nữ thường hay bị dè bĩu, diễu cợt, xem thường… Trong nhiều thập niên cận

đại, những người đồng tính đã chứng minh cho thấy sự thông minh, khả năng nhạy cảm và hiệu quả trong công việc làm của họ. Ở hầu hết mọi lãnh vực, nhất là nghệ thuật sáng tạo, người đồng tính thường có nhiều phát kiến đi trước thời đại. Phải chăng, điều này nảy sinh từ tâm thức tự do, phá vỡ những cái bình thường của suy tưởng tiềm thức “vượt mọi biên giới” trong con người đồng tính, đã cho họ nguồn lực quý giá của một con người sáng tạo? Giới văn học, đặc biệt Tây Phương, nhiều tác giả lừng danh vốn là người đồng tính. André Gide cuối thế kỷ XIX của Pháp, Allen Ginsberg cuối thế kỷ XX của Mỹ .v.v… chẳng phải là hai tên tuổi lừng lẫy trên khắp địa cầu sao?

Xuân Diệu dĩ nhiên là một trong những tài danh khai phá của nền Thơ Tiền Chiến Việt Nam. Xuân Diệu còn là nhà thơ đồng tính của thi ca Việt Nam đầu tiên được ghi nhận. Tôi nói là “đầu tiên được ghi nhận”, vì biết đâu trong giới thi, văn sĩ Việt Nam từ thời xa xưa, đã có những người đồng tính. Nhưng những người này vì bối cảnh xã hội thời đó, vì những quan niệm, lề thói đạo đức phong kiến và thành kiến, nên đã suốt đời đành giấu diếm, nén đè đi cái con người thực của chính mình!

Tô Hoài, tác giả Cát Bụi Chân Ai, cuốn hồi ký do nhà Thanh Văn Paris xuất bản và đã giới thiệu nơi trang bìa cuối những dòng trang trọng như sau:

“Quyển sách không hề tỏ lộ một lời bào chữa hay kết tội nào đối với cái chế độ mà Tô Hoài phục vụ nửa thế kỷ ròng rã. Chỉ là những cảm nghĩ, những điều mắt thấy tai nghe. Chỉ là những lời thuật lại không hơn không kém, không cường điệu cũng như bi thảm hóa. Cái lối kể chuyện của một bà già nhà quê, ngồi bệt xuống đất, ngay lề đường, ngay đầu ngõ. Cái lối kể chuyện luôn luôn bắt đầu bằng cách lấy gấu quần lau những giọt mồ hôi, có thể giấu trong những giọt mồ hôi này đôi ba giọt lệ mà người nghe phải tinh ý mới nhận thấy. Chính vì thế mà thái độ chính trị mới mạnh làm sao. Nó làm những người nghe phải đau buồn quằn quại cho sự thật. Một chế độ thản nhiên chà đạp lên tấm lòng của mọi con người, chế độ đó không thể nào tồn tại được. Một chế độ dựa vào sự dối trá và bạo lực cho dù có khống chế được xã hội, thì cũng chỉ khống chế được một thời khoảng nào đó. Khi mọi con người trong xã hội đó đã không còn sợ hãi, khi mà những nhà văn đã biết khát khao sự thật, khi mà những công thần đã phải đổi giọng thì đó chính là giờ cáo chung của chế độ”.
(Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai, trang bìa sau)

Tuy nhiên, trong bài viết này tôi sẽ chỉ nói về chuyện “Tình Trai” của Xuân Diệu với Tô Hoài trong Cát Bụi Chân Ai, qua chính lời kể của Tô Hoài một cách hết sức nồng nàn và cảm động.

Chuyện tình giữa Xuân Diệu và Tô Hoài, thực ra, từ bao lâu đã có nhiều lời đồn và nghi vấn. Lần này, khi viết hồi ký về đời mình, Tô Hoài đã ngang nhiên kể lại mối tình đó. Một hành động vô cùng chân thật đầy tính “cách mạng” với xã hội Việt Nam hãy còn rất nhiều những thành kiến; một thái độ can đảm dứt khoát để nói với Đảng và Nhà Nước Việt Cộng về hai chữ Tự Do.

Tô Hoài ghi:

“Rời thành phố, lên đến Yên Dã đã u tỳ lắm rồi. Tôi quen Xuân Diệu trước năm 1945. Tôi cũng là người Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết đề tài Thanh Niên Với Quốc Văn ở giảng đường trường đại học Hà Nội. Xuân Diệu nói “Hoài ơi đi ủng hộ Diệu”. Anh Hiến sinh viên mặt tái xanh nhút nhát ra giới thiệu lung tung. Không sao, Xuân Diệu áo Tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng sẫm, làn tóc rậm đen loăn xoăn trên đài trán đã thu hút người nghe vào ngay câu chuyện. Đột nhiên, Xuân Diệu nói nhịu chữ “tâm hồn” – như một bà già trong làng bán bánh đúc có tật nói nhịu nhảm. Nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục sang sảng hùng biện, không ai kịp sửng sốt.

Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống.Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ Thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gợn, không phải chữ gỗ giẹp đét.”
(Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai, Thanh Văn (không thấy ghi năm xb), trang 188 & 189)

Điều trước hết phải nên ghi nhận, Xuân Diệu quả là một người mê đắm và đỏm dáng! Những đặc tính rõ nét của một người đồng tính. Áo Tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng sẫm… Xem ra, nét ăn mặc của Xuân Diệu từ hơn nửa thế kỷ trước, so với những tay đỏm dáng hiện đại chả có gì thua sút lạc điệu. “Hoài đi ủng hộ Diệu”. Câu nói nhẹ nhàng, mỏng manh đầy nữ tính nhưng quyết liệt. Và hai chữ “tâm hồn” nói nhịu. Tại sao? Nói nhịu như một bà già bán bánh đúc trong làng có tật nói nhịu nhảm! Đó là cái ám ảnh của bản chất, hay là sự thể phản ảnh của một nỗi cuồng si?

Xuân Diệu cầm tay Tô Hoài và âu yếm vuốt lên, vuốt xuống. Nhưng là “bốn mắt nhìn nhau đắm đuối”. Có nghĩa, Tô Hoài cũng đã đắm đuối nhìn vào mắt Xuân Diệu. Cái đắm đuối mà Tô Hoài chẳng thể nào hiểu nhưng nó có làm Tô Hoài cảm động và rung động!

Tô Hoài kể tiếp. Rành mạch, rõ ràng với một trí nhớ xanh tươi:

“Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, ở trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ mặt sùi trứng cá, chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi, đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh vợ đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến sắp hàng vào lớp.”
(Tô Hoài, sđd, trang 189)

Tô Hoài hôm nay đã là một ông già. Nhưng ông già Tô Hoài vẫn chưa hiểu lắm về sự khác biệt giữa “Tình Trai” và những nghịch phá của tuổi học trò con nít. Chắc rằng Tô Hoài lúc bé ẻo lả và giống con gái. Cho nên lũ bạn tiểu học mới dỡ những trò chơi tinh quái đó. Nhưng với Xuân Diệu thì khác! Đúng như Tô Hoài đã xác định: Xuân Diệu yêu Tô Hoài. Tình yêu thật sự của tuổi thanh niên trưởng thành. Tình trai, tuy là “tình trai”, ai cấm giai đoạn mở đầu vẫn khai mào bằng những gì đằm thắm, thơ mộng. Tay cầm tay. Mắt nhìn mắt. … Đắm đuối. Nồng nàn…

Nhưng mối tình của Xuân Diệu với Tô Hoài không chỉ có thế. Không chỉ là tay cầm tay, mắt nhìn mắt. Tô Hoài làm tôi ngạc nhiên ở đoạn tôi sắp trích dẫn dưới đây, khi họ Tô kể lại, miêu tả lại bằng giọng văn tài tình có tay nghề của ông:

“Mới xế chiều đã chập tối, chẳng còn người thò chân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong, nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quẳng bát đũa nay, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm xong rồi cũng chuồn mất. Dẫy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng người trở mình, giát giường không ken két. Im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven ngõ giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội tôi ngủ lại.
Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió, Xuân Diệu ở lại u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi về những đêm ma quái, rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu rờn vào. Không phải. Tay người, bàn tay người nay đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm dần lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quit, cánh tay, cặp đùi thong chão trói lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, dữ dội giằng ngửa cái xác thịt kia.”
(Tô Hài, sđd, trang 190 & 191)

Tôi có thể thấy như trước mắt cái đìu hiu hoang sơ trên triền Tam Đảo. Và những cuồng mê xác thịt giữa mưa gió, bóng tối và những khoảng trống vắng trơ lạnh giữa núi rừng Yên Dã. Bao vò rượu nếp của kiến trúc sư Võ Đức Diên hẳn nhiên sẽ nung nấu dòng máu nóng của những chàng thanh niên như Tô Hoài, Xuân Diệu. Và thế là cơn đồng thiếp được gọi lên. Chỉ là ở một người. Bắt đầu ở một Xuân Diệu thi sĩ Tình Trai. Tô Hoài là kẻ bị cuốn vào cơn sóng dập dờn đó. Bằng vô thức. Không suy nghĩ suy luận phân tích gì hết. Nhưng tôi thấy rõ ở những dòng chữ kể lại của Tô Hoài một ý thức rất tỉnh táo. Và nhất là không chút mặc cảm hay vò xé (cần thiết) theo thói thường của một cái gì đó gọi là Truyền Thống Việt Nam hay Luân Thường Đạo Lý kiểu áo dài khăn đóng!

Tô Hoài tiếp tục tỉ mỉ, rất văn chương với những dòng kể tiếp theo:

“Rồi như chiêm bao, tôi ngã ra, thống khoái. Im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống roan, xuống bẹn… Cơn sướng lại cồn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt. Lần này thì tôi lữ lả, tôi nguôi ra rên ư ử, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.”
(Tô Hoài, sđd, trang 191)

Tôi đã đọc Hồ Trường An, Ngô Nguyên Dũng, Hoàng Mai Đạt, v.v… viết về đồng tính. Tội cũng từng đọc vài nhà văn nữ Việt Nam ở hải ngoại viết về những mối tình, những cơn ái ân đồng tính. Theo tôi, chưa có ai xuất sắc như Ông Già Tô Hoài khi viết lại mối tình trai của ông và Xuân Diệu.
Tô Hoài táo bạo mà vẫn nên thơ. Buông thả một cách tận cùng nhưng đồng lúc lại vẫn như e dè muốn níu lại hết. Níu lại một cái gì đó rất mơ hồ ngay chính họ Tô chẳng hề biết hiểu, chẳng hề phân biệt được:

“Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi he hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.”
(Tô Hoài, sđd, trang 191)

Những níu lại vô ích vô thức. Những hứng thú quả tình khủng khiếp! Nhưng vẫn là những hứng thú kỳ bí “nồng nàn kích thích”. Trong bóng tối.
Bởi ánh sáng bạch bình minh ban ngày sẽ làm tan rã hết. Sẽ làm “lạnh” đi những “nồng nàn kích thích” trong đêm mưa gió giữa núi rừng.

Tô Hoài chạy trốn những “khủng khiếp” của cơn hứng thú. Trong cái khựng lại e dè (tôi không thấy nói chút gì đến niềm sợ hãi hay ân hận!), vẫn có một sự “tuôn chạy băng băng” vào “chốn đó”. Dù cái “nơi chốn đó” có là thiên đàng hay địa ngục. Xin nghe Tô Hoài kể tiếp:

“Nhưng đêm mai lại vào cuộc dữ dội. Trong đêm quái quỉ lại thấy mình như không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn.”
(Tô Hoài, sđd, trang 191)

Chỉ là rờn rợn khi ánh sáng mặt trời đã trở về với không gian. Rờn rợn như một phản ứng thiên nhiên tự nhiên không lý giải. Do đó, khi đêm về, Tô Hoài đã không có ý niệm, không biết là rồi trời sẽ lại sáng!

Nhưng một mối, hay những mối tình trai trong thời “kháng chiến” như vậy làm sao qua mắt nổi “cơ quan”! Và hậu quả của những cơn “hứng thú khủng khiếp” là ánh sáng. Là phải phô bày, tự thú. Là phải lôi từ đêm thẳm, từ gió mưa của rừng núi ra những lời bộc bạch. Phải mang bóng tối ra trình diện trước ánh sáng.
“Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang như thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta ra đi. Bốn bên im như tờ. . . . .
. . . . chiếc màn một trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lân, của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm nay. Chẳng biết đêm hôm có ông kễnh nào bị bàn tay nhung sờ vào roan không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên buồng vẫn mắc màn sẵn đi ngủ từ chập tối, bỏ ngoài tai mọi việc.

Xuân Diệu chỉ ngồi khóc, chẳng biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, thằng Đại và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, nhưng cũng không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, chính mình cũng điên kia mà. Không nói cụ thể việc ấy, nhưng ai cũng to tiếng gay gắt “tư tưởng tư sản, phải chừa đi”. Xuân Diệu nức nở “tình trai của tôi… tình trai…” rồi nghẹn lời, nước mắt lại ứa ra.”
(Tô Hoài, sđd, trang 193)

Hẳn là còn may mắn, vì “hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn”, nên Xuân Diệu chỉ bị mắng mỏ là “tư tưởng tư sản, phải chừa đi”. Chỉ tội nghiệp cho cái gọi là “tư sản”! Làm như chỉ có những con người “tư sản” mới biết đến “đồng tính luyến ái”!

Chẳng có đấu tố, khai tội và phỉ nhổ chửi bới. Chẳng có ném đá hay hành hạ cụ thể tức thì. Nhưng sau đó ít lâu, thì Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ.
“Và cũng thành một cái nếp kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người được nhiều thời giờ chỉ chuyên đi viết. Mà Xuân Diệu cũng như xa lánh mọi công tác.”
(Tô Hoài, sđd, trang 193)

Xem ra, hình phạt như vậy đối với những “tội tình, bê bối” mà Xuân Diệu đã làm ra đã là quá nhẹ. Đảng Việt Cộng vì trọng tài Xuân Diệu nên nương tay? Hay vì là giai đoạn cần kết nạp, cần những cán bộ tiếng tăm, có tài, nên Đảng đã ngó lơ phần nào cho Xuân Diệu? Tôi lại nghĩ những lí do vừa nêu ra có thể là vài chục phần trăm. Nhưng nhiều phần trăm chính yếu là Đảng đã “mắc cỡ”! Đảng ngượng ngùng chẳng biết… kết tội ra làm sao với trường hợp Xuân Diệu.

Và như thế, Xuân Diệu, theo như Tô Hoài đã ghi, vốn là một người “đào hoa” với những mối tình trai. Xuân Diệu không biết chung thủy. Xuân Diệu chỉ biết mê đắm. Tô Hoài hồi ức:

“Từ thuở trẻ, cái bắt tay như vồ lấy, trán đụng vào nhau, bốn con mắt nghiêng ngả vuốt ve nhau. Ở đâu Xuân Diệu cũng đào hoa những mối tình trai. Buổi chiều trong kháng chiến, đã hết lo đám máy bay lên đánh bom, chúng tôi đặt ba lô nghỉ chân ở Ấm Thượng xuống sông tắm táp xong lên dạo phố. Đêm nay thị trấn mời Xuân Diệu nói chuyện thơ. Bọn con trai choai choai kháu khỉnh xúm xít quanh nhà thơ. Tuổi trẻ, trai gái thấy nhau như có điện, dù điện yêu hay điện ghét, thái độ hiện ngay ra con mắt, nụ cười, cái bỉu môi, dáng xóc cổ áo, bãi nước bọt. Đằng này, con gái đi ngang mặt dửng dưng như không, nhưng con trai xoắn xít vòng trong vòng ngoài. Sáng hôm sau còn đến chơi. Xuân Diệu nắm cổ tay từng đứa mân mê như chọn đẵn mía, và nhìn dõi vào mắt…”
(Tô Hoài, sđd, trang 196)

Xuân Diệu quả là một tay đào hoa với những mối tình trai. Qua ngòi bút Tô Hoài, chúng ta thấy một Xuân Diệu đồng tính thản nhiên và ngây thơ không mặc cảm. Mặc cảm, một trạng thái gần như (đương nhiên và thậm chí cần thiết) bắt buộc phải có ở những con người đồng tính chẳng những vào thời thi sĩ Xuân Diệu, mà ngay cả ở thời nay tại Việt Nam!

Và như Tô Hoài đã kể, Xuân Diệu chẳng phải là một tay chung tình. Tuy nhiên, để kết luận về Xuân Diệu, Tô Hoài viết:

“Mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu buồn thương, buồn cười và đáng yêu, chỉ đáng yêu…”
(Tô Hoài, sđd, trang 193)

Để dứt bài này, tôi xin chép lại nay một bài thơ “Tình Trai” của Xuân Diệu, gửi một người lính trẻ rời thành phố vào chiến trường. Bạn đọc nếu không biết trước, chắc chắn sẽ nhầm đây là một bài thơ Tình Gái, do một chàng trai viết gửi cho người yêu bé nhỏ của mình:

EM ĐI
Tặng Hoàng Cát

Em đi, để tấm lòng son mãi
Như ánh đèn chong, như ngôi sao
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào
Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga
Chưa chi ta đã phải chia xa!
Nụ cười em nở, tay em vẫy,
Ôi mặt em thương như đóa hoa
Em hỡi! Đường kia vướng những gì
Mà anh mang nặng bước em đi!
Em ơi, anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa
Nhưng bóng em đi đã khuất rồi.
Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!
Tình ta như mối dây muôn dặm
Buộc mãi đôi chân, dẫu cách vời
Em hẹn sau đây sẽ trở về
Sống cùng anh lại những say mê…
Áo chăn em gửi cho anh giữ,
Xin gửi cùng em cả hẹn thề!
Một tấm lòng em sâu biết bao
Để anh thương mãi, biết làm sao!
Em đi xa cách, em ơi Cát
Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ yêu…”


No comments:

Post a Comment