Pages/ Tác giả

Sunday, December 20, 2009

Trần Phong-PARIS THÁNG 5 SÔI ĐỘNG ( Mai viết Triết )

TinParis. Tình hình chánh trị của Việt Nam hiện nay có nhiều biến động , khi nhà cầm quyền CSVN đang chạy đôn chạy đáo kiếm tiền viện trợ để mua vũ khí vì sợ Trung Cộng "dạy cho bài học Biển Đông " như năm 1979 trước đây. Chúng ta đừng quên khi nội bộ bọn Cộng sản Việt Gian gặp khó khăn, chúng tung ra nhiều " chiêu bài " đánh lạc hướng dân chúng như " kêu gọi lòng ái quốc chống giặc phương Bắc ", " chia quyền cho người việt Hải ngoại ", " Mỹ và Tây Phương đang ủng hộ chúng để làm tiền đồn chống Trung Cộng " , v.v..


Trở lại những năm 1994 - 1996, nhiều đoàn thể trong đó có " Liên Minh Dân chủ " với " Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Xây Dựng Dân Chủ Nguyễn đình Huy" , " Phong trào tái Thiết VN " của cố TT Nguyễn văn Thiệu với Liên Hội Cựu QNQLVNCH làm hậu thuẫn, " Mặt Trận Phở Bò " của Hoàng Cơ Minh , Thông Luận, v.v...


Vì mong được chia cái " Bánh vẽ " của Hà Nội tung ra, nên các hội đoàn đó đã bán rẻ " danh dự (?) " còn lại của mình , để được Hà Nội chấm điểm nên họ đã chủ trương " hòa hợp hoà giải " với Việt Cộng, ca ngợi " công lao của Hồ chí Minh, của Đảng CSVN" theo chiều hướng "bóp méo lịch sử của chúng " quên hẳn đi câu nói để đời của cố TT Ngô đình Diệm : "Kháng chiến có công, Cộng sản có tội. Cộng Sản cướp công kháng chiến"


Bài phóng sự sau đây cho thấy "sự thật" của sinh hoạt chánh trị tại Pháp trong khoảng thời gian (1994-1996) . Có nhiều người đã ra đi vĩnh viễn, có nhiều người còn sống nhưng vẫn "huyên hoang" dựt dây trong bóng tối những kẻ "ngây thơ" và làm "băng hoại niềm tin" của cộng đồng người việt Quốc Gia Hải Ngoại trong cuộc tranh đấu "phát huy chánh nghĩa quốc gia" .

PARIS THÁNG 5 SÔI ĐỘNG !

Trần Phong

Trích Nguyệt san Sự Thật số 17 tháng 6.1996 , tr.23-tr.24

- Mai viết Triết : Tôi xin nhận lỗi, vì đã viết bậy !

- Đặng văn Khanh & Ngô tất Thái : Ông Triết là ông Triết, mà Liên Hội Cựu QNQLVNCH là Liên Hội – ông Triết không đại diện cho Liên Hội khi ông hoạt động với tư cách cá nhân.

*
* *


Buổi hội thảo đêm 27- 4- 96 vừa qua do Liên Hội Cựu quân nhân QLVNCH tại Pháp đã gây nhiều bất mãn trong cộng đồng người Việt tại Pháp do sự có mặt của ông Mai viết Triết trên bàn chủ tọa. Dư luận cho rằng hai ông Đặng văn Khanh và Ngô tất Thái đã thách thức những người tham dự buổi hội thảo đêm hôm đó khi tuyên bố rằng Liên Hội sẵn sàng trả « chi phí thuê phòng » cho những ai muốn chất vấn cá nhân M.V.T.


Do đó, ký giả Thế Huy đã chấp nhận sự thách thức đó, để tổ chức buổi « đối thoại » để làm sáng tỏ vấn đề nầy, vào lúc 14 giờ ngày 18-5-96 tại Hội trường CICP, số 17 Bd Kellerman Paris, quận 13.


Số người đến tham dự có trên 80 người dù rằng thời gian tổ chức rất cấp bách.Sau phần nghi lễ chào Quốc kỳ, ký giả Thế Huy nhắc lại sự kiện đã xảy ra, và nêu rõ buổi họp là để làm sáng tỏ vấn đề và lập trường của Liên Hội Cựu quân nhân QLVNCH.


Để đáp lời, ông Đặng văn Khanh tán đồng ý kiến của ký giả Thế Huy, và mong rằng buổi hội thảo sẽ mang lại lợi ích trong cuộc tranh đấu hiện nay. Sau đó, BS Nguyễn duy Tài vì lớn tuổi nhất, nên được mời làm chủ tọa buổi hội thảo.


Vào đề, ông Mai viết Triết cho biết là ông « không chạy làng », sẵn sàng chấp nhận đối thoại.


Ông nhắc lại cách đây 2 năm, ông đã nói với ký giả Thế Huy và ông Hứa vạng Thọ là ông sẵn sàng tranh luận với 2 vị nầy bất cứ ở đâu, và bất cứ lúc nào.


Ông Hứa vạng Thọ xác nhận rằng ông Triết quả thật có đề nghị việc nầy với ông trong một cuộc biểu tình tại công trường Trocadéro năm 1995. Nhưng ông Thọ nói rằng ông không coi trọng việc nầy, vì đối với ông, cá nhân Mai viết Triết không đáng để ông phải đối thoại.


Ông Triết bèn nhắc lại trường hợp nào mà ông đã đề nghị những điều trên đây với ký giả Thế Huy và ông Hứa vạng Thọ. Điều nầy cũng khiền cho chúng ta thấy rõ ông Triết là một người khó hiểu vì lúc đầu ông có nói là nay ông đã già rồi, lỗ tai điếc, trí óc không còn nhớ rõ, ông chỉ trả lời cho từng câu hỏi một… nhưng ông lại nhớ rõ một sự việc cách đây 2 năm !


Sau đó, những người tham dự bắt đầu chất vấn ông M.V.T về đoạn văn sau đây của ông :

« Người CS, sau nhiều chục năm gây chiến tranh huynh đệ tương tàn, đã thực hiện được độc lập thống nhất, dù có thật hay không đi nửa, đó cũng là một công lao, dân tộc VN sẵn sàng ghi nhận và biết ơn » ( trích bài : « Hiện tình đất nước và viễn ảnh tương lai, ngày 30.9.95 – MVT, đặc san số7, Hội Ái Hữu Việt Kiều Vùng Bắc Paris, tr.152 ).


Trong số những người chất vấn ông M.V.T, chúng tôi nhận thấy có bà Ngọc Hoa, bà Nguyễn thị Nga (đến từ Ý ), ông Võ văn Phước, ông Phan tiến Mỹ, ông Trần trọng Tuyên. Ông Triềt trả lời rằng ông viết tiếng Việt, ông nói tiếng Việt mà, vậy tại sao có người lại hiểu lầm ông ?


Trong khi phát biểu, hội trường đã nhiều lần cười rộ lên, vì luận điệu « cải chày cải cối » của ông Triết, nhưng ông lại hiểu lầm rằng mình ăn nói « có duyên » nên ông càng lấn tới đến nổi ông Phạm Hữu (chủ nhiệm của tờ báo Chiến Hữu trước đây ở Paris) đã bực mình lên tiếng rằng ông cũng đã khoảng 60 tuổi, cũng rành tiếng Việt, nếu ông Triết cứ tiếp tục nói chuyện như vậy, thì ông xin bỏ ra về, trái lại nếu ông Triết nhận thấy mình có viết sai, thì cứ thành thật nhận lỗi !


Ông Trần nghĩa Hiệp nhắc lại rằng TT De Gaulle trước đây vào năm 1967, trong chuyến công du tại Canada, đã đọc các bài diễn văn trên cả tiếng đồng hồ, nhưng chỉ cần có vài chữ « Vive le Québec libre »(Hoan hô Québec tự do) là đủ gây sóng gió ngoại giao giữa Pháp và Canada.


Sau cùng có lẽ vì quá « mệt đòn », dù rằng « không chạy làng », ông Triết đành phải nhìn nhận rằng vì ông là « lính » không… « rành chữ nghĩa mấy » nên viết như vậy, khiến cho nhiều người hiểu lầm ông. Ông xin những người tham dự buổi hội hôm nay tha lỗi cho ông.


Ông Ngô tất Thái thấy vậy bèn lên tiếng tha thiết ủng hộ chiến hữu và cũng là niên trưởng của mình đã can đảm nhận lỗi lầm của mình. Nhân dịp nầy, ông Thái lẫn ông Khanh đều lên tiếng giải thích rằng, các bài viết của ông Triết không có liên hệ gì đến Liên Hội Cựu quân nhân QLVNCH, dù rằng ông Triết lúc đó là chủ tịch của Liên Hội :

-Ông Triết là ông Triết, mà Liên Hội là Liên Hội. Ông Triết chỉ đại diện cho Liên Hội khi nào Liên Hội ủy quyền cho ông.

-Bài viết nào của ông Triết mà có dấu ấn của Liên Hội thì Liên Hội mới chịu trách nhiệm.


Đến đây, không khí có vẽ lắng dịu lại, và ông Triết lại… bị chất vấn về vấn đề hợp tác với đám « Thông Luận » và Bùi Tín, khi đăng lời kêu gọi trên báo Libération. Trong những người cùng ký tên chung, người ta nhận thấy có tên : Trần phước Thọ, Nguyễn quốc Nam, Thích minh Tâm. Nhưng ông Triết cho biết, ông đã điện thoại cho nhóm Thông Luận để đính chánh việc lợi dụng tên ông một cách bất chánh như vậy.


Nhưng điều ngạc nhiên, ông nói chỉ hay việc này sau khi đi Mỹ về mà thôi. Tuy nhiên, theo lời ông Nhất Long, thì chính ông Nhất Long đã Fax cho ông Triết bản văn nầy ngày thứ bảy 11.11.95 và đã được ông Triết xác nhận qua điện thoại là ông đã nhận được bản tin đó.


Lý do nào mà ông M.V.Triết không đính chánh ngay sau đó, mà mãi đến hôm nay khi chuyện vỡ lỡ ra do BS Nguyễn ngọc Quỳ đặt vấn đề thẳng với ông ? Ngoài ra, muốn đăng quảng cáo trên báo Libération, thì cũng phải tốn tiền chút đỉnh.


Thôi thì ông M.V.Triết nói sao mình cứ nghe vậy cho nó vui.


Đến đây, ông Thế Huy lại đưa ra một đoạn văn khác trong bài viết ngày 06.4.1996. của ông M.V.Triết với tựa đề là « Sự phân hóa Nội Bộ và những gì sẽ xảy ra tại Đại Hội Đảng ? », ở dòng thứ tư trang một :

« Nhờ những thuận lợi đó mà đảng Cộng sản đã tập hợp được quần chúng, tạo được niềm tin, hình thành được một khối độc thể chánh trị rất mạnh, được sự hậu thuẫn của toàn dân từ Bắc đến Nam trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, được các dân tộc yêu chuộng hòa bình tự do, dân chủ yểm trợ ».

Lại cũng một màn chạy tội loanh quanh, gây thêm sự chán chường. Nếu phe Quốc Gia mà có những lãnh tụ cỡ ông M.V.Triết, thì chắc CSVN cũng phải chết vì … « cười » mà thôi !!


Sau khi BS Tài tuyên bố chấm dứt, thì ông ký giả Tô Vũ phát biểu một cách… châm biếm rằng : « Tòa án nhân dân » qua cuộc đấu tố nầy, đã kết án ông M.V.Triết bao nhiêu năm tù ? Phải chăng ông Tô Vũ đã học được ý kiến nầy của ông Phan gia Ân ? Chính ông Ân cũng đã đặt vấn đề nầy trong phần đầu của cuộc thảo luận.


Trước khi chấm dứt,người viết xin ghi lại vài dòng chữ của ông Đỗ Mậu để đọc chơi (Tâm thư của Đỗ Mậu trang 139 – xin xem bài viết của Trúc giang Cư Sĩ trang 52 – Văn Nghệ Tiền Phong số 487 )

« Đến đây tôi có thể khẳng định rằng, ông Hồ chí Minh và đàng CS của ông ta đã có công đánh đuổi được thực dân Pháp năm 1954 và thống nhất đất nước năm 1975, thu giang sơn về một mối. Không lẽ lịch sử dân tộc không ghi lại sự nghiệp nầy cho ông Hồ chí Minh và đảng CS của ông ta ? »


Ông Mai viết Triết cũng như ông Đỗ Mậu là một quân nhân và cũng hoạt động về tình báo. Có bao nhiêu người đã từng viết như Đỗ Mậu, Mai viết Triết với những đoạn văn đã dẫn như trên đây ? Hình như họ xuất phát từ một lò mà ra, hoặc cùng bị chung một bệnh … « trở cờ » chăng ?.

Trần Phong


Thursday, October 29, 2009

Nguyễn Văn Chức-Trường Hợp Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh 2003

ĐẠI HỘI TOÀN QUÂN

Trường Hợp Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh

------------ Nguyễn Văn Chức -------------

1.

“Năm 1955, tôi đang giữ chức Tư Lệnh Phân Khu Duyên Hải Nha Trang thì nghe đuợc dư luận dân chúng Nha Trang ca ngợi khả năng và đạo đức mô phạm của một thầy dậy toán ở trường trung học Võ Tánh, đó là chuẩn úy không quân Nguyễn Xuân Vinh. Tôi bèn mời Vinh đến nhà đàm đạo để tìm hiểu con nguời Vinh. Vinh là một nhà trí thức có chí lớn và có chân tài, nhưng Vinh đã bị tướng Nguyễn Văn Hinh và thực dân Pháp trù yểm không cho cơ hội tiến thân. Như trước kia tôi đã trình bày, trong chủ trương tìm kiếm nhân tài cho chế độ Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ, tôi dùng mọi uy thế của tôi để tiến cử Nguyễn Xuân Vinh. Chỉ trong khoảng 6, 7 năm mà Vinh đã từ chuẩn uý lên đến đại tá và đuợc giữ chức tư lệnh không lực VNCH.

Một hôm tôi đang ngồi ở nhà, thì Vinh đến trong bộ quân phục trắng nghiêm trang. Vinh mời tôi và cả vợ tôi ra ngồi phòng khách để Vinh được nói đôi lời:

- “Thưa đại tá, hôm nay tôi sở dĩ đến đây là vì tôi vừa được nghị định vinh thăng đại tá. Sở dĩ tôi được ngày nay, có được sự nghiệp ngày nay và tương lai chắc chắn sẽ huy hoàng rực rỡ để tôi có thể giúp ích cho quân đội cho quốc gia, đó là công ơn của đại tá”.

Vinh còn nói nhiều đến “cặp mắt xanh” của tôi “biết người biết của”. Vinh nói đến chuyện cổ kim mà tôi đã noi gương tìm nhân tài cho chế độ, v.v. . .Thế rồi Vinh móc trong túi lấy cặp lon ba mai trắng nhờ tôi gắn lên cầu vai áo để Vinh có dịp tỏ lòng biết ơn tri ngộ.”

Những dòng trên đây được trích nguyên văn từ Bút Ký Bạn Già Bạn Trẻ của Hoành Linh, tức Đỗ Mậu, trên tờ Việt Nam Hải Ngoại năm 1978.

Những suy nghĩ nói trên cũng đã được Đỗ Mậu nhắc lại trong quyển Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, trang 473, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1986.

Trong một tài liệu khác, Đỗ Mậu khoe đã đỡ đầu cho ông Vinh tuyên thệ vào đảng Cần Lao, để ông Vinh đượïc vinh thăng đại tá và giữ chức Tư Lệnh Không Quân.

Sau biến cố 1963, tôi là luật sư duy nhất biện hộ cho bác sĩ Trần Kim Tuyến trước tòa án của chế độ mới. Hầu như chiều thứ Bẩy nào tôi cũng vào nói truyện với ông trong tù để tìm hiểu về một số nhân vật thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Tình cờ, ông có nói đến vụ Đỗ Mậu đỡ đầu cho Nguyễn Xuân Vinh tuyên thệ vào đảng Cần Lao.

Đỗ Mậu là một kẻ luồn cúi, phản phúc, hèn hạ, và vô cùng háo danh. Cuối đời, Đỗ Mậu đã về Việt Nam và được Việt Cộng cho lên đài phát thanh của nhà nước để ca tụng công đức của tên giặc già Hồ Chí Minh đối với dân tộc, nhắc lại công lao của CSVN đối với đất nước, và kêu gọi hoà hợp hoà giải dân tộc.

2.

Đầu thế kỷ 21, tại hải ngoại, có những kẻ lên tiếng đòi VC huỷ bỏ điều 4 hiến pháp VC. Điều 4 hiến pháp VC viết như sau:

“Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật”.

Câu hỏi đuợc đặt ra: khi đòi VC huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp VC, những kẻ đó nghĩ gì và muốn gì?

Phải chăng, họ nghĩ rằng: một khi điều 4 hiến pháp VC bị huỷ bỏ, thì tất cả những điều khoản trong hiến pháp VC-liên quan đến điều 4-đương nhiên bị huỷ bỏ?

Nghĩ như vậy là sai.

Luật hiến pháp thuộc khoa học xã hội (sciences sociales) tức là khoa học về tổ chức và phát triển xã hội. Luật hiến pháp không thuộc loại khoa học chính xác (sciences exactes), tức những ngành khoa học chiụ sự chi phối của toán học, hoặëc khoa học thực nghiệm như y khoa.

Trong khoa học chính xác cũng như trong khoa học thực nghiệm, thì một khi cái gốc đã bị tiêu diệt thì tất cả chi nhánh của cái gốc đó đương nhiên bị tiêu diệt. Thí dụ: khi gốc ung thư phổi được cắt đi kịp thời, thì những mầm ung thư của nó trong thân thể người bệnh đương nhiên sẽ bị tiêu diệt. Thí dụ khác: khi cái đầu của con mực tuộc (octopus) bị đâm thủng, thì 8 cánh tay hút máu (tentacules) của nó đương nhiên bị tê liệt. Tôi nhắc đến con mực tuộc (tiếng Pháp là “pieuvre”), vì liên tưởng đến con “pieuvre” trong cuốn Les Travailleurs De La Mer của Victor Hugo.

Trong khoa học xã hội-nói rõ hơn: trong luật hiến pháp-những hiện tượng đó không xẩy ra. Trong một bản hiến pháp, mỗi điều khoản đều có chỗ đứng riêng của nó. Về thực chất, nó có thể liên hệ với điều khoản gốc, nhưng sự hiện hữu của nó lại không lệ thuộc vào điều khoản gốc. Nói cách khác, nó không đương nhiên bị huỷ bỏ khi điều khoản gốc bị huỷ bỏ.

Trở lại bản hiến pháp của Việt Cộng. Bản hiến pháp này gồm 147 điều khoản, trong đó rải rác hàng chục điều khoản có thực chất liên hệ với điều 4.

Thế nhưng, những điều khoản ấy có sự hiện hữu riêng biệt, không lệ thuộc vào điều 4, nghiã là: không đương nhiên bị huỷ bỏ, khi điều 4 bị huỷ bỏ.

Trên đây, tôi bàn sơ về luật hiến pháp, về điều 4 hiến pháp VC, và về những điều khoản liên hệ.

Câu hỏi của tôi lại được đặt ra.

Khi đòi huỷ bỏ điều 4 hiến pháp Việt Cộng, những nguời đòi hủy bỏ muốn gì?

Phải chăng họ nhìn nhận toàn bộ bản hiến pháp của Việt Cộng, chỉ trừ điều 4?.

Phải chăng họ nhìn nhận lá cờ đỏ sao vàng của Việt Cộng, quy định nơi điều 141 ?(*) Phải chăng họ nhìn nhận bài Tiến Quân Ca, tức quốc ca của Việt Cộng, quy định nơi điều 143 ? (* *)

Phải chăng họ nhìn nhận tính hợp pháp (legality) và tính chánh thống (legitimacy) của quốc hội Việt Cộng, cái quốc hội trước đây đã biểu quyết bản hiến pháp có điều 4, cũng như cái quốc hội sẽ huỷ bỏ điều 4 sau này?

Phải chăng họ nhìn nhận tính hợp pháp và tính chánh thống của bạo quyền Việt Cộng trước đây cũng như bây giờ?

Họ là những ai? ?

Năm 2001, một nhóm phục hưng nào đó lên tiếng đòi huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp VC. Tôi đã im lặng.

Năm 2002 (ngày 20 tháng 10) tại Cali, một bản văn mang tên “Tuyên Ngôn Dân Chủ Việt Nam 2002” được công bố. Bản tuyên ngôn lên án tội ác của đảng CSVN đối với dân tộc và đối với nhân dân VN từ hơn nửa thế kỷ nay.

Nhưng nọc độc nằm ở cái đuôi (in cauda venenum), những người ký tên trên bản tuyên ngôn lại cũng đòi Việt Cộng phải huỷ bỏ điều 4 hiến pháp. Trong những người ký tên, có giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, bên cạnh các ông Trần Thanh Hiệp, Trương Bổn Tài.

3.

Trong vụ mệnh danh “đại hội toàn quân” cuối tháng 9 vưà qua-một đại hội do mặt trận Hoàng Cơ Minh và nhóm tay chân nhớp nhuá của Nguyễn văn Thiệu tổ chức, nhằm đưa tập thể cựu chiến sĩ VNCH hải ngoại vào những mưu đồ phản bội- người ta lại thấy giáo sư Nguyễn Xuân Vinh bên cạnh các ông Lê Minh Đảo, Nguyễn Khắc Bình, Mai Viết Triết.

Tại sao lại “đại hội toàn quân”? Toàn quân là toàn thể quân đội lúc chưa tan hàng. Toàn quân còn bao gồm tất cả anh em quân đội hiện còn sống, trong và ngoài nước. Các ông Lê Minh Đảo, Nguyển Khắc Bình, Mai Viết Triết và mặt trận Hoàng Cơ Minh lấy danh nghĩa gì mà tổ chức “đại hội toàn quân”?.

Tại sao những người đứng ra tổ chức “đại hội toàn quân” lại là các ông Lê Minh Đảo, Mai Viết Triết, Nguyễn Khắc Bình và mặt trận Hoàng Cơ Minh? Họ là những ai? Xin thưa: họ là bọn người mà ai cũng biết. Họ đang làm cái điều mà từ năm 1995 đến nay VC vẫn mong muốn, là: giúp Việt Cộng hoà giải hoà hợp với đồng bào hải ngoại để cô lập cuộc đấu tranh đòi dân chủ tự do của đồng bào trong nước. Đó chỉ là bước đầu.

Tại sao trong cái tập thể mang danh Tập Thể Chiến Sĩ CHVN Hải Ngoại (viết tắt: Tập Thể) do đại hội lập ra, quý vị tướng lãnh lại chỉ được giữ vai phụ (tư vấn và giám sát)?.

Tại sao quý vị tướng lãnh-nhất là quý vị tướng lãnh niên trưởng- lại không được quyền có tiếng nói trong 3 lãnh vực sinh tử của Tập Thể, là: đường lối, lập trường và phương thức đấu tranh?

Tại sao Tập Thể lại gồm cả “thế hệ hậu duệ”? Thế hệ hậu duệ là thế hệ con cháu. Xin hỏi: con cháu cho đến mấy đời? Và xin hỏi: về lập trường quốc gia dân tộc, có gì bảo đảm rằng thế hệ hậu duệ sẽ tiếp nối con đường của các bậc cha anh? Những kẻ tổ chức đại hội toàn quân mưu đồ gì khi “trồng người” và đưa thế hệ hậu duệ vào nằm mai phục trong Tập Thể?

Trên đây, tôi chỉ nêu ra một vài suy nghĩ liên quan đến cái gọi là “đại hội toàn quân”. Nêu ra cho hết, e làm mất thì giờ bạn đọc.

Còn một suy nghĩ khác, tôi muốn nói lên.

Tại sao một người như giáo sư Nguyễn Xuân Vinh lại tham gia cái mệnh danh “đại hội toàn quân”? Chẳng những tham gia, giáo sư còn là chủ tịch cái mệnh danh Hội Đồng Đại Diện Tập Thể CSVNCHHN.

Phải chăng “cặp mắt xanh” năm xưa của Đỗ Mậu đã nhìn thấy rõ chân tướng của giáo sư?

Nguyễn Văn Chức

Houston 22.10.2003

(*) Điều 141 hiến pháp VC : “Quốc kỳ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

(**) Điều 143 hiến pháp VC: “Quốc ca nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của “bài Tiến Quân Ca”.

**, đại tá Mai Viết Triết dai hoi Viet Tan


Đỗ Hoàng Điềm Sinh Hoạt Tại Paris( Việt Tân-Việt gian)

Thứ Năm, ngày 12 tháng 04 năm 2007, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân), đã lần đầu tiên đến sinh hoạt tại Paris, cùng với những khuôn mặt quen thuộc của giới tranh đấu nhiều năm tại Paris như quý ông Nguyễn Phúc Tững, Lê Minh Triết (Văn Phòng Liên Lạc Các Hội Đoàn tại Pháp), ông Trịnh Long Hải, ông bà Bùi Xuân Quang (hội Tương trợ Á Pháp), ông Mai Viết Triết, ông bà ký giả Đoàn Văn Linh, ông Nguyễn Thoan, bà Nguyễn Văn Hảo, ông Nguyễn Đức Tăng, ông bà Mai Đỗ, anh Nguyễn Ngọc Liêm (Hội Thanh Niên Việt Nam tỵ nạn tại Pháp), anh Nguyễn Quang Hưng (hội Thanh thiếu Niên Việt Nam tại Paris), v.v...

JPEG - 123.9 kb
Quang cảnh cuộc tiếp xúc thân mật.
JPEG - 51.5 kb
Ông Đỗ Hoàng Điềm trình bày về tình hình đấu tranh và đất nước.

Chương trình được bắt đầu vào lúc 20 giờ với nghi thức chào cờ QG, mặc niệm, sau đó ông Nguyễn Ngọc Bình, đại diện đảng Việt Tân tại Pháp đã ngỏ lời cám ơn và giới thiệu sơ lược tiểu sử vị tân chủ tịch đảng Việt Tân: ông Đỗ Hoàng Điềm đến từ Hoa Kỳ, sau khi đi công tác tại Âu Châu, ông đã dừng chân tại đây để cùng sinh hoạt gặp gỡ đồng hương Paris.





JPEG - 60.2 kb
Ông Trịnh Long Hải trao đổi quan điểm.








Ông Đỗ Hoàng Điềm ngỏ lời bằng sự cảm tạ sự hiện diện đông đủ trong phòng của gần 70 quan khách, sau đó ông đã mở đầu buổi nói chuyện bằng một câu hỏi: tại sao đảng CSVN vẫn còn thống trị toàn cõi nước Việt Nam sau 32 năm, mặc dù toàn dân ai cũng quá chán ghét chế độ tham nhũng, thối nát, … tại Việt Nam?

JPEG - 56.4 kb
Ký giả Đoàn Văn Linh góp ý.
Kế tiếp ông phân tích những điểm yếu và mạnh của CSVN cũng như của Cộng Đồng VN tỵ nạn Hải Ngoại, và sau đó ông đề nghị những phương pháp có thể thực hiện trong tầm tay mọi người nhằm hỗ trợ cho phong trào tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ tại VN, đặc biệt ông cũng kêu gọi mọi người, nhất là giới trẻ hãy tham gia tích cực trong các đoàn thể, tổ chức đấu tranh để có thể đẩy nhanh công cuộc giải thể đảng CSVN nhanh chóng. Ngoài ra, ông cũng quan tâm đến tình trạng các nhà dân chủ đang bị trù dập, tù đày mà chúng ta cần phải thường xuyên hỗ trợ về mặt vận động Quốc Tế, cũng như giúp đỡ tinh thần và vật chất cho họ và gia đình. Sau đó là phần trao đổi của quan khách với hai phần: những vấn đề liên quan đến công cuộc đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ và những vấn đề liên quan về Đảng Việt Tân. Chương trình được chấm dứt vào lúc 22giờ30 cùng ngày.

No comments:

Post a Comment