Pages/ Tác giả

Sunday, October 31, 2010

NB Việt Thường - KHỞI SẮC VÀ TIẾN BỘ

KHỞI SẮC VÀ TIẾN BỘ

Việt Thường

NB Viet Thuong- Chuyện Thâm Cung Dưới Triều Đại Hồ Chí Minh

http://blip.tv/file/get/Kynguyen2000-NBVietThuongChuynThmCungDiTriuIHChMinh20162.wmv



Chuong 20

Vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày những người cộng sản chóp bu Việt Nam đặt ách độc tài thống trị lên cả nước Việt Nam, tôi được nghe, xem và đọc một số chương trình TV, phát thanh và sách báo của người nước ngoài viết về Việt Nam. Theo tôi, là người lớn lên và đang già đi dưới chế độ độc tài của giới chức có quyền trong đảng cộng sản Việt Nam thiết lập, nên đã nhận thấy dù các tác giả đó có thiện ý nhưng vẫn chỉ diễn tả phiến diện thực trạng Việt Nam, cho nên ít nhiều đều có lợi cho giới chức cầm quyền. Còn cảnh ngộ hiện nay cũng như viễn cảnh của cái gọi là “đa số quần chúng Việt Nam” vẫn rất là hời hợt. Tôi không có ý trách cứ các tác giả đó khi nêu lên nhận định này, vì dù sao thì các vị đó vẫn là nhìn qua tầm xa của một đại dương; suy nghĩ trong các khách sạn, nhà hàng sang trọng; gặp gỡ các giới chức có quyền hoặc có tiền hoặc là vệ tinh của giới chức đó. Cho dù các vị đó có đề cập đến những khía cạnh tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, quan liêu, nếp sống suy đồi, năng lực quản lý kém v.v… Đó là căn bệnh chung của cả xã hội Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Tàu v.v… nên là tiêu cực nhưng không phải là cái đặc thù của riêng Việt Nam hiện nay.

Nhận định về Việt Nam hiên nay, nói chung về các vị đó đều có kết luận hảo ý cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là có những “khởi sắc” và “tiến bộ” đáng kể, nhờ vào đường lối “mở cửa” và “đổi mới” của những người nắm quyền trong đảng cộng sản Việt Nam. Có điều đáng phàn nàn là chẳng thấy ai đề cập cụ thể đến cái giá phải trả cho những “khởi sắc” và “tiến bộ” đó, cũng như tầng lớp nào trong nhân dân Việt Nam được hưởng những “khởi sắc” và “tiến bộ” đó, và tầng lớp nào đã, đang và sẽ còn phải trả cho cái giá cực đắt của những “khởi sắc” và “tiến bộ” đó!!!

Con tắc kè đổi màu

Đảng cộng sản của Hồ chí Minh và những người thừa kế chính là tác giả của đường lối “đóng cửa” (tức bế quan tỏa cảng) còn tinh vi và triệt để hơn triệu triệu lần dưới thời vua nhà Nguyễn.

Trước đây thực hiện đường lối “đóng cửa” triệt để là nhằm tiêu diệt các tầng lớp “trí, phú, địa, hào” trong xã hội Việt Nam, để dễ dàng thiết lập độc tài đảng trị, dùng cái gọi là chuyên chính vô sản để xây dựng “xã hội mới” và “con người mới”. Nghĩa là tiêu diệt những trí thức có đầu óc sáng suốt, suy nghĩ độc lập; những người đang làm giàu, có khả năng và ý chí làm giàu (cả tinh thần, cả vật chất); những người có khả năng quản lý xã hội trên mọi bình diện… Lúc đó những người nắm quyền trong đảng cộng sản Việt Nam cũng được những nhà văn, nhà báo, chính khách, luật gia và cả thương gia nước ngoài nữa v.v… quay phim, phỏng vấn viết bài khen ngợi rằng có điều này điều nọ chưa tốt, nhưng kết luận chung là phần Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc đang “khởi sắc” và “tiến bộ” về cơ bản!!!

Cái giá của “khởi sắc” và tiến bộ cũng bị bỏ quên. Chẳng ai dám nói đến thành phần nào trong xã hội được hưởng những “khởi sắc” và “tiến bộ” đó, và thành phần nào phải đem sinh mạng, tài sản, hạnh phúc để trả giá cho cái gọi là “khởi sắc” và “tiến bộ” đó. Vì, cái giá đó là 3 thế hệ rưỡi nhân đân Việt Nam không còn có khái niệm về trung thực, trí tuệ, no ấm, hạnh phúc, bác ái v.v… mà chỉ biết u mê trong cơn động kinh kéo dài “sẵn sàng hy sinh tất cả vì đảng”, vì “bác” (chứ không phải vì Tổ quốc và dân tộc Việt Nam); sẵn sàng “vu cáo, tố láo, hằn thù, chém giết” theo cái gậy chỉ huy của “bác” Hồ và chân tay thân cận. Những đối tượng bị “vu cáo, tố láo, hằn thù, chém giết” là những trí thức không u mê theo tập đoàn cộng sản nắm quyền (kể cả trí thức trong đảng cộng sản); những người bị xếp là có tư tưởng phi vô sản; những nhà tư sản cả trong và ngoài nước, đặc biệt là tầng lớp được gọi tên là tư sản mại bản; tầng lớp phong kiến, địa chủ, phú nông và cả trung nông lớp trên (nghĩa là những người có khả năng sản xuất và quản lý hành chánh cũng như sản xuất ở nông thôn); giai cấp tiểu tư sản trí thức thành thị; các tổ chức tôn giáo và các tôn giáo; các đảng phái chính trị không cộng sản (nhất là VNQDĐ và đảng Đại Việt) và v.v… biết bao thứ phải chống và tiêu diệt tùy theo cơn hứng của Hồ chí Minh và tay chân thân tín. Cái giá đó được trả bằng gần 3 triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam chết vì chém giết nhau; 5% trong tổng số 14 triệu nông dân ở phía Bắc vĩ tuyến 17 của Việt Nam bị tiêu diệt trong cái gọi là cải cách ruộng đất; hơn 100 ngàn thương gia, công nghệ gia, tiểu thương, tiểu chủ, nghệ nhân thủ công bị tử hình, tù đày, bức tử, phát vãng đi các miền hoang hóa; gần 400 ngàn người có công trong kháng chiến chống thực dân Pháp bị bôi nhọ, bỏ tù, câu lưu, bức tử; hàng ngàn trí thức, văn nghệ sỹ hàng đầu bị tù đày, làm nhục, làm tiêu mờ sự nghiệp cũng như tài năng; xã hội phải gánh nặng hàng triệu thương phế binh, hàng triệu cô nhi, quả phụ, dân thường bị tai họa vì chiến tranh; các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo lâu đời cũng như thành thị, làng mạc bị tàn phá v.v… Đó chỉ là nói đến phần vật chất cụ thể. Còn những giá trị tinh thần mới thật là vô tận, vì cái “xã hội mới” và “con người mới” do Hồ chí Minh và đệ tử của hắn nhào nặn chỉ còn bản năng thú tính thấp hèn, giả dối, tàn bạo ngự trị và chỉ có như vậy mới được chấp nhận cho tồn tại và có như thế mới có thể hội nhập được ung dung trong cái “xã hội mới” và những “con người mới” ấy.

Sau tháng 4-1975, hiện tượng có một không hai trong lịch sử Việt Nam từ thời các vua Hùng dựng nước đến nay là: gần 2 triệu người Việt Nam bị bỏ tù mà không được đưa ra xét xử trong tổng số cả nước là gần 40 triệu dân, kể cả nam, phụ, lão, ấu – tức 1/30 dân số. Nếu kể cả tên gọi khác của nhà tù như các khu kinh tế mới; các nông trường, công trường, lâm trường, các trường Kim Đồng; các trường lao động nông nghiệp, các trường phục hồi nhân phẩm; các trại tâm thần… cũng như số người bị công an quản lý theo diện đặc biệt thì số tù nổi, tù chìm xấp xỉ con số 4 triệu. Nghĩa là 1/10 dân số. Ấy chưa kể đến những trại giam của quân đội cũng như các cái gọi là “đội thanh niên xung phong” mà thực chất là loại tù nhân được tổ chức cho lao động tự giác. Số người bỏ cả mồ mả, quê hương, anh chị em, cha mẹ, vợ con để vượt biển đi tìm tự do cũng ở con số gần 2 triệu cùng với hàng nhiều trăm ngàn người bị hải tặc và sóng biển vùi xuống Biển Đông!!! Về tinh thần dân tộc, cái hố chia rẽ Bắc Nam cực kỳ sâu rộng đến mức ở ngoài đời, ở trong tù, vượt biên ra nước ngoài vẫn còn hận thù, định kiến. Sự kỳ thị sâu sắc đến mức đáng sợ ngay trong cả một số những người hoạt động chính trị hay văn hóa, văn nghệ có tên tuổi. Thí dụ như người ta vẫn nghi kị hằn học Dương thu Hương, dù bà ta đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bỏ tù, bôi nhọ, tịch thu các tác phẩm, các bản thảo và cấm viết v.v… Các tác phẩm của bà đã dũng cảm đánh vào hẳn Hồ chí Minh và quan thầy trong hoàn cảnh bà bị nhà nước cộng sản kiềm tỏa. Nhưng người ta lại vẫn cứ đề cao một Trịnh công Sơn, tác giả của ca khúc “Đường tàu thống nhất”, tác giả những bài ca phản chiến đã giúp một cách hiệu quả cho tập đoàn cộng sản chóp bu hỉ hả về ngày 30-4-1975, đẩy nhiều triệu người dân miền Nam Việt Nam vào nhà tù, khiến cho gia đình tan nát, chết tức tưởi trong những nắm mồ hoang lạnh. Người “nghệ sĩ” con cưng của chế độ ấy đã và đang ngự tọa trong căn vila sang trọng ở đường Duy Tân, Sài-gòn, là con phố hầu như dành riêng cho giới quan lại đỏ. Các tác phẩm, cả nhạc cả họa đều được ưu ái phát hành, triển lãm ở trong và ngoài nước… Người được các báo chí đầu đàn kể cả “công an” và “quân đội” đăng bài hoặc phỏng vấn cả ngày thường lẫn những dịp lễ lớn. Người được là thành viên trong ban xét duyệt các kịch bản phim truyện (tức cán bộ kiểm duyệt) và còn giữ cả chức chấm các giải thi hoa hậu! Người được tự do đi nước ngoài xoành xoạch như đi chợ! Và nay lại còn có đủ tiền bỏ ra mở nhà hàng, hưởng ứng lời kêu gọi của Đỗ Mười là “đảng viên (cộng sản) cũng phải biết làm giàu”! Đáng sợ chưa? Đến thế hệ nào mới hàn gắn được vết thương kỳ thị đó để cho nhân dân hai miền Nam Bắc Việt Nam cảm thông với nhau chí ít cũng bằng thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh?

Thời tiết chính trị thế giới đã có những thay đổi cơ bản. Thành trì “xã hội chủ nghĩa” trên thế giới không còn nữa, cho nên “cái đuôi của phe xã hội chủ nghĩa” là Việt Nam (lời Tố Hữu phát biểu một cách hân hoan) cũng phải thay đổi. Vả chăng, cái mục tiêu chính yếu của những người nắm quyền trong đảng cộng sản Việt Nam về cơ bản đã được thực hiện. Đó là làm chủ một cách toàn diện và “hợp pháp” nước Việt Nam. Xây được cái lăng to đùng cho Hồ chí Minh ở ngay giữa thủ đô Hà-nội, vừa cầu kỳ vừa tốn kém gấp hàng triệu lần các triều phong kiến trong lịch sử Việt Nam và bỏ cái tên Sài-gòn đã có từ lâu đời để nhét vào đó cái tên Hồ chí Minh, hy vọng khẳng định được lâu dài quyền chủ nhân ông của tầng lớp nắm quyền trong cộng đảng Việt Nam. Biến lực lượng vũ trang và công an thành công cụ riêng của tầng lớp nắm quyền trong cộng đảng. Xây dựng được một đội ngũ văn nô, bồi bút với mọi phương tiện hoạt động ngày càng tối tân. Đổi trắng thay đen, dựng tạo tài liệu giả trong các bảo tàng, thư viện, chương trình giáo khoa từ mẫu giáo đến đại học. Ghi vào hiến pháp (dù là rởm) rằng duy nhất cộng đảng có quyền lãnh đạo và quản lý toàn bộ đất nước và nhân dân Việt Nam. Ở thế thượng phong hoàn toàn như vậy, những người có quyền trong đảng cộng sản mới nêu ra đường lối “mở cửa” và “đổi mới”. Con tắc kè đổi màu cho phù hợp với màu sắc của môi trường để tiếp tục lừa con mồi. Tất nhiên vẫn có những con mồi vô tình hoặc tự nguyện dẫn xác đến.

Cộng sản hay mại bản

Nếu phân tích thành phần được Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh mở rộng cửa, cười rộng miệng, rộng vòng tay, thì thấy toàn là hình bóng các đối tượng đã từng bị các ông thề nguyền đánh đổ và tiêu diệt và thực tế đã hành động như vậy. Đó là những nhà tư sản ngoại quốc đem vốn vào kiếm lợi nhuận cao, cùng ăn chia với các ông qua cái gọi là đảng cộng sản của các ông. Họ được các ông “nhân danh” nhân dân Việt Nam bán cho tài nguyên, nhân lực… trinh tiết của con gái Việt Nam. Họ được các ông dùng bộ máy chuyên chính (lính và công an) bảo vệ cả tính mệnh, cả tài sản và cả khi đi hưởng thú “tứ khoái”. Họ còn được cả tổ chức công đoàn và bộ lao động của cộng sản tạo mọi thuận lợi cho việc bóc lột nhân công (tiền lương rẻ mạt, phải làm thêm giờ, thiếu bảo hộ lao động, lại còn bị đánh chửi, làm nhục như thời thuộc Pháp). Người công nhân đã được và đang được ru ngủ bằng luận điệu là giai cấp tiên phong, là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam nay lại phải luồn chôn chủ Tây như chuyện nghe kể vào cái thời còn nhỏ của Hồ chí Minh, khi theo cha vào Huế nhận chức “hựu nô lệ chi nô lệ” của Tây ban cho vậy. Những nhà tư sản nước ngoài đó chỉ lo cạnh tranh với nhau mà thôi, vì các nhà tư sản Việt Nam đã bị chính tay Đỗ Mười “thiến” gọn cả ngoài Bắc (1954) và trong Nam (sau tháng 4-1975) hệt như thiến lợn vậy.

Còn với những phái đoàn quốc tế muốn tìm hiểu về nhân quyền ở Việt Nam hay những người Việt Nam ở hải ngoại nhận lãnh trách nhiệm với Tổ quốc và dân tộc hoặc với những trào lưu văn hóa dân chủ và tiến bộ thì đường lối đóng cửa vẫn được duy trì nghiêm cẩn. Ở trong nước thì vẫn bỏ tù dài hạn những người khác chính kiến v.v… Ở ngoài nước về thì bị tống giam như với ông Lý Tống hoặc tử hình như ông Trần Văn Bá v.v… Còn những thứ gọi là Việt kiều yêu nước” về để ăn chơi xa đọa và lừa đảo thì cũng được mở cửa. Như vậy là “mở cửa” và “đổi mới” với ai, thật rõ ràng!!!

Đóng cửa” và “mở cửa” là hai đường lối ngược nhau 180 độ và đều là sản phẩm của Hồ chí Minh và các kẻ thừa kế, nay là những Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh…

Đóng cửa” để tiêu diệt tư sản mại bản, tư sản công thương v.v… Những thành phần đó bị xóa sổ rồi thì nay “mở cửa” để cho cái gọi là đảng cộng sản của các me-xừ Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh được độc quyền mại bản và kinh doanh. Cho nên mới có cái đặc thù kiểu “cộng sản Việt Nam” là cả bộ quốc phòng, bộ nội vụ (công an), hải quan, tòa án, viện kiểm sát, ủy ban nhân dân, văn phòng trung ương cộng đảng, văn phòng hội đồng chính phủ, văn phòng quốc hội v.v… đều bung ra làm nghề mại bản với các tổ hợp tư bản nước ngoài!!! Cho nên cái gọi là “khởi sắc” và “tiến bộ” được kết luận về tình hình Việt Nam hiện nay chỉ là hình ảnh con tắc kè đổi từ màu cộng sản sang màu mại bản, là hình ảnh riêng về con tắc kè vẫn no đủ và béo tốt, chứ đó không phải là “khởi sắc” và “tiến bộ” trong mọi mặt đời sống của đại đa số quần chúng nhân dân Việt Nam và đây là một sự thực rành rành.

Cái gọi là “khởi sắc” và “tiến bộ” đó là do việc các me-xừ Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh và cái đảng độc tài của họ giành sự độc quyền mại bản đã bán tài nguyên, sức lao động của nhân Việt Nam một cách rẻ mạt và bọn họ vay những món nợ khổng lồ mà sự thâm thủng vào túi riêng bọn họ và tay chân còn lớn hơn phần xử dụng cho công ích. Những thế lực bành trướng và bá quyền đang lợi dụng triệt để sự độc quyền mại bản của những Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh v.v… để dùng tiền mua đất đai và con người Việt Nam, một kiểu xâm lược không cần đến súng đạn.

Những món nợ khổng lồ vay của nước ngoài cũng như những giá trị đạo đức, tinh thần, bản sắc dân tộc bị đảo lộn, lịch sử bị bóp méo, tài nguyên bị phá hoại nghiêm trọng sẽ là gánh nặng đè lên đời sống vật chất và tinh thần của nhiều thế hệ con cháu của “đại đa số quần chúng Việt nam”.

Đó là thực trạng và viễn cảnh của cái giá trả cho cái gọi là “khởi sắc” và “tiến bộ” nếu không có một cuộc xây dựng dân chủ thực sự ở Việt Nam.

Năm 1992

Saturday, October 30, 2010

VGCS-Lật mặt Nguyễn minh Triết ăn cắp tên và học bạ của người khác

Nguyễn Minh Triết "lòe" Việt Kiều

http://www.youtube.com/watch?v=sYlztYM72NQ




Tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất vào hôm 22/11/2009 việt gian Nguyễn Minh Triết nói:

"Mới tháng 9 vừa rồi tôi đi dự hội nghị các nhà lãnh đạo 15 nước Hội đồng Bảo an LHQ. Mình đến cuộc họp này với một cái tư thế .. là mạnh mẽ. Mà mình là người có tiếng nói mạnh mẽ. Chưa bao giờ mình lại cất cao tiếng nói như thế.

Và ngay tại đại hội đồng LHQ vừa rồi, kì họp 64, mình lại lên tiếng, mình phê phán cái việc là "cấm vận Cuba".

Và cũng trong quốc họp đó đó, ngoài những ý kiến chung thì tôi có thêm một cái ý kiến: Tôi hoan nghênh ông Obama ... ông ấy tuyên bố đóng cửa nhà tù Gatanamo mà. Nhưng mà tôi nói rằng "ông Obama ơi, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái này."

TÔI NÓI MÀ TÔI NHÌN OBAMA MÀ TÔI THẤY ÔNG ẤY CŨNG CHĂM TRÚ LẮM ĐÓ, LẮNG NGHE LẮM. NHƯ THẾ LÀ MÌNH VỪA ĐỘNG VIÊN ÔNG OBAMA NHƯNG MÌNH VỪA PHÂN HOÁ CÁI NỘI BỘ CỦA ÔNG ẤY.

NHƯ VÂY ĐÓ TÔI MUỐN NÓI VỚI CÁC ĐỒNG CHÍ VÀ QUÝ VỊ RẰNG CÁI VAI TRÒ VÀ VỊ THẾ CỦA MÌNH BÂY GIỜ CŨNG NGANG HÀNG VỚI NGƯỜI TA, CŨNG NÓI NĂNG CŨNG ĐÚNG MỨC, ĐÀNG HOÀNG.

----------------
CT nước Nguyễn minh Triết (giả), theo HTN, tên thật là Cuông, được một LM nuôi ở Bình Dương cùng với cháu của LM tên là Nguyễn minh Triết (thật). Nguyễn minh Triết (thật) sau bị bệnh chết để lại bằng Tú Tài 2 và mấy chứng chỉ Đại học Khoa học. Cuông ẵm hết, từ đó lấy tên là Nguyễn minh Triết. Năm 1966, y nộp văn bằng này xin vào Cảnh sát Quốc gia nhưng bị bại lộ vì bằng là của người khác (bằng thật người giả). Y sợ ở tù nên bỏ trốn vào Cục R làm tay sai cho Huỳnh tấn Phát, CT/MTGPMN luồn lách lên chức CT nước như ngày nay.

Wolf Blitzer (CNN) Interviews Nguyen Minh Triet (1/2)

http://www.youtube.com/watch?v=OeAefzv9WDk




Wolf Blitzer (CNN) Interviews Nguyen Minh Triet (2/2)

http://www.youtube.com/watch?v=lDuElUGuMWk&feature=related



    1. CT nước Nguyễn minh Triết (giả), theo HTN, tên thật là Cuông, được một LM nuôi ở Bình Dương cùng với cháu của LM tên là Nguyễn minh Triết (thật). Nguyễn minh Triết (thật) sau bị bệnh chết để lại bằng Tú Tài 2 và mấy chứng chỉ Đại học Khoa học. Cuông ẵm hết, từ đó lấy tên là Nguyễn minh Triết. Năm 1966, y nộp văn bằng này xin vào Cảnh sát Quốc gia nhưng bị bại lộ vì bằng là của người khác (bằng thật người giả). Y sợ ở tù nên bỏ trốn vào Cục R làm tay sai cho Huỳnh tấn Phát, CT/MTGPMN luồn lách lên chức CT nước như ngày nay.

(3) Nguyễn ngọc Ân, Tiến sĩ từ Đại học tư Mỹ, không biết một chữ tiếng Anh. Đảng hỗ trợ y một số tiền 17,000 đôla để mua bằng Tiến sỡi, học trong 3 tháng với trình độ y chưa có bằng tiểu học.

From: Henry Doe <tokyochiba51@yahoo.com>

Subject:Fw: Các Tiến Sĩ Việt Nam bị QuốcTế lên án vì ăn cắp văn bài của Quốc Tế mà nói là do mình viết ra.

Date: Friday, October 29, 2010, 5:05 PM

Các tiến sĩ danh tiếng thuộc hai viện Vật Lý Saigon & Hà Nội bị bắt quả tang ăn cắp .

Tạp chí Khoa Học Quốc Tế vừa gửi thư cảnh cáo và rút bỏ hai bài báo của Lê Đức Thông, Nguyễn Mộng Giao - Viện Vật lý TP.HCM (Tội Phạm

HCM ), N.T.Hung - Viện Vật lý Hà Nội và tiến sĩ Trần Văn Hùng - Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ.

Bài viết nghiên cứu mang tên "Was the fine-structure constant variable over cosmological time? " (Hằng số đẹp có giao động đều theo thời gian tương ứng ?) của các tiến sĩ VN vừa bị Tạp chí Khoa Học Quốc Tế EPL xóa bỏ vì "Đạo Văn"

( This paper has been formally withdrawn on ethical grounds because the article contains extensive and repeated instances of plagiarism. EPL treats all identified evidence of plagiarism in the published articles most seriously. Such unethical behaviour will not be tolerated under any circumstance.)

Bài báo nầy được chính thức gỡ bỏ dựa trên cơ bản đạo đức bởi vì bài viết đầy dẫy và lập lại liên tục những chữ ăn cắp. EPL ứng xử các chứng cớ được tìm thấy giả mạo trên các bài viết một cách nghiêm minh . Những thể hiện thiếu đạo đức không thể tha thứ trong bất cứ trường hợp nào .

Lê Đức Thông đã bỏ trốn (tắt điện thoại) sau khi nguồn tin đạo văn được các blogger đưa lên mạng . Viện vật lý thuộc T.P HCM (Tội Phạm HCM) đã chính thức cho Lê Đức Thông thôi việc nhưng hai bài báo nêu trên không phải mình ông Thông đứng tên mà có nhiều tiến sĩ khác . Một trong những người có tên trong bài báo "đạo văn" là ông Giáo Sư tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao , nhà vật lý được đào tạo tại Liên Xô (cũ), Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật

lý T.P HCM (Tội Phạm HCM) .

Khi được tờ báo Thanh Niên nêu câu hỏi "Ông có tham gia vào bài báo được đăng trên tạp chí EPL do ông Lê Đức Thông là tác giả thứ nhất

không?" thì ông Giao từ chối "Tôi xin khẳng định, bài báo này không có một chữ nào của tôi mà hoàn toàn là do Thông tự viết, tự ý cho tên tôi vào rồi gửi đăng báo. Có thể nói, Thông đã gửi “chui” bài báo này mà không hề nhận được sự đồng ý của tôi. "

Ai cũng biết là ông Giáo Sư tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao biện bạch để tránh nhục nhã khi bị tờ báo Khoa Học Thế Giới cảnh cáo là họ từ đây trở đi sẽ không nhận bất cứ bài viết nào của các ông tiến sĩ nêu trên gửi .

Ông Giao không thể chối vì năm 2009 lúc Viện Năng lượng nguyên tử VN biểu dương bài báo nêu trên thì tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao đã ăn mừng vì mình có tên trong danh sách khen tặng nhưng khi "cơm không lành, canh không ngọt" thì đổ hết trách nhiệm cho tiến sĩ Lê Đức Thông , đã vậy ông Giao còn bắt Thông phải viết một thư xin lổi với cớ là Thông tự đề tên Giao vào chứ Giao nào có biết bài ấy ra sao !

Sự nhục nhã mà các ông tiến sĩ Liên Xô làm đã ảnh hưởng không tốt tầm nhìn của tờ Khoa Học Thế Giới đối với người VN, sau nầy họ có thể không dám đăng các bài viết tham khảo của các tiến sĩ mang họ Việt Nam

Lê, Lý, Nguyễn, Trần ... vì sợ chỉ là những đỉnh cao trí tuệ "đạo văn" .

Xuân Nhi



Dân oan-Bảo Giang-Cồn Dầu, Nắng Mới Vươn Lên.

Cồn Dầu, Nắng Mới Vươn Lên.

Bảo Giang

Câu chuyện về Cồn Dầu đã trở nên nóng và sôi động cả năm nay, nhưng tôi đã chọn thái độ tiêu cực, nhất định là sẽ không viết bất cứ một hàng chữ nào về Cồn Dầu. Tôi không viết, không phải vì vô cảm trước nỗi đau thương của những anh chị em ở Cồn Dầu nói riêng, và đồng bào của mình, nói chung. Tôi không viết chỉ vì vin vào những lý do tiêu cực.

1. Hơi đâu mà thức.

Đây là một thái độ rất ươn hèn, có lẽ không chỉ ở trong tôi, nhưng là có ở trong nhiều người. Dĩ nhiên, sự ươn hèn này cũng được tạo ra và bao che bằng những lý do xem ra rất thực tế: Không dám tin vào một cuộc Nắng Mới Vươn Lên. Bởi lẽ cứ xem chuyện của TKS, Thái Hà, Tam Tòa Loan Lỳ và Đồng Chiêm đấy thì biết. Cả cha cả con lăn lưng với nhau đi tìm Công Lý, tìm Sự Thật. Nhưng khi Công Lý chưa được đáp trả, Sự Thật vẫn bị khuất tất thì cả cha cả con đều bị ép buộc để tan hàng. Và còn tang thương hơn cả sự tan hàng, vị GM kính yêu không phải chỉ của Hà Nội mà là của toàn dân đã phải bị ép đến một bước đường không có một chọn lựa nào khác; “ từ chức vì lý do sức khoẻ “ và chuyến đi lạnh gía trong đêm 12-5-2010 coi như là dấu chấm hết cho đời Mục Vụ của Ngài với đoàn chiên (trừ khi có một bổ nhiệm khác). Tệ hơn thế, còn bị coi như một tội nhân phải rời nhiệm sở! Như thế, cả một tập thể đều ngủ, tội gì mình thức để thiệt thân!

2. Cha chung chẳng ai khóc.

Rõ ràng, chuyện của TKS, Thái Hà, Tam Tòa rồi Đồng Chiêm, đều là chuyện của tập thể, không phải chỉ của con dân Hà Nội, nhưng là của giáo hội Công Giáo Việt Nam. Khi giáo dân và Gm Hà Nội lĩnh ấn đi tiên phong để đòi lại Công Lý thì nào có phải là đi đòi đất, đòi Công Lý và Sự Thật về cho một cá nhân nào đâu. Họ đi là để đòi và bảo vệ tài sản của giáo hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, và đòi lại quyền sở hưu của toàn dân nói chung đấy. Bởi lẽ, khi thành công thì đất ấy có chia ra cho tư nhân nào đâu. Rồi nó cũng có thuộc về GM Kiệt đâu, mà là tài sản của Giáo Hội. Tuy nhiên, câu chuyện đi tìm Công Lý ở Thái Hà, TKS, Tam Tòa… dù làm nức lòng người là thế, mà xem ra họ lẻ loi qúa, và người ta xem nó như là câu chyện trong tiền kiếp hay trong cái nước xa xôi nào ấy, không phải là ruột thịt máu mủ của Việt Nam, nên mặc kệ, ai muốn làm gì thì làm. Chẳng có ăn nhập gì đến chuyện của Giáo Hội CGVN, nên HD chẳng cần phải lên tiếng, ủng hộ hay không ủng hộ.Tệ hơn thế, vị chủ tịch còn tuyên bố những câu lạnh lùng đến độ rất bất nhẫn là: “chỉ đồng cảm không đồng thuận” !

3. Có ăn tìm đến, đánh đấm tìm lui.

Có mấy ai ngờ, phong trào cầu nguyện đi tìm Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình để mưu cầu một cuộc sống rất đáng sống cho người công giáo nói riêng và người dân Việt Nam nói chung lại có cái đoạn kết lại qúa tang thương. Tang thương như câu nói quen thuộc: “ không phải đầu lại phải tai” Đúng thế, trước tiên là 8 anh chị em giáo hữu tại Thái Hà, qúa nhiệt thành vì nhà Chúa, vì tài sản của Giáo Hội để đến nỗi bị bắt, bị đưa ra tòa như là những tội nhân phá rối trật tự công cộng và phá hoại của công! Cũng may là có tinh thần Ngô Quang Kiệt và có hàng vạn cành thiên tuế trao tay trong khắp phố Hà Nội trong ngày các anh chị em này bị đưa ra tòa. Rõ ràng, CS chẳng sợ dân, chẵng sợ sự thật. Nhưng cũng phải kiêng nể và tránh né một cuộc đối đầu trực tiếp, nên chúng ra những bản án treo cho 8 chiến sỹ Thái Hà như là một cử chỉ để hòa giải. Riêng phần tài sản của Giáo Hội đã bị trấn lột dưới một hình thức khác.

Kế đến là hai LM cũng vì lo bảo vệ nhà Chúa mà bị đám côn đồ, công an nhà nước đánh đến bất tình nhân sự ở Tam Tòa. Cũng may, còn được GM Minh, phó TTK. HD/GMVN tuyên bố tại Xuân Lộc là “ GM sẽ thương yêu các LM đến cùng”. Nghe xong hai vị LM này tỉnh ngay. Chỉ tiếc là sau lời tuyên bố ấy, chả nhìn thấy một bề trên nào thay mặt HD đến thăm nom ủi an các Ngài vài câu!

Cái đoạn kết ấy đã tang thương à? Thấm gì với chuyện ngưòi Mục Tử đôn hậu mẫu mực Ngô Quang Kiệt. Ngưòi được toàn thể nhân dân kính trọng, qúy mến, cũng bị ép buộc đến phải rời nhiệm sở của mình bằng một lý do không có đường lựa chọn: “Từ chức vì lý do sức khoẻ”. Và người về thay thế Ngài lại là Gm chủ tịch HĐ/GMVN Nguyễn văn Nhơn. Qủa thật, GM Nhơn là ngưòi thực hiện trọn vẹn ý nghĩa câu tục ngữ của cha ông ta để lại là: “Thấy ăn tìm đến, đánh đấm, đòi Công Lý tìm lui”.

Đó là lý do của tiêu cực. Tuy thế, không một ngưòi nào có thể phủ nhận là sự kiện TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Đồng Chiêm…. đã tạo ra một vết nứt sâu sắc trong sinh hoạt của giáo hội công giáo Việt Nam . Nói trắng ra là có sự nghi ngờ, tỵ hiềm nhau trong sự kiện được gọi là phá sản đạo đức trong thượng tầng lãnh đạo qua sự kiện bị nghi ngờ, hay để tai tiếng là có sự loại trừ nhau vì hướng đi của trần thế. Và dĩ nhiên, uy tín của HD đã tiêu thành mây khói trong lòng giáo dân.

Nói thế, không có nghỉa là họ không còn tuân phục cây gậy Mục Tử trong tay HD, nhưng sự qúy trọng, tôn kình dành cho những bậc đáng kính, hay được đáp trả bằng luật yêu thương chuyển đổi thì khéo mà đã đến con số không rồi. Nghiã là, các Ngài muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Họ chỉ tiêu cực đi lễ, đến nhà thờ chịu các phép bí tích vì đức tin của họ mà thôi. Đức tin không có việc làm, không có lòng mộ mến sẽ là một thảm hoạ cho giáo hội.

Thảm họa ấy đã ló dạng. Bởi vì từ vết nứt này, có thể nói là nó đã phân chia sinh hoạt của giáo hội VN ra làm nhiều nhánh. Một nhánh thì thuộc về phẩm trật lãnh đạo và những người tung hô các Ngài vì những nhu cầu riêng. Nhóm này có khuynh hướng nhìn từ trên xuống, và dễ dãi kết án sự lạnh nhạt của giáo dân, hay những bài viết thẳng, viết thật, nêu lên những ý kiến về công việc của các Ngài bằng một câu rất ư là mang tính đội mũ cho nhau: Đó là thành phần chống đối, thói đời, chống cha, chống Chúa. Trong khi đó, ở phía ngược lại, không chút nản lòng bèn đặt cho các ngài cài hỗn danh, các đấng quốc doanh!. Nghĩa là những đấng làm theo ý muốn và mưu đồ của nhà nước Việt cộng chứ không phải là vì lợi ích của các linh hồn và của đức tin công giáo! Hoặc gỉa là làm tôi hai chủ. Phần tuyệt đại đa số còn lại thì bơ phờ giữa hai lằn đạn, nên đành quay về lối sống thụ động. Vậy thử hỏi xem:

1. Những giáo dân, những biểu ngữ ở Hà Nội, những bài viết mang tính cách vạch trần, nói thẳng nói thật về những việc làm của GM Nhơn, GM Đọc, HY Mẫn, GM Minh. GM Chương hay những cán bộ CS dưới lớp áo nhà tu như Phan khắc Từ, Huỳnh công Minh… có phải là những người chống cha chống chúa hay không?

Tôi xin trả lời bằng tiếng lương tâm trong sáng của tôi là: Không. chắc chắn là không. Bởi lẽ, các Ngài đã là ngưòi của công chúng, dĩ nhiên, việc làm của các Ngài rất khó tránh sự phê bình chỉ trích hay là khen thưởng hoan hô. Lại nữa, những việc làm bị phê phán ấy đều là những hoạt động bên ngoài, có liên quan đến đời sống chính trị, xã hội hơn là đời sống tôn giáo. Đặc biệt, qua những công việc ấy, hầu như tất cả mọi ngưòi đều nhìn ra là những hành động mang tính xu nịnh cái nhà nước vô luân, vô đạo cộng sản. Trong khi ấy, các Ngài lại tuyên bố ” xứ vụ của chúng tôi là xứ vụ tôn giáo, không phải là xứ vụ chính trị” (GM Đọc) Càng làm cho câu chuyện thêm khôi hài theo kiểu trống xuôi kèn ngược.

Thí dụ, chuyện HY Mẫn bình luận về áo vàng áo đỏ. và công bố “ Lá cờ Vàng làm nghẽn đường hiệp thông của giời trẻ công Giáo VN”. Hay chuyện GM Đọc soạn “giới răn mới” là” Nếu ai không thích cộng sản thì cũng đừng yêu cầu chúng tôi khích bác họ” ( hồng bình và nhà thờ bài 4, cùng một tác gỉa) và GM Nhơn thì đánh gía cuộc di tìm Công Lý của ngưòi dân bằng câu tuyên ngôn để đời” đồng cảm, không đồng thuận!” làm cho người ngưoi thất vọng, mất niềm tin. Họ có ý kiến và phê bình là đúng lắm ( tôi không noí tới những bài qúa khích)

Như thế, sự lên tiếng của ngưòi giao dân hay người dân Việt Nam trong trường hợp này là hoàn toàn có lý. Bởi vì, trong khi việc có liên hệ trực tiếp đến “ xứ vụ Tôn Giáo” như trường hợp hai đảng viên Việt cộng đã công khai hóa là Huynh công Minh và Phan khắc Từ ở Sài Gòn thì các Ngài, có dư trách nhiệm và thẩm quyền trên họ, nhưng lại không hành xử quyền hạn trong “ xứ vụ Tôn Giáo”. Đặc biệt sau khi tư Liên, Ngô thị thanh Thủy đã công khai công bố “ tôi sống một vợ một chồng với anh Từ là đúng luật”: Nhưng các Ngài vẫn im lặng làm cho các LM đạo đức thêm đau đớn, và làm tủi hổ lây cho giáo dân. Rõ ràng là các Ngài đã không hành xử quyền hành, trách nhiệm trong những “ xứ vụ tôn giáo” để cho an lòng giáo dân. Trái lại, các Ngài như còn bao che cho những phần tử này tác quái. Rồi lại xen qua chuyện chính trị là diện các Ngài không chuyên, để gây ra điều tiếng. Nên phải nói thật rằng, về điểm này các Ngài đã sai, nên cần phải bỏ hẳn đi cái kiểu xu nịnh chế độ này. Có thế mới lấy lại được niềm tin của đàn chiên.

Từ vài thì dụ này cho thấy, rõ ràng những ngưòi cầm biểu ngữ ở Hà Nội trong ngày GM Nhơn về, hay những bài viết khích bác HY Mẫn, GM Đọc, GM Nhơn không phải là việc chống Cha. Và càng không thê kết tội họ chống Chúa. Bởi lẽ, nếu họ không còn theo đức Kitô. Họ không thể nhìn ra Ngài là Đường là Chân Lý và là Sự Sống. Khi đó, họ đã mất khả năng nhìn ra sự thật, không còn nhìn ra được lề luật. Khi không còn nhìn ra được lề luật, họ cũng không cỏn nhìn ra được sự tội và sự sai trái. Họ không thể nói lên những lời lẽ chân thật khi đặt vấn đề. Nói cách khác, giáo dân bị chia năm xẻ bảy, bị tan rã không phải vì tự ý của đàn chiên muốn như thế. Nhưng họ không thể chấp nhận được những trường hợp sai trái của Phan khắc Từ và Huynh công Minh. Càng khó chấp nhận cái “ý Chúa” của GM Nhơn khi về Hà Nội. Lời thật có thể mất lòng. Nhưng nếu con ngưòi mất khả năng nói thật, người ấy có khả năng là đồng lõa với gian trá. Theo đó, bảo họ là chống cha chống Chúa thì có lẽ là đã nhập tâm cái mũ và đội cho họ một cách bất minh. Đó là một hình thức phá sản đạo đức để loại trừ nhau. Đó không phải là đường của Đức Kitô.

2. Các Ngài có phải là GM quốc doanh hay không?

Thật là mỉa mai cho cái cụm từ này. Trước khi VC vào miền nam thì nào có ai nghe thấy cái từ quốc doanh bao giờ đâu. Và có ai nghe thấy những cụm từ như như là UB liên lạc tôn giáo bao giờ? Bởi lẽ, sinh hoạt của tôn giáo là hoàn toàn độc lập và riêng rẽ, chẳng có đính dáng gì đến những sinh hoạt chính trị của xã hội. Nhưng từ khi chúng vào. Với chủ trương tiêu diệt tôn giáo, nên chúng đã tìm đủ mọi cách luồn lách vào trong sinh hoạt của tôn giáo ngõ hầu triệt tiêu đạo đức và luân lý của các tôn giáo. Đây chính là lý do trả lời tại sao chúng phải nuôi và dạy dỗ những kẻ vô phẩm hạnh như Phan khắc Từ, Huỳnh công Minh, Trương Bá Cần…để làm tay sai cho chúng trong việc tiêu diệt đời sống đạo hạnh của các tôn giáo.

Thử hỏi, tại sao không một ngưòi nào dám chụp mũ GM Kiệt, GM Oanh, qúy cố GM Trọng, HY Khuê, HY Căn. HY Thuận, TGM Điền…là quốc doanh? Xin thưa, bởi vì cuộc sống vá hành động của các Ngài rất trong sáng. Đạo đời phân minh. Nghĩa là các Ngài giữ lằn ranh giửa tôn giáo và quyền hành chính trị một cách rất rõ ràng. Bởi vì các Ngài lo chu toàn việc Nhà Chúa mà không cần phải xum xoe với những thói đớì. Nhìn chung, hầu hết các Gm Việt Nam , tuy có phần thủ phận, nhưng cũng không bị mang tiếng là quốc doanh hay theo tà ma cộng sản. Tuy nhiên, có một số vị bị nghi ngờ nằm trong trường hợp quốc doanh. Có thể các Ngài bị vu oan?

Thí dụ như trường hợp GM Nhơn, bị nghi ngờ là đầu xỏ, là tìm lợi ích cá nhân trong vụ việc GM Kiệt bị đẩy ra đi. Sự nghi ngờ là có lý vì những lời tuyên bố của Ngài. Hơn thế, chính sự việc GM Nhơn về Hà Nội là một câu trả lời. Dĩ nhiên, Ngài có thể bị hàm oan. Nhưng tại sao Ngài lại không dám can đảm để giải cái nồi hàm oan ấy ra. Yên lặng trong trường hợp này đã không có lợi cho Ngài và cũng không có lợi cho giáo hội. Dĩ nhiên, giải thích trường hợp này bằng hai chữ “Ý Chúa” cho ngưòi nghe cái cảm giác là không có sự thật ở trong lời nói ấy, nếu như không muốn nói là chuyện trẻ con! Đó là cái họa cho Ngài.

Trở lại chuyện Cồn Dầu. Hôm nay tôi có ý định viết về Cồn Dầu, nhưng lại đi một đường vòng quá xa. Sự thật, con đường vòng này cũng có lý do.

1. Tôi không có ý nhắc lại những chuyện cũ chỉ để khơi lại cái dĩ vãng, khơi lại vết thương chưa lành. Nhưng như là một dấu chấm hết cho qúa khứ. Một qúa khứ đau buồn đẩy tôi vào đoạn đường tiêu cực sau những biến cố nêu trên. Một qúa khứ cần phải được sửa sai.

2. Tôi nghiệm ra rằng, mỗi ngày là một ngày mới. Khi ngày mới đến thì nên sống với sự tích cực của ngày mới hơn là sống với cái tiêu cực của ngày đã qua. Chính vì sự tích cực này, tôi như thấy chân trời mở ra và Nắng Mới Vươn Lên.

3. Không những tôi chỉ viết về Nắng Mới Vươn Lên, mà còn mạnh dạn kêu gọi bạn bè thân hữu và những ngưòi quen biết hãy ra khỏi cái vỏ của mình để cùng đứng lên đồng hành với Ngọn Nắng vừa vươn lên, Ngọn Nắng Mới ấy chính là văn thư của Giám Mục Nguyễn thai Hợp viết gởi cho cấp chính quyền tại Đà Nẵng, có bản sao gởi cho nhà nước, cho HDGM và cho giáo dân Cồn Dầu.

Tôi không làm chuyện phân tích văn thư, cũng không dám có đôi lời vọng ngôn để khen lấy khen để văn thư. Tôi chỉ xin được nói đến cái lý Chính Danh và sự Chính đáng của văn thư, để từ đó, tôi gọi là Nắng Mới Vươn Lên có khả năng tạo lại niềm tin cho nhiều người.

1. Sự Chính Danh của văn thư.

Khi viết văn thư này, GM Hợp đã không nhân danh GM Vinh, không nhân danh HDGMVN. Nhưng nhân danh chủ tịch UBCL / HB trực thuộc HDGMVN mà lên tiếng. Trong sự kiện lên tiếng, Ngài không có ý bênh vực cho giáo dân Cồn Dầu, nhưng là đặt ra vấn đề Công Lý với nhà nước trong việc hành xử trách nhiệm của họ với toàn thể đồng bào Việt Nam, mà Cồn Dầu, chỉ là một thí dụ điển hình. Văn Thư đã viết một cách rõ ràng về nguyên tắc hành xử nền Công Lý trong xã hội là: Dù nhà nước có thu hồi đất của nhân dân một cách đúng luât ( luật rừng tự tạo đi chăng nữa) thì cũng phải ứng xử theo lối nhân bản làm người, chứ không thể làm theo lối bạo hành. Tự đặt ra luật lệ rồi tự ý thu hồi. Tự ý ra giá cả để bôi thường và tự quyền giao đất cát cho đối tác khác xử dụng. Bởi lẽ, những việc làm này đã không minh bạch, không có công lý còn tạo ra đời sống bất ổn cho nhân dân. Đi ngược lại tiến trình phát triển xã hội và con người

Đây phải được đánh giá là một văn thư ở cấp độ ứng xử cao. Có tầm kích. Chỉ e rằng người nhận, nơi nhận không có khả năng để đọc và hiểu thấu được cái nguyên lý làm ngưòi và Công Lý mà Ngài đã nêu ra. Nhưng dù thế nào chăng nữa, phải nhận định rằng, dù không nhân danh HDGMVN để viết văn thư cho nhà nước. Nhưng có thể nói, Ngài đã thay mặt HDGMVN trong vai trò chính danh của UBCL để đặt lại vấn đề Công Lý của toàn dân với nhà nước. Rồi dù ngài không chính danh bênh vực cho giáo dân ở Cồn Dầu, nhưng Ngài gởi bản sao cho Cồn Dầu, tôi tin rằng anh em ở Cồn Dầu đang nhìn thấy Nắng Mới Vươn Lên ở ngay trong phần đất của mình.

2. Một việc làm chính đáng

Phải nói ngay rằng, đây là một việc làm rất chính đáng mà mọi người mong mỏi, và nay GM Hợp đã nhân danh chủ tịch UBCL mà làm. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc, người ta nên gạt bỏ ra bên ngoài tất cả những thành kiến, những câu chuyện mà có những bài báo vẽ vời ra những hình ảnh méo mó về Ngài. Hãy nên bỏ ra ngoài tai những tin đồn, những to nhỏ trước đây về Ngài . Rồi thay vào đó là một thái độ tích cực. Hãy nhìn vào một công việc rất chính đáng mà Ngài đã làm nhân danh chũ tich UBCLHB, mà cùng tiến bước với Ngài. Bởi vì, một người thợ, khi thấy miếng vải không đủ lớn để may cái áo khác thì cũng có thể dùng miếng vải đó để vá lại cái áo đã rách cho lành lặn. Dù sao cái áo được vá lành cũng còn hơn hẳn cái áo rách tả tơi, vì nó đã che kín toàn thân.

Như thế, việc làm, dù chỉ là vá cái áo cũng phải dược coi là một việc làm chính đáng. Mẹ Việt Nam chúng ta đã từng gìỏi nghề may vá. Không có những chiếc áo vá ấy, đàn con còn tang thương hơn nhiều. Phần tôi, tôi không chỉ cho đây là công việc của người mẹ cần cù và áo cho con. Trái lại, tôi gọi đây là một việc làm chính đáng, như nắng của một ngày mới đang vươn lên. Bởi vì:

a. Ngài đã không nhân danh một vị GM công giáo để bảo vệ, hoặc đòi hỏi quyền lợi cho giáo dân Cồn Dầu. Nhưng Ngài đã nhân danh chủ tịch một úy ban như tên gọi để kêu gọi lương tâm của nhà nước này trong việc phải bảo vệ công lý và quyền lợi cho ngưòi dân.

b. Ngài đã đưa ra và đề nghị một phương cách trong ứng xử của nhà nước, nhà cầm quyền địa phương để bảo vệ Công Lý, ổn định và bảo vệ quyền lợi, quyền sống cho người dân một cách rất nghiêm chỉnh. Kêu gọi nhà nước hãy làm trọng tài, giữ vững cán cân luật pháp để bảo vệ cho cả đôi bên. Ngưòì có đất và ngưòi chủ thầu bàn bạc và định gía về gía trị của việc bồi hoàn trong việc thu mua lại đất đai của ngưòi dân. Thay vì việc nhà nước tự đặt ra gía cả, rồi dùng bạo lực để ép buộc người dân trả ra phần đất của mình. Sau đó, giao đất cho chủ thầu khác khai thác để lấy tiền chia nhau. Đó là một nguyên tắc công bình xã hội mà đã là con người thì đều phải biết. Đơn giản hơn, đây là chuyện rất bình thường, đơn giản nhưng công bằng, minh bạch trong việc mua bán. Bất cứ người nào có trí khôn đèu phải tuân thủ và tôn trọng nguyên tắc này. Chẳng lẽ, một nhà nước đã từng vỗ ngực đánh thắng hai đế quốc cực kỳ to lớn là Mỹ và Pháp lại không thể hiểu được phương cách này?

Như thế, Ngài đã làm công việc của Ngài. Dĩ nhiên, một tờ văn thư ấy là chưa đủ, nhưng chiếc áo cũ lâu ngày đã rách. Khi muốn vá lại thì cũng phải lựa những chỗ nào cần và còn có thể vá được thì vá trước. Nếu không thì miếng vải mới sẽ giật chiếc áo cũ thêm tả tơi, không thể mặc được nữa. Nên nhớ điều này. Người mẹ vá áo cho con là muốn con có cái áo để che thân, chứ không phải để lừa phỉnh người. Theo đó, văn thư này cũng ví như cái áo mẹ vá lại để bảo vệ đàn chiên.

Rồi hãy nhìn TKS, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Cồn Dâu… như là những hình ảnh đau thương trong lúc tạm lui binh. Giống như niềm đau trong lòng người khi buộc phải tạm lui binh khòi thành Thăng Long, rút về Thanh Hoá để bảo toàn lực lượng và chờ cuộc phản công khắc phục lại Thăng Long như cha ông ta đã làm xưa kia. Chình nhờ cuộc lui binh ấy, nỗi đau đã trở thành thành lũy, thành sức mạnh của một cuộc chuyển dời, thay đổi khi ánh Nắng Mới Vươn Lên. Đơn giản hơn, chính những đau thương ấy là sức mạnh của một cuộc trở mình để mọi người, mọi nhà cùng bước tới trong niềm tin đòi lài Tự Do, Công Lý và Sự Thật. Như thế, sự đau thương, hy sinh ấy không phải là hư nát, mục rữa vô ích. Trái lại, đó chính là sự sống còn tồn tại trong lòng người dân Việt. Một sức sống đang âm ỷ chờ ngày Hồi Sinh.

Cũng thế, văn thư này là những bước đầu, đã tiếp nối và tiếp tục khai mở ra một hướng đi đúng đắn. Nhưng bổn phận của chúng ta hôm nay là phải nối lại vòng tay, đứng lên bên Ngài. Hãy đi theo bảng chỉ đường Ngài viết trong văn thư.Tuy thế, chỉ có người dân hay giáo dân đi vẫn chưa đủ, nhưng phải là một khối thuần nhất, cùng đồng hành từ trên xuống dưới. Tất cả phải nắm lấy tay, phải dìu nhau mà tiến bước. Có thế Nắng Mới, mới có thể lan tỏa và chiếu sáng đến mọi nơi mọi chốn, đem Công Lý đến cho mọi ngưòi, mọi nhà.

Bài học về sự lẻ loi ở TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm. Cồn Dầu là những bài học bằng máu và nước mắt. Nếu chúng ta vẫn tiêu cực như xưa, vẫn đắp chăn ngũ kỹ, vẫn là chuyện đồng cảm không đồng thuận. Sự đau thương của Cồn Dầu không chỉ nằm nguyên vị ở địa phương, nhưng sẽ theo vết dầu loang đến mọi miền. Bởi lẽ, gian dối, bạo hành, kẻ thù của Công Lý sẽ không bao giờ thỏa mãn, dừng chân ở riêng một nơi nào. Trái lại, chúng muốn phô trương bạo lực của gian dối ở mọi nơi, mọi thời…

Trong khi dó, ai cũng biết, Công Lý , Tự Do, Nhân Quyền, không tự nhiên mà có. Nó có là do một tiến trình đòi hỏi, tranh đấu lâu dài. Bản thân từ tranh đấu là một cuộc đối đầu. Không có sự đối đầu, không bao giờ có thay đồi. Không chấp nhận đối đầu, đi tìm sự thật chỉ là sự ươn hèn làm nô lệ cho gian dối. Nên nhớ, không có một thể chế nào, dù tàn bạo đến đâu, có thể đứng vững mài. Nghĩa là, nó phải có ngày chấm hết. Cái tàn bạo của Việt cộng cũng không có ngoại lệ. Khi toàn dân đã đi tìm Công Lý là chấp nhận đối đầu với gian dối, đối đầu với cộng sản, cái tàn bạo của cộng sản phải tan vỡ ra từng mảnh vụn. Bài học đã có chứng minh ở Liên Sô, Đông Âu. Nên khi đi theo lối mòn gọi là đối thoại, xin cho với cộng sản là mộ sự lản tránh, sẽ tự rước thảm họa cho chính mình và đồng loại.

Như thế chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất để đi. Đó là sự thay đổi. Thay đổi, thay đổi toàn diện. Thay dổi từ suy nghĩ đến phương cách hành động. Mà thay đổi cách suy nghĩ, nhìn sự việc là điều kiện tiên quyết để thay đổi cuộc sống và thể chế hiện tại của đất nước. Có thay đổi được lối suy nghĩ, mới có thể thay đổi được Hành Động. Thay đổi từ đơn phương sang tập thể và rồi toàn diện ở mọi nơi mọi chốn. Có thay đổi hành động toàn diện như thế mới có hy vọng nhìn thấy một ngày mai.

Tòm lại , ta phải biến những đau thương trong cuộc tạm lui từ TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm và Cồn Dầu thành sức mạnh kiên vững. Phải biến sức mạnh từ từng địa phương thành sức mạnh tổng hợp của cả nước, để những bước chân của Cồn Dầu, Dân Oan trên địa bàn cả nước không còn cô lẻ, không bị rơi vào quên lãng. Nhưng là những bước chân tiên phong đã lên đường, khai mở cho một ngày mai tươi sáng trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý. Có thế, chúng ta mới có thể kịp thời đón nhận được những ngọn Nắng Mới Vươn Lên rực rỡ trên quê hương Việt Nam . Trái lại, những giây phút tình cớ của lịch sử cứ mãi qua đi và ngưòi dân ta mãi phải ngồi trong bóng tôi vì cái tiêu cực của chính mình.

Bảo Giang

Friday, October 29, 2010

Van Tran-Báo Vẹm Bịp Tin “Giáp Còn … Sống”!




















Báo Vẹm Bịp Tin “Giáp Còn … Sống”!

Van Tran

Ngày 26 tháng 10, 2010 Van Tran có cho đăng bài viết ngắn: “Võ Nguyên Giáp Đã Chết! Chế Độ Cộng Sản Phải Chết Theo!”. Bài viết ngắn đăng cùng với 1 số hình ảnh của Võ Nguyên Giáp chụp khoảng tháng 7 năm 2010 vừa qua. Nhưng quan trọng là tấm ảnh Giáp nằm trên giường như một xác chết. Bài này cũng được nhiều website hải ngoại cho đăng lên. (Đọc giả ghi nhớ là tấm ảnh của Giáp nằm chờ chết do “danlambao.com” đưa ra khoảng tháng 7 năm 2010). Nhưng khi bài (“Võ Nguyên Giáp Đã Chết! Chế Độ Cộng Sản Phải Chết Theo!”) đã đăng, thì ngay sau đó báo “Dân Trí” của Vẹm do phóng viên Dương Đức Dũng lại phịa ra bản tin “Trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp huy hiệu Đảng”, và bản tin Bịp này có kèm theo một tấm ảnh của (danlambao.com) Võ Nguyên Giáp.

Phóng viên “bịp” Dương Đức Dũng còn ghi rằng: “chiều 27/10, tại Hà Nội, Đảng ủy Quân sự Trung ương-Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.”.

Cái Bịp rất điệu nghệ và tỉnh “như dân” Hà Nội của Dương Đức Dũng là câu viết ở trên. Nhưng nếu nhìn kỹ thì đọc giả sẽ thấy tấm ảnh của Võ Nguyên Giáp (do báo Dân Trí cho đăng) lại do “danlambao.com” đăng ra trước đây khoảng vài tháng - tức vào khoảng tháng 7 năm 2010). Xin đọc giả nhìn tên tướng Dũng (lùn có chấm đỏ trên đầu. Một tấm ảnh của “danlambao.com” và một tấm ảnh của TTXVN - Dương Đức Dũng) đều có đứng cả trong 2 tấm ảnh và ăn mặc hoàn toàn giống nhau (độ ánh sáng của 2 tấm ảnh đều giống nhau). Như vậy cả 2 tấm ảnh được chụp cùng một máy chụp ảnh và trong cùng một thời điểm nhưng cách nhau vài phút. Điểm nửa là Giáp cũng mặc quân phục và đeo quân hàm giống nhau. Nhưng phóng viên Bịp Dương Đức Dũng thì lại nói láo rằng tấm ảnh Võ Nguyên Giáp (đăng trên báo Dân Trí”) mới chụp khi chiều ngày 27 tháng 10, 2010. Đúng là cả một đám làm “Báo Bịp”. Võ Nguyên Giáp đã chết, thì cho dù Dương Đức Dũng hay báo “Dân Trí” có đăng 10 vài viết đi nửa, cũng chẳng dấu được sự thật và cũng không làm cho Võ Nguyên Giáp sống lại được.

Chưa hết!. Hôm nay thứ Năm 28 tháng 10 năm 2010 “báo bịp” (Dân Trí) của Dương Đức Dũng lại cho đăng thêm bản tin là: Nguyễn Minh Triết chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi đời, Thứ năm, 28/10/2010, 01:39 (GMT+7”. Nhưng tấm ảnh Dương Đức Dũng cho đăng lại không dám đề ngày và tên của thông tấn xã nào đã viết bản tin (cả 2 bản tin sẽ cùng đăng theo bên dưới bài viết ngắn này để làm bằng chứng rằng Dương Đức Dũng đã nói Bịp kiểu Vẹm)

Như vậy từ ngày 23 (trước Tết Ta) sau khi “đưa ông Táo” xong, thì Võ Nguyên Giáp lại chẳng bao giờ thay đồ và vẫn mặc đồ quân phục và đeo quân hàm để … chờ đến hôm qua chiều ngày 27 tháng 10 và trưa hôm nay sáng ngày 28 tháng 10, để …. “đảng uỷ quân sự …” cử Nguyễn Minh Triết đến tặng cho Giáp “huy hiệu 70 năm tuổi đảng” và “gắn huy chương trên giường” cho Giáp, thì Giáp mới chịu “thay đồ” quân phục chăng?!. Đúng là “nói láo như Vẹm” có khác. Ngay cả Bùi TínVũ Thư Hiên còn gọi điện thoại sang cho Nguyễn Chí Thiện biết tin rằng: “Tướng Giáp đã chết rồi”. Thì Nguyễn Chí Thiện trả lời rằng: “vâng! mình vừa gọi về Hà Nội kiểm chứng và các bạn trong nước cũng đều biết tướng Giáp đã chết”.

Tựa bài viết ngắn của Van Tran là: “Võ Nguyên Giáp Đã Chết! Chế Độ Cộng Sản Phải Chết Theo!”. Có lẽ vì bọn chóp bu Việt Gian Cộng sản sợ cán bộ, bộ đội và người dân trong nước nổi lên làm cuộc Cách Mạng lật đổ chế độ sau khi nghe tin Tướng Giáp chết!. Cho nên chúng không dám loan tin Võ Nguyên Giáp đã chết hay làm tang lễ cho một công thần của chế độ như Võ Nguyên Giáp chăng?. Nhưng cho dù Hà Nội có sợ hay không thì sự thật cũng sẽ phải đến, vì đã đến giai đoạn các quốc gia tự do trên thế giới họ đã nhìn thấy cái sự lưu manh, tàn ác, bất nhân của tập đoàn Việt Gian Cộng sản bán nước rồi. Họ không thể im lặng để còn có thể “nói phải” cho tập đoàn Việt Gian Cộng sản thêm nửa. Nhất là Hoa Kỳ. Toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước nên hiểu rằng: Chỉ có một cuộc các mạng bạo lực mới giải quyết tận gốc rễ của vấn đề Việt Nam, và chỉ có các mạng toàn diện thì mới đưa được cả dân tộc Việt đi lên phú cường, hạnh phúc.

Ngày hôm nay vì tham quyền cố vị nên “đảng” đã ra lệnh cho các báo Vẹm tiếp tục Bịp được nửa chăng?. Chủ tịch nước mang “huy hiệu 70 năm tuổi đảng” của “Đảng ủy quân sự trung ương bộ quốc phòng, bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân …. đã tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng lại không thấy có bất kỳ tùy viên nào của Giáp đỡ Giáp ngồi dậy để nhận “huy hiệu và huy chương… trọng thể” này thì thật là tiếc nhỉ!. Vậy Tướng Giáp cũng như các: “Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Trung tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; những người thân trong gia đình của tướng Giáp” có hiểu thế nào là “lễ nghi” của “quân đội” hay không?.

“Lãnh đạo và nhân dân nhiều nước trên thế giới cũng ngưỡng mộ, khâm phục tên tuổi, tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Càng “khâm phục tên tuổi” của Giáp, thì Giáp lại phải cố gắng ngồi dậy (dù Giáp không ngồi được cũng phải có người dìu để ngồi, dù chỉ ngồi được một phút, để chụp ảnh) chứ lẽ đâu “Đại Tướng Võ Nguyên Giáp” lại “thản nhiên” nằm liệt giường Chờ Chết với vài tên chầu rìa đứng chung quanh rồi chụp ảnh (không ghi ngày) để bịp. (Nhìn ảnh ta không thấy Giáp có tùy viên hay có y tá chăm sóc cho Giáp. Đúng là bọn Vẹm có khác).

Trao tặng “huy hiệu” cho Giáp nhưng chẳng thấy phóng viên Bịp Dương Đức Dũng cho biết là ai đã thay cho Giáp (đã chết) nhận lãnh “huy hiệu” này. Người ta chỉ thấy “em gái hộ lý” (có chấm đỏ) đứng bên đầu giường Giáp, “vác” “bằng chứng nhận” cho Giáp thì thật là hết ý vậy!. Bản tin của Dương Đức Dũng cho biết có “người thân” của Giáp, vậy “người thân” trong gia đình của Giáp gồm những ai?. Sao báo “Dân Trí” không cho biết để chúng tôi ở hải ngoại còn “ ….ngưỡng mộ, khâm phục tên tuổi, tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp” và để “ghi sổ” luôn cả “những người thân gia đình” của tướng Giáp nửa chứ!.

Thời đại điện tử ngày nay, tin tức cũng như hình ảnh được chuyển đi nhanh hơn hỏa tiễn, cho nên các “đồng chí” như Dương Đức Dũng cũng đừng nghĩ cách Bịp chi nửa cho thêm tội nhé!. Ngay bây giờ các hảng TTXVN thử cho đăng tấm ảnh nào mới nhất của “đồng chí” Võ Nguyên Giáp để chứng minh rằng Giáp chưa chết. Nếu không làm được, thì cách tốt nhất là các ‘đồng chí” nên tìm cách chuẩn bị “chuồn” ra khỏi nước là thượng sách!. Vì sớm hay muộn gì thì chế độ cũng phải sụp đổ, khi “Võ Nguyên Giáp Đã Chết! Chế Độ Cộng Sản Phải Chết Theo!”. Vậy thì mình còn phải lo cho thân mình và gia đình mình nửa chứ!. Luật Sinh Tồn mà!

Van Tran

Ghi chú:

Cả 3 tấm ảnh được đăng theo bài viết ngắn này đều được chụp cùng 1 thời điểm và do “danlambao.com” cho đăng vào khoảng tháng 7 năm 2010. Nhưng khi báo “Dân Trí” cho đăng lại thì báo “Dân Trí” đã cắt xén các tấm ảnh giống như là các tấm ảnh Võ Nguyên Giáp mới chụp hôm qua và hôm nay vậy.




Thứ Tư, 27/10/2010

Trao tặng Tướng Giáp huy hiệu 70 năm tuổi Đảng
(Dân trí) - Thực hiện quyết định của Đảng ủy Quân sự Trung ương, chiều 27/10, tại Hà Nội, Đảng ủy Quân sự Trung ương-Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tới dự và trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng .






Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bằng chứng nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Cùng dự buổi lễ có Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Trung tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; những người thân trong gia đình, những người đồng chí gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi đời, 70 tuổi Đảng. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người gần gũi, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tên tuổi, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nhân dân Việt Nam khâm phục tài năng và trân trọng những đóng góp của Đại tướng đối với đất nước. Lãnh đạo và nhân dân nhiều nước trên thế giới cũng ngưỡng mộ, khâm phục tên tuổi, tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chủ tịch nước khẳng định thế hệ hôm nay và mai sau sẽ ghi nhớ và nguyện học tập đạo đức, tác phong, tinh thần cách mạng tiến công, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp và nguyện tiếp bước thế hệ đi trước xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cùng lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp trường thọ, tiếp tục có những đóng góp vào việc xây dựng Đảng, xây dựng quân đội vững mạnh./.

-------------------------------

Trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Theo VOV, chiều 27-10, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức trọng thể lễ trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thay mặt Đảng, nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng huy hiệu và bằng chứng nhận 70 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh VOV).

Phát biểu tại lễ trao tặng, Chủ tịch nước chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi đời, 70 tuổi Đảng. Chủ tịch nước nhấn mạnh Đại tướng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tên tuổi, sự nghiệp của Đại tướng gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nhân dân Việt Nam khâm phục tài năng và biết ơn những đóng góp của Đại tướng. Chủ tịch nước khẳng định thế hệ hôm nay và mai sau sẽ ghi nhớ và nguyện học tập đạo đức, tinh thần cách mạng tiến công, lòng trung thành với Đảng, với tổ quốc và nhân dân của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp.

BC


Theo Dương Đức Dũng (TTXVN)
Trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng
Thứ năm, 28/10/2010, 01:39 (GMT+7)

Chiều 27-10, tại Hà Nội, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tới dự và trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh).


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi đời, 70 tuổi Đảng. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người gần gũi, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tên tuổi, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nhân dân Việt Nam khâm phục tài năng và trân trọng những đóng góp của Đại tướng đối với đất nước. Lãnh đạo và nhân dân nhiều nước trên thế giới cũng ngưỡng mộ, khâm phục tên tuổi, tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: Thế hệ hôm nay và mai sau sẽ ghi nhớ và nguyện học tập đạo đức, tác phong, tinh thần cách mạng tiến công, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện tiếp bước thế hệ đi trước xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cùng các đồng chí lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp trường thọ, tiếp tục có những đóng góp vào việc xây dựng Đảng, xây dựng quân đội vững mạnh

TTXVN

Trần Thanh- CS Bắc Việt Thảm Sát tại An Lộc

Thảm Sát tại An Lộc

Trần Thanh

Địa danh An Lộc sắp được đề cập dưới đây không phải là Thị xã An lộc thuộc tỉnh Bình Long năm trên quốc lộ 13. Thị xã An lộc thuộc tỉnh Bình Long là một chiến trường lừng danh vào mùa hè đỏ lửa 1972. Còn An Lộc đây là một xã nằm sâu trong đồn điền cao su bên đường rầy xe lửa bắc –nam. Có thể nói, xã nầy là vùng xôi đậu vì nó ở xa quốc lộ 1, thuộc tỉnh Long Khánh. Dọc theo quốc lộ 1, từ Biên hòa hướng ra trung, đi khỏi rừng cao su Trảng Bom chúng ta đến Bàu Cá là ranh giới giữa Biên Hoà,và Long Khánh. Qua khỏi Ngả ba Dầu giây (giao lộ giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 20 đường đi Đà lạt) chúng ta đến đèo Mẹ Bồng Con (có lẽ gọi Đèo Mẹ và Đèo Con thì đúng hơn vì có hai quả đồi một cao một thấp như bức tường thành án ngữ quốc lộ 1). Qua đèo rồi đổ dốc sẽ gặp một ngả ba, dến ngả ba rẽ phải đi mãi và đi mãi giữa rừng cao su hai bên, rồi vượt qua đường rầy xe lửa đi khoảng vài trăm mét chúng ta mới đến xã An lộc.

Nơi đây, cách nay đúng 35 năm đã xẩy ra vụ thảm sát do VC Bắc Việt gây nên. Họ đã giết hằng trăm dân làng, tàn sát thường dân đang ẩn náu dưới hầm để tránh bom đạn. Chứng tích vụ thảm sát còn thấy đuợc ngày nay là hàng năm vào cuối tháng 4 dương lịch, bà con có thân nhân bị thảm sát, đều làm đám giỗ mà dân địa phương gọi là đám giỗ tập thề.Tướng Lê minh Đảo, Tư lệnh mặt trận Xuân Lộc, Long Khánh, 1975

Trước hết nói về chiến trận Long khánh từ 9-4 đến 20-4. Về lực lượng của hai bên: Bắc Việt về quân số có các sư đoàn Công trường 5, 7, 9. Quân lực VNCH có sư đoàn 18, tiểu đoàn 3/4 Địa Phương Quân tỉnh Long Khánh, về sau có một lữ đoàn Dù tăng viện. Lãnh thổ VNCH tính đến đầu tháng tư thì bị co cụm lại gồm lãnh thổ Quân Đoàn 3, lãnh thổ Quân đoàn 4, và hai tỉnh Ninh thuận, Bình thuân. Trên bản đồ lãnh thổ hai quân khu còn lại thì những đốm đen chỉ phần đất do CS chiếm lan rộng dần như Phước Long, Đồng Nai thượng đến Định Quán. Tỉnh Long khánh có thủ phủ là Xuân Lộc. Cộng quân cố chiếm Xuân lộc để cắt đôi lãnh thổ còn lại của VNCH, kiểm soát quốc lộ 20, và quốc lộ 1, đồng thời bao vây Saigon. Trận chiến Xuân lộc từ ngày 9-4 là trân giao tranh ác liệt và duy nhất trong khoảng thời gian từ 10-3 (ngày cộng quân vào Ba mê thuột) đến 30-4.

Diễn tiến trận đánh. Từ 9 giờ sáng ngày 9-4, ba sư đoàn cộng quân từ các hướng, từ rừng cao su tấn công vào thị xã Xuân lộc với hàng ngàn quả đại pháo. Thành phố bị thiệt hại nặng nề nhưng không thất thủ. Trung đoàn 43 thuộc Sư đoàn 18 và tiểu đoàn 3/4 Địa phương quân đã gây thiệt hại nặng nề cho công quân. Những ngày kế tiếp cộng quân lại tiếp tục tung thêm 6 sư đoàn thuộc các công trường 5, 7, 9, với đại pháo và xe tăng cố chiếm cho được Xuân lộc. Đến ngày thứ năm của trận chiến lực lượng VNCH (Sư Đoàn 18, tiểu đoàn 3/4 ĐPQ, Lử Đòan 1 Nhảy Dù) vần giữ được Xuân Lộc.

Trong lúc đó, Sư đoàn 5 CS Bắc Việt từ Kampuchia tiến đánh Long An để cắt đứt quốc lộ 4 nối liền Saigon với Miền tây. Địa phương quân Long An và một số đơn vị thuộc sư đoàn 7 đã phản công dữ dội bảo đảm được lưu thông trên quốc lộ 4. Trong lúc đó không lực VNCH từ phi trường Tháp Chàm, Phan Rang mở vài đợt oanh tạc nhỏ ở Khánh hòa. Người dân Saigon hy vọng cục diện mùa hè đỏ lửa 1972 tái diển có lợi cho chính thể VNCH. Người ta còn lạc quan khi so sánh việc cộng quân bị chận đứng ở các ngõ Long khánh, Long an sẽ cứu vản VNCH như trận Valmy ngày 20-9-1792 đã cứu cách mạng Pháp 1789. Khắp các đường phố Saigon đầy biển ngữ với hàng chữ LONG KHÁNH, LONG AN: MỒ CHÔN CỘNG PHỈ . Đài phát thanh và truyền hình đều phát đi bài tường thuật trận đánh Long khánh, cảnh xe tăng Bắc Việt bị bắn cháy, vô số vũ khí của cộng quân bị tịch thu, vô số tử thi của cán binh Bắc Việt được ghi là tử thi của cán binh Bắc Việt thuộc các công trường 5 , 7, và 9. Về sau vào khoảng năm 1981, người ta tình cờ tìm thấy tấm biển đó trong đống rác khổng lồ nơi ngả ba rẽ vào Thị xã Long khánh. Một khi quốc lộ 4 nối Saigon – các tỉnh miền tây được khai thông, lương thực, thực phẩm, hàng tươi sống đều đặn được chuyển tải đến Saigon. Đài phát thanh và truyền hình thường xuyên thông báo kho dự trử lương thực, thực phẩm đủ loại đủ nuôi dân trong tám tháng nếu không may Saigon bị bao vây hay bị cô lập.

Như trên đã trình bày quân lực VNCH đã gây thiệt hại năng nề cho địch và giữ vững thị xã Xuân lộc tỉnh Long Khánh từ ngày 9-4 đến 20-4. Chiều 20-4, không khí thành phố Saigon có vẻ ngột ngạt do những tin tức không tốt lành cho sự tồn tại của VNCH trong đó có tin Long Khánh đã mất (Đài phát thanh Hà nôi loan tải nhiều lần). Tối ngày 20-4, các đài phát thanh quốc tế đều loan tin Long khánh thất thủ. Một phóng viên quốc tế tường thuật phản ứng của Tổng thống Hoa kỳ Gerald Ford về biến cố Xuân lộc – Long khánh như sau: “Khi Tổng Thống đang đi ra sân golf thì một viên chức chạy đến báo tin tin Long khánh đã thất thủ”. Tổng Thống bình thản trả lời đại để chỉ
có trời mới cứu nổi VNCH! Nói rồi Tổng Thống tiếp tục đi ra sân golf.





Trước khi nói đến Sư đoàn 18, và lử đoàn 1 Nhảy Dù, và một số đơn vị thuộc các binh chủng khác rút khỏi Long khánh như thế nào, tưởng cũng nên điểm qua tình hình VNCH ở Saigon, cũng như tình hình quốc tế ảnh hưởng đến sự cáo chung của chế độ. Tại Hoa kỳ, Tổng Thống Ford yêu cầu Quốc hội, hoặc chuẩn chi 800 triệu USD để cứu Miền Nam Việt Nam đang trên đà sụp đổ, hoặc chuẩn chi 200 triệu USD để di tản những người “đã hợp tác với chúng ta (Hoa Kỳ) trong mười lăm năm qua (1960-1975)“. Người ta còn dự định cả hai nơi Saigon và Washington đều công khai công bố thư của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Thiệu năm 1973. Nội dung bức thư Mỹ cam kết giúp Nam Việt Nam nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định Paris. Quốc hội Hoa kỳ chẳng động tĩnh gì cho đến ngày miền Nam mất. Chính quyền Miền Nam lúc đó còn vận động các nước Trung Đông xin dùng mỏ dầu bảo chứng để xin vay gọi là Freedom Loan. Trong lúc đó thì lực lượng Miên cộng tiến chiếm Nam vang ngày 15-4-75, và tiến hành việc diệt chủng cho tới đầu năm 1979. Về tình hình quốc nội, ngày 16-4 quân lực VNCH rút khỏi Phan rang, và Phan thiết. Trên đường rút lui hai tướng Nguyễn vĩnh Nghi (Tư lệnh tiền phương của Quân đoàn 3) và Tướng không quân Sang đều bị bắt.

Trở lại việc Long Khánh thất thủ. Với quân số áp đảo (lính của 3 công trương 5, 7, và 9) cộng thêm xe tăng T54, đại pháo 130, cũng như AK 47, Bắc Việt vẫn không tràn ngập được thị xã Long khánh sau 5 ngày ồ ạt tấn công. Từ ngày 11-4 đến 20-4, tình hình thị xã vẫn yên tĩnh và không có trận giao tranh nào. Về sau người ta có thể giải thích tình hình tạm lắng như thế vì lực lượng Bắc Việt bị tổn thất nặng. Mấy năm sau quân đội VC phải dựng lại chiến trận đánh chiếm Long khánh. Khu vực trong thị xã, nơi có nhiều ngôi nhà đổ nát đã được dùng làm phim trường.

Họ phải tái tạo cảnh CS Bắc Việt với AK 47 cầm tay tiến theo đội hình vào thành phố. Mục đích cuả họ để người ta quên đi sự thất bại nặng nề trong quá trình 55 ngày tiến chiếm Miền Nam.
Người dân Long khánh không quên từ tối 19-4, sư đoàn 18 cũng như các đơn vị thuộc các binh chủng khác lặng lẽ rút khỏi tỉnh lỵ Long khánh theo hướng tỉnh lộ 2 nối Long khánh – Bà rịa thuộc Phước Tuy. Họ đã không gặp thảm cành giống như ở tỉnh lộ 7 nối liền Pleiku –Phú bổn – Phú yên trước đó một tháng. Lợi dụng thời gian yên tĩnh từ 11-4 đến 20-4, thường dân đa phần là gia đình quân nhân công chức, theo trực thăng vận tải Chinook, hoặc bằng mọi phương tiện để rời Long khánh. Bắc Việt cũng bất ngờ không kém. Tối 19-4, một số đặc công từ bên ngoài thị xã vào thám thính thì mới biết binh sĩ VNCH đã rút hết. Gần sáng thì xe tăng CS mới vào đến thị xã. Sư đoàn 18, và các đơn vị khác đã về đến Ba rịa được an toàn.

Thảm sát An lộc thuộc Long khánh. Ngày 20-4, lực lượng cộng quân tiến về Saigon theo hướng quốc lộ 1. Khi đoàn quân tiến gần đèo Mẹ bồng con thì VC bị hai quả bom CBU gây thiệt hại rất nặng, số thương vong lên ít nhất cả một sư đoàn. Hai quả bom CBU làm chậm bước tiến của cộng quân, từ đó mới xẩy ra vụ thảm sát An lộc. Đễ trả thù cho lính CS Bắc Việt bị thương vong, CS đã tàn sát hàng loạt, bắn chết hàng trăm người. Thậm chí có những người đang ẩn nấp dưới hầm cũng bị lôi lên đem bắn. Chuyện bắn giết chỉ chấm dứt khi một số biệt động thành chạy đi tìm một cán bộ CS cao cấp tên Tư Hy đến và can thiệp.

Chuyện tàn sát nầy được Nhà Văn Trần đức Thạch - tháng tư năm 75 là bộ đội, hiện ngồi tù vì tranh đấu cho tự do, dân chủ - đã đề cập đến. Theo ông Thạch thì bộ đội CS Bắc Việt đã không phân biệt lính hay dân, có vũ khí hay không, hễ thấy người thì bắn bằng thích. Dù tính mạng bị đe dọa trước họng súng của đồng đội, ông Thạch cố sức gào thét ngăn cản, nhưng cũng chỉ cứu được những thường dân bị thương, chưa chết bằng cách xin phương tiện chở nạn nhân đi bệnh viện Suối Tre gần đó.

Từ 10-3 đến ngày 30-4, Cộng Sản Bắc Việt gây nên nhiều cuộc thảm sát nhắm vào thường dân vô tội, như pháo kích bừa bãi vào bải biển Thuận An - Thừa Thiên Huế, tỉnh lộ 7 nối Pleiku – Phú bổn – Phú yên, bãi biển Tiên sa Đà nẵng; thảm sát thường dân ở Sơn Hòa – Phú yên, thảm sát thường dân ở An lộc – Long khánh. Người ta có thể xếp những vụ thảm sát vừa nêu thành hai cách mà cộng sản thi hành:

- Cách thứ nhất, khi đuổi theo để tiêu diệt lực lượng VNCH đang tự ý, hay được lệnh di tản, hoặc tái phối trí, CS đã bắn giết bừa bãi vào thường dân đang chạy loạn hướng về vùng an toàn do VNCH kiểm soát. Điều nầy cộng sản giải thích “mọi phương tiện đều tốt“.

- Cách thứ hai, tiến hành thảm sát thường dân khi phải rút quân vì thua trận như biến cố Mậu thân 1968; hoặc bị thiệt hại nặng nề, như đã xảy ra ngày 20-4 trên đường tiến quân về Saigon.

Dư luận về bom CBU và vụ tàn sát An lộc Long khánh. CS Việt Nam đã lờ đi vụ thảm sát này, song người dân An lộc không quên vì việc thảm sát xẩy ra ngay ngày 20- 4, ngày quân Bắc Việt bị ăn bom chết nhiều, và đồng loạt. Lẽ dĩ nhiên, những người lính Bắc Việt còn sống đang tại ngũ, hoặc chuyển ngành đều gượng gạo phủ nhận cho qua chuyện. Vụ thảm sát cho thấy việc “quân ta giết dân ta“. “Quân ta” là VC. “Dân ta” ở đây là dân An lôc. An lộc là một xã hẻo lánh giữa rừng cao su xa quốc lộ 1, đa số họ có cảm tình với Việt cộng, làm việc cho VC (giao liên, tình báo, biệt động thành, v/v), cung cấp lương thực cho Việt cộng.

Trở lại hai quả bom CBU. Có tiếng xì xầm trong dân như thế nầy: có đến 13 quả bom CBU. Một phi công VNCH đã được lệnh ném hai quả bom đặc biệt này. 11 quả còn lại không biết “ai đó“ tháo ngòi nổ đem đi mất. Đến nay, sau 35 năm, chúng ta không thấy một tài liệu nào nhắc đến sự kiện này. Riêng cá nhân tôi, tôi nhớ rõ chuyện nầy như ngày hôm qua. Sau khi nghe tin Long khánh mất, tôi đang di tản từ miền trung về, đang lo buồn cho tương lai, thì một người bạn của chúng tôi tay cầm radio chạy đến hý hửng báo tin vũ khí lạ đã giết nhiều quân CS Bắc Việt. Tiếc rằng không có máy ghi âm buổi phát thanh của hai đài VC này vào ngày giờ đó. Còn cuốn băng của hai đài đó thì CS đã xoá bỏ rồi, vì bản chất tuyên truyền xấu xa cuả cộng sản là “xấu che, tốt khoe”.

Ba mươi lăm năm trôi qua, tưởng nhớ lại chuyện xưa xin tri ân những chiến sĩ Sư đoàn 18, Lử đoàn1 Nhảy dù, tiểu đoàn 3/4 Địa phương quân…, người phi công vô danh (người phi công, đã đem lại niềm hy vọng dù ngắn ngủi cho chúng tôi). Hôm nay, nhắc đến chuyện xưa để chúng ta tưởng nhớ đến nạn nhân vô tội đã bị CS thảm sát, trong đó có đồng bào An lôc, để nhắc đến sự tàn độc cuả CSVN, đã không từ bỏ bất cứ thử đoạn dã man nào nhằm áp đặt ách thống trị bạo tàn cuả chúng lên dân chúng VN.

27-2-2010

Nixon Ép Sài Gòn KHoà Đàm 1973
BBC Vietnamese 2009/06/24

Các cuốn băng ghi âm từ năm 1973 được giải mật cho thấy Tổng Thống Nixon đã muốn đạt được thoả thuận tại Hoà đàm Paris với Hà Nội bằng mọi giá và gây sức ép rất lớn đối với Sài Gòn.

Tổng Thống Richard Nixon đã phải rời Toà Bạch Ốc sau vụ bê bối Watergate

Một đoạn băng trong số 150 giờ thu âm và 30 nghìn trang tài liệu được Thư Viện Nixon công bố hôm thứ Ba vừa qua có lời của Tổng Thống Nixon nói với Cố vấn An Ninh Henry A Kissinger về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nixon nói để bắt Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà ký vào hoà đàm, ông sẵn sàng "cắt đầu y nếu cần thiết" (cut off his head if necessary).

Bài của Shaun Tandon trên AFP hôm 23/06 thì mô tả ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà rằng Quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu Sài Gòn không đồng ý với kết quả hoà đàm.

Nhưng có vẻ như ông Nixon sẵn sàng làm mạnh hơn nếu lời đe doạ cắt viện trợ không đạt mục đích.

Các đoạn băng cũng cho thấy một thứ ngôn ngữ rất 'Kissinger' mà Cố vấn An Ninh của Tổng Thống Hoa Kỳ dùng để nói về đồng minh.

Ông Kissinger nói với Tổng Thống về Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm của Nam Việt Nam, người có mặt khi đó tại Paris để dự họp.

Dùng từ tục để gọi ông Lắm là 'an ass', ông Kissinger nói "Y cũng chẳng làm được gì cả đâu".

Cũng chỉ tháng trước, ông Nixon đã tiếp Ngoại Trưởng Nam Việt Nam và hứa sẽ "làm tất cả để giúp Nam Việt Nam" và "nền độc lập" của nước này.

Ông Nixon còn nói : "Điều chính yếu là cần phải nhớ : chúng tôi biết ai là những người bạn thực thụ".

Nhà nghiên cứu về Nixon, ông Ken Hughes từ đại học Virginia nói ông bị chấn động khi nghe đoạn ghi âm mà ông Nixon nói về ông Thiệu.

Báo New York Times 23/06/2009 trích lời ông Hughes, người nghiên cứu các băng ghi âm của nhiều Tổng Thống Mỹ, nói cuộc đàm thoại trên càng làm ông tin tưởng vào quan điểm rằng cả ông Nixon, ông Thiệu và ông Kissinger đều biết trước rằng cuộc ngưng bắn không thể duy trì nổi.

Đó cũng chẳng phải là "hoà bình trong danh dự" như ông Nixon mô tả, mà chẳng qua chỉ là cách để Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến mà "không mất mặt".

Vẫn các báo Mỹ trích lời Ken Hughes tin rằng các nhân vật trong cuộc biết rằng Bắc Việt Nam sẽ vi phạm thoả thuận ngưng bắn và tiến chiếm miền Nam.

----------------------------------------------------

Bùi Văn Phú

[No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam. Larry Berman. 334 tr., Nxb The Free Press. New York 2001]

*

Đêm 31.1.1968 các lực lượng võ trang cộng sản mở cuộc tổng tấn công vào nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam, trong đó có cả thủ đô Sài Gòn. Dinh Độc Lập, Toà đại sứ Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh Hải quân, đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu đều bị tấn công.

Nhiều người dân miền Nam còn nhớ mãi Tết Mậu Thân hãi hùng đó. Còn người Mỹ gọi đó là Tet Offensive, một chiến dịch do Hà Nội phát động, tuy thất bại về quân sự nhưng đã làm giao động tâm lý quần chúng Mỹ và làm lung lay ý chí của những nhà làm chính sách ở Washington.

Sau Mậu Thân Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố không tái tranh cử, giới hạn những mục tiêu oanh tc miền Bắc và đưa ra đề nghị thương thuyết để tìm một giải pháp cho Việt Nam. Hoà đàm Ba Lê bắt đầu từ đó, khởi sự chỉ có đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp nhau, sau có sự tham dự của Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.

No Peace, No Honor là một nghiên cứu về Hoà đàm Ba Lê từ khởi đầu năm 1968 cho đến kết thúc vào năm 1973. Tác phẩm ghi nhận những biến cố chính trị và quân sự có ảnh hưởng đến tiến trình của hoà đàm, từ việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nghe theo đề nghị của giới chức cao cấp trong Đảng Cộng hoà Mỹ đã từ chối tham dự hoà đàm vào cuối năm 1968, giúp cho ứng cử viên Richard Nixon khít khao thắng đương kim Phó tổng thống Hubert Humphrey; cho đến việc ứng cử viên tổng thống là Thượng nghị sĩ Dân chủ George McGovern đã phải bí mật gặp gỡ đại diện cộng sản, tìm cách đem tù binh Mỹ về – nhưng không thành công – để hy vọng tạo ảnh hưởng đến kết qủa bầu cử tổng thống năm 1972.

Thượng nghị sĩ McGovern quan niệm cuộc chiến Việt Nam là một sai lầm, nhưng ông chẳng hiểu biết gì nhiều về Việt Nam mà còn hiểu sai vì bị tuyên truyền. Bằng chứng là khi gặp đại sứ Việt cộng Đinh Bá Thi lần đầu ở Ba Lê, Thượng nghị sĩ McGovern đã mở đầu bằng một câu hỏi rất sai lầm: “Bà Bình hiện có mặt ở Sài Gòn chứ?” rồi sau phải chữa lại vì biết bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, làm gì được phép vào Sài Gòn công khai thời bấy giờ.

Kết qủa bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1972 với McGovern bị Nixon đánh bại ở 49 tiểu bang chứng tỏ chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon được đa số dân Mỹ ủng hộ hơn là chủ trương rút hết quân ngay và cắt viện trợ của McGovern.

Nhưng cốt lõi của No Peace, No Honor là chi tiết về những cuộc họp mật giữa Henry Kissinger và cố vấn Lê Đức Thọ, đại sứ Xuân Thủy dựa trên nhiều tài liệu mới được giải mật. Theo tác giả, Kissinger là một người gian xảo, dối trá, không như ông tự biện minh trong những hồi ký đã xuất bản. Ngày nay Kissinger còn tìm cách che dấu sự thực bằng cách không cho ai được quyền tra cứu những tài liệu mà ông cho là tài sản riêng có liên quan đến Hoà đàm Ba Lê cho đến 5 năm sau khi ông qua đời.

Qua những tài liệu đã được phổ biến từ nhiều nguồn khác nhau, No Peace, No Honor chứng minh nhiều báo cáo của Kissinger gửi cho Nixon về kết quả những cuộc họp với phía Hà Nội không được trung thực. Đối với Việt Nam Cộng hoà, một đồng minh của Hoa Kỳ, Kissinger cũng lừa dối như thế qua những chỉ thị cho đại sứ Bunker báo cáo cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đối với ông Thiệu, Kissinger chỉ thông báo, mà nhiều khi thông báo những điều không thực về những thảo luận mật với cố vấn Lê Đức Thọ, chứ không hề tham khảo trước về những điểm mà Kissinger đem ra bàn với Hà Nội.

Với kết cuộc thất bại tại Việt Nam, Nixon và Kissinger đều đổ lỗi cho Quốc hội. Theo giáo sư Berman, trong những hồi ký của Nixon và Kissinger cả hai đều lập luận là bản Hiệp định Ba Lê là căn bản đưa đến một giải pháp chính trị cho miền nam Việt Nam. Việc Hà Nội chiếm miền Nam bằng võ lực là vì Quốc hội Hoa Kỳ đã trói tay hành pháp, không cho trả đũa. Trên thực tế bản hiệp định không có những ràng buộc pháp lý, như Kissinger thừa nhận khi điều trần trước quốc hội vào đầu năm 1975. Việc cam kết trả đũa nếu có chỉ là trong những lá thư riêng của Tổng thống Nixon gửi cho Tổng thống Thiệu và không có căn bản pháp lý, nhân dân Mỹ không được biết.

No Peace, No Honor đưa ra những dẫn chứng cho thấy Henry Kissinger, được sự chấp thuận của Tổng thống Richard Nixon, khi thương thuyết với Hà Nội chỉ muốn rút quân đội Mỹ và đem tù binh về còn tương lai của bản hiệp định, giải pháp chính trị cho miền nam không phải là điều quan tâm. Vì thế sự có mặt của 150 ngàn bộ đội cộng sản miền Bắc tại miền Nam không đuợc nhắc đến. Kissinger lập luận rằng Hà Nội đã không bao giờ thừa nhận có quân tại miền Nam thì làm sao có thể bắt họ rút về.

Dù Hà Nội luôn tuyên truyền là họ không đem quân vào Nam, nhưng Hoa Kỳ biết rõ sự đe dọa quân sự nặng nề của những sư đoàn bộ đội trên chiến trường miền nam. Tác giả trích dẫn thư đề ngày 2.1.1973, ba tuần lễ trước khi bản hiệp định được chính thức ký kết, của Thượng nghị sĩ cộng hòa Strom Thurmond thuộc bang South Carolina, một người rất ủng hộ Nixon: “Tôi quan tâm sâu xa đến việc bản dự thảo hiệp định trước đây ghi rằng quân đội miền Bắc được phép ở lại miền Nam. Đây có thể là nền móng cho bộ đội miền Bắc chiếm miến Nam sau khi chúng ta rút lui hoàn toàn trong tương lai. Với kết quả như thế lịch sử sẽ phê phán những hy sinh sinh mạng của người Mỹ chỉ là uổng phí.” Những lời cảnh cáo của Thượng nghị sĩ Thurmond đưa ra đã quá trễ.

Trong các cuộc họp tại Sài Gòn vào những tháng cuối năm 1972 giữa Henry Kissinger, Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker, Tướng Alexander Haig với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Bí thư Hoàng Đức Nhã, Đặc sứ Nguyễn Phú Đức, những nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà đã mạnh mẽ phản đối việc Hoa Kỳ đã không nêu vấn đề Hà Nội rút bộ đội về Bắc cùng với trên 60 điểm khác của bản hiệp định liên quan đến tương lai chính trị mà phía Việt Nam Cộng hoà đòi hỏi phải được thay đổi hay thương thảo lại.

Kissinger có lẽ đã quá mệt mỏi và hối hả muốn có bản hiệp định nên khi đem bản dự thảo hiệp định đến Sài Gòn thảo luận với Việt Nam Cộng hoà thì chỉ có bản tiếng Anh, không có bản tiếng Việt và đã trả lời rất ỡm ờ trước đòi hỏi của phía Việt Nam Cộng hoà. Tổng thống Thiệu và các cố vấn đã tỏ ra rất cương quyết không chấp nhận bản hiệp định như Kissinger đđem đến vì đã biết ý đồ của Hà Nội qua những tài liệu tịch thu được. Lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà biết trước là nếu Hà Nội được để quân lại trong nam thì sớm muộn gì miền nam sẽ mất.

Theo giáo sư Berman những trận không tập miền Bắc vào mùa Giáng Sinh 1972 có đem Hà Nội trở lại bàn hòa đàm, nhưng cũng là sức ép để buộc Tổng thống Thiệu chấp nhận bản hiệp định mà Kissinger đã thương thuyết với Hà Nội mà căn bản chỉ là việc Hoa Kỳ sẽ rút quân, đem tù binh về trong vòng sáu mươi ngày.

Chỉ với kết qủa như thế, tác giả nêu ra hai vấn đề:

1/ Hoa Kỳ, qua Nixon và Kissinger, đã thương thuyết với Hà Nội được gì hơn những điều ghi trong Hiệp định Ba Lê 1973 so với những đề nghị do Bắc Việt và Việt cộng đưa ra từ những năm trước. Nếu chỉ rút quân và đem tù binh về thì Hoa Kỳ đã có thể làm được như thế từ những năm 69, 70 và hàng chục ngàn binh lính Mỹ đã không phải tiếp tục hy sinh tính mạng để kết cuộc rồi miền Nam cũng bị Hà Nội xâm chiếm.

2/ Tại bàn hoà đàm Hà Nội khăng khăng đòi loại bỏ Thiệu-Kỳ-Hương hay Thiệu-Hương-Khiêm – tức tổng thống, phó tổng thống và thủ tướng Việt Nam Cộng hòa – mà phía Hoa Kỳ luôn từ chối để phải kéo dài việc tham chiến. Có phải vì cá nhân Tổng thống Nixon đã mang một món nợ vì ông Thiệu đã giúp Nixon thắng cử khi từ chối tham gia Hoà đàm Ba Lê vào năm 1968.

Tuy nhiên những biến chuyển chính trị sau Hiệp định Ba Lê cũng là những đề tài cần đào sâu hơn để làm sáng tỏ nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của miền Nam, nhất là chuyển biến từ phía Việt Nam Cộng hoà.

  • Sau khi hiệp định được ký kết, các nhà lãnh đạo miền nam biết là đã bị Hoa Kỳ bán đứng. Giới phân tích dự đoán Việt Nam Cộng hoà chỉ có thể tồn tại đến năm 1976 là năm Hoa Kỳ bầu cử tổng thống và sau đó Nixon sẽ chính thức hết trách nhiệm. Nixon biết là Hà Nội sẽ chiếm miền Nam nhưng không muốn chuyện đó xảy ra khi ông còn làm tổng thống, còn Hà Nội e ngại Nixon sẽ ra tay trừng phạt vì quá khứ Nixon đã làm qua hai chiến dịch Linebacker vào muà hè và Giáng Sinh 1972. Khi Nixon từ chức vì Watergate thì Hà Nội tiến hành ngay việc chiếm miền Nam bằng quân sự. Có phải đã có một thỏa thuận ngầm nào đó giữa Nixon, Kissinger và Bắc Việt để khi không còn Nixon, không sau Watergate thì sau khi Nixon hết nhiệm kỳ, thì Hà Nội cũng sẽ chiếm miền Nam? Còn những bảo đảm cho bản hiệp định được thi hành chỉ là những lá thư riêng Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu với cam đoan trả đũa Hà Nội; hay thư gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng với hứa hẹn viện trợ tái thiết miền Bắc, chỉ là những cam kết mang tính cá nhân chứ không phải giữa hai chính quyền.
  • Còn phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu tính toán gì khi tu chính hiến pháp cho phép ông tái tranh cử vào cuối năm 1975. Tại sao ông Thiệu không để tự nhiên hết nhiệm kỳ và rời chức vào tháng 10.1975 như hiến pháp qui định? Dù bị ép buộc ký hiệp định cho phép bộ đội cộng sản ở lại trong Nam, có phải ông Thiệu vẫn tin Hoa Kỳ sẽ ủng hộ ông, kể cả sau khi Nixon đã từ chức, như đã ủng hộ những nhà độc tài, nhưng chống cộng ở lân bang: Ferdinan Marcos ở Phi Luật Tân, Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Pak Chung Hee ở Nam Hàn, Lý Quang Diệu ở Singapore. Ông Thiệu cũng muốn trở thành một trong những nhà độc tài chống cộng của châu Á thời bấy giờ?
  • Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những thỏa thuận nào về Việt Nam trong việc Hoa Kỳ rút lui? Mặt trận Giải phóng miền Nam được Trung Quốc hỗ trợ và sau ngày 30.4.1975 tưởng sẽ có chỗ đứng tại miền Nam nhưng đã bị Hà Nội vội vàng giải tán. Có phải Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng đã bị bán đứng với bản hiệp định?

Nhìn chung, toàn bộ tác phẩm No Peace, No Honor là một bản luận tội Nixon và Kissinger vì đã lừa dối và phản bội nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà qua những thảo luận bí mật, những cam kết không thành thực. Theo tác giả, Hiệp định Ba Lê là một lừa dối của Nixon với ý định kéo dài chiến tranh chứ không phải để vãn hồi hòa bình.

Đã 30 năm từ ngày ký kết hiệp định, vấn đề Việt Nam đối với người Mỹ đã thực sự thuộc về quá khứ chưa? Những dòng cuối trong No Peace, No Honor sẽ cho độc giả một cách nhìn nào đó:

“Minh Lớn (Big Minh) được đưa đến đài phát thanh gần dinh và bị ép buộc đọc một thông điệp yêu cầu tất cả những lực lượng võ trang của Việt Nam Cộng hoà buông súng đầu hàng vô điều kiện. ‘Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương, đã hoàn toàn giải tán’.”

Miền Nam Việt Nam ngưng nhịp thở.

Trong khi đó tại Bạch Cung một buổi họp nội các được triệu tập. Không khí thì u sầu, nhưng Henry Kissinger có thể nhìn ra một vài điều tốt: “Chúng ta đã giữ được danh dự bằng cách di tản từ 42 đến 45 ngàn người Việt”.

Chuẩn tướng Vernon Walters, một tùy viên quân sự từng đem Kissinger ra vào Ba Lê trong những “chuyến đi đêm” bí mật không nhìn như thế. Cho đến ngày nay ông vẫn giữ một lá cờ Việt Nam Cộng hoà nhỏ trong phòng làm việc. Khi được hỏi tại sao, ông trả lời nó tượng trưng cho: “công việc còn dở dang. Chúng ta đã để cho 39 triệu người rơi vào vòng nô lệ”.

Đó đã là một hệ lụy của “hòa bình trong danh dự”.

Buivanphu