Pages/ Tác giả

Wednesday, October 6, 2010

DLHTN- ĐỨNG DƯỚI BÀN TAY NHÚNG CHÀM …( cựu tướng Trần Thiện Khiêm )


Chủ Tọa Ðoàn gồm có, từ trái sang là ông Trương Minh Cao, Luật Sư Nguyễn Bích, Cựu Tướng Nguyễn Khắc Bình, Cựu Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại, ông Nguyễn Văn Ức, ông Trần Quan An và ông Ðặng Văn Ngọc.


LTS- Chú ý vào sự trùng hợp ngày Ðại Hội Bất Thường của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, cựu Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm sẽ có mặt và phát biểu đôi lời trong buổi khai mạc đại hội, lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy, 2 tháng 10, tại hội trường thị xã Westminster số 8200 đường Westminster. Câu hỏi của chúng tôi là -Tại sao Đại hội TTCS "bất thường" xảy ra đúng vào thời điểm Việt gian Cộng Sản ăn mừng "Quốc Khánh Bắc Kinh"? Trần Thiện Khiêm có âm mưu gì khi xuất hiện vào thởi điểm này? Trần Thiện Khiêm có thể trả lời cho sự xuất hiện đột ngột trùng hợp không ngẫu nhiên vào ngày này không ? Đâu cần phải treo lồng đèn đỏ Made in China mới đúng ý nghĩa ăn mừng đại lễ, chỉ cần triệu tập TTCS họp mặt, choàng vòng hoa , trước họp -sau tiệc mừng đúng vào ngày Đại Lễ Bắc Kinh đủ cho bọn việt gian nằm vùng báo cáo về Bắc Kinh là bọn Việt Tân thành công NQ36 với TTCS hải ngoại. họp mặt- tiệc mừng chung vui với chúng ta . Mong rằng TTCS giải thích tại sao đại hội TTCS" chọn đúng vào thởi điểm bọn Việt gian Cộng Sản "ăn mừng đại lễ Quốc Khánh Tàu Bắc Kinh " chính thức lên tiếng công khai bán nước cho Tàu Bắc Kinh??? Chúng tôi nghĩ là ông DLHTN vẫn còn nhẹ nhàng lich sự chưa nói huỵch tẹt ra sự thật về hung thần Trần Thiện Khiêm từ cảnh sát , quân cảnh , an ninh quân đội v..v..đều nghe danh " bất cứ đoàn xe nào của Bà Khiêm, tức là hàng viện trợ của USAID như thực phẩm, TV tủ lạnh, thuốc men v..v...dành cho nhân dân Việt Nam hay vũ khí dành cho QLVNCH được đàn em của Bà Khiêm chất lên xe GMC chở vào bưng cho MTGPMN thì đừng hỏi lôi thôi, kẻo không bị tống ra chiến trường trong vòng 24 giờ." và nhiều người đã chết mất xác ngoài chiến trường vì tội chận đoàn xe GMC của bà Khiêm. Trần Thiện Khiêm đã làm gì cho nền Đệ I, Đệ II Cộng Hòa? Trần Thiện Khiêm trả lời cho TTCS và cộng đồng hải ngoại biết về số phận của những nạn nhân VNCH bất tuân "mật lệnh" bà Khiêm ra sao?

Tướng Trần Thiện Khiêm "Xuất Hiện"





cuộc họp báo vào lúc 3 giờ 15 chiều hôm Chủ Nhật, 3 tháng 10, tại hội trường của thị xã Westminster.


ĐỨNG DƯỚI BÀN TAY NHÚNG CHÀM …


Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Đại Hội Toàn Quân! Khí thế thật hết xẩy!

Đầu năm 2003, người ta được thấy khoảng vài trăm tỵ nạn viên gặp gỡ nhau dưới một cái banner đầy hùng khí: Đại Hội Toàn Quân (ĐHTQ). Quí vị này tự xưng là Tập Thể Chiến Sĩ QLVNCH (TT hay TTCS)) để mưu đại sự. Tiếng là TTCS, nhưng có một vài vị là dân sự khoa bảng, còn lại đa số đều là cựu tướng tá cả. Cũng tốt thôi, chẳng sao hết, quân dân kết đoàn một lòng đấu tranh (Duy Khánh, bài: Đi từ ruộng đồng bao la) như thế là tốt, miễn là người ta đem cái Tâm Thành ra để làm việc. Nhìn thấy ĐHTQ, nhiều anh lính Cộng Hòa, những kẻ bị bắt buộc phải thất trận, lại một lần nữa hy vọng: Có lẽ khí hùng còn bất tử, biết đâu rồi sẽ có ngày dựng lại cơ đồ?


http://img16.imageshack.us/img16/3571/dhtq2003.jpg http://img16.imageshack.us/img16/3571/dhtq2003.jpg

Hình ảnh cho thấy đông người thế này mà sau đó TTCS để con bé Phiến Đan đáng tuổi cháu ngoại của "đại tá trốn lính" GS Nguyễn Xuân Vinh ngồi giữa bàn đại hội hỗn xược mắng TTCS từ trên xuống mà không ai 'tát tai, đuổi cổ nó ra khỏi phòng họp. Thật là vinh dự cho TTCS

http://www.conongviet.com/ChinhTri/phiem%20Dan%20-%20Nguyen%20Xuan%20Vinh.gif

"đại tá trốn lính" GS Nguyễn Xuân Vinh và vợ hai Phiến Đan
Phiến Đan là người săn sóc thân mật cho hiền huynh "chủ động điếm Quán Bà Mau" Nguyễn Chí Thiện

Khoảng năm 2007 thì phải, TT cũng lại hội họp để bầu bán gì đó. Đang lúc bù đầu để kiếm sống, không còn hơi sức màng tới việc thế sự, anh L (người đã về chầu Trời) được một người bạn rủ rê tham dự Đại Hội nhưng không muốn đi, bèn tìm cách thoái thác: Tui có là hội viên đâu mà đi. Anh bạn trợn mắt lên bảo: Có chứ sao lại không, tập thể mà. Câu chuyện xẩy ra trước mặt người viết. Thú thật, lúc đó bần bút chưa ngộ ra được hai chữ Tập Thể. Chuyện này làm nhớ lại, hồi còn mài đũng quần ở ghế nhà trường, nghe thầy Nguyễn Đăng Thục giảng trong giờ triết Đông: Luới Trời lồng lộng, bé không trong mà lớn cũng không ngoài, bần bút không sao hiểu nổi. Cái sự ngu dốt nó bám theo hàng mấy chục năm trời. Nhờ có câu chuyện này, bần bút mới khôn ra được một tí, và đã ngộ ra được, lưới Trời lồng lộng chính là hai chữ Tập Thể này đây. Nếu đã gọi là Lính rồi thì đương nhiên phải có mặt trong TT. Mấy chữ TTCS có ý nghĩa bao trùm tất cả chẳng chừa một ai, mọi thành phần tỵ nạn mà xưa kia còn ở trong nước đã từng có thời mặc kaki, mang giầy bốt, hiện hữu là một con số, nơi cư trú gọi là KBC. Anh quân nhân mặc dù không phải là hội viên, tự dành quyền đi dự Đại Hội TTCS, thiết nghĩ là đúng chứ không sai.

Mặc dù đa số đám cựu lính tráng, quan quyền đều đã quá ê chề và ngán ngẩm cái trò gạt cả tình (tinh thần yêu nước) lẫn tiền của Mặt Trợn Hoàng Cơ Minh, nhưng cái bảng hiệu ĐHTQ vẫn còn sức hấp dẫn đối với nhiều người. Nó có giá trị như một bài Hịch. Là lính bị buộc phải thất trận, nghe Hịch xuất quân, ai lại không hồ hởi (tiếng VC đấy). Bần bút là cựu lính, cũng cảm thấy mở cờ trong bụng và có phần tin tưởng, vì Hịch được ban ra từ một Tướng Quân có thành tích chiến đấu, và một ông Tá phụ tá là một khoa học gia nổi tiếng trên thế gian này.

Kiểm điểm lại, gần chục cái đông tàn, xuân tới, TT đi đến đâu, đã lập được thành tích gì, người viết khơi trọng gạn đục mãi mà thú thực chẳng tìm thấy được cái gì đáng kể, ngoài ba việc sau đây. thứ nhất, một văn bản đệ trình Liên Hiệp Quốc khiếu nại rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của VN. Thứ hai là “chiến dịch một mỹ kim mỗi tháng” hay có người còn gọi là kế hoạch “con heo đất”. Và thứ ba, lâu lâu lại họp hẹp để bầu bán. Đáng tiếc là hồ sơ về Trường Sa và Hoàng Sa của TTCS thì lại không đầy đủ và mạch lạc bằng của một cá nhân, bạn của bần bút, nguyên là một sĩ quan Hải Quân. Đại kế hoạch Con heo đất có lẽ không có bạc cắc cho ăn nên heo đã đói mà chết từ khuya rồi. Chỉ có việc bầu bán vào các chức vụ là vẫn tiến triển đều đặn.

Ngày 02-10-2010 vừa qua, TT mới lại họp đại hội bất thường để bầu lãnh đạo. Sau khi ông tướng, sáng lập viên của TT, từ Tư Lệnh sư đoàn BB bỗng thuyên chuyển sang binh chủng Người Nhái thì TT trở thành rắn không đầu, chẳng ai biết ông tướng lặn ở mãi đâu chưa thấy trồi lên. Thế rồi nhà khoa học lừng danh thế giới lên thế vị. Nhưng ông bất ngờ bê một em hằng nga hậu duệ lên Cung Quảng rồi ở lì trên đó không trở về nữa, thành ra TT lại trở thành đứa trẻ mồ côi. Vì thế TT mới phải mở đại hội bất thường. Với tình hình lãnh đạo này, người ta khó có thể tin được rằng TTCS sẽ thực hiện được 2 mục tiêu trọng yếu trong số 5 mục tiêu mà ĐHTQ bẩy năm về trước đã đặt ra:

4- Chống lại âm mưu của Cộng Sản nhuộm đỏ cộng đồng Người Việt hải ngoại.

5- Xây dựng một chế độ, Tự Do, Dân Chủ Pháp Trị, Công Bằng và Tiến Bộ cho Việt Nam và muốn đạt mục đích này thì phải giải thể chế độ CSVN.

Uổng công cho một người từ trong lòng chế độ miền Bắc ra hải ngoại này đã đặt hết kỳ vọng vào tập thể QLVNCH. Người đó là nhà báo Việt Thường. Một số ông bà chống cộng nổi tiếng của Mặt Trợn, nhất là mấy tay em của hiền huynh “thơ sĩ” chủ quán Bà Mâu kết án ông là tình báo của VGCS, và còn của tầu cộng nữa. Đọc sách và các bài viết của Việt Thường, nghe các audio ông phát biểu, dù thiển cận và dốt nát như bần bút cũng phải thừa nhận rằng, quan điểm và đường lối nhà báo Việt Thường nêu lên sau đây nghe được lắm. Thứ nhất, cố Tổng Thống VNCH, cụ Ngô Đình Diệm, là một nhà ái quốc, đạo đức, trong sạch, và có khả năng. Thứ hai, Hồ Chí Minh là một tên thiên cổ tội đồ của dân tộc VN. Tội lớn nhất của hắn là tội bán nước. Và thứ ba, ông Việt Thường khẳng định chỉ QLVNCH mới có đủ khả năng chống lại VGCS, và sẽ thành công nếu đoàn kết và biết tổ chức. Giả thiết rằng nhà báo Việt Thường là cán bộ tình báo CS thiệt, thì với quan điểm và chủ trương nói trên, tên CS nguy hiểm này xem ra còn có tinh thần quốc gia hơn rất nhiều nhân vật quốc gia nổi tiếng trong cộng đồng tỵ nạn nữa đấy.

Người viết bắc quàng một chút chuyện nhà báo Việt Thường là vì muốn nhấn mạnh đến vai trò và sứ mệnh của QLVNCH đối với đất nước trong tình thế hiện nay.

Nhớ ngày còn trong tù, tuy ở nhiều trại khác nhau từ Nam ra Bắc, nhưng hầu hết anh em đều là lính tráng cả, lác đác vài ba ông dân chính lạc đường vô đây, đếm trên đầu ngón tay. Một bác chưa già nhưng nhất định không còn trẻ, chức vụ Tống Văn Thư Phủ Đặc Ủy Trung Tương Tình Báo. Nghe ghê quá phải không, nhưng thực ra chỉ là viên tùy phái chạy văn thư giấy tờ từ Phủ Đặc Ủy sang Phủ Đầu Rồng thôi chứ có gì đâu. Ấy thế mà VGCS cho là nhân vật quan trọng, phải đầy ông ra tận Việt Bắc chúng mới yên bụng. Hai ông nữa làm việc làng xã miền núi, một ông Ủy Viên An Ninh, một ông Xã Trưởng. Tội của các ông là cô lập gia đình “cách mạng” để du kích không còn liên hệ phá phách được. Kế hoạch Ấp Chiến Lược là tát nước bắt cá mà. Còn một anh chiêu hồi, khi trước là xã đội trưởng du kích, vợ chết chưa được một tuần lễ thì đi tù để lại 11 đứa con. Anh ta sống như một tầu lá úa, gặp bần bút lúc nào cũng hỏi: Bao giờ mình mới được tha nhỉ. Anh đã từng là VC mà không hiểu VC thì làm sao bần bút hiểu nổi VC đây. Còn nữa là một chú nhóc làm mật báo viên cho cảnh sát, ở tù nhưng còn yêu đời lắm. Tối ngày chú nhóc ngâm thơ Thế Lữ để chọc mấy ông “phượng hoàng gẫy cánh”: Than ơi thời oanh liệt nay còn đâu. Chú em vậy mà có số đào hoa, làm anh nuôi của đội nên ở ngoài rẫy đi lăng nhăng được. Chú em cua được một nàng sơn nữ “Phà Ca” xinh đáo để, chưa xơ múi gì thì đã bị tóm cổ. Chú nhóc bị nhốt nhà đá hưởng tiêu chuẩm 9 kg sắn/ tháng. Người tình của chú nhóc cùng với gia đình bị phát vãng đầy đi nơi khác cách mấy chục cây số. Thằng nhỏ nằm trong nhà đá tiếc ngẩn tiếc ngơ như người mất hồn.

Nhà tù khổ sai CS đói khát, cực khổ, chán chường, hỉ nộ đủ cả, ít có khi vài ba người cùng chung một đơn vị ngày trước. Quân dân, cấp bậc chẳng có gì phân biệt. Tôn ti chỉ dựa vào tuổi tác. Ấy vậy mà sao chúng tôi cảm thấy đầm ấm thế, tinh thần huynh đệ chi binh, quân dân thắm thiết không đâu bằng. Mọi người đều nung nấu ý chí: phải làm một cái gì đó sau khi được thả. Đó là một lời nguyền. Nhưng khi ra hải ngoại, được tự do rồi thì những ngày xưa thân ái chỉ còn là dĩ vãng xa mờ. Hàng trăm ngàn HO trong một khu vực không sao ngồi lại được với nhau. TTCS là một tổ chức bề thế nhất mà từ khắp mọi “vùng chiến thuật” gom lại cũng chỉ được vài ba trăm, nhiều khi đồng nhưng vẫn bất hòa. Anh em kèn cựa nhau từng tí, xét nét nhau đủ điều. Lời thề non nước trong tù đã quên sạch….

TTCS, một tia hy vọng có lẽ là cuối đời của người lính già, 7 năm trời rồi, cho đến bây giờ vẫn chỉ là họp hẹp để bầu bán, trong khi VGCS đã vào tới trong nhà rồi. TT tuy là lính, nhưng bây giờ không còn quân giai, không còn quân kỷ nữa. Mỗi người là một cá nhân tự do rồi. Quí vị lãnh đạo TT thay vì “LEAD” anh em, nhưng lại vẫn theo thói quen ngày nào, “COMMAND” anh em nên hỏng cả. Nhưng đấy là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là chuyện khác cơ. Ngay từ ngày đầu thành lập, quí vị sáng lập đã không thấy được rằng thành lập một tổ chức trên đất Mỹ với cương lĩnh khơi khơi: “chống lại âm mưu của Cộng Sản nhuộm đỏ cộng đồng Người Việt hải ngoại, xây dựng một chế độ, Tự Do, Dân Chủ Pháp Trị, Công Bằng và Tiến Bộ cho Việt Nam và muốn đạt mục đích này thì phải giải thể chế độ CSVN” là một mạo hiểm chắc chắn đưa đến thất bại.

Mọi người đều thấy, có bao giờ người Mỹ cho phép dân tỵ nạn chúng ta chống lại VGCS đâu. Kinh nghiệm Mặt Trợn còn đó. Kinh nghiệm tướng Lào Vàng Pao cũng còn đó. Và không phải người Mỹ đang thả cho VGCS làm mưa làm gió trong các cộng đồng tỵ nạn chúng ta đấy sao? Người Mỹ không ra mặt cấm TT chống cộng, nhưng cho bọn chó săn Việt Tân xâm nhập để lũng đoạn thì cũng thế thôi. Dư luận cho rằng tướng Lê Minh Đảo bị bọn Việt Tân trà trộn kềm kẹp quá, chịu không nổi nên ông mới phải âm thầm bỏ cuộc. Bần bút không biết rõ. Quí vị thành viên còn mang tinh thần quốc gia thực sự trong TT có dám thừa nhận điều đó không? Người lãnh đạo kế nhiệm tướng Đảo còn bị chó săn VT chơi đòn nhục nhã hơn nữa. Thiếu gì em thơm như múi mít, nhà khoa học xếp của TT lại không ôm, mà đi ôm nạ dòng hậu duệ VT để trét kít vào mặt cả TT. Lãnh đạo coi cái lá đa lớn hơn danh dự của tổ chức, hơn cả quyền lợi của đất nước thì còn làm ăn gì được? Trước hoàn cảnh đó, TT rơi vào khủng hoảng lãnh đạo là phải.

Cái sai lầm căn bản của TT là những vị lãnh đạo TT cấp nhỏ lon đã không dám đứng lên tự khẳng định chính mình, mà lại đi bê những ông thiên lôi ra làm việc nước. Lôi một ông đại tướng bàn tay đã nhúng chàm ra làm bùa hộ mạng thì thật là hết thuốc chữa. Tây nó nói: Chiếc áo không làm nên thầy tu (L’habit ne fait pas le moine). 4 ngôi sao trên ve áo ông tướng chưa bảo đảm ông là người lãnh đạo tốt thì làm sao ông che dù cho người khác lãnh đạo được. Theo lời ông Phan Tấn Ngưu, cựu tướng Trần Thiện Khiêm (TTK) cho biết, ông chỉ muốn đến gặp gỡ tất cả các chiến hữu, nói lời cám ơn họ cũng như cám ơn các chiến hữu đồng minh đã giúp VNCH chống quân cộng sản Bắc Việt. Cả gần nửa thế kỷ qua, kể từ ngày ông tham dự vào việc giết TT Ngô Đình Diệm, qua thời gian ông thăng quan tiến chức, rồi mấy chục năm lưu vong, người ta chỉ thấy ông thủ khẩu như bình. Đáng buồn nhất là trong những lúc thăm trầm của đất nước, ông vẫn cứ một mực im lặng là vàng. Bây giờ ông đại tướng mới xuất đầu lộ diện. Nếu là để gặp gỡ chiến hữu thì cũng tốt, nhưng còn để nói lời cám ơn họ, và còn cám ơn cả các chiến hữu đồng minh nữa thì e là chuyện vô tích sự. Có ai trong các chiến hữu của ông cần đến lời các ơn của ông, một người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra tang tóc cho họ và cho gia đình họ. Với các người bạn ngoại quốc là chiến hữu, ông còn nhân danh cái gì, và lấy tư cách gì để nói lời cám ơn với người ta?

Mục tiêu TT đặt ra cho là đúng đi, nhưng gần mười năm qua, TT đã chứng tỏ là bất lực. Lúc này TT lại toan tính đứng trú dưới bàn tay của một kẻ bán nước, đã góp phần lớn vào việc làm rã ngũ toàn quân, làm mất nước thì vô lý quá. Liệu bàn tay nhúng chàm này có cứu vãn nổi tình trạng xuống dốc của TT không. Xin đừng nghĩ rằng bần bút nói láo. Không, chúng tôi sẽ có câu trả lời cho TT ông tướng TTK là người như thế nào.

Khái niện bán nước rất đơn giản là bán hoặc dâng hiến chủ quyền quốc gia hoặc đất đai cho ngoại bang. Câu hỏi chúng tôi đặt ra là ông TTK có bán hay dâng hiến chủ quyền VN cho Mỹ không? Cả bằng lý luận lẫn bằng chứng, câu trả lời của người viết sẽ là CÓ. Những việc xẩy ra trong biến cố 1-11-63 đã chứng minh điều đó, và chính ông TTK đã xác nhận điều đó.

Thật vậy, trong cuộc bạo loạn giết TT Ngô Đình Diệm người ta cứ tưởng Dương Văn Minh là tay chủ chốt trong biến cố, nhưng không phải, TTK mới đúng. Đảo chánh quân sự phải là tướng có quân. Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim và hầu hết bọn phản loạn đều là tướng tá không quân. Nguyễn Văn Thiệu có quân và trực tiếp tham gia nhưng chỉ là kẻ theo đóm ăn tàn, không hề ở trong ban tham mưu đảo chánh, và không có mặt tại Bộ TTM vào lúc đó. Ngay như Tôn Thất Đính, nắm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, nhưng cũng chẳng có quân. Mặc dù trong phạm vi Biệt Khu Thủ Đô có rất nhiều BTL các quân binh chủng, tuy nhiên không thuộc quyền điều động của ông Tư Lệnh BKTĐ. Muốn sử dụng các đơn vị đó, ông TL phải thảo kế hoạch hành quân rồi yêu cầu các quân binh chủng đó phối hợp. Mời phối hợp để hành quân bảo vệ an ninh, hoặc tiễu trừ VC thì được, chứ còn để làm đảo chánh thì nhất định Tôn Thất Đính bố bảo cũng không dám. Vì thế TTĐ cũng lại là kẻ theo voi ăn bã mía mà thôi.

Bản doanh đặt ban tham mưu đảo chánh nằm ngay tại văn phòng tướng TTK, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, nói lên vị trí và tư thế của tướng Khiêm trong việc làm loạn. Trong khi Tổng Thống TTL Quân Đội tại đào, Đại Tướng TTMT chữa bệnh xa Saigon, ông Tham Mưu Trưởng Liên Quân kể là người nắm quyền điều động quân đội lúc đó. Tức thời và trước mắt, tướng Khiêm có trong tay đơn vị Tổng Hành Dinh Bộ TTM và một đại đội Quân Cảnh. Nên biết là bọn đảo chánh chỉ có quân canh gác nhưng không có lực lượng bảo vệ. An ninh của bọn chúng nằm trong tay đơn vị Tổng Hành Dinh và đại đội Quân Cảnh của tướng Khiêm. Nếu tướng TTK không phải là người chủ chốt thì ông đã chẳng dám dùng văn phòng của mình làm bản doanh để đảo chánh. Và nếu tướng TTK không được bọn tướng tá phản loạn tin tưởng thì bọn này cũng không dám tụ tập đến đó để làm loạn, bởi vì ông Khiêm có thể tóm gọn lũ phản loạn rất dễ dàng nếu ông muốn trở cờ. Sợi giây liên kết bọn tướng tá phản loạn và làm cho chúng tin nhau chính là CIA Mỹ.

Nhiều tài liệu chính thức của Mỹ đã được giải mật, cũng như những hồi ký của những người trong cuộc (tướng phản loạn) xác nhận chính quyền Hoa Kỳ là kẻ chủ chốt tạo ra cuộc đảo chánh 1-11-63 để giết TT Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu. Người Mỹ liên hệ trực tiếp là tên trung tá CIA Lucien Conein. Tên Xịa này có mặt tại phòng nghỉ của tướng Khiêm, sát văn phòng làm việc của ông vào lúc 12:30 trưa ngày 2-11 để giám sát và theo dõi bọn tướng tá làm đảo chánh. Hắn mặc binh phục, mang súng lục, lựu đạn, và một cái túi đựng 3 triệu bạc tiền VNCH để thưởng công bọn tướng tá sau khi giết được TT Diệm. Theo hồi ký của tướng Trần Văn Đôn, số tiền này tướng Trần Thiện Khiêm được chia 500.000 đồng.

Tuy nhiên, những tài liệu và hồi ký đã không xác định Trần Thiện Khiêm là đầu mối nhận lệnh từ CIA. Nếu không có ông đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên chánh văn phòng của tướng Khiêm ngày còn làm Tham Mưu Trưởng Liên Quân khui ra thì vấn đề này vẫn còn là một nghi án lịch sử. Để trả lời những chi tiết trong bài của tác giả Trần Ngọc Giang viết về cuộc đảo chánh 1-11-63 mà ông cho là thiếu chính xác, đại tá Hoa viết như sau:

Đầu tháng 3/2007 trong lúc nói chuyện với cựu Đại Tướng Khiêm sau khi đón ông và gia đình từ phi trường IAH sau chuyến du lịch Pháp quốc trở về Houston, nhân lúc vui vẻ, tôi (đại tá Hoa) hỏi:

- Thưa anh Tư (đại tướng Trần Thiện Khiêm), hồi đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, bắt đầu từ phía Hoa Kỳ hay từ phía Việt Nam mình anh Tư?

- Từ phía Hoa Kỳ.

- Vậy ai là người nối vào Việt Nam mình anh Tư?

- Ông S. (chú thích của bần bút: có lẽ là SPERA. Al Spera là cố vấn chính trị Bộ TTM)

- Ông ấy nối vào ai vậy anh Tư?

- Nối vào anh (đại tướng Khiêm), nhưng anh thấy việc lớn quá nên giới thiệu với Trung Tướng Minh

Tiết lộ trên cho thấy 3 điểm: thứ nhất, người Mỹ là kẻ chủ trương đảo chánh. Thứ hai, tướng Khiêm là người được Mỹ tín nhiệm và giao việc. Và thứ ba, tướng Minh là công cụ được tướng TTK sử dụng để thì hành lệnh của Mỹ. Thật vậy, vai trò chủ chốt của tướng TTK đã bị phơi bầy rõ ràng qua các sự việc: một, ông đã cho bọn phản loạn sử dụng văn phòng làm việc của mình làm bản doanh để chỉ huy cuộc đảo chánh như đã trình bầy ở trên. Hai, thừa biết ý định của Mỹ là phải giết chết TT Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu, nhưng ông đã lờ đi cho Dương Văn Minh hành sự để tránh tiếng. Điện thoại trong phòng làm việc của ông. Nếu ông không để cho Dương Văn Minh dành và nghe cú phone của đại úy Đỗ Văn Thọ, tùy viên TT Diệm, gọi về sáng 2-11 thì sự việc xẩy ra có thể đã khác. Ông ta là một thứ nhạc bất quần, một con người rất độc ác.

Giả thiết rằng TT Ngô đình Diệm đã phạm phải lỗi lầm cần phải trừng trị, thì trên cương vị, quyền hạn, và khả năng của ông lúc đó, tướng TTK cứ việc dành quyền chỉ huy cuộc lật đổ, bắt sống anh em TT Diệm, thiết lập tòa án quân sự mặt trận để đem ra xét xử có phải danh chánh ngôn thuận không. Nhưng tướng Khiêm đã không làm thế. Ông vâng lệnh ngoại bang đạp lên luật pháp quốc gia mà đi. Chủ quyền quốc gia đã bị tướng Trần Thiện Khiêm bán đứng. Ông chính là tên bán nước.

Những hỏi han thân tình với chiến hữu Phan Tấn Ngưu trong Tập Thể Chiến Sĩ VNCH hải ngoại.


Cả cuộc đời tướng Khiêm chỉ biết lầm lũi tiến thân và hưởng lợi, mặc cho đất nước điêu linh, mặc cho thế sự nổi trôi. Bây giờ lại thấy ông đột ngột xuất hiện trong ĐHTQ. Người ta nghi ngờ, không biết đàng sau ông còn có bóng dáng một Lucien Conein hay một Al Spera nào không. Có phải TTCS muốn được che chở dưới bàn tay của ông, kẻ thừa sai của những thế lực đen tối ngoại quốc đã giết chết Dân Tộc VN? Dùng danh xưng Tập Thể là quí vị đã lạm dụng quá lắm rồi. Chỉ mong sao quí vị làm được cái gì coi được một tí để khỏi mất mặt KBC.Thế thôi.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Trần Thiện Khiêm không đủ tư cách đứng chỉ tay vào lá cờ VNCH, Trần Thiện Khiêm phải quỳ hai gối chắp 2 tay chịu tội trước lá cờ VNCH, quỳ chịu tội trước những người quân nhân VNCH đang sống , quỳ chịu tội trước bàn thờ của các anh hùng tuẫn tiết VNCH, các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc trong lúc vợ chồng Trần Thiện Khiêm chạy trốn nhục nhã bỏ mặc cho quân lính ở lại trước họng súng quân thù ngày 30-4-1975

Frank Snepp, cựu Trưởng phòng Phân tích chiến lược CIA ở Sai Gon (viết trong sách "Decent Interval" năm 1978), :

"Khoảng 5 giờ chiều 25/4/1975, Polgar (trùm CIA ở Sài Gòn) gọi tôi, Joe Kingsley, tướng Timmes và một nhân viên khác của sở đến văn phòng: "Các anh có thể tìm đường quanh Sài Gòn ban đêm?...". "Tốt". "Vì tôi muốn các anh giúp tôi đưa Thiệu và Thủ tướng Khiêm đi Đài Loan tối nay". Đại sứ Martin sau này thú nhận với tôi là ông đã tiếc vì đã nhờ Polgar Giám đốc CIA ở Việt Nam, thay vì nhờ cơ quan DAO và than phiền Polgar đã không làm được việc giao phó cho đúng. "Tôi đã yêu cầu ông ấy đánh máy hồ sơ cần thiết cho Thiệu và đem theo với ông ấy khi các anh vào Tân Sơn Nhất. Nhưng ông ấy không làm được.

Ông ấy quên giấy. Ông ấy bảo là không tìm thấy bàn đánh máy chữ". Kết quả là Thiệu rời khỏi xứ trên máy bay Mỹ mà không có giấy tờ chấp thuận của Việt Nam hay phía Mỹ.

Timmes, hai nhân viên khác và tôi lấy ba chiếc Limousine từ nhà xe của cơ quan CIA khoảng 8h30' tối và lái xe đến Bộ Tư lệnh Quân đội miền Nam ngoài Tân Sơn Nhất nơi Khiêm cư ngụ…

Ngay sau 9h tối, Polgar đến nhà Khiêm với xe riêng và tài xế. Trong khi ông ta uống rượu với Khiêm và Timmes trong nhà, tất cả chúng tôi ra ngoài sân nghỉ chân….

Khi máy truyền tin tắt, một chiếc xe Mercedes màu xám chạy vào sân. Một người tầm thước tóc bạc chải ngược về sau, mặt bóng, mặc bộ vét màu xám tươm tất ủi thẳng nếp bước ra xe. Trong bóng mờ Nguyễn Văn Thiệu giống như người mẫu trong tạp chí G.Q (Gentleman's Quarterly) ấn bản Viễn Đông hơn là nhà cựu lãnh đạo quốc gia. Ông không thèm nhìn đến chúng tôi khi ông đi vội lên các bậc thềm cửa trước…".

Cũng theo lời kể của Frank Snepp, không lâu sau sự việc trên, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Polgar, Timmes và nhiều sĩ quan cao cấp của cái gọi là "nền đệ nhị cộng hòa" đã đi từ cửa hông chui nhanh vào các chiếc xe Limousine. Nguyễn Văn Thiệu vào ngồi băng sau, giữa Timmes và một người phụ tá người Việt… Đến hãng máy bay Air America, Frank Snepp thắng gấp khi thấy Polgar xuất hiện. Nguyễn Văn Thiệu và tất cả những người ngồi băng sau bị dội ra trước. Các chiếc xe sau cũng thắng gấp. Polgar dang tay chạy đến mở cửa xe cho Nguyễn Văn Thiệu đi ra khỏi xe.

Lúc đó, chiếc máy bay C-118 bốn động cơ của không quân Mỹ đang đậu ở đằng xa. Nhiều lính thủy quân lục chiến Mỹ mặc thường phục, cận vệ của Đại sứ Martin đứng ở bên cạnh. Ông Đại sứ đợi ngay dưới chân cầu thang lên máy bay.

Khi Nguyễn Văn Thiệu lên máy bay rồi, Trần Thiện Khiêm và đoàn tùy tùng mới được lên theo. Sau này Martin nhớ lại cuộc đàm thoại sau cùng với ông Thiệu "Tôi chỉ chào từ giã ông ấy… Không có tính cách lịch sử gì cả. Chỉ từ giã thôi…".

----------------------------------


Về bài viết “Tướng Trần Thiện Khiêm” của Trần Ngọc Giang

» Tác giả: Phạm Bá Hoa

1. Về bài viết “Tướng Trần Thiện Khiêm” của Trần Ngọc Giang


Tôi, Phạm Bá Hoa, xin phép tác giả Trần Ngọc Giang. Vì có nhiều bạn chuyển đến tôi bài viết của tác giả, kèm theo câu tóm tắt chung là “muốn tôi cho biết ý kiến”....Lúc đầu, tôi có trả lời rất vắn tắt riêng cho 4 bạn, nhưng vì càng nhiều bạn chuyển bài này đến tôi và muốn biêt ý kiến, nên tôi thấy cần trình bày chi tiết thêm vào từng đoạn thích hợp trong bài viết của tác giả để tiện trả lời chung. Vào đầu bài:


“Cơn Lốc Rối Loạn Đệ Nhất Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam”, tác giả có y như “trần tình” với người đọc với dòng chữ “… sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào dòng định mệnh của Lịch Sử Việt Nam”.


Cũng vì vậy, một lần nữa, tôi xin phép tác giả để viết lại những lệnh mà tôi nhận, những việc mà tôi làm, những gì mà mắt tôi thấy trực tiếp, tai tôi nghe trực tiếp, cùng nét nhìn của tôi từ những điều đó và từ những dòng chữ của tác giả, còn đánh giá như thế nào xin tùy quí vi hữu, quí độc giả.


Xin thưa, trong cuộc đảo chánh 1/11/1963, tôi là Đại Úy chánh văn phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Trong bài này, phần chữ nghiêng tôi viết và save dưới dạng pdf.


* * *


Kể từ biến cố lịch sử năm 1975 đến nay đã có nhiều sách báo, đoàn thể, tôn giáo cũng như hầu hết đồng bào Việt Nam đều quy trách những nhà lãnh tụ miền Nam như Tổng thống Diệm, tuớng Minh, Đôn, Thiệu, Kỳ v.v… đều là những người đã một phần chịu trách nhiệm để Cộng sản thôn tính miền Nam. Sự quy trách này trên bình diện chính trị, truyền thông đương nhiên không ai phủ nhận, nhưng trên phương diện lịch sử thì thật là phiến diện. Do đó tiện giả sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm cây viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào dòng định mệnh của Lịch sử Việt Nam.


Ngược dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được Tổng thống Diệm ưa thích vì vậy Đại tá Khiêm đã được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4BB. Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J’Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.


Tôi không biết Thiếu Tướng Khiêm thân với Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu từ lúc nào, mà tôi chỉ biết – theo lời của bà Trần Thiện Khiêm – Đại Tướng Khiêm, Đại Tướng Nguyễn Khánh, và Đại Tướng Cao Văn Viên, thân nhau khi 3 vị cùng là Đại Úy và cùng chiến đấu trong quân đội Liên Hiệp Pháp tại mặt trận Na Sản trên đất Lào


Năm 1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


(1) Sau khi Đại Tá Nguyễn Chánh Thi thất bại cuộc đảo chánh 11/11/1960, Đại Tá Khiêm gọi tôi đến gặp ông tại Bộ TTM – lúc ấy tôi đang học lớp tham mưu tại trường đại học quân sự đồn trú trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, tức Bộ TTM. Trước khi đi học, tôi là Trưởng Ban Hành Quân Phòng 3/SĐ21BB- Đại Tá Khiêm chỉ nói: “Ông Khánh sẽ cho di chuyển trường đại học lên Đà Lạt. Phần chú, mãn khóa là chú về lại Phòng 3 SĐ, tôi có việc cho chú”. Ngày hôm sau, Đại Tá Khiêm trở về Quân Khu 5 đồn trú tại Cần Thơ, ông vẫn kiêm nhiệm Tư Lệnh SĐ21BB đồn trú tại Sa Đéc. Tháng 4/1962, giải thể các Quân Khu, các Quân Đoàn Sư Đoàn được trao thêm nhận trách nhiệm an ninh lãnh thổ với danh xưng kèm theo là Vùng Chiến Thuật, Khu Chiến Thuật, Đại Tá Khiêm vẫn là Tư Lệnh SĐ21BB/Khu Chiến Thuật Hậu Giang, và SĐ21BB di chuyển từ Sa Đéc sang Cần Thơ. Ngày 6/12/1962, Đại Tá Khiêm thăng cấp Thiếu Tướng, được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân/Bộ Tổng Tham Mưu, và ông nhận chức ngày 17/12/1962. Lúc ấy tôi Đại Úy chánh văn phòng Tư Lệnh SĐ21BB, tôi cũng được lệnh thuyên chuyển đến bộ TTM, và Thiếu Tướng Khiêm cử tôi giữ chức chánh văn phòng TMT Liên Quân cũng từ ngày ấy (17/12/1962). Danh xưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới sử dụng từ 1/4/1964 thời Trung Tướng Nguyễn Khánh, sau văn kiện hệ thống hóa “QLVNCH gồm: Hải Quân, Không Quân, Lục Quân, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân” (2) Trong cuộc sống nhất là trong sinh hoạt chính trị, tôi không tin là có sự “tín cẩn tuyệt đồi”, vì thật ra không có gì tuyệt đối trong đời sống chúng ta cả.


Sau khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng Khiêm đã đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào thới điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng lãnh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đình Nhu mến phục. Bởi vậy tiếng nói của Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Hòa có một tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng trong QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra đều được thi hành đầy đủ, chính xác.


(1) Thiếu Tướng Khánh bàn giao chức vụ Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu cho Thiếu Tướng Khiêm trước khi ông đi Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2/Vùng 2 Chiến Thuật. Như vậy, tôi nghĩ, không phải Thiếu Tướng Khiêm đề cử Thiếu Tướng Khánh sau khi Thiếu Tướng Khiêm nhận chức. Chức TMT Liên Quân là chức vụ mới thiết lập và Thiếu Tướng Khiêm là người đầu tiên nhân chức vụ này. (2) Có phải Thiếu Tướng Khiêm đề cử Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB hay không, điều này tôi không biết. (3) Các đơn vị thi hành lệnh của Bộ TTM ngang qua TMT Liên Quân ký thừa lệnh Tổng Tham Mưu Trưởng là hành động bình thường trong quân đội.


Từ trước tới nay đã có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn còn thiếu sót và không chính xác vì chưa ai nêu đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong hậu trường thì không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không có thực lực trong tay còn lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài Gòn mà thôi.


Đầu tháng 3/2007 trong lúc nói chuyện với cựu Đại Tướng Khiêm sau khi đón ông và gia đình từ phi trường IAH sau chuyến du lịch Pháp quốc trở về Houston, nhân lúc vui vẻ, tôi hỏi: “Thưa anh Tư, hồi đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, bắt đầu từ phía Hoa Kỳ hay từ phía Việt Nam mình anh Tư?” “Từ phía Hoa Kỳ”. “Vậy ai là người nối vào Việt Nam mình anh Tư?” “Ông S.”. “Ông ấy nối vào ai vậy anh Tư?” “Nối vào anh, nhưng anh thấy việc lớn quá nên giới thiệu với Trung Tướng Minh (Dương Văn)”. Cựu Đại Tướng Khiêm có nói tên đầy đủ của người Mỹ này, nhưng ông không muốn tôi nêu tên ông ấy dù ông S. đã chết rồi. Trong năm 1963, tôi có dịp nói chuyện với ông S. này trong những lúc ngồi chờ vào gặp Thiếu Tướng Khiêm. Ông ta trong ngành tình báo, nói tiếng Pháp sành sỏi. Với những gì tôi biết, Thiếu Tướng Khiêm là một trong những vị quan trọng trong cuộc đảo chánh chớ không phải là “nhân vật chủ chốt”. Trong một đoạn bên dưới, tôi trình bày rõ hơn về điểm này.


Đến đây tiện giả xin trình bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quý vị độc giả có thể thấu hiểu ai là người đã soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo chánh.


Khoảng đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng cho biết sẽ có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa vì Thiếu tướng Khiêm được biết ông Ngô Đình Nhu đã có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang vì Thiếu tá Giang đã từng là Chánh Văn phòng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đã yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.


(1) Nếu tôi nhớ không lầm, lúc đảo chánh 1/11/1963, tác giả là Đại Úy chớ chưa là Thiếu Tá. Tôi còn nhớ văn phòng của tác giả trong Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu, building bên trái từ cổng số 1 vào. Tác giả có trách nhiệm xét cấp “Thẻ” ra vào cổng Tổng Tham Mưu cho quân nhân viên chức phục vụ trong khuôn viên Bộ TTM. Tôi cũng được cấp thẻ đó. Tác giả nói đầu tháng 10/1963, Thiếu Tướng Khiêm gọi tác giả lên văn phòng cho biết có đảo chánh, nhưng những gì tôi biết thì những buổi họp tối mật giữa Thiếu Tướng Khiêm với các vị đảo chánh là từ trung tuần tháng 10/1963. Chứng minh: Khoảng 17 hay 18/10/1963, Thiếu Tướng Khiêm bắt đầu có những lần rời khỏi nhà ban đêm (sau đảo chánh tôi mới biết là ông đến nhà Thiếu Tướng TT Đính) mà không cho xe hộ tống theo sau, cho phép suy đoán là chuyện đảo chánh được thảo luận từ đó.


(2) Về phần tôi, 7 giờ sáng 1/11/1963 (hôm ấy là lễ Các Thánh Tử Đạo) Thiếu Tướng Khiêm gọi tôi đến nhà ông, sau khi ngồi ở góc sân mà từ đó nhìn thấy chung quanh để biết chắc là không ai nghe thấy, trước khi ra lệnh ông nói thế này” “Đây là chuyện tối mật, chú không được nói với bất cứ ai kể cả vợ chú và chú Có, nếu bị tiết lộ thì chú đứt đầu trước tôi.” Chù Có mà Thiếu Tướng Khiêm nói ở đây là Trung Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của ông. Tôi nghĩ, nếu tác giả được tín cẩn đến mức được Thiếu Tướng Khiêm cho biết trước đảo chánh một tháng, ắt hẳn tác giả phải là nhân vật rất quan trọng trong cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhưng trong thực tế chừng như không phải vậy, vì tôi không nhận thấy “người thật việc thật” liên quan đến cuộc đảo chánh. Tôi nói “rất quan trọng” vì đây là hành động ảnh hưởng trực tiếp đến binh nghiệp và mạng sống của những vị tham gia đảo chánh. Hơn ai hết, ngành an ninh biết rõ điều này ít nhất là sau vụ 11/11/1960. (3) Những gì ở Sư Đoàn 4 Dã Chiến liên quan đến tác giả, tôi có nghe Trung Úy Nguyễn Hữu Có – sĩ quan tùy viên lúc ấy – nói lại, nhưng vì chưa đủ lý lẽ để tôi tin nên tôi xem như không biết gì hết.


Ngày 20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vừa ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu vì ông này đang vận động đảo chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng trình lên ông Cố vấn. Cũng trong thời gian này Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lãnh Thiếu tướng Khiêm đã tranh thủ được hầu hết, chỉ còn có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh vùng 4 là chưa hội ý, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ý với Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đã có hứa là sẽ sát cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động vì chỉ có tướng Khiêm hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.


(1) Những ngày cuối tháng 10/1963, một buổi tối sau khi Thiếu Tướng Khiêm ra khỏi nhà một lúc, Trung Tá Phạm Thư Đường – chánh văn phòng ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu – điện thoại tôi, hỏi TT Khiêm đi đâu và tôi trả lời TT Khiêm vừa đi đâu đó tôi không biết. Trung Tá Đường nói lệnh của ông Cố Vấn bảo tôi trình với Thiếu Tướng Khiêm là sau giờ làm việc không nên ra khỏi nhà, vì lúc này bọn đặc công Việt cộng tìm ám sát các Tướng Lãnh. Điều này cho thấy ông Cố Vấn Nhu theo dõi hoạt động của Thiếu Tướng Khiêm (và có thể những vị khác nữa) chớ không phải lòng tín cẩn. Tôi chứng minh thêm. Tháng 4/1962, khi ông Cố Vấn xuống Vĩnh Long quan sát trắc nghiệm Ấp Chiến Lược, Đại Tá Khiêm – Tư Lệnh SĐ21BB/Khu Chiến Thuật Hậu Giang – có mặt tại phi trường nhỏ đón ông Cố Vấn, nhưng khi lên xe đi thăm ACL thì Đại Tá Khiêm vẫn ngồi trên xe của ông chớ không đi theo phái đoàn. Trung Tá Lê Văn Phước -Tỉnh Trưởng Vĩnh Long- đến tận xe mời Đại Tá Khiêm cùng ngồi xe với ông Cố Vấn, Đại Tá Khiêm nói: Anh đưa ông Cố Vấn đi thăm ÂCL, tôi vào nhà anh ngồi chờ”. Sở dĩ tôi nghe được câu trả lời và nhìn thấy thái độ của Đại Tá Khiếm, vì tôi vừa là chánh văn phòng Tư Lệnh SĐ21BB vừa trách nhiệm theo dõi trắc nghiệm ACL tại các tỉnh Hậu Giang, và lúc ấy tôi đứng cạnh Đại Tá Khiêm. (2) Trong quân sự, lệnh phải “ngắn gọn, rõ ràng, chính xác”. Ở đây, Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tác giả bảo Đại Tá Đỗ Mậu “tạm thời lánh mặt” dường như lệnh này không rõ nghĩa. Xin thưa, mỗi lần Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tôi, bao giờ ông cũng hỏi: “Chú có gì cần hỏi không?” Trường hợp tôi hiểu không rõ là tôi hỏi lại ngay. Với lệnh bảo Đại Tá Đỗ Mậu “tạm thời lánh mặt” phải hiểu thế nào để chuyển lệnh cho đúng? (3) Chính tôi điện thoại liên lạc Thiếu Tướng Khánh (ở Pleiku) nhưng ông không nhận điện thoại, mãi đến gần sáng 2/11/1963 ông mới lên tiếng ủng hộ đảo chánh, chứng tỏ Thiếu Tướng Khánh không tham dự từ đầu, vì nếu tham dự từ đầu thì Thiếu Tướng Khiêm đâu cần ra lệnh cho tôi điện thoại hỏi TT Khánh.


Sáng sớm ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng; khi Thiếu tá Giang bước vào thì thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng ký vì Đại tá Đạm từng biết sự thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.


(1) Vào thời gian ấy, cử vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn phải là Sắc Lệnh của Tổng Thống, đâu thể nào chỉ do một công điện mà là công điện của vị Tham Mưu Trưởng Liên Quân lại đủ thẩm quyền thay cho một Sắc Lệnh? Thêm nữa, những tài liệu thuộc loại mật và tối mật trong văn phòng TMT Liên Quân, hoàn toàn do tôi đánh máy, cho số, vào phong bì, dán kín mới gởi, cũng như lưu giữ trong tủ sắt ngay sau lưng tôi, không một sĩ quan nào có trách nhiệm này. Nhưng tôi hoàn toàn không biết gì về công điện mà tác giả nói ở trên. (2) Tôi có chút thắc mắc: “Tại sao phải có mặt tác giả bên cạnh Đại Tá Nguyễn Hữu Có để chứng minh công điện đó là thật”. Như vậy phải hiểu rằng, nếu không có tác giả thì Đại Tá Có chẳng có giá trị gi hết, nếu không nói lúc ấy “Đại Tá Có chỉ là cái bóng của tác giả”. Với lại những gì tôi biết về Đại Tá Đạm, ông là người rất chính chắn bình tỉnh trong mọi vấn đề, nên tôi tự hỏi: Chẳng lẽ Đại Tá Đạm biết tác giả được sự tín cấn của Thiếu Tướng Khiêm đến mức chỉ cần sự có mặt của tác giả đã đủ để ông tin tưởng cái lệnh tối mật đó là thật sự của Thiếu Tướng Khiêm? Chẳng lẽ Đại Tá Đạm lại chấp nhận cái công điện đó của vị TMT Liên Quân có thẩm quyền thay cho Sắc Lệnh của Tổng Thống? Dù gì thì trên quyền của TMT Liên Quân còn có Trung Tướng Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng nữa mà. Phải chăng tác giả hàm ý tác giả là biểu tượng của Thiếu Tướng Khiêm do tác giả từng là chánh văn phòng của Đại Tá Khiêm khi ông giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Dã Chiến đồn trú tại Biên Hòa. (tùy theo thời gian, tôi dùng cấp bậc đúng vào lúc ấy)


Đến 11 giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh thì thiếu tá Giang phải giữ lại trong phòng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm. Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn thì Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của Trung tướng Minh tự ý bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn đi đâu không rõ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá Giang đã ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng đến hỏi lý do cản trở Đại úy Nhung thì Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh Tướng Khiêm.


(1) Ngày 31/10/1963, hoàn toàn không có buổi họp nào tại Bộ TTM do TT Khiêm chủ tọa cả. (2) Ngày 1/11/1963, lúc 7 giờ sáng (hôm ấy nghỉ lễ buổi sáng), Thiếu Tướng Khiêm đưa tôi hai danh sách và ra lệnh: Thứ nhất. Mời quí vị trong danh sách 1 đến câu lạc bộ Bộ TTM trước 12 giờ để dùng cơm, thật ra là buổi họp của những vị tham gia đảo chánh trước khi lên phòng làm việc của Thiếu Tướng Khiêm. (2) Mời quí vị trong danh sách 2 đến họp tại phòng họp số 1 (tầng 1 tòa nhà chánh) và yêu cầu có mặt trước lúc 1 giờ trưa, thật ra là cầm chân trong phòng họp. Đúng 1 giờ trưa, đóng cửa lại và cho Quân Cảnh gác, không một ai trong số đó được ra vào. Lúc ấy tác giả không phải là thành viên của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, cũng không phải là sĩ quan thừa hành của bất cứ vị nào trong đó, tôi nghĩ, tác giả làm sao ngăn chận Đại Úy Nhung là người nhận lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng. Thật ra – theo lời của cựu Đại Tướng Cao Văn Viên – nói với tôi trong bữa ăn tại nhà anh chị Lý Thanh Tâm ở Virginia trưa ngày 6/9/2003, chính Thiếu Tướng Đính bảo Đại Úy Nhung tháo còng ra (lúc ấy mới còng 1 tay). (3) Tôi ngạc nhiên ở điểm, tác giả không phải là Trung Tướng Minh, cũng không phải là Đại Úy Nhung, làm sao biết được Đại Úy Nhung “tự ý” bắt Đại Tá Tung? Sự kiện mà tác giả nêu lên là sự kiện lịch sử, vì vậy mà sự suy đoán nhất là suy đoán theo chủ quan, tôi nghĩ là nên tránh. (4) Nhẩy Dù lúc ấy là Lữ Đoàn chớ chưa là Sư Đoàn. (5) Ngay Đại Tá Nguyễn Đức Thắng Trưởng Phòng 3 TTM, Đại Tá Đặng Văn Quang Trưởng Phòng 4 TTM, cũng không vào được, tác giả làm sao vào bản doanh HĐQNCM để nhận lệnh của Thiếu Tướng Khiêm. Xin mời đọc thêm đoạn cựu Đại Tướng Khiêm từ Virginia điện thoại tôi ở Houston vào tối 21/10/2003 (bên dưới) để nhận ra điều mà tác giả nói Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tác giả ngăn chận hành động Đại Úy Nhung, “điều đó có thể có hay không”.


Khoảng 2 giờ trưa ngày 31-10-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi tình trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uý Triệu và yêu cầu Đại úy vào trình diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh trình diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ gì do đó mới bị chết thảm.


Ngày 31/10/1963, không có chuyện Đại Úy Triệu đẫn quân đến hỏi tình trạng Đại Tá Tung.


Khi tiếng súng đảo chánh nổ trưa 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm đã chủ động qua các diễn trình như:


Ngày 31/10/1963, đâu có cuộc đảo chánh nào mà nổ súng. Đảo chánh ngày 1/11/1963, ngày này không phải riêng Việt Nam mình mà nhiều quốc gia trên thế giới đều biết, nhưng theo tài liệu của tác giả là ngày 30/10/1963. Viết nhầm con số chăng? Tôi e không phải, vì ngày 1 chỉ có một con số nhưng tác giả lại gõ vào số 3 trước rồi đến số 1. Còn con số tháng 10 khác xa với con số tháng 11. Muốn viết số 11 thì gõ hai lần số 1 tận cùng bên trái, nếu gõ nhầm số thứ nhì phải là số 2 hay số 3, chớ đâu thể nào gõ nhầm vào số 0 ở gần tận cùng bên phải của hàng số. Nếu được tác giả giải thích điều này thì rõ nghĩa.


- Ra lệnh cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến thuật.


Lệnh của HĐQNCM (không phải lệnh của Thiếu Tướng Khiêm) cử Đại Tá Nguyễn Hữu Có xuống SĐ7BB (Mỹ Tho) khống chế Đại Tá Đạm án binh bất động. BTL Quân Đoàn 4 tại Cần Thơ và SĐ9BB đồn trú tại Sa Đéc, hai đại đơn vị này cũng bị khống chế án binh bất động như vậy.


- Lệnh cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài Gòn để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn phòng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long.


- Cô lập tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh.


Lúc 1 giờ trưa, tôi xuống lầu chuyển lệnh cho Quân Cảnh đóng cửa phòng họp số 1 và Quân Cảnh đứng gác. Tôi thấy tận mắt để biết chắc là lệnh đã được thi hành, rồi trở lên văn phòng trình Thiếu Tướng Khiêm.


- Ra lệnh cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những biện pháp cần thiết.


Tối 1/11/1963, tôi điện thoại lên Quân Đoàn 2 để chuyển lời của Thiếu Tướng Khiêm hỏi TT Khánh có ủng hộ hay không, nhưng TT Khánh không nhận điện thoại. Như vậy, Thiếu Tướng Khánh không được biết cuộc đảo chánh ít nhất cho đến sau 1 giờ trưa (giờ G của cuộc đảo chánh). Trường hợp Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí có công điện ủng hộ ngay sau 1 giờ trưa ngày 1/11/1963. Tôi có trách nhiệm nhận các công điện do Truyền Tin Bộ TTM đưa đến và mang vào trình Thiếu Tướng Khiêm, cũng có nghĩa là trình cho HĐQNCM. Ngay sau đó, những công điện ủng hộ được chuyển sang đài phát thanh để phát trên làn sóng. Tôi cũng được lệnh bảo Truyền Tin Bộ TTM “chận bắt” tất cả công điện gởi về Phủ Tổng Thống và trình ngay vào Hội Đồng.


- Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v… có mặt tại Tòa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền vì tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong phòng làm việc của tướng Khiêm.


Tôi có mặt trong văn phòng từ sáng sớm ngày 1/11/1963 liên tục ngày đêm đến chiều ngày 3/11/1963 mới về nhà, tôi không thấy tác giả có mặt trong phòng Thiếu Tướng TMT Liên Quân, tức bản doanh của HĐQNCM. Đúng là mọi diễn biến đều diễn ra trong phòng làm việc của Thiếu Tướng Khiêm và điều này trong Bộ TTM ai cũng biết cả, nhưng thực quyền thì không phải vậy. Bằng chứng. Khoảng 5 giờ chiều 1/11/1963, khi tôi vào cầm ống nói điện thoại đưa Thiếu Tướng Khiêm và mời ông tiếp chuyện với Tổng Thống, Thiếu Tướng Khiêm chưa kịp phản ứng thì Trung Tướng Minh giựt ống nói trên tay tôi và nói chuyện với Tổng Thống. Vài phút sau đó, cũng điện thoại từ Đại Úy Bằng, sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, yêu cầu tôi mời Thiếu Tướng Khiêm tiếp chuyện với Tổng Thống, nhưng Trung Tướng Minh cũng giựt ống nói và đặt xuống máy chớ không nói chuyện. Thiếu Tướng Khiêm với thái độ bình thản, im lặng. Thêm nữa, lúc 7 giờ tối, Trung Tướng Minh gọi các vị vào họp, lúc ấy có thêm Trung Tá Đỗ Khắc Mai (Không Quân) mới đến. Ông ra lệnh: “Đến 7 giờ sáng mai (2/11/1963) nếu dinh Gia Long chưa đầu hàng, Không Quân cho nhiều phi tuần khu trục đánh bom, sau đó Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp tấn công vào …..” Chỉ vài sự kiện đó thôi, tôi nghĩ, cũng đủ cho thấy vị nào thực sự nắm quyền.


Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói “Tổng thống nói với các tướng lãnh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ý rồi sẽ trình lại Tổng thống sau” nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ý đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ý điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đình ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ý đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ý với tướng Minh, Đôn, Kim thì tướng Minh nói ngay “Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục”. Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.


Trong Bộ TTM vào ngày 31/10/1963, tình hình vẫn bình thường như những ngày trước đó. Chuyện mà tác giả nói ở đây, tôi không biết xảy ra ở đâu. Cứ cho rằng cuộc đảo chánh diễn ra ngày 31/10/1963 như tác giả viết, vậy thì đúng 3 giờ 17 phút, lúc 4 giờ 30 phút, và khoảng 6 giờ chiều mà tác giả viết trong tài liệu, liệu tác giả có mặt trong phòng Thiếu Tướng Khiêm vào những lúc ấy hay không mà viết rất rõ giờ phút? Vế phần tôi, tôi thấy tận mắt Trung Tướng Minh cầm ống nói nói chuyện với Tổng Thống khoảng 5 giờ chiều và tôi nghe tận tai Trung Tướng Minh thuật lại cuộc nói chuyện đó với các vị ngồi trong phòng Thiếu Tướng Khiêm lúc ấy, nhưng không phải ngày 31/10/1963 mà là ngày 1/11/1963. Đây là vấn đề lịch sử, mà lịch sử phải là khách quan, trung thực!


Đọc hết đoạn trên chắc độc giả đã nhận ra vai trò của tướng Khiêm từ tiền đảo chánh đến khi cuộc cách mạng 1-11-63 thành công, nếu tướng Khiêm không được Tổng thống Diệm tin dùng, nếu không có sự hợp tác với tướng Minh, Đôn v.v… chắc chắn là cuộc đảo chánh không thể xảy ra được vì trên cương vị Tham mưu trưởng Liên quân lại được sự tín cẩn của Tổng thống vì vậy các Tư lệnh Quân Binh Chủng đã không có phản ứng nên cách mạng 1-11-63 mới thành công một cách dễ dàng. Ngược lại nếu tướng Minh, Đôn, Đính ra lệnh cho các đơn vị chắc chắn sẽ bị chống đối hoặc không thi hành, nhất là 2 lực lượng nồng cốt do chính Thiếu tướng Khiêm điều động với SĐ7 có nhiệm vụ ngăn chặn tiếp cứu của vùng 4, và Sư đoàn 5 chủ yếu tấn công Lữ đoàn Liên Binh phòng thủ phủ Tổng thống với dinh Gia Long.


Thưa quí vi hữu và quí độc giả, sau 12 năm 3 tháng bị nhốt trong 4 trai tập trung của cộng sản tại miền Nam và miền Bắc, tôi đến Hoa Kỳ ngày 5/4/1991 trong đợt HO5. Sau mấy năm làm nhiều việc khác nhau, cuộc sống ổn định. Năm 2003, tôi lên Virginia thăm cựu Đại Tướng Khiêm và cựu Đại Tướng Viên. Sau đó, thỉnh thoảng điện thoại qua lại. Tối 21/10/2003, cựu Đại Tướng Khiêm từ Virginia điện thoại tôi ở Houston, ông nói một số điểm liên quan đến cuộc đảo chánh 1/11/1963. Đây là vài điểm trong số đó: “Trước ngày đảo chánh, Anh (tức cựu Đại Tướng Khiêm) nói như một điều kiện liên quan đến Tổng Thống Diệm rằng: “Phải để Tổng Thống bình yên và xuất ngoại”. Lúc đó Trung Tướng Dương Văn Minh đồng ý, Thiếu Tướng Lê Văn Kim cũng đồng ý. Sở dĩ Anh nói với Trung Tướng Minh và Thiếu Tướng Kim, vì hai ông này là hai nhóm riêng chớ không phải là một nhóm đâu nghe chú. Khi biết ông Diệm cùng với ông Nhu bị giết, Đại Tá Quyền (Hồ Tấn Quyền) bị giết, Đại Tá Tung (Lê Quang Tung) cũng bị giết, đến em của ông Tung là Lê Quang Triệu cũng bị lừa rồi giết chết. Ông Viên (Cao Văn Viên) thì bị còng tay. Họ hành động lén nên Anh với chú có hay biết gì đâu. Mấy ổng ngồi bên phòng của Đại Tướng Tỵ quyết định với nhau. (Lúc ấy Đại Tướng Tỵ dưỡng bệnh ngoài Vũng Tàu, Trung Tướng Trần Văn Đôn Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng). Ngưng một chút, ông tiếp: “Chú thấy chưa? Nhóm ông Minh với nhóm ông Kim độc ác quá! Ông Diệm gọi điện thoại bảo cho xe đến đón, tức là ổng đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng? Trước đó, ông Minh ông Kim đồng ý với Anh là để ông Diệm bình yên và lưu vong, tại sao lại giết? Cho nên từ đó Anh bất mãn với ông Minh ông Kim”. Với lời của cựu Đại Tướng Khiêm trên đây, cho thấy lúc ấy ông trong thế bị động, cho nên không hay biết gì về Đại Tá Tung bị đưa ra khỏi phòng họp số 1, Đại Tá Viên bị còng tay, thì làm sao ông ra lệnh cho tác giả ngăn chận hành động của Đại Úy Nhung như tác giả viết ở một đoạn bên trên.


Sau cuộc cách mạng 1-11-63 thành công vai trò nổi bật là những tướng Minh, Đôn, Kim, Đính, Xuân. Riêng tướng Khiêm với chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng hữu danh vô thực, ngoài ra tiếng nói của tướng Khiêm trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng hầu như bị lãng quên do đó cuộc chỉnh lý mới bùng nổ mà nguyên nhân chính là do sự bất mãn của tướng Khiêm.


(1) Chiều ngày 2/11/1963, Thiếu Tưóng Khiêm thăng cấp Trung Tướng (cùng với nhiều vị khác nữa) và vẫn giữ chức Tham Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Chức vụ đó là chính xác, vì tôi vẫn là chánh văn phòng. (2) Ngày 1/1/1964, bàn giao chức TMT Liên Quân cho Trung Tướng Lê Văn Kim, và ngay chiều hôm ấy sang nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Vùng 3 Chiến Thuật. Cả hai cuộc bàn giao không có vị nào chủ tọa, mà chỉ có 2 vị “bên giao bên nhận” và các sĩ quan tham mưu liên hệ. Tôi và các sĩ quan cùng nhân viên văn phòng TMT Liên Quân đều thuyên chuyển sang Quân Đoàn 3, cộng thêm Đại Úy Lê Văn Tuấn (về sau anh Tuấn là Đại Tá Giám Đốc Nha An Ninh Hành Chánh khi Đại Tướng Khiêm giữ chức Tổng Trưởng Nội Vụ). Tôi nghĩ, tác giả được tín cẩn đến mức được Thiếu Tướng Khiêm cho biết trước một tháng về cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhưng tiếc là tác giả không biết gì về chức vụ của Trung Tướng Khiêm sau cuộc đảo chánh. Mời quí vi xem lại đoạn trên để thấy cựu Đại Tướng Khiêm thố lộ một chút tâm trạng của ông sau ngày 1/11/1963. (2) Nếu chỉ cho rằng, vì Trung Tướng Khiêm bất mãn do chức Tổng Trưởng Quốc Phòng hữu danh vô thực, tại sao trong bản doanh của các vị Chỉnh Lý ngày 30/1/1964 có mặt một viên chức tình báo Hoa Kỳ? (viên chức này khác với viên chức Hoa Kỳ trong cuộc đảo chánh 1/11/1963). Chẳng lẽ Hoa Kỳ chỉ đơn thuần ủng hộ sự bất mãn của Trung Tướng Khiêm mà không có quyền lợi của Hoa Kỳ?


Người tổ chức, thảo kế hoạch do tướng Khiêm chủ động với sự trợ giúp của tướng Khánh và tướng Thiệu cùng 1 số đông các Tư lệnh quân binh chủng. Tuy nhiên vì sở trường của tướng Khiêm là không bao giờ muốn lộ mặt nên tướng Khánh được tướng Khiêm chỉ định coi như lãnh đạo cuộc chỉnh lý. Trên thực tế tướng Khánh không có thực lực, không được ai tin tưởng cho nên nếu không có tướng Khiêm đẩy ra sân khấu chắc chắn không bao giờ tướng Khánh mơ tưởng được làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân, Thủ tướng v.v…


Đến đây tác giả viết đến cuộc chỉnh lý ngày 30/1/1964. Lúc bấy giờ Trung Tướng Khiêm Tư Lệnh Quân Đoàn/Vùng 3 Chiến Thuật, Trung Tướng Khánh Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Vùng 1 Chiến Thuật. Xin nhắc lại, sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhiều vị Tướng Lãnh thăng cấp và giữ chức vụ mới. Trong số đó, HĐQNCM cử Trung Tướng Trí Tư Lệnh QĐ1/V1CT đồn trú ở Đà Nẳng, Trung Tướng Khánh Tư Lệnh QĐ2/V2CT đồn trú ở Pleiku, hai vị hoán chuyển chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn. Cũng lúc ấy, tôi là Thiếu Tá, chánh văn phòng Tư Lệnh QĐ3/V3CT. Từ giữa tháng 1/1964, Trung Tướng Khiêm với Trung Tướng Khánh thường liên lạc nhau bằng điện thoại, đôi khi dùng tiếng Pháp. Chiểu ngày 26 hoặc 27/1/1964, Trung Tướng Khiêm bảo tôi lái xe của ông lên phi trường nhưng bên bãi đáp quân sự đón Trung Tướng Khánh. Đừng cho ai biết tin này. Những đêm sau đó, 2 vị cùng ngồi chung xe đi đâu đó, tương tự như trước ngày 1/11/1963 vậy.


Ngày 29/1/1964, sau giờ làm việc chiều về nhà (thuở ấy là việc từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều), Trung Tướng Khiêm gọi tôi đến tư dinh và cho biết: “Tôi, Trung Tướng Khánh, và Đại Tá Viên, lật đổ nhóm ông Minh ông Đôn, vì các ông này có kế hoạch đưa Việt Nam đến trung lập. Sau giờ này, chú đưa xe truyền tin hành quân của Quân Đoàn về đậu sau nhà chú. Đích thân chú liên lạc với Thiếu Tướng Thiệu và Thiếu Tướng Có, khi liên lạc được rồi phải giữ máy thường trực cho tôi. Công tác này chú phải xong trước 2 giờ sáng. Đúng 3 giờ sáng, chú đón tại cổng số 1, mời Đại Tá Viên vào nhà Trung Tướng Khánh (bên phải sau khi vào cổng sổ 1) và hướng dẫn Tiểu Đoàn Dù bố trí chung quanh tòa nhà chánh. Phần an ninh trại Trần Hưng Đạo, chú với Trung Tá Luông lo như lần trước. Chú còn gì cần hỏi thêm không?” Tôi không có gì phải hỏi. Cuối cùng, ông bảo tôi chỉnh lại đồng hồ theo đồng hồ của ông. Và rồi Chỉnh Lý (tôi vẫn gọi đảo chánh) thành công.


Khoảng 12 giờ trưa 30/1/1964, Sau một lúc thảo luận với viên chức Hoa Kỳ đã có mặt từ sớm, Trung Tướng Khánh mời Trung Tướng Khiêm và Đại Tá Viên vào bàn họp. Một số sĩ quan quan tâm hay hiếu kỳ, đang đứng lóng ngóng trong nhà để theo dõi tin tức, được mời ra sân, đang có khá đông sĩ quan các quân binh chủng và một số phóng viên báo chí. Lúc bấy giờ trong nhà Trung Tướng Khánh, ngoài 3 vị tại bàn họp, chỉ còn người Việt Nam có vẻ là thân tín của Trung Tướng Khánh, một viên chức Hoa Kỳ, và tôi. Trung Tướng Khánh lên tiếng trước như là người chủ tọa: “Thôi, mọi việc xong rồi. Bây giờ thì anh Khiêm làm đi”. Trung Tướng Khiêm xoay qua Đại Tá Viên, vừa cười vừa nói: “Phần tôi đến đây là đủ rồi. Tôi không thích chính trị đâu, hay là anh Viên nhận đi”. Đại Tá Viên với nụ cười không hết miệng như lúc nào: “Thôi. Hai anh tính với nhau đi, ai làm cũng được mà. Tôi không thích lao vào chính trị. Phần tôi đến đây là xong. Tôi muốn ở Lữ Đoàn Dù với anh em”. Trung Tướng Khánh cười cười: “Các “toa” không nhận thì “moa” đành nhận thôi”.


Mục tiêu của cuộc chỉnh lý không ngoài mục đích của tướng Khiêm là vô hiệu hóa hết quyền hành các tướng Minh, Đôn, Kim v.v…để trả thù lại sự vô ơn của các tướng đối với tướng Khiêm sau cách mạng 1-11-63 và luôn thể đưa những người bạn thân nhất nắm chính quyền là tướng Khánh, tướng Thiệu v.v… Do đó ngay khi cuộc chỉnh lý thành công tướng Khiêm không muốn ở vị thế lãnh đạo nên đẩy tướng Khánh ra thay thế tướng Minh, đưa tướng Thiệu nắm chức Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH.


Sau Chỉnh Lý, Trung Tướng Khánh nhận chức Chủ Tịch HĐQNCM hành sử chức năng Quốc Trưởng, Trung Tướng Khiêm nhận chức Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Thiệu nhận chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân.


Nhưng khi tam đầu chế Minh, Khánh, Khiêm thành hình thì tướng Khánh ham quyền lực, quên đi người đã gây dựng sự nghiệp cho mình là tướng Khiêm, nên tướng Khánh một mặt củng cố uy quyền mặt khác loại bỏ những người thân cận của tướng Khiêm. Tiện giả còn nhớ câu của tướng Khánh nói với tướng Khiêm khi tướng Khánh tống tướng Khiêm đi làm Đại sứ tại Đài Loan như sau: “Anh phải dời VN trong vòng 48 tiếng, nếu không tôi sẽ không bảo đảm tính mạng của anh”.


(1) Có tổ chức “tam đầu chế” vì theo các tổ chức chính trị mít tinh biểu tình “cáo giác” Hiến Chương Vũng Tàu là sản phẩm của Trung Tướng Khánh phảng phất tính độc tài. Trung Tướng Khánh đưa ra “sáng kiến” kết hợp Đại Tướng Khiêm (thăng cấp trước ngày ban hành Hiến Chương), Trung Tướng Minh, và Trung Tướng Khánh vào tổ chức này, nhưng quyền hành vẫn trong tay Trung Tướng Khánh. (2) Ngày 13/9/1964, Trung Tướng Dương Văn Đức, Tư Lệnh QĐ4/V4CT cùng Đại Tá Tồn Tư Lệnh SĐ7BB, thực hiện cuộc Biểu Dương Lực Lượng cảnh cáo Trung Tướng Khánh. Có lẽ khi hoàn thành công tác cảnh cáo nên viên chức tình báo Hoa Kỳ ra lệnh rút quân về Mỹ Tho và Cần Thơ. Trung Tướng Khánh buộc Đại Tướng Khiêm lưu vong vì ông cho rằng Đại Tướng Khiêm đứng sau lưng những vụ xáo trộn chống đối ông. Trong bữa ăn trưa ngày 30/9/1964 tại tư dinh Đại Tướng Khiêm do Trung Tướng Khánh bắt buộc, chỉ có Đại Tướng Khiêm & phu nhân, và Trung Tướng Khánh. Nhóm an ninh của Đại Tướng Khiêm – có tôi – và nhóm cận vệ của Trung Tướng Khánh gần như ghìm nhau chung quanh bên ngoài. Sau khi Trung Tướng Khánh ra về, tôi hỏi: “Thưa Đại Tướng, điều gì xảy ra mà Trung Tướng Khánh to tiếng vậy Đại Tướng? “Ông Khánh “muốn” (hàm chứa ý nghĩa một mệnh lệnh) tôi phải ra ngoại quốc, nếu không thì tánh mạng tôi khó an toàn”. “Đại Tướng nghĩ sao? “Tôi quyết định đi. Chú lo thủ tục cho tôi và gia đình tôi càng sớm càng tốt. Chú với chú Châu, nếu được thì cùng đi với gia đình tôi”.


Tôi thắc mắc: Lúc ấy tác giả đứng đâu mà nghe câu ấy? (3) Đại Tướng Khiêm lưu vong dưới danh nghĩa đi cám ơn các quốc gia Âu Châu đã ủng hộ VNCN chống cộng sản chớ không phải đi làm Đại Sứ ở Đài Loan như tác giả viết trong tài liệu. Thật ra, Đại Tướng Khiêm giữ chức Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ, sau đó mới chuyển sang Đài Loan, và từ Đài Loan về nước tham gia chánh phủ.


Mặc dù sau khi tướng Khánh loại được tướng Khiêm, nhưng từ Đài Loan tướng Khiêm vẫn âm thầm tổ chức để lật đổ tướng Khánh, do đó mới có những cuộc binh biến xảy ra liên miên cầm đầu bởi tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Đại tá Tồn, Trang v.v… Tuy nhiên, tướng Khiêm ít nhất vẫn được người bạn trả ơn đàng hoàng là tướng Thiệu, vì ngay khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống thì tướng Khiêm, đương kim Đại sứ Hoa Kỳ được gọi về giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và sau đó là Thủ tướng cho đến sát biến cố 4-1975.


(1) Xin lặp lại. Biểu Dương Lực Lượng do Trung Tướng Đức thực hiện dẫn đến trường hợp Đại Tướng Khiêm lưu vong, chớ không phải Đại Tướng Khiêm từ Đài Loan điều khiễn cuộc Biểu Dương Lực Lượng. (2) Cuộc đảo chánh ngày 19/2/1965 do Thiếu Tướng Lâm Văn Phát lãnh đạo để lật đổ Trung Tướng Khánh, nhưng bị Hội Đồng Quân Đội (đã cải danh từ HĐQNCM) buộc rút quân về căn cứ, đồng thời HĐQĐ buộc Trung Tướng Khánh lưu vong với chút an ủi là Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu thăng cấp Đại Tướng cho Trung Tướng Khánh. Xin nói thêm. Trong cuộc điện đàm tối 21/10/2003, có đoạn liên quan. Sau khi ông hỏi tôi những chi tiết trong cuộc đảo chánh này, tôi liền hỏi lại ông: “Thưa anh Tư, xin anh cho biết vụ Thiếu Tướng Phát đảo chánh ngày 19/2/1965, theo lời Trung Tá Lê Hoàng Thao nói thì Trung Tá Phạm Ngọc Thảo từ Hoa Kỳ về tham gia, nếu thành công thì anh Tư về cầm quyền. Điều đó có đúng không?” Cựu Đại Tướng Khiêm trả lời: “Bây giờ chú hỏi Anh mới biết là tại sao lúc đó mấy anh nhà báo của Mỹ nhất là tờ Washington Post theo phỏng vấn Anh về cuộc đảo chánh đó. Anh trả lời là Anh không biết gì hết, và đang chờ tin tức từ Việt Nam. Còn cái vụ ông Thảo về Việt Nam là do ông Khánh (Trung Tướng Khánh) gởi công điện gọi ông Thảo về gấp đó mà không nói lý do. Sau đó Anh mới biết ông Khánh phái người chận bắt ông Thảo đem đi giết, nên người đó giúp ông Thảo chạy trốn. Về sau, bị nhóm nào đó bắt được và giết chết”. Rồi ông nói tiếp: “Chú có biết là tại sao ông Phát đảo chánh ông Khánh bị thất bại, mà ông Khánh lại lưu vong hông? Ông Phát thua thì phải rồi, còn ông Khánh tại sao thua? Hồi ông Khánh qua ở đây với Anh (Đại Tướng Khánh có đến nhà Đại Tướng Khiêm khi ông Khiêm giữ chức Đại Sứ tại Hoa Kỳ), Anh có hỏi ổng: “Tại sao ông Phát thua mà Anh cũng thua nữa? Ông Khánh “cười cười mà không trả lời”. Im lặng một lúc, cựu Đại Tướng Khiêm nói tiếp: “Anh có gặp Thiếu Tướng Phát khi ổng qua Mỹ này, Anh hỏi ổng tại sao ổng đảo chánh hồi năm 1965. Ông Phát trả lời thật ngắn là “Mỹ xúi”. Anh thấy chuyện đời mà buồn! Chú có biết là Anh (tức cựu Đại Tướng Khiêm), ông Khánh, ông Đức (Dương Văn), và ông Phát, bốn đứa Anh cùng học một khoá không? Vậy mà khi lên Tướng lại quay mặt đánh nhau! Chú có thấy chính trị nó làm mất tình cảm giữa anh em bè bạn với nhau không!”


Xuyên qua những sụ kiện trình bày trên tiện giả chỉ với mục đích duy nhất là đóng góp nhỏ nhoi vào kho tàng lịch sử biến động nhất của 2 nền Cộng hoà mà tiện giả nghĩ rằng nhân vật Trần Thiện Khiêm dù muốn dù không đã nắm giữ một vai trò tích cực có tính cách xoay chuyển cục diện của miền Nam v.v….


Tôi không có ý kiến.


Tiện giả cũng nghĩ rằng nếu không có Trần Thiện Khiêm sẽ không có đảo chánh 1-11-63, không có chỗ cho vai trò của tướng Khánh trên sân khấu chính trị “cải lương” nhất trong giòng lịch sử Việt và chắc chắn sẽ không có một Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm làm tan rã QĐVNCH trong một thời gian kỷ lục cũng như đau khổ, tủi nhục cho hàng triệu gia đình Việt Nam.


Xin nhớ rằng, theo lời của cựu Đại Tướng Khiêm thì cuộc đảo chánh 1/11/1963 bắt nguồn từ ông S. viên chức tình báo Hoa Kỳ tại VNCH, chớ không phải tự ông tổ chức (mời xem lại trang 2 bên trên). Trong cuộc Chỉnh Lý 30/1/1964, cũng có một viên chức tình báo Hoa Kỳ bên cạnh các vị lãnh đạo Chỉnh Lý.


Đến đây xin hết phần góp ý của Phạm Bá Hoa.
Xin cám ơn quí vi hữu và quí độc giả.


Ngày 11 tháng 11 năm 2009




CS/QLVNCH, CÁC ANH NGHĨ SAO ?
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Trước kia,
-Nghe một số niên trưởng nói về thái độ hèn nhát của Trung tá Nguyễn Xuân Vinh ông hồi còn làm Tư Lệnh Không Quân QLVNCH đối với TT Ngô Đình Diệm, tôi không tin,
-Đọc bài viết nói đến tư cách khúm núm bệ rạc của Đại tá Nguyễn Xuân Vinh trước mặt tên Phản Tướng Đỗ Mậu, tôi không tin.

Gần đây,
-Nghe người ta đàm tiếu về việc ông Nguyễn Xuân Vinh bỏ tiền ra in thành sách những bài viết của người khác ca tụng ông và cho không để lấy tiếng, tôi cũng không tin. Tôi biện luận rằng: Còn hào quang nào mà ông Nguyễn Xuân Vinh không đội trên đầu rồi, ông làm thế để làm gì?
Tất cả tôi không tin vì cho rằng ông là một nhân vật hết sức đáng trân trọng trong cộng đồng người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản của chúng tôi. Ông đã từng là:
-Một vị tư lệnh tuổi trẻ tài cao của một binh chủng đáng hãnh diện của quân đội mà tôi là một thành viên, mặc dầu lúc đó tôi chưa đi lính,
-Một nhà khoa học giỏi với tầm vóc quốc tế, được cả giới khoa học thế giới trọng vọng,
-Một người có được một vị trí và đời sống như ông mà khi về già vẫn còn hy sinh bỏ thì giờ và công sức ra gánh vác việc chung.

Mặc dù có một số bạn lính đã từng nêu ý kiến và gợi ý cho tôi viết để phê phán về các hoạt động của tổ chức Tập Thể Chiến Sĩ và cung cách lãnh đạo của GS Nguyễn Xuân Vinh. Thế nhưng tôi vẫn ngần ngại không viết. Phải thành thực nói là không dám viết, vì dù sao Tập Thể CS/QLVNCH, theo tôi nghĩ, cũng là cái thành trì chống cộng cuối cùng của người Việt tự do tại hải ngoại. Chống cộng mà không có quân đội không thể được, chắc chắn thất bại.

Theo cái nhìn của riêng tôi, rất đáng buồn là thực chất Tập Thể chỉ là một tổ chức có tiếng mà không có miếng, nghĩa là nó mang danh là tập thể, nhưng lại chỉ qui tụ được vài trăm nhân mạng trên tổng số ước lượng ít nhất vài trăm ngàn quân nhân các cấp thuộc các ngành, các đơn vị. Hơn nữa Tập Thể đã chẳng làm được cái trò trống gì trong thời gian 6 năm từ ngày nó ra đời đến nay. Đã thế nó còn bị Việt Tân xâm nhập và lũng đoạn, có khuynh hướng đi theo đường lối của bọn HHHG với CS, làm những việc bất lợi cho cộng đồng.
Riêng GS Nguyễn Xuân Vinh với cương vị lãnh đạo Tập Thể đã phạm những sai lầm nghiêm trọng sau đây:
1/
Làm mất niềm tin của giới quân nhân và những đoàn thể quân đội vì thiếu tài lãnh đạo, tham quyền, tự tôn, và độc đoán, thiếu tài lãnh đạo nhưng lại ham lãnh đạo.
2/
Hoàn toàn không có sáng kiến trong việc đấu tranh chính trị với CS. Mặc dầu ông dễ dàng vẽ được con đường lên cung trăng, nhưng bảo ông đưa ra đối sách trước một biến cố thì ông chịu thua. Ông chỉ có năng khiếu khoa học mà mù tịt về chính trị.
3/ Xài toàn những bọn a dua, nịnh hót, háo danh, và phe đảng. Thí dụ như để cho Bút Vàng là một Người đàn bà ăn nói ba hoa, lỗ mãng tự tung tự tác trong Đại Hội của Tập Thể thì không còn ai hiểu nổi nữa. Bà Bút Vàng sao lại ở trong Tập Thể? Bà ta giữ chức vụ gì trong Tập Thể không ai biết. Cả một Tập Thể không có người hay sao mà lại phải xài đến một người đàn bà không danh phận trong Tập Thể Chiến Sĩ QLVNCH? Bà Phiến Đan nữa, xuất thân như thế nào mà lại là hậu duệ của Tập Thể. Không còn ai có khả năng để làm phát ngôn viên hay sao mà phải dùng đến hậu duệ Phiến Đan để bà gây ra scandal…. Có quyền nghi ngờ rằng có một thế lực nào đó cố tình tạo sự kiện để giật sập cái thành trì chống cộng tại hải ngoại là QLVNCH bằng cách hủy diệt niềm tin cuối cùng của mọi người vào quân đội. Do đó ngưòi vô tâm hoặc dễ tính mấy cũng không thể nào còn chấp nhận GS Nguyễn Xuân Vinh trong vai trò lãnh đạo Tập Thể QLVNCH, và bà Phiến Đan trong vai trò phát ngôn của Tập Thể.
Nay trước sự việc GS Nguyễn Xuân Vinh lấy bà Phiến Đan thì bắt buộc tôi phải suy nghĩ lại. Tôi không thể không tin những gì tôi đã nghe và đã đọc về GS Vinh trước đây. Nếu bà Phiến Đan là một thiếu nữ chưa chồng hoặc một người đàn bà góa chồng thì việc làm của ông Vinh là chánh đáng. Nhưng bà này lại là một người đàn bà bỏ chồng, bỏ cả con để đi theo ông Nguyễn Xuân Vinh thì sự việc trở thành quá tồi tệ mất rồi. GS Vinh dù sao cũng mang tiếng là kẻ quyến người đàn bà đã có chồng con, phá nát gia cang của người khác. Đạo đức, phong tục, và lễ giáo của dân tộc không thể nào chấp nhận việc làm của hai người. Nếu là một thứ vô danh tiểu tốt thì ảnh hưởng chẳng lây đến ai, bất quá chỉ một vài người thân cận. Nhưng GS Vinh lại đã từng là niềm hãnh diện của người tỵ nạn đối với thế giới, là lãnh đạo của tập thể chiến sĩ nữa. Vấn đề là ở chỗ đó.

Trưóc sự việc mất mặt này, chúng tôi xin có một vài đề nghị với mọi người, nhất là các anh chị em quân nhân QLVNCH như sau:
Thứ nhất, sự ê chề đã tới mức chót rồi, thùng phân càng quậy lên càng thối hơn thôi. Do đó không nên làm ồn ào lên làm gì nữa mà hãy để cho ông Nguyễn Xuân Vinh tự xử. Chúng tôi nghĩ rằng ông là người học cao, có địa vị chắc ông biết ông nên làm cái gì…
Thứ hai, chỉnh đốn lại công việc của Tập Thể CS/QLVNCH mới là vấn đề quan trọng trong lúc này.
Xin đề nghị một việc làm cụ thể sau đây: Các đoàn thể quân đội kể cả các cá nhân đứng ngoài cố gắng tạo cơ hội họp một Hội Nghị Diên Hồng toàn quân. Tốt hơn hết là các hội đoàn quân đội đứng ra làm việc này. Mục đích của Hội Nghị là để:
Xóa đi mọi tỵ hiềm, cách biệt, hiểu lầm, tranh cấp nếu có trong tinh thần Huynh Đệ Chi Binh để tiến tới một lập trường, một đường lối đấu tranh chung, tạo sự đoàn kết và quyết tâm đoàn kết trong QLVNCH, thống nhất ý chí thành một tập thể có kỷ cương, và kỷ luật, hoạch định đường lối, chính sách chung ứng phó mọi vấn đề.

Theo nhận định thô thiển của chúng tôi, Tập thể QLVNCH chúng ta tuy có một số cá nhân thoái hóa, đầu hàng địch, chạy theo các thế lực tiền bạc, tổ chức đấu tranh cuội. Thành phần này không nhiều. Đại đa số vẫn kiên trì lý tưởng, giữ vững tinh thần “cư an tư nguy”. Chỉ tiếc rằng anh em bị lừa bịp quá nhiều nên đành phải chọn lối sống trùm chăn. Luôn luôn có 2 tử điểm mà VGCS và tay sai nhắm đánh vào chúng ta, mà hầu như chúng luôn luôn thắng. Đó là tiền bạc (lem nhem) và cái tôi quá lớn (háo danh). Khiêm tốn nhìn nhận và vượt thắng được hai trở ngại kỳ đà này là điều tiên quyết để thắng CS. Tin đi, chúng ta làm được mà. QLVNCH không thiếu người tài giỏi, không thiếu người dám quên mình và chịu hy sinh, không thiếu người nhiều sáng kiến và giầu mưu lược. Vụ GS Nguyễn Xuân Vinh là điều không may, nhưng biết đâu lại là cơ may Ông Trời cho để QLVNCH thanh lọc và chỉnh đốn hàng ngũ xông vào trận chiến diệt cộng, đuổi xâm lăng dành thắng lợi. Chúng ta há để cho những tên tuổi Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn, Ngụy Văn Thà và nhiều anh hùng liệt nữ vô danh khác phải chìm vào quên lãng? Quân nhân QLVNCH, các anh nghĩ sao?

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

No comments:

Post a Comment