Pages/ Tác giả

Monday, November 16, 2009

Dân oan-Bão lụt tại Phú Yên Tuy Hòa 04 Nov 2009

Bão lụt tại Phú Yên Tuy Hòa
VietCatholic News (04 Nov 2009 09:52)
BÃO LỤT TẠI TUY HOA-PHÚ YÊN

Người Công Giáo Miền Trung có những câu thành ngữ liên quan đến thời tiết và nhịp sống Phụng Vụ, nhất là vào những ngày thời tiết bắt đầu vào Đông.

Đầu tháng 10 với lễ Thánh Têrêsa (1.10) và Đức Mẹ Mân Côi (7.10) thì có câu: "Têrêsa nước ra đầy đồng"; "Mân Côi cá trôi vô nhà".

Lễ Các Đẳng (2.11) thì có câu "Các Đẳng nước thẳng vô nhà".

Cho dầu không hoàn toàn chính xác 100%, thì hằng năm, vào các ngày lễ trên, không ít thì nhiều cũng có mưa to gió lớn. Năm nay, nhằm đúng vào ngày lễ Các Đẳng (2.11) cơn bão Mirinae đã ập vào hai tỉnh Bình Định-Phú Yên, quần thảo dữ dội từ 10 giờ sáng đến gần 17 giờ chiều. Chưa gượng dậy nổi với sự tàn phá của bão, Bình Định-Phú Yên lại đối diện với cơn lụt thế kỷ do lượng nước mưa khổng lồ từ thượng nguồn của các con sông Côn (Bình Đình), sông Kỳ Lộ, sông Cái (Đồng Xuân-Phú Yên), sông Ba, sông Hinh, Đà Rằng (Nam Phú Yên) đỗ về kinh khiếp.

Đập Thị Vãi bị vỡ đã nhấn chìm thị xã Sông Cầu trong biển nước mênh mông đã khiến hàng chục người bỏ mạng. Kè Quảng Đức ở Chí Thạnh Tuy An cũng tiêu ma, khiến hàng trăm nóc nhà chìm sâu trong biển nước. Riêng các xóm làng, thị tứ ở gần hai bên bờ sông Cái, Kỳ Lộ, gần như bị cuốn trôi bởi lũ. Có thể con số nhân mạng tử vong thuộc hai huyện Đồng Xuân, Tuy An có thể lên đến cả trăm người, trong đó chắc các giáo xứ Mằng Lăng (Tuy An), Đồng Tre (Đồng Xuân), Đa Lộc (Đồng Xuân) không sao tránh khỏi. Mãi cho đến chiều hôm nay, lượng nước trên sống Đà Rằng vẫn đang dâng cao.

Thành phố Tuy Hòa ngập úng khắp nơi. Các làng xã ven thành phố ngập sâu trong nước. Riêng vùng xứ đạo Tịnh Sơn, Sông Hinh, Đức Bình đã có trên ba trăm nóc nhà bị nước phủ do việc xã lũ của các đập nước thủy điện gần đó. Mực nước lũ tràn về cao đến độ tràn qua cả đường xe lửa như các đoạn đường từ Chí Thạnh đến La Hai-Xuân Lãnh. Trong khi đó, các họ đạo miền duyên hải thuộc giáo xứ Đông Mỹ đã hoàn toàn bị cô lập trong hai ngày qua và rất nhiều người phải cam chịu đói, khát, lạnh giữa biển nước mênh mông. Trước "nạn hồng thủy" nầy, xin cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi gia tăng cầu nguyện và rộng tay cứu giúp các gia đình, các anh chị em nạn nhân bão lụt.
GX Tuy Hòa

Bão lụt tại Phú Yên Tuy Hòa
VietCatholic News (04 Nov 2009 09:52)
BÃO LỤT TẠI TUY HOA-PHÚ YÊN

Người Công Giáo Miền Trung có những câu thành ngữ liên quan đến thời tiết và nhịp sống Phụng Vụ, nhất là vào những ngày thời tiết bắt đầu vào Đông.

Đầu tháng 10 với lễ Thánh Têrêsa (1.10) và Đức Mẹ Mân Côi (7.10) thì có câu: "Têrêsa nước ra đầy đồng"; "Mân Côi cá trôi vô nhà".

Lễ Các Đẳng (2.11) thì có câu "Các Đẳng nước thẳng vô nhà".

Cho dầu không hoàn toàn chính xác 100%, thì hằng năm, vào các ngày lễ trên, không ít thì nhiều cũng có mưa to gió lớn. Năm nay, nhằm đúng vào ngày lễ Các Đẳng (2.11) cơn bão Mirinae đã ập vào hai tỉnh Bình Định-Phú Yên, quần thảo dữ dội từ 10 giờ sáng đến gần 17 giờ chiều. Chưa gượng dậy nổi với sự tàn phá của bão, Bình Định-Phú Yên lại đối diện với cơn lụt thế kỷ do lượng nước mưa khổng lồ từ thượng nguồn của các con sông Côn (Bình Đình), sông Kỳ Lộ, sông Cái (Đồng Xuân-Phú Yên), sông Ba, sông Hinh, Đà Rằng (Nam Phú Yên) đỗ về kinh khiếp.

Đập Thị Vãi bị vỡ đã nhấn chìm thị xã Sông Cầu trong biển nước mênh mông đã khiến hàng chục người bỏ mạng. Kè Quảng Đức ở Chí Thạnh Tuy An cũng tiêu ma, khiến hàng trăm nóc nhà chìm sâu trong biển nước. Riêng các xóm làng, thị tứ ở gần hai bên bờ sông Cái, Kỳ Lộ, gần như bị cuốn trôi bởi lũ. Có thể con số nhân mạng tử vong thuộc hai huyện Đồng Xuân, Tuy An có thể lên đến cả trăm người, trong đó chắc các giáo xứ Mằng Lăng (Tuy An), Đồng Tre (Đồng Xuân), Đa Lộc (Đồng Xuân) không sao tránh khỏi. Mãi cho đến chiều hôm nay, lượng nước trên sống Đà Rằng vẫn đang dâng cao.

Thành phố Tuy Hòa ngập úng khắp nơi. Các làng xã ven thành phố ngập sâu trong nước. Riêng vùng xứ đạo Tịnh Sơn, Sông Hinh, Đức Bình đã có trên ba trăm nóc nhà bị nước phủ do việc xã lũ của các đập nước thủy điện gần đó. Mực nước lũ tràn về cao đến độ tràn qua cả đường xe lửa như các đoạn đường từ Chí Thạnh đến La Hai-Xuân Lãnh. Trong khi đó, các họ đạo miền duyên hải thuộc giáo xứ Đông Mỹ đã hoàn toàn bị cô lập trong hai ngày qua và rất nhiều người phải cam chịu đói, khát, lạnh giữa biển nước mênh mông. Trước "nạn hồng thủy" nầy, xin cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi gia tăng cầu nguyện và rộng tay cứu giúp các gia đình, các anh chị em nạn nhân bão lụt.
GX Tuy Hòa
NHỮNG TẤM LÒNG QUẢNG ĐẠI SAU CƠN LŨ
Trận bão Mirinae (số 11), ngày 2-11-2009 với những cơn lũ kèm theo đã gây nên nhiều thiệt hại cho một số tỉnh miền Trung. Nước mưa từ vùng cao của rặng Trường Sơn đổ về trong cơn bão, nhất là nước từ các hồ thuỷ điện trên sông Ba, sông Hinh, sông Kỳ Lộ, sông Cái, sông Côn xả ra, đã gây lên trận lụt khủng khiếp chưa từng có tại các vùng ở sông Cầu, Đồng Xuân, Tuy An và cả Thành phố Qui Nhơn. Hàng trăm người bị chết, bị thương và hàng trăm ngàn người bị giam hãm trong dòng nước cần phải cứu trợ khẩn cấp. Chúng tôi đã đến tận nơi các vùng lũ lụt và đã thấy nước cuốn phăng những bụi tre già, giật đổ những cây cổ thụ và phá bình địa hàng ngàn những ngôi nhà. Mực nước dâng cao nhiều nơi 3-4 mét, vượt qua cả cầu xe lửa.
Hội đồng Giám mục Việt Nam tích cực cứu trợ đồng bào
Uỷ Ban Bác ái Xã hội- Caritas VN (UBBAXH-CaritasVN) thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) theo dõi từng giờ qua tin tức của các địa phương gửi về để hướng dẫn việc cứu trợ. Ngày 6-11-2009, Đức cha Chủ tịch UBBAXH-Caritas VN Đa Minh Nguyễn Chu Trinh đã ra họp Hội đồng Quản trị và quyết định gửi ngay số tiền 500 triệu đồng giúp đỡ các nạn nhân trong 3 giáo tỉnh Kontum, Qui Nhơn, Nha Trang và lập đoàn mang đồ cứu trợ ra miền Trung như thông báo số 040, ngày 7-11-2009.
Ngay sau khi nước lũ tràn về, ngày 7-11-2009, Đức cha Nguyễn Soạn đã đến thăm đồng bào bị nạn ở Phú Yên. Ngày 9-11-2009 Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Giáo phận Thanh Hoá, Phó Chủ tịch HĐGMVN cùng với Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, phụ trách công tác bác ái của Giáo tỉnh Hà Nội và Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám mục Giáo phận Hải Phòng thay mặt các giám mục, linh mục và cộng đồng tín hữu giáo tỉnh miền Bắc đến thăm và uỷ lạo các nạn nhân lũ lụt. Đây là một cử chỉ hết sức đặc biệt nói lên tình yêu thương của Giáo hội Công giáo Việt Nam đối với tất cả đồng bào bị nạn cũng như của các chủ chăn đối với các tín hữu gặp đau khổ thử thách. Các Đức cha và các vị trong đoàn đã đi bằng xe hơi suốt ngày đêm, vượt qua cả ngàn cây số, không quản ngại nguy hiểm dọc đường để đến kịp giúp người bị nạn. Sáng ngày 12-11-2009, các vị đã đến xứ Mằng Lăng, Phú Yên, quê hương của Chân
Phước Anrê Phú Yên và gặp gỡ đồng bào tại đó. Đức cha Nguyễn Chí Linh đã trao tận tay 200 triệu của Caritas Việt Nam cho cha Gioan Võ Đình Đệ, Trưởng Ban Caritas Qui Nhơn để sử dụng vào việc cứu trợ khẩn cấp. Ngoài ra, các Đức cha còn gửi thêm cho Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn số tiền của cộng đồng tín hữu miền Bắc gồm: Giáo phận Hà Nội với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt 50 triệu, Giáo phận Bắc Ninh, Phát Diệm, Thanh Hoá 47 triệu một trăm ngàn, Giáo phận Hải Phòng 59 triệu và một ân nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh gửi tặng thêm 10 triệu. Ngoài ra UBBAXH-Caritas VN còn chuẩn bị thêm những phong bì tiền 50 triệu đồng để gửi giúp trực tiếp đến đồng bào bị nạn.
Đến với những con người khốn khổ
Đoàn cứu trợ của HĐGMVN đã phối hợp với Caritas Trung ương và Caritas Xuân Lộc ngay từ ngày 9-11-2009 để thực hiện chuyến viếng thăm này. Từ sáng Chúa Nhật ngày 8-11-2009, nhiều người đọc tin trên mạng qua thông báo của UBBAXH-Caritas VN, nghe lời kêu gọi của cha Giuse Nguyễn Văn Uy trong Nhà Thờ giáo xứ Tiên Chu hay của cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn ở Nhà Thờ Chợ Đũi (Huyện Sỹ) đã mang tiền bạc, quần áo, mì gói và đồ dùng để gửi đến đồng bào bị nạn. Chuyến xe 15 tấn hàng gồm 6 tấn gạo, 300 thùng mì mỗi thùng 100 gói, 6 tấn quần áo cũ, mới (100 bao) kèm theo 240 phần quà, mỗi phần gồm: 2 mền, 2 mùng, 2 chiếc chiếu, nồi niêu, xoong, chảo, chén bát, nước mắm, nước tương, tập vở cho các em học sinh và thuốc chữa bệnh được chở từ Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hoà đến Qui Nhơn. Tại đây Caritas Qui Nhơn cũng đã chuẩn bị 2 chiếc xe tải nhỏ chở thêm 10 tấn gạo để cùng cứu trợ.
Đoàn xe đi đến xứ Đông Hoà, Tuy Hoà vào lúc 6 giờ sáng, ngày 12-11-2009 để phối hợp với Caritas Giáo hạt Phú Yên, do cha Phêrô Trương Minh Thái phụ trách và cha Nguyễn Huy Điệp quản xứ Đồng Tre. Trên đường vào Xóm Trường, thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, đoàn tận mắt nhìn cảnh tang thương với những căn nhà đổ nát, những gốc tre rất lớn bị bật rễ cuốn trôi, những đồng lúa bị cát bồi không thể phục hồi.
Lúc 8 giờ sáng đoàn đến làm việc với ông Nguyễn Ngọc Liên, Bí Thư huyện Đồng Xuân và ông Võ Cao Phi, Phó Chủ tịch thường trực của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện để nghe báo cáo tình hình thiệt hại toàn huyện và hướng khắc phục của Chính
quyền. Sau đó đoàn trực tiếp đến Xóm Trường nơi có số người bị chết nhiều nhất và thiệt hại nặng nhất: 19 người chết trong 11 gia đình. Bão lũ đã xoá sổ cả 1 thôn gồm 55 gia đình. Cả thôn bây giờ chỉ còn những bãi cát với những gốc tre, gốc dừa ngổn ngang. Tất cả tài sản người dân đều chìm sâu dưới lớp cát dày 2 mét. Trên những gương mặt thất thần, chúng tôi còn đọc thấy những hoảng loạn và sợ hãi. Giòng nước tại thôn đục ngàu lẫn với mùi hôi của xúc vật bị chết vùi dưới những lớp cát khiến người dân không biết cách nào để có nước sạch nấu được gói mì. Những chiếc giày trẻ em, quần áo còn vương vãi khắp chốn vì sau đêm kinh hoàng đó họ chỉ còn độc 1 bộ quần áo mặc trên người. Trên đường vào thôn vẫn còn chiếc lều dựng tạm để tẩm liệm sơ xài những xác người bị nạn. Một chiếc quan tài vẫn còn nằm đó và đoàn lính đặc nhiệm với chó nghiệp vụ vẫn đang đào bới một vài nền nhà để tìm người mất tích.
Đoàn Giám mục Việt Nam do lạc đường vì chạy trong đêm nên không đến kịp lúc 9 giờ để phát quà cho 55 gia đình bị nạn tại Xóm Trường. Tất cả đồng bào ở đây không phải là người Công giáo nhưng đoàn muốn đến thăm các nạn nhân này để chia sẻ nỗi đau thương bằng tình yêu của Thiên Chúa cùng với những anh em Phật giáo và những đồng bào khác. Đoàn đã gửi đến mỗi gia đình mất người thân 1 triệu đồng, các gia đình khác mỗi gia đình 500 ngàn, ngoài số quà gồm 20 kg gạo, 1 thùng mì và một phần quà như đã kể ở trên. Người dân rất cảm động khi nhận những chiếc chiếu, mùng mền, bát đĩa, nước mắm, tập vở là những phần quà ít được các nơi để ý mà họ rất cần. Caritas Việt Nam cũng đã gửi 1 phần quà đặc biệt cho người anh hùng đã cứu sống 20 người bị nạn ở Xóm Trường.
Đoàn rời Xóm Trường lúc 11g30 để đến xứ Mằng Lăng thuộc Xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Trên đường vào xứ đạo đoàn cũng thấy sự tàn phá của nước lũ với những nhà cửa đổ nát. Trên giòng sông ô nhiễm người ta vẫn còn thấy xác 1 con trâu đã trương lớn nằm dưới nước. Những tập sách
vở của các em học sinh được rửa sạch bùn đất và phơi đầy dọc con đường. Hàng ngàn tín hữu đã tụ tập tại Nhà thờ giáo xứ để đón tiếp đoàn. Sau lời chào mừng đoàn các giám mục của cha sở, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến đã thay mặt đoàn ngỏ lời với anh chị em tín hữu và gửi đến đại diện các họ đạo món quà tượng trưng gồm tiền và gạo. Việc phân phối các hàng cứu trợ cho những nạn nhân trong vùng được trao lại cho cha sở và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ để có thể đến tận tay những người dân bị nạn mà không phân biệt tôn giáo.
Các Giám mục cũng đến thăm và thắp hương cầu nguyện cho gia đình có người thiệt mạng trong giáo xứ. Đức cha Nguyễn Chí Linh cũng gửi 1 triệu đồng giúp cho gia đình này. Các em cô nhi trong giáo xứ cũng nhận được 1 phần quà đặc biệt. Đoàn rời giáo xứ lúc 15 giờ, sau khi đã an ủi và khích lệ tín hữu biết chia sẻ với những anh chị em không cùng tôn giáo trong cơn hoạn nạn.
Trên đường trở về Thành phố Hồ Chí Minh ngay trong đêm 12-11-2009, tôi cứ nhớ mãi khuôn mặt thất thần của những người bị nạn ở Xóm Trường và nụ cười trong sáng của các em cô nhi xứ Mằng Lăng. Chúng đan quyện vào nhau qua những tấm lòng vàng của bao ân nhân trên khắp miền đất nước cũng như ở hải ngoại thuộc đủ mọi tôn giáo, tầng lớp, điều kiện kinh tế khác nhau. Nhiều người hay nhiều miền cũng đang gặp khó khăn, thiếu thốn nhưng không ngại sẻ chia, thông cảm vì được thúc đẩy bởi tình yêu thương của con người. Tôi nhớ đến bài viết của tác giả Nguyễn Mỹ Linh ở Quận Cam ngày 15-10-2009 và cảm thông với những bức xúc, ưu tư của tác giả trước những thử thách của đồng bào Việt Nam trên chính nước Mỹ. Giáo hội Công giáo Việt Nam đã không quên ơn của bao người ở Inđônêxia, Philippines, Malaxia… từng giúp đỡ các thuyền nhân Việt Nam và đã chia sẻ với mọi người trong cơn hoạn nạn. Trong tư cách là Tổng Thư ký của UBBAXH- Caritas VN tôi còn nhớ đã từng gửi đến nạn nhân Sóng Thần Tsunami ở Inđônêxia hơn 290.000 USD, bão Katrina ở Mỹ 30.000 USD và cơn bão Ike 20.000 USD …do sự đóng góp của Hội đồng Giám mục và các tín hữu Công giáo Việt Nam. Quả thật những tấm lòng vàng ấy vẫn toả sáng trong đêm tối cuộc đời.
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Ghi nhận từ chuyến đi thực tế

No comments:

Post a Comment