Pages/ Tác giả

Friday, November 20, 2009

VGCS-HỒ CHÍ MINH ĐÃ BÁN ĐỨNG NHÀ CÁCH MẠNG PHAN BỘI CHÂU CHO THỰC DÂN PHÁP

H CHÍ MINH ĐÃ BÁN ĐNG NHÀ CÁCH MNG
PHAN BỘI CHÂU CHO THỰC DÂN PHÁP NHƯ THẾ NÀO?
http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0911phanboichau.jpg

Thạch Nguyên

Trong phần giới thiệu tác phẩm VIỆT NAM VONG QUỐC SỬ của Phan Bội Châu do nhà xuất bản Văn Sử Địa Hà Nội ấn hành, Trần Văn Giàu, lý thuyết gia thuần thành của cộng đảng Việt Nam, nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ (1945-1946), và giáo sư phụ trách bộ môn sử Việt Nam cận đại ở trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, đã viết:

Về phuơng diện tổ chức đấu tranh chống Pháp, Cụ chưa làm được nhiêu và vấp từ thất bại này đến thất bại khác (4).

Trong cuộc lập nước và giữ nước của bất cứ một quốc gia nào, những người đi trước bao giờ cũng là kẻ lót đường, tạo dựng cơ sở, chuẩn bị thời cơ và nhân tâm để hế hệ sau rút kinh nghiệm và tiếp nối. Giá trị của những người dám làm người đầu tiên đứng lên khởi xướng là ở chỗ đó. Trong khi những người khác không dám nghĩ, không dám làm, không biết phải làm gì và làm thế nào thì họ đã can đảm đứng lên, bắt đầu từ số không. Họ có thể thất bại, và thường thì như thế. Nhưng điều đó không quan trọng vì họ đã nhuốm lên ngọn lửa hy vọng, đã tạo nên một viễn tượng cho người khác hướng tới. Người đi sau học hỏi từ những thất bại và kinh nghiệm của người đi trước, và có nhiều yếu tố để thành công hơn. Tạo dựng lịch sử, do đó, là công trình của cả một dân tộc tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác, không phải là của riêng một đoàn thể, một tổ chức, một đảng phái hay của bất cứ một cá nhân nào.

Cho nên người khôn và kẻ trí khộng bao giờ đem sự thành bại để luận bàn về giá trị của người anh hùng. Huống nữa, việc tranh đấu giành độc lập chủ quyền của các nước bị trị còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, vào tình hình chánh trị thế giới. Những nhà cách mạng đồng thời với cụ Phan Bội Châu ở các quốc gia thuộc địa tranh đấu cho sự độc lập của tổ quốc mình đều có chung một số mệnh. Ở thời điềm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa thực dân đang thời cực thịnh, bành trướng không ngừng. Không có cuộc tranh đấu giành độc lập nào của các quốc gia thuộc địa thành công. Phải đợi đến sau thế chiến thứ hai, thế lực của tư bản Anh, Pháp, Đức, Ý, Hoà Lan, Bỉ… suy yếu vì thế chiến và với sự tranh giành ảnh hưởng của hai phe cộng sản và thế giới tự do, sự tranh đấu của các nước bị đô hộ mới có điều kiện để thành công.

Các nước chung quanh Việt Nam như Ấn Độ, Miến Điện, Nam Dương, Tích Lan, Phi Luật Tân… giành được độc lập và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ mà không phải hy sinh nhiều thế hệ, không cần phải đem thiêu nướng nhân tài làm vật tế thần cho chủ nghĩa Mác-Lê. Sự thành công của cọng đảng Việt Nam sau 30 năm tranh đấu (1945-1975) đã mang lại những lợi ích gì cho đất nước và dân tộc? Một nước Việt nam có tên trong danh sách các nước nghèo nhất thế giới, một xã hội phân hoá vì mọi giá trị nền tảng đã bị hủy diệt có hệ thống, một xã hội mà con người phải sống bằng luật rừng xanh, một đảng cộng sản tự cho mình là siêu việt nhất, giành độc quyền lãnh đạo để đưa cả nước tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa đại đồng, một nhà nước dùng gian trá, lừa bịp, mị dân làm quốc sách trị nước, dùng công an cảnh sát làm phương tiện thống trị, đàn áp…

Cụ Phan Bội Châu đã thất bại trong cộc tranh đấu giành độc lập cho đất nước. Ngay cả chính Cụ cũng nhận điều đó (3). Bên cạnh những yếu tố khách quan như tình hình thế giới, sự hùng mạnh của chủ nghĩa thực dân lúc bấy giờ, người ta thấy có một yếu tố chủ quan đã khiến Cụ thất bại là bản tính tốt, thành thật và dễ tin người. Chính sự tin người này đã giúp Lý Thụy thành công trong việc bán đứng Cụ cho thực dân Pháp để lấy tiền thưởng xây dựng cơ sở hoạt động cho cộng sản quốc tế đệ tam và loại trừ một đối thủ mà Hồ Chí Minh sợ nhất, vì Cụ Phan thật sự được lòng tin yêu của quần chúng.

Từ 1905, Quảng Đông là nơi tập hợp của các nhà cách mạng Việt Nam chống Pháp vì về địa thế, Quảng Đông có lợi điểm tiếp giáp ngay biên giới nước Việt, tiện đường qua lại. Quảng Đông cũng là nơi Cụ Phan Sào Nam khai sáng tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912 (3). Nhiều thanh niên hưởng ứng lời kêu gọi của Phong Trào Đông Du do Cụ khởi xướng sang Nhật và Trung Hoa để học về quân sự, chính trị và sau đó tham gia cách mạng chống Pháp. Cũng chính nơi đây liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã mưu sát hụt Toàn Quyền Đông Dương Merlin ngày 19 tháng 6 năm 1924 ở Sa Điện. Mười năm trước đó, chính phủ bảo hộ Pháp đã xử tử hình khiếm diện Cụ Phan Bội Châu và đã nhiều lần làm áp lực đòi Trung Hoa trục xuất và giao Cụ về Việt Nam nhưng không được. Cuối cùng Pháp đã trao giải thưởng rất lớn, 100.000 đồng bạc Đông Dương thời bấy giờ, cho những ai chỉ điểm được Cụ. (Có tài liệu nói số tiền này là 150.000 đồng (2)). Số tiền này đủ nuôi sống 500 gia đình gồm vợ chồng và con cái trong 10 năm theo vật giá năm 1925. Trong bối cảnh chính trị đó, Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế đã gởi một nhân vật được KGB huấn luyên thuần thành đến Quảng Đông với trách nhiệm quảng bá chủ thuyết Cộng Sản, thành lập và kiểm soát đảng Cộng Sản ở các nước thuộc địa Đông Á.

Trong khi Cụ Phan Sào Nam gây dựng Việt Nam Quang Phục Hội nhằm tranh đấu khôi phục nền độc lập của đất nuớc từ tay người Pháp để xây dựng một nước Việt Nam Cộng Hoà Dân Quốc theo đường hướng Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên thì chàng thanh niên cùng quê quán Nghệ An với Cụ tên Nguyễn Tất Thành, 21 tuổi, rời cảng Nhà Rồng sang Pháp năm 1911, quyết tâm theo đuổi mộng công hầu, tình nguyện phục vụ mẫu quốc bằng cách xin theo học Trường Thuộc Địa ở Marseille (6), nhưng chính phủ Pháp từ khước. Mộng làm quan tiêu tan, Nguyễn Tất Thành đành sống nhờ sự che chở, đùm bọc của Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, và sau đó mạo nhận tên Nguyễn Ái Quốc , bút danh chung của các nhà cách mạng này trên các báo ở Pháp thời đó như Le Paria, L’Humanité, La Vie Ouvrière, để gây uy tín cá nhân trong giới độc giả Pháp và Việt Kiều. Nguyễn Tất Thành, sau đó, gia nhập đảng Cọng sản Pháp và đến năm 1923 sang Mạc Tư Khoa đầu quân dưới trướng Cơ Quan Mật Vụ và Tình Báo KGB của Liên Sô. Sau khi được huấn luyện, Nguyễn Tất Thành được cử làm đại biểu các dân tộc thuộc địa tham dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản kỳ 5 tại Mạc Tư Khoa vào tháng 6 năm 1924 (3), và sau đó được phái sang hoạt động ở Cục Đông Phương thuộc Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản với tư cách Ủy Viên.

Tháng 12 năm 1924, người ta thấy một người Á Đông lạ mặt xuất hiện ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, với tên Lee Suei, tức Lý Thụy, làm thông ngôn cho phái bộ cố vấn Cộng Sản Quốc Tế Đệ Tam Mikhail Borodin, ở trường quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu. Trường này vừa thành lập vào đầu năm 1924 nhờ ba triệu tiền rúp vay của Liên sô (2). Trong thời gian này, theo đúng sách lược của Mạc Tư Khoa chủ trương liên minh với giai cấp tư sản bản xứ, Cộng đảng Trung Quốc hợp tác với chính phủ Quốc Dân Đảng, và Mạc Tư Khoa hứa giúp chính phủ Trung Quốc canh tân, cải tổ lại quân đội. Borodin đến Quảng Châu với sứ mạng đó. Borodin đồng thời còn giữ chức Cố Vấn Chính Trị Tối Cao của cả chính phủ Trung Quốc và Quốc Dân Đảng (2). Nói khác, Borodin có ảnh hưởng rất lớn ở Trung Hoa thời đó. Và điều này đã giúp Lý Thụy rất nhiều trong công tác được Quốc Tế Đệ Tam giao phó.

Các thành phần cách mạng Việt Nam lưu vong ở Quảng Châu lúc bấy giờ không ai biết rõ lý lịch thật sự của Lý Thụy, lầm tưởng ông là người Nga gốc Trung Hoa, và rất ngạc nhiên thấy ông ta nói tiếng Việt thật trôi chảy. Với tư cách là thông ngôn của phái bộ Borodin, Lý Thụy được tự do đi lại, liên lạc, tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu để truyền bá chủ thuyết Mác Lê. Cũng trong thời gian này, để tránh sự dòm ngó của phe cách mạng quốc gia và cảnh sát Trung Quốc, Lý Thụy lấy tên là Vương Sơn Nhị (2) và không quên đóng vai trò một nhà cách mạng quốc gia chân chính để mê dụ người của đoàn thể khác theo mình, nhất là đoàn viên của Việt Nam Quang Phục Hội, sau này là Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ông mở lớp dạy cấp tốc về duy vật biện chứng pháp, tư tưởng đấu tranh giai cấp của Marx, và kỹ thuật đấu tranh cách mạng mà ông học được từ KGB. Sau ba tháng học tập, học viên được gởi sang Mạc Tư Khoa để được nhồi sọ thêm về chính trị, hay được gởi đi học kỹ thuật tác chiến ở trường quân sự Hoàng Phố, hoặc được gởi về Việt Nam hoạt động bí mật trong công tác tuyển người sang học ở Quảng Đông. Những người được Hồ Chí Minh huấn luyện mà không chịu theo Cộng Sản đều bị hình phạt nặng nề. Một trong những biện pháp Hồ Chí Minh thường áp dụng đối với những người không hết dạ trung thành với mình là gởi lý lịch và hình ảnh họ về Việt Nam cho thực dân Pháp tìm bắt và tù đày để vừa có tiền thưởng, vừa loại được đối thủ chính trị sau này. Chính vì vậy mà nhiều người dù không thích đường lối sắt máu của Cộng Sản cũng đành phải theo họ Hồ.

Với phương châm hành động cứu cánh chứng minh phương tiện , Hồ Chí Minh sẵn sàng hy sinh bất cứ ai, ngay cả thuộc cấp thân tín, để đạt mục đích của mình. Và điều đó xảy ra vào tháng 6 năm 1925. Để tài trợ cho phong trào cách mạng vô sản còn phôi thai ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cần phải có một số tiền lớn trong một thời gian ngắn. Họ Hồ đã đi đến quyết định bán đứng Cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp để lấy thưởng. Cụ Phan lúc ấy đang ở Hàng Châu. Tất cả người Việt cách mạng đang lưu vong ở Quảng Đông đều biết Cụ. Cụ thành thật, tin người, xem ai cũng là đồng chí dù khác chính kiến, nếu người đó có lòng yêu nước. Lợi dụng lòng tốt này, Hồ Chí Minh viết thư khẩn khoản mời Cụ về Quảng Đông để tham dự lễ giỗ đầu tiên của liệt sĩ Phạm Hồng Thái do Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội của Hồ Chí Minh tổ chức và đồng thời để bàn luận việc đất nước.

Lòng tràn đầy hy vọng, Cụ Phan hăm hở nhận lời mời của Hồ Chí Minh. Cuối tháng 6 năm 1925, trên đường đi Quảng Đông, Cụ đáp xe lửa từ Hàng Châu đi Thượng Hải. Khi đến ga Bắc Trạm, vừa bước ra khỏi cửa ga, Cụ bị bốn tên mật thám Pháp chờ sẵn, bắt cóc lên xe chở vào tô giới Pháp ở Thượng Hải, và đưa thẳng xuống tàu Pháp giải về Hà Nội. “Ai dè lúc tôi ra đi mà thời giờ và hành động của tôi có kẻ nhất nhất mật báo cho người Pháp” (3). Ai mời Cụ Phan đến Quảng Đông? Lý Thụy! Ai biết rõ lộ trình đó ? Lý Thụy! Ai lãnh tiền thưởng của thực dân Pháp? Lý Thụy! Và Lý Thụy không ai khác hơn là Nguyễn Tất Thành, người đã tiếm danh Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chí Minh. Sau này chính những người dưới quyền chỉ huy của Lý Thụy trong thời gian ở Quảng Đông như Lâm Đức Thụ, Vương Thục Oánh, đã tiết lộ là Hồ Chí Minh đã thuyết phục mọi người trong tổ chức bán sống Cụ Phan cho thực dân Pháp (3). Chính họ Lâm cũng bị Hồ Chí Minh ra lịnh thủ tiêu năm 1949 tại Thái Bình. Họ Hồ đã biện minh cho hành động gian trá, phản trắc của mình như sau:

1. Phan Bội Châu là một lãnh tụ phe quốc gia có nhiều ảnh hưởng với quần chúng. Cụ là một đối thủ nguy hiểm cho người Cộng Sản Việt Nam trong việc lãnh đạo phong trào chống Pháp;

2. Tiền thưởng rất cần thiết vì sẽ được dùng để quảng bá, tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng Sản, và tạo dựng cơ sở cho cách mạng vô sản Việt Nam;

3. Việc bắt bớ, đưa ra tòa, và xử tử hình Cụ Phan sẽ khiến cho nhân dân Việt Nam nổi dậy chống Pháp, làm gia tăng tinh thần đối kháng. Điều này sẽ có lợi cho tổ chức Cộng Sản (1).

Vương Thục Oánh cũng thú nhận là trong một phiên họp của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, Hồ Chí Minh đã nói: Cụ Phan ái quốc thật, nhưng Cụ đã quá già, đầu óc khó hấp thụ những trào lưu tư tưởng mới. Cụ lại quá thành thật, dễ tin người… (3). Như vậy Hồ Chí Minh biết chắc rằng không bao giờ Cụ Phan Bội Châu chấp nhận chủ thuyết Cộng Sản hay chịu làm tay sai cho Quốc Tế Đệ Tam, cái mà họ Hồ gọi là những trào lưu tư tưởng mới! Ở tuổi 58, cụ Phan bị họ Hồ chê là đã quá già, thế mà sau này ở tuổi trên dưới 70, Hồ Chí Minh và những thuộc hạ thừa kế vẫn tiếp tục đòi hy sinh làm đầy tớ nhân dân để bắt các “chủ nhân” cày lưng phục dịch!

Khi chỉ điểm cho thực dân Pháp bắt Phan Bội Châu, chắc chắn Hồ Chí Minh hy vọng Pháp sẽ xử tử hình nhà cách mạng. Quả thật trong phiên tòa ngày 23 tháng 11 năm 1925, cụ Phan bị kết án tử hình. Nhưng trước phản ứng quá mạnh của quần chúng đòi ân xá nhà cách mạng họ Phan, Toàn Quyền Pháp Varenne phải nhượng bộ và ký nghị định ân xá. Người Pháp định dùng quan chức mua chuộc -- Varenne đề cử Cụ làm Thượng Thư hoặc Cố Vấn danh dự cho Toàn Quyền -- nhưng Cụ từ khước. Sau đó, Pháp đưa Cụ về giam lỏng tại Huế. Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 9 năm 1940.

VIỆT NAM VONG QUỐC SỬ thật ra một bản án về chính sách cai trị hà khắc của chính quyền bảo hộ Pháp đối với người dân thuộc địa Việt Nam mà tác giả có ý dùng để thức tỉnh quần chúng nhân dân, kêu gọi đoàn kết đứng lên giải phóng quê hương. Tuy nhiên, nếu thay thế những từ như nước Pháp, chính phủ Pháp bằng Đảng hay Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa , người Pháp bằng đảng viên, cán bộ Cộng Sản , lính Pháp bằng Quân Đội, Công An Nhân Dân thì Việt Nam Vong Quốc Sử trở thành bản cáo trạng phản ảnh trung thực tình trạng đất nước Việt Nam dưới sự thống trị của đảng Cộng Sản do Hồ Chí Minh sáng lập. Những cảnh huống mà nhà cách mạng Phan Bội Châu mô tả thời thực dân Pháp đô hộ không khác gì và có thể còn dễ chịu hơn thảm cảnh mà nhân dân hai miền Nam Bắc phải chịu từ khi đảng Cộng Sản Việt Nam cướp được chính quyền, giải phóng quê hương. Đoạn văn sau đây ghi lại lời tâm sự của một người vừa trốn thoát khỏi nước nói với Cụ Phan:

Từ khi nước Việt mất, chính phủ Pháp nghiêm cấm bể. Ai tự vượt ra ngoài cõi là bị tử hình, nhẹ nữa thì cũng cấm cố ở Côn-Lôn. Bằng như tôi đây bị địch ghét lắm, muốn xin một giấy thông hành đi lại các bến ải trong nước còn không thể được, đừng hòng nói đến xuất cảnh. Tôi đi chuyến này là cải trang theo Hoa phục, mạo Hoa tịch, giả người đầy tớ làm công cho Hoa thương mới được thoát. Nhưng một người trốn là cả năm họ bị liên lụy, bị hãm hại. Tôi đây phải ngậm câm nuốt hận để phụng dưỡng mẹ già cho trọn tuổi đời. Mẹ tôi mất rồi, tôi bèn gởi gấm vợ con vào những dân thường ở nơi hang cùng ngõ hẽm, nên nay mới được đưa sức ra ngoài

4. Trong đoạn kết luận của phần giới thiệu quyển sách, nhà lý luận thuần thành của đảng Cộng Sản Việt Nam, Trần Văn Giàu, viết:

Giới thiệu quyển VIỆT NAM VONG QUỐC SỬ, chúng tôi thấy cần phải khẳng định rằng, chủ nghĩa ái quốc của thời đại trước 1914 -1918 thì chỉ nói đến độc lập dân tộc, còn ngày nay thì gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bản thân Phan Sào Nam thường cố gắng tiến theo sức tiến của lịch sử. Về chiều của đời nhà ái quốc chân chính, Sào Nam nuôi một cảm tình đối với Liên Sô, đối với chủ nghĩa xã hội và đặt hy vọng vào đảng Cộng Sản Đông Dương, vào Nguyễn Ái Quốc. Đây là sự thật tất nhiên của lịch sử. Ngày nay cách mạng Việt Nam đã được thực hiện theo con đường tất nhiên ấy, đúng như hy vọng của Phan Sào Nam tiên sinh (4)!

Bán người cho giặc, mượn tay giặt để giết người… rồi gán cho nạn nhân có tư tưởng theo xã hội chủ nghĩa, cảm phục, quý mến Bác và Đảng… quả thật là đạo đức cách mạng của những con người Cộng Sản thuần thành được cụ Hồ tuyển chọn để truyền nghề! Đó cũng có thể là chỉ tiêu của kẻ đặt hàng mà những người làm văn hóa hay khoa học ở chế độ Cộng Sản phải cúi đầu khuất phục, cố thỏa mãn để được sinh tồn. Người Cộng Sản Việt Nam, bất cứ ở lãnh vực hoạt động nào, dù là sử công, giáo công, thi công, văn công hay cả các nhà khoa học thực nghiệm, có cái nhìn sự việc thật khác thường. Nhìn đâu, ngay cả khi quan sát tế bào động vật hay thực vật dưới kính hiển vi, họ cũng thấy hình cụ Mác, cụ Lê, búa liềm, và cờ đỏ sao vàng. Cái thứ chân lý tiền định ấy - sự thật sẽ khám phá đã được qui định sẵn theo đường lối của Đảng và Nhà Nước, sự thật chưa bắt đầu đi tìm nhưng biết chắc sẽ gặp – là phương châm an toàn của người làm công tác văn hóa và khoa học trong chế độ Cộng Sản Việt Nam trước nay. Phần còn lại chỉ là nhiệm vụ của người thợ vẽ, vẽ chân cho rắn!

Có nhiều sự thật:

Sự thật của nhà ái quốc chân chính như Cụ Phan Sào Nam đã khiêm nhượng và trung thực ghi lại cuộc đời cách mạng, tranh đấu của mình trong quyển Tự Phán và sự thật của bậc thầy về trí trá như cụ Hồ hay nhà văn Cộng Sản Trần Dân Tiên dựng đứng “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” (5) để ca tụng, thần thánh hóa cá nhân mình mặc dù chung quanh bác lúc nào cũng sẵn thuộc hạ thủ túc làm việc tâng bốc, nâng bi; sự thật của những người yêu nước tranh đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân, và sự thật của những kẻ lộn sòng chủ trương yêu nước là phải yêu xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng làm tay sai cho các thế lực ngoại lai để mưu cầu tư lợi và làm sáng danh chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế.

Cũng có nhiều loại lịch sử:

Có lịch sử viết bởi các sử gia chân chính, đặt mình trên mọi tranh chấp của các quyền lực, phe phái, phê phán với tinh thần khách quan, vô tư, độc lập. Có loại lịch sử được khẩn trương biên soạn theo đúng chỉ thị của đảng đang cầm quyền thống trị để sửa lịch sử theo đúng lo-gích của cách mạng Mác Lê, do những sử công ăn lương và hưởng phiếu bì do Nhà Nước ban phát

Muốn tìm thấy sự thật thật sự của lịch sử Việt Nam thì không gì bằng đọc các tài liệu sách báo, các bài nghiên cứu của các cơ quan xuất bản Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam như Nhà Xuất Bản Sự Thật, Nhà Xuất Bản Sử Địa ở Hà Nội, Nhà Xuất Bản Sàigòn Giải Phóng… rồi nghĩ ngược lại .. Muốn biết sự thật về Cộng Sản Việt Nam thì cũng không cần tìm đâu xa, chỉ cần đừng vội tin những gì con cháu Bác Hồ nói và mở mắt nhìn thật kỹ những thảm họa mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây ra cho đất nước, cho bản thân và gia đình xa gần từ 75 năm qua.

Năm 1925 Hồ Chí Minh bán đứng nhà cách mạng Phan Bội Châu cho thực dân Pháp để lấy thưởng. Sau khi cướp được chính quyền ở miền Bắc năm 1955, các sử công, giáo công của Bác, của Đảng tiếp tục sự nghiệp trí trá và lừa lọc bằng cách hiếp dâm lịch sử, gán cho Cụ Phan Bội Châu tư tưởng xã hội chủ nghĩa mà Cụ đã hoài nghi và khước từ sau khi có dịp tiếp xúc với người Cộng Sản Nga năm 1920 (3). Ngày nay chủ nghĩa Cộng Sản đã tàn lụi; đế quốc cộng sản tan rã. Nếu không, con cháu Bác sẽ hồ hỡi khám phá ra sử liệu chứng minh rằng khi vua Hùng lập quốc, người có ý định tổ chức và cai trị đất nước ta theo đường lối xã hội chủ nghĩa, và đặt hết hy vọng vào đảng Cộng Sản Việt Nam, vào Nguyễn Tất Thành, Lý Thụy, Hồ Chí Minh, Trần Dân Tiên sau này!

Sào Nam Phan Bội Châu là một nhà khoa bảng. Hơn nữa, Cụ là một nhà trí thức thật sự yêu nước. Cụ đã vượt khỏi khuôn lệ hành động của giới nho sĩ đuơng thời là đi học, thi cử đỗ đạt, làm quan, và hưởng phú quý. Cụ có tất cả những điều kiện mà người khác mơ ước để hưởng một cuộc sống nhung lụa, nhưng Cụ hy sinh từ bỏ tất cả cho cuộc đấu tranh gian khổ của dân tộc. Tâm huyết và tài năng không giúp Cụ thành công vì tình hình chính trị thế giới lúc bấy giờ không thuận lợi. Thế hệ mai hậu cũng không căn cứ vào sự thất bại trong việc giành lại độc lập cho xứ sở để đánh giá Cụ. Xin đừng so sánh nhà cách mạng Phan Sào Nam với những kẻ lừa đảo, gian trá chuyên nghiệp suốt đời cúc cung tận tụy phục vụ cho ngoại bang để mưu cầu tư lợi, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để quảng bá chủ nghĩa duy vật tam vô. Đó là thái độ tôn kính tối thiểu mà những kẻ hậu sinh phải có đối với những nhà cách mạng quốc gia chân chính như Phan Sào Nam. Trần Văn Giàu và những người Việt Nam theo cọng sản phải hiểu điều tối thiểu đó của đạo làm người!

Tài Liệu Tham Khảo

1. Đào Trinh Nhất, Một bí mật chưa từng được tiết lộ.
Cải Tạo (Hà Nội), 30 tháng 10 năm 1948; P. J. Honey, North Viet Nam Today, New York, 1962, tr. 4.

2. Nguyễn Khắc Huyến. Vision Accomplished? The Enigma of Hồ Chí Minh , New York, 1971.

3. Phan Bội Châu, Tự Phán , California: Nhân Chủ Học Xã, 1987.

4. Phan Bội Châu, Việt Nam Vong Quốc Sử , Nhà Xuất Bản Văn Sử Địa, Hà Nội, năm (?), in lại tại Pháp, 1972.

5. Trần Dân Tiên, Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch , Hà Nội, 1958.

6. Vũ Ngự Chiêu & Nguyễn Thế Anh. Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành , Paris, 1983.

No comments:

Post a Comment