Pages/ Tác giả

Thursday, October 29, 2009

Nguyễn Văn Chức-Trường Hợp Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh 2003

ĐẠI HỘI TOÀN QUÂN

Trường Hợp Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh

------------ Nguyễn Văn Chức -------------

1.

“Năm 1955, tôi đang giữ chức Tư Lệnh Phân Khu Duyên Hải Nha Trang thì nghe đuợc dư luận dân chúng Nha Trang ca ngợi khả năng và đạo đức mô phạm của một thầy dậy toán ở trường trung học Võ Tánh, đó là chuẩn úy không quân Nguyễn Xuân Vinh. Tôi bèn mời Vinh đến nhà đàm đạo để tìm hiểu con nguời Vinh. Vinh là một nhà trí thức có chí lớn và có chân tài, nhưng Vinh đã bị tướng Nguyễn Văn Hinh và thực dân Pháp trù yểm không cho cơ hội tiến thân. Như trước kia tôi đã trình bày, trong chủ trương tìm kiếm nhân tài cho chế độ Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ, tôi dùng mọi uy thế của tôi để tiến cử Nguyễn Xuân Vinh. Chỉ trong khoảng 6, 7 năm mà Vinh đã từ chuẩn uý lên đến đại tá và đuợc giữ chức tư lệnh không lực VNCH.

Một hôm tôi đang ngồi ở nhà, thì Vinh đến trong bộ quân phục trắng nghiêm trang. Vinh mời tôi và cả vợ tôi ra ngồi phòng khách để Vinh được nói đôi lời:

- “Thưa đại tá, hôm nay tôi sở dĩ đến đây là vì tôi vừa được nghị định vinh thăng đại tá. Sở dĩ tôi được ngày nay, có được sự nghiệp ngày nay và tương lai chắc chắn sẽ huy hoàng rực rỡ để tôi có thể giúp ích cho quân đội cho quốc gia, đó là công ơn của đại tá”.

Vinh còn nói nhiều đến “cặp mắt xanh” của tôi “biết người biết của”. Vinh nói đến chuyện cổ kim mà tôi đã noi gương tìm nhân tài cho chế độ, v.v. . .Thế rồi Vinh móc trong túi lấy cặp lon ba mai trắng nhờ tôi gắn lên cầu vai áo để Vinh có dịp tỏ lòng biết ơn tri ngộ.”

Những dòng trên đây được trích nguyên văn từ Bút Ký Bạn Già Bạn Trẻ của Hoành Linh, tức Đỗ Mậu, trên tờ Việt Nam Hải Ngoại năm 1978.

Những suy nghĩ nói trên cũng đã được Đỗ Mậu nhắc lại trong quyển Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, trang 473, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1986.

Trong một tài liệu khác, Đỗ Mậu khoe đã đỡ đầu cho ông Vinh tuyên thệ vào đảng Cần Lao, để ông Vinh đượïc vinh thăng đại tá và giữ chức Tư Lệnh Không Quân.

Sau biến cố 1963, tôi là luật sư duy nhất biện hộ cho bác sĩ Trần Kim Tuyến trước tòa án của chế độ mới. Hầu như chiều thứ Bẩy nào tôi cũng vào nói truyện với ông trong tù để tìm hiểu về một số nhân vật thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Tình cờ, ông có nói đến vụ Đỗ Mậu đỡ đầu cho Nguyễn Xuân Vinh tuyên thệ vào đảng Cần Lao.

Đỗ Mậu là một kẻ luồn cúi, phản phúc, hèn hạ, và vô cùng háo danh. Cuối đời, Đỗ Mậu đã về Việt Nam và được Việt Cộng cho lên đài phát thanh của nhà nước để ca tụng công đức của tên giặc già Hồ Chí Minh đối với dân tộc, nhắc lại công lao của CSVN đối với đất nước, và kêu gọi hoà hợp hoà giải dân tộc.

2.

Đầu thế kỷ 21, tại hải ngoại, có những kẻ lên tiếng đòi VC huỷ bỏ điều 4 hiến pháp VC. Điều 4 hiến pháp VC viết như sau:

“Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật”.

Câu hỏi đuợc đặt ra: khi đòi VC huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp VC, những kẻ đó nghĩ gì và muốn gì?

Phải chăng, họ nghĩ rằng: một khi điều 4 hiến pháp VC bị huỷ bỏ, thì tất cả những điều khoản trong hiến pháp VC-liên quan đến điều 4-đương nhiên bị huỷ bỏ?

Nghĩ như vậy là sai.

Luật hiến pháp thuộc khoa học xã hội (sciences sociales) tức là khoa học về tổ chức và phát triển xã hội. Luật hiến pháp không thuộc loại khoa học chính xác (sciences exactes), tức những ngành khoa học chiụ sự chi phối của toán học, hoặëc khoa học thực nghiệm như y khoa.

Trong khoa học chính xác cũng như trong khoa học thực nghiệm, thì một khi cái gốc đã bị tiêu diệt thì tất cả chi nhánh của cái gốc đó đương nhiên bị tiêu diệt. Thí dụ: khi gốc ung thư phổi được cắt đi kịp thời, thì những mầm ung thư của nó trong thân thể người bệnh đương nhiên sẽ bị tiêu diệt. Thí dụ khác: khi cái đầu của con mực tuộc (octopus) bị đâm thủng, thì 8 cánh tay hút máu (tentacules) của nó đương nhiên bị tê liệt. Tôi nhắc đến con mực tuộc (tiếng Pháp là “pieuvre”), vì liên tưởng đến con “pieuvre” trong cuốn Les Travailleurs De La Mer của Victor Hugo.

Trong khoa học xã hội-nói rõ hơn: trong luật hiến pháp-những hiện tượng đó không xẩy ra. Trong một bản hiến pháp, mỗi điều khoản đều có chỗ đứng riêng của nó. Về thực chất, nó có thể liên hệ với điều khoản gốc, nhưng sự hiện hữu của nó lại không lệ thuộc vào điều khoản gốc. Nói cách khác, nó không đương nhiên bị huỷ bỏ khi điều khoản gốc bị huỷ bỏ.

Trở lại bản hiến pháp của Việt Cộng. Bản hiến pháp này gồm 147 điều khoản, trong đó rải rác hàng chục điều khoản có thực chất liên hệ với điều 4.

Thế nhưng, những điều khoản ấy có sự hiện hữu riêng biệt, không lệ thuộc vào điều 4, nghiã là: không đương nhiên bị huỷ bỏ, khi điều 4 bị huỷ bỏ.

Trên đây, tôi bàn sơ về luật hiến pháp, về điều 4 hiến pháp VC, và về những điều khoản liên hệ.

Câu hỏi của tôi lại được đặt ra.

Khi đòi huỷ bỏ điều 4 hiến pháp Việt Cộng, những nguời đòi hủy bỏ muốn gì?

Phải chăng họ nhìn nhận toàn bộ bản hiến pháp của Việt Cộng, chỉ trừ điều 4?.

Phải chăng họ nhìn nhận lá cờ đỏ sao vàng của Việt Cộng, quy định nơi điều 141 ?(*) Phải chăng họ nhìn nhận bài Tiến Quân Ca, tức quốc ca của Việt Cộng, quy định nơi điều 143 ? (* *)

Phải chăng họ nhìn nhận tính hợp pháp (legality) và tính chánh thống (legitimacy) của quốc hội Việt Cộng, cái quốc hội trước đây đã biểu quyết bản hiến pháp có điều 4, cũng như cái quốc hội sẽ huỷ bỏ điều 4 sau này?

Phải chăng họ nhìn nhận tính hợp pháp và tính chánh thống của bạo quyền Việt Cộng trước đây cũng như bây giờ?

Họ là những ai? ?

Năm 2001, một nhóm phục hưng nào đó lên tiếng đòi huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp VC. Tôi đã im lặng.

Năm 2002 (ngày 20 tháng 10) tại Cali, một bản văn mang tên “Tuyên Ngôn Dân Chủ Việt Nam 2002” được công bố. Bản tuyên ngôn lên án tội ác của đảng CSVN đối với dân tộc và đối với nhân dân VN từ hơn nửa thế kỷ nay.

Nhưng nọc độc nằm ở cái đuôi (in cauda venenum), những người ký tên trên bản tuyên ngôn lại cũng đòi Việt Cộng phải huỷ bỏ điều 4 hiến pháp. Trong những người ký tên, có giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, bên cạnh các ông Trần Thanh Hiệp, Trương Bổn Tài.

3.

Trong vụ mệnh danh “đại hội toàn quân” cuối tháng 9 vưà qua-một đại hội do mặt trận Hoàng Cơ Minh và nhóm tay chân nhớp nhuá của Nguyễn văn Thiệu tổ chức, nhằm đưa tập thể cựu chiến sĩ VNCH hải ngoại vào những mưu đồ phản bội- người ta lại thấy giáo sư Nguyễn Xuân Vinh bên cạnh các ông Lê Minh Đảo, Nguyễn Khắc Bình, Mai Viết Triết.

Tại sao lại “đại hội toàn quân”? Toàn quân là toàn thể quân đội lúc chưa tan hàng. Toàn quân còn bao gồm tất cả anh em quân đội hiện còn sống, trong và ngoài nước. Các ông Lê Minh Đảo, Nguyển Khắc Bình, Mai Viết Triết và mặt trận Hoàng Cơ Minh lấy danh nghĩa gì mà tổ chức “đại hội toàn quân”?.

Tại sao những người đứng ra tổ chức “đại hội toàn quân” lại là các ông Lê Minh Đảo, Mai Viết Triết, Nguyễn Khắc Bình và mặt trận Hoàng Cơ Minh? Họ là những ai? Xin thưa: họ là bọn người mà ai cũng biết. Họ đang làm cái điều mà từ năm 1995 đến nay VC vẫn mong muốn, là: giúp Việt Cộng hoà giải hoà hợp với đồng bào hải ngoại để cô lập cuộc đấu tranh đòi dân chủ tự do của đồng bào trong nước. Đó chỉ là bước đầu.

Tại sao trong cái tập thể mang danh Tập Thể Chiến Sĩ CHVN Hải Ngoại (viết tắt: Tập Thể) do đại hội lập ra, quý vị tướng lãnh lại chỉ được giữ vai phụ (tư vấn và giám sát)?.

Tại sao quý vị tướng lãnh-nhất là quý vị tướng lãnh niên trưởng- lại không được quyền có tiếng nói trong 3 lãnh vực sinh tử của Tập Thể, là: đường lối, lập trường và phương thức đấu tranh?

Tại sao Tập Thể lại gồm cả “thế hệ hậu duệ”? Thế hệ hậu duệ là thế hệ con cháu. Xin hỏi: con cháu cho đến mấy đời? Và xin hỏi: về lập trường quốc gia dân tộc, có gì bảo đảm rằng thế hệ hậu duệ sẽ tiếp nối con đường của các bậc cha anh? Những kẻ tổ chức đại hội toàn quân mưu đồ gì khi “trồng người” và đưa thế hệ hậu duệ vào nằm mai phục trong Tập Thể?

Trên đây, tôi chỉ nêu ra một vài suy nghĩ liên quan đến cái gọi là “đại hội toàn quân”. Nêu ra cho hết, e làm mất thì giờ bạn đọc.

Còn một suy nghĩ khác, tôi muốn nói lên.

Tại sao một người như giáo sư Nguyễn Xuân Vinh lại tham gia cái mệnh danh “đại hội toàn quân”? Chẳng những tham gia, giáo sư còn là chủ tịch cái mệnh danh Hội Đồng Đại Diện Tập Thể CSVNCHHN.

Phải chăng “cặp mắt xanh” năm xưa của Đỗ Mậu đã nhìn thấy rõ chân tướng của giáo sư?

Nguyễn Văn Chức

Houston 22.10.2003

(*) Điều 141 hiến pháp VC : “Quốc kỳ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

(**) Điều 143 hiến pháp VC: “Quốc ca nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của “bài Tiến Quân Ca”.

No comments:

Post a Comment