Pages/ Tác giả

Thursday, December 17, 2009

DLHTN- ĐỂ ĐƯỢC SỰ THẬT GIẢI THOÁT

ĐỂ ĐƯỢC SỰ THẬT GIẢI THOÁT


Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Vấn đề “đấu đá” bằng keyboard giữa nhà văn Kiêm Ái (KA) Lê Văn Ấn và chúng tôi, Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất, xẩy ra khá lâu rồi và những tưởng đã chấm dứt. Không ngờ đến bây giờ vẫn còn dội lại cú aftermath dữ dội từ nhà văn chủ báo Trần Phong Vũ (TPV). Ngay sau khi tôi nhận được bài phản biện của nhà văn TPV trực tiếp gởi cho tôi, tôi còn nhận được bản Forward từ nhà văn Phạm Quang Trình, từ nhà văn KA cùng với lời giới thiệu. Và đặc biệt nhà báo Nam Nhân có gởi cho tôi một lá thư ngỏ khuyên tôi không nên trả lời các ông TPV và KA nữa.

Trước hết, tôi xin thành thực cám ơn anh Phạm Quang Trình đã quan tâm đến vấn đề và gởi bài phản biện của ông TPV cho tôi đọc. Sau nữa tôi cũng xin chân thành cám ơn anh Nam Nhân đã dành cho tôi một lời khuyên can chân tình, và xin đừng cho rằng tôi đang trả lời các ông TPV và KA. Không, tôi vẫn trân trọng lời khuyên quí báu của anh. Bài viết này mục đích là để cầu mong được sự thật giải thoát cho mà thôi. Người cầu mong được sự thật giải thoát trước hết là tôi, Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất, bởi vì trong bài phản biện của ông TPV chứa đựng nhiều điều dối trá và ngụy biện. Mấy dòng giới thiệu của nhà văn KA cũng hàm chứa kết luận tôi đuối lý nên chạy làng, nghĩa là không đúng với sự thật. Chỉ có sự thật mới giải thoát được anh em, đó là tôn chỉ viết văn, làm báo của ông TPV. Ông TPV muốn áp đặt sự thật của riêng ông trên người khác là điều trái với tôn chỉ làm báo của ông. Tôi xin nương theo đó mà làm theo thôi.

Câu hỏi đặt ra là sự thật trong bài phản biện của ông TPV là gì, và tôi xin được trả lời. Nhưng để tránh dài dòng làm phiền quí bạn đọc, tôi xin được miễn nhắc lại những sự việc cũng như các bài viết trước đây, mà xin đi thẳng vào từng điểm trong bài phản biện của ông TPV mà sự thật cần phải được làm sáng tỏ.

1. Vấn đề ông Thằng Hèn Tô Hải

(Trích phản biện của ông TPV): “… đề cập việc DĐGD đăng bài minh xác của bà Tô Ánh Tuyết về nguồn tin nói rằng anh ruột bà là nhạc sĩ Tô Hải, tác giả Hồi Ký của Một Thằng Hèn, đã có hành vi “đập phá” phần mộ thân phụ ông, trong khi không đăng bài của anh! Sau đây là câu trả lời của tôi:

1/ Xin nói thật và nói thẳng: tôi cũng như tòa soạn DĐGD không hề nhận được bài “Bức Chân Dung Tự Họa” của anh.

Đấy là sự thật 100%. Nếu anh hoài nghi là quyền của anh.

2/ Có điều tôi cần nói rõ để anh hay: tôi là người cùng nhà văn Uyên Thao và một số văn hữu chủ trương tủ sách Tiếng Quê Hương. Vì thế khi chọn Hồi Ký của Một Thằng Hèn của nhạc sĩ Tô Hải để giới thiệu với độc giả hải ngoại, chúng tôi đánh giả cao nội dung tác phẩm, và dĩ nhiên cũng đánh giá cao nhân cách, lập trường và thái độ của tác giả. Cũng vì thế khi nhận được lá thư của bà Tô Ánh Tuyết, BBT/DĐGD đã quyết định đăng trên số 92 phát hành tháng 02-09. Lá thư cũng được tác giả phổ biến rộng rãi trên ĐCV Online và nhiều điễn đàn khác.

Cho nên tôi xin nói rõ, không quanh co, úp mở rằng: giả dụ hồi ấy nhận được bài viết của anh gửi DĐGD tôi cũng sẽ không đăng, chỉ khác một điều là chúng tôi sẽ thẳng thắn trả lời anh ngay trên mặt báo về quyết định chẳng đặng đừng này. Tại sao? Xin trả lời: cũng như nhóm chủ trương tủ sách TQH, tôi tin ở nhân cách của tác giả cuốn Hồi Ký, từ đấy cũng chia sẻ những luận điểm trong lá thư của bà Tô Ánh Tuyết.

Sau khi thận trọng tìm hiểu thêm, chúng tôi nghĩ những gì bà Tuyết trình bày trong lá thư của bà không phải là “nửa sự thật” mà là “những sự thật toàn vẹn”.

Anh và những vị không đồng ý với những suy nghĩ và cách đánh giá của chúng tôi là quyền riêng của mỗi người. Đấy cũng là lý do chúng tôi đã quyết định không tranh biện với bất cứ ai có quan điểm khác. Dĩ nhiên những gì tôi đang viết cho anh hôm nay là một ngoại lệ.” (hết trích).


Dưới đây là những sự thật trong trích đoạn trên cần được làm sáng tỏ.

a/ Ông TPV khẳng định rằng tòa soạn DĐGD không nhận được email tôi gởi yêu cầu đăng lá thư trả lời bà Tô Ánh Tuyết. Vấn đề này tôi xin nhờ đến ông Phạm Tất Hanh, thư ký tòa soạn DĐGD làm chứng. Ông Hanh là người có tiếng đạo đức, có dám thề làm chứng là tòa soạn nguyệt san DĐGD không nhận được email của tôi không? Tôi sẽ tin lời ông nếu ông dám thề. Bằng không, nếu tôi trách Server làm việc không nên thân thì đó là chuyện bất công. Việc chuyển email nếu có gặp trực trặc thì bao giờ Server cũng báo cho người gởi biết. Tôi không nhận được thông báo gì. Đây là sự thật. Chỉ có những ai không từng biết sử dụng computer mới tin được lời phủ nhận của ông TPV là sự thật. Nhưng thôi đấy là chuyện nhỏ.


b/ Ông TPV đánh giá cao ông Tô Hải (TH) về nhân cách, lập trường, và thái độ. Như thế ngược lại có nghĩa là ông cũng mặc nhiên đánh giá những người phê phán ông TH như tôi là thấp kém về nhân cách, lập trường, và thái độ. Ông thằng hèn TH có nhân cách, lập trường và thái độ vì đã viết sách cho ông TPV in và bán. Nhưng khi lấy bài viết của tôi đăng báo để bán thì ông TPV lại kể tôi là kẻ thiếu nhân cách, lập trường, và thái độ. Đây là sự thật. Một thằng lính già 10 năm quân ngũ như kẻ hèn này, đi tù 7 năm, bây giờ về già vẫn còn giang thân chiến đấu chống cộng lại bị ông TPV đánh giá còn thua cả một tên CS suốt đời phục vụ đảng làm hại đất nước và dân tộc, lúc gần xuống lỗ còn thả dê bậỵ, sợ bị khai trừ, như chó cùng đường mới quay lại cắn chủ. Đây là sự thật. Mà thua về tiền bạc, thua sự giầu sang, hay thua cái gì cũng được đi. Đàng này lại thua về nhân cách, về lập trường và về thái độ (?) mới là một sỉ nhục to lớn. Tôi không dám tự phụ về nhân cách của mình, để xin để quí bạn đọc tìm hiểu và nhận định. Nhưng về điểm lập trường chống cộng, về thái độ xử thế, thằng lính già như tôi bị đánh gía còn thua một tên CS khi sắp xuống lỗ mới chơi trò phản tỉnh cuội thì cảm thấy nhục nhã vô cùng. Một hiện tượng thông thường đang xẩy ra chung quanh chúng ta là những tên CS suốt đời giết dân hại nước, chỉ cần hô lên vài tiếng chửi đảng vô thưởng vô phạt thì được vinh danh là nhà ái quốc, là chiến sĩ dân chủ, chết còn được phân ưu gởi đến tận nhà, được quì lậy xì xụp trước di ảnh v.v. Trong khi những người cống hiến cả tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc thì lại bị coi là cực đoan, quá khích, đại đa số chết đi trong âm thầm lặng lẽ. Những kẻ đang thờ giặc, quay lưng lại với người lính đó chính là những kẻ xưa kia được người lính sống chết bảo vệ.

Do sự việc ông TPV đề cao tên VGCS thằng hèn TH là con người có nhân cách, có lập trường, và có thái độ, cùng với những sự kiện như trung ương đảng Việt Tân ca ngợi Nguyễn Hộ là nhà aí quốc, Hoàng Duy Hùng tôn xung Hoàng Minh Chính là chiến sĩ dân chủ v.v., chúng ta có quyền suy ra rằng những người phê phán những tên phản tỉnh cuội như Bùi Tín, thằng hèn TH, Hoàng Minh Chính v.v. đều là những con người thiếu nhân cách, không có lập trường và thái độ; hơn nữa, những anh hùng liệt sĩ của chúng ta như TT Nguyễn Khoa Nam, TT Lê Nguyên Hưng, ĐT Hồ Ngọc Cẩn v.v. là những kẻ phản quốc; và nói chung, tất cả những người đang chiến đấu chống lại VGCS hiện nay đều là những kẻ phản dân chủ, là cực đoan, là quá khích. Từ cơ sở lý luận đó, chúng tôi quan ngại cảnh giác cộng đồng tỵ nạn rằng, bọn Việt Tân và những kẻ theo đuôi chúng đang ra sức chối bỏ, phủ nhận, bôi bẩn, và hạ nhục QLVNCH, và nói chung, tất cả các chiến sĩ quốc gia chống cộng để được VGCS cho phép bắt tay hòa hợp với chúng.

c/ Ông TPV xác quyết những gì bà Tô Ánh Tuyết (TAT) viết trong thư đã là sự thật toàn vẹn. Cũng như trên, điều đó có nghĩa là lá thư tôi yêu cầu DĐGD đăng trả lời bà TAT là dối trá. Do đó ông TPV khẳng định thêm: có nhận được thư của tôi cũng sẽ không đăng, vì nhân cách, lập trường, và thái độ của thằng hèn TH đủ bảo đảm để khẳng định “lời bà Tuyết” là sự thật rồi. Đó là sự thật. Sự thật ở đây là cái gì thì tôi tin mọi người đã thấy rõ, đó là sự thật của những kẻ suốt đời lưu manh, nói dối như cuội. Tôi khỏi cần dài dòng. Cũng nhờ chuyện này mà tôi hiểu rõ hơn về con người ông TPV. Tôi có vài người bạn thân thiết trong nhóm DĐGD trước kia đã nói cho biết về ông TPV và sự sang tay tờ báo DĐGD như thế nào. Tôi chỉ nghe và để tâm suy nghiệm. Nay thì sự thật đã được chứng minh cụ thể rồi.


2. Vấn đề in sách cho cha Lợi

(Trích): “Đọc qua trình thuật của anh trong trích đoạn này, tôi thấy hai lần anh nhắc tới câu hỏi được đặt ra cho ông Chinh Nguyên: “Tại sao cha Lợi không giao cho tôi mà giao cho anh?” Chưa kể câu “vẫn lại bị từ chối bằng câu hỏi ngược như trên” liền sau đó mà ai cũng hiểu là anh gián tiếp nhắc lại cùng một câu hỏi. Người đọc không chú ý và thận trọng đủ có thể ngộ nhận người đặt câu hỏi trong cả ba lần là tôi, trong khi nói một cách ngay tình chỉ trong lần hỏi thứ ba anh mới thực sự gán ghép cho tôi (vì câu hỏi lần thứ nhất –có thể cả khi nhắc lại gián tiếp câu hỏi lần hai đã được anh quy cho “những nhân vật chống cộng ở đây.” ‘Ở đây’ theo tôi hiểu là ở San Jose , nơi anh cư ngụ).

Tại sao tôi nghĩ là có thể gây ngộ nhận cho người đọc? Giản dị vì trong câu hỏi ai cũng hiểu là người hỏi nếu không thân tình thì cũng quen biết nhiều với cha Lợi, trong khi chỉ ít giòng sau đó anh viết: “Cũng nên biết rằng phần đông giới công giáo tỵ nạn xem ông Trần Phong Vũ như là cánh tay nối dài của Lm Phan Văn Lợi ở hải ngoại này.” Trong trường hợp thận trọng đủ để nhận ra ba câu hỏi trên đây là do hai hoặc ba người khác nhau đặt ra với ông Chinh Nguyên thì người đọc lại bị rơi vào một vấn nạn kế tiếp khó tìm được câu trả lời: đó là căn do nào lại khiến ba người (hoặc ít nhất là hai, kẻ ở nam CA, người ở Bắc CA) lại có cùng một câu hỏi giống nhau từng chữ đến thế? Dù sao chuyện này cũng không quá quan trọng để phải dừng lại lâu hơn.

Bây giờ trở lại nội dung chính của vấn đề trong trích đoạn, tôi xin minh xác:

1/ Đúng như điều anh kể lại: ông Chinh Nguyên có kêu điện thoại và yêu cầu tôi cùng ông tổ chức buổi ra mắt hai tác phẩm do cha Lợi trao tận tay cho ông để in và phát hành ở hải ngoại. Tôi không nhớ đích xác ngày giờ nào, nhưng lời yêu cầu này đến với tôi khoảng một tuần sau ngày có buổi sinh hoạt giới thiệu tác phẩm “Viết Từ Hang Đá” của nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy ở phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt mà cá nhân tôi may mắn hiện diện. Những chuyện đôi co dai dẳng được tung lên NET liên quan tới vấn đề tiền bạc chung quanh vụ này lúc ấy ra sao, bà con ở nam và bắc CA đều đã rõ, tôi không cần nhắc lại. Cũng may là sau đó dường như nội vụ đã được giải quyết.

Giữa anh và ông Chinh Nguyen đã trao đổi với nhau thế nào về chuyện này không phải là điều tôi quan tâm. Nhưng điều anh gán vào miệng tôi câu hỏi“Tại sao cha Lợi không…?” mà theo anh, trước đó đã có “những nhân vật chống cộng ở đây” đặt ra với ông Chinh Nguyên y hệt như thế không sai một chữ (!?), chỉ khiến tôi kinh ngạc và không khỏi buồn cho tình đời điên đảo mà tuyệt nhiên không phẫn nộ.

Những người ít hiểu biết nhất cũng nhận ra đấy là một câu hỏi ngờ nghệch, trẻ con nếu không muốn nói là thiếu lễ nhượng, thật khó tin có thể thốt ra từ cửa miệng một người để hạch hỏi một nhân vật chưa hề quen biết, lần đầu tiên kêu điện thoại cho mình!

2/ Đến đây, vấn đề then chốt cần giải tỏa: bởi nguyên do nào khiến tôi phải miễn cưỡng khước từ lời yêu cầu của ông Chinh Nguyen? Xin trả lời:

a/ Lý do đầu tiên là vì tôi chưa hề thấy “mặt mũi” hai cuốn sách ra sao và nhất là không rõ chuyện LM Lợi giao cho ông Chinh Nguyen in và phổ biến sách thực hư thế nào. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe nói tới và cũng lần thứ nhất được ông Chinh Nguyen kêu điện thoại nói chuyện. Ở vào hoàn cảnh tương tự, với tinh thần trách nhiệm và thái độ thận trọng tối thiểu, hẳn rằng bất cứ ai cũng phải dè dặt như tôi.

Cũng cần nói thêm là dù dè dặt không tự mình nhận lời nhưng tôi cũng đã trao điện thoại của mấy anh em trong PTGD để, nếu muốn, ông CN có thể liên lạc nhờ tiếp tay.

b/ Lý do thứ hai quan trọng hơn. Đó là những kinh nghiệm còn nóng bỏng chung quanh việc in ấn và giới thiệu sách của nhà văn nữ TKTT. Cả hai vụ có những nét tương đồng: tác giả còn ở quốc nội; việc ấn loát được thực hiện ở bắc CA và giới thiệu ở nam CA. Nhưng cũng có những khác biệt nền tảng: giữa nhóm xuất bản sách của bà TKTT ở San Jose và nhóm đại diện cư ngụ ở Quận Cam phối hợp tổ chức ra mắt tại hội trường Người Việt vốn đã có những liên hệ quen biết từ trước, trong khi giữa ông Chinh Nguyên (kể cả những nhân sự, tổ chức giúp ông ấn hành sách) và cá nhân tôi chưa hề có cơ hội gặp mặt, nhất là chưa một lần nghe ai nói về nội dung hai tác phẩm do linh mục Lợi giao phó cho ông phổ biến.

Vì lẽ ấy, khi nghĩ tới hệ lụy của những chuyện vừa xảy ra bắt buộc tôi càng phải dè dặt. Vì sao, hẳn anh và mọi người có thể đoán biết. Nó không hề có nghĩa là tôi xem thường sách của cha Phan Văn Lợi và nhóm linh mục Nguyễn kim Điền, và càng không phải vì coi trọng cuốn Hồi Ký của nhạc sĩ Tô Hải hơn hai tác phảm kia như những lời đoán xét vu khoát với nhiều thành kiến không mấy tốt đẹp của anh trong cùng bài viết mà tôi không muốn trích dẫn dài giòng sợ làm bận lòng người đọc.

Là người từng viết một cuốn sách dày 450 trang về cha Lợi –cuốn “Phan Văn Lợi, Người Là Ai?”- cho đến giờ phút này tôi luôn quý mến và kính trọng cha và nói chung Nhóm LM Nguyễn Kim Điền. Không xa, mới chỉ cách nay hai tuần, khi có tin LM Nguyễn Văn Lý bị đột quỵ trong tù, cha Lợi và tôi đã cùng lên tiếng với tư cách hai diễn giả chính trong một chương trình Paltalk của PTYT Khối 8406.” (hết trích)


Sự thật trong vấn đề này là gì?

Thực ra chuyện chẳng có gì nhưng ông TPV đã biện giải quá dài dòng. Để làm gì? Ngụy biện để đổ lỗi cho người khác thôi. Một sự thật hiển nhiên như ông TPV tiết lộ ở trên là ông rất thân với Lm Phan Văn Lợi. Ông có địa chỉ e-mail của cha Lợi và cả số phone nữa. Sách là của cha Lợi. Cha Lợi giao cho anh Chinh Nguyên. Anh Chinh Nguyên không có khả năng in nên nhờ anh Lê Văn Hải với giấy ủy quyền của cha Lợi đàng hoàng. Do sự mách nước của tôi, Hà Tiến Nhất, anh Chinh Nguyên phone nhờ ông TPV giúp ra mắt sách tại Nam California, vì anh Chinh Nguyên không quen biết ông TPV. Chuyện có thế. Nếu ông TPV có điều chi nghi ngờ anh Chinh Nguyên, thì có thể e-mail hay nhấc phone trực tiếp hỏi cha Lợi là biết rõ thôi chứ có gì khó khăn đâu. Việc của cha Lợi, cũng là việc chung nữa. Kèn cựa nhau làm gì, trẻ con và nhỏ mọn lắm, không thấy sao. Câu trả lời của ông TPV “tại sao cha Lợi không giao cho tôi” là do anh Chinh Nguyên kể lại với tôi. Nếu cần tôi sẽ nhờ anh Chinh Nguyên xác nhận. Ông TPV thoái thác giúp ra mắt là vì ông không được cha Lợi giao in và bán sách. Sách của ông thằng hèn TH, ông TPV mau mắn tận lực vì ông được quyền in và bán thoải mái. Đó là sự thật. Sự vòng vo biện bạch của ông TPV là ngụy biện để bào chữa. Đó cũng là một sự thật khác nữa.

Tôi không hề nói hoặc có ý ám chỉ ông TPV coi trọng ông thằng hèn TH hơn Lm Phan Văn Lợi. Vấn đề đối với các linh mục Nguyễn Văn Lý và Phan Văn Lợi, ông TPV nại ra để thanh minh thanh nga thì tôi cũng xin nói thêm cho hết ý. Ông TPV đối với các linh mục thế nào thì tôi không cần biết. Nhưng riêng tôi, tôi vẫn nhất mực việc gì các ngài làm đúng thì tôi cổ võ và ủng hộ, việc gì sai thì tôi cảnh giác và không hợp tác. Với Lm Nguyễn Văn Lý, tôi không trực tiếp quen biết ngài, nhưng tôi rất kính phục ngài về lòng đạo đức, tính can đảm, ý chí bất khuất, và nhất là sự khôn ngoan chừng mực, tranh đấu có sách lược đàng hoàng. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ liên lạc với một người rất thân cận, coi như cách tay mặt của ngài. Trước đây do sự yêu cầu của vị này, tôi đã viết một số bài ủng hộ cha Lý. Còn về Lm Phan Văn Lợi, tôi rất cũng quí mến ngài, nhưng tôi phải nói thực, kể từ khi ngài ngả theo bọn Việt Tân thì tôi đã chẳng còn mấy tin tưởng ở ngài nữa. Tôi có thể nói rằng cha Lợi coi tôi không đến nỗi tệ, nhưng không phải vì thế mà tôi nhắm mắt ủng hộ việc ngài bắt tay với bọn Việt Tân. Email dưới đây cha Lợi viết cho tôi ngày 12-5- 2007 (nhân cha Lợi đọc bài Lấy Thúng Úp Voi của tôi) chứng minh điều tôi nói:

Bác Nhất quý mến

Mỗi lần nhận được bài viết nào của Bác là tôi phải đọc ngay. Mọi bài Bác viết tôi đều rất thích thú và rất tâm đắc. Cảm ơn Chúa đã cho Bác có một tài năng thiên phú để làm ngôn sứ bằng ngòi bút. Tôi dùng chữ "ngôn sứ" vì lời lẽ của Bác dù đầy bác ái nhưng luôn thẳng thắn, mạnh mẽ, không nể nang (y như cung giọng của các Ngôn sứ Cựu ước và của vị Đại Ngôn sứ là Chúa GS). Lời nói của chúng ta phải cố gắng để vươn tới những đặc tính của Lời TC như nói trong thư Do thái 4,12.

Tôi cũng đồng ý với điều Bác khẳng định trong thư này……………………..

Vài hàng viết vội. Sẽ tâm sự dài với Bác sau. Lúc này khá bận. Chúc Bác luôn thể lực dồi dào để bút lực mạnh mẽ. OK Go ahead!

Thân kính

P.PVL

Tôi rất tiếc cha Lợi đang làm hỏng công việc mà cha Lý đã nhọc công gầy dựng. Giá cha Lợi giữ cái thế đấu tranh độc lập như cha Lý thì còn có thể kiểm soát được Khối 8406 và ảnh hưởng được các nhóm chung quanh. Nhưng khi ngài đi làm satellite cho Việt Tân và sử dụng cả các thành phần dân chủ cuội trong nước cũng như chống cộng bịp tại hải ngoại thì ngài đã đánh mất cái thế của ngài rồi. Đáng tiếc.


3. Vấn đề quan hệ giữa ông TPV và tôi

(Trích): “Tóm tắt cho dễ hiểu: bằng ngôn từ, chữ nghĩa, trong trích đoạn thứ hai này anh minh nhiên cho rằng tờ DĐGD và cá nhân tôi (Trần Phong Vũ) còn nợ anh mà chưa trả. Để minh họa chuyện nợ nần này, anh viết “DĐGD trước đây đã tự động đăng free một số bài tôi viết mà không có ý kiến của tôi. (Tôi xin mạn phép tô đậm vài cụm từ).

Để hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện về “món nợ thứ nhất”, tức là chuyện tự động đăng bài free mà không có ý kiến của anh (!?), có lẽ cần phải đi ngược một chút về quá khứ để anh và tôi, chúng ta cùng nhớ lại: cơ duyên và hoàn cảnh nào anh và tôi gặp gỡ và quen biết nhau để rồi những tháng ngày sau đó có một số bài viết của anh được đăng tải trên nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân?

Cách nay khoảng 6 năm, Uyên Thao từ DC, Lý Đại Nguyên và cá nhân tôi từ nam California hẹn nhau tới San Jose để cùng một số bằng hữu ở địa phương giới thiệu tủ sách Tiếng Quê Hương và một vài tác phẩm do tủ sách vừa ấn hành. Một buổi, trong khi ba anh em chúng tôi đang chuyện vãn với nhau ở một khách sạn địa phương thì chuông điện thoại reo. Lý Đại Nguyên nhắc ống nói, nghe qua rồi trao cho tôi.

Chắc tôi không cần lập lại nội dung những điều trao đổi mang tính xã giao giữa anh và tôi hôm ấy, trước cuộc điện đàm chúng ta chưa bao giờ có cơ hội gặp gỡ, nói chi đến chuyện quen biết nhau. Nhưng, ngay sau khi nghe anh nói lý do kêu điện thoại là muốn ghé khách sạn đón tôi đến tham dự một buổi họp mặt của anh chị em trong nhóm Lương Tâm Công Giáo (LTCG), bỗng dưng tôi cảm thấy chúng ta thật gần gũi. Giản dị vì nhóm chủ trương nguyệt san DĐGD ở Orange và nhóm LTCG ở San Jose từ khi ra đời đã có chung một mục tiêu, một đối tượng để cùng nhau theo đuổi và phục vụ.

Tới giờ hẹn, anh đến đón tôi. Trên đường tới tư gia anh Đặng Đình Hiền, người cầm đầu nhóm LTCG để thăm gặp anh chị em, anh đã cho tôi biết chút ít về anh, một người đồng hương Thái Bình, và dĩ nhiên tôi cũng rất vui và vinh dự khi nghe anh bộc lộ những tình cảm mà anh đã dành cho tờ DĐGD và cá nhân tôi từ khi chúng ta còn là hai người xa lạ. Khỏi cần nhắc lại niềm cảm kích của riêng tôi khi mà rất tình cờ, nhờ hảo ý của anh, trong nhiều tiếng đồng hồ hôm ấy tôi đã có cơ duyên được diện kiến, được chia sẻ bữa ăn thân mật, được trao đổi tâm tình với gần như hầu hết những thành viên nam nữ đầy nhiệt tâm với Giáo hội và Quê hương trong nhóm LTCG, trong số có anh, quý anh chị Đặng Đình Hiền, Lê Văn Ý, Trần Việt Yên và nhiều anh chị khác, tôi không nhớ hết.

Sau buổi sơ giao, ngoài những trao đổi qua NET, anh và tôi cũng đã có những lần gặp lại. Trong Đại Hội đánh dấu DĐGD tròn ba tuổi vào tháng 5-2004 với chủ đề “Sống Sứ Mạng Truyền Thông Công Giáo”, nếu trí nhớ của tôi không quá tệ thì có sự hiện diện của anh cùng với một số khá đông anh chị em thuộc nhóm LTCG, đông đào thân hữu, độc giả đến từ nhiều tiểu bang HK và gần 20 anh chị em đến từ Âu Châu, Úc Châu, Canada và cả VN. Nếu không có những cơ duyên hi hữu ấy, tôi trộm nghĩ mọi chuyện sẽ khác. Và như vậy, sự kiện một số bài của anh đăng trên tờ DĐGD làm sao có chuyện “tự động đăng free” hay “không có ý kiến” của tác giả được?!

Dù thời gian đã qua khá lâu mà nên tôi không còn giữ lại những Email trao đổi giữa anh và tôi. Tuy vậy tôi tin rằng anh không phủ nhận sự kiện này.

Riêng chuyện những bài vở đăng trên DĐGD, tôi thấy cũng cần phải nói rõ là không phải chỉ riêng bài của anh, tất cả những bài của các tác giả khác ở hải ngoại, khi được đưa lên DĐGD đều không ai được trả nhuận bút. Riêng một số bài viết của những tác giả ở trong nước được đền bù dưới những hình thái khác nhau là ngoại lệ.

(Có lẽ một điều cần nhấn mạnh ở đây là trong những lần trao đổi qua Email hoặc gặp gỡ trực tiếp, chưa bao giờ anh đặt điều kiện với tôi hay với những anh em trong TS/DĐGD là khi gửi bài cho tờ báo anh muốn được trả nhuận bút. Nếu có, chắc chắn vấn nạn này sẽ không phải đặt ra hôm nay. Thật đáng tiếc!)

Dù muốn tránh, nhưng vì anh đề cập chuyện DĐGD là một tờ báo bán, tôi thấy cũng phải nói rõ để anh hay một chi tiết khá nghịch thường: kể từ số báo ra mắt đầu năm 2001 cho đến hôm nay, tất cả những anh em trong nhóm chủ trương, gồm những người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành tờ báo như Chủ nhiệm, Chủ bút, Tổng thư ký, thành viên các Ban Trị Sự, Tiếp Thị, Ban Biên Tập đều làm việc theo tinh thần tự nguyện, không nhận bất cứ một khoản thù lao nào, dù tượng trưng.

Chúng tôi đã cam kết với nhau từ khi khai sinh DĐGD là tất cả những lợi nhuận kiếm được sẽ dùng vào việc phát triển tờ báo và mở rộng qua những lãnh vực truyền thông, văn hóa Công giáo khác. Thí dụ:

* Thường xuyên phát triển và hoàn thiện các trang web để phổ biến rộng rãi những tin tức, bài vở qua cả ba dạng thái: chữ, âm thanh và hình ảnh.

* Từ vài năm nay, DĐGD có thêm mỗi tháng một chương trình truyền hình trên hệ thống đài SBTN. Để hoàn tất tốt hai tác vụ này, anh em phải tìm kiếm địa điểm rộng hơn, mua sắm thêm những trang cụ điện tử, máy móc để có thể làm việc ngay tại tòa soạn.

* Ngoài ra, trong những năm qua, anh em còn in và phát hành một số sách vở, tài liệu cần thiết cho việc học hỏi của độc giả, thân hữu và nhóm chủ trương như: a/ tập “Lần hạt Mân Côi Để Nên Thánh” ấn hành năm 2002 dịp ĐTC Gioan Phaolô II được linh hứng lập thêm Năm Màu Nhiệm Sự Sáng, b/ hai tác phẩm “Hoc Thuyết Xã Hội Công Giáo”,“Vai Trò Người Tín Hữu Đối Với Giáo Hội & Xã Hội” (Hai cuốn sách này được biếu không cho các tham dự viên trong Đại Hội DĐGD lần đầu năm 2004). (hết trích)

Các vấn đề nằm trong trích đoạn trên là quan trọng nhất trong bài phản biện của ông TPV. Tóm tắt là xảo trá và ngụy biện. Đọc trích đoạn trên, người ta có thể thấy rõ được thâm ý của ông TPV tuy ông không hụych toẹt nói ra: một là ông TPV ám chỉ tôi là kẻ “thấy người sang bắc quàng làm họ”, thấy ông TPV là chủ báo có tiếng tăm nên mon men đến làm quen để xin đăng bài trên tờ báo của ông. Hai là ông muốn dẫn chứng các hoạt động đấu tranh và tôn giáo của ông để chứng minh rằng ông nói thật. Cách thức lấy việc đạo đảm bảo việc đời.

Được ông TPV cho biết về các việc đạo hạnh của ông cống hiến cho Giáo Hội, tôi xin kính cẩn nghiêng mình thán phục ông. Tôi là một người công giáo, nhưng tự nhận không phải là một tín hữu ngoan đạo như đa số các đồng đạo khác. Tôi rất kỵ việc phô trương lòng đạo đức tôn giáo ra bên ngoài, và càng không bao giờ dám lấy việc đạo tạo việc đời. Vì thế tôi tự thừa nhận không thể so sánh được với ông TPV về lòng đạo hạnh cũng như các công tác phục vụ Giáo Hội ông kể ra trên đây. Đây là sự thật.

Còn về việc quen biết giữa ông TPV và tôi, tôi xin được trình bầy rành mạch như sau:

Hồi lâu lắm rồi không còn nhớ nữa, khi tôi gởi bài viết “Về VietCatholic.Net” lên internet thì ông TPV lấy in trên tờ báo DĐGD của ông, thực tình lúc đó tôi không biết vì không đọc DĐGD. Về sau tôi được biết ông TPV vào lúc đó đang mở chiến dịch tấn công Lm Trần Công Nghị, chủ trang Web VietCatholic. Sau đó, ông TPV còn lấy một số bài viết khác nữa của tôi để đăng trên DĐGD. Cho đến lần tôi post truyện ngắn “Bà Cố” lên internet thì ông TPV lấy đăng và gởi cho tôi cái email như sau:


From: thachle@...

To: hatiennhat@...

Subject: Re: BÀ CỐ (chuyện ngắn)

Date: Fri, 25 Nov 2005 23:20:09 -0500

Bottom of Form

Anh Ha Tien Nhat quy men,

Doc cau chuyen..."VUI" anh ke ma sao tu dung toi thay dau xot qua! Anh

em minh phai lamn gi bay gio? Thua anh.

Men,

TPVu

Ông TPV biết địa chỉ email của tôi vì nó có sẵn trên internet. Từ sau cái thư này, thỉnh thoảng ông có gởi email cho tôi nữa. Cho tới một hôm vào buổi sáng trong khi tôi đang lái xe trên Freeway tới chỗ con tôi làm việc thì nhận được một cú phone. Vợ tôi ngồi bên cạnh bắt phone và đưa lại cho tôi. Đó là phone của ông TPV. Tôi trả lời ông vì đang lái xe nên không thể nói chuyện được, và xin ông gọi lại cho tôi 10 phút sau. Tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao ông TPV lại có số phone của tôi. Tuy nhiên tôi cũng có thể hiểu được. Tôi có ít nhất 2 người bạn thân trong ban biên tập của tờ DĐGD, và vài người quen biết khác cũng thường lui tới và viết bài đăng trên tờ báo này. Họ đều biết số phone của tôi. Khoảng 15 phút sau ông TPV gọi lại. Ông hỏi thăm và ngỏ ý muốn có dịp gặp gỡ làm quen với nhóm Lương Tâm Công Giáo San Jose mà lúc đó tôi còn là một thành viên. Tôi nói với ông TPV rằng ông gọi cho tôi để bắt liên lạc với LTCG là không đúng người rồi, ông phải gọi cho ông chủ tịch Đặng Đình Hiền mới đúng. Nhưng trong câu chuyện, tôi vẫn hứa với ông TPV là để tôi sẽ sắp xếp cho khi nào ông có dịp lên San Jose . Chuyện quên đi cho tới một hôm, ông TPV lại phone cho tôi và cho biết ông sẽ lên San Jose vào ngày … (rất tiếc tôi không còn nhớ). Tôi đem vấn đề trình bầy trong buổi họp hàng tuần sau đó vào mỗi chiều thứ hai của LTCG và đề nghị cuộc tiếp đón ông TPV tại nhà tôi và tôi sẽ mời anh em ăn cơm luôn. Mọi người đều đồng ý. Đúng ngày hẹn vào khoảng 4 giờ chiều trong lúc anh chị em LTCG tụ họp gần đông đủ tại nhà tôi thì ông TPV phone cho tôi báo cho biết chỗ ông cư ngụ. Một buổi chiều mùa hè nóng nực, tôi để nguyên bộ đồ quần jean, áo thung, mang dép đi đón ông TPV. Tôi tới khách sạn Double Tree gần phi trường và đến thẳng phòng ông ở. Tôi tới thì thấy ông TPV đã chỉnh tề. Ông bước ra và bảo tôi đi liền. Tôi chỉ kịp nhìn thấy trong phòng có một người đàn ông nữa đang còn mặc quần xà lỏn áo thung. Trên đường đi ông TPV mới giới thiệu người đàn ông đó là ông nhà văn Lý Đại Nguyên. Tôi nghĩ trong bụng và ân hận vì đã không kịp một lời chào hỏi ông Lý Đại Nguyên cho phải phép, và có thể mời ông Lý cùng tới nhà tôi một thể. Câu chuyện trong buổi gặp mặt tại nhà tôi chỉ có tính cách xã giao với những lời hứa hẹn hợp tác trong vấn đề truyền thông. Sau lần đó, tôi còn gặp ông TPV một lần nữa vào dịp ông cùng với các ông BS Trần Văn Cảo và Phạm Tất Hanh lên San Jose tham dự ngày hội đồng hương Giáo Phận Vinh. Vào lúc xế trưa, tôi đón các vị này tại nhà hàng Phú Lâm trên đường Story và chở tới nhà ông Đặng Đình Hiền, chủ tịch LTCG. Vì thì giờ cấp bách, cuộc gặp gỡ này chỉ có 4 thành viên LTCG và 3 vị khách. Cũng vẫn là cuộc thăm hỏi thôi, không có gì đặc biệt.

Tất cả sự gặp gỡ, quen biết và liên hệ giữa ông TPV và tôi chỉ có bấy nhiêu. Từ đó tôi xin minh xác các điểm sau đây được ông TPV nói đến trong trích đoạn trên:

- Cho đến bây giờ tôi vẫn không biết số phone của ông TPV, và không hề bao giờ gọi phone cho ông. Liên hệ với ông bằng email thì có.

- Tôi không tham dự Đại Hội Anniversary 3 năm của DĐGD tại Orange County vào tháng 5-2004 như ông TPV nói. Đa số anh em LTCG có đi Orange County nhưng riêng tôi, nói thiệt, tôi muốn tránh. Nhiều anh em LTCG biết điều đó. Cũng nên nói thêm việc này là vào tháng 3-2006, ông TPV lên San Jose ra mắt sách của ông, cuốn “Giáo Hoàng Gioan Phao II, Vĩ Nhân Thời Đại” tại hội trường nhà thờ St. Patrick downtown San Jose . Ông có nhờ LTCG yểm trợ. Một số anh em có đến tiếp tay ông TPV nhưng tôi lấy cớ đau vắng mặt. Tuy nhiên ông TPV có gởi cho tôi một cuốn sách với lời đề tặng và chữ ký đàng hoàng. Cuốn sách tôi vẫn còn giữ trong tủ sách của tôi.

- Tôi đón ông TPV ở khách sạn Double Tree và chở ông tới nhà tôi chứ không phải tới nhà ông Đặng Đình Hiền như ông TPV nói. Cung cách tôi giới thiệu ông TPV để làm quen với các bạn bè của tôi, tôi thiển nghĩ cũng đáng coi là một món nợ đối với ông TPV, nhưng tôi đã tế nhị không nói ra, sợ rằng kể lể về một bữa ăn là điều nhỏ mọn và bần tiện. Nay ông TPV nhắc đến chuyện gặp gỡ này và nói sai nên tôi buộc lòng phải nói, và nói hết.

- Vấn đề ông TPV lấy đăng báo một số bài viết của tôi là một sự thật, ông không hỏi tôi trước. Và như ý trong trích đoạn trên, ông TPV cho rằng những chuyện gặp mặt như thế cùng với các email trao đổi qua lại đã là một sự ngầm thỏa thuận rồi. Đối với tôi chuyện này không thành vấn đề. Tôi luôn luôn nói rằng các bài tôi viết và gởi lên internet là của chùa rồi, báo nào lấy đăng cứ tùy ý miễn là không sửa đổi và giữ nguyên tên tác giả. Tôi hoàn toàn không có ý phiền trách ông TPV lấy bài viết của tôi đăng báo mà không trả nhuận bút cho tôi. Tôi chỉ có ý nhắc nhở để nhấn mạnh đến thái độ của ông TPV coi trọng kẻ thù cũ chưa biết mặt hơn một người quen biết đã từng đóng góp cho tờ báo của mình lâu nay. Nói là ăn cháo đái bát có lẽ cũng không quá đáng. Một điều nữa tôi cũng cần nhấn mạnh về cách thức phổ biến các bài viết của tôi. Thường tôi chỉ gởi cho vài ba diễn đàn và khoảng vài chục bạn bè hoặc thân hữu. Đặc biệt tôi không gởi bài trực tiếp cho website hoặc tờ báo tôi quen biết bao giờ mà chỉ gởi cho chủ nhân website hoặc tờ báo là bạn bè hay quen biết mà thôi. Đó là nguyên tắc trong vấn đề viết lách của tôi: dù tầm thường nhưng cần phải giữ tự trọng tối thiểu của ngòi bút. Như thế có nghĩa là tôi gởi bài cho ông TPV thì có, nhưng chưa bao giờ gởi cho tờ DĐGD của ông. Ông là thân hữu, tôi gởi cho ông đọc. Còn việc ông đăng hay không là tùy ý ông chứ tôi không có ý gởi để xin ông đăng. Người bạn tuy mới quen nhưng rất tâm đầu ý hợp, và có thể nói là rất thân của tôi là anh Hoàng Quý có trang Web “Tiếng Nói Giáo Dân”, khi anh còn sống tôi cũng chỉ gởi bài trực tiếp cho anh mà không gởi cho địa chỉ trang Web của anh. Anh Hoàng Qúy qua đời rồi, tôi ngưng gởi luôn. Một lần duy nhất tôi gởi cho tờ Saigon Nhỏ trực tiếp nhờ bà Hoàng Dược Thảo đăng giúp bài “ Gà vẫn là gà, gà không hóa cuốc” để trả lời ông Minh Võ đã xuyên tạc tôi trông gà hóa cuốc. Bà giúp tôi liền không thắc mắc. Sở dĩ tôi nhờ Saigon Nhỏ là vì tờ báo này ở Nam Cali. Tôi có ý cho ông Minh Võ đọc bài viết của tôi. Sự kiện này trước mắt cho thấy Saigon Nhỏ là một tờ báo thương mại, không nhân danh cái gì cao cả hết, nhưng đã xử sự đẹp, đúng tinh thần truyền thông trung thực với một người xa lạ như tôi vượt hẳn tờ DĐGD luôn luôn nhân danh lý tưởng công giáo “Sự thật giải thoát anh em”.

Những điều tôi trình bầy trên tất cả đều là sự thật. Tuy nhiên quí bạn đọc có thể không tin tôi. Chuyện đó không sao. Tôi có thể chứng minh cho sự thật tôi viết ra bằng cách lật tẩy sự dối trá của ông TPV ngay trong trích đoạn trên của ông. Dễ thôi, không khó khăn gì. Ông TPV viết: “Một buổi, trong khi ba anh em chúng tôi đang chuyện vãn với nhau ở một khách sạn địa phương thì chuông điện thoại reo. Lý Đại Nguyên nhắc ống nói, nghe qua rồi trao cho tôi.” Và một câu này nữa: “trước cuộc điện đàm chúng ta chưa bao giờ có cơ hội gặp gỡ, nói chi đến chuyện quen biết nhau. Nhưng, ngay sau khi nghe anh nói lý do kêu điện thoại là muốn ghé khách sạn đón tôi đến tham dự một buổi họp mặt của anh chị em trong nhóm Lương Tâm Công Giáo…”

Qua sự diễn tả, ông TPV làm như là hoàn toàn tình cờ việc tôi gọi điện thoại cho ông đang lúc ông ở khách sạn, và còn ám chỉ tôi thì cố săn đón để mon men được làm quen với ông. Vậy tôi xin hỏi ông TPV:

a/ Cái điện thoại mà ông Lý Đại Nguyên cầm nhắc lên là điện thoại gì, có phải điện thoại của khách sạn đặt trên bàn trong phòng các ông thuê mướn không? Nhất định là cái điện thoại đó, tôi nói không sai được. Ông mới tới khách sạn làm sao tôi biết được phòng ông ở và số điện thoại của căn phòng đó mà gọi cho ông, thưa ông TPV? Hà Tiến Nhất này kể ra cũng tài ấy chứ, có phải không?

b/ Nếu ông không hẹn trước thì làm sao tôi biết để tụ tập anh em và chuẩn bị bữa ăn để mời ông. Ông thấy đấy, bước vào nhà tôi là bàn ăn đã giọn sẵn ở ngoài deck đàng sau rồi. Mùa hè chúng ta ăn bên ngoài cho mát mẻ.


Vấn đề với ông TPV tôi tưởng viết thế là đã đủ.


4. Với nhà văn Kiên Ái.

Thú thực tôi chả muốn nói gì hơn nữa về anh Kiêm Ái. Nhưng không nói lại sợ anh buồn. Anh vẫn giữ cái thói “ông nói gà, bà nói vịt”. Trong khi anh kết tội tôi thân Tầu, làm tay sai cho Chệt, tôi ức quá cãi lại, chính anh cũng phải xác nhận là tôi cãi đúng. Nhưng rồi anh lại bảo tôi đặt vấn đề không đúng “thời điểm”. Thế là phải thua anh luôn, không cãi lại anh được nữa. Thôi thì tôi chịu thua vậy, nhưng thưa anh KA, tôi ít chữ nghĩa nên chẳng biết được nhiều, anh tha lỗi. Tôi suy nghĩ thiển cận thế này, chỉ có đàn bà con gái người ta mới cần quan tâm vấn đề thời điểm: lúc nào đúng, lúc nào không đúng thôi, chứ còn viết lách lăng nhăng như tôi mà cũng phải chọn thời điểm mà viết sao? Hèn gì mà tôi làm ăn bết bát quá, không sao ngóc đầu lên được. Anh chỉ cho tôi cái bí quyết “thời điểm” với để tôi mần ăn kiếm chút cháo cho vợ con nhờ. Hoàng Minh Chính đi Mỹ chữa bệnh và rao giảng cái kế hoạch “Tiểu Diên Hồng”, bị thiên hạ xúm vào la ó rùm beng, nhưng rồi cũng qua truông nhờ bài phỏng vấn rất đúng thời điểm của anh. Anh tài thiệt. Vậy xin phép hỏi nhỏ anh KA nghe, làm sao anh biết được đúng thời điểm để mà phỏng vấn “Cụ” Hoàng Minh Chính của anh vậy? BS Nguyễn Xuân Ngãi dùng bùa phép nào hay xuất chưởng lực (power) gì mà lôi được cả bộ sậu Kiêm Ái kịp thời chữa cháy cho “Cụ” Hoàng Minh Chính? Cũng là vấn đề “thời điểm” đấy. Lại nữa, chuyện ở cái vùng San Jose đầy sóng gió này, vấn đề Recall anh cũng đã dấn thân rất đúng thời điểm. Khấm khá trông thấy. Hiện nay vụ kiện Brown Act anh cũng tỏ ra nắm vững thời điểm không kém. Mong anh cứ như thế cho cộng đồng tỵ nạn chúng ta ở đây được vui nhộn hơn nữa và vui nhộn mãi.

Sắp đến lễ Giáng Sinh rồi. Quí vị TPV và KA là những con chiên ngoan đạo. Quí vị đi lễ chắc có nghe linh mục giảng lời Thánh Gioan Tẩy Giả: Hãy giọn đường cho ngay thẳng để đón Chúa đến. Kẻ hèn này đạo nghĩa cà chớn lắm, chỉ lõm bõm lời Kinh Thánh thôi, nhưng có thuộc một câu kinh Phật, được cải biên cho hợp thời trang và thường đem áp dụng để đón Chúa Giáng sinh, xin đọc khoe với quí vị cho vui và xin đừng cười. Câu kinh thế này: Dù xây chín chục phù đồ, không bằng luôn giữ lòng cho ngay đường. Lời sau cùng, xin kính chúc Giáng Sinh quí vị: Pax vobiscum. Đừng giận nghe.

Christmas 2009

Duyên Lãng Hà Tiến Nhất

No comments:

Post a Comment