Pages/ Tác giả

Friday, January 8, 2010

DLHTN CẬU ÁNH ĐI SỨ ( Cao Quang Anh)

-tôi sẽ làm việc với ông Smith và Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện để vận động cho Dự Luật Nhân Quyền Việt-Nam được thông qua nhằm áp lực nhà cầm quyền Việt-Nam tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng. (Cao Quang Ánh Sunday, 21 December 2008)

CẬU ÁNH ĐI SỨ

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Mấy hôm rầy làng lưới ta rôm rả tin tức ngài dân biểu Cao Quang Ánh đi sứ cố quốc. Đại diện một nhà nước đi thăm viếng xã giao, hay bàn bạc quốc sự với một nhà nước khác là đi sứ chứ gì, có đúng không thưa quí vị? Ngài Cao Quang Ánh là dân biểu Mẽo gốc Mít sang nước Annamít bàn chuyện nước, nói là đi sứ cố quốc cũng không sai chứ, có phải không? Cậu Ánh tuổi trẻ lại tài cao, làm tới chức Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ là một vẻ vang lớn cho người dân VN tỵ nạn chúng tôi. Thấy ngài được đi sứ trở về cố quốc, ai ai trong chúng tôi cũng nhìn về ngài mà trông đợi. Nhìn mấy tấm ảnh của phái đoàn đăng trên mạng, thấy ngài còn trẻ quá, giống y một anh sinh viên mới ra trường, nên kẻ hèn này xin phép được gọi ngài một tiếng bằng “Cậu” để tỏ ra cái tinh thần “thấy người sang bắc quàng làm họ” chứ chả có ý gì đâu. Cậu tha lỗi cho và đừng trách nghe.




Có 2 tấm ảnh cậu đăng trên Net. Một tấm cậu chụp chung với hai ông Mỹ mà một ông gốc Nhật Suzuki, Honda gì đó, và một thằng CS tên Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao. Một tấm khác, tên thứ trưởng ôm vai bá cổ cậu trông thấy mà ham, đậm đà tình nghĩa quá chừng chừng. Trên cả hai tấm ảnh, cậu dân biểu trông nhỏ như đứa bé, giống một con nai tơ lọt thỏm giữa mấy con voi rừng đồ sộ. Tên VGCS ăn uống cái giống gì mà cũng to con như Mỹ vậy. Cái vụ cậu Ánh nhỏ con như rứa mà được đi sứ nước ngoài thì thật là hiếm có. Kẻ hèn này còn nhớ chuyện nước Tầu (lại Tầu???) thời Chiến Quốc, tể tướng nước Tề là Án Anh đi sứ nước Sở. Ông này cũng nhỏ thó, còn nhỏ hơn cậu Ánh nữa, nên khi đi sứ, bị vua tôi nước Sở coi thường và chọc quê quá chừng. Chuyện ngộ lắm, xin trích lại mấy đoạn hay hay mời bà con làng lưới đọc chơi cho vui. Chuyện thế này:

(trích) Chư hầu thấy nước Sở cường thịnh, đều tỏ ý sợ hãi, sai sứ đến triều cống. Quan đại phu nước Tề là Án Anh phụng mệnh Tề Cảnh Công sang sứ nước Sở. Sở Linh Vương bảo các quan triều thần rằng:

- Án Anh không đầy 5 thước, mà chư hầu ai cũng khen là người hiền. Nay các nước chỉ có Sở ta là cường thịnh hơn cả. Ta muốn làm cho Án Anh phải sỉ nhục để tỏ cái uy của nước Sở, các người nghĩ xem có kế gì?

Quan thái tể là Viễn Khải Cương mật tâu rằng:

- Án Anh là người tài ứng đối, tất phải dùng nhiều cách mới làm sỉ nhục đuợc hắn.

Viễn Khải Cương liền đem mưu kế tâu với Sở Linh Vương. Vương nghe lời. Đêm hôm ấy, Cương đem quân ra khoét một cái lỗ nhỏ ở bên cửa đông môn, vừa vặn độ 5 thước, rồi truyền cho quân canh cửa, đợi khi nào sứ nước Tề đến thì đóng chặt cửa giữa lại, rồi bảo chui qua cái lỗ nhỏ ấy mà vào. Được một lúc, Án Anh mặc áo cừu rách, đi cái xe xấu và con ngựa gầy, đến cửa đông môn, thấy cửa thành đóng, liền dừng xe lại, sai người gọi cửa. Quân canh cửa trỏ vào cái lỗ nhỏ ở bên cạnh mà báo Án Anh rằng:

- Ngài đi qua cái chỗ ấy cũng rộng rãi chán, cần gì phải mở cửa.

Án Anh nói:

- Đó là lỗ chó chui, chứ không phải chỗ người đi. Có sang nước chó thì mới vào cửa chó, chứ sang nước người thì tất phải đi cửa người.

Quân canh cửa đem lời nói ấy phi báo Sở Linh Vương. Vương nói:

- Ta muốn dỡn hắn, ai ngờ lại bị hắn dỡn lại.

Sở Linh Vương truyền mở cửa thành cho Án Anh vào. (hết trích)

Trong khi chờ đợi được triệu kiến, sứ giả Án Anh của nước Tề cũng còn bị nhiều giới chức quan lại trong triều đình nước Sở bầy trò diễu cợt, nhưng ông đã dùng tài ăn nói làm cứng họng được bọn người này. Trong buổi triều yết đầu tiên, Sở Linh Vương vẫn còn muốn thử tài (hay làm nhục không biết) Án Anh một lần nữa trước mặt quần thần. Câu chuyện như sau:

(trích) Sở Linh Vương ra ngự triều. Ngũ Cử (tổ tiên của Ngũ Tử Tư) đưa Án Anh vào yết kiến. Sở Linh Vương trông thấy Án Anh liền hỏi rằng:

- Quái lạ, nước Tề thiếu người hay sao?

Án Anh nói:

- Người nước Tề tôi hà hơi thì thành ra mây, vẩy mồ hôi thì thành ra mưa, đi thì phải chen vai, đứng thì phải chen chân, sao gọi là thiếu người.

Sở Linh Vương nói:

- Thế thì sao lại sai đứa bé này sang sứ nước ta?

Án Anh nói:

- Nước tôi vẫn có lệ: người hiền sang sứ nước hiền, người ngu sang sứ nước ngu, người bé sang sứ nuớc bé. Tôi ngưòi bé nhỏ mà hèn mạt, vậy mới phụng mệnh sang sứ nước Sở.

Sở Linh Vương nghe nói có ý hổ thẹn, nhưng trong lòng lấy làm la. Gặp bấy giờ có chức giao nhân đem dâng hợp hoan quất (quít). Sở Linh Vương cầm ngay một quả đưa cho Án Anh. Án Anh cắn ăn cả vỏ. Sở Linh Vương cười mà bảo rằng:

- Ngưòi nước Tề dễ thường không ăn quít bao giờ. Cớ sao lại không bóc vỏ?

Án Anh nói:

- Cứ theo trong lễ thì vua đưa cho quả gì, bề tôi không được phép bóc vỏ mà quẳng đi. Nay Đại Vương đưa cho tôi, cũng như Chúa Công tôi (tức Tề Cảnh Công) đưa cho tôi vậy. Đại Vương không truyền cho bóc vỏ, nên tôi phải ăn cả.

Sở Linh Vương có ý kính phục, mời ngồi uống rượu. Được một lúc, có 3, 4 người võ sĩ giải một tên tù đi qua dưới thềm. Sở Linh Vương hỏi:

- Tên tù ấy người ở đâu?

Võ sĩ tâu:

- Người nước tề.

Sở Linh Vương hỏi:

- Tên tù ấy phạm tội gì?

Võ sĩ tâu:

- Tội ăn trộm.

Sở Linh Vương quay lại bảo Án Anh rằng:

- Người nước Tề dễ thường quen tính ăn trộm hay sao?

Án Anh biết là Sở Linh Vương cố ý bầy ra để chế nhạo mình, mới đáp lại rằng:

- Tôi nghe nói thứ quít ở Giang Nam , đem sang trồng ở xứ Giang Bắc thì hóa ra chua, là tại thổ nghi không giống nhau. Nay người nước Tề, khi ở nưóc Tề thì không ăn trộm, khi sang Sở thì hóa ra ăn trộm, thế là tại thổ nghi nước Sở, chứ có tại gì người nước Tề!

Sở Linh Vương nín lặng hồi lâu rồi nói rằng:

- Ta định chế nhạo nhà người, chẳng ngờ lại bị nhà người chế nhạo.

Sở Linh Vương tiếp đãi Án Anh rất lễ phép, rồi tiễn về nước Tề. (hết trích)

Nhân việc Cậu Dân Biểu Cao Quang Ánh đi sứ nước Vẹm, cũng tiện thể, ôn lại câu chuyện Tể Tướng nước Tề đi sứ sang Sở, kẻ hèn này xin có một vài nhời bàn Mao Tôn Cương dưói đây:

1. Cả hai nhân vật cổ kim này đều có một ưu điểm giống nhau là nhỏ con và thấp. Án Anh lại còn có cái lưng hơi gù. Thứ lùn mã tử vậy mà gớm lắm chứ chẳng chơi. Nhất lé nhì lùn mà, không ăn trùm thiên hạ thì cũng hơn được khối người. Án Anh tuy được tiếng là người hiền, nhưng hiền chưa chắc đã giỏi. Cậu Ánh nhìn mặt có vẻ ngây thơ cụ, không biết có hiền hay không, nhưng hơn tể tướng nước Tề mấy cái bằng Ph.D là cái chắc. Đối đáp với bọn vua tôi nước Sở, Án Anh tỏ ra biến báo lanh lẹ, có lý sự, nhưng chẳng qua cũng chỉ là lý sự cùn với mấy chuyện lặt vặt. Cậu Ánh thì khác hẳn. Cậu nói ít, nhưng lời nói của cậu mang tính rất chiến lược. Cậu chỉ tuyên bố một câu, một câu thôi, đã cho cả bàn dân thiên hạ thấy được tương lai sáng lạn của cả hai nước Mỹ Việt thế nào rồi. Cậu nói thế này: “Dù còn bất đồng ý kiến trong một số vấn đề, nhưng tôi hy vọng hai bên sẽ hiểu nhau hơn và cùng làm việc cho tương lai của hai nước.” Đấy là sự nhìn xa trông rộng, cái hơn của một con người thời nay có “Mỹ học” là như vậy. (xin đừng lầm với mỹ học = Esthetics or Aesthetics).

2. Cũng nhờ có câu tuyên bố này mà mấy anh già lẩm cẩm như chúng tôi mới được sáng mắt, sáng lòng. Trước đây kẻ hèn này những tưởng tư bản và cộng sản là những thực tế không những đối lập về lập trường, tư tưởng, mà còn đối nghịch trong các chủ trương và hành động nữa, nên không thể dung hợp được. Chỉ có triệt dứt nhau thôi chứ nói gì đến tương lai. Ai ngờ giữa tư bản Mỹ và cộng sản VN chỉ có bất đồng ý kiến về một số vấn đề nhỏ nhặt thôi. Thế mà trước kia không biết sao, Mỹ uýnh nhau vói VGCS chết chóc, sứt càng, gẫy gọng không biết bao nhiêu mà kể. Thật là uổng phí xương máu. Nay cậu Ánh mới khai sáng cho, thật là phước đức.

3. Nhìn thấy cái hình tên Nguyễn Thanh Sơn bá vai bá cổ cậu Ánh thân mật, kẻ hèn này mừng đến rơi nước mắt. Trông cảnh tượng giống như người cha ôm đứa con. Người cha chứng tỏ rất thỏa mãn với đứa con trai của mình. Lối ngoại giao bá vai bá cổ do từ bà đệ nhất phu nhân Mỹ ôm eo Nữ Hoàng Anh mới “lancer” lên, bây giờ thịnh hành khắp nơi. Ấy vậy mà có nhiều người nghi ngờ về sự lợi hại của nó. Ôm nhau, người ta có thể tỏ tình nghĩa với nhau, nhưng cũng có thể dí lưỡi dao nhọn vào bụng nhau dễ dàng hơn nhiều. Những người lớn tuổi thường lo xa là vậy.



4. Còn chuyện này nữa, cậu Cao Quanh Ánh nói là đi để tìm hiểu. Không biết cậu tìm thấy cái gì và hiểu được ra sao. Giáo xứ Đồng Chiêm, gần Hànội bị công an đập bỏ Thánh Giá và đánh người gần chết ngay trong thời gian cậu Ánh có mặt tại Hànội, cậu có thấy không? Những người này vừa là đồng bào, vừa là dồng đạo của cậu nữa đấy. Theo ngu ý thì chẳng qua là bọn VGCS muốn bắt chước trò chơi của Sở Linh Vương, thử tài ứng phó của cậu xem sao đấy thôi. Không biết cậu sẽ ứng xử ra sao. Nhiều người bạn của kẻ hèn này cho rằng lờ đi như không biết là cách ứng xử khôn ngoan nhất, hợp thời nhất, và có lợi nhất. Chắc chắn nếu là Án Anh thì ông ta không không thể khôn hơn thế được. Mất mạng như chơi.

5. Sau hết, xin có đôi lời đối với một số quí vị hơi nóng nẩy đã nặng lời với cậu Cao Quang Ánh. Quí vị nên hiểu rằng Cậu Ánh là dân biểu của Quốc Hội Mỹ, chứ không phải dân biểu của Quốc Hội VNCH. Người ta bầu cậu để cậu làm việc cho nước Mỹ, chứ không thể đòi hỏi cậu phải làm việc cho VNCH của chúng ta được. Mà việc của nước Mỹ với việc của VNCH thì khác nhau một trời một vực như chúng ta đã biết, chúng tôi xin đươc miễn dài dòng ở đây. Không thể bắt con heo kéo cầy, hay bắt con trâu giữ nhà được. Vậy thì xin đừng bắt cậu Ánh phải làm thế này, làm thế khác như ý mình, kẻo tội cho cậu. Ăn cây nào, rào cây đó, không phải là đạo lý của dân ta sao? Cậu Cao Quang Ánh thông minh và tài giỏi chẳng bao giờ đem cái đạo lý cổ lỗ sĩ kia ra để mà tự cắt cổ mình đâu.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Dân biểu Cao Quang Ánh về thăm Việt Nam, ngày rởi Việt Nam chúng gọi là "ngụy quân, ngụy quyền" ngày thành dân biểu của Hoa kỳ chúng kết thân choàng vai " khúc ruột ngàn dặm"
chưa đọc Ngày 05-01-2010, giờ 20:00
Liệu Cộng Đồng chúng ta còn niềm tin nào của dân biểu Cao Quang Ánh nữa không ? mới ngày nào tuyên thệ đứng dưới lá cờ Vàng sát cánh với Cộng Đồng Hải Ngoại
Trưa nay, Thứ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn đã tiếp luật sư Joseph Cao (Cao Quang Ánh), người gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Mỹ, nhân chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Sau khi chúc mừng ông Joseph Cao trở thành người Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Mỹ, Thứ trưởng CSVN Nguyễn Thanh Sơn tin tưởng rằng chuyến thăm này sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước.
Nói chuyện với báo chí, nghị sĩ Joseph Cao cho biết, trong chuyến thăm Hà Nội, TP Saigon, ông sẽ tìm hiểu tình hình phát triển của Việt Nam.
ông Joseph Cao nói.
"Dù còn bất đồng ý kiến trong một số vấn đề, nhưng tôi hy vọng hai bên sẽ hiểu nhau hơn và cùng làm việc cho tương lai của hai nước",
( bất đồng nhưng có cơ hội hòa giẳi hòa hợp )


Ông Cao Quang Ánh sinh ra tại Việt Nam, năm lên 8 tuổi rời Sài Gòn. Ông lấy bằng triết học ở Đại học Fordham, sau đó chuyển đến Louisiana năm 1992. Ông tiếp tục lấy bằng luật sư tại Đại học Loyola ở New Orleans. Năm 2005, nhà ông bị ngập chìm trong bão Katrina và Gustav.
Sau cơn bão, với tư cách luật sư, ông dẫn đầu một chiến dịch nhằm đóng cửa một bãi rác thải chứa các phế liệu của đống đổ nát sau Katrina.
Cuối năm 2008, luật sư Joseph Cao (41 tuổi) đảng Cộng hòa, đã đắc cử và trở thành người Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Mỹ.
(Trích từ báo CS).


DB Cao Quang Ánh : Sẽ bảo vệ Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho VN

Sunday, 21 December 20080 y kien

81213caoanh2.jpg

Dân biểu Cao Quang Ánh giúp con làm dấu Thánh giá trong nhà thờ. Ảnh : Trần Đình Liệu

Phóng viên Trần Đình Liệu của VietCatholic tại thành phố New Orleans đã có cuộc phỏng vấn ngắn với tân Dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Joseph Cao (hay Cao Quang Ánh) về chiến thắng trong cuộc tranh cử vừa qua cũng những những suy nghĩ của ông liên quan đến Cộng đồng và đất nước Việt Nam. Dưới đây là nguyên văn bài phỏng vấn từ nguồn VietCatholic News.

Chúng tôi được dịp trò chuyện và phỏng vấn tân Dân Biểu Cao Quang Ánh và chị Hoàng Phương Hiếu trong một bữa cơm đầm ấm với bạn bè. Chúng tôi hỏi rằng báo Times-Picayune đã viết các Cộng Đồng Việt-Nam, nhất là các CĐ lớn ở California và Texas rất ngạc nhiên khi được tin anh thắng cử, có phải vì họ không biết anh ra tranh cử? Anh Ánh cho biết “Họ có biết, nhưng tôi cho họ biết khá trễ vì tôi còn phải chờ đợi coi đối thủ của mình là ai. Tôi biết ngày bầu cử 4 tháng 11 đảng Dân Chủ đi bỏ phiếu để tuyển chọn ứng viên đương đầu với tôi. Lúc đó tôi mới biết đối thủ của mình là Dân Biểu lão thành đương nhiệm William Jefferson. Vì thì giờ cũng quá ít, chỉ có 4 tuần, nên các Cộng Đồng Việt-Nam khác cũng không kịp thời vận động.”

Khi hỏi về câu tuyên bố của thủ lãnh đảng Cộng Hoà tại Hạ Viện ông John Boehner rằng “Chiến thắng của ông Cao là một biểu tượng tương lai của chúng ta”, thì anh Ánh trả lời rằng “Tôi cũng hy vọng như vậy. Một mục đích khiến tôi ra tranh cử là nhằm khuyến khích giới trẻ Việt-Nam tham gia vào chính trường nhiều hơn. Sự thắng cử của tôi, hy vọng trong tương lai sẽ là bước dẫn đường cho giới trẻ Việt-Nam vào chính trường. Câu tuyên bố đó cũng rất khó đoán, nhưng tôi hy vọng sẽ có thể thành đạt.”

TĐL: Báo Times-Picayune viết rằng, “Ngôi sao sáng của đảng Cộng Hoà năm nay là Ông Cao chứ không phải bà Palin”, xin anh cho biết cảm nghĩ về điều này.

81214caoanh1.jpgGia đình DB Cao Quang Ánh

DB Cao Quang Ánh: Báo Times-Picayune là tờ báo địa phương, tôi nghĩ họ viết như thế vì ảnh hưởng của bà Palin không mạnh bằng người đại diện cho khu vực này. Ảnh hưởng của bà chỉ có hiệu quả ở tiểu bang Alaska mà thôi chứ không gây ảnh hưởng nhiều ở địa hạt vùng New Orleans. Đồng thời, tôi nghĩ họ viết như thế vì hơn 100 năm nay, Dân Biểu ở đơn vị này thuộc đảng Dân Chủ, cuộc thắng cử của một người đảng Cộng Hoà gốc Việt-Nam là một việc khác thường đáng nói.

TĐL: Trong bài diễn văn đêm thắng cử, anh đã kêu gọi giới trẻ Việt Nam tham gia vào việc đấu tranh cho một nước Việt-Nam dân chủ, xin anh cho biết thêm cảm nghĩ về lời kêu gọi này.

DB Cao Quang Ánh: Tôi dùng câu “work peacefully”, có thể dịch là làm việc một cách ôn hoà. Hiện nay chính phủ Việt-Nam vẫn đàn áp nhân quyền. Người Việt-Nam ở quê nhà không có tự do trong vấn đề tập họp, tôn giáo, v.v… Tôi muốn kêu gọi sự hợp tác của giới trẻ nói riêng và tất cả người Việt-Nam tại hải ngoại để vận động và đưa ra các Dự Luật để áp lực chính quyền Việt-Nam thay đổi lập trường hầu Việt-Nam có thể trở thành một nước quốc gia tôn trọng nhân quyền.

TĐL: Cũng trong tư tưởng đó, thưa anh, Tín Hữu các tôn giáo nói chung và Công Giáo ở Việt-Nam nói riêng, đặc biệt là ở miền Bắc, đang bị nhà cầm quyền Việt-Nam đàn áp. Mới đây nhất là các vụ xảy ra tại Toà Khâm Sứ và Thái Hà. Trong cương vị một dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, anh có dự định nào để kêu gọi nhà cầm quyền Việt-Nam tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng không?

DB Cao Quang Ánh: Dân Biểu Christopher Smith và một vài người khác đang đưa ra Dự Luật Nhân Quyền Việt-Nam. Hôm nay tôi đã có dịp thảo luận về vấn đề này với họ. Trong tương lai tôi dự định sẽ làm việc với họ và Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện để đệ trình những Dự Luật bảo vệ nhân quyền không những chỉ cho Việt-Nam mà cho tất cả các quốc gia khác trên thế giới đang thiếu hay không có sự tôn trọng nhân quyền và tôn giáo. Riêng về Việt-Nam, tôi sẽ làm việc với ông Smith và Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện để vận động cho Dự Luật Nhân Quyền Việt-Nam được thông qua nhằm áp lực nhà cầm quyền Việt-Nam tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng.

TĐL: Anh là một cựu Chủng Sinh được đào luyện trong Dòng Tên 6 năm, như thế niềm tin Tôn Giáo của anh có ảnh hưởng đến quan điểm chính trị hay không?

DB Cao Quang Ánh: Cái đó thì tôi chắc chắn là phải có. Đường hướng và lập trường của con người thường chịu ảnh hưởng bởi đức tin của người ấy. Nói chung thì sự huấn luyện, chương trình học vấn và kinh nghiệm sống cùng với đức tin thường tạo nên ảnh hưởng đến đường lối chính trị của họ.

TĐL: Anh có dự định tham gia vào nhóm Congressional Caucus on Viet Nam (Nhóm Tham Vấn Việt-Nam tại Quốc Hội) không?

DB Cao Quang Ánh: Thưa có, nhưng hiện thời thì tôi chưa biết rõ đường hướng của nhóm này nên tôi cần phải tìm hiểu nhiều hơn trước khi hợp tác với họ.

TĐL: Thưa anh, Đài BBC Luân Đôn đã công bố rằng “Giấc Mơ Hoa Kỳ cũng đã đến với cộng động Việt-Nam. Joseph Cao sẽ là tiếng nói đầy quyền lực tiêu biểu cho ý nguyện của người Việt-Nam tại quốc hội Hoa Kỳ.” Xin anh cho biết cảm nghỉ về lời tuyên bố này cùng chia sẻ tâm tình với quý Đồng Hương?

DB Cao Quang Ánh: Tôi thiết nghỉ lời công bố “Giấc mơ Hoà Kỳ đã đến”, “American dream has arrived”, thật đúng. Đối với một người sinh trưởng ở Việt-Nam và lớn lên trong xã hội Hoa Kỳ, giấc mơ đắc cử vào Quốc Hội Hoa Kỳ là một mơ ước lớn. Mơ uớc này giờ đã thành tựu nhờ sự giúp đỡ của nhiều người nhất là nhờ đức tin và sự quan phòng của Chúa. Có rất nhiều yếu tố phải xảy đến như ý thì mới mang lại thắng lợi trong cuộc bầu cử này. Tôi tin rằng nếu chỉ có sức con người thì khó mà thành đạt được. Tôi hy vọng “Giấc Mơ Hoa Kỳ″ này sẽ là bàn đạp cho những giấc mơ của người Việt-Nam khác hầu khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào việc chính trị trong tương lai.

Theo tôi, cuộc thắng cử này không phải chỉ là thành công riêng cho tôi mà là cho cả Cộng Đồng Việt-Nam tại Hoa Kỳ. Tôi không biết mình sẽ có cơ hội để làm việc trong Quốc Hội lâu dài nhưng tôi mong ước sự thắng cử này sẽ là một động cơ thúc đẩy người Việt khác tham gia và lãnh vực này nhiều hơn. Cộng Đồng Việt-Nam tuy ở Hoa Kỳ đã hơn 30 năm nhưng hoạt động chính trị rất yếu. Theo ý kiến của tôi để Cộng Đồng có thể tiến mạnh và phát triển về mọi mặt chúng ta bắt buộc phải tham gia vào lãnh vực chính trị nhiều hơn. Để có thể giúp Việt-Nam một cách tích cực hơn chúng ta phải có chân đứng vững vàng trong lãnh trường này. Nếu chúng ta chỉ biết biểu tình mà không tạo nên một thế đứng mạnh trong nghành Lập Pháp thì thành quả không thể hữu hiệu được.

Còn ý tưởng thứ hai của lời thông báo là “tiếng nói đầy quyền lực…” , việc tối quan trọng của tôi là chu toàn bổn phận của người đại diện trong Quốc Hội của Địa Hạt 2 thành phố New Orleans. Là một người Mỹ gốc Việt tôi có bổn phận phải đề cập đến vấn đề nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại quê nhà. Nhưng tôi mong Cộng Đồng Việt-Nam hiểu rằng tôi chỉ là 1 trong 435 Dân Biểu Hạ Viện. Ý muốn của tôi là nêu lên nguyện vọng của Cộng Đồng Việt-Nam nhưng xin hiểu rằng các Dân Biểu khác trong Quốc Hội cũng có mục đích riêng để phục vụ cử tri của họ. Tôi sợ rằng Cộng Đồng Việt-Nam đặt quá nhiều kỳ vọng ở nơi tôi. Họ cần phải thực tế và hiểu rằng trong Quốc Hội có 435 Dân Biểu Hạ Viện và 100 Dân Biểu Thượng Viện. Khi đắc cử vào Quốc Hội thì tiếng nói của tôi có trọng lực hơn nhưng tôi vẫn phải cần sự cộng tác của nhiều Dân Biểu khác để đạt được kết qủa mong muốn.

(ngưng trích...)

Trần Đình Liệu

(Nguồn : VietCatholic News)



Hình ảnh những loại vũ khí nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng trong vụ đàn áp giáo dân Đồng Chiêm

2 bình xịt hơi cay đã sử dụng

4 vũ khí chưa nổ: gom được 3 lựu rít khói và 1 quả nổ nghiệp vụ

7 Quả lựu xịt khói: 6 loại võ trang và 1 loại vỏ màu vàng đã nổ

7 quả nổ nghiệp vụ màu vàng đã nổ

10 quả nổ nghiệp vụ màu trắng đã nổ

28 vỏ vũ khí của cánh sát vương tại nhà dân và đường dẫn vào xóm

Áo thấm máu của nạn nhân


Chiến công của cảnh sát

Áo đẫm máu

Giáo dân Oan

Quả nổ bắn vào nhà, có quả chưa nổ

No comments:

Post a Comment