Pages/ Tác giả

Monday, September 20, 2010

Trích bản cáo trạng vụ xử công ty Nexus Technologies đưa hối lộ cho các quan chức Việt Nam


Trích bản cáo trạng vụ xử công ty Nexus Technologies đưa hối lộ cho các quan chức Việt Nam

Ngọc Thu dịch

TÒA ÁN QUẬN HẠT ĐÔNG PENNSYLVANIA – HOA KỲ

Ngày 29-10-2009

HIỆP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

Chống lại

NGUYỄN QUỐC NAM

JOSEPH T. LUKAS

NGUYỄN KIM ANH

NGUYỄN QUỐC AN

Tên khác: “Andrew Nguyen,”

“Ethan Roberts”

NEXUS TECHNOLOGIES, INC.

Vi phạm

Điều 18, khoản 371 (1 tội)

Điều 15, khoản 78dd-2(a) (9 tội)

Điều 18, khoản 1952(a)(3) (9 tội)

Điều 18, khoản 1956(a)(2)(A) (9 tội)

Điều 18, khoản 2 (giúp và tiếp tay)

BẢN CÁO TRẠNG THAY THẾ
TỘI THỨ NHẤT

(Âm mưu vi phạm Đạo luật Chống tham nhũng Nước ngoài

Đạo luật Đi lại, và rửa tiền)

ĐẠI BỒI THẨM ĐOÀN CÁO BUỘC RẰNG:

DIỄN BIẾN

1. Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài năm 1977 (“FCPA”), được sửa đổi, điều 15, khoản 78dd-1, et seq., Bộ luật Hoa Kỳ do Quốc hội ban hành với mục đích, ngoài những khoản khác, thì không hợp pháp đối với trường hợp các cá nhân hay tổ chức có hành động hối lộ để có được thêm lời đề nghị giúp đỡ, hứa hẹn, ủy quyền, hoặc thanh toán tiền hoặc bất cứ thứ gì có giá trị cho quan chức của chính phủ nước ngoài với mục đích giành bất kỳ lợi thế sai trái, hoặc hỗ trợ để có được, hoặc giữ lại công việc kinh doanh, hoặc chỉ đạo việc làm ăn cho bất kỳ người nào.

2. Đạo Luật Đi lại, điều 18, mục 1952, Bộ luật Hoa Kỳ, đã được Quốc hội ban hành, với mục đích được xem là bất hợp pháp với bất kỳ người nào đi lại hoặc làm người khác đi lại xuyên bang hoặc ra nước ngoài, hoặc sử dụng các phương tiện trong nước hoặc nước ngoài , với mục đích tham gia vào các hành vi vi phạm nhất định của tiểu bang hay luật hình sự liên bang, gồm cả hối lộ.

A. Các bị cáo

3. Công ty bị cáo buộc Nexus Technologies, INC (“Nexus Technologies”) là một công ty tại Delaware với các văn phòng tại New Jersey và Pennsylvania, và do đó có “sự dính líu tới trong nước” theo ý nghĩa của đạo luật FCPA, điều 15, khoản 78dd-2 (h) (1) (B), Bộ luật Hoa Kỳ, và cũng duy trì một văn phòng tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (“Việt Nam”).

Nexus Technologies mua các mặt hàng từ các nhà cung cấp Hoa Kỳ cho các khách hàng tại Việt Nam. Khách hàng của Nexus Technologies ở Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan chính phủ Việt Nam, chẳng hạn như việc mua sắm vũ khí của Quân đội Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an. Nexus Technologies mua và sau đó xuất khẩu nhiều loại thiết bị và công nghệ cho khách hàng ở Việt Nam, bao gồm, nhưng không giới hạn, các thiết bị lập bản đồ dưới nước, thiết bị tháo gỡ bom, phụ tùng máy bay trực thăng, máy phát hiện hóa chất, các bộ phận vệ tinh viễn thông, và các hệ thống kiểm soát không lưu.

4. Bị Cáo NGUYỄN QUỐC NAM là một công dân Hoa Kỳ và vì thế có sự “dính líu tới trong nước” theo ý nghĩa của đạo luật FCPA, điều 15 khoản 78dd-2 (h) (1) (A), Bộ luật Hoa Kỳ. Bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM là người sáng lập và là Chủ tịch của NEXUS TECHNOLOGIES. Ông ta cư trú tại Việt Nam và chịu trách nhiệm kinh doanh phía Việt Nam cho công ty, chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc kiếm công việc làm ăn và đàm phán hợp đồng với các khách hàng tiềm năng tại Việt Nam.

5. Bị cáo NGUYỄN KIM ANH là một công dân của Hoa Kỳ và vì thế có sự “dính líu tới trong nước” theo ý nghĩa của đạo luật FCPA, điều 15 khoản 78dd-2 (h) (1) (A), Bộ luật Hoa Kỳ. Bị cáo NGUYỄN KIM ANH làm việc tại Nexus Technologies ở Hoa Kỳ, và do đó cũng là nhân viên được quan tâm trong nước. Nhiệm vụ của cô bao gồm nhận diện và đàm phán với các nhà cung cấp tiềm năng ở Hoa Kỳ, và xử lý tài chính cho công ty Nexus Technologies, bao gồm cả việc chuyển tiền.

6. Bị cáo NGUYỄN QUỐC AN, còn có tên “Andrew Nguyễn,” hoặc “Ethan Roberts,” là công dân Hoa Kỳ và vì thế có sự “dính líu tới trong nước” theo ý nghĩa của đạo luật FCPA, điều 15, khoản 78dd -2 (h) (1) (A), Bộ luật Hoa Kỳ. Bị cáo Nguyễn Quốc An làm việc ở Nexus Technologies tại Hoa Kỳ, và do đó cũng là nhân viên được quan tâm trong nước. Nhiệm vụ của ông ta bao gồm xác định và đàm phán với các nhà cung cấp tiềm năng ở Hoa Kỳ, và thu xếp việc chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp tới hãng vận chuyển và khách hàng.

B. Các cá nhân và tổ chức khác

7. Công ty bay Dịch vụ miền Nam (“SSFC”), một khách hàng của Nexus Technologies, là một hãng hàng không được sở hữu và điều hành bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam, có trụ sở tại Sân bay Vũng Tàu (“VTA”) ở Việt Nam, trong đó có các hoạt động liên quan tới việc quản lý hàng không dân dụng và hàng không quân sự của Chính phủ Việt Nam tại VTA. VTA là đại diện và là một cơ quan của Cục Hàng không Việt Nam. Trung tâm Quản lý bay miền Nam (“SFMC”), cũng là một khách hàng của Nexus Technologies, có các hoạt động liên quan đến quản lý hàng không dân dụng của Chính phủ Việt Nam tại VTA và là cơ quan và phương tiện của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Như vậy, SSFC, SFMC, và VTA là các cơ quan và phương tiện của Chính phủ Việt Nam theo ý nghĩa của FCPA, điều 15, khoản 78dd-2 (h) (2) (A), Bộ luật Hoa Kỳ.

8. Công ty liên doanh Vietsov Petro (“VSP”), một khách hàng của Nexus Technologies, là một liên doanh thuộc sở hữu toàn bộ và kiểm soát của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga (“Russia”), tham gia vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Theo đó, nó là một cơ quan và phương tiện của Chính phủ Việt Nam và Nga theo ý nghĩa của FCPA, điều 15, khoản 78dd-2 (h) (2) (A), Bộ luật Hoa Kỳ.

9. Công ty Petro Gas Việt Nam (“PVGC”), một chi nhánh của PetroVietnam, là một khách hàng của Nexus Technologies, do Chính phủ Việt Nam sở hữu và kiểm soát hoàn toàn và tham gia vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Theo đó, PVGC là một cơ quan và phương tiện của Chính phủ Việt Nam theo ý nghĩa của FCPA, điều 15, khoản 78dd-2 (h) (2) (A), Bộ luật Hoa Kỳ.

10. Công ty TNHH T & T (“T & T”), một khách hàng của Nexus Technologies, tham gia vào các hoạt động liên quan đến an ninh biên giới và mua sắm vũ khí của Bộ Công an Việt Nam. Theo đó, T & T là một cơ quan và phương tiện của Chính phủ Việt Nam theo ý nghĩa của FCPA, điều 15, khoản 78dd-1 (h) (2) (A), Bộ luật Hoa Kỳ.

11. Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài định nghĩa thuật ngữ “viên chức nước ngoài” bao gồm bất kỳ viên chức hoặc nhân viên của một chính phủ nước ngoài hoặc bất kỳ Bộ, cơ quan, ban ngành hoặc bất kỳ người nào hành động với tư các là viên chức cho hoặc thay mặt cho chính phủ hoặc bất kỳ bộ, cơ quan, ban ngành theo điều 15, khoản 78dd-2 (h) (2) (A), Bộ luật Hoa Kỳ, do đó, bất kỳ nhân viên của VTA, SSFC, SFMC, VSP, PVGC, hay T & T là một “viên chức nước ngoài” theo Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài.

12. “Viên chức A,” một người Việt, là một nhân viên của T & T và viên chức nước ngoài theo ý nghĩa của FCPA, điều 15, khoản 78dd-2 (h) (2) (A), Bộ luật Hoa Kỳ.

13. Một công ty được đại bồi thẩm đoàn biết đến, toạ lạc tại Hong Kong, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam (“HKC 1″), duy trì một tài khoản ngân hàng ở Hong Kong, là một công ty vỏ bọc được NEXUS TECHNOLOGIES sử dụng để tạo điều kiện thanh toán tiền hối lộ cho quyền lợi của các quan chức chính phủ Việt Nam.

14. “VN 1″ một người Việt, được đại bồi thẩm đoàn biết đến, là chủ công ty HKC1 và là cư dân của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

15. Một công ty được đại bồi thẩm đoàn biết đến, cũng toạ lạc tại Hong Kong, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (“HKC 2″), duy trì một tài khoản ngân hàng ở Hong Kong, là một công ty vỏ bọc do Nexus Technologies kiểm soát và sử dụng để tạo thuận lợi trong việc thanh toán hối lộ cho và vì lợi ích của các quan chức chính phủ Việt Nam.

16. “VN 2″ một người Việt, được đại bồi thẩm đoàn biết đến, là nhân viên của một công ty vỏ bọc do Nexus Technologies kiểm soát, và là cư dân của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

17. Joseph T. Lukas là một công dân Hoa Kỳ tham gia liên doanh với Nexus Technologies ở Hoa Kỳ cho tới ít nhất là khoảng tháng 10 năm 2005. Nhiệm vụ của ông bao gồm giám sát văn phòng New Jersey của Nexus Technologies, xác định và đàm phán với các nhà cung cấp tiềm năng ở Hoa Kỳ.

18. (Bỏ phần này vì không quan trọng).

19. Một phần của âm mưu là:

a. Bị Cáo NGUYỄN QUỐC NAM giành được các hợp đồng béo bở cho Nexus Technologies từ các công ty và các cơ quan chính phủ Việt Nam bằng cách đồng ý trả tiền hối lộ, thường được mô tả là “tiền hoa hồng”, cho các cá nhân làm việc cho các cơ quan và các công ty đó, hối lộ tổng cộng hơn $200.000 đô la.

b. Bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM, NGUYỄN KIM ANH, và NGUYỄN QUỐC AN và Joseph T. Lukas thiết lập quan hệ với các quan chức chính phủ Việt Nam, các nhân viên của khách hàng, thông thường được mô tả là “những người ủng hộ”, những người đổi lấy các khoản hối lộ để hỗ trợ Nexus Technologies có được công việc kinh doanh bằng cách cung cấp thông tin bí mật, đấu thầu lừa đảo, và các hoạt động khác.

c. Bị cáo KIM ANH NGUYỄN và NGUYỄN QUỐC AN và Joseph T. Lukas trả tiền và tạo ra việc trả tiền hối lộ cho các quan chức chính phủ Việt Nam, các nhân viên của khách hàng theo chỉ dẫn của bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM.

d. Bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM, NGUYỄN KIM ANH, và NGUYỄN QUỐC AN và Joseph T. Lukas đã trả tiền và tạo ra để được trả tiền vào HKC 1, giúp thực hiện âm mưu hối lộ.

e. Theo hướng dẫn của bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM, HKC1 lúc đó đã đổ tiền hối lộ vào Việt Nam và chuyển tới các quan chức chính phủ Việt Nam và nhân viên của khách hàng thay mặt cho Nexus Technologies, NGUYỄN QUỐC NAM, NGUYỄN KIM ANH, và NGUYỄN QUỐC AN.

f. Bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM, NGUYỄN KIM ANH, và NGUYỄN QUỐC AN và Joseph T. Lukas nhiều lần đã mô tả sai và che giấu việc chuyển ngân quỹ tới HKC 1 và các khoản thanh toán hối lộ trong sổ sách và hồ sơ của NEXUS TECHNOLOGIES để ngăn chặn phát hiện.

Các hành động công khai

Để thực hiện âm mưu, Nexus Technologies, NGUYỄN QUỐC NAM, NGUYỄN KIM ANH, NGUYỄN QUỐC AN, và những người khác mà đại bồi thẩm đoàn biết hoặc chưa biết đến, đã thực hiện các hành vi công khai sau đây, trong số những hành vi khác, ở quận Đông của Pennsylvania, và ở nơi khác:

A. Giao dịch hối lộ với các quan chức Công ty bay Dịch vụ miền Nam (“SSFC”) và Trung tâm Quản lý bay miền Nam (“SFMC”) tại sân bay Vũng Tàu (“VTA”)

1. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 24 tháng 10 năm 2001, bị cáo JOSEPH T. LUKAS gửi email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM liên quan tới việc phân tích các chi phí trên một hợp đồng cụ thể với VTA, hỏi có bao nhiêu tiền “hoa hồng” sẽ được trả trên hợp đồng này.

2. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 25 tháng 10 năm 2001, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho bị cáo JOSEPH T. LUKAS nói rằng, một quan chức ở VTA đã “đòi tiền hoa hồng” cho tất cả vụ mua bán.

3. Khoảng tháng 2 năm 2004, công ty NEXUS TECHNOLOGIES thương lượng một hợp đồng có giá trị hơn $ 14.000 để bán các máy vi tính cho SFMC.

4. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 29 tháng 6 năm 2004, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH và JOSEPH T. LUKAS yêu cầu cho biết khi nào họ trả tiền trên hợp đồng để trả tiền “hoa hồng”.

5. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 11 tháng 8 năm 2004, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH, nói rằng, “SFMC có thể mua lại thiết bị… này từ một đại lý địa phương với giá rẻ hơn giá của chúng ta. Nhưng họ đã đồng ý mua của chúng ta, nếu như chúng ta có thể… đồng ý cho họ nâng giá một số tiền lớn trong hợp đồng để bỏ túi riêng”.

6. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 13 tháng 8 năm 2004, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi một email khác cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH, chỉ đạo cô chuyển “tiền hoa hồng” thanh toán cho HKC 1, và xác nhận rằng HKC giải ngân đúng tên quan chức nước ngoài.

7. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 13 tháng 8 năm 2004, bị cáo NGUYỄN KIM ANH đã gửi một email lại cho NGUYỄN QUỐC NAM, yêu cầu nêu rõ việc tính toán các khoản “tiền hoa hồng” còn nợ một quan chức SFMC là kết quả của hợp đồng bán máy tính.

8. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 13 tháng 8 năm 2004, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi một email lại cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH, xác nhận rằng “tiền hoa hồng” nên được chuyển tới HKC1.

9. Trong khoảng tháng 11 năm 2004, Joseph T. Lukas ký hợp đồng với VTA về việc bán thiết bị hệ thống kiểm soát không lưu.

10. Khoảng mùa hè năm 2005, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH liên quan tới hợp đồng với SSFC (cáo trạng cũ là VTA), chỉ thị cho cô chuyển số tiền 10% trị giá hợp đồng đến HKC1, để HKC1 có thể trả “tiền hoa hồng” trên hợp đồng, số tiền khoảng $18.854 đô la.

11. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 04 tháng 8 năm 2005, bị cáo NGUYỄN KIM ANH đã chuyển số tiền khoảng $18.854 bằng chuyển khoản quốc tế từ ngân hàng của NEXUS TECHNOLOGIES tại Philadelphia, Pennsylvania vào tài khoản HKC1 ở Hong Kong.

12. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 26 tháng 4 năm 2006, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH và nói rằng, một quan chức SSFC (cáo trạng cũ là VTA) muốn thanh toán khoản tiền hoa hồng liên quan tới hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu.

13. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 14 tháng 5 năm 2006, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH, ra lệnh cho cô chuyển tiền vào HKC 1 để thanh toán tiền nợ quan chức SSFC (cáo trạng cũ là VTA) liên quan tới hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu.

14. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 23 tháng 5 năm 2006, bị cáo NGUYỄN KIM ANH đã chuyển khoảng $63.360 đô la bằng chuyển khoản quốc tế từ tài khoản ngân hàng của NEXUS TECHNOLOGIES tại Philadelphia, Pennsylvania, tới HKC 1 tại Hồng Kông, số tiền được sử dụng để trả tiền hối lộ liên quan tới hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu.

15. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 05 tháng 6 năm 2006, HKC 1 chuyển khoảng $63.360 vào một tài khoản ngân hàng có tên của VN 1 tại Việt Nam.

16. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 15 tháng 11 năm 2006, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH viết rằng, “Chúng ta cần [HKC 1] phát hành các hoá đơn cho chúng ta về tất cả các giao dịch chuyển tiền mà chúng ta đã chuyển, để chúng ta ghi đúng các giao dịch trong sổ sách. Đừng lo về ngày tháng và mô tả chi tiết bởi vì tôi đã bịa ra”. Danh sách mà các hoá đơn đã được yêu cầu gồm có “VTA ATS thanh toán lần đầu / / Date: 16-05-06 / / Mô tả: Các dịch vụ Kỹ thuật và Thiết kế Hệ thống Kiểm soát Không lưu / / Số tiền: $ 63.360″.

17. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 22 tháng 12 năm 2006, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH, ra lệnh cho cô chuyển $14.200 đô la vào HKC 1 để “thanh toán tiền hoa hồng lần 2” cho một quan chức của SSFC (cáo trạng cũ ghi VTA).

18. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 22 tháng 12 năm 2006, bị cáo NGUYỄN KIM ANH chuyển khoảng $14.200 đô la bằng chuyển khoản quốc tế từ tài khoản ngân hàng của NEXUS TECHNOLOGIES tại Philadelphia, Pennsylvania, vào tài khoản HKC 1 ở Hongkong, số tiền này được sử dụng để thanh toán thêm một lần nữa cho một quan chức của SSFC (cáo trạng cũ là VTA) liên quan tới hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu.

19. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 1 tháng 2 năm 2007, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM email cho VN 1 để xác định lý do tại sao ông ta đã không nhận được tiền thanh toán hoa hồng lần thứ hai tại Việt Nam, nêu rõ: “Làm ơn hãy hiểu cho vị trí của tôi. Trông tôi thật là tệ khi hứa hẹn khách hàng của mình 10 ngày trước và không thể nói với họ khi nào họ có thể nhận được tiền. Tôi tin rằng mình đã rất kiên nhẫn. Từ bây giờ, ngay khi ông nhận được tiền từ HK, xin làm ơn chuyển cho tôi tại Việt Nam ngay lập tức“.

20. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 01 tháng 2 2007, HKC 1 chuyển khoảng $14.180 vào một tài khoản ngân hàng với tên của VN 1 ở Việt Nam .

B. Giao dịch hối lộ với các quan chức thuộc Công ty Petro Gas Việt Nam (“PVGC”)

21. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 17 tháng 10 năm 2000, JOSEPH T. LUKAS gửi email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM liên quan tới một đề nghị trả cho một “người ủng hộ” của công ty NEXUS TECHNOLOGIES ở PVGC số “tiền hoa hồng”, với tuyên bố, “Tốt. Làm đi. Có thư tín dụng xác nhận chúng ta không thể mất”.

22. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 18 tháng 10 năm 2001, JOSEPH T. LUKAS gửi email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM lưu ý rằng NEXUS TECHNOLOGIES đã nhận được một khoản thanh toán từ PVGC thấp hơn dự kiến, và đề nghị rằng khoản chênh lệch đó đã được lấy ra như là tiền “hoa hồng”.

23. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 27 tháng 1 năm 2003, JOSEPH T. LUKAS gửi email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM lưu ý rằng ông ta đã thay đổi “tiền hoa hồng” thành “phí hợp đồng” trong sổ sách và hồ sơ của công ty NEXUS TECHNOLOGIES.

24. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 5 tháng 8 năm 2004, một nhân viên của Nexus Technologies email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM yêu cầu xem lại “cách tính tiền hoa hồng cho PVGC” của anh ta trên một hợp đồng về phụ tùng. “Tiền hoa hồng” cho PVGC được liệt kê là $9.798,40.

25. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 6 tháng 8 năm 2004, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM chuyển một email ghi ngày 5 tháng 8 cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH, bảo cô xem lại email và sau đó chuyển tiền.

26. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 13 tháng 8 năm 2004, liên quan tới hợp đồng cung cấp đồ phụ tùng thay thế cho công ty PVGC, bị cáo NGUYỄN KIM ANH email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM và hỏi liệu các khoản “chi hoa hồng” có cần phải chuyển qua HKC 1 hay không.

27. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 13 tháng 8 năm 2004, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM trả lời bị cáo NGUYỄN KIM ANH bằng một email đánh dấu “KHẨN,” chỉ đạo bị cáo NGUYỄN KIM ANH chuyển một tới HKC 1 khoản “chi hoa hồng” là $9,798.40 đô la cho một quan chức ở PVGC để đổi lấy hợp đồng mua bán đồ phụ tùng với PVGC “HÔM NAY”.

28. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 14 tháng 8 năm 2004, Nexus Technologies đã chuyển khoảng $ 9.798,47 bằng chuyển khoản quốc tế từ tài khoản ngân hàng Nexus Technologies ở Philadelphia, Pennsylvania, tới tài khoản HKC 1 tại Hong Kong, số tiền được sử dụng thực hiện thanh toán cho một quan chức PVGC cho hợp đồng phụ tùng.

29. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 18 tháng 8 năm 2004, HKC 1 chuyển khoảng $9.596 vào một tài khoản ngân hàng có tên của VN 1 tại Việt Nam.

30. Vào ngày hoặc khoảng ngày 20 tháng 10 2006, Nexus Technologies chuyển khoảng 21.597 $ bằng chuyển khoản quốc tế từ tài khoản ngân hàng Nexus Technologies ở Philadelphia, Pennsylvania, vào tài khoản ngân hàng của HKC 1 ở Hong Kong, số tiền được sử dụng để thanh toán cho một quan chức PVGC trong giao dịch “Nhà cung cấp”.

31. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 23 tháng 10 năm 2006, HKC 1 chuyển khoảng $21.500 vào tài khoản có tên của VN 1 tại Việt Nam.

32. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 15 tháng 11 năm 2006, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH (Đạo Luật Công khai 16), cho thấy cần các hoá đơn từ HKC 1, và nói, “Đừng lo lắng về ngày tháng và mô tả bởi vì tôi bịa ra nó”. Danh sách hoá đơn đã được yêu cầu gồm: “VanLang Carrier / / Ngày: 14-09-06 / / Mô tả: hợp đồng phụ máy lạnh: dịch vụ tiếp nhận, lắp đặt và hoa hồng / / Số tiền: $21.597″.

33. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 11 tháng 5 năm 2007, bị cáo NGUYỄN KIM ANH email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM yêu cầu xác nhận rằng việc “giải quyết” số tiền giao dịch cho “Carrier” là $ 21.841,21.

34. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 28 tháng 5 năm 2007, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM nhận được một email từ một công ty tại Việt Nam viết rằng số tiền $22.403 là nợ như tiền hoa hồng về việc bán một hệ thống điều hòa nhiệt độ (máy lạnh) cho PVGC.

35. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 30 tháng 5 năm 2007, bị cáo NGUYỄN KIM ANH email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM số tiền mà cô ta tính trong việc giải quyết nợ trên hợp đồng “Carrier”, ghi rõ là $ 21.838,21.

36. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 13 tháng 6 Năm 2007, bị cáo NGUYỄN KIM ANH chuyển khoảng $22.403 qua chuyển khoản quốc tế từ các tài khoản ngân hàng của Nexus Technologies ở Philadelphia, Pennsylvania, vào tài khoản ngân hàng của HKC 1 tại Hong Kong, số tiền được sử dụng để thanh toán cho một quan chức PVGC trong hợp đồng Nhà Cung cấp.

37. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 05 tháng 7 năm 2007, HKC 1 chuyển khoảng $22.000 vào một tài khoản ngân hàng của VN 2 ở Vietcombank tại TP Hồ Chí Minh.

38. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 09 tháng 7 năm 2007, VN2 email cho NGUYỄN QUỐC NAM, nói rằng đã được nhận được $21.961,91 từ HKC 1 và do đó thiếu $441,09.

39. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 10 tháng 7 năm 2007, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM trả lời VN 2 rằng $441,09 2% chi phí hoa hồng chuyển khoản trả cho HKC 1.

C. Giao dịch tham nhũng với các quan chức Công ty liên doanh Vietsov Petro (“VSP”)

40. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 11 tháng 12 năm 2000, JOSEPH T. LUKAS email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM, yêu cầu cho biết chính xác một số “tiền hoa hồng” trả cho VSP để ông có thể ghi vào sổ sách của công ty NEXUS TECHNOLOGIES.

41. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 13 tháng 12 năm 2000, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho JOSEPH T. LUKAS, nêu rõ: “Tôi đã cố gắng để kiếm hợp đồng với mấy người thuộc bộ phận kỹ thuật [VPS] hôm nay. Với khoản tiền hoa hồng 15%, chúng ta được BẢO ĐẢM là nhà cung cấp”.

42. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 15 tháng 4 năm 2002, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho JOSEPH T. LUKAS, nêu rõ: “Chúng ta cần phải lo các khoản tiền hoa hồng cho. . . ở VSP. Tôi muốn bảo đảm tất cả mọi người ở đây hài lòng. Điều đó sẽ tốt cho tình hình (tài chính) của chúng ta”.

43. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 02 tháng 5 năm 2003, Joseph T. Lukas đã ký một hợp đồng trị giá hơn $500.000 đô la với VSP, về việc [VSP] mua một hệ thống nâng thủy lực.

44. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 27 tháng 2 năm 2004, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi một email đến một nhân viên Nexus liên quan đến việc phân tích về “Thỏa thuận Tường lửa GenPac”, nói rằng vẫn còn nợ quan chức $43.340 tiền hoa hồng trong thỏa thuận, và hướng dẫn nhân viên Nexus chuyển số tiền thích hợp vào tài khoản HKC 1 thông qua HKC 2.

45. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 27 tháng 2 năm 2004, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM email cho HKC 1 để nói với họ những khoản tiền đang đến và hướng dẫn họ chuyển tiền.

46. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 27 tháng 2 năm 2004, Nexus Technologies, ở Philadelphia, Pennsylvania, gửi các hướng dẫn chuyển khoản để HKC 2 tại Hồng Kông yêu cầu chuyển $43.306,42 tới HKC 1 cho “Thỏa thuận Tường lửa GenPac”.

47. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 04 tháng 3 năm 2004, HKC 2 chuyển khoảng $43.306,42 vào tài khoản của HKC 1.

48. Vào ngày hoặc khoảng ngày 04 tháng 3 năm 2004, một nhân viên Nexus email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM, hỏi một hóa đơn từ HKC 1 để giúp việc chuyển tiền.
49. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 10 tháng 3 năm 2004, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM email cho VN 1, yêu cầu họ phải phải làm xong hóa đơn. VN 1 email lại hỏi cần ghi những gì hóa đơn. Một hóa đơn, ghi lùi ngày là ngày 28 tháng 2 năm 2004 được cung cấp, nêu rõ hoá đơn là “các dịch vụ đào tạo và hoa hồng”.
50. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 15 tháng 3 năm 2004, HKC 1 chuyển khoảng $42.440,29 vào Ngân hàng Thương mại Á Châu tại Việt Nam .

51. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 16 tháng 1 năm 2006, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho nhiều nhân viên của NEXUS TECHNOLOGIES, trong đó có các bị cáo NGUYỄN KIM ANH và NGUYỄN QUỐC AN, liên quan tới một hợp đồng trong tương lai, bán cho VSP một máy bắn làm sạch bề mặt sơn? (wheel shot blast), từ chối thảo luận về khoản tiền “hoa hồng” qua email, đề nghị đưa vấn đề ra thảo luận qua điện thoại internet.

52. Khoảng tháng 3 năm 2006, NEXUS TECHNOLOGIES thương lượng hợp đồng bán máy bắn làm sạch bề mặt sơn cho VSP.

53. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 16 tháng 3 năm 2006, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH, nói rằng ông ta đã “gian lận thỏa thuận” về hợp đồng máy bắn làm sạch bề mặt sơn, sắp xếp cho hai công ty khác chào giá cho VSP cao hơn và NEXUS TECHNOLOGIES thắng hợp đồng.

54. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 26 tháng 10 năm 2006, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH liên quan tới một hợp đồng khác với VSP, nêu rõ “VSP nói rằng chúng ta đã được thanh toán cho hợp đồng này rồi. Vui lòng xác nhận để có thể chi trả tiền hoa hồng “.

55. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 17 tháng 9 năm 2007, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho một nhân viên của NEXUS TECHNOLOGIES ở Việt Nam, thảo luận về tiền “hoa hồng” nợ các quan chức thuộc các công ty khác nhau gồm có VSP, và nêu rõ: “Mang tiền tới nhà tôi vào cuối ngày làm việc. PS: Xin lưu ý các khoản chi trả tiền hoa hồng được ghi là thanh toán chi phí lắp đặt trong sổ sách kế toán của ông”.

D. Giao dịch hối lộ cho các quan chức Công ty TNHH T & T (“T & T”)

56. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 10 tháng 5 năm 2005, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM gửi email cho NGUYỄN KIM ANH, nói rằng T&T là công ty mua vũ khí của “tổ chức (phi thương mại) của chính phủ” và sẽ nhập khẩu thiết bị liên quan đến một hợp đồng thiết bị an toàn.

57. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 23 tháng 5 năm 2005, Nexus Technologies đã chuyển số tiền khoảng $22.325 bằng chuyển khoản quốc tế từ tài khoản ngân hàng NEXUS TECHNOLOGIES tại Philadelphia, Pennsylvania vào tài khoản HKC 1 ở Hongkong.

58. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 30 tháng 5 năm 2005, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM email cho Quan chức A rằng NEXUS TECHNOLOGIES đã chuyển $22.325 đô la vào HKC 1, và rằng HKC 1 sẽ chuyển $21.872 đô la vào tài khoản của quan chức đó sau khi trừ chi phí ngân hàng và phí dịch vụ.

59. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 30 tháng 5 năm 2005, HKC 1 chuyển khoảng $21.872 đô la vào tài khoản của Quan chức A tại Ngân hàng Thương mại Á châu tại Việt Nam, mô tả việc chuyển tiền như một “món quà” trên hướng dẫn chuyển khoản.

60. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 9 tháng 6 năm 2005, Nexus Technologies đã chuyển khoảng $29.987 bằng chuyển khoản quốc tế từ tài khoản ngân hàng của Nexus Technologies ở Philadelphia, Pennsylvania, vào tài khoản ngân hàng của HKC 1 tại Hong Kong.

61. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 23 tháng 6 năm 2005, HKC 1 chuyển khoảng $29.380 vào tài khoản của Quan chức A ở Ngân hàng Thương mại Á châu tại Việt Nam, mô tả việc chuyển tiền như một “món quà” trên hướng dẫn chuyển khoản.
62. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 01 tháng 8 năm 2005, Nexus Technologies chuyển khoảng $15.653 bằng chuyển khoản quốc tế từ tài khoản ngân hàng của Nexus Technologies ở Philadelphia, Pennsylvania vào tài khoản ngân hàng của HKC 1 tại Hong Kong.

63. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 15 tháng 8 năm 2005, HKC 1 chuyển khoảng $15.333 vào tài khoản của Quan chức A ở Ngân hàng Thương mại Á châu tại Việt Nam.

64. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 27 tháng 10 năm 2006, bị cáo Nguyễn Quốc An gửi email cho một công ty vận tải hàng hóa liên quan đến lô hàng của Viisage reader cho T & T.

65. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 15 tháng 11 năm 2006, bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM email cho bị cáo NGUYỄN KIM ANH (Đạo Luật Công khai 16), cho biết cần các hoá đơn từ HKC 1, và viết, “Đừng lo lắng về ngày tháng và mô tả bởi vì tôi đã bịa ra chúng”. Trong danh sách các hoá đơn yêu cầu gồm “T & T” (Viisage reader) / / Mô tả: Tài liệu lắp đặt hệ thống và dịch vụ hoa hồng / / Số tiền: $7.812,64″.

66. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 25 tháng 11 năm 2006, HKC 1 email cho bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM, yêu cầu xác nhận số tiền để chuyển cho Quan chức A là $7.673,70. Bị cáo NGUYỄN QUỐC NAM trả lời cùng ngày, xác nhận rằng $ 7.790,56 phải được chuyển cho “T & T.”

67. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 25 tháng 11 năm 2006, bị cáo Nexus Technologies chuyển khoảng $7.790,56 bằng chuyển khoản quốc tế từ tài khoản ngân hàng Nexus Technologies ở Philadelphia, Pennsylvania, vào tài khoản ngân hàng của HKC 1 tại Hong Kong, được sẽ được sử dụng để thanh toán cho Quan chức A cho hợp đồng Viisage reader.

68. Vào ngày hoặc trong khoảng ngày 30 tháng 11 năm 2006, HKC 1 chuyển khoảng $7,673.70 vào tài khoản ngân hàng của VN 1 ở Hồng Kông.
Tất cả vi phạm điều 18, khoản 371, Bộ luật Hoa Kỳ.

TỘI THỨ HAI TỚI THỨ MƯỜI

(Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài)

ĐẠI BỒI THẨM ĐOÀN BUỘC TỘI RẰNG:

(Bỏ đoạn này)

Tội thứ 2. Ngày 23-05-2005, NGUYỄN QUỐC NAM, NGUYỄN KIM ANH, NEXUS TECHNOLOGIES: chuyển $22.325 đô la từ tài khoản của NEXUS TECHNOLOGIES ở Ngân hàng Thương mại Philadelphia, Pennsylvania vào tài khoản của HKC 1 ở Hongkong và Ngân hàng Thượng Hải, Hongkong. Người thụ hưởng: quan chức nước ngoài ở công ty T&T.

Tội thứ 3. Ngày 9-06-2005, NGUYỄN QUỐC NAM, NEXUS TECHNOLOGIES. Chuyển $29.987 từ tài khoản NEXUS TECHNOLOGIES tại Ngân hàng Thương mại ở Philadelphia, PA, vào tài khoản HKC 1 ở Hongkong và Ngân hàng Thượng Hải, Hong Kong. Người thụ hưởng: quan chức nước ngoài tại T&T.

Tội thứ 4. Ngày 1-08-2005, NGUYEN QUOC NAM , NEXUS TECHNOLOGIES. Chuyển khoảng $15.653 từ tài khoảng NEXUS TECHNOLOGIES tại Ngân hàng Thương mại ở Philadelphia, PA, vào tài khoản HKC 1 ở Hongkong and Ngân hàng Thượng Hải, Hong Kong. Người thụ hưởng: viên chức nước ngoài T&T.

Tội thứ 5. Ngày 4-08-2005, NGUYỄN QUỐC NAM và NGUYỄN KIM ANH, NEXUS TECHNOLOGIES: đã chuyển $18.854 từ tài khoản công ty NEXUS TECHNOLOGIES tại Ngân hàng Thương mại Philadelphia, Pennsylvania vào tài khoản HKC 1 tại Hongkong và Ngân hàng Thượng Hải, Hongkong. Người thụ hưởng: quan chức nước ngoài ở công ty SSFC.

Tội thứ 6. Ngày 23-05-2006 – NGUYỄN QUỐC NAM và NGUYỄN KIM ANH, NEXUS TECHNOLOGIES: đã chuyển khoảng $63.360 từ tài khoản công ty NEXUS TECHNOLOGIES ở Ngân hàng Thương mại Philadelphia, Pennsylvania vào tài khoản của HKC 1 tại Hongkong và Ngân hàng Thượng Hải, Hongkong. Người thụ hưởng: quan chức nước ngoài thuộc công ty SSFC.

Tội thứ 7. Ngày 20-10-2006, NGUYEN QUOC NAM và NGUYEN KIM ANH, NEXUS TECHNOLOGIES. Đã chuyển khoảng $21.597 từ tài khoản NEXUS TECHNOLOGIES tại Ngân hàng Thương mại ở Philadelphia, PA, vào tài khoản HKC 1 ở Hongkong and Ngân hàng Thượng Hải, Hong Kong. Người thụ hưởng: quan chức nước ngoài at PVGC.

Tội thứ 8. Ngày 25-11-2006, NGUYỄN QUỐC NAM , NGUYỄN KIM ANH, NGUYỄN QUỐC AN: NEXUS TECHNOLOGIES. Đã chuyển $7.790,56 từ tài khoản NEXUS TECHNOLOGIES tại Ngân hàng Thương mại ở Philadelphia, PA, vào tài khoản HKC 1 tại Hongkong and Ngân hàng Thượng Hải, Hong Kong. Người thụ hưởng: quan chức nước ngoài tại at T&T.

Tội thứ 9. Ngày 22-12-2006, NGUYỄN QUỐC NAM và NGUYỄN KIM ANH, NEXUS TECHNOLOGIES: đã chuyển $14.200 từ tài khoản công ty NEXUS TECHNOLOGIES ở Ngân hàng Thương mại Philadelphia, Pennsylvania vào tài khoản của HKC 1 tại Hongkong và Ngân hàng Thượng Hải, Hongkong. Người thụ hưởng: quan chức nước ngoài tại công ty SSFC (cáo trạng cũ làVTA).

Tội thứ 10. Ngày 13-06-2007, NGUYỄN QUỐC NAM và NGUYỄN KIM ANH, NEXUS TECHONOLOGIES. Đã chuyển $22.403 từ tài khoản của NEXUS TECHNOLOGIES tại Ngân hàng Thương mại ở Philadelphia, PA, vào tài khoản HKC 1 ở Hongkong and Ngân hàng Thượng Hải, Hong Kong. Người thụ hưởng: quan chức nước ngoài tại PVGC.

TỘI THỨ MƯỜI MỘT TỚI TỘI THỨ MƯỜI CHÍN

(Đạo luật Đi lại)

ĐẠI BỒI THẨM ĐOÀN BUỘC TỘI RẰNG:

Tội thứ 11. Ngày 23-05-2005, NGUYỄN QUỐC NAM , NGUYỄN KIM ANH, NEXUS TECHNOLOGIES. Chuyển khoản quốc tế từ Philadelphia , PA , tới Hong Kong .

(Các tội từ 12-19 đều tương tự, lấy từ tội thứ 3-10)

TỘI THỨ HAI MƯƠI ĐẾN HAI MƯƠI TÁM

(Rửa tiền)

ĐẠI BỒI THẨM ĐOÀN BUỘC TỘI RẰNG:

Tội thứ 20. Ngày 23-05-2005, NGUYỄN QUỐC NAM , NGUYỄN KIM ANH, NEXUS TECHNOLOGIES. Chuyển số tiền khoảng $22.325 từ tài khoản của NEXUS TECHNOLOGIES tại Ngân hàng Thương mại ở Philadelphia, PA, vào tài khoản HKC 1 ở Hongkong and Ngân hàng Thượng Hải, Hong Kong.

(Tội thứ 21-28 liên quan đến tội từ 3-10)

MICHAEL LEVY

Luật sư Hoa Kỳ

STEVEN A. TYRRELL

Chief, Fraud Section

Bộ phận Hình sự, Hoa Kỳ
Sở Tư pháp

Nguồn: http://www.justice.gov/criminal/fraud/fcpa/cases/docs/nguyen-supersed-indict.pdf

Công ty Nexus Technologies được thành lập vào năm 1989 tại bang New Jersey, Hoa Kỳ, nhằm mở rộng và tạo những cơ hội kinh doanh rộng lớn tại Việt Nam.

Công ty Nexus chuyên cung cấp trang thiết bị và dịch vụ tích hợp hệ thống chủ yếu cho các ngành công nghiệp phát triển kỹ thuật cao như:

  • Công nghiệp dầu khí
  • Công nghiệp sản xuất và truyền tải điện năng
  • Công nghiệp hàng không
  • Công nghiệp hàng hải và cảng biển
  • Các ngành công nghiệp nặng khác

Hoạt động tại khu vực Châu Á, Nexus hiểu rằng chữ Tín và mối quan hệ trong kinh doanh là rất cần thiết và phải mất nhiều thời gian để vun đắp. Chúng tôi tự hào đã tạo cho mình một nền tảng vững chắc bằng sự thể hiện đầy tin cậy và bằng uy tín của mình đối với khách hàng.

Hoạt động thương mại của Nexus đem đến cho khách hàng tính hiệu quả, thuận tiện và tiết kiệm bởi khả năng đáp ứng được những nhu cầu đa dạng từ những nguồn hàng tin cậy. Nexus có một ưu điểm thuận lợi và độc đáo là đã liên kết được với nhiều nhà phân phối lớn nổi tiếng ở Mỹ, Canada, Úc và Châu Âu. Những nhà phân phối này nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của những nhà sản xuất nổi tiếng trong các lĩnh vực chuyên biệt. Nhờ đó, công ty có thể cung cấp đủ mọi loại sản phẩm với giá cả hết sức cạnh tranh và ưu đãi nhất. Chúng tôi có thể cung cấp từ một sản phẩm nhỏ đến một hệ thống rất lớn, từ một sản phẩm thông thường tới những sản phẩm khó kiếm.

Điểm nổi bật của Nexus là khả năng cung cấp hầu hết các loại phụ tùng thay thế cho tất cả các thiết bị dùng trong các lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật cao với giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng sớm nhất.

Nexus được sự hỗ trợ từ các hãng sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Những nhà cung cấp này có khả năng thiết kế, phát triển, triển khai các hệ thống dùng trong công nghiệp. Ngoài ra, Nexus còn có thể tham gia với vai trò là đại diện hay tư vấn cho các công ty này khi họ muốn tham gia thị trường Việt Nam.


Dưới đây là danh sách sơ lược khách hàng của NEXUS tại Việt Nam:

Dầu khí

· British Petroleum (BP) - Tập đoàn dầu khí Anh

· VietsovPetro - một liên doanh khai thác dầu khí lớn nhất tại Việt Nam

· Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam – và các công ty khai thác và chế biến dầu khí trực thuộc

Điện lực

· Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam (EVN)

· Nhà Máy Nhiệt Điện Thủ Đức

· Nhà Máy Điện Bà Rịa

· Nhà Máy Điện Phú Mỹ

Hàng không

· Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam

· Sân Bay Tân Sơn Nhất

· Công Ty Quản Lý Bay Miền Nam

· Công Ty Dịch Vụ Bay Miền Nam

Cảng biển

· Cảng Sài Gòn

· Cảng Dầu Khí Vũng Tàu

Các ngành công nghiệp khác:

· Công Ty Cấp Thoát Nước Thành Phố HCM

· Viện Học Ứng Dụng – một viện chuyên nghiên cứu và phát triển thiết kế và ứng dụng cơ khí.

· VinaControl – một tổ chức nhà nước có uy tín trong lĩnh vực kiểm tra giám định chất lượng hàng hóa.

· Công Ty Genpacific

· Công Ty Ca Su Phú Riềng

· Công Ty Phát Triển Công Nghệ Thông Tin (AIC) – công ty thuộc Bộ Quốc Phòng hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghiệp

· Công Ty Tecapro

· Tổng Công Ty Than Vietnam

Nexus có các văn phòng tại các bang phía Đông và Nam Hoa Kỳ và tại thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam). Văn phòng của chúng tôi tại Mỹ thiết lập các nguồn cung cấp thiết bị thông qua mối quan hệ vững chắc và lâu dài với các nhà cung cấp trên toàn thế giới. Các văn phòng này đồng thời cũng hỗ trợ và thực hiện công việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Văn phòng đại diện của Nexus tại Tp Hồ Chí Minh có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động bán hàng tại Việt Nam.

Văn phòng đại diện của Nexus tại Tp Hồ Chí Minh có một đội ngũ đại diện kinh doanh và quản lý văn phòng có trình độ, lịch sự, nhã nhặn, có năng lực và hầu hết sử dụng thành thạo 2 thứ tiếng. Mặt khác, Nexus có một mạng lưới đại diện thương mại trên khắp Việt Nam thông qua quan hệ với các đối tác địa phương. Những đối tác này là nguồn cung cấp thông tin kinh doanh và thông tin phản hồi về các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty.

Tại Mỹ:

Nexus Technologies

200 Barr Harbor Drive, Suite 400 West Conshohocken, PA 19428 - USA

Tel: +1-609-945-4962 / 5362

Fax: +1-609-945-4968 / +1-215-334-1744

Tại Việt Nam:

Nexus Technologies – VPDD

107N Trương Định, Quận 3, T.p Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tel / Fax: +84-8-930-4064 / 4058


Tuyên án Công ty Nexus về tội hối lộ ở Việt Nam

TT - Chủ tịch của Công ty công nghệ Nexus (Nexus Technologies Inc) tại Philadelphia (Mỹ) cùng hai người em và một đối tác vừa bị tuyên án tù vì tội hối lộ để có được hợp đồng cung ứng thiết bị cho một số công ty tại Việt Nam.

Theo tờ Philadelphia Business Journal ngày 17-9, ông Nguyễn Quốc Nam, chủ tịch công ty, 52 tuổi, cư dân ở Houston, đã bị tuyên án 16 tháng tù và 2 năm theo dõi sau khi hết hạn tù; Nguyễn Quốc Ân, 32 tuổi, ở Philadelphia, 9 tháng tù và 3 năm theo dõi; Nguyễn Kim Anh, phó chủ tịch của Nexus, 39 tuổi, ở Philadelphia, 2 năm tù treo và bị phạt 20.000 USD. Ông Joseph Lukas bị tuyên án 2 năm tù treo và bị phạt 1.000 USD.

Các công tố viên cho biết Nexus, một công ty xuất khẩu, đã tìm các doanh nghiệp Mỹ cung cấp nhiều loại thiết bị như thiết bị đo đạc bản đồ dưới nước, xử lý bom, các bộ phận máy bay trực thăng, máy dò hóa chất... cho một số công ty tại Việt Nam.

Nguyễn Quốc Nam phụ trách thương lượng hợp đồng và đưa hối lộ; Nguyễn Kim Anh theo dõi các hoạt động của công ty và điều hành các giao dịch tài chính; còn Nguyễn Quốc Ân phụ trách tìm các công ty Mỹ cung cấp thiết bị.

Đầu năm 2010, anh em nhà họ Nguyễn và Lukas đã thừa nhận từ năm 1999-2008, để có được hợp đồng cung ứng thiết bị, họ đã hối lộ một số lãnh đạo của các công ty ở Việt Nam.

Các khoản hối lộ này được ghi là khoản hoa hồng trong giấy tờ lưu giữ, tổng cộng 150.000 USD.

Nexus thừa nhận đã hoạt động bằng các phương cách phạm tội và đồng ý chấm dứt hoạt động. “Theo bản cáo trạng, những bị cáo này đã hối lộ và cho rằng đó là cách làm ăn, thậm chí còn gọi đây là khoản hoa hồng để đảm bảo việc kinh doanh của mình thuận lợi” - quyền thẩm phán Mỹ Laurie Magid nói.

Vụ án đã được FBI và Bộ Thương mại Mỹ cùng Cơ quan Hành pháp trong lĩnh vực xuất khẩu phối hợp điều tra.

Tờ Philadelphia Business Journal không cho biết chi tiết tên và vị trí công tác cũng như các công ty ở Việt Nam trong vụ án.

AFP cho biết ông Nam Nguyễn (54 tuổi, chủ tịch Công ty Nexus Technologies Inc.) cùng hai em trai là Kim Nguyễn (41 tuổi) và An Nguyễn (34 tuổi) đã nhận tội trong phiên tòa tại Philadelphia, bang Pennsylvania, nơi công ty của họ đặt trụ sở. (Công ty Nexus tự giới thiệu có văn phòng đại diện tại VN ở 107N Trương Định, Q.3, TP.HCM).

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, ba anh em Nam, Kim và An đều thừa nhận đã hối lộ một số quan chức VN hơn 250.000 USD từ năm 1999-2008 để có được những hợp đồng cung ứng thiết bị và công nghệ sang VN. Nam là người đàm phán hợp đồng và đưa tiền hối lộ, Kim theo dõi các hoạt động tài chính, còn An tìm nguồn cung cấp hàng để xuất sang VN. Ba anh em thừa nhận trong báo cáo tài chính của công ty khoản tiền hối lộ được ghi là “tiền hoa hồng”.

Theo AFP, ba anh em Nam, Kim, An bị truy tố về tội danh vi phạm luật cấm hối lộ nước ngoài (Foreign Corrupt Practices Act, FCPA) và một số cáo trạng khác. Trước đó tháng 6-2009, Joseph Lukas, 59 tuổi, nguyên là đồng sở hữu Nexus, cũng đã nhận tội hối lộ các quan chức VN. Như vậy, Nam và An phải đối mặt với bản án tối đa lên tới 35 năm tù giam, còn Kim có thể sẽ bị khép mức án tối đa 30 năm tù giam. Công ty Nexus có thể sẽ phải nộp phạt 27 triệu USD và ngừng hoạt động. Tòa sẽ tuyên án vào ngày 13-7.

Theo thông tin từ trang web của Bộ Tư pháp Mỹ (www.justice.gov), vào giữa thập niên 1970, hơn 400 công ty Mỹ thừa nhận đã hối lộ các quan chức nước ngoài hơn 300 triệu USD để “bôi trơn” hoạt động kinh doanh. Do đó, tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã ký thông qua luật FCPA vào tháng 12-1977 để ngăn chặn nạn hối lộ quan chức nước ngoài. Luật FCPA gồm hai điều khoản.

Thứ nhất là cấm các cá nhân, công ty Mỹ, công ty nước ngoài niêm yết ở Mỹ hối lộ các quan chức, chính trị gia, đảng phái nước ngoài. Cá nhân vi phạm điều khoản này sẽ bị phạt 250.000 USD và ngồi tù 5 năm, còn công ty vi phạm sẽ bị phạt 2 triệu USD. Thứ hai là yêu cầu các công ty minh bạch sổ sách tài chính. Cá nhân vi phạm bị phạt 5 triệu USD và phải ngồi tù tới 20 năm, còn công ty vi phạm bị phạt tới 25 triệu USD.


Nexus Technologies đã “làm ăn” với những nơi nào và như thế nào tại Việt Nam? (Phần 1)

2010-05-03

Trước đây, chúng tôi đã trình bày về vụ một số thành viên của công ty Nexus Technologies ở Hoa Kỳ bị truy tố vì hối lộ tại Việt Nam và cũng đã lược thuật cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Mới đây, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra một cáo trạng khác, thay thế cáo trạng năm 2008, theo đó, có nhiều dữ liệu và tình tiết mới. Thông tín viên Ngọc Trân trình bày thêm….

AFP photo

Tiền đôla Mỹ (ảnh minh họa)

Vì sao từ 5 tội thành 28 tội?

Cáo trạng mới của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về vụ án Nexus Technologies, ghi ngày 29 tháng 10 năm 2009, thay thế cáo trạng năm 2008.
Vào thời điểm này, do một trong bốn người liên quan tới vụ án Nexus là ông Joseph Lukas đã nhận tội, nên chỉ còn ba bị cáo là ba anh em Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Quốc An.
Theo cáo trạng mới, cả ba bị cáo buộc vi phạm 28 tội, tăng 23 so với cáo trạng cũ. Trong đó có 1 tội do âm mưu vi phạm các đạo luật, 9 tội do vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài” (FCPA), 9 tội do vi phạm “Đạo luật Đi lại” (Travel Act) và 9 tội liên quan đến rửa tiền.

Theo cáo trạng mới, cả ba bị cáo buộc vi phạm 28 tội, tăng 23 so với cáo trạng cũ. Trong đó có 1 tội do âm mưu vi phạm các đạo luật, 9 tội do vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài” (FCPA), 9 tội do vi phạm “Đạo luật Đi lại” (Travel Act) và 9 tội liên quan đến rửa tiền.

Khác với luật hình sự Việt Nam (mỗi hành vi chỉ bị truy tố một tội), tại Hoa Kỳ, một hành vi có thể bị cáo buộc vi phạm nhiều tội. Chẳng hạn như, dù chỉ chuyển khoảng 22.000 đô la cho một quan chức Việt Nam vào ngày 23 tháng 5 năm 2005, hai bị cáo Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Kim Anh bị buộc ba tội: tội vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài”, tội vi phạm “Đạo luật Đi lại” và tội rửa tiền.
Theo cáo trạng mới, dù chỉ chuyển tiền cho các quan chức nước ngoài 9 lần nhưng các bị cáo bị buộc 27 tội, do vi phạm các điều khoản khác nhau của Bộ luật Hoa Kỳ (USC).
Để thính giả dễ hiểu, có lẽ phải nhắc qua về “Đạo luật Đi lại”. Đây là đạo luật cấm đi lại trong nước hoặc nước ngoài, hoặc sử dụng email, điện thoại hay các phương tiện khác nhằm thực hiện hoạt động bất hợp pháp. Dù có tên là “Đạo luật Đi lại” nhưng các bị cáo không nhất thiết phải “đi lại”, vẫn có thể bị cáo buộc vi phạm đạo

Website bằng tiếng Việt của Nexus Technologies
Website bằng tiếng Việt của Nexus Technologies. RFA photo
luật này khi sử dụng các phương tiện viễn liên như: điện thoại, fax, email để thực hiện các hoạt động phi pháp.
Do vậy, dù hai bị cáo Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Kim Anh chỉ ngồi tại công ty để thực hiện hành vi chuyển tiền vẫn bị cáo buộc vi phạm “Đạo luật Đi lại”.

“Nexus” làm ăn với ai?

Ngoài các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Bộ Công an đã được nêu tên trong cáo trạng cũ, trong cáo trạng mới, có thêm Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam, thuộc Tổng Công ty Bay Dịch vụ Việt Nam.
Theo cáo trạng mới, Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam (SSFC: Southern Services Flight Company) là một doanh nghiệp quân đội hoạt động trong lĩnh vực hàng không, địa bàn hoạt động chính là Sân bay Vũng Tàu. Cũng vì vậy, nó liên quan cả đến Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

Ngoài các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Bộ Công an đã được nêu tên trong cáo trạng cũ, trong cáo trạng mới, có thêm Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam, thuộc Tổng Công ty Bay Dịch vụ Việt Nam.

Cáo trạng mới còn có sự thay đổi về tên của một doanh nghiệp. Cáo trạng cũ đề cập đến sự dính líu của Công ty Du lịch và Thương Mại T&T (tên tiếng Anh là Tourism and Trading Company), trong cáo trạng mới, T&T là Công ty TNHH T&T (Tên tiếng Anh: T&T Co. Ltd.), gọi tắt là T&T. Theo cáo trạng mới, T&T là doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động liên quan đến an ninh biên giới và mua sắm vũ khí của Bộ Công an Việt Nam.
Cáo trạng mới cũng đề cập cả đến việc Quân đội Nhân dân Việt Nam mua sắm vũ khí từ Nexus.
Một số cá nhân và công ty khác cũng đã xuất hiện trong cáo trạng mới. Chẳng hạn như một quan chức Việt Nam làm việc tại công ty T&T, được gọi là “Quan chức A”.
Hoặc một công ty toạ lạc tại Hongkong, do một người Việt làm chủ, được đại bồi thẩm đoàn đặt tên là "HKC 1". Người Việt đó đã được đại bồi thẩm đoàn nhận diện và gọi là “VN 1”.

Cáo trạng mới cũng đề cập cả đến việc Quân đội Nhân dân Việt Nam mua sắm vũ khí từ Nexus.

“VN 1” được xác định là cư dân TP.HCM và công ty “HKC 1” do “VN 1” làm chủ đã được Nexus sử dụng như một “vỏ bọc”, giúp thanh toán tiền hối lộ cho các quan chức Việt Nam.
Một công ty khác được đại bồi thẩm đoàn đặt tên là “HKC 2”. “HKC 2” cũng toạ lạc tại Hồng Kông, cũng do một người Việt Nam làm chủ và người này được đại bồi thẩm đoàn đặt tên là “VN 2”. “VN 2” cũng là cư dân TP.HCM và “HKC 2” là một “vỏ bọc” khác trong chuyện thanh toán tiền hối lộ để giành hợp đồng.

Nexus “làm ăn” thế nào?

Theo cáo trạng mới, sở dĩ ông Nguyễn Quốc Nam giành được các hợp đồng béo bở cho Nexus từ các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là vì ông ta đồng ý trả tiền hối lộ, thường được mô tả là "hoa hồng", cho những cá nhân làm việc ở các cơ quan và những công ty đó.
Cả bốn người trong công ty Nexus liên quan đến vụ án này đều đã thiết lập nhiều mối quan hệ với các quan chức chính phủ Việt Nam, được cáo trạng mô tả là “những người ủng hộ”.

Theo cáo trạng mới, sở dĩ ông Nguyễn Quốc Nam giành được các hợp đồng béo bở cho Nexus từ các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là vì ông ta đồng ý trả tiền hối lộ, thường được mô tả là "hoa hồng", cho những cá nhân làm việc ở các cơ quan và những công ty đó.
“Những người ủng hộ” giúp Nexus có được các hợp đồng bằng cách cung cấp thông tin thuộc loại bị cấm tiết lộ, lừa đảo trong đấu thầu và các hình thức hỗ trợ khác.
Đổi lại, Nexus trả “hoa hồng” cho họ bằng cách chuyển tiền cho công ty HKC 1 ở Hongkong, để HKC 1 tiếp tục chuyển số tiền ấy cho “những người ủng hộ”.
Cũng theo cáo trạng, đôi khi công ty HKC 2 chuyển tiền cho HKC 1, để HKC 1 chuyển vào tài khoản của các quan chức Việt Nam.
Để tránh bị giới hữu trách Hoa Kỳ phát hiện, bốn bị cáo đã gian lận sổ sách nhằm che giấu việc chuyển tiền giữa Nexus, công ty HKC 1, HKC 2 vào các tài khoản của các quan chức ở Việt Nam.
Đó là những điểm chính trong cáo trạng mới về vụ Nexus. Lần tới chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về quan hệ của Nexus với một số doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Các quan chức nào đã nhận hối lộ từ Nexus? (phần 2)

2010-04-07

Công ty Nexus Technologies bị cáo buộc vi phạm luật pháp Hoa Kỳ, trong đó có “Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài”.

AFP photo

Ảnh minh họa

Để biết thêm chi tiết những quan chức của các công ty chính phủ nào ở Việt Nam đã nhận hối lộ từ Nexus, và việc đưa nhận hối lộ được tiến hành ra sao, Ngọc Trân tóm lược bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.

Theo bản cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, có 5 công ty của chính phủ Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp (tức Bộ Công thương) và Bộ Công an đã nhận hối lộ từ Nexus, trên danh nghĩa là “tiền hoa hồng”.

Từ năm 2000 đến 2004, Nexus cũng đã nhiều lần làm ăn với Công ty Petro Gas Việt Nam và đã nhiều lần thực hiện việc chuyển tiền hối lộ cho các quan chức ở công ty này.


Các email trao đổi trong nội bộ công ty Nexus cũng như giữa Nexus với các các công ty ở Việt Nam cho thấy, mối quan hệ giữa công ty này với các quan chức chính phủ Việt Nam, là mối quan hệ đưa và nhận hối lộ, nhằm giúp Nexus có được các thông tin bí mật cũng như giúp công ty này đấu thầu lừa đảo để thắng các hợp đồng làm ăn từ các công ty của chính phủ Việt Nam.

Việc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của Nexus vào các ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải cùng với các email trao đổi liên quan đến các phi vụ làm ăn giữa Nexus với các quan chức Việt Nam, là một trong những bằng chứng cho việc đưa và nhận hối lộ.

Bộ Giao thông Vận tải

Cũng theo bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, có hai công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến việc nhận hối lộ, đó là: Sân bay Vũng Tàu và Trung tâm Quản lý bay miền Nam.

Theo hồ sơ vụ án, tháng 10 năm 2001, email trao đổi giữa ông Nguyễn Quốc Nam và ông Joseph Lukas về việc một quan chức ở Sân bay Vũng Tàu đã đòi tiền tiền hối lộ từ Nexus cho tất cả các thương vụ mua bán, mà họ gọi là “tiền hoa hồng”.

Cuối năm 2004, Nexus đã ký hợp đồng với Sân bay Vũng Tàu để bán các thiết bị về hệ thống không lưu.

Đến tháng 8 năm 2005, theo lệnh của ông Nguyễn Quốc Nam, cô Nguyễn Kim Anh đã chuyển gần $19.000 đô la, tức 10% trị giá của một hợp đồng mua bán, từ ngân hàng của Nexus ở Philadelphia vào Ngân hàng HKC, Hongkong, cho một quan chức ở Sân bay Vũng Tàu.

Riêng Trung tâm Quản lý bay miền Nam, năm 2004, đã đồng ý mua hàng của Nexus với điều kiện công ty này phải ghi giá bán trên hợp đồng, cao hơn nhiều so với giá trên thực tế.


Cũng theo lệnh của ông Nam, năm 2006, cô Kim Anh đã 2 lần chuyển tiền vào một ngân hàng ở Hongkong, với số tiền tổng cộng trên $77.000 đô la, cho một quan chức thuộc Sân bay Vũng Tàu, liên quan tới hợp đồng mua bán hệ thống kiểm soát không lưu.

Riêng Trung tâm Quản lý bay miền Nam, năm 2004, đã đồng ý mua hàng của Nexus với điều kiện công ty này phải ghi giá bán trên hợp đồng, cao hơn nhiều so với giá trên thực tế, để quan chức của Trung tâm này hưởng khoản tiền chênh lệch đó. Trong email, ông Nam cũng đã xác nhận việc chuyển tiền hối lộ vào Ngân hàng Hongkong cho người thụ hưởng là một quan chức thuộc Trung tâm Quản lý bay miền Nam.

Bộ Công Nghiệp

Ngoài các công ty thuộc Bộ GTVT, còn có hai công ty thuộc Bộ Công nghiệp cũng là khách hàng đã từng nhận hối lộ của Nexus, đó là Liên doanh Vietsov Petro và Công ty Petro Gas Việt Nam.

Qua email trao đổi giữa ông Nam và ông Lukas hồi cuối năm 2000, Vietsov Petro đã hứa chắc chắn sẽ ký hợp đồng với Nexus với điều kiện Nexus chi 15% tiền hối lộ, mà trong sổ sách ghi là “tiền hoa hồng”.

Không biết tổng trị giá của tất cả các hợp đồng giữa Nexus với Vietsov Petro là bao nhiêu, thế nhưng có một hợp đồng đã được ký hồi tháng 5 năm 2003 trị giá nửa triệu đô la.

vietsovpetro-250.jpg
Một giàn khoan của Vietsopetro tại mỏ Bạch Hổ. Photo courtesy of vietnamtoday.net
Tháng 3 năm 2006, trong một email, ông Nam đã viết rằng nhờ sự giúp đỡ của Vietsov Petro giúp đấu thầu gian lận, bằng cách sắp xếp cho hai công ty khác chào giá cao hơn, giúp Nexus “thắng” hợp đồng làm ăn với công ty này.

Trong một email của ông Nam hồi tháng 10 năm 2006, cũng có nhắc đến chuyện thanh toán một khoản tiền hối lộ cho Vietsov Petro, trong khi một email khác hồi tháng 9 năm 2007 có nhắc đến lời của một quan chức Vietsov Petro rằng: Mang tiền tới nhà tôi vào cuối ngày làm việc. Tái bút: Xin lưu ý các khoản chi trả tiền hoa hồng được ghi là thanh toán chi phí lắp đặt trong sổ sách kế toán của ông.

Từ năm 2000 đến 2004, Nexus cũng đã nhiều lần làm ăn với Công ty Petro Gas Việt Nam và đã nhiều lần thực hiện việc chuyển tiền hối lộ cho các quan chức ở công ty này. Nội dung của một email hồi đầu năm 2003 cho thấy, quan chức của Petro Gas muốn Nexus thay đổi cách gọi số tiền hối lộ từ “tiền hoa hồng” thành “phí hợp đồng”.

Và trong khi một email khác, ông Nam đã chỉ đạo cho cô Kim Anh chuyển gần $10.000 đô la vào Ngân hàng HKC Hongkong cho một quan chức ở Petro Gas để hối lộ cho một hợp đồng mua bán đồ phụ tùng với công ty này.

Bộ Công an

Ngoài các công ty kể trên, còn có một công ty trực thuộc Bộ Công an cũng đã nhận hối lộ từ Nexus, đó là công ty Du lịch và Thương mại KTV Việt Nam, liên quan đến hợp đồng mua bán thiết bị an toàn.

Tháng 5 năm 2005, ông Nam đã chuyển số tiền hơn $22.000 đô la vào ngân hàng HKC Hongkong, để chuyển vào tài khoản của một quan chức ở công ty Du lịch và Thương mại KTV. Một tuần sau đó, ông Nam đã email báo với quan chức này rằng, tiền đã chuyển vào tài khoản của ông ta, sau khi trừ phí dịch vụ hơn $450 đô la.

Mang tiền tới nhà tôi vào cuối ngày làm việc. Tái bút: Xin lưu ý các khoản chi trả tiền hoa hồng được ghi là thanh toán chi phí lắp đặt trong sổ sách kế toán của ông.

Lời một quan chức Vietsov Petro


Như vậy, tổng số tiền 5 công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương và Bộ Công an đã nhận hối lộ từ công ty Nexus trong bản cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 là $150.000 đô la. Thế nhưng tin tức mới nhất từ Bộ Tư pháp đưa ra giữa tháng này cho thấy, số tiền đưa hối lộ mà các bị cáo đã khai nhận là $250.000 đô la. Điều đó cho thấy, có nhiều dữ kiện mới về vụ án này mà chúng ta chưa đưa biết.

Hơn nữa, một trong các mặt hàng mà Nexus đã bán cho các công ty chính phủ Việt Nam là “phụ tùng máy bay trực thăng”. Dư luận rất quan tâm đến chi tiết này, vì nhiều người cho rằng Việt Nam hiện đang sử dụng máy bay trực thăng do Nga sản xuất, vậy ai đã mua phụ tùng máy bay trực thăng của Hoa Kỳ và mua để làm gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về vụ án này và sẽ trở lại cùng quý thính giả vào một dịp khác.

3 người Mỹ gốc Việt bị kết án tù vì hối lộ quan chức VN

Ba anh em người Mỹ gốc Việt điều hành một công ty xuất khẩu tại Philadelphia, bang Pensylvania Hoa Kỳ và người đối tác của họ đã bị kết án với tội danh hối lộ các quan chức chính phủ Việt Nam để có những hợp đồng béo bở. Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết như vừa nêu vào ngày hôm qua.

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ông Nam Nguyễn, 54 tuổi, chủ tịch và chủ của công ty Nexus Technologies Inc., bị tòa tuyên án 16 tháng tù giam và 2 năm giám sát. Ông An Nguyễn, 34 tuổi, bị 9 tháng tù giam và 3 năm giám sát. Kim Nguyễn, 41 tuổi không chịu án tù nhưng bị 2 năm thử thách và nộp 20.000 đô la tiền phạt.

Người đối tác với công ty Nexus, ông Joseph Lukas bị kêu án 2 năm thử thách và đóng 1.000 đô la tiền phạt.

Bốn nhân vật này bị kết án âm mưu hối lộ các viên chức nhà nước Việt Nam để được những hợp đồng cung cấp trang thiết bị và kỹ thuật cho các cơ quan nhà nước của Việt Nam.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết Nexus và 3 anh em nhà họ Nguyễn thừa nhận đã hối lộ các quan chức Việt Nam hơn 250.000 đô la Mỹ từ các năm 1999 đến năm 2008. Các loại trang thiết bị cung cấp cho phía Việt Nam gồm máy móc, phụ tùng để lập bản đồ dưới nước; trang bị để dò, tháo gỡ bom mìn; phụ tùng trực thăng; máy dò tìm hoá chất; thiết bị viễn thông cho vệ tinh….

Ông Lukas đã nhận tội vào tháng 6 năm 2009 và ba anh em nhà họ Nguyễn cũng nhận tội vào tháng Ba vừa qua.





No comments:

Post a Comment