Pages/ Tác giả

Sunday, August 2, 2009

Chiến Tranh Việt Nam Thời McNamara-Trọng Ðạt





Audio

Chiến Tranh Việt Nam Thời McNamara


Trọng Ðạt:



Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara qua đời ngày 6 -7-2009, thọ 93 tuổi, ông là nhà chính khách mà người Việt trước 1975 tại Sài Gòn không ai là không nghe nói tới tên tuổi ông qua công trình “Hàng rào điện tử MacNamara”, ông cũng là người giữ chức vụ bộ trưởng quốc phòng lâu nhất, từ 1961 tới tháng 2-1968. Báo Washington Post ngay sau đó đăng bài McNamara, Architect of Vietnam War, Dies at 93 (MacNamara, Kiến Trúc Sư Chiến Tranh Việt Nam, mất thọ 93 tuổi) của Thomas W. Lippman tường thuật cuộc đời của ông bộ trưởng nổi tiếng này. Mỗi khi nói đến chiến tranh Việt Nam cũng như nhiều người Mỹ khác, Thomas W. Lippman trên đống tro tàn quá khứ cũng không quên khóc than cho số phận của 58 ngàn lính Mỹ chết thảm trong cuộc chiến (..When the war is over, 58,000 Americans were dead and the national social fabric had been torn asunder) và nhất là họ không quên nói xấu chê bai đồng minh thối nát (A failed effort by the world greatest superpower to prevent a communist takeover of a weak and corrupt ally).
Họ không nói đến lỗi lầm của họ vì không thắng được Cộng sản mà phải rút chạy khiến cho hằng trăm ngàn người bạn đồng minh phải lầm than khốn khổ trong các trại tù khổ sai Cộng Sản (CS), hằng mấy trăm ngàn người phải chết oan trên đường vượt biển… nhưng chỉ than khóc cho những người lính Mỹ ủm củ tỷ từ gần 40 năm qua. Theo tài liệu Liên Xô người Nga đã bị thiệt mạng 20 triệu người trong cuộc Thế chiến thứ hai (trong đó một nửa là dân và một nửa là lính) nhưng theo một cuốn phim tài liệu của Anh Mỹ chiếu trên đài PBS thì tổn thất của Nga là 27 triệu người. Mặc dù tổn thất nhân mạng khủng khiếp như thế nhưng người Nga cũng không khóc than não nùng như người Mỹ qua tổn thất tại chiến trường Việt Nam. Thật là mâu thuẫn và ngược đời, họ muốn làm anh hùng, muốn làm trùm thế giới nhưng lại sợ chết.
Sau Hiệp định Genève chia đôi đất nước, năm 1954 miền Bắc bị tàn phá vì chiến tranh Việt Pháp, nay không được tiếp tế lúa gạo từ trong Nam ra phải mua của Miến Ðiện do Nga viện trợ. Năm 1957 Thủ tướng Bắc Việt gửi thư cho ông Ngô đình Diệm xin hiệp thương hai miền Nam - Bắc , văn thư viết rất trịnh trọng: Kính thưa tổng thống… nhưng bị từ chối, sau đó họ biết không thể dùng mánh khoé chính trị đượïc nên phải dùng bạo lực xâm lăng miền Nam, sống chết cũng phải chiếm cho được vựa lúa miền Nam.Trong hai năm 1955, 1956 Bắc Việt (BV) phát động phong trào cải cách ruộng đất, giết hại khoảng 50 ngàn người và cầm tù hằng trăm ngàn người khác. Năm 1956 VNCH khám phá được 274 hầm vũ khí của Cộng sản để lại, năm 1957 họ đã bắt đầu giết các trưởng ấp, xã trưởng bằng dao găm, mã tấu rất dãn man, tổng cộng có gần 500 cán bộ quốc gia bị sát hại tại các tỉnh, năm 1959 khoảng 5,000 cán bộ tập kết được đưa vào Nam hoạt động. Từ 1959 đến 1961 số nạn nhân bị CS giết tăng từ 1,200 đến 4,000 người mỗi năm. Lê Duẫn vào Nam hai, ba lần từ 1958-59 để thẩm định tình hình, năm 1960 được Hồ Chí Minh cho làm bí thư thứ nhất đảng. Năm 1959 và 60 Việt Cộng (VC) có vào khoảng 10 ngàn địa phương quân và 3,000 chính qui, ngày 20-12-1960 Nguyễn Hữu Thọ thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một công cụ của Hà Nội. Năm 1961 VC có 27 tiểu đoàn và 43 đại đội địa phương quân.
Chiến tranh mở rộng hơn trước, Kiến Hoà bị tấn công đầu tiên, ngày 19-9-1961 500 VC tấn công Phước Thành, tỉnh trưởng bị giết, ngày 18-10-1961 Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) ban hành tình trạng tổ quốc lâm nguy khi VC đánh cấp trung đoàn. Lực lượng VC gia tăng nhanh từ 5,500 ngàn người đầu năm 1961 đến đến 25,000 cuối năm 1961, theo tiết lộ của Viện Lịch sử quân sự CSVN trong phiên họp ngày 15-4- 2006 tại Sài Gòn (BBC.com) : Giai đoạn 1955-60 CS quốc tế đã viện trợ cho BV 49,585 tấn hàng trong đó 4,105 tấn hàng hậu cần và 45,480 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Trước tình hình CS gia tăng áp lực, tổng thống Kennedy cho gia tăng quân số VNCH từ 170 ngàn người lên 200 ngàn người năm 1961, tăng cố vấn quân sự lên 3,200 người, viện trợ 2 chi đoàn thiết giáp M-113, ba đại đội trực thăng , 16 phi cơ vận tải C-123.. nhờ viện trợ quân sự của Hoa Kỳ chính phủ đã bình định được miền nam.
Tháng 5-1962 McNamara viếng thăm VN lần đầu tiên, ông tuyên bố lạc quan. Sang năm 1963 VNCH bị thất bại về quân sự, VC tấn công các trại lực lượng đặc biệt, trong sáu tháng đầu năm 1963 lực lượng đặc biệt chạm địch gần 400 lần, 94 lần VC pháo kích vào các trại. Ðầu thập niên 60 người Mỹ tỏ vẻ khinh địch cho rằng đây chỉ là một cuộc xâm lăng rẻ tiền, họ sẽ giúp miền Nam bình định sớm nhưng sự thực không đơn giản như thế, BV được Nga, Trung Cộng viện trợ tiếp tục chuyển vận người, vũ khí vào Nam đánh phá khắp nơi.
Bất đồng ý kiến giữa hai chính phủ Việt - Mỹ trước đây thân thiết đã đưa tới cuộc đảo chính ngày 1-11-1963, mùa hè năm 1964 lợi dụng tình hình chính trị miền Nam rối bời vì các tôn giáo tranh giành ảnh hưởng, tướng lãnh tranh quyền , Bắc Việt (BV) thừa cơ nước đục thả câu chuyển nhiều đơn vị chính qui vào Nam. Ngày 3-2-1964 VC tấn công các đơn vị VNCH tại Tây Ninh, căn cứ Mỹ tại Kontum, ngày 4-7 VC tràn ngập trại lực lượng đặc biệt Polei Krong, Bắc Kontum , ngày 2-8 tầu Maddox bị tấn công, hai ngày sau phi cơ hải quân trả đũa, quốc hội Mỹ chấp thuận nghị quyết Vịnh Bắc Việt trao toàn quyền hành động quân sự cho tổng thống Johnson.
Ngày 1-11-64 pháo kích và đột nhập phi trường Biên Hoà khiến 5 người Mỹ chết và 76 người khác bị thương, 5 oanh tạc cơ B-57 bị phá huỷ, 8 chiếc khác bị hư hại, ngày 7-12 -1964 VC mở mặt trận thung lũng Lào, gia tăng khủng bố đặt chất nổ tại Sài Gòn . Cuối năm 1964 VC tấn công chiếm làng Bình Giả, sư đoàn 9 VC (do 2 trung đoàn 271, 271 hợp thành) chận đánh quân tiếp viện . CS đã đánh lên cấp trung đoàn, thay thế chiến thuật đánh rồi rút bằng đánh chiếm giữ trong nhiều ngày, tháng 12-1964 một trung đoàn BV xâm nhập Pleiku. BV chỉ đạo , thay đổi chiến tranh đưa chủ lực quân vào miền Nam. Trong giai đoạn 1961-1964 CS quốc tế đã viện trợ cho BV tổng cộng 70,295 tấn gồm:230 tấn hàng hậu cần và 70,065 tấn vũ khí và trang bị kỹ thuật (BBC.com).


Ngày 28-1-1965 thủ tướng Trần Văn Hương rút lui sau vài tháng cầm quyền, hai tuần sau bác sĩ Phan Huy Quát lên làm thủ tướng vào ngày 16-2-1965. Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ đưa ra chính sách áp lực, đe dọa vừa phải để hy vọng BV sẽ phải lên bàn hội nghị thương thuyết thuận lợi cho Mỹ. Sau đó Tổng thống Johnson cho áp dụng chính sách, đánh cầm chừng, “đánh cho nó sơ.” để phải chịu tương thuyết trên bàn hội nghị. Ngày 3-2-1965 VC tấn công trại Holloway căn cứ tiểu đoàn Mỹ khiến 7 người chết, hằng trăm người bị thương, ngày 7-2 phi cơ từ hạm đội vào oanh tạc trả đũa BV , mấy ngày sau VC đặt bom chung cư Mỹ tại Qui Nhơn. Ngày 13-2-1965 Tổng thống Johnson chấp nhận kế hoạch oanh tạc BV dài hạn lấy tên Rolling Thunder kéo dài từ tháng 3-1965 cho tới tháng 11-1968, đã thực hiện được 304 ngàn phi vụ chiến thuật và 2,380 phi vụ B-52 thả 643 ngàn tấn bom lên BV. Tính đến ngày 22-10-1968 đã phá hủy được khoảng 77% các kho đạn, 65% căn cứ kho nhiên liệu, 60% các nhà máy phát điện, 55% cầu cống , 39% các cơ sở bảo trì xe hoả…BV đã phải huy động hơn 600 ngàn dân quân vào công tác sửa chữa, phòng không .


Mặc dù có một số thắng lợi quân sự nhưng Mỹ mất chính nghĩa đã bị các nước nhất là Âu châu biểu tình chống đối cùng với phong trào phản chiến trong nước lên cao. Mục đích của kế hoạch oanh tạc BV để nâng cao tinh thần quân dân miền nam VN, trừng phạt hành động xâm lược cũng như làm suy giảm cường độ xâm nhập người và vũ khí vào Nam đồng thời cho BV thấy cái giá họ phải trả để buộc họ phải vào bàn hội nghị nhưng trên thực tế không đạt được kết quả mong muốn. Ngày 16-2-1965 trực thăng phát hiện tầu lạ tại Vũng Rô, hải lục không quân VNCH phối hợp tiêu diệt địch.
Ngày 9-6-1965 thủ tướng Phan Huy Quát bị tôn giáo chống đối giao chính quyền lại cho quân đội, ngày 19-6-1965 thành lập Ủy ban lãnh đạo quốc gia do trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch và Ủy ban hành pháp trung ương do thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch. Một sự trái ngược nhau giữa hai nước đồng minh hồi ấy là tại VNCH các ông tướng ra làm chính trị trong khi tại Hoa Kỳ những nhà chính trị gia như Johnson, McNamara lại ban kế hoạch chiến lược quân sự tại chiến trường miền nam VN .
Giữa năm 1964 quân số Mỹ tại VN là 23,000, cuối năm 1965 tăng lên thành 184,000 người, giữa năm 1965 trung bình một tuần VNCH mất một quận, nếu Mỹ không đổ quân vào miền Nam sẽ mất trong vòng 6 tháng (Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh). Theo tài liệu do Trung Cộng công bố sau này, tại miền Bắc từ tháng 6-1965 đến tháng 12-1968 Trung Cộng đã đưa 7 sư đoàn công binh vào miền Bắc để xây dựng công sự, đường giao thông, họ cũng đưa 16 sư đoàn phòng không để bảo vệ, đến cuối tháng 3-1969 họ rời VN, các đơn vị này đã bắn rơi 1,707 phi cơ Mỹ, làm hư hại 1,608 chiếc khác.


Cuộc chiến ngày càng mở rộng hơn, Mỹ đổ thêm quân vào thì BV cũng gia tăng xâm nhập y như trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, nước dâng lên bao nhiêu thì núi cũng lên cao bấy nhiêu. Các trận Phụng Dư , Ðồng Xoài, Ðức Cơ, Bố Ðức…khiến VNCH bị thiệt hại. Cuối tháng 6-1965 chiến dịch lùng và diệt địch (Search and Destroy) ra đời. Hai tháng sau, trận Vạn Tường (hành quân Starlite) với sự tham dự nhiều tiểu đoàn Thủy quân lục chiến (TQLC) Mỹ đã tiệu diệt 700 VC tại bán đảo Batangan . BV xử dụng những đơn vị chính qui mới xâm nhập tấn công các trại lực lượng đặc biệt quanh Pleiku, họ dự định chiếm thị xã, kiểm soát cao nguyên và cắt đôi VNCH theo trục Pleiku, An Khê, Qui Nhơn nhưng thất bại. Tháng 11-1965 Mỹ và VC đụng độ hai trận lớn tại Ðất Cuốc (cách Biên Hoà 30 cây số) và Bầu Bàng Thủ Ðầu Một. Trong khi Mỹ gia tăng đưa quân sang VN những cuộc biểu tình phản chiến tại Mỹ đã bắt đầu.
Ðầu năm 1966 BV gửi thêm quân xâm nhập, Mỹ và các nước đồng minh Ðại Hàn, Úc , Tân Tây Lan, Thái Lan… cũng tăng thêm quân nhưng Mỹ là chủ lực , các nước khác chỉ có tính cách tượng trưng để hỗ trợ cho chính nghĩa bảo vệ đồng minh của Mỹ. Tháng 3 1966 tại Huế, Ðà Nẵng và một số tỉnh miền Trung xẩy ra liên tiếp những cuộc biểu tình, đình công, bãi thị… chống chính phủ Nguyễn Cao Kỳ và bài Mỹ. Phong trào ngày càng lên cao gây nhiều khó khăn cho tình hình khiến cho người Mỹ bắt đầu chán nản. Ngày 28-3-1966 Phó tổng thống Hoa Kỳ Humphreys tuyên bố với báo Newsweek: chỉ có ông Trời mới lật được thế cờ ở Việt Nam, một xứ có quá nhiều chuyện rắc rối phức tạp, Hoa Kỳ sẵn sàng xét lại đường lối, thừa nhận VN không liên kết và có thể chấp nhận cuộc tổng tuyển cử tự do cho dù Cộng sản thắng trong cuộc tuyển cử này… Mỹ gia tăng quân số tại VN năm 1966 tổng cộng có 385 ngàn người nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 5 hay 10 phần trăm là thành phần tác chiến thuộc 59 tiểu đoàn bộ binh và 24 tiểu đoàn TQLC còn lại là những đơn vị yểm trợ, tiếp liệu, quân y, binh lương, hành chánh.. . Họ theo nguyên tắc một người tác chiến có năm người yểm trợ, bộ máy quân sự của Mỹ nói chung cồng kềnh không thích hợp với chiến trường hồi ấy. Toàn bộ lực lượng BV tại miền Nam được ước lượng khoảng 280 ngàn người.
Qua năm 1966 người Mỹ nhận thấy các cuộc oanh tạc BV không có kết quả vì Cộng quân vẫn tiếp tục xâm nhập, yểm trợ cho miền Nam với mức độ không thay đổi. Trong báo cáo ngày 14-10-1966, McNamara nói các phúc trình về tổn thất của CS cho biết một năm Cộng quân tử thương khoảng 60 ngàn người nhưng người ta không thấy có dấu hiệu gì họ suy sụp tinh thần vì vẫn tiếp tục gửi quân xâm nhập. Như thế kế hoạch “đánh cầm chừng” hay “đánh cho nó sợ” của McNamara và Johnson không có hiệu quả. Quân Mỹ vẫn tiếp tục lùng và diệt địch trong khi chính phủ Johnson gia tăng ngoại giao thương thuyết với BV. Các cuộc đụng độ lớn giữa Mỹ và BV diễn ra tại các vùng duyên hải, cao nguyên, giới tuyến, biên giới Việt Miên…
Người Mỹ mở những cuộc hành quân phía Bắc Quảng Trị, biên giới Việt Miên, rừng Bời lời, Hố Bò cùng các chiến khu C, D vùng Tam giác sắt, các cuộc hành quân càn quét các mật khu nổi tiếng của VC. Cuối tháng 10-1966 Tổng thống Johnson triệu tập Hội nghị Malina với chính phủ VNCH để tìm một giải pháp khác, Johnson đề nghị Mỹ và Bắc Việt cùng rút quân ra khỏi VN nhưng không được CS đáp ứng và hai bên vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng. Mỹ áp dụng chiến lược đánh hao mòn địch như họ đã làm trong thế chiến thứ hai với quân Ðức và quân Nhật dựa trên ưu thế về hoả lực và sức mạnh kỹ thuật nhưng tại VN ï không đạt được kết quả mong muốn.


Tháng 2-1967 Tổng thống Johnson cho phép đánh phá 16 mục tiêu xung quanh Hà Nội, cuối tháng 2 -1967 hải quân Mỹ được lệnh dùng thủy lôi phong toả các đường biển dưới vĩ tuyến 17. Ngày 18-3-1967 Tướng Wesmoreland đề nghị gia tăng thêm 200 ngàn quân nâng tổng số quân Mỹ tại VN từ 470 lên 670 ngàn và mở những cuộc hành quân đánh vào hậu cần địch tại Miên, Lào, gia tăng oanh tạc BV và đổ bộ lên phía bắc khu phi quân sự (bên trên sông Bến Hải). Hai phe dân sự và quân đội tranh chấp, các sĩ quan cao cấp trong bộ Tham mưu Liên quân Mỹ doạ từ chức hàng loạt nếu yêu cầu của quân đội không được chấp thuận. Tổng thống Johnson đồng ý cho tăng quân nhưng chỉ cho tăng thêm 45 ngàn và cho oanh tạc 52 mục tiêu , ngày 28-3-1967 phi cơ Mỹ được lệnh oanh tạc ngay Hà Nội. Tháng 10 năm 1967 liên danh Thiệu Kỳ đắc cử tổng thống VNCH, chấm dứt nạn biểu tình tuyệt thực kéo dài mấy năm qua. Khoảng gần cuối 1967 McNamara thực hiện kế hoạch lập hàng rào điện tử phía dưới khu phi quân sự để ngăn chận sự xâm nhập của CSBV, đây là một Vạn Lý Trường Thành thời nay, kế hoạch tốn kém gần 2 tỷ Mỹ kim nhưng không đạt hiệu quả vì BV chuyển xâm nhập qua ngả Ai Lao và Cam Bốt.
Trong ba năm 1965, 66, 67 BV đã bị thiệt hại khoảng gần 350 ngàn người nhưng họ vẫn tiếp tục gia tăng nhân lực từ 180 ngàn năm 1964 lên tới 261 ngàn trong năm 1967, họ thay thế được số thiệt hại mà còn gia tăng thêm quân số. Mặc dù bị oanh tạc dữ dội ngoài Bắc cũng như trên các tuyến đường xâm nhập, bị thiệt hại nặng trong các cuộc giao tranh nhưng BV vẫn lì lợm cố đấm ăn xôi đẩy thanh niên vào chỗ chết. Người Mỹ bắt đầu lo âu trước tinh thần lì lợm của BV, họ ước lượng nếu BV mất từ 600 ngàn cho tới một triệu cán binh thì Mỹ sẽ phải mất khoảng 50 ngàn quân hoặc hơn thế, thực tế cho thấy BV sẵn sàng đánh tới bao giờ cũng được bất kể tổn thất là bao nhiêu. Sau này có nguồn tin cho biết Lê Duẫn đã từng nói sẵn sàng “nướng” thêm một, hai triệu thanh niên để đạt chiến thắng cuối cùng và như vậy người Mỹ sẽ phải mất 100 ngàn quân hay hơn thế nữa. Theo cựu đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng VNCH giai đoạn này hai bên bất phân thắng bại, theo cựu thiếu tướng Hoàng Lạc BV bị thiệt hại nhiều vì hoả lực Mỹ ồ ạt, chính xác khiến họ không dám đánh trực diện với đồng minh. Tuy nhiên điều không thể phủ nhận được là tổn thất của BV lên rất cao thường là gấp 10 hoặc 16 lần so với Mỹ và gấp 5 hoặc 6 lần VNCH. Nhân kỷ niệm hai mươi năm ngày chiến thắng 30-4-1975, CSVN đã phải nhìn nhận có một triệu 100 ngàn cán binh tử trận như vậy so với 58 ngàn người Mỹ thì tỷ lệ là 16 đổi một. BV lệnh cho cán binh CS giết cho nhiều người Mỹ để thúc đẩy phong trào phản chiến.


Chiến tranh hạn chế của McNamara và Johnson coi như thất bại, đó chỉ là sự đánh hù dọa, răn đe khiến cho cuộc chiến tranh kéo dài thêm, vô tình nuôi dưỡng phong trào phản chiến lên cao làm tiêu tan mọi nỗ lực đưa tới sụp đổ dần dần . Theo tin báo Times tháng 6-2009: năm 1965 có 1,300 lính Mỹ tử trận tại VN , năm sau 1966 tăng lên 5,000, năm 67 lên 9,300, năm 68 lên 14,000, số lính Mỹ “ủm củ tỉ” lên cao được truyền hình và báo chí Mỹ thổi phồng đổ dầu vào lửa khiến phong trào phản chiến ngày càng quyết liệt hơn. Kế hoạch đánh vào hậu cần địch, mở rộng oanh tạc BV của Westmoreland và các nhà quân sự không được thi hành mặc dù đúng chiến thuật chiến lược có thể sớm chấm dứt chiến tranh, Johnson đã bỏ lỡ cơ hội chiến thắng. Trong giai đoạn 1965-1968 CS quốc tế đã viện trợ cho Hà Nội 517,393 tấn hàng gồm: 105,614 tấn hàng hậu cần và 411,779 tấn hàng vũ khí trang bị kỹ thuật (BBC.com), như thế viện trợ giai đoạn này gấp bẩy lần giai đoạn trước (1961-1965).

Cuối năm 1967 Wesmoreland cho biết tình hình VN lắng dịu , Mỹ có thể rút quân trong năm tới nhưng ngày 21-1-1967 BV vờ pháo kích Khe Sanh dữ dội, một tuần sau đưa 100 tiểu đoàn ( 84 ngàn người) vào trận tổng công kích Tết Mậu Thân. Mặc dù bị thiệt hại nặng, 70% bị giết, 11% bị bắt làm tù binh so với VNCH tỉ lệ 10 đổi một nhưng họ đã đạt thắng lợi lớn về chính trị, phản chiến tại Mỹ lên cao hơn bao giờ hết, nước Mỹ tan nát vì biến động bên trong nội bộ. Nghe lời khuyên của các nhà thông thái, cuối tháng 3-1968 Johonson tuyên bố không ra tái tranh cử, ông đã viết trong hồi ký như sau.
“Lo ngại lớn nhất của tôi không phải là vấn đề Việt Nam … mà chính là sự chia rẽ bi quan tại Mỹ.. Tôi dùng bài diễn văn sắp đến như một cơ hội để lấy lại sự cân bằng cũng như mở rộng một sự hiểu biết tốt đẹp hơn. Tôi biết rõ ràng rằng sự sụp đổ của mặt trận tại đất nhà là những gì Hà Nội mong chờ”
Nguyễn Ðức Phương – Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 34.


Phản chiến đã tạo niềm tin cho CSBV, họ chỉ chờ có thế, những năm đầu thập niên 50, biết người dân Pháp lúc ấy quá chán ghét, ghê sợ cuộc chiến tranh Ðông Dương vừa chết người tốn của, CSVN lỳ lợm cố đấm ăn xôi thúc đẩy tâm lý chống chiến tranh tại Pháp trong suốt thời gian 1947-1954 đã có 19 chính phủ Pháp bị đánh đổ vì không giải quyết được cuộc chiến. CS chỉ trông chờ vào phong trào phản chiến để đối phương phải chán ghét rồi bỏ cuộc, chiến lược “cố đấm ăn xôi” của CS đã từng thành công từ thời đánh Pháp nay họ lại đem áp dụng vào cuộc chiến tranh chống Mỹ, một cuộc chiến tranh không cân xứng giữa anh nhà giầu sợ chết và thằng nghèo đói đánh thí mạng cùi.
Tháng 2 năm 1968 McNamara ra đi để lại di sản thật tai hại cho công cuộc chống Cộng Sản tại VN. Ông được coi là “nhà kiến trúc sư của cuộc chiến tranh VN” mặc dù với những phương tiện kỹ thuật thật tối tân và quyền hạn rộng rãi nhưng đã không chiến thắng được đối phương nghèo nàn lạc hậu. Kế hoạch MacNamara đưa tới sự sa lầy kéo dài chiến tranh gây tổn thất nhân mạng người Mỹ lên cao tới 30 ngàn người cuối năm 1968 thúc đẩy mạnh phản chiến đến chỗ quyết liệt . Từ đó đến nay, các nhà chính trị, quân sự Việt Mỹ, sử gia, ký giả.. đều nhìn nhận phản chiến là nguyên do chính yếu đưa tới thất bại tại VN, những nguyên do khác chỉ là phụ thuộc. Phản chiến đã bắt các nhà lập pháp cũng như hành pháp Hoa Kỳ phải rút quân sau đó cắt giảm viện trợ tới xương tủy cụ thể là tháng 2-1975 VNCH chỉ còn đạn đủ đánh trong một tháng và tháng 4-1975 chỉ còn đủ đạn cung ưnùg cho hai tuần lễ ( Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối VNCH). Johnson quá mệt mỏi vì cuộc chiến tranh, khác với lần trước hồi tháng 10 năm 1966, lần này ông ép buộc BV phải ngồi vào bàn hội nghị. Tháng 3-1968 ông tuyên bố ngưng oanh tạc phần lớn lãnh thổ BV và đề nghị Hà Nội chấp nhận đàm phán nếu không sẽ cho nếm mùi sức mạnh. Hà nội sợ hãi phải nhận lời, hoà đàm Ba lê bắt đầu ngày 10-5-1968.
Ðầu tháng 4-1969 Ðại tướng Westmoreland cựu tư lệnh Mỹ tại VN công bố phúc trình 347 trang về chiến tranh VN trong bốn năm qua, ông cho biết nếu Mỹ không đổ quân vào VN giữa năm 1965 thì sẽ mất trong 6 tháng , các tướng nhấn mạnh sự bó tay của quân đội Mỹ trước chính sách hạn chế chiến tranh của McNamara và Johnson, không cho đánh qua hậu cần địch tại Miên, Lào. Ðô đốc Sharp cựu tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương thời Johnson cũng đăng báo công kích cựu bộ trưởng quốc phòng McNamara không cho oanh tạc phá hủy tiềm lực kinh tế BV mà chỉ cho ngăn xâm nhập nên các cuộc oanh tạc hoá ra vô hiệu.
Ðiều sai lầm cơ bản của chính phủ Johnson là để một người dân sự hoạch định chiến lược quân sự mà đúng lý ra phải do các tướng lãnh đảm nhiệm, vì khoán trắng cho McNamara nên đã đưa tới hậu quả tai hại như trên. Ông Cao Văn Viên nói:
“Thật vậy, gần một phần tư thế kỷ, Cộng sản Việt Nam có được hai ưu điểm lớn hơn phía Tự do: Họ có được sự an toàn ở các căn cứ hậu cần – trong nội địa hay bên quốc gia lân cận – những căn cứ hậu cần đó là nơi họ dưỡng quân sau những cuộc đụng độ để chuẩn bị cho những trận đánh mới mà không sợ bị quấy phá.”
Những Ngày Cuối VNCH, trang 282

“Về phía Hoa Kỳ, theo tướng Phillip Davidson (Viet Nam at War, Oxford University Press,1988), cả Bộ Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ cùng đô đốc Sharp và đại tướng Wesmoreland, đều có kế hoạch đánh ra vùng bắc khu phi quân sự, cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh, đánh phá các căn cứ ở Lào, Cam Bốt, và oanh tạc các mục tiêu quan trọng chung quanh Hà Nội, Hải Phòng. Các kế hoạch trên đều không được tổng trưởng quốc phòng McNamara và tổng thống Johnson (1967) chấp thuận”.
Những Ngày Cuối VNCH trang 292


Ông Cao Văn Viên cũng cho rằng VNCH và Hoa Kỳ nằm trong trường hợp chiến thuật đúng nhưng chiến lược sai, trận chiến có thể thắng nhưng chiến tranh sẽ thua. Tướng Hoàng Lạc cho rằng mặc dù Mỹ tiêu diệt được nhiều cán binh BV, VC nhưng cũng giống như cắt cỏ, hết lớp này một thời gian sau lớp khác lại mọc lên mà thực ra phải nhổ tận gốc rễ.
Ðầu năm 1969, Nixon nhậm chức tổng thống thừa hưởng một gia tài chiến tranh đổ nát do McNamara để lại, ông là người mưu lược, bản lãnh cao nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế khi phong trào phản chiến lên quá cao y như nước vỡ bờ, cho dù Khổng Minh tái thế cũng đành phải bó tay.
Năm 1995 McNamara viết hồi ký In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam ( Hồi tưởng, Thảm kịch và những bài học VN)” trên đống tro tàn quá khứ McNamara nói ông và các cộng sự viên đã hoàn toàn sai lầm theo đuổi cuộc chiến tranh như thế (McNamara said he and his senior colleagues were “Wrong, terribly wrong” to pursue the war as they did”).


Sai lầm là do kế hoạch chiến tranh giới hạn của ông đã nuôi dưỡng phản chiến bỏ lỡ cơ hội chiến thắng, ông đã không được các tướng lãnh dưới quyền kính nể. Năm 1984 ông xác nhận.
“Khác với Wesmoreland và các viên chức cao cấp toà Bạch Ốc hồi ấy, ngay từ những năm 1965 và 1966 ông đã tin rằng “không thể chiến thắng bằng quân sự”. Nhưng ông cũng nói thêm “Tôi nói thế không có nghĩa là tôi đúng, họ sai”
(He testified that unlike Westmoreland and senior White House officals at that time, he began to believes as early as 1965 or 1966 that the war “could not be won militarily”

But he added

I say this without saying that I was right and they were wrong”)


Hai mươi năm sau ông mới xác nhận là đã biết trước sẽ thua, nếu hồi ấy ông biết thế rồi xin từ chức thì cuộc chiến tranh chống CS sẽ có nhiều cơ hội hơn. Thất bại là do chính ông, do ở Johson sai lầm trầm trọng vì đã giao kế hoạch quân sự to tát vào tay một người dân sự để đưa tới thảm bại. Tháng 11-1969 Wesmoreland ở Mỹ nói tổng thống Johnson sai lầm cho ngưng oanh tạc BV năm 1968, nếu tiếp tục oanh tạc thì đã thắng rồi. Năm 1970, 1971 Nixon giúp chính phủ VNCH đánh sang Miên, Lào để phá vỡ hậu cần CS nhưng đã quá trễ vì phong trào phản chiến đã lên tới chỗ quyết liệt. Tại đại học Kent, Ohio ngày 4-5-1970 trong một cuộc biểu tình phản chiến vệ binh quốc gia đã bắn chết bốn người và làm nhiều người khác bị thương, máu đã đổ, hành pháp không còn hy vọng gì cứu vãn tình thế .
Ông Nguyễn Cao Kỳ có nói đúng ra phải Việt Nam hoá chiến tranh từ 1965, thật vậy nếu người Mỹ thực hiện VN hoá chiến tranh sớm hơn thì sẽ không có phản chiến hoặc chỉ ở tầm mức nhẹ vì sẽ không có lính Mỷ không ủm củ tỷ hoặc chỉ có một số ít không đáng kể. Mãi đến 1969, 70 mới thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh nhưng đã quá trễ, như chúng ta đã thấy phong trào phản chiến lên cao, hành pháp bị trói tay không làm gì được.
Trên thực tế Việt Nam hoá chiến tranh đã không được thực hiện chu đáo, hoả lực VNCH không đủ mạnh tương đương với BV và vẫn phải nhờ vào sự yểm trợ của Mỹ như trong trận mùa hè đỏ lửa 1972 , nếu không có sự yểm trợ của 160 máy bay B-52 , 20 chiến hạm Mỹ và các máy bay vận tải thì chưa chắc đã giữ được Quảng Trị, Kontum, An Lộc, ông Cao văn Viên đã xác nhận.


“Cuộc công kích của địch quân năm 1972 đã cho thấy nhược điểm của tiến trình Việt Nam hoá chiến tranh. Nếu không được yểm trợ của Mỹ về Không lực và di động tính, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà khó có thể giữ được An Lộc, bảo vệ được Kontum và chiếm lại đượïc Quảng Trị . Các phần đất này sẽ bị mất vĩnh viễn bởi vì chúng tôi không có đủ khả năng chiếm lại. Tuy nhiên, lúc nào còn Không lực Mỹ thì cán cân lực lượng vẫn có thể duy trì và Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn một cơ hội tốt để sống còn”


Từ thời Ðệ nhất cộng hoà, chính phủ VN đã xin Mỹ cho thiết lập nhà máy chế tạo vũ khí đạn dược nhưng họ không chấp thuận, năm 1968, 1972 VNCH cũng đã hai lần đề nghị Mỹ cho thành lập thêm một sư đoàn tổng trừ bị nhưng họ cũng từ chối.
Năm 1974 về số lượng, không quân VNCH đứng thứ 4 trên thế giới có 2075 máy bay các loại kể cả máy bay cánh quạt, nhiều cái thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ, Thiết giáp có 2200 chiếc trong đó 60% là M-113, 40 % là M-41 và M-48 trong đó chỉ có M-48 là tương đương với T-54 của CS. Pháo binh có khoảng 1500 khẩu trong đó một nửa là súng 105 ly, 25% là 155 ly chỉ có 15% là 175 ly, nếu so với đại bác 130 ly của BV có tầm viễn xạ tối đa 28 cây số thì chỉ có súng 175 ly là tương đương, súng 105 ly viễn xạ tối đa chỉ có 12 cây số và 155 ly là 15 cây số .
McNamara nói thuyết Domino là lý do chính để Mỹ đổ quân vào VN ( Domino theory was the main reason for entering the Vietnam war). Nay nhiều người Mỹ nói chiến tranh VN là một sự sai lầm, nhưng không lẽ chính phủ Hoa Kỳ lại chịu ngồi dương mắt nhìn CS tiến chiếm miền nam. Họ đã phải mất công hất cẳng Pháp để vào Ðông Dương, đã chi cho Pháp hai tỷ bẩy trăm triệu ( 2 tỷ 7) Mỹ kim viện trợ kinh tế quân sự cho Pháp trong suốt cuộc chiến tranh Ðông Dương không lẽ chịu bỏ cuộc từ đầu. Nói như thế chẳng khác nào một người sau khi đánh ván bạc thua than thở “ Biết thế chẳng đánh cho xong”, nhưng nếu thắng thì sao? Chẳng qua họ đổ quân vào Ðông Dương là vì quyền lợi của họ để ngăn chận làn sóng đỏ tràn xuống Ðông Nam Á. Cuộc chiến đấu chống CS của miền Nam từ 1955-1975 đã khiến cho CS quốc tế chùn bước và người Mỹ đã được hưởng lợi trước mắt, nhờ xương máu của quân dân VNCH họ đã bắt tay được Trung Cộng nhưng nhiều người Mỹ không bao giờ chịu nhìn nhận cái sự thực phũ phàng ấy.
Chúng ta đặt câu hỏi tại sao họ không nói cuộc chiến tranh Iraq là sai lầm? Sao họ không biểu tình chống chiến tranh Iraq như đã chống chiến tranh VN? Vì họ cho rằng thuyết Domino không có giá trị và con ngáo ộp Al Qaeda đe dọa họ ngày đêm, nhất là “cú đấm thôi sơn” 9/11 vẫn làmột cơn ác mộng .


Nhân tháng tư đen 2006, cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin R. Laird dưới thời Nixon, đã lên tiếng về cuộc chiến tranh VN sau mấy chục năm im lặng. Khác với Mcnamara, ông nói rằng chiến tranh Việt Nam không thể kết luận là một sự sai lầm, Hoa Kỳ đã chuốc lấy thất bại và bỏ lỡ nhiều cơ hội chiến thắng. Mục tiêu cuộc chiến tranh Việt Nam hồi ấy là để ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản tại Á Châu. Cựu bộ trưởng Laird chỉ trích Hoa Kỳ năm 1975 đã bỏ rơi đồng minh Việt Nam, ông nói rằng điều xấu hổ không phải là Hoa kỳ có mặt từ lúc đầu mà là sự phản bội vào giờ phút chót, Quốc hội Hoa kỳ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những lời cam kết với Việt Nam của chính phủ Nixon trước đó. Melvin R. Laird nói rằng Tổng thống Ford, Bộï trưởng ngoại giao Kissingger, Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger phải chia xẻ nỗi nhục này, cũng theo ông Quốc Hội là nguyên nhân chính trong việc bỏ rơi Ðồng minh
Ít ra cũng có một người Mỹ còn chút lương tâm đã biết xấu hổ về sự sai lầm của đất nước mình đối với người bạn đồng minh.

Trọng Ðạt

Tài liệu tham khảo.

Nguyễn Ðức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Ðức Phương: Những Trận Ðánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Ðại Nam.
Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography , 2003.
Ðoàn Thêm: 1965 Việc Từng Ngày, Xuân Thu xuất bản.
Ðoàn Thêm: 1966 Việc Từng Ngày , Xuân Thu.
Ðoàn Thêm: 1969 Việc Từng Ngày, Xuân Thu.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.
Ngô Quang Trưởng: Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh Năm 1972, Trung Tâm Quân Sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, bản dịch của Kiều Công Cự, 2007.
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman - General Editor, A Bison-book 1958.
Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991.
Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Vietnam War, A history in documents, Oxford University Press 2002.
Thomas W. Lippman: McNamara, Architect of Vietnam War, Dies at 93, Washington Post, July 6-2009.
Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh: BBCvietnamese. com, 10-5-2006.
Nguyễn Quốc Khải: Sau ba mươi năm giữ yên lặng, cựu Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Melvin R. Laird nói gì về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, báo điện tử Talawas, tháng 3-2006.
Ðinh Từ Thức: McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng sợ chiến tranh, nhật báo Sài Gòn nhỏ số 231, thứ sáu, ngày 10-7-2009.
Vương Trùng Dương: McNamara & “Ðứa Con Nhầm Lẫn”, Tuần báo Sài Gòn Nhỏ Dallas số 450, ngày 17-7-2009.
Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam: Người Việt Dallas 21-6-2006 .
Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Ðỗ Cung dịch, Người Việt Dallas số 26-4-2006.
Trung Tướng Lữ Lan: Cuộc Chiến Ba Mươi Năm Nhìn Lại Từ Ðầu, Sài Gòn nhỏ Dallas 28-4-2006.

McNamara, Architect of Vietnam War, Dies at 93

http://www.youtube.com/watch?v=QMnyr_6Xjds


ROBERT S. McNAMARA 1916 - 2009

'Terribly Wrong' Handling of Vietnam Overshadowed Record of Achievement


By Thomas W. Lippman
Special to The Washington Post
Tuesday, July 7, 2009

Robert S. McNamara, 93, the former secretary of defense whose record as a leading executive of industry and chieftain of foreign financial aid was all but erased from public memory by his reputation as the primary architect of U.S. involvement in the war in Vietnam, died yesterday at his home in Washington. The family said he suffered a fall three years ago but did not provide a specific cause of death.

McNamara was secretary of defense during the presidencies of John F. Kennedy and Lyndon B. Johnson. In that capacity, he directed a U.S. military buildup in Southeast Asia during the critical early years of a Vietnamese conflict that escalated into one of the most divisive and bitter wars in U.S. history. When the war was over, 58,000 Americans were dead and the national social fabric had been torn asunder.

Before taking office as secretary of defense in 1961, McNamara was president of Ford Motor Co. For 13 years after he left the Pentagon in 1968, he was president of the World Bank. He was a brilliant student, a compulsive worker and a skillful planner and organizer whose manifest talents carried him from modest circumstances in California to the highest levels of the Washington power structure. He was said to have built a record of achievement and dedication in business, government and public service that few of his generation could match.

After his retirement from the bank in 1981, he maintained an exhausting schedule as director or consultant to scores of public and private organizations and was a virtual one-man think tank on nuclear arms issues.

More than 40 years after the fact, he was remembered almost exclusively for his orchestration of U.S. prosecution of the war in Vietnam, a failed effort by the world's greatest superpower to prevent a communist takeover of a weak and corrupt ally. For his role in the war, McNamara was vilified by harsh and unforgiving critics, and his entire record was unalterably clouded.

In his 1995 memoir of the war, "In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam," McNamara said he and his senior colleagues were "wrong, terribly wrong" to pursue the war as they did. He acknowledged that he failed to force the military to produce a rigorous justification for its strategy and tactics, misunderstood Asia in general and Vietnam in particular, and kept the war going long after he realized it was futile because he lacked the courage or the ability to turn Johnson around.

He elaborated on Vietnam and the other events that shaped his life in Errol Morris's Academy Award-winning documentary "The Fog of War: Eleven Lessons From the Life of Robert S. McNamara" (2003). He described how as a young man he had analyzed bombing operations under the command of Gen. Curtis LeMay during World War II and in that job played a role in making the firebombing of dozens of Japanese cities "more efficient."

"We burned to death 100,000 Japanese civilians in Tokyo -- men, women and children," he told Morris. "LeMay recognized that what he was doing would be thought immoral if his side had lost," he added. "But what makes it immoral if you lose and not immoral if you win?"

* * *

From the day in 1961 when he burst upon the Washington scene as a political unknown selected by Kennedy to be secretary of defense, McNamara's trim figure, slicked-back hair and rimless glasses made him instantly recognizable, a Washington monument whose interests covered everything from nuclear war to the fiscal health of local governments.

At the Pentagon, he reorganized the military bureaucracy, built up the country's nuclear arsenal and instigated a massive campaign to end racial discrimination in off-base housing.

At the World Bank, he was often described as "the conscience of the West" for his relentless efforts to persuade the industrialized world to commit more capital to improving life in have-not nations. In retirement, he avoided celebrity-for-hire appearances on the lecture circuit and TV talk shows, devoting his time to improvement of education, government and health in the United States and abroad.

As secretary of defense, he was a key figure in such major crises as the Bay of Pigs fiasco and the Cuban missile confrontation with the Soviet Union. He changed the balance of nuclear forces in the world with the development of the multiple-warhead missile.

His reputation foundered in Vietnam. Many Americans held him largely responsible for the futile and humiliating military adventure there, a responsibility he accepted in a 1995 memoir of the war.

It was "McNamara's war," matching his technology, statistics, weaponry and organization charts against a peasant army from a small, impoverished country. The peasants won. In retrospect, it could be seen that McNamara's can-do, technological approach to military issues might have been perfectly suited to a conflict against the Soviet Union in Europe, but it led him into disastrous miscalculations in the jungles and paddies of Vietnam.

On his first visit to South Vietnam in 1962, before most Americans had heard of the place and before the involvement of American combat forces, McNamara said that "every quantitative measurement we have shows we're winning this war."

It was a statement often quoted by his critics in later years, because it seemed to encapsulate the fallacy of his approach. American troops did prevail in many of the big battles, and the United States did win the war by every statistical measurement on the Pentagon charts that McNamara so admired. But the numbers -- even the few that were accurate -- had little to do with the political reality on the ground.

* * *

Despite his addiction to charts, statistics and briefings in which the United States and its ally in Saigon were always winning, McNamara privately had a broader appreciation of what was happening in Vietnam. As early as 1964, after Buddhist uprisings that shook Saigon's political structure, he observed that the Viet Cong had "large indigenous support" and were held together by "bonds of loyalty." In 1966, even as the buildup of U.S. forces continued and Cold War tensions gripped Europe, he said it was "a gross oversimplification to regard Communism as the central factor in every conflict throughout the underdeveloped word. . . . The United States has no mandate from on high to police the world and no inclination to do so."

McNamara acknowledged late in his Pentagon tenure that the bombing of North Vietnam and the Ho Chi Minh trail supply line could not cripple the Viet Cong because the Viet Cong hardly needed any supplies other than ammunition. But as critics pointed out and as he admitted many years later, he was unable or unwilling to translate these assessments into policy reversals that would extricate Johnson's administration from the Asian morass.

The harshest critic of all, journalist and author David Halberstam, describing McNamara's trips to Saigon in "The Best and the Brightest," wrote that McNamara, the ultimate technocrat, was "a prisoner of his own background . . . unable, as indeed was the country which sponsored him, to adapt his values and his terms to Vietnamese realities. Since any real indices and truly factual estimates of the war would immediately have shown its bankruptcy, the McNamara trips became part of a vast unwitting and elaborate charade, the institutionalizing and legitimizing of a hopeless lie."

In Halberstam's judgment, McNamara "did not serve himself or his country well. He was, there is no kinder or gentler word for it, a fool."

Chester L. Cooper, a senior official at the State Department when McNamara was at Defense, wrote in "The Lost Crusade" that McNamara's brilliant staff and his "unique ability to grasp and synthesize a vast mass and variety of information made him the best informed official in Washington." But McNamara's insistence on dealing with Vietnam in the same way he dealt with other issues led him into miscalculations, Cooper said. Cooper summarized McNamara's approach in a memorable portrait:

"His typical trip involved leaving Washington in the evening and, after a 24-hour journey and a 13-hour time change, arriving at Saigon at eight in the morning. The Secretary would emerge from the plane and suggest graciously that his fellow-travelers take a half-hour or so to wash up and then join him at a 9 o'clock briefing at MACV [Military Assistance Command Vietnam] headquarters. There, for the next three hours, they were expected not merely to add up figures but to absorb a rapid-fire series of complicated military briefings. . . . . While we less adaptable beings desperately attempted to make sense out of the mass of information, McNamara queried every apparent inconsistency and was usually well ahead of the briefers."

The problem was that as the war escalated, the briefings grew increasingly irrelevant to what was really happening. McNamara tolerated, even encouraged, a system in which optimistic Washington analysis dictated the content of the briefings, rather than the other way around.

For all his participation in the great events of his time, it was the Vietnam war that shaped the nation's perception of McNamara and his performance and eventually eroded his credibility. When he said, in 1966, that manpower requirements and draft calls would be reduced the next year, hardly anyone seemed to believe him. When he told Congress that the purpose of bombing the Ho Chi Minh trail was to reduce North Vietnamese troop infiltration into the South, newspaper analysts pointed out that the Pentagon's own charts showed infiltration was increasing.

An incident that reflected the temper of those tense, bitter years occurred in November 1966, when McNamara traveled to Harvard for an informal discussion with undergraduates. He was mobbed by about 800 jeering students, who blocked his car and cried "Murderer!"

The secretary, never apologetic, climbed atop his car, in shirt sleeves despite the New England chill, and told the crowd: "I spent four of the happiest years of my life on the Berkeley campus, doing some of the things you do today. But I was tougher than you, and I'm tougher than you are now. I was more courteous then, and I hope I'm more courteous today."

* * *

It is inaccurate to portray McNamara as an unreconstructed hawk to the bitter end; his early doubts became known after the war. But he failed to persuade the president and such hard-line White House insiders as national security specialist Walt W. Rostow to moderate their views. McNamara succeeded only in hastening his own ouster from the Cabinet, and because he waited 20 years after the fall of Saigon in 1975 to go public with his confession of error about the war, he retained his reputation as a technocrat committed to firepower above all else.

McNamara later dismissed as "absurd" and "baloney" suggestions that he devoted himself to helping Third World countries through the World Bank to atone for his record in Vietnam. But he never attempted to defend himself against critics of his role in Vietnam or to justify the escalation there. For more than two decades after leaving the Pentagon, he avoided the topic of Vietnam in his public statements.

Publication of his 1995 memoir opened some kind of intellectual floodgate for McNamara. He developed a virtual fourth career of organizing and participating in seminars about the war -- about who did what and why, and about how doing something else might have meant, if not a different outcome, at least less death. In 1999, he published a book about this quest for the truth about the war, with a title signaling that he did not find it: "Argument Without End: In Search of Answers to the Vietnam Tragedy."

Thus in the final years of his life, the war again took over the reputation of a man whose life in many ways had embodied the American dream.

* * *

Robert Strange McNamara was born June 9, 1916, in San Francisco, where his father was sales manager for a wholesale shoe company. He demonstrated academic brilliance from the time he was in elementary school and achieved straight A's in high school. At the University of California at Berkeley, where he studied economics and philosophy, he was elected to Phi Beta Kappa after his sophomore year.

After graduation in 1937, he went to the Harvard Graduate School of Business Administration, where he received his MBA in 1939. He went back to the West Coast for a year to work for the accounting firm of Price, Waterhouse and Co., and during that time he married a former classmate, Margaret Craig. She died in 1981.

In 2004, he married Diana Masieri Byfield, whom he met through mutual friends. Besides his wife, survivors include three children from his first marriage, Craig McNamara of Winters, Calif., and Kathleen McNamara and Margaret Pastor, both of Washington.

In 1940, McNamara returned to Harvard as an assistant professor. When the United States entered World War II, McNamara volunteered for military service but was initially rejected because of weak eyesight. He worked closely with the military, teaching courses for officers and serving as a consultant to the Army Air Forces on the establishment of a statistical system for the control of logistical operations.

He took a leave from Harvard to go to England on a military mission in 1943, and there he was finally granted a commission and accepted into the service as a captain.

In three years of active duty, he traveled in several Asian countries. He later said that it was the experience of visiting Calcutta during a famine, when there were as many dead people in the streets as live ones, that first stirred his interest in trying to improve conditions in the poorest nations.

McNamara left the service in 1946 at the rank of lieutenant colonel. Instead of returning to Harvard, he joined with nine other statistical control experts who offered their services as a group to various corporations. This extraordinary ploy resulted in all 10 being hired as a team by Ford Motor Co.

Ford was plagued by deficient management at the time, and Henry Ford II, chairman of the board, sent the 10 into every department to study operations and make recommendations. Their unending questions at first earned them the snide appellation "Quiz Kids," after a radio program of the period that featured bright youngsters, but their performance soon changed the title to "Whiz Kids."

Several of the "whiz kids" made careers at Ford; McNamara rose fastest and highest. Although his specialty was the application of statistics to management, he was also credited with a sense of public taste that led him to bring out new models that scored great success in the market. He started as manager of Ford's office of planning and financial analysis and by 1957 had become a director of the corporation. In 1960, he succeeded Henry Ford II as president -- the first president who was not a member of the Ford family.

He had been president of Ford only a month when Kennedy offered him the Defense post. When he left to join the New Frontier Cabinet, he said he was relinquishing $3 million in personal profits he would have realized from his stock options had he remained with Ford.

While he was at Ford, the McNamaras stayed out of the Grosse Pointe, Mich., social orbit dominated by the auto industry. They lived in Ann Arbor, where they cherished the academic atmosphere around the University of Michigan. Once they got to Washington, it became more difficult for McNamara to insulate his family from the demands of his job, and except for skiing vacations in Colorado it often seemed that he was on duty all the time.

"Bob lives an 'on-call' kind of life," his wife Margaret once said. When he had time to himself, McNamara tended to spend evenings with his wife and a few close friends, not on Washington's party circuit. The McNamaras kept their three children out of the news.

According to his widow, McNamara left written instructions that no funeral or memorial service be held, not even among his children. She said his decision was not because of his legacy as secretary of defense. "The reality is that he's been a very private person all his life and tried to avoid limelight and publicity," she said. "Of course he couldn't, because of the position he was in. And so he wanted to fade away quietly. His children maybe would have liked to, but he was against it."

* * *

At the Pentagon, McNamara quickly put his stamp on the sprawling military bureaucracy in what amounted to a management revolution. He centralized control, broke down the traditional fiefdoms of the individual services, and imposed multipurpose, multi-service weapons on the brass.

According to an account published in The Washington Post at the time, "he shook all five floors of the Pentagon in his search for the tools he needed to get a firm grip on the biggest military establishment in the world. . . . McNamara brought in computers to help with the spade work, hired systems analysts to comb through the technical points and then list the pros and cons for the generalists, reassessed the war plans, regrouped weapons into programs."

The Kennedy administration came into office vowing to close the "missile gap," the apparent Soviet lead in strategic nuclear weapons. McNamara later acknowledged that there was no "missile gap" -- he said it was based on "a total misreading of the information" -- but by that time the United States had greatly expanded its nuclear arsenal and the Soviets had responded in kind.

According to critics such as John Edwards, in his 1982 book "Superweapon," the United States actually had nuclear superiority over the Soviets in 1960, and the U.S. buildup only convinced Moscow that the United States was seeking the ability to attack the Soviet Union with impunity.

The U.S. nuclear buildup, Edwards said, "far exceeded the forces developed by the Soviet Union in the first half of the 1960s. The secretary himself later judged that the American buildup contributed to the dramatic expansion of Soviet forces."

McNamara sponsored development of missiles that could carry up to 14 nuclear warheads each, giving the United States the ability to strike more Soviet targets without adding missiles and the capability of launching more warheads than the Soviets could fend off. This, McNamara later acknowledged, was substantially responsible for the nuclear arms race.

"I have no question," he said in a 1982 interview, "but that the Soviets thought we were trying to achieve a first-strike capability. We were not. We did not have it. We could not attain it. We didn't have any thought of attaining it. But they probably thought we did." Their response, he said, provoked a counter-response by the United States, and the cycle became self-perpetuating.

He was at the center of Washington decision-making during the 1962 confrontation with Moscow over the installation of Soviet nuclear missiles in Fidel Castro's Cuba. After a retrospective discussion of those dramatic days with his Soviet counterparts in 1989, McNamara wrote in a Newsweek essay about the crisis that "as I left President Kennedy's office to return to the Pentagon, I thought I might never live to see another Saturday night" -- so great was the threat of nuclear war.

All parties to the confrontation in Cuba, McNamara wrote, were guilty of gross miscalculations and errors that nearly resulted in a catastrophe. A quarter-century later, he wrote, "It is inconceivable to me that we should be content to continue on the present path of East-West confrontation for another 40 years. The risks of disastrous military conflict, so dramatically demonstrated by our re-examination of the Cuban missile crisis, are totally unacceptable." The hardware-loving strategist of the Cold War had come full circle.

* * *

McNamara never publicly broke with Johnson over the war in Vietnam, but a gradual process of disillusionment seemed to set in as he lost control of tactics to the generals. In one well-publicized incident, he rejected a list of bombing targets that the military officers wanted to hit, including targets near Hanoi and other civilian population centers. The joint chiefs of staff went over his head to Johnson, and the president authorized the strikes.

Even when he resigned to move to the World Bank, McNamara remained publicly loyal, staying on as secretary for a transition period of several months until his successor, Clark Clifford, took over in early 1968. During that interval, the Viet Cong staged the Tet Offensive, the nationwide uprising in South Vietnam's cities that shocked American public opinion by demonstrating the hollowness of all the Pentagon's claims of military success.

Unlike other high government officials who seemed to spend their years out of power waiting around Washington for a chance to get back in, once he moved from the Pentagon to the World Bank, McNamara threw himself into his new assignment with zest and concentrated on using the bank's resources to help alleviate the poverty of the most underdeveloped nations.

The year before he took over the bank, it had a staff of 767 and made 60 loans totaling about $954 million. In the last fiscal year of his tenure, a staff of 2,400 made about 250 loans, totaling $11.7 billion. And yet he wanted more, and he importuned the industrialized nations to expand their commitments.

As president of the bank, he could have given a speech a day if he wanted, but he chose a low profile and private persuasion. "I just don't give a damn whether I'm on TV or not," he said. "I just am uninterested in personal publicity. I've had all I need. Other people in town have different objectives."

He limited his public appearances to one or two a year because, he said, he wanted to speak out only when he had "new ideas" to offer, and "I don't get those ideas so frequently as to require me to speak out on them." His technique was to choose his spots, decide what message could best advance the objectives he was pursuing at the bank and take his time deciding what to say.

He spent a year, for example, thinking about what to say in a 1982 speech at the University of the Witwatersrand, in apartheid South Africa. Then he told his audience that America's "century of delay in moving to end our shameful discrimination toward black Americans . . . was without question the most serious mistake in our entire history, and the hard truth is that all Americans will continue to [pay] a heavy price for it for decades to come." He urged South Africa not to make the same mistake.

In retirement, McNamara maintained an office on K Street and worked, by his own count, with 55 corporations, universities, foundations and other groups in which he was interested. He was a director of The Washington Post Co., Royal Dutch Shell and several other companies, and he chaired the Overseas Development Council, a nonprofit organization that sought increased American understanding of economic and social problems in developing countries.

"I'm not wealthy, but I don't have to do anything I don't want to do," he said, "and I decided not to do anything that doesn't meet two criteria: expand my understanding of the world and allow me to apply whatever understanding I have in some productive way."

© 2009 The Washington Post Company

No comments:

Post a Comment