Pages/ Tác giả

Thursday, December 10, 2009

Dân oan-Hàng trăm người dân Vĩnh Phúc đập phá trụ sở chính quyền

Dân Vĩnh Phúc đập phá trụ sở xã

Cảnh người dân tụ tập (ảnh của Tiền Phong)

Người dân vẫn tụ tập sau khi cảnh sát vãn hồi trật tự

Báo Việt Nam cho hay lại có thêm một vụ hàng trăm dân kéo tới đập phá, hủy hoại tài liệu và cơ sở Ủy ban nhân dân xã.

Vụ mới nhất này xảy ra trong hai ngày 07/12 và 08/12 tại xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Báo Tiền Phong nói mãi tới trưa thứ Ba 08/12, cảnh sát mới ổn định được tình hình.

Nguyên nhân vụ đập phá trụ sở xã này được nói là do bức xúc về giá điện tăng cao.

Sự việc, theo Tiền Phong, bùng phát vào tối thứ Hai 07/12.

"Khoảng 21h30 phút, hàng trăm người dân xã Nghĩa Hưng kéo đến nhà chủ tịch xã đập phá, ném gạch đá, gây huyên náo cả vùng."

"Sau đó, họ hò hét, rủ nhau lên trụ sở UBND xã đập phá tất cả các cánh cửa, đốt, hủy một bộ máy vi tính, xe máy và đốt nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng của chính quyền địa phương."

Lý do được nói là các hợp tác xã làm dịch vụ cung cấp điện đã nâng giá bán cho người dân cao hơn giá trần do Nhà nước quy định.

Toàn huyện Vĩnh Tường hiện có 30 hợp tác xã làm dịch vụ điện tại 28 xã, thị trấn.

Được biết dân vùng này từng tụ tập vây cổng UBND xã, phá cổng nhà chủ tịch xã, ném gạch đá vào nhà và đánh bị thương ba công an hồi cuối tháng 11 năm ngoái.

Nghiêm trị

Cơ quan chức năng Nghĩa Hưng, Vĩnh Phúc tuyên bố sẽ "xác định rõ lý lịch và hành vi cụ thể của từng đối tượng để nghiêm trị trước pháp luật".

Đây không phải là lần đầu tiên người dân có hành động bột phát phá hoại trụ sở cơ quan công quyền và chống người thi hành công vụ.

Hiện Tòa án tỉnh Đồng Nai đang xét xử 46 người tham gia vụ "gây rối" và đốt trụ sở xã hồi tháng 02/2009.

Hôm 18/02, khoảng 200 người đã kéo tới trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Long Hưng, huyện Long Thành để phản đối việc giải tỏa cho dự án đô thị sinh thái kinh tế Long Hưng.

Đám đông đã tràn vào trụ sở, chiếm toàn bộ tầng trệt, khống chế Chủ tịch và Bí thư Đảng ủy xã, đồng thời chống lại công an bằng gậy, đá, xăng và đốt trụ sở cùng xe của cảnh sát, và bẻ gẫy cột cờ.

Thiệt hại ước tính lên tới 645 triệu đồng.

Trước đó, một vụ khác gây chú ý là vụ đập phá xe mô tô của cảnh sát ngày 02/01/2009 trên quốc lộ 20 từ Đồng Nai đi Đà Lạt.

Hàng nghìn người đổ tới xem khiến giao thông tắc nghẽn nhiều tiếng đồng hồ. Xe cảnh sát bị đập bẹp.

Trong vụ đập phá xe cảnh sát, hồi tháng Bảy tòa án huyện ở Đồng Nai đã xử 13 bị cáo tổng cộng 41 năm tù.


HỒI TRỐNG NGHĨA HƯNG

Phật tử, con chiên xã Nghĩa Hưng
Bất công dồn nén giận bừng bừng
Đứng lên bày tỏ bằng hành động
Đốt phá làm gương... chẳng đặng đừng
Xã ủy một phen xanh máu mặt
Công an ba đứa dập xương lưng
Con đường bạo động trừ tham nhũng
Trống điểm vang từ xã Nghĩa Hưng

HN. 13.12.2009

HỒ CÔNG TÂM

-------------------------

[Tin Quốc Nội - Báo Tuổi Trẻ] 500 Dân Đập Phá UBND Xã, Đốt Hồ Sơ, Đánh Hạ 3 Công An, Đập Phá Máy Điện Toán, Xe Gắn Máy... Vì Bị Cắt Điện 2 Ngày Trước

Báo Tuổi Trẻ và báo Tiền Phong cho biết khoảng 500 người dân đã đập phá trụ sở UBND xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hôm Thứ Ba 8-12-2009. Nghiêm trọng tới mức đập phá máy điện toán, xe gắn máy, đốt hồ sơ giấy tờ, đánh bị thương 3 công an.
Bản tin báo Tuổi Trẻ cho biết, “Theo bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Hưng Phan Văn Hưng, khoảng 20g ngày 7-12, hàng chục người dân bao vây trụ sở UBND xã, gõ trống tập trung lực lượng lên đến 400-500 người yêu cầu UBND xã can thiệp cấp điện lại cho người dân. Do không được đáp ứng, một số người dân dùng gạch đá ném vỡ cửa trụ sở UBND và ném vào nhà chủ tịch UBND xã. Phải mất nhiều giờ lực lượng công an huyện, xã mới vãn hồi được trật tự.
Ngày 8-12, lực lượng công an tỉnh, huyện tiến hành giám định thiệt hại, lấy lời khai các nhân chứng để điều tra, xử lý vụ việc. Nguyên nhân ban đầu được xác định là người dân bị cắt điện từ 9g sáng 6-12 do không nộp tiền điện. Tuy nhiên, cả ông Tân và ông Hưng đều cho biết sự việc không phải chỉ do người dân không chịu nộp tiền điện. Thời gian qua, giữa người dân và Sở Điện lực Vĩnh Phúc có tranh chấp về giá tiền điện theo quy định mới. Do vậy, nhiều người dân không chịu đóng tiền điện các tháng tiếp theo dẫn đến việc bị cắt điện.
Ngay hôm qua, UBND xã Nghĩa Hưng đã xin ý kiến huyện và ứng tiền ngân sách địa phương (29 triệu đồng) nộp tiền điện cho người dân và đến trưa thì cấp điện trở lại.”
Trong khi đó, báo Tiền Phong ghi nhận:
“...Thông tin ban đầu cho hay, do quá bức xúc về việc phải nộp tiền điện cao hơn nhiều lần quy định, khoảng 21h30 phút, ngày 7-12, hàng trăm người dân xã Nghĩa Hưng kéo đến nhà chủ tịch xã đập phá, ném gạch đá, gây huyên náo cả vùng.
Ngay sau đó, họ hò hét, rủ nhau lên trụ sở UBND xã đập phá tất cả các cánh cửa, đốt, hủy một bộ máy vi tính, xe máy và đốt nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng của chính quyền địa phương.
Đến trưa 8-12, mặc dù cơ quan công an đã làm chủ tình hình, phong tỏa khu vực gây rối để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhưng vẫn còn rất đông người dân tụ tập xung quanh.
Được biết, tình trạng vi phạm pháp luật tương tự từng xảy ra tại Nghĩa Hưng trong các ngày 23 và 24-11, hàng trăm người dân đã tụ tập vây cổng UBND xã, phá cổng nhà chủ tịch xã, ném gạch đá vào nhà và đánh bị thương 3 công an.”
Công an cho biết đang điều tra.

Điều kiện tự nhiên


Khu du lịch Tam Đảo
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60km về phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc; phía đông và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam giáp Hà Tây.


Địa hình của tỉnh chủ yếu là trung du và đồng bằng, đồi núi thấp. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4ºC. Vùng núi Tam Đảo khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC, là nơi nghỉ mát lý tưởng của miền Bắc. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch


Hội đền Hạ Lôi
Nền kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây đã dần đi vào ổn định. Năng suất cây trồng khá, chăn nuôi gia súc, thủy sản phát triển ở hầu hết các địa phương của tỉnh.

Thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải... trong đó vùng núi Tam Đảo khí hậu mát mẻ, là nơi nghỉ mát lý tưởng của miền Bắc. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng

Giao thông


Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và tương đối phát triển, có hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt từ Hà Nội đi qua tỉnh đến Lào Cai. Tỉnh là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (Quảng Ninh) và có đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm gần kề ngay sân bay quốc tế Nội Bài, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại.


medium_VN-DapPha.jpg

Hàng trăm người dân tụ tập xung quanh trụ sở xã Nghĩa Hưng trong cơn giận dữ dù có mặt lực lượng công an. (Hình: Báo Tiền Phong)


VĨNH PHÚC - Hàng trăm người dân ở xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, đã đồng loạt dùng gạch đá đập phá trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Xã vào tối ngày 7 và sáng 8 Tháng Mười Hai, 2009.

Báo Tiền Phong cho hay, những nông dân này ngoài việc đập phá trụ sở còn đốt các loại tài liệu, phá hủy nhiều tài sản, mà nguyên nhân chính là họ bị chính quyền ép mua điện với giá quá mắc.

Theo báo Tiền Phong tường thuật, do quá bực tức về việc phải nộp tiền điện cao hơn nhiều lần quy định, khoảng 9 giờ 30 phút tối 7 Tháng Mười Hai, hàng trăm người dân xã Nghĩa Hưng kéo đến nhà chủ tịch xã đập phá, ném gạch đá, gây huyên náo cả vùng.

“Ngay sau đó, họ hò hét, rủ nhau lên trụ sở ủy ban xã đập phá tất cả các cánh cửa, đốt, hủy một bộ máy vi tính, xe máy và đốt nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng của chính quyền địa phương.”

Cho đến trưa ngày 8 Tháng Mười Hai, mặc dù công an đã đến và can thiệp nhưng vẫn còn rất đông người dân tụ tập xung quanh.

Trước đó trong các ngày 23 và 24 Tháng Mười Một, cũng tại xã Nghĩa Hưng, hàng trăm người dân đã tụ tập vây cổng ủy ban xã, phá cổng nhà chủ tịch xã, ném gạch đá vào nhà và đánh bị thương 3 công an.

Vẫn theo báo Tiền Phong, người dân bực tức bởi vì giá bán điện của nhà nước là 700 đồng/kwh, nhưng nhà cầm quyền địa phương đã bắt người dân phải trả 866.7 đồng/kwh.

Bất bình trước việc tự ý tăng giá điện, nhiều người dân ở xã Ðại Ðồng cùng một số địa phương khác thuộc huyện Vĩnh Tường đã khiếu nại lên ủy ban tỉnh. Sau đó một số người dân ở các xã Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến... đồng loạt kêu kiện và không đóng tiền điện nữa.

Chính vì người dân không chịu đóng tiền điện với giá quá mắc, nhà cầm quyền địa phương đã cúp điện và việc này “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và nhiều hoạt động khác trong đời sống người dân.”

Vụ bạo động nổ ra chưa thấy cơ quan nào hay nhà cầm quyền địa phương đứng ra nhận lỗi, tuy nhiên công an đã đòi “nghiêm trị.”

Báo Tiền Phong dẫn lời Vũ Trung Hưng - phó trưởng phòng Ðiều Tra Tội Phạm về trật tự xã hội công an tỉnh Vĩnh Phúc, nói rằng, “Việc tự ý tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng, cố ý hủy hoại tài sản của cá nhân, tập thể, tổ chức là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật, gây bất bình và tạo ra những ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội.”

Ðây không phải là lần đầu tiên những người nông dân nổi giận đập phá trụ sở của nhà cầm quyền địa phương.

Hôm 18 Tháng Hai, năm 2009, một vụ tương tự đã xảy ra tại xã Long Hưng, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai khi hơn 200 người dân đốt trụ sở của chính quyền xã khi họ phản đối dự án xây dựng khu đô thị Long Hưng.

Người dân cho rằng họ bị cướp đất bằng cách nhà nước mua với giá rẻ mạt sau đó bán cho các nhà đầu tư với giá cao gấp nhiều lần.

Ðám đông đã tràn vào trụ sở, chiếm toàn bộ tầng trệt, khống chế chủ tịch và bí thư đảng ủy xã, đồng thời chống lại công an bằng gậy, đá, xăng và đốt trụ sở cùng xe của cảnh sát, và bẻ gẫy cột cờ.

Hiện nay tòa án tỉnh Ðồng Nai đang mang ra tòa 46 người bị khép tội gây rối.

Trước đó, tại quốc lộ 20 từ Sài Gòn đi Ðà Lạt hôm 2 Tháng Giêng, 2009, hàng trăm người dân đã tấn công và đập phá xe của cảnh sát và trong phiên tòa hồi Tháng Bảy vừa qua, 13 người đã bị xử án tổng cộng 41 năm tù.

No comments:

Post a Comment