Pages/ Tác giả

Wednesday, September 2, 2009

Hoàng Dược Thảo- Không có gì dấu được ... (Báo Người Việt)



HinhthamVoPhien_thumb


Từ trái sang: Chị Đỗ Quý Toàn, chị Nguyễn Tường Thiết, Trần Mộng Tú, Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Tường Thiết, Phạm Phú Minh, Võ Phiến, chị Võ Phiến, chị Đỗ Ngọc Yến

Cố Chủ Nhiệm Tờ Nhật Báo Người Việt
Đỗ Ngọc Yến - Họp Với Việt Gian Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng



Võ Tá Chước - Đỗ Ngọc Yến (chủ tọa)- Nguyễn Thanh Phong - Nguyễn Tấn Dũng


Lê Quý Biên - Nguyễn Thanh Phong - Đỗ Ngọc Yến - Võ Tá Chước


Không có gì dấu được ...


Thật ra Đào Nương tôi rất muốn tôn trọng ý kiến của gia đình cố chủ nhiệm của báo Người Việt "cũ" là xin để cho người chết được yên. Khổ nỗi, người khơi nguồn cho mọi đầu mối lộn xộn trong làng báo, và ngay cả mới đây, người không để cho bác Yến được yên lại là một người thân cận của chính ông: ông thi sĩ Đỗ Quí Toàn tức ông nhà báo Ngô Nhân Dụng.

Từ hơn một năm nay, kể từ khi những tấm hình chụp ông Yến đi họp với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phong... ai cũng mong ông Toàn lên tiếng. Bạn đọc có quyền được biết, phải được biết, người cầm đầu của tờ báo tự nhận là "lớn nhất" của cộng đồng Người Việt ở hải ngoại đi gặp những tên lãnh đạo của Việt Cộng để làm gì? Người ta có thể có cả trăm giả thuyết về việc ông Yến ngồi riêng rẽ bóp trán trong một bàn họp chỉ có Việt Cộng ngồi chung quanh. Nhất là sau này, sau khi nhiều người đã xác nhận "có thể cuối cùng" ông Yến là một nhà tình báo, một điệp viên lỗi lạc, thì câu hỏi được đặt ra là ông gặp những người bên kia với tư cách gì? Nhà tình báo, hay nhà báo, hay nhà chính trị, hay nhà kinh doanh? Vì nay ông Yến đã qua đời, và không ai hiểu ông số 1 bằng ông số 2, cho nên người ta càng nhìn đến nhân vật được xem là đứng sau hậu trường để điều động tất cả sân khấu "Người Việt" để tìm câu trả lời. Nhưng ông Đỗ Quí Toàn chỉ im lặng. Mỗi khi báo Người Việt gặp sóng gió thì ông im lặng. Nhưng thời bình thì ông Toàn vẫn đóng vai Thái Thượng Hoàng chỉ dạy cho lớp trẻ làm báo. Bây giờ thì vụ báo Người Việt đưa những người trong một vụ biểu tình về chính trị và thắng được họ về tội “xâm phạm lãnh thổ” vì đã đứng trên lề đường toà soạn báo Người Việt chứ không phải thắng về tội họ đã “mạ lỵ” ông Đỗ Ngọc Yến là Việt cộng.

Do đó khi nhân vật số 2 của báo Người Việt "cũ" này viết bài nhớ bạn tức ông số 1 thì đó là một hiện tượng rất ... lạ. Vì ông Toàn "chợt" nhớ ông Yến sau một thời gian dài lãng quên khi hình ông Yến bị phơi nắng, phơi sương bầm dập. Và người ta vẫn không thể hiểu nổi ông Toàn viết bài nhớ bạn vì ông thực sự vì bạn, hay vì mình, hay vì độc giả hay vì muốn dạy dỗ làng báo Việt vì không ai còn “thần tượng hoá” các nhà báo lão nhưng không thành... này.

Nếu ông nhớ ông Yến vì bạn, lẽ ra ông không nên nhớ theo cách này, bởi vì ông thương bạn cách này bằng mười lần ông hại bạn. Ông nên để người ta quên ông Yến, không nhắc đến những chuyện của ông Yến nữa, vì nhắc đến còn nhiều chuyện đau lòng lắm cho người quá cố khi ông viện cớ nhớ bạn mà cố nói ra cho bằng được những điều sai sự thật.

Đúng là cái "trí" của con người lớn hơn cái "tâm" mặc dù chữ “tâm' thường được định giá bằng ba chữ “tài”. Việc ông Toàn nhớ ông Yến nhiều hay ít, nhớ như thế nào, nhớ lúc nào không phải là ... business của ai hết. Miễn là ông nhớ đúng sự thật, nhất là sự thật về một người mà trước đây các ông đã vận động để có một con đường mang tên bác... Yến. Hiện nay số người biết rõ bác Yến trên dương thế còn nhiều. Đào Nương tôi không viết lại thì sợ rằng mai đây lịch sử báo chí sẽ theo ông Toàn ... ghi lộn thì sai lạc biết chừng nào.

Trích Nhớ Đỗ Ngọc Yến (Người Việt, 16-8-2009 - Ngô Nhân Dụng)

Trong những năm đầu làm báo Người Việt, một lần được nhật báo The New York Times phỏng vấn, người ta hỏi Đỗ Ngọc Yến lấy tờ báo nào làm mẫu, Yến trả lời ngay là báo Le Monde ở Pháp. Một phần vì khi ở Việt Nam nhiều người vẫn quen đọc tiếng Pháp và coi tờ Le Monde là một nhật báo đứng đắn, đáng kính trọng. Mấy lần họp tòa soạn Người Việt, Yến đã hăng say kể chuyện hồi nước Pháp mới được giải phóng năm 1945, Tướng De Gaule mời một số ký giả tới, nói với họ rằng trong công cuộc xây dựng một nước Pháp mới, cần có một tờ báo đàng hoàng. Ông tướng hứa chính phủ Pháp sẽ cung cấp một số vốn khởi đầu nhưng sẽ không can thiệp vào công việc thông tin này, để tờ báo hoàn toàn do giới làm báo chịu trách nhiệm phục vụ công ích. Đỗ Ngọc Yến thích báo Le Monde vì trong đó những người viết báo có quyền quyết định đường lối thông tin và bảo vệ tính cách độc lập trước các xu hướng và thế lực chính trị. (ngưng trích)

Ông Toàn viết "Đỗ Ngọc Yến thích báo Le Monde vì trong đó những người viết báo có quyền quyết định đường lối thông tin và bảo vệ tính cách độc lập trước các xu hướng và thế lực chính trị". Người ta thực sự chẳng hiểu ông nhà báo Ngô Nhân Dụng viết báo đã lâu như thế mà ông hiểu thế nào là "người viết báo có quyền quyết định đường lối thông tin"? Người quyết định đường lối thông tin của tờ báo là những người lãnh đạo tờ báo, là chủ nhiệm, chủ bút, là những Người trong hội đồng quản trị. "Người viết báo", trong một nghĩa nào đó, chỉ là "người làm công", làm sao có quyền gì quyết định được. Chỉ có chấp nhận được hay không đường lối thông tin của tờ đó để quyết định cộng tác hay không mà thôi.

Mặt khác, đường lối thông tin của một tờ báo là một chuyện, mà sự độc lập của tờ báo đó là chuyện khác. Những người lãnh đạo một tờ báo có thể có đường lối thông tin của mình, nhưng không vì thế sự độc lập của một tờ báo sẵn sàng hay dễ bị thỏa hiệp bởi người ngoài. Những người làm báo chân chính, không phải làm công việc làm báo để dễ làm tình báo, đều phải giữ và cố giữ sự độc lập của mình.

Đúng là ông Toàn cố viết cho bằng được. Và hơi vô duyên khi phải mượn ông De Gaulle, mặc dù con người đã gây ra vụ Mùa hè 68 nóng bỏng ở Paris chẳng dính gì đến câu chuyện cả. Về cá nhân và bằng cấp của ông Đỗ Quí Toàn thì chúng tôi miễn bàn. Bạn bè của ông ở Canada biết và nói nhiều về việc này rồi. Nhưng về khả năng ngoại ngữ của ông Đỗ Ngọc Yến thì như chúng tôi đã viết trong một bài viết sau khi ông Yến qua đời rằng các bằng hữu của ông Yến nên tôn trọng sự thật. Qua đoạn văn trên của ông Đỗ Quí Toàn, ai cũng phải nghĩ ông Đỗ Ngọc Yến là một nhà thông thái, làu thông ngoại ngữ. Sự thật thì sao? Trong buổi kỷ niệm 20 năm nhật báo Người Việt, ông Bùi Bảo Trúc lúc đó còn là một cây viết chính cho báo Người Việt đã kể một câu chuyện vui (quí vị báo Người Việt có thể mở video ra xem lại): khi đến trại tị nạn Guam ông Đỗ Ngọc Yến được ký giả Mỹ phỏng vấn. Hỏi: ông đang làm gì? Ông Yến trả lời: I'm a cooker. Rồi ông họ Bùi khôi hài rằng câu trả lời đó vậy mà đúng. Thay vì là một người phụ bếp thì ông Yến trở thành một cái nồi cơm nuôi nhiều người qua sự thành công của báo Người Việt. Một ông chủ báo giỏi thì cần gì phải khoe về khả năng ngôn ngữ. Do đó, Đào Nương tôi không biết ông Đỗ Quí Toàn "khoe" những điều không thực này để làm gì?

Qua đoạn văn mở đầu này Đào Nương tôi cũng xin phép nghi ngờ về sự tôn sùng tờ Le Monde mà ông Toàn nói của ông Yến. Thời trước, các tòa báo đều mua tin teletype, thuờng là do Việt Tấn Xã dịch sẵn, của các hãng AFP, UPI, Reuters, AP… Từ những bản tin này, người ta làm quen với những tờ báo Mỹ hàng đầu như New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, Los Angeles Times, Christian Science Monitor, Boston Globe, Time, Newsweek… Vả lại, thời đó, người ta đương nhiên quan tâm báo Mỹ viết gì vế chiến tranh Việt Nam, chính trị miền Nam, để ý đến “báo tây” làm gì – ngoài những người thuộc thế hệ lớn tuổi hơn rành tiếng Pháp. Ông Yến lúc đó còn quá trẻ để đi tìm báo tiếng Pháp mà đọc. Báo Mỹ đến chậm, nhưng vẫn đến rất đều. Báo Pháp cũng có, đến cũng đều đặn nhưng ít người đọc hơn. Đó là cái thời người ta học tiếng Mỹ, đọc tiếng Mỹ, chơi với người Mỹ. Ai cũng thế cả. Ngay chính ông Yến đi làm công tác thanh niên, xã hội cũng chỉ chơi với mấy ông Mỹ IVS. Và về báo chí, sự hơn hẳn của báo chí Mỹ trong tính độc lập, xông xáo, tranh luận, đa dạng… là rõ ràng từ bao giờ. Người ta không cần phải đi tìm nhật báo Le Monde để xem như một cái khuôn mẫu. Đó là chuyện ở Việt Nam. Qua Hoa Kỳ, với số lượng báo chí đủ ngành, đủ xu hướng ở Hoa Kỳ thì người còn thích báo Le Monde có thể so sánh với những vị qua Mỹ mà còn đi tìm xe Peugeot 404 để đi vì... thèm, vì mơ ước mà chưa được .. rờ từ quê nhà. Người Việt đọc báo Pháp đồng tuế với ông Đỗ Quí Toàn còn sống chắc cũng còn nhiều. Đọc đoạn văn ông Toàn viết ông Yến ca tụng báo Le Monde sau khi đã làm báo ở Hoa Kỳ thì buồn cười. Vả lại khó tin khi được tờ New York Times hỏi mà ông Yến không trả lời ngay “chính tờ New York Times chứ đâu xa” mà lại cầu kỳ và lập dị trả lời “Tôi thích tờ Le Monde”. Trả lời như thế, ông sẽ mất thì giờ làm cho người phỏng vấn hiểu tờ Le Monde là gì, nếu ông thực sự phát âm được tờ “Le Monde” theo kiều Mỹ cho người Mỹ hiểu. Nếu ông Toàn có thể đưa ra được bài báo có ghi bài phỏng vấn đó, thì đó là chuyện khác!

Trích Nhớ Đỗ Ngọc Yến

Khi Yến còn sống chúng tôi vẫn trò chuyện với nhau về những tờ báo có cơ cấu bảo đảm tính độc lập, coi việc thông tin trung thực, khách quan là danh dự nghề nghiệp. Một thí dụ chúng tôi hay nêu ra là tuần báo Economist ở Anh, còn Yến không hay đọc báo đó vì nghĩ đó là tờ báo chỉ thích hợp cho những người nghiên cứu kinh tế đọc. Cả hai chúng tôi đều thiết tha mong trong tương lai ở nước Việt Nam mình sẽ có những tờ báo và cơ sở truyền thông độc lập như vậy. Khi nói đến nước Pháp người ta nói đến Le Monde; ở Mỹ có các nhật báo New York Times, Wall Street Journal, Washington Post; nước Anh có những tờ Times, Observer, Đài BBC, vân vân. Các tờ báo đó giống như những "định chế quốc gia" làm cho người dân các nước này hãnh diện. Một giấc mơ của Đỗ Ngọc Yến là khi nước Việt Nam mình được sống tự do dân chủ thì anh chị em làm báo sẽ xây dựng không phải một mà nhiều cơ sở truyền thông độc lập, đứng đắn, có tầm vóc quốc tế như vậy. Trong số những tờ báo mà Yến đã đọc ở Việt Nam trước năm 1975, Yến ước mong nếu còn sống sẽ thấy những báo đứng đắn ít nhất cũng như Thần Chung, Chính Luận, hai tờ báo có lập trường đối chọi nhau nhưng kính trọng lẫn nhau.

Từ mươi năm trước khi qua đời, Yến đã nói ngày nào trong nước được tự do sẽ xuất bản tờ Người Việt ở Sài Gòn. Cần tập cho đồng bào trong nước lối đọc báo mới, đọc những tờ báo đáng tin chứ không phải những báo chỉ đóng vai tờ truyền đơn chính trị. Nhiều người không hiểu được lối nhìn xa đó. Đỗ Ngọc Yến tự học nghề báo, đi học Văn Khoa nhưng không bao giờ nghĩ đến việc dạy học hoặc viết văn. Từ khi lớn lên Yến hầu như không bao giờ làm một công việc nào khác để sinh sống, ngoài nghề báo - trừ mấy năm đầu mới sang Mỹ phải làm đủ thứ việc, trong đó có làm cán sự xã hội trong một vài năm. Yến ham làm báo như người ta ham đá banh, ham trồng hoa lan, chứ không phải nhắm làm báo để kiếm tiền. Cho nên nếu Đỗ Ngọc Yến tha thiết với cái nghiệp làm báo, đến danh tự, đạo đức của nghề, điều đó cũng dễ hiểu. Yến được đào tạo trong môi trường Hướng Đạo cho nên cũng thừa hưởng một nền móng đạo lý của phong trào này, những quy tắc đạo lý để mình sống theo suốt đời thì cũng là những quy tắc mình theo khi làm báo. (ngưng trích)

Như Đào Nương tôi đã nói, một tờ báo độc lập hay không là ở lương tâm và bản lĩnh của những người lãnh đạo tờ báo vừa trong trách nhiệm xét duyệt bài vở vừa trong sự nhắc nhở và kiểm soát được những người làm việc với mình. Tờ báo nào trong một xã hội tự do, dân chủ và có dân trí cao cũng cố giữ "thông tin khách quan, trung thực" theo cách của mình, nhưng cũng vẫn có đường lối của mình. Nói chung, sự "độc lập" của một cơ sở truyền thông ở những nước có tự do dân chủ hầu như là tất yếu, chẳng có gì đáng bàn. Ngay cả tờ Economist mà ông Toàn ca ngợi. Thực ra, tờ báo này có tên là Economist nhưng không phải chỉ dành cho những "kinh tế gia" như ông ĐQT đọc. Đó là tuần báo đặc biệt không bao giờ ghi tên tác giả, phóng viên, ký giả. Nhưng nó chủ yếu cũng giống như các tờ Time hay Newsweek, đăng đủ loại tin về chính trị, xã hội, kinh tế... Cái khác là nó bao quát hơn từ chuyện nước Anh, chuyện Châu Âu, chuyện nước Mỹ và châu Mỹ, chuyện châu Á, chuyện châu Phi, có những chuyên mục về kinh tế, tài chánh, kinh doanh... Không có lý do gì ông Yến không đọc mà cứ sợ vì nó chuyên môn, và cũng chẳng hiểu vì sao ông Toàn đã đọc mà không giải thích cho ông Yến đừng sợ, cứ đọc đi, chẳng có gì chuyên môn lắm đâu mà sợ.

Hình như ông Đỗ Quí Toàn không biết sự khác biệt giữa chủ báo và người viết báo. Ông ca tụng ông Yến như là một nhà báo. Đào Nương tôi đố ông Toàn trích dẫn (trích dẫn) thôi bất cứ một điều gì ông Yến đã viết từ trước 1975 hay sau 1975. Ngay cả trong sách tưởng niệm ông Yến, người ta còn không thể đưa ra được một bài viết nào cho thấy lý tưởng, tâm niệm, tư tưởng, quan điểm của ông Đỗ Ngọc Yến. Việc ông Yến "ham" làm báo chắc không bằng ông ham làm "tình báo" nên khi ông Yến nằm xuống, gia tài báo Người Việt ông Yến để lại mới rối như một mớ bòng bong. Và khi so sánh cái mớ bòng bong "quy tắc làm báo” của ông Yến khi làm báo Người Việt với cái nền móng, quy tắc đạo lý của Hướng Đạo sợ rằng ông Toàn sẽ mang tiếng là lộng ngôn chăng?

"Cần tập cho đồng bào trong nước lối đọc báo mới, đọc những tờ báo đáng tin chứ không phải những báo chỉ đóng vai tờ truyền đơn chính trị." Thế thì sao hai ông họ Đỗ không dạy đồng bào ngoài nước lối đọc báo mới này để họ biết cách đọc báo Người Việt? Hai mươi năm nay, Đào Nương tôi thấy lâu lâu đồng bào ngoài nước lại phải dạy cho báo Người Việt nhiều bài học về cách làm báo, viết báo và sau đó thì từ chủ bút, chủ nhiệm đến Tổng Thư Ký cuả báo Người Việt lại bị đuổi đi chỗ khác cấp tốc như đuổi gà và “người được ở lại” thì phải van xin đồng bào tha thứ tội. Lần sau cùng cũng thế, không thấy ông Đỗ Quí Toàn xuất hiện để dạy đồng báo cách đọc báo mà chỉ thấy em của ông như chủ nhiệm Đỗ Việt Anh vác tiền chạy theo chủ bút Vũ Ánh đi ra làm báo Người Việt “mới”. Chắc mấy ông này muốn thực thi lối đọc báo mới, dạy lại cho ông Toàn biết rằng báo Người Việt mới của họ mới là một tờ báo đáng tin chứ không phải là báo chỉ đóng vai trò của những con thò lò chính trị... Khi đồng bào chống thì trương cờ vàng rực rỡ ngoài cổng chính, khi đồng bào êm êm thì lại cho cờ vàng vào chậu nước rửa chân nằm...

Trích Nhớ Đỗ Ngọc Yến-Ngô Nhân Dụng

Những ý kiến của Yến thường dựa trên căn bản là đạo lý mà thế hệ chúng tôi đã hấp thụ trong trường học, cộng với phương cách cư xử phải chăng, lối sống khôn ngoan của người Việt mà từ nhỏ chúng ta đã học. Chẳng hạn như đối với các đồng nghiệp. Yến chủ trương không bao giờ gây tranh cãi, và thường không tham dự các vụ tranh cãi sôi nổi trong cộng đồng. Có những lúc người Việt ở nước ngoài bàn tán, tranh luận sôi nổi về một đề tài nào đó, bao nhiêu tờ báo đã tham dự, đứng về phía bên này hay bên kia. Thí dụ như khi có hai hoặc ba ban chấp hành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, hay khi các đoàn thể và các báo tranh luận vụ một nhà văn người Việt tị nạn kiện một trường đại học ở Boston, hay là những vụ nhỏ hơn như cộng đồng người Việt ở Nam California có hai người đều nhận là chủ tịch, các hội cựu học sinh Gia Long, Trưng Vương cũng có lúc như thế. Bao nhiêu tờ báo đăng các thông cáo tranh cãi xem bên nào phải, bên nào trái, ai cũng có những lý luận sắc bén cả, nhưng báo Người Việt thường không có ý kiến. Không những thế, Yến đề nghị Người Việt không đăng cả các thông cáo hoặc những bài lai cảo người ta gửi cho về các vấn đề đó.

Nhiều bạn bè có lúc đã tới tận tòa báo, thẳng thắn công kích báo Người Việt "hèn" không dám bày tỏ thái độ về các vấn đề sôi nổi cả cộng đồng. Nhưng Người Việt vẫn giữ thái độ đứng ngoài. (Ngưng trích)

Cái đạo lý lớn nhất của người làm báo là khi đã làm báo thì chỉ biết có bạn đọc, quyền lợi bạn đọc, nhu cầu bạn đọc và trong trường hợp của Người Việt hải ngoại thì lại thêm nhu cầu chính trị của quê mẹ. Một tờ báo không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin khách quan, trung thực cho Người đọc, mà còn hướng dẫn người đọc trong chừng mực, trong tinh thần dân chủ và có tranh luận theo hướng phát triển chính trị, kinh tế, xã hội phù hợp với đường lối của tờ báo.

Chúng ta đều hiểu những cái kẹt của ông Yến, và nay ông đã nằm xuống, lẽ ra ông Đỗ Quí Toàn không nên nhắc lại. Như ông Võ Long Triều lại vừa xác nhận ngay trên tờ NV, ông Yến có làm tình báo cho Phủ Đặc ủy Trung ương. Và đối với những người đã làm tình báo, thì đây là nghề tay phải, là nghề thật, còn bất cứ nghề gì khác cũng là nghề tay trái, nghề nổi, nghề bề mặt, phải khai báo với người điều khiển hệ thống, mạng lưới mà mình nằm trong đó. Và nghề tay trái là cái vỏ, cái cover, để che đậy việc làm của mình, và phục vụ công tác tình báo của mình. Như vậy trước 1975 thì ta cũng có thể đoán được cái "đối tượng tình báo" của ông Yến bấy giờ là ai: báo chí, nhất là báo chí đối lập, thanh niên, giới sinh viên, học sinh đang theo Mỹ. Nhưng sau 1975 thì “chủ” của tình báo viên Đỗ Ngọc Yến là ai? Để cho an toàn nghề tay phải thì phải giữ sự an toàn nghề tay trái. Đó là "nguyên tắc nghề nghiệp" lớn nhất của ông Yến khi ông Yến xâm nhập vào nghề báo. Tránh xung đột, không gây tranh cãi, không có ý kiến... Nhưng đây là nguyên tắc nghề nghiệp của người tình báo, không phải của người làm báo.

Nhưng qua đoạn văn trên thì Đào Nương tôi xin phép được nghi ngờ ông Đỗ Quí Toàn khi ông nói dùm quan điểm “làm báo” ba phải cho ông Yến. Làm báo mà không hướng dẫn dư luận, không nói lên quan điểm của mình thì các ông làm gì? Nhưng nói như vậy mà báo Người Việt không phải làm vậy. Ví dụ như vụ ông Nhất Hạnh. Báo Người Việt thường xuyên bênh vực ông Nhất Hạnh cũng như hiện nay các ông bênh ông Alibaba vậy. Khi ông Nhất Hạnh đăng quảng cáo vụ Bến Tre trên báo New York Times với nhiều dữ kiện mạ lỵ người Mỹ và VNCH, một bỉnh bút cộng tác hàng ngày với báo Người Việt viết bài đề cập tới vụ này dù không nêu tên ông Nhất Hạnh thì báo Người Việt cũng cắt bài ông này ngay. Những bài viết về Nguyễn Chí Thiện trung thực đều không được đăng trên tờ Người Việt. Làm báo như thế thì ông Đỗ Quí Toàn gọi là gì” hướng dẫn dư luận hay làm theo chỉ thị? Đào Nương tôi không hiểu ông Đỗ Quí Toàn có tư cách gì để viết về việc chia rẽẻ hay đoàn kết cộng đồng như ông đã viết như sau:

Trích Nhớ Đỗ Ngọc Yến-Ngô Nhân Dụng

Một lý do khác mà đa số anh em đồng ý với Đỗ Ngọc Yến là chúng ta không nên đề cao những vấn đề làm chia rẽ cộng đồng. Cứ để yên, một xã hội phức tạp và căng thẳng như khối người Việt di tản đã có đủ lý do chia rẽ nhau lắm rồi; tờ báo không nên bắt đồng bào thấy nhiều cảnh chia rẽ và bêu riếu hơn nữa.

Nhiều người chê là Đỗ Ngọc Yến và nhật báo Người Việt "tròn" quá, có thái độ "cầu an" trước các cuộc tranh cãi đầy sóng gió. Nhiều anh em trong tòa báo cũng cảm thấy máu nóng lên, muốn "tỏ thái độ" cho thiên hạ biết là "báo mình" không "trốn tránh." Nhưng cuối cùng, lựa chọn của Đỗ Ngọc Yến vẫn được mọi người chấp thuận. Cuối cùng mọi người thấy đó là một lựa chọn khôn ngoan.

Một câu hỏi mà Yến thường đặt là: Nếu như nhật báo Người Việt chọn một thái độ nào đó, đứng về một phe trong các cuộc tranh cãi, thì liệu có phải vì lựa chọn đó là lẽ phải, là sự thật duy nhất, ý kiến đúng nhất hay không? Khi trong cộng đồng có bao nhiêu người bất đồng ý kiến một cách sôi nổi như vậy, người viết báo có nên đưa ý kiến riêng của mình ra, dùng thế lực của một cơ quan ngôn luận để chinh phục độc giả hay không? (ngưng trích)

Hiện nay, ông Yến đã không còn nữa. Xin ông Đỗ Quí Toàn trả lời câu hỏi sau đây của một công dân Việt Nam Cộng Hoà đồng thời là một nhà báo như Đào Nương tôi là: trong lịch sử báo chí tị nạn, tại sao báo Người Việt cuả các ông lại "vướng" quá nhiều sơ hở về kỹ thuật gây tranh luận xáo trộn trong cộng đồng về vấn đề quốc cộng đến thế? Còn nếu đó là chủ trương ... không lên tiếng, không gây chia rẽ thì việc gì các ông lại phải xin lỗi trối chết khi có biến. Ai hướng dẫn ai? Báo Người Việt? Hay đồng bào tị nạn cộng sản chống cộng? Hay Who is the Boss?

Trích Nhớ Đỗ Ngọc Yến

Không nên cho là mình phải "hướng dẫn" dư luận. Đừng giấu giếm, đừng che đậy, đừng tìm cách chạy quanh, đừng giở thói biện bác khôn khéo để che lấp những sai lầm. Mình có thể che giấu một lỗi lầm trong nhất thời, che giấu đối với một số người; hoặc mình tìm cách mở bài biện bác để chối cãi, không muốn nhận lỗi vì sợ mất thể diện. Nhưng về lâu dài thì sẽ không che giấu được gì cả, cuối cùng rồi người đọc họ biết hết ai nói thật, ai nói dối. Phải mất nhiều năm một tờ báo mới tạo được niềm tin tưởng của công chúng; nhưng chỉ cần một bước sơ suất là sẽ làm mất tất cả lòng tin ngay, và sau đó muốn xây dựng lại rất khó. (ngưng trích)

Đây là đoạn kết luận "có lý" nhất của kinh tế gia Ngô Nhân Dụng. Hiện nay báo Người Việt có còn được niềm tin hay uy tín trong cộng đồng hay không thì ông Đỗ Quí Toàn biết rõ hơn ai hết vì đúng như viết, không có gì dấu được lâu dài, sự thật vẫn là sự thật. Những gì ông Đỗ Ngọc Yến đã làm thì báo Người Việt không giải thích, cũng không che dấu được. Cách đây vài tháng, có nguồn tin, cộng sản Việt Nam sẽ bỏ tiền ra mua những cơ quan ngôn luận có uy tín ở hải ngoại và sẽ biến những trang nhất này thành một tờ báo với hình thức như một tờ báo trong nước để đồng bào ngoài nước quen dần. Đào Nương tôi xin đăng trang bìa của nhật báo Người Việt số ra ngày thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2009 ... của nhà “tình” báo họ Đỗ để xác định về điều nghe được đang được biến thành sự thật. Chúng tôi xin tường thuật, phần nhận định xin để cho độc giả.

Đào Nương

No comments:

Post a Comment