Pages/ Tác giả

Thursday, June 24, 2010

Viet thuong - Vấn đề tù binh Mỹ-Tháng 4-1993

Vấn đề tù binh Mỹ


Những ngày gần đây, báo chí trên thế giới quan tâm đến vụ một tài liệu mật, về số liệu tù binh Mỹ ở Việt Nam vào thời điểm 1972, đã được khui ra từ Cục lưu trữ của Trung ương Đảng cộng sản Liên-xô. Tài liệu này là bản báo cáo của bộ Tổng tham mưu quân đội cộng sản Hà-nội do tướng Trần Văn Quang, tổng tham mưu phó ký. Theo tài liệu này thì vào năm 1972 số tù binh Mỹ còn bị giam giữ tại nhà tù cộng sản Việt Nam là 1.205 người. Trong lúc đó, cộng sản Hà-nội lại khai với nhà cầm quyền Mỹ là chỉ giam giữ có 368 người. Số liệu của hai bản khai báo đó sai lệch nhau 837 người !

hình việt gian Võ Nguyên Giáp và thượng tướng việt gian Trần Văn Quang, nguyên cục trưởng
Cục Tác chiến chiến dịch ĐBP, ở hầm chỉ huy của tướng De Castries

Nhiệt độ quan hệ Mỹ - Việt có thể thay đổi do sự kiện này. Chẳng thế, báo chí của Mỹ, của nhiều nước và ngay cả cộng sản Việt Nam cũng ồn ào lên tiếng về tính xác thực của tài liệu nói trên.

Phiá cộng sản Việt Nam ngoan cố vu cáo đây là một tài liệu giả mạo với dẫn chứng rất yếu ớt rằng tướng Trần Văn Quang vào thời điểm năm 1972 không giữ chức tổng tham mưu phó quân cộng sản Hà-nội. Nhưng, họ lại lòi đuôi trong một bài báo đăng trên tờ Nhân Dân ngày 21-11-1992 rằng tướng Trần Văn Quang đã giữ chức tổng tham mưu phó quân cộng sản Hà-nội từ 1959 !

Trong số ý kiến đăng trên báo nước ngoài, sự phân tích của một người Úc ở Trung tâm nghiên cứu các vấn đề của quốc tế ở đại học Harvard (Mỹ) có vẻ rất tỷ mỷ, nhưng tiếc rằng điều tỷ mỷ đó chỉ chứng tỏ ông ta chẳng hiểu gì về thế giới cộng sản nói chung, nhất là về cộng sản Việt Nam.

Về vấn đề nhân sự trong bộ tổng tham mưu của cộng sản Hà-nội cũng chưa được phản ảnh chính xác trong một số tài liệu của một số cơ quan có thẩm quyền của Mỹ.

Câu hỏi đặt ra lúc này là :

1) Tài liệu về số lượng tù binh Mỹ ở Việt Nam năm 1972, lấy từ cục lưu trữ Trung ương Đảng cộng sản Liên-xô có phải là một tài liệu chân thực không ?

2) Năm 1972, tướng Trần Văn Quang có giữ chức phó tổng tham mưu quân đội cộng sản Hà-nội không ?

Trần Văn Quang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Trần Văn Quang (1917-) là một Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng giữ các chức Cục trưởng Cục tác chiến, phó tổng tham mưu trưởng, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Ông giữ chức chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam từ 1992 đến 2002.

[sửa] Tiểu sử

Ông còn có tên gọi là Trần Thúc Kính, sinh 1917, quê tại xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chiu nhiều ảnh hưởng của anh trai là nhà hoạt động cách mạng Trần Văn Cung (1906-1977), bí thư đầu tiên của chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (Nhà 5D Hàm Long).

Ông tham gia cách mạng từ 1935, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1936. Từ 1938 đến 1939, ông là Thành ủy viên Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1939, bị thực dân Pháp bắt giam. Tháng 10 năm 1940, ông vượt ngục về hoạt động ở Nghệ An. Tháng 4 năm 1941, ông bị bắt lần thứ hai và bị kết án tù chung thân.

Tháng 6 năm 1945, ông ra tù, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Nghệ An. Năm 1946, ông được phân công giữ chức Chính ủy Bộ Chỉ huy tiếp phòng quân (chỉ huy trưởng là Thiếu tướng Lê Thiết Hùng). Tháng 11 năm 1946, ông là Chính ủy Khu IV (Tư lệnh cũng là Thiếu tướng Lê Thiết Hùng).


Từ năm 1948 đến 1949, ông giữ chức Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy Phân khu Bình - Trị - Thiên. Tháng 5 năm 1950, Đại đoàn 304 được thành lập, ông được chỉ định giữ chức Chính ủy Đại đoàn.[1] Năm 1951, ông được điều giữ chức Cục trưởng Cục Địch vận.

Năm 1953, ông được cử giữ chức Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, đặc biệt chuyên trách chiến dịch Điện Biên Phủ.

Năm 1958, ông giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm Cục trưởng Cục Tác chiến[2], hàm Thiếu tướng. Năm 1961, ông được điều vào Nam, giữ chức Ủy viên Trung ương Cục miền Nam. Năm 1965, tư lệnh Quân khu IV; trong những năm 1966 - 1973, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Bình - Trị - Thiên.

Năm 1974, ông được thăng quân hàm Trung tướng và được điều động trở lại chức Phó Tổng tham mưu trưởng. Từ năm 1978 đến 1981, ông là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam ở Lào.

Năm 1981, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, và được thăng Thượng tướng năm 1984.

Từ năm 1992 đến 2002, ông là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam.

Ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1960 - 1976). Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Sao Vàng[3] và nhiều huân chương quân sự khác

3) Liệu còn tù bình Mỹ ở Việt Nam không ? Số phận của họ ra sao ?

T H Á I T H Ú SERBAKOV

Năm 1960, tướng tình báo Nga-xô là Serbakov được cử sang Hà-nội làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Viên Thái Thú này đã ở Hà-nội từ đó cho đến 1977. Trong 18 năm làm Thái Thú ở Bắc Việt Nam, Serbakov đã được giới phóng viên nước ngoài đến Hà-nội gọi là Sa-hoàng đỏ. Bởi vì, Serbakov vừa hống hách, vừa thực sự là kẻ có quyền hành ở Việt Nam. Bất kể việc lớn, việc nhỏ, đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam đều bẩm báo. Nhà riêng của Phạm Văn Đồng, ở đường Khúc Hạo (Hà-nội) liền tường với phủ toàn quyền do Serbakov ngự tọa. Và, người thường xuyên ra vào tư thất của Serbakov là Phạm Văn Đồng, khi đó là nhân vật thứ ba trong bộ chính trị cộng đảng, kiêm thủ tướng chính phủ; và người nữa là Nguyễn Văn Kỉnh, ủy viên trung ương cộng đảng, phó ban đối ngoại trung ương phụ trách thường trực, kiêm chủ tịch hội hữu nghị Việt-Xô; đã từng là đại sứ tại Nga-xô sau Nguyễn Lương Bằng (phó chủ tịch nước)

Vơí số lượng người Nga nằm trong mọi cơ quan Nhà Nước cộng sản Việt Nam - nhất là trong quân đội và ngành địa chất -; với các cán bộ cả chủ chốt lẫn trung gian của cộng sản Việt Nam được ăn học, đào tạo tại Nga; với các chi hội Việt-Xô ở khắp các cơ quan, trường học, nhà máy, nông trường, công trường trên cả miền Bắc Việt Nam v.v... nên viên tướng tình báo Thái Thú Serbakov không những nhận được các báo cáo từ phiá đảng và chính quyền cộng sản Hà-nội, mà còn có điều kiện kiểm chứng tính xác thực của các báo cáo đó,và, đôi khi còn có khả năng cung cấp thêm tài liệu cho cộng sản Hà-nội. Thí dụ : ở ủy ban khoa học và kỹ thuật thì từ phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiệu, cho đến các giáo sư tiến sỹ nổi tiếng như Nguyễn Đình Tứ (nay là bí thư trung ương đảng), Vũ Đình Cự, Phan Đình Diệu, Nguyễn Văn Đạo v.v... đều từ Nga trở về. Con trai Trường Chinh là Đặng Xuân Kỳ (ủy viên trung ương đảng); con trai Lê Duẩn là Tường Vân - nhà bình luận thời sự của nhật báo Sài-gòn Giải Phóng; con gái Võ Nguyên Giáp là tiến sỹ vật lý nguyên tử Võ Hồng Anh; cho đến con gái Tố Hữu làm ở viện khoa học công an v.v... đều từ Nga mà ra. Thậm chí các thư ký riêng của những ũy viên bộ chính trị cộng đảng cũng học ở Nga về như Việt Phưong (thư ký của Phạm Văn Đồng); Vũ Định (thư ký của Lê Thanh Nghị) v.v... Các việc lớn như vụ máy bay điện tử gây nhiễu radar RBU của Mỹ rơi ở bờ biển xã Trung đồng, huyện Tiền Hải (Thái Bình) hay máy bay F.111 rơi ở Lương Sơn (Hòa Bình) thì chính là nhân viên trong sứ quán Nga ở Hà-nội, dưới quyền tùy viên quân sự, là những người có mặt đầu tiên ở chỗ máy bay rơi; lính cộng sản Việt Nam chỉ có nhiệm vụ canh gác cho đến khi nhân viên Nga chuyển hết xác những máy bay đó về Nga. Những sỹ quan cộng sản Hà-nội làm nhiệm vụ hỏi cung tù binh Mỹ cũng được đào tạo tại Nga - chính qui hoặc bổ túc. Chuyện nhỏ như khám phá ngôi mộ cổ của công chúa thời Lý - thế kỷ XI - ở; Thái Bình, cũng chuyên gia Nga có mặt ngay buổi đầu để tìm hiểu về nghệ thuật ướp xác của người Việt xa xưa. Trong quân đội thì hầu hết sỹ quan các binh chủng pháo binh, tên lửa, radar, không quân, thiết giáp, hóa học, hậu cần, y dược đều được đào tạo tại Nga, kể cả các viên tướng tư lệnh từ Văn Tiến Dũng đến Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Đôn, Trần Văn Quang, Lê Văn Tri, Giáp Văn Cương, Hoàng Minh Thảo, Đặng Vũ Hiệp v.v... Tất cả những người đó đều có "quan thầy", có cha nuôi, mẹ nuôi, anh chị em kết nghĩa là Nga. Đến mức nhiều khi tiếng nói của họ còn mạnh hơn đảng và chính quyền cộng sản Hà-nội. Thí dụ : một lá thư của tiến sỹ Phan Đình Diệu, hay thư của Nguyễn Thị Hằng (khi đó là ủy viên ban đối ngoại của quốc hội) có giá trị xin viện trợ về khoa học kỹ thuật hoặc vũ khí còn hiệu quả hơn ủy viên bộ chính trị kiêm phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đích thân bị gậy đi ăn xin.

Bởi vậy, ý kiến cho rằng số liệu 1.205 tù binh Mỹ ở thời điểm 1972 do tướng Trần Văn Quang báo cáo là sự "thổi phồng" nhằm khoe thành tích để xin viện trợ của Nga-xô được nhiều hơn là không có cơ sở. Bởi bản thân Hồ Chí Minh cho đến Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng việc gì cũng phải báo cáo, tham khảo ý kiến của thái thú Serbakov chưa nói đến việc đều đặn có các phái đoàn của Trung ương cộng đảng Nga-xô sang Việt Nam kiểm tra mọi mặt. Rồi, ngay Việt Phương, thư ký riêng ưu ái của Phạm Văn Đồng, cũng là Vụ trưởng Vụ tổng hợp Phủ thủ tướng, người có nhiệm vụ tổng hợp mọi báo cáo, tin tức trong và ngoài nước để báo cáo Phạm Văn Đồng và sau đó sang phủ chủ tịch báo cáo lại vơí Hồ Chí Minh để xin chỉ thị thêm cũng từng sang Nga-xô để nghiên cứu về kinh tế, là bạn thân của Serbakov và nhiều cán bộ cao cấp trong sứ quán Nga tại Hà-nội. Ngay cả tướng Trần Văn Quang, cũng đã từng sang Nga-xô học về tham mưu ở Học viện quân sự Fruntzé, có lẽ nào dám báo cáo "láo" vơí bộ chính trị cộng đảng Việt Nam và trung ương cộng đảng Nga-xô. Còn ý kiến cho rằng văn phong dùng trong báo cáo không có những từ ngữ mà tướng Trần Văn Quang hay dùng. Người có ý kiến đó, có vẻ tỷ mỷ trong nghiên cứu, nhưng tiếc là chưa có kiến thức tỷ mỷ về cộng sản Việt Nam. Cần phải hiểu rằng, ở cỡ tướng Tổng tham mưu phó như Trần Văn Quang, có cả hàng bầy thư ký riêng. Các báo cáo hoàn toàn do thư ký riêng soạn thảo, kể cả các bài nói lẫn bài báo, và tướng Trần Văn Quang hoặc đọc lại, hoặc nghe đọc lại và ký. Thậm chí có khi chỉ nhìn lướt qua rồi ký. Cho nên văn phong trong các báo cáo là tùy thuộc văn phong của từng thư ký riêng và tùy từng nơi nhận báo cáo. Làm sao có lối nói chung một ngôn từ ở trước hàng quân hoặc trên mặt báo cho quảng đại quần chúng với báo cáo gửi cấp "lãnh tụ" tối cao ! Thí dụ : ngay các bài nói của Phạm Văn Đồng - lãnh tụ của tướng Trần Văn Quang - về văn phong cũng khác nhau, tùy theo bài nói đó do các thư ký riêng là Việt Phương, hay Nguyễn Việt Dũng, hay Phan Mỹ chấp bút. Lại còn một sự nghiên cứu tỷ mỷ nữa (!) cho rằng ở Bắc Việt Nam khi ấy (1972) chỉ có mười nhà tù giam giữ các tù binh Mỹ với sức chứa 100 người mỗi nhà tù. Như vậy thì sẽ có dư một số tù binh, họ ở vào đâu ? Đúng là lối suy nghĩ của mấy vị nhà giàu, quen sống với cơ chế pháp trị, chẳng hiểu mô tê gì về cộng sản - nhất là cộng sản Việt Nam. Xin nhớ cho rằng nhà tù không phải là cái chén đựng nước có sức chứa cố định để đến nỗi khi đã đầy tràn thì thêm dù một giọt cũng trào ra ngoài. Nhà tù của cộng sản Việt Nam hoàn toàn không giống nhà tù ở các nước phương Tây có qui định chỗ ở của mỗi phòng vơí số lượng nhất định. Hãy phỏng vấn hàng triệu sỹ quan miền Nam cũ đã có nhiều năm ở nhà tù của cộng sản Việt Nam để biết rằng chế độ nhà tù Việt Nam cộng sản có thể nhốt 20 người trong một căn phòng vơí diện tích 10m2, hoặc 5 tù nhân nằm chung 2 chiếu cá nhân. Nên nhớ rằng, tài liệu chính thức của Sở quản lý nhà đất Hà-nội công bố diện tích nhà ở của cán bộ và dân Hà-nội là 4m2/đầu người. Nhưng thực tế là 2m2 rưỡi/đầu người. Thậm chí nhiều gia đình phải chịu cảnh 0m2 80/đầu người, ngay cả những nhà văn tên tuổi như Quang Dũng và Trần Lê Văn (dính líu vào phong trào Nhân-văn - Giai-phẩm). Cho nên việc một nhà tù có sức chứa 100 người vẫn có thể bị giam gấp rưỡi số qui định, hoặc tăng thêm vài nhà tù trong lãnh thổ mà cộng sản quản lý là điều dễ hiểu và chỉ nửa tiếng đồng hồ là có thể có một nhà tù mới. Thí dụ, người Sài-gòn đều biết sau tháng 4-1975, khách sạn Đại-lợi ở chợ Ông Tạ đường Thoại Ngọc Hầu bị biến thành nhà tù của ty an ninh nội chính (tức công an) quận Phú Nhuận !

NÓI LÁO LÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi nói láo liên tục. Lớn thì như cái bánh vẽ "Độc lập, tự do, hạnh phúc" cho nhân dân Việt Nam, riêng tư thì như tự mình lấy bút danh khác viết sách "tự ca ngợi", dối trá cả ngày sinh tháng đẻ cho đến chuyện gia đình vợ con. Cho nên người Hà-nội trước năm 1975, đã quá quen thuộc một vài bài thơ truyền miệng về bản chất của Hồ Chí Minh. Đó là :

"Họ Hồ ra đứng ngắm trăng
Thấy chú Cuội nằm dưới gốc cây đa
Họ Hồ mới gọi Cuội ta
Rủ thi nói láo xem là ai hơn
Nghe Hồ miệng nói ngọt trơn
Cuội vội quỳ xuống xin tôn làm THẦY."

hoặc một bài khác :

"Họ Hồ có cái mặt mo

Bắc-kinh xin đổi ba bò, chín trâu

Hồ rằng Hồ chẳng lấy trâu

Nga-xô xin đổi một xâu cá mè

Hồ rằng Hồ chẳng lấy mè

Bắc-kinh xin đổi một bè gỗ lim

Hồ rằng Hồ chẳng lấy lim

Nga-sô xin đổi đôi chim đồi mồi

Hồ rằng Hồ chẳng lấy mồi

Bắc-kinh xin đổi máu tươi : Hồ cười

Nga-xô thêm "tý" thịt người Việt Nam

Mặt mo, Hồ đúng Việt gian !!!"

Bởi thế cho nên quá trình tiếm quyền của cộng đảng Việt Nam cũng như đệ tử của Hồ Chí Minh, mà các chóp bu hiện nay là Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, cũng vẫn sử dụng cẩm nang về võ nói láo của Hồ Chí Minh trong suy nghĩ và hành động.

Trong vụ tài liệu về tù binh Mỹ ở thời điểm 1972 có chữ ký của tướng Trần Văn Quang, tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội, cũng vậy. Một mặt báo chí cộng sản Hà-nội thanh minh rằng tướng Trần Văn Quang vào năm 1972 không giữ chức phó tổng tham mưu trưởng quân cộng sản Hà-nội. Giai đoạn 1965-1974 tướng Trân Văn Quang là tư lệnh cộng quân quân khu 4, tiếp đó là tư lệnh quân khu Trị-Thiên-Huế, để rồi đến 1974-1978 mới trở lại cái ghế tổng tham mưu phó "rồi tư lệnh bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào".

Cần lưu ý rằng xã hội cộng sản Việt Nam hoàn toàn khác với xã hội phương Tây ở chỗ đảng cầm quyền và chính quyền của nó coi việc thay đổi lý lịch, tiểu sử bản thân của các viên chức có quyền là nhằm "bảo vệ cán bộ" và đó là công tác của ban tổ chức trung ương đảng. Sự nói láo đó quá phổ biến đến mức người ta chẳng ngạc nhiên về những chuyện như Lê Đức Thọ, Đinh Đức Thiện và Mai Chí Thọ là ba anh em ruột cùng cha cùng mẹ mà đổi ba họ khác nhau; như nhà văn Nguyễn Công Hoan và Lê Văn Lương (ủy viên bộ chính trị cộng đảng) cũng là hai anh em ruột cùng cha cùng mẹ; như Lưu Hữu Phứơc và Huỳnh Minh Siêng là một người, tướng Lê Hiến Mai, ủy viên trung ương cộng đảng, phó chủ nhiệm tổng cục chính trị cộng quân cũng chính là Dương Quốc Chính, ủy viên trung ương cộng đảng, bộ trưởng thương binh xã hội, có lúc cả hai cái tên với hai chức vụ khác nhau đó cùng xuất hiện một ngày trên báo Nhân Dân (!); như Đỗ Mười, vốn xuất thân làm nghề hoạn lợn ở huyện Thanh-trì (xưa thuộc Hà-đông, nay nhập về Hà-nội) được đổi thành làm "công nhân" (cho có vẻ cách mạng nòng cốt); như Nguyễn Sinh Sắc, cha đẻ của Hồ Chí Minh, một tri huyện tham nhũng bị cách quan được chế biến thành "nhà nho yêu nước". Thậm chí đến nhỏ nhặt như các ca sỹ Quang Hưng và Anh Đào của nhà hát giao hưởng cũng đổi lý lịch để thành "văn công giải phóng" hệt như nhà văn (loại đại văn nô) Anh Đức nguyên gốc là Bùi Đức Aí, hay phóng viên báo Cứu Quốc (Hà-nội) là Thái Duy trở thành nhà văn "giải phóng" Trần Đình Vân, đi dự hội nghị các nhà văn Á-Phi và thay mặt văn nô giải phóng chúc thọ "Mao chủ tịch". Chắc mọi người không thể quên vụ đương kim phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, vốn là thư ký riêng của Nguyễn Thị Thập (chủ tịch phụ nữ cộng sản Hà-nội) trở thành Vụ phó vụ lễ tân bộ ngoại giao của bộ trường Xuân Thủy và, từ Hà-nội cưỡi máy bay thẳng sang Paris ngồi vào ghế của Trần Bửu Kiếm để thành "bộ trưởng ngoại giao của cái gọi là chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam".

Cho nên trường hợp tướng Trần Văn Quang cũng vậy, Bản tóm tắt lý lịch của tướng Quang viết trên báo Nhân Dân, rằng viên tướng này quê ở huyện Nghi Lộc (Nghệ an), gốc gia đình cách mạng, làm nghề nông, sinh năm 1917, vào cộng đảng năm 1936. Ngay trong cái đoạn này đã có những chi tiết - chẳng có gì la&osllash; quan trọng - mà cũng bị bóp méo. Sự thực Trần Văn Quang là người xã Nghi hải - xã ven bờ sông Lam, đối mặt bên kia bờ sông là làng Tiên Điền (Hà tĩnh) của thi hào Nguyễn Du; gia đình và bản thân làm nghề đánh cá ở Cửa Lò; tuổi lấy tử vi là Mậu Ngọ, nghĩa là 1918 chứ không phải 1917 !!!

Bởi gần như trọn vẹn giới chức cộng sản không hề có một cuộc đời đàng hoàng, đạo đức, nên chủ trương của cộng đảng Hà-nội là làm nhiễu loạn tư liệu để khó cho việc nghiên cứu tìm ra sự thật sau này qua văn khố thời thực dân Pháp để lại.

Vậy Trần Văn Quang là ai ?

Trần Văn Quang tên khai sinh là Nguyễn Đọi. Từ nhỏ đã theo nghề đánh cá ở sông Lam và vùng biển Cửa Lò (Nghệ an). Một tình cờ mà Nguyễn Đọi đã có dịp chở đò cho nhóm cộng sản hoạt động ở Bến Thủy (Vinh-Nghệ An) và đã được vào cộng đảng từ trước 1940. Cái tên Trần Văn Quang cũng có từ đó. Do mẫn cán, lại vào đảng cộng từ trước 1940, lại là gốc Nghệ An nên Trần Văn Quang đi rất nhanh trên con đường hoan lộ. Năm 1953 đã đeo quân hàm đại tá và là cục trưởng cục tác chiến bộ tổng tham mưu. Trong trận Điện Biên, đại tá cục trưởng cục tác chiến Trần Văn quang là cánh tay mặt của tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp; là người thức suốt ngày đêm để chỉ đạo, thâu thập tin tức chiến trường cho tướng Giáp. Và, đặc biệt ở chỗ đại tá Trần Văn Quang còn là nhà "tâm lý" có hạng, đã có sáng kiến đưa các cháu dân công người dân tộc thiểu số, cũng như các cháu văn công dễ coi đến giải sầu cho đại tướng Võ Nguyên Giáp, để minh mẫn chỉ huy chiến trường Điện Biên. Tướng Trần Văn Quang được coi là một sĩ quan có tính kỷ luật cao, cần mẫn và xông xáo, nên từ 1959 đã là thành viên quân ủy trung ương và đeo lon thiếu tướng, giữ chức tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội, và đến đầu năm 1961 đã theo đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào Nam giữ chức ủy viên quân sự trung ương cục cộng sản ở miền Nam, phụ trách về tác chiến. Từ năm 1965, tướng Trần Văn Quang được cử giữ chức chính ủy của cả quân khu 4 lẫn quân khu Trị-Thiên-Huế, để làm sự điều phối thống nhất sự nối liền khúc Nam của miền Bắc Việt Nam với khu Bắc của miền Nam Việt Nam. Năm 1974, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, lúc đó đang giữ chức tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Lào kiêm cố vấn tối cao cho tổng bí thư Lào Cộng, Cay-Xon Phôm-Vi-Hản, được cử sang Bắc Kinh giữ chức đại sứ đặc mệnh toàn quyền, nên tướng Trần Văn Quang thay tướng Vĩnh ở nhiệm vụ bên Lào. Trong phần lý lịch của tướng Quang, có mấy điểm cần làm sáng tỏ, đó là tướng Trần Văn Quang liên tục giữ chức vụ ủy viên quân ủy trung ương kiêm tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội từ 1959 cho đến 1982, song song vơí các nhiệm vụ khác. Báo Nhân Dân của Hà-nội, cũng như trong cuộc gặp mặt đầu tháng 4-1993 giữa tướng Mỹ,Vessey, tại Hà-nội với chủ tịch Nhà nước cộng sản Lê Đức Anh, thứ trưởng ngoại giao cộng sản Lê Mai và tướng Trần Văn Quang, thì tất cả đều chối rằng năm 1972 tướng Quang vì giữ chúc tư lệnh quân khu 4 nên không làm nhiệm vụ tổng tham mưu phó. Điều đó chứng tỏ tài liệu mật được khui từ cục lưu trữ trung ương cộng sản Nga-xô về số lượng tù binh Mỹ ở Việt Nam, thời điểm 1972, là "giả mạo".

Những người nắm vững lề lối tổ chức của cộng sản Hà-nội đều hiểu rằng sự chối bỏ của Lê Đức Anh, Lê Mai và Trần Văn Quang trước tướng Vessey là cực kỳ trắng trợn theo kiểu lấy vải thưa che mắt thánh với thiên hạ. Trong quân đội cộng sản Hà-nội, nếu một sỹ quan đã được cử làm tổng tham mưu phó thì họ vẫn giữ chức đó mãi cùng lúc với các chức vụ khác, cho đến khi nào họ được cử giữ chức lớn hơn chức tổng tham mưu phó. Thí dụ : trung tướng Hoàng Văn Thái, tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội, sau vào Nam giữ chức tư lệnh cộng quân giải phóng miền Nam; tướng Nguyễn Chánh, tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội, giữ chức tư lệnh kiêm chính ủy liên khu 5; tướng Đinh Đức Thiện, tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội, giữ chức bí thư đảng ủy khu gang thép Thái Nguyên, sau 1975 giữ chức bộ trưởng dầu khí; đại tá Phùng Thế Tài, tổng tham mưu phó, giữ chức tư lệnh binh chủng phòng không, không quân, sau 1975 còn giữ thêm chức Tổng cục trửơng hàng không dân dụng v.v... Dù làm thêm nhiệm vụ gì và dù ở đâu, những người đó cũng vẫn giữ chức tổng tham mưu phó. Làm sao tướng Trần Văn Quang lại là ngoại lệ ?(!) Vả chăng, năm 1972, người giữ chúc tư lệnh quân khu 4 là đại tá Đàm Quang Trung và tư lệnh quân khu Trị-Thiên-Huế là thiếu tướng Đoàn Khuê. Tướng Trần Văn Quang, với chức tổng tham mưu phó chỉ kiêm nhiệm thêm chức chính ủy của quân khu 4 và quân khu Trị-Thiên-Huế vì tính chất quân sự quan trọng cần có quyết định kịp thời ở khu vực này. Chẳng thế, mà thời kỳ đó tướng Lê Hiến Mai, phó chủ nhiệm tổng cục chính trị cộng quân Hà-nội, cũng được cử vào vơí cái tên là bộ trưởng Dương Quốc Chính, thay mặt đảng và chính phủ ở khu 4 (tức quân khu 4).

Nếu đặt ra chuyện "tài liệu giả mạo", thì ai giả mạo ? Đương nhiên ở cục lưu trữ của trung ương cộng sản Nga-xô thì là Nga-xô giả mạo. Để làm gì ? Để phá hoại sự bình thường của Mỹ với cộng sản Hà-nội chăng ? Hoặc phe cứng rắn trong cộng đảng Nga-xô hiện nay nhằm không cho Việt Nam cộng sản ngả vào vòng tay chú Sam mà muốn Việt Nam đi vào quỹ đạo của Trung Cộng ? Đúng là lý luận con nít, bởi chưng kẻ giả mạo ở cỡ trung ương cộng sản Nga-xô, là thầy cũng là chủ của cộng sản Hà-nội, làm sao có thể lẫn lộn ấu trĩ đến nỗi không biết thời điểm ở Việt Nam 1972 những ai là tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội hoặc vì "tư thù" tướng Quang mà dựng ra chuyện này. Để làm gì ?

Qua chứng minh ở trên, có thể kết luận : tài liệu mật về số lượng tù binh Mỹ ở Việt Nam, thời điểm 1972, do tướng Trần Văn Quang, tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội ký, được khui từ cục lưu trữ trung ương cộng sản Nga-xô là tài liệu chân thực và năm 1972, tướng Trần Văn Quang dù kiêm nhiệm thêm gì chăng nữa thì vẫn liên tục là tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội từ 1959 - 1982.

SỐ PHẬN TÙ BINH MỸ CHƯA ĐƯỢC TRAO TRẢ ?

Chứng minh được tài liệu mật về tù binh Mỹ có chữ ký của tướng Trần Văn Quang, tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội vào năm 1972 là chân thực, có nghĩa một vấn đề khác được đặt ra là: số phận của 837 tù binh Mỹ chưa được trao trả hiện nay ra sao ?

Trước khi trả lời câu hỏi này, tưởng cũng cần lược qua bài bản quen thuộc của cộng sản Hà-nội trong những vấn đề tương tự.

Còn nhớ cuộc chiến với thực dân Pháp từ 1946-1954, Hồ Chí Minh và các đệ tử, nhiều người từ thời kỳ đó đến nay đang còn nắm các chức vụ chủ chốt trong đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt v.v..., đã có cách giải quyết tù binh và hàng binh khá là độc đáo. Viên sỹ quan lê-dương gốc Đức, là hàng binh được Hồ Chí Minh nhận làm con nuôi, lấy tên Việt là Hồ Chí Dân, được biên chế trong công tác địch vận, (thời kỳ 1951-1952, chính tướng Trần Văn Quang giữ chức cục trưởng cục địch vận) là một thí dụ. Sau khi hiệp định Genève 1954 về Việt Nam được ký kết, chính quyền cộng sản Hồ Chí Minh đâu có chịu trao trả hết hàng binh và tù binh cho Pháp. Họ còn giữ lại khá nhiều, có người được cho lấy vợ Việt Nam và làm công nhân kỹ thuật bậc cao ở nhà máy ô-tô 1-5 (đường Phan Chu Trinh -Trần Hưng Đạo, HHà-nội), còn hàng trăm lính và sỹ quan gốc Âu-Phi thì chính quyền Hồ Chí Minh cho lấy gái điếm bị giam giữ tại trại tù Ba Sao (Phủ Lý) gả cho làm vợ và cho làm ăn tại nông trường Ba Vì (Sơn Tây) để học về chủ nghĩa Marx-Lénine. Ngoại trừ một số bị chết bỏ lại xác ở Ba Vì, số còn lại được đưa trả cho các chính phủ Phi Châu thân cộng như Lumumba ở Congo, Boumédienne ở Algérie v.v... Số lớn bọn họ trở thành cán bộ cộng sản ở nước họ.

Trong cuộc chiến với Mỹ, các tù binh Mỹ được sự quan tâm đặc biệt của hai nước đàn anh của cộng sản Hà-nội là Nga-xô và Trung-cộng. Đồng thời một số quan chức quân đội cộng sản Hà-nội cũng quan tâm đến lực lượng tù binh Mỹ. Vì đó là kho tài liệu phong phú về khoa học kỹ thuật hiện đại của Mỹ cả về lý luận lẫn ứng dụng, nhất là về công nghiệp chiến tranh và khoa học vũ trụ. Để thuyết phục các giới chức cộng sản khác, đương quyền khi ấy như Lê Duẩn, Tố Hữu (kẻ ra chủ trương mang tù binh Mỹ đi riễu phố và tổ chức cho nhân dân đánh và ném đá vào tù nhân nhằm nâng cao lòng căm thù đế quốc Mỹ !) v.v..., Viện sử học của cộng sản Hà-nội đã cùng với tổng cục chính trị cộng quân Hà-nội và Viện nghiên cứu khoa học công an của cộng sản, phối hợp tổ chức nhiều cuộc tọa đàm về đề tài "Các triều đại Việt Nam đã sử dụng hàng vàtù binh (chủ yếu là Tàu) như thế nào ?".

Nhiều chuyện hành lang lộ ra, cho biết một số tù binh Mỹ được đặc biệt ưu đãi - kể cả lấy vợ Việt Nam - nhưng bị quản thúc rất chặt chẽ và phải làm công tác nghiên cứu khoa học cho Tổng cục hậu cần cộng quân của tướng Đinh Đức Thiện; cho bộ chỉ huy binh chủng phòng không không quân của đại tá Phùng Thế Tài; cho viện khoa học của Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Đình Tứ, Vũ Đình Cự và Nguyễn Văn Đạo. Nhân dân khó mà phân biệt được, bởi họ đi xe hơi và ăn mặc như chuyên gia Nga. Cũng tin hành lang còn lộ ra là chính quyền Nga-xô và Trung-cộng đều làm sức ép về viện trợ để buộc cộng sản Hà-nội phải trao cho họ một số tù binh Mỹ nhằm khai thác và sử dụng về tình báo quân sự. Số được đưa qua Nga và Tàu lục địa "hình như" cũng được cho lấy vợ và đồng hóa, thay tên đổi họ luôn. Có những tin tức lộ ra còn đi xa hơn nữa là có một số tù binh Mỹ còn được trao cho cả Bắc-hàn và Cu-ba !(?)

"Không có lửa sao có khói". Cho nên đối chiếu vơí thói quen của cộng sản Hà-nội; với sự hoạt động tấp nập của các cơ quan khoa học của cộng sản Hà-nội; với các đoàn chuyên gia, giáo sư đủ loại từ Nga-xô và Trung-cộng lén lút sang Hà-nội nghiên cứu và khuân về nước đủ loại khí tài của Mỹ từ mảnh B.52 đến F.105E, đến F4H, đến giấy gây nhiễu radar v.v... và với sự bặt tăm của 837 tù binh Mỹ mà báo cáo của tướng Trần Văn Quang đã cung cấp cho trung ương cộng sản Nga-xô, cũng như sự có mặt của Fidel Castro tại Việt Nam vào cuối 1974, thì những tin lộ ngoài hành lang nói trên nhất định phải có phần chân thực.

Tuy nhiên cũng phải hiểu không hẳn hoàn toàn cả 837 tù binh Mỹ đều được "trọng dụng", mà chắc chắn có nhiều người bị tra tấn, hành hạ đến chết; bị thất vọng điên loạn mà chết; bị thủ tiêu vì có thể là nhân chứng về tội ác dã man của cộng sản Hà-nội v.v...

Dù gì gì đi nữa thì số phận của gần ngàn tù binh Mỹ - còn sống hay chết - cũng cần thiết phải được mọi người có lương tri quan tâm giải quyết thỏa đáng, nhất là chính phủ Mỹ và nhân dân Việt Nam yêu hòa bình, tự do và dân chủ.

K Ế T L U Ậ N



Vấn đề tù binh Mỹ, cũng như nhiều vấn đề quốc nội và quốc ngoại của Việt Nam, chỉ có thể được giải quyết thỏa đáng, lâu dài và vững bền khi mà ở Việt Nam có sự lãnh đạo của một chính quyền đa đảng, do nhân dân Việt Nam ở trong và ở ngoài nước thực sự tự do và dân chủ bầu ra, có sự giám sát và giúp đỡ của Liên hiệp Quốc.

Tháng 4-1993

No comments:

Post a Comment