Pages/ Tác giả

Sunday, December 13, 2009

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền-Văn Nghệ Hay Văn Công?








Văn Nghệ Hay Văn Công?

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Quý độc giả đã đọc qua bài viết của Tác giả Nam Nhân: Điểm yếu của chúng ta: Văn Nghệ. Song tôi phải xin phép Tác giả Nam Nhân, để được trích lại một đoạn như sau:

« Nêu chuyện này lên, Nam Nhân tôi chỉ có một ước mong duy nhất, là nếu chúng ta vẫn còn nghĩ đến tương lai của đất nước và dân tộc Việt Nam, thì hãy tẩy chay những kẻ ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản. Hãy nhớ bài học vì sao chúng ta phải lưu vong tỵ nạn. Hãy nhớ đến trong cuộc vượt biên, mà một phần ba trong chúng ta đã không có cái may mắn để tới được bến bờ tự do, mà phải mượn bụng cá làm mồ chôn.

Quý vị nghĩ gì, khi đọc những dòng tin và những tấm hình của những người trong cộng đồng người Việt tỵ nạn Việt-gian- cộng-sản trong từ hơn hai mươi năm về trước, đến nay vẫn còn ôm ấp chút hy vọng, dù chỉ mong manh, kêu cứu mọi người tìm giúp con em của họ còn bị thất lạc trên đường vượt biên tỵ nạn.

Hãy nhổ vào mặt những kẻ lưu manh làm nghề con buôn văn nghệ. Hãy tẩy chay những kẻ không phải là nghệ sĩ, mà chúng chỉ là lũ « xướng ca vô loài » mà cha ông chúng ta đã cảnh báo ».

Những gì đáng nói, thì Tác giả Nam Nhân đã nói, nên thiết tưởng tôi có nói thêm, thì cũng bằng thừa. Nhưng tôi cũng xin được viết ra về những gì mà tôi đã có được bằng chứng trong tay, song chưa hề được đưa ra ánh sáng, vì đáng lẽ nó đã được đưa lên mặt báo Văn Nghệ Tiền Phong, song tiếc rằng Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng đã ra đi, khi ông đang chuẩn bị để đón mừng Đại lễ Giáng Sinh, vì thế, hôm nay, mới được đưa ra, để cho mọi người được biết.

Tôi vốn là một con người luôn luôn trân trọng quá khứ, mà quan trọng nhất là những trang sử vàng son, hào hùng của Dân Tộc Việt Nam, với bao chiến công lẫy lừng, hiển hách: Chúng ta đã có Hai Bà Trưng, Bà Triệu, có Đức Thánh Trần Hưng Đạo, đã từng ba lần đánh bại Nguyên-Mông.

Vậy, xin mọi người hãy trở về với một thời thơ ấu, để hồi tưởng lại một bài học thuộc lòng, đã được viết về chiến công của Ngô Quyền, của một thời Tiểu học:

« Mộ binh từ đất Ái Châu,

Kéo ra ngoài Bắc, lấy đầu quân gian.

Quân nhà Nam Hán vừa sang,

Liền thua trên Bạch Đằng Giang tan tành.

Máu đào loang mặt nước xanh,

Bao nhiêu gỗ nhọn, biến thanh rừng gươm.

Ngàn thu còn mãi tiếng thơm,

Thời kỳ tự chủ mở đường từ đây ».

Lịch sử Việt Nam đã lưu danh một trận thủy táng của quân Tầu, mà khi đọc lại bài học thuộc lòng năm cũ, chắc trong chúng ta đều vẫn còn thấy bồi hồi về một Bạch Đằng Giang, mà sau đó cũng là một Bạch Đằng Giang của Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Và biết đâu, sau này chúng ta cũng sẽ có thêm một trận chiến « Bạch Đằng Giang » khác, để chúng ta sẽ xóa sạch bóng của bọn giặc Tầu, là kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc.

Chúng ta hãy cùng nhau ngưỡng vọng về những trang sử hào hùng xưa. Đồng thời, chúng ta cũng đừng quên rằng, cuộc chiến của Quân-Dân miền Nam Tự Do, là một cuộc chiến rạng ngời Chính Nghĩa, với hình ảnh của những người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa trên khắp bốn vùng chiến thuật, các anh đã từng trải qua với vô số những gian lao, hiểm nguy, cận kề với cái chết, có những người chiến sĩ đã vĩnh viễn bỏ mình nơi chiến địa, và đã có không biết bao nhiêu người đã phải hy sinh một phần thân thể, để bảo vệ đồng bào, và bảo vệ miền Nam tự do ;để thấy rằng, chỉ có những tên văn công Đỏ như Nguyễn Ngọc Ngạn mới dám lớn tiếng trên B.40: « Mẹ », là: « Cuộc chiến cũ đã đi vào tiền kiếp ».

Kính mời quý độc giả hãy đọc những dòng này của Tác giả Gàn Bát Sách, trên Văn Nghệ Tiền Phong số 548, từ ngày 16 đến 30 tháng 11 năm 1998, nơi trang số 18, như sau:

« Hình ảnh hạt lúa đỏ ở cuốn băng B.40, sặc mùi Việt cộng. Nhưng Việt cộng chả lẽ ngu đến nỗi lại dàn dựng lộ liễu để bà con phát giác dễ như vậy sao? Xin nhắc lại, là Việt cộng thủ đoạn ghê gớm lắm. Bằng chứng là chúng đã gài được Huỳnh Văn Trọng làm cố vấn cho ông Thiệu mà phải nhiều năm sau chúng ta mới biết.

Chuyện ông Ngạn nhận lỗi mà người ta vẫn không tha cho ông ấy, bởi vì ông ấy thiếu thành khẩn. sự thành khẩn là một điều cần thiết để được tha thứ. Đã nhận lỗi thì phải: « Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Còn như nói: « Kể ra thì cũng có lỗi đấy, tuy nhiên … tuy nhiên … » nghĩa là tạm nhận lỗi nhưng cứ cố gắng cãi chầy cãi cối để chạy lỗi của mình thì không ai chấp nhận được. Còn cái chuyện ông Ngạn có theo Việt cộng không, thì ở đời có nhiều chuyện bất ngờ lắm. Chống cộng quyết liệt đã mấy ai bằng ông Nguyễn Cao Kỳ. Thế mà ông Kỳ đã thay đổi lập trường lộ liễu và trắng trợn ra sao thì mọi người đều biết.

Đem hạt lúa Đỏ vào cuốn băng là có chủ đích đề cao và tuyền truyền cho Việt cộng. Mục đích rõ ràng, lộ liễu, đâu có cần giấu diếm.

Chuyện thâu hồi lại cuốn băng và trả tiền lại cho người mua, chỉ là chuyện giả tưởng. Đừng hy vọng họ biết liêm sỉ mà thâu hồi cuốn băng và trả lại tiền, vì nếu họ còn một chút liêm sỉ, thì họ đâu nỡ làm một cuốn băng tồi tệ và vô liêm sỉ đến như vậy ».

Và Tác giả Gàn Bát Sách đã từng kết luận:

« Cái tiền kiếp của Nguyễn Ngọc Ngạn, là Kiếp Làm Tiền ».

Cuối cùng Tác giả Gàn Bát Sach đã viết:

« cuốn băng Thúy Nga phát hành sau B.40 vẫn bán chạy thì đó cũng là một hiện tượng đáng buồn, chứng tỏ tinh thần chống cộng của bà con có phần sút giảm, và thiếu đoàn kết để bảo vệ được nhau. Với tinh thần chống cộng lơ là, với sự chia rẽ càng ngày càng gia tăng, làm sao mà giải phóng quê hương khỏi bàn tay của cộng sản bạo tàn? ».

Chúng ta hãy suy gẫm về những dòng của Tác giả Giàn Bát Sách. Vậy, chúng ta « Hãy nhổ vào mặt những kẻ lưu manh làm nghề con buôn văn nghệ » như Tác giả Nam Nhân đã viết.

Ngày xưa còn bé, tôi đã nghe nói đến bọn « thương nữ ». Nhưng hôm nay, với hoàn cảnh lưu vong tỵ nạn Việt-gian-cộng-sản của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, thì không phải chỉ có « nữ » hay « nam » mà đã đều có cả hai thứ « giống » này, nên tôi xin được đổi lại cho đủ bộ âm-dương đối với một số «thương » đã từng phản bội như sau:

« Ca sĩ bất tri vong quốc hận,

Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa ».

Bởi chính bọn này, đã từng được sự ưu ái của đồng hương, để chúng có được những “chiếc áo gấm” như ngày nay, để rồi cả lũ, chúng đã “Y cẩm quy cố hương” để tiếp tay cho giặc, với nhiều mỹ từ như “từ thiện” và “cứu trợ bão lụt”, mà như chúng ta đã thấy, thật sự là có những “cái” ca sĩ GIÀ đã về tại Sài Gòn để làm đám cưới ở nhà hàng, hoặc để du dương với mấy anh chồng nhí. Với lũ này, thì chúng ta phải tặng cho chúng bằng một “danh hiệu” cho đích đáng: “Thương nữ bất tri vong quốc hận”.

Chúng ta cũng cần phải biết rằng, trong cuộc chiến hào hùng xưa, của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, là một cuộc chiến rạng ngời Chính Nghĩa, để bảo vệ tự do. Nhưng tiếc thay, vì thờ ơ, nên chúng ta cũng đã từng bị những thành phần văn công Đỏ dưới danh nghĩa là văn nghệ, chính những thành phần này, chúng đã từng đâm từ phía sau lưng của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa bằng những nhát dao sắc, nhọn cho đến khi chí tử, để rồi sau ngày nước mất nhà tan: 30-4-1975, khi thức tỉnh ra thì đã quá muộn màng!

Trở lại với những điều mà tôi đã được biết và đã có bằng chứng về những thành phần mà một thời đã từng được chúng ta dành cho quá nhiều ưu ái. Tôi cũng biết trước, là khi đưa ra cái danh sách này, chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người một nỗi thất vọng nặng nề về những “thần tượng” của mình. Song tôi vốn là một con người suốt đời luôn khắc ghi những lời của học giả Nguyễn Trường Tộ:

“Biết mà không nói là bất lương”.

Chính vì thế, mà nhân đây, tôi xin trích nguyên văn một danh sách của những thành phần “văn nghệ sĩ” mà đã từng nằm trong cái gọi là “Mặt trận Giải phóng miền Nam” của cộng sản Hà Nội, như sau:

“ Ban Chấp Hành Trung Ương Lực Lượng Bảo Vệ Văn Hóa Dân Tộc:”

Chủ tịch danh dự:

- Quý ông: Dương Minh Thới, giáo sư.

- Á Nam Trần Tuấn Khải, thi sĩ (Chủ tịch Hiệp hội Văn học nghệ thuật).

Ban Chủ Tịch:

- Chủ tịch ban chủ tịch: Lê Văn Giáp, giáo sư.

Quý ông bà:

- Vi Huyền Đắc, văn sĩ (Phó chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam).

- Nghiêm Thẩm, giáo sư Đại học (Tổng thư ký hội nghiên cứu, liên lạc Văn hóa Á châu).

- Soạn giả Trần Hữu Trang, (Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng, Ủy viên Trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam).

- Nguyễn Thị Thơ: Giám đốc Đoàn Thanh Minh Thanh Nga.

- Thu An, Soạn giả (Giám đốc Đoàn Hương Mùa Thu)

- Bùi Chánh Thời, Luật gia (Tổng thư ký Hội đồng bảo vệ tinh thần thanh thiếu niên.

- Lê Hữu Phước, Luật gia, đạo diễn (Tổng thư ký Hội điện ảnh Việt Nam)

- Nguyễn Hữu Ba, giáo sư Quốc gia Âm nhạc, Đại học Vạn Hạnh (Ủy viên văn mỹ nghệ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)

- Bửu Cầm, giáo sư Đại học Văn khoa Vạn Hạnh.

- Đại đức Thích Thiện Ân, giáo sư đại học (Khoa trưởng Phân khoa khoa học nhân văn, Đại học Hạnh)

- Đại đức Thích Giác Nguyện, giảng sư Phật giáo.

- Đào Đăng Vỹ, giáo sư (Vụ trưởng văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)

- Nguyễn Phụng, giáo sư (thanh tra Âm nhạc học vụ)

- Thiên Giang, văn sĩ (Hội Bạn trẻ em Việt Nam)

- Bình Nguyên Lộc, văn sĩ.

- Ba Vân, kịch sĩ (Hội ái hữu nghệ sĩ)

- Duy Lân, kịch sĩ (Hội ái hữu nghệ sĩ)

- Ký Ninh, ký giả (Tổng thư ký Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt)

- Đông Hồ, thi sĩ.

- Thiếu Sơn, thi sĩ

- Thẩm Oánh, nhạc sĩ

- Nguyễn Văn Long, họa sĩ (nguyên giám đốc trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định)

- Nguyễn Cao Đàm, nhiếp ảnh gia (Phó chủ tịch hội nhiếp ảnh Việt Nam)

- Trần Cao Lĩnh, nhiếp ảnh gia (Phó chủ tịch hội nhiếp ảnh Việt Nam)

- Đông Xuyên, thi sĩ

- Lữ Phương, văn sĩ

- Thẩm Thệ Hà, văn sĩ

- Hà Huy Hà, thi sĩ

- Thanh Lễ, giám đốc xưởng mỹ nghệ.

- Hoàng Trọng miên, giáo sư kịch nghệ.

- Võ Đình Cường, văn sĩ.

- Hồ Hải, nhà xuất bản

- Thanh Nga, kịch sĩ

- Vân Trang, văn sĩ

- Thu Nga, thi sĩ

- Hà Kiều, thi sĩ

- Tô Nguyệt Đình, văn sĩ

- Tú Duyên, họa sĩ

- Phan Du, văn sĩ

- Mặc Giao, văn sĩ

- Nguyễn Đăng Thục, giáo sư Đại hoc Văn khoa, và Vạn Hạnh (Chủ tịch hội nghiên cứu liên lạc Văn hóa Á châu).

- Nguyễn Khắc Kham, giáo sư.

- Vương Hồng Sển, giáo sư

- Lê Ngọc Trụ, Giám đốc Viện khảo cổ.

- Lê Văn Hảo, giáo sư Đại học, Tiến sĩ dân tộc học.

Ngoài ra, còn có sự cố vấn đặc biệt của nhạc sĩ Hoàng Việt, tức nhạc sĩ Lê Trực tác giả của bản nhạc “Tiếng còi trong sương đêm” mà chúng ta thường nghe ca sĩ Thanh Thúy đã hát nhiều nhất, và sau đó còn nhiều ca sĩ khác cũng đã hát.

Nhạc sĩ Lê Trực, tức Hoàng Việt sinh ngày 28-2-1928 tại Chợ Lớn, quê nội ở Phước Lễ, Bà Rịa, quê ngoại ở xã An Hữu, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Năm 1954, Hoàng Việt tập kết ra Bắc, nhưng sau khi đã du học tại Bulgarie, thì Hoàng việt đã hồi kết, vào miền Nam Hoàng Việt còn có thêm bút hiệu Lê Quỳnh, và đã chết vào ngày 31-12-1967. Hoàng Việt đã viết những bài: Tiếng còi trong sương đêm, Biệt đô thành, Lên ngàn, Lá xanh, Nhạc rừng, Giao hưởng quê hương… v…v… đặc biệt là bài: Tình Ca, bài này đã được trình bày vừa qua ở phần kết thúc chương trình của: “Đại Hội Đại Biểu Việt Kiều Toàn Thế Giới Lần Đầu Tiên” là kết quả của “Lời kêu gọi số 3, của Tháng năm Bất tuân Dân sự” của Hòa thượng Thích Quảng Độ: Đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tức Ấn Quang, vào ngày 24-11-2009, tại Hà Nội.

Quý độc giả, đã được biết qua về những kẻ đã tham gia vào cái gọi là: “Ban Chấp Hành Trung Ương Bảo Vệ Văn Hóa Dân Tộc của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam” của cộng sản Hà Nội”. Vậy, xin tất cả những người Việt đang lưu vong tỵ nạn Việt-gian cộng-sản, hãy cùng nhau cảnh giác trước những thành phần ăn cơm Quốc Gia nhưng thờ ma cộng sản trước đây, và hiện nay, tại hải ngoại, bọn Việt-gian-cộng-sản cũng đã và đang ra sức hình thành một “ Lực lượng” tương tự như vậy, trong những thành phần “văn nghệ sĩ”. Và cuối cùng tôi xin nhắc lại những lời của Tác giả Nam Nhân đã viết:

“Hãy nhổ vào mặt những kẻ lưu manh làm nghề buôn bán văn nghệ. Hãy tẩy chay những kẻ không phải là nghệ sĩ, mà chúng chỉ là lũ “xướng ca vô loài” như cha ông chúng ta đã từng cảnh báo”. Bởi lũ này, không phải là những thành phần văn nghệ sĩ, mà thực chất của chúng là một lũ Văn-Công của việt-gian-cộng sản. Đồng thời, chúng ta cũng quyết tâm phải tẩy chay những tên đã lợi dụng lòng tin của nhiều người, để rồi cuối cùng chúng cũng rơi cái mặt nạ vô liêm sỉ, bởi đã phản bội lòng tin của những người yêu ngước chân chính, và đã hiện nguyên hình là những tên hèn hạ, khi đã bán rẻ lương tri, để đi làm tay sai cho việt-gian-cộng-sản.

12-12-2009

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền.




No comments:

Post a Comment