Pages/ Tác giả

Wednesday, November 11, 2009

Tuấn Phan-1-11-1963: Hèn, hèn… quá hèn

1-11-1963: Hèn, hèn… quá hèn!!!

Nói chuyện lịch sử không bao giờ lỗi thời, cũng như chuyện tình yêu ngàn năm trước và sau, lúc nào cũng không bao giờ cạn đề tài và nhàm chán. Ngày 1-11 kỷ niệm một biến cố bi thảm vừa trôi qua nhưng vẫn tồn tại trong ký ức mọi người để từ đó thỉnh thỏang rút ra bài học, kinh nghiệm cho việc nhận định chánh tà liên quan hành động thảm sát anh em ông Diệm, kết thúc chế độ cũ dễ thở, mở đầu một chế độ mới khó thở hơn và cuối cùng nghẹt thở, rồi nín thở luôn vào ngày 30-4-1975!

Tại sao tựa bài có tới 3 chữ Hèn, thế nào là hèn và ai hèn liên quan biến cố 1-11-1963?

Trong các tiếng hèn…., hèn hạ hay đê hèn mang ý nghĩa xấu xa nhất, nói lên bản chất của kẻ cố ý làm một hay nhiều chuyện mà người có đạo đức, chuộng lẽ phải và tự trọng không dám làm. Trong xã hội không hiếm có lọai người nầy và trong lịch sử Việt Nam, các biến chuyển trọng đại của đất nước lại vô phúc nằm trong tay hạng người có bản chất hèn hạ hay đê hèn!

1. HÈN HẠ của CSVN. Tập đòan Hồ Chí Minh lấy cớ giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ thực dân Pháp để giành lấy đất nước giao cho đế quốc đỏ, gọi là dịch chủ tái nô. Được nửa nước phía Bắc, bọn chúng hèn hạ cúi lòn Nga Tàu xin giúp đỡ, cho vay súng đạn, lương thực…. mọi thứ để chiếm nửa nước còn lại. Chiếm xong VNCH, chúng hèn hạ trả thù tòan thể quân dân cán chính VNCH, đẩy hàng triệu người vào tù hay phải chết trên biển cả, trong rừng sâu khi trốn chạy sang nước khác.

Mười năm sau, CSVN hèn hạ trở giọng ăn xin đô la của người Việt hải ngọai, mà chúng thân thương gọi là “khúc ruột ngàn dặm”, người Việt ở nước ngòai, nhất là cái tên “Việt kiều”. Rồi vào tuần tới, CSVN tổ chức cái gọi là “Đại Hội 650 Việt Kiều + 350 Việt Cộng” tai Hà Nội theo lời báo trước của Sư VC rậm râu Quảng Độ trong Lời Kêu Gọi ngày 29-3-2009. Tại Đại Hội nầy, chúng lại sẽ hèn hạ ve vuốt, van xin “bọn 650 Việt Kiều đầu hàng” nầy giúp đỡ mọi thứ để chúng củng cố quyền lực, siết họng dân tộc Việt Nam lâu dài thêm!

2. HÈN HẠ của Nguyễn Ánh ở thế kỷ 18 khi cầu viện ngọai bang để khôi phục đất đai Đàng Trong, chống lại Tây Sơn Nguyễn Huệ. Để làm tin, Nguyễn Ánh không ngần ngại giao núm ruột của mình là Hòang tử Cảnh vào tay ngọai bang. Ông ta dám đem tình phụ tử làm vật trao đổi với ngọai bang kiếm miếng đỉnh chung thì còn gì để nói? Bị Tây Sơn rượt đuổi, Nguyễn Ánh trốn sang Xiêm La (Thái Lan ), hèn hạ đánh giặc mướn cho vua Xiêm chống lại Miến Điện. Để trả công, và theo yêu cầu của Nguyễn Ánh, vua Xiêm giúp 5 vạn quân cho Nguyễn Ánh mang về nước đánh lại Tây Sơn nhưng bị đại bại tại Rạch Gầm Mỹ Tho!

Do sự hèn yếu của Tây Sơn đời Nguyễn Cảnh Thịnh, nên Nguyễn Ánh lấy lại giang sơn với sự giúp đỡ vũ khí, kỹ thuật quân sự v.v… cùng sự cố vấn mọi mặt của các ngọai nhân, đáng kể là Cố đạo Bá Đa Lộc. Vừa chiến thắng xong, Nguyễn Ánh bắt đầu chiến dịch trả thù tàn bạo tòan thể triều thần Tây Sơn, không tha già trẻ bé lớn, mồ mả, linh miếu, công trình, văn hóa nghệ thuật của Tây Sơn, kể cả hèn hạ đến mức đào mả anh em Tây Sơn nghiền vụn xương vất bừa bãi, còn hộp sọ của anh em Tây Sơn đem vào cung làm ống nhổ, ống tiểu!

3. HÈN HẠ của đám Tướng Tá Đảo Chánh 1-11-1963. Sách vở, tài liệu đã nói nhiều và nói thật rõ về vụ nầy. Xin tóm tắt 3 cái hèn hạ như sau:

a. Tuân lệnh ngọai bang làm cuộc sóan đọat một chính quyền hợp pháp là VNCH, lãnh đạo bởi TT Ngô Đình Diệm. Đây là cái hèn hạ thứ nhất.

b. Giết xong anh em ông Ngô Đình Diệm theo lệnh ngọai bang, dám Tướng Tá được lãnh thưởng có biên nhận hẳn hòi , trực tiếp từ tay của Đại Diện ngọai bang. Nếu anh em ông Diệm mang tội tày trời là PHẢN QUỐC, tại sao không giữ mạng sống của họ, sau đó đưa ra tòa án công lý xét xử?

Có câu “Đánh người chạy đi không đánh người chạy lại” anh em ông Diệm, tay không đã đầu hàng mà chúng vẫn cố ý giết chết. Điều nầy chứng minh cái gọi là “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng” do Dương Văn Minh cầm đầu đích thực chỉ là “Hội Đồng Quân Nhân Giết Mướn” theo lệnh chủ Mỹ để lãnh đô la và thăng quan tiến chức sau khi hòan thành án mạng. Đây là cái hèn hạ thứ hai.

c. Giết anh em ông Diệm trong tay không có một tấc sắt và đầu hàng vô điều kiện. Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của Dương Văn Minh theo xe tăng M 113 cùng với Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa chỉ nhằm mục đích là tận tay GIẾT CHẾT anh em ông Diệm để Dương Văn Minh được yên lòng, xoa tay hớn hở báo cáo với chủ Mỹ. Kẻ bắn, người đâm cho đến chết hai anh em ông Diệm, hai tên sát nhân Dương Hiếu Nghĩa và Nguyễn Văn Nhung dù chỉ thừa hành lệnh của Dương Văn Minh nhưng cũng thấy bản chất hèn hạ của thầy trò đám nầy, râm rấp tuân lệnh của chủ Mỹ!

Đám Tướng Tá Đảo Chánh 1-11-1963 xem ra thua xa tư cách của đám cowboys đa số thất học của miền Viễn Tây nước Mỹ vào hai thế kỷ trước. Trong cuộc Tây tiến diễn tả lại trên nhiều phim ảnh Hollywood, gọi là phim cao bồi, bắn nhau chết người và ai bắn chậm thì chết là chuyện thường ngày ở các thị trấn tạm bợ của dân khai hoang định cư vùng đất mới bao la của nước Mỹ. Cao bồi bắn nhau vì nhiều lý do, trong đó có cả GIẾT MƯỚN.

Giới cao bồi Mỹ nói chung, gồm cả bọn giết mướn đều tuân thủ luật bất thành văn, lâu dần trở thành truyền thống “anh hùng mã thượng”, là:

- Không bắn sau lưng địch thủ. Muốn bắn, gọi tên địch thủ, mặt đối mặt rồi mới nhả đạn, ai bắn chậm thì…chết!

- Không bắn địch thủ khi họ buông súng, đầu hàng.

- Không bao giờ bắn bất cứ người nào không mang vũ khí như súng, dao, búa v.v…

Đám Tướng Tá Đảo Chánh 1-11-1963 đã bắn, đâm sau lưng anh em ông Diệm, dù họ đã đầu hàng và không có vũ khí trong tay. Đám nầy chính danh là bọn giết mướn theo lệnh chủ Mỹ nhưng hèn hạ hơn bọn cao bồi giết mướn thất học Mỹ ngày xưa. Thảo nào, nền Đệ II VNCH không thể tồn tại sau 12 năm bị cai trị bởi bọn giết mướn hèn hạ nầy.

Đến phút cuối, lãnh tụ của bọn giết mướn nầy vẫn còn hèn hạ: “Thầy giết tôi rồi” (Dương Văn Minh nói với tên VC mặc áo cà sa Trí Quang). Ra hải ngọai, trong bọn chúng vẫn còn có tên hèn hạ hơn xưa, chối bỏ trách nhiệm: “Họ [các thuyền nhân] không mắc mớ gì đến tôi” (Lời Nguyễn Văn Thiệu). Nhưng khi chết bọn chúng vẫn được phủ Cờ Vàng, làm nghi lễ quân cách trọng thể, phải chăng muốn tôn vinh hay nhắc nhở cái HÈN HẠ, ĐÊ HÈN của bọn chúng?

Có người biện hộ cái hèn hạ của Đám Tướng Tá Đảo Chánh 1-11-1963 dựa vào câu nói của Napoleon Chính trị không có trái tim”. Biện hộ như vầy coi đám nầy không khác lòai cầm thú, hay còn tệ hơn cầm thú vì có những lọai cầm thú biết thương yêu đồng lọai và cả con người như lòai chó biết cứu chủ.

Nhưng một số trong đám nầy là chó không có trái tim, dù chúng từng làm con nuôi ông Diệm, được cất nhắc làm quan đầu quận, đầu tỉnh, làm tướng, tá, tư lệnh, giám đốc …quyền uy một cõi. Tóm lại, ông Diệm không hề đối đãi tệ bạc với chúng nhưng vì chủ Mỹ thảy ra cục xương dính thịt mỡ béo ngậy, và “sụyt” chúng nên chúng quay ra cắn nát thây ông Diệm dù chúng từng tỏ ra trung thành với ông Diệm trong lần đảo chánh hụt trước vào ngày 11-11-1960!

Tổng Thống Ngô Đình Diệm chết chỉ vì một cái tội lớn nhất mà ngọai bang không tha, nhưng dân tộc Việ Nam kính mộ: - Tội không đồng ý quân ngọai bang dù dưới danh nghĩa “đồng minh” Hoa Kỳ ào ạt vào chiến đấu chống Cộng Sản trên đất nước mình. Cho vào rồi khó bảo trở ra, và khi trở ra phải trả giá đắt bằng kiểu “Việt Nam hóa” chiến tranh, có nghĩa thay màu da trên xác chết, để “đồng minh” rút lui trong ... danh dự nhưng xã hội Việt Nam vẫn còn mãi bia miệng ghi câu: “Nhất đì, nhì Sư, tam Cha tứ Tướng” mà bao giờ xóa sạch? Thật là hèn hạ và vô cùng xấu hổ, ngôi Tướng của ngày đảo chánh 1-11-1963 lại nằm cuối nấc thang nầy!

4. Xem lại vấn đề phủ Cờ Vàng trên linh cữu. Từ lâu ở hải ngọai đã xảy ra lệ phủ Cờ Vàng trên linh cữu nhưng lệ nầy bị lạm dụng ngày càng làm giảm giá trị của Cờ Vàng vì việc phủ Cờ Vàng trở nên bừa bãi, tùy tiện khiến vô hình chung Cờ Vàng trở thành là:

- Sự xác nhận CĂN CƯỚC Việt Nam Cộng Hòa của người chết hay có thể gọi là BIỂU TƯỢNG Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngọai, xuất xứ của người chết. Nếu quan niệm như vậy thì các thế hệ con cháu Người Việt Quốc Gia hải ngọai khi chết cũng sẽ được phủ Cờ Vàng vì thành phần nầy mặc nhiên đã thừa kế tiếp nối nguồn gốc của ông cha nó! Hoặc là:

- Kỷ Vật cho người chết mang theo về bên kia thế giới.

Như để xác định Cờ Vàng có giá trị là biểu tượng thiêng liêng của Quốc Kỳ VNCH, là Hồn Thiêng Sông Núi, trên net một vị cựu sĩ quan cấp Úy VNCH đã viết một câu rất cảm động và đầy lòng tự trọng: “Tôi rất muốn vinh dự được phủ Cờ Vàng khi chết nhưng tôi cảm thấy mình không xứng đáng!”. Trong ý tưởng nầy, hai vị cựu Tướng Lãnh VNCH là Chung Tấn Cang và Lê Quang Lưỡng đã từ chối được phủ Cờ Vàng trên linh cữu. Đô Đốc Chung Tấn Cang còn nói rõ với các chiến hữu: “Tôi không có công lao gì đáng kể cho VNCH nên tôi không thể hưởng vinh dự được phủ Quốc Kỳ VNCH, lễ nghi quân cách hay truy điệu khi tôi chết. Lá Cờ nầy chỉ dành cho những người đã hy sinh mạng sống trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc VNCH.”

Thế nhưng Đám Tướng Tá Đảo Chánh 1-11-1963 khi chết đã được hoặc sẽ được (!?) phủ Cờ Vàng một cách rình rang, trọng thể như “một anh hùng dân tộc” (sic, !?) cho dù đám nầy suốt 12 năm sau đó đã góp phần đáng kể, là một trong các nguyên nhân chính làm sụp đổ VNCH ngày 30-4-1975!

Để duy trì giá trị của Cờ Vàng là Quốc Kỳ VNCH, đề nghị xem lại QUY ĐỊNH Phủ Quốc Kỳ VNCH trước ngày 30-4-1975, tránh tình trạng phủ Cờ Vàng bừa bãi và tùy tiện: Người người được phủ Cờ Vàng, người người tự do quyết định phủ Cờ Vàng cho người khác dù họ chết vì già, bệnh hay… tai nạn nào đó! Ngọai trừ trường hợp xem Cờ Vàng thuần túy là “CĂN CƯỚC Việt Nam Cộng Hòa hay là BIỂU TƯỢNG Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngọai”, thậm chí là “Kỷ Vật mang theo” của người chết! Ai chấp nhận các điều nầy?

Tuấn Phan

(Một cựu quân nhân QL/VNCH)
\

No comments:

Post a Comment