Pages/ Tác giả

Friday, July 9, 2010

VNCH-Nguyễn Văn Minh-Hãy lương thiện với Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam

Hãy lương thiện với Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam

Nguyễn Văn Minh (*)



Tôi lấy làm tiếc vì đã không được dự trọn vẹn buổi ra mắt cuốn tài liệu “Thành tích 6 năm của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa” do nhà sưu tầm Hồ Đắc Huân thực hiện, được tổ chức trưa chủ nhật 04/11/2007 tại phòng sinh hoạt nhật báo Viễn Đông. Nhà báo Đỗ Tiến Đức phát biểu nhận xét về nội dung cuốn tài liệu và bài phát biểu này đã gây cảm hứng cho ông Phan Văn Song viết bài “Thử có cái nhìn lương thiện về VNCH” trên Đàn Chim Việt Online (1).


Thoạt đọc tựa đề, tôi có cảm giác vui vui, vì thấy một vấn đề quá nhiều gai góc mà còn có ngưởi biết nhìn nó một cách lương thiện. Nhưng càng đọc thì cảm giác vui vui của tôi từ từ tan biến chuyển qua ngạc nhiên và cuối cùng là thất vọng! Tôi thất vọng vì nội dung bài viết không phải là nói chung về thể chế Cộng Hòa của miền Nam VN, mà chỉ nói về Đệ Nhất Cộng Hòa Việt
Nam. Chính xác hơn là chỉ nói về TT Ngô Đình Diệm. Hơn thế, bài báo lại không phản ánh đúng với tựa đề.


Bài viết được chia làm ba phần:


Phần I – Ông Phạm Văn Song đồng ý với ông Đỗ Tiến Đức: Trong 6 năm đầu, TT Ngô Đình Diệm đã đưa nước Việt
Nam từ KHÔNG đến CÓ và CÓ TẤT CẢ. Phần này xin miễn bàn vì lịch sử đã minh chứng tỏ tường.

Phần II – Ông Song cũng khẳng định nhà báo Đỗ Tiến Đức nói ĐÚNG. Tiếp theo ông vạch ra những sai lẩm đã làm cho chế độ của TT Diệm sụp đổ nhanh chóng.


Tôi sẽ xin đóng góp những gì tôi biết về một số điều ông Song đã nhận xét và khẳng định trong phần này để quý độc giả Đàn Chim Việt Online có những nhận định nghiêm chỉnh hơn.


Phần III – Ông Song kết bài viết theo ý của ông. Tôi cũng xin miễn bàn về phần này. Vả lại cũng có một số độc giả Đàn Chim Việt phát biểu về phần này rồi.


Dưới đây tôi xin trình bày đôi chút hiểu biết của tôi.


1. Ông Phan Văn Song nói: “Tôi lớn lên trong gia đình Đại Việt (ĐV).” Đảng Đại Việt có nhiều hệ phái như ĐV Quan lại, ĐV Duy dân, ĐV Sinh tồn, ĐV Quốc Dân Đảng. Ông Song không nói rõ ông thuộc hệ phái nào. Chắc ông muốn nói chung đến toàn thể đảng Đại Việt,

2. Ông Phan Văn Song nói:


“Biết bao nhiêu đảng viên, bao nhiêu chiến sĩ Đại Việt bị bắt! Chưa bao giờ một chế độ quốc gia lùng bắt và đàn áp người quốc gia hăng say như vậy?...Thậm chí những thanh niên sinh viên nghèo lĩnh bào Tự Quyết của ĐV cũng bị bắt và tra tấn, cho đi tàu bay, tàu thủy để khai nhửng đảng viên ĐV khác (nạn nhân hãy còn sinh sống tại California”.


Ông Phan Văn Song nói đảng viên chiến sĩ Đại Việt bị bắt, nhưng ông không nói rõ những nơi họ bị bắt, số người bị bắt, tên tuổi những người bị bắt. Theo chỗ tôi được biết, dưới thời ông Diệm chỉ có một vụ đảng viên
Đại Việt bị lùng bắt (đúng nghĩa), đó là vụ quen được gọi là Vụ Ba Lòng.” Vụ này xảy ra như sau:


Khi về chấp chánh, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trao toàn quyền quản trị các tỉnh: Quảng Trị cho đảng
Đại Việt của lãnh tụ Hà Thúc Ký. Quảng Nam cho Quốc Dân Đảng (Đại Việt?), Quảng Ngãi cho Quốc Dân Đảng (QDĐ). Tất cả các viên chức từ Tinh Trưởng, chỉ huy lực lượng võ trang (cảnh vệ), công an cảnh sát, ty, sở…đều do người của các đảng này đề cử.

http://www.vantholacviet.org/FilesUpload/Image/VanBinh/Ha%20Thuc%20Ky%201.jpg

Hà Thúc Ký


Tại tỉnh Quảng Trị, vị lãnh tụ thứ hai sau ông Hà Thúc Ký là ông Trần Điền làm Tỉnh Trưởng, ông Lý (thiếu tá cảnh vệ) chỉ huy lực lượng cảnh vệ, ông Hiền giữ chức tham mưu Trưởng.

Toàn thể lực lượng cảnh vệ tỉnh Quảng Trị và ba đại đội Hương vệ từ bờ phía Bắc sông Bến Hải di cư vào, được lệnh tập trung làm lễ chào cờ đầu năm tết Ất Mùi tại trại đinh cư An Đôn nẳm trên bờ Bắc sông Quảng trị, gần đầu cầu. Tại đây, ông Lý đã tuyên bố ly khai, ép toàn bộ lực lượng này lên đóng tại Ba Lòng, một mật khu cũ của VC. Ông Bôn (Thiếu tá Cảnh vệ), chỉ huy lực lượng cảnh vệ tỉnh Thừa Thiên, đảng viên đảng ĐV Bỏ tỉnh đoàn đi theo lực lượng ly khai này. Lúc đó đơn vị của tôi đang đồn trú tại Hải Lăng, cách thị xã Quảng trị 10 cây số về phía Nam. Sau khi dự lễ chào cờ đầu năm, tôi và anh bạn Nguyễn Hoành Bảo (đã mất năm 1964) chuẩn bị về Huế thăm vợ con thì nghe tin lực lượng cảnh vệ Quảng Trị ly khai. Chúng tôi bảo nhau ra coi tình hình tại chỗ xem sao. Tại thị xã, doanh trại Bộ chỉ huy Tỉnh đoàn trống trơn. Dân chúng xôn xao nhốn nháo vì chuyện xẩy ra quá quan trọng và quá bất ngờ. Về Huế, tôi ghé vào chào ông Ngô Đình Cẩn, ông bảo tôi: Tôi nhờ chú sáng mai ra gấp, đến gặp Trần Điền nói với anh ta: “Tôi với anh ta xưa nay anh em có chi giấu nhau mô. Có chuyện chi không bằng lòng răng không nói ra mà phải mần như ri? Chính phủ không cách chi chấp nhận tình trạng ni được. Anh ta đừng dại bỏ đi, cứ ở yên đó. Tôi sẽ không quên công lao đã hợp tác trước chừ mô.” Sáng hôm sau anh Bảo và tôi đến gặp ông Trần Điền, sau khi nghe tôi chuyển lời ông Ngô Đình Cẩn, ông Điển đổi sắc mặt, vò đầu nói với chúng tôi: “Cực quá! Anh em họ làm, giấu tôi hoàn toàn. Tôi không hay biết một chút nào. Bây giờ tôi cũng không biết phải nói làm sao?”


Trong khi vụ Đại Việt tại QuảngTrị chưa giải quyết xong thì trong Quảng
Nam, Quốc Dân Đảng cũng ly khai. Nhưng may mắn chính phủ và thành phần QDĐ/QN sau nhiều lần dàn xếp đã giải quyết được vấn đề cách êm thấm, không xảy ra chuyện gì đáng tiếc. Riêng ĐV/QT cuộc dàn xếp kéo dài không đạt kết quả, chính phủ phải đưa quân đội đến dẹp.


Những người cầm đầu bị bắt hết, bị đưa ra tòa án quân sự. Ông Trần Điền bị kết án 7 năm tù ở. Ông Cẩn đã giữ đúng lời hứa, xin TT Diệm ân xá cho ông Điền. Ông Điền không những không phải ngồi tù mà ông Cẩn còn cho làm giám học trường Trung học tư thục Bình Minh để có phương tiện nuôi gia đình (2a).


Những người bị ở tù được tổ chức thành một tổ do ông Nguyễn Văn Mân làm tổ trưởng, đi rừng chặt cây về đóng đồ mộc và làm củi bán, số tiền thu được từ các sản phẩm này họ được hưởng hoàn toàn để giúp đỡ gia đình. Cụ Nguyễn Văn Mân hiên định cư tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Riêng ông Hà Thúc Ký tôi không rõ ông bị kết án bao nhiêu năm, nhưng sau khi ông Diệm bị đảo chánh, ông Ký đã làm Tổng Trường Bộ Nội Vụ và đã trả tự do cho các cán bộ điệp báo và quân báo VC bị Đoàn Công tác Đặc biệt của ông Cẩn bắt giữ. Hậu quả của vụ này tôi không muốn nhắc lại vì muốn cho cụ Hà Thúc Ký được yên tĩnh trong tuổi già. Cụ Ký, theo tôi được biết hiện định cư tại Maryland, Hoa Kỳ. Còn chuyện các sinh viên thanh niên bị bắt cho đi tàu bay, tàu thủy để khai những đảng viên khác, nhiều người hiện đang sống tại California. Không biết ông Song có biết nhiều sinh viên học sinh thời ông Diệm là đảng viên ĐV vẫn yên ổn học hành thành tài, bây giờ họ là những kỹ sư, bác sĩ, giáo sư…cũng đang sống tại California đấy! Ông Nguyễn Văn Tánh, anh ruột bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, không những vẫn yên ổn giữ chức giám đốc Air Việt Nam tại Đà nẵng mà còn trúng cứ vào Quốc Hội thời ông Diệm tới hai khóa.

3. Ông Song nói:

“Tôi ở Pháp sống và học tập với các đồng chí đàn bác, đàn chú như bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, anh Tư, như tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, anh Ba, hằng tuần nghiên cứu đấu tranh cùng các sinh viên chống độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm.”


Đến đây thì tôi chắc ông Song thuộc hệ phái Tân ĐV (3), là đệ tử của bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn. Không biết ông Song có biết lý lịch của bác sĩ Hoàn không?


Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn (chưa trình luận án) người làng Tha La, tỉnh Tây Ninh. Thân phụ ông là một vị cai tổng (người Bắc gọi là chánh tổng). Ông Hoàn sau khi học hết chương trình trung học, ra Hà Nội theo học chương trình tự học (gọi là auto d’éducation) thi lấy bằng tú tài để thi vào đại học, vì thời ấy cả Đông Dương chỉ có một trường đại học ỡ Hà Nội. Ông Hoàn ở nhà số 32 Hàng Điếu cùng với các ông Phạm Thái, Phùng Thời v.v...


Tại Hà Nội, các ông gặp ông Trương Tử Anh, nhà tư tưởng, lý thuyết gia sáng lập đảng ĐV, các ông đã trở thành đảng viên đảng ĐV. Đặc biệt ông Phạm Thái, có bà chị lấy chồng Pháp, tên là Bernard, Giám đốc Nha Học chánh Đông Dương. Vì thế, các học sinh đến học chương trình tự học hầu hết đã đến nhờ bà giúp đỡ, qua ông Phạm Thái. Từ đó họ đã gia nhập đảng ĐV. Thời ông Diệm, Đảng Tân ĐV, hay còn gọi là ĐV miền
Nam không có hoạt động gì chống đối ông Diệm một cách đáng kể, nên chẳng có việc gì xảy ra với họ. Việc bác sĩ Hoàn qua Pháp sống lưu vong, theo tôi biết, cũng như một số các nhân sĩ trí thức khác, nhất là tại miền Nam, sau này bất đồng chính kiến với ông Diệm, họ đã chọn con đường hoặc sống lưu vong như bác sĩ Hoàn, Tiến sĩ Huy v.v... hoặc tiếp tục sống ở trong nước như các cụ Trần Văn Lý, các bác sĩ Trần Văn Đỗ, Nguyễn Tăng Nguyên v.v..nhưng không hợp tác với ông Diệm nữa.Tôi nghĩ đó là thái độ của những nhà trí thức, chính trị gia trưởng thành. Vì trước kia họ đã từng hợp tác mật thiết với ông Diệm, triệt đê ủng hộ giải pháp thường đựoc gọi là giải pháp Ngô Đình Diệm, để giải quyết những tranh chấp về độc lập và chủ quyền của Việt Nam giữa Pháp và Việt Nam.


Ông Song nói hồi ở Pháp ông thường đến học tập với tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy. Sau khi ông Diệm bị lật đổ, tiến sĩ Huy và bác sĩ Hoàn đều đã về lại Sài gòn, không biết ông Song có về không và có được nghe giáo sư Huy cho biết nhận xét của ông về ông Diệm ông Nhu không? Chắc là không, nên ông mới lớn giọng tố cáo chế độ ông Diệm truy diệt đảng Viên ĐV và các đảng phái quốc gia đối lập khủng khiếp như thế! Vậy thì tôi xin được trích lời tiến sĩ Huy trả lời giáo sư tiến sĩ sử học Phạm Văn Lưu, Trường Đại Học Monash, Úc Đại Lợi, trong cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Boston, Massachusett, Hoa Kỳ, tháng 9/1986 như sau:


“Tôi không đồng ý cách hành động của Ông Nhu. Nhưng tôi công nhận Ông Nhu là người khá, ông không bao giờ hại những người có lập trường chống công có tư cách… dù họ đã âm mưu dung võ lực để lật đổ chính quyền Diệm. Khi ở Pháp trở về vào năm 1963, tôi đã gặp được đầy đủ các đồng chí của đảng Đại Việt như anh Hà Thúc Ký, anh Đoàn Thái… dù họ đã bị Nhu giam giữ lâu năm.”



Luôn tiện tôi xin cống hiến quý độc giả Đàn Chim Việt câu chuyện về việc truy diệt đảng phái đối lập của chính quyền TT Diệm sau đây.


Năm 1998, tại
California, tình cờ tôi được gặp bác N.D. là một vị lãnh đạo lão thành của Việt Nam Quốc Dân Đảng/Quảng Nam) VNQDĐ/QN, ngưởi đã đưa QDĐ/QN vào rừng ly khai chống chính phủ Ngô Đình Diệm. Thành tích diệt công sản của QDĐ nổi tiếng về vụ họ tận diệt các ổ cán bộ được cộng sản gài lại trước khi rút về Bắc. Đến nỗi chính quyền Hà Nội phải kêu cứu với Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến nhờ can thiệp.

Bác D. người dong dỏng cao, tóc bạc phơ, da mặt hồng hào, cặp mắt sáng. Một hôm tôi và anh bạn Phạm Văn Vệ đến thăm bác tại một căn chung cư trên đường Garde Grove. Đồng cảnh cựu tù cộng sản, câu chuyện giữa ba chúng tôi thật rôm rả. Bác kể:


“Hồi còn trẻ hăng say hết chống Tây đến chống Vẹm, không biết mệt, biết sống, biết chết là gì. Khi chống ông Diệm, vô rừng đười ươi khỉ đột là bạn, rắn rết là thực phẩm vừa ngon vừa bổ, nhưng khi về hợp tác xây dựng thấy thật là vui. Khi ông Diêm bị lật rồi bị giết, Phật giáo tranh đấu đòi ly khai Sài Gòn, đòi đuổi Mỹ, đòi Trung lập, chúng tôi thấy dân mình bị đưa đến cửa tử rồi, toàn thể Đảng bộ họp quyết định chống tới cùng. Tôi bị Tỉnh Hội PG Quảng Tín tuyên án tử hình. Mình có đồng chí đông sợ gì, nhưng cuộc sống không còn gì vui nữa. Khi cộng sản tràn vào, anh em chúng tôi thề quyết tử. Nhưng mười đánh một chẳng chột cũng què, tôi bị chúng giộng cho 13 cuốn lịch (13 năm tù). Bây giờ qua đây, cuộc đời đã về chiều, nghĩ lại nhiều cay đắng ít ngọt bùi, buồn thì còn đó mà vui chẳng thấy đâu! Tôi qua đây các đồng chí đến thăm khá đông, có đồng chí cựu Thượng Nghị sĩ đề nghị tôi đứng ra qui tụ anh em, vì từ thời ông Diệm bị truy diệt tan tác, cần tái sinh hoạt để lấy lại khí thế, tôi thoái thác vì cảm thấy mệt mỏi quá rồi, và tôi nói thẳng với mấy đồng chí này rằng, nói ông Diệm truy diệt mình là sai. Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng vì mình muốn diệt ông trước mà không diệt được, nên ông diệt lại mình là đúng thôi. Sao chỉ trách người mà không nghĩ lại mình?” (Ngườiviết nhấn mạnh)



Ra về tôi và anh Vệ thầm phục một lão tướng có lẽ học hành không bao nhiêu, bằng cấp khoa bảng chắc thua kém rất nhiều người, nhưng tinh thần chiến đấu vì dân vì nước, sự khí khái, lòng cương trực và nhất là tính lương thiện thì chắc chắn rất nhiều người thua kém xa ông.

4. Ông Song viết:

“Sau khi thanh toán các đảng phái Quốc gia, chế độ ra tay chiêu dụ các người cựu kháng chiến để tách họ ra khỏi hàng ngũ Cộng sản, phục hổi danh dự cho họ. Việc làm rất đẹp. Nhưng thực chất là chỉ nhằm làm cái cớ tập hợp họ lại để kiểm soát và sau đó áp dụng biện pháp mạnh đối với họ. Chính từ đây mới bắt đầu xô người kháng chiến về phía cộng sản, chấm dứt giai đoạn ổn định. Những năm đầu miền Nam có an ninh vì miền Bắc bị cảnh tang gia bối rối do hậu quả cuộc cải cách ruộng Đất long trời lở đất. Hà Nội không còn nội lực để nghĩ đến tấn công miền Nam.”



Đọc những hàng chữ trên đây tôi thực sự ngỡ ngàng! Ông Song nói ông đi du học ở Pháp từ năm 1961, đến nay đã gần nửa thế kỷ, chắc chắn ông phải là một nhà đại khoa bảng. Ông là một đảng viên đảng ĐV, là một chính khách, đương nhiên ông là một chính khách trí thức. Một chính khách trí thức phê bình hành động chính trị của một chính quyền mà không biết gì về chủ trương đường lối, chính sách của chính quyền ấy, cứ cao giọng khẳng định theo cảm tình yêu, ghét, thì thật là hết ý (xin lỗi quý độc giả tôi phải xài danh từ của VC!)


Ông Ngô Đình Diệm sau khi dứt khoát không chấp nhận sự thỏa hiệp với người Pháp để đổi lấy một nền độc lập hữu danh vô thực, đã ra một thông cáo báo chí ngày 16 tháng 6 năm 1949, trong đó có đoạn như sau:

“Sau hết, tôi thiết tưởng rằng: đúng với lẽ công bình, thì trong nước Việt Nam mới, những địa vị quan trọng phải dành cho những người rất có công với Tổ quốc: tôi muốn nói đến các CHIẾN SĨ KHÁNG CHIẾN”.



Bây giờ chắc quý độc giả đã thấy rõ rằng ông Song khẳng định sai. Việc chiêu dụ những người kháng chiến rời bỏ hàng ngũ cộng sản là một chính sách chính trị ông Diệm đã lựa chọn và công khai công bố như vừa nói ở trên, chứ không phải sau khi đã thanh toán các đảng phái quốc gia như ông Song khẳng định.


Phần cuối của đoạn trích dẫn trên càng cho thấy ông Song:
a. Chẳng biết một chút gì về hiệu quả của Chính sách tách những người kháng chiến không cộng sản ra khỏi hàng ngũ cộng sản.
b. Cố tình đổi trắng thành đen.


Chính sách này TT Diệm trao cho ông Ngô Đình Cẩn đảm trách (2b). Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch để thực hiện chính sách của Tổng Thống, ông đặt tên cho kế hoạch này là “Chính Sách Chiêu Mời và Xử Dụng những Người Kháng Chiến Cũ.” Chính sách này sau được chính những người kháng chiến trở về đề nghị đổi là “Cải Tạo Và Xử Dụng Những người Kháng Chiến Cũ (CTVXDNNKHC)”. Hạ bán niên năm 1957, ông Cẩn đã chọn một viên chức thuộc Nha Công An Cảnh Sát (CACS) Trung Nguyên Trung Phần, ông Dưong Văn Hiếu, để ủy thác việc thực hiện chính sách, trong chức vụ Tưởng Ty CACS tỉnh Thừa Thiên. Với tin tức tài liệu có sẵn, ông Hiếu tổ chức cuộc hành quân tại vùng rừng núi quận Phú Lộc, và bắt được một số Ủy viên Tỉnh Ủy Thừa Thiên và Thành Ủy Huế. Áp dụng kế hoạch khai thác đặc biệt do ông Cẩn chỉ đạo (không giam không còng v.v…), số ủy viên này đã giúp Ty CACS Thừa Thiên bắt thêm được một số cán bộ cao cấp CS nữa. Tết năm 1958, nghĩa là khoảng 8 tháng sau, ông Ngô Đình Cẩn đích thân đến gặp và nói chuyện tâm tình với số cán bộ CS bi bắt đang giam giữ tại lao xá tỉnh Thừa Thiên. Sau đó, ông chính thức thành lập một đoàn công tác đặc biệt, thường được gọi là Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung (ĐCTĐBMT), với mục đích thực hiện qui mô kế hoạch mới được chứng nghiệm. Mức độ hiệu nghiêm của sách lược Chiêu Mời và Xử Dụng những Người Kháng Chiến Cũ (CMVXDNNKCC) được người CS ghi nhận trong tài liệuPhản Bội Hay Chân Chính do một cán bộ cộng sản tên Lê Văn Chấp soạn thảo có đoạn viết như sau:

“Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn/Dương Văn Hiếu (Đoàn công tác đặc biệt) thật kỳ diệu. Chúng đánh thẳng vào sơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Ủy 5, Tỉnh ủy Thừa Thiên, Thành ủy Huế, rồi Đà nẵng. Tiến xuống miền Nam, chúng tấn công Đặc Khu ủy Sài gòn Chợ lớn, Thủ biên, Cần thơ. Nổi bật nhất là Mật vụ miền Trung đánh bắt gọn các lưới Tình Báo Chiến Lược (TBCL) của ta trải suốt từ Bế Hải đến Sài gòn chỉ có một năm.” (Phản Bội Hay Chân Chính, trang.2)



Một tài liệu khác của CS ghi trong cuốn sách Đoàn Mật Vụ Ngô Đình Cẩn của tác giả Văn Phan do nhà xuất bản Công An Nhân Dân ở Hà Nội phát hành cũng có viết:

“Sau Diệm, chế độ Ngụy phơi trần bộ mặt tay sai Mỹ không thể ngụy trang nổi. Trong các cơ quan an ninh, cảnh sát, người Mỹ thọc tay xuống đến Quận, Huyện cùng tham gia từng vụ việc.” (ĐMVNĐC)



Ông Hà Thượng Nhân khẳng định: “Muốn nói gì thì nói, miền Nam từ 1948 đến 1975, chỉ duy nhất có chế độ Ngô Đình Diệm là xứng đáng. Chỉ dưới chế độ ông, quốc gia mói có kỷ cương, có thể thống.”


Tôi thường nghe một người bạn, cựu Thượng Nghị sĩ Lê Châu Lộc phát biểu trong các buổi hội họp của một số Hội, Đoàn tại Nam California, khi ông được mời tham dự, rằng:

“Vì muốn cố gắng chứng minh họ là lực lượng độc nhất chiến đấu chống thực dân, chống đế quốc, cho nên Cộng sản Việt Nam từ trước cho tới nay, và cho đến bao lâu họ còn tồn tại, luôn tìm mọi cách, bằng mọi phương pháp, xử dụng mọi phương tiện, bôi đen hình ảnh TT Ngô Đình Diệm, một lãnh tụ chống Cộng duy nhất họ nể sợ, xóa sạch mọi công lao, chiến tích, của các chiến sĩ, của các đảng phái, của các người quốc gia trong công cuộc chiến đấu chống Thực dân, chống Đế quốc, dành độc lập, chủ quyền, cho dân tộc.”



Ông Phan Văn Song, một chính trị gia trí thức, một đảng viên đảng ĐV “Một đàng phái Quốc gia có thành tích chống Cộng sản, chống thực dân như vậy,” (lời ông Song) không biết ông có đống ý với lời phát biểu của hai vị trên đây không?



5. Ông Song chỉ trích việc TT Diệm để cho dân chúng suy tôn mình. Tôi không rõ thực sự TT Diệm có muốn cho ngừoi ta suy tôn mình như vậy không. Nhưng lời chỉ trích ấy, nhất là vào thời điểm bây giờ, tại Mỹ hay Pháp, có thể đúng. Tuy nhiên, mới đây, ngày 02/11/2007, các bạn trẻ ở thành phố Boston đã tổ chức lể tưởng niệm cố TT Diệm cùng với các chiến sĩ Dân, Quân, Cán, Chính VNCH và họ đã đồng ca bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống một cách rất hăng hái. Họ là những người trẻ, có cái nhìn thức thời và chắc là sáng hơn lớp người đã già nua như ông và tôi, thưa ông Song.


Về giai thoại một vị Bộ Trưởng đi thụt lùi làm bể chậu kiểng quý. Giai thoại này chắc chắn ông Song chỉ nghe kể lại. Ở đây tôi xin cống hiến độc giả DCVOnline và ông Song câu chuyện do chính một đồng chí của ông Song, cựu Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, thuật lại trên một nhật báo ở Nam California cách nay 6, 7 năm.


Ông Nghĩa bị dư luận kết án là đã cầm khẩu súng Thompson bắn Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu vào buổi sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963. Tôi còn nhớ ý chính câu chuyện như sau:

“Nhận lệnh Nha An ninh Quân đội (ANQĐ) gọi về trình diện Tổng Thống (ông Nghĩa khi ấy là một sĩ quan cấp Đại úy). Công điện nói rõ: đến trình diện Giám đốc Nha để được hướng dẫn cách thức trình diện. Về Sài gòn tôi đến gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha ANQĐ, được ông dặn dò: Anh nhớ khi vô trình diện, suốt buổi hầu chuyện Tổng Thống phải ĐỨNG, không được NGỒI, dù Tổng Thống có cho phép ngồi. Phải xưng CON, không đựoc xưng TÔI. Khi đi ra phải đi THỤT LÙI không được đi QUAY LƯNG LẠI phía Tổng Thống.”



Ông Nghĩa kể tiếp:

“Khi được sĩ quan tùy viên của Tổng Thống hướng dẫn vô trình diện, Tổng Thống ngồi trước bàn làm việc, tôi tiến tới gần, đánh gót giày “cốp” giơ tay chào, xưng tên theo kiểu nhà binh. Tổng Thống gật đầu chỉ chiếc ghế bên cạnh bàn, ông bảo: anh ngồi đó đi. Tôi thản nhiên ngồi xuống. Ông bắt đầu hỏi qua lỳ lịch của tôi, công việc ở đơn vị bây giờ ra sao? Ông hỏi nhiều về tình hình dân chúng địa phương, ông có vẻ thích thú khi nghe nhửng chuyện về dân chúng. Cuối cùng Tồng Thống nói: Tôi sẽ cho anh đi làm Quận Trưởng quận Bình Minh. Nhớ lo cho dân chúng tử tế nghe! Khi ra về tôi đứng lên chào Tổng Thống, đằng sau quay theo kiểu nhà binh, và đi ra thoải mái. Suốt buổi nói chuyện tôi hoàn toàn xưng tôi không hề xừng con.”



Ông Song muốn kiểm chứng câu chuyện này, xin liên lạc cựu DT Dưong Hiếu Nghĩa, định cư tại
Seattle, Tiểu Bang Washington. Tiếc là tôi không biết địa chỉ ông Nghĩa.


Qua giai thoại được ông Song kể lại và câu chuyện của cựu ĐT DHNghĩa trên đây, hẳn quý vị độc giả đã rút ra được một kết luận: Khoa bảng, bằng cấp, địa vị không phải là thước đo tư cách của một con người.


6. Ông Song viết: “Nhưng tại sao bắt tất cả quần thần đến hầu hạ bà mẹ mình hàng tháng và đống thời họp Hội đồng Chính phủ luôn?”
Đọc mấy giòng chữ trên đây, chắc không ai không khỏi kêu: Trời! Ông Diệm có mất trí không mà lại làm một việc kỳ quái như vậy? Nhưng chắc chắn không những mọi người VN, mà cả thế giới đều biết TT Ngô Đình Diệm không phải là người mất trí. Vậy thì ai là người mất trí trong câu chuyện này? Chắc chí có ông Song có thể trả lời được câu hỏi này.


7. Ông Song trích dẫn câu nói ông cho là “để đời” của cụ Trần Văn Hưong: “Đi chợ không kiếm được tôm cá tươi, đành mua cá ươn. Hơn là không có bữa ăn.”Để cho ông bằng, tôi cũng xin được trích dẫn một câu nói cũng của cụ Tổng Thống Trần Văn Hương. Khi còn là Thủ Tướng, được một nhà ngoại giao Anh hỏi lý do anh em TT Diệm bị giết, Thủ Tướng Trần Văn Hương trả lời:

“Các Tướng lãnh hàng đầu vì sợ chết, họ đã quyết định ám sát Tổng Thống Diệm và em ông. Các Tướng lãnh biết quá rõ rằng họ bất tài, không có đạo đức, và kể cả không được dân chúng hậu thuẫn, họ không thể ngăn cản một cuộc trở về ngoạn mục (người viết nhấn mạnh) của Tổng Thống và ông Nhu, nếu hai ông còn sống.”

(Our Vietnam Nightmare, Marguerite Higgins, Trang. 215)


Nếu TT Diệm “tệ” như ông Phan Văn Song phê phán, thì chắc chắn không thể trở về một cách ngoạn mục được. Chắc quý độc giả cũng đồng ý như thế?


Kết thúc bài viết, Ông Phan Văn Song chưng dẫn câu thánh kinh: “Hãy trả cho Cesar những gì thuộc về Cesar và Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”. Câu nói này của Chúa Giêsu, dù một người không theo đạo Thiên Chúa cũng thuộc nằm lòng và không thể bình phẩm. Nhưng tôi chỉ xin lưu ý ông Song một điều: Không nên lấy của Thiên Chúa mà trả cho Cesar. Hay là: Không được lấy đi những gì là của Thiên Chúa rồi đem thay vào bằng những gì là của Cesar.


Cuối cùng, tôi đóng góp bài này cũng là thể theo lời yêu cầu của ông Phan Văn Song: Trả sự thật cho sự thật.


California 10/12/2007


© DCVOnline


Chú thích của DCVOnline:

(*) Tác giả Nguyễn Văn Minh cũng là tác giả cuốn “Dòng Họ NGÔ ĐÌNH, Ước Mơ Chưa Đạt”, Nhà Xuất Bản Hoang Nguyen.

(1) Thử có cái nhìn lương thiện về VNCH, Phan Văn Song, DCVOnline, 28/11/2007.
(2a & 2b) Ông Ngô Đình Cẩn không giữ bất kỳ một trách nhiệm nào trong cả 3 ngành tư pháp, hành pháp hay lập pháp thời Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam.

(3) Ông Phan Văn Song hiện là Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng

"

Trần Điền (nghị sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Trần Điền (1911 - 1968) là một thượng nghị sĩ trong Quốc hội Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là một trong các trưởng thế hệ sáng lập Hướng đạo Việt Nam. Ông bị phía Cộng sản sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế tháng 2 năm 1968, lúc đó ông vào khoảng 57 tuổi[1]."

No comments:

Post a Comment