Pages/ Tác giả

Thursday, June 25, 2009

Sau 20 năm, Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã lên tiếng (1995)

http://amciv.files.wordpress.com/2009/04/leductho_kissinger.jpg

LeDucThoastheyconverseinthegardenof.jpg Le Duc Tho as they converse in the garden of a villa in Gif-Sur-Yvette, France image by vietnam60

Le Duc Tho as they converse in the garden of a villa in Gif-Sur-Yvette, France





Nobel2.jpg



Out of range of the Oval Office tape recorder, Kissinger reports to Nixon on his recent talks with the Soviets (September 16, 1972) [Source: National Archives, Still Pictures Branch, Nixon Presidential Materials Project Photo Collection]

http://kissesandpunches.files.wordpress.com/2009/06/boat-people-6.jpg

http://boatpeople75.tripod.com/bp_pix/boatpeople_webpage.jpg

Trại tù cải-tạo




Sau 20 năm, Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã lên tiếng (1995):
Nước Mỹ giải ước với Việt Nam !

Trich - TinParis. Đây là công trình của Ông René Fossion , một người Việt quốc gia đã hy sinh thời giờ và công ăn việc làm của mình để đóng góp phần nào cho cuộc tranh đấu chung , khi dịch Bài " Diplomatie " của Henry Kissinger , Nhà Xb Fayard, Paris 1996. Ông René Fossion, không sống về nghề làm báo, hay viết văn, nay đã trên 80 tuổi . còn gắng sức làm công việc nầy với ước vọng đóng góp phần nào cho chúng ta hiểu thêm về lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa. Mong rằng quý độc giả rộng lượng bỏ qua nếu có điều gì không đúng lắm vì " traduire c'est trahir" ( nói nôm na: dịch một bản văn đôi khi còn phản nghĩa điều mà tác giả muốn nói ) và lối hành văn lượm thuộm, không hoa mỹ lắm. Ông Fossion trước đây là tác giả bản dịch " Le livre noir du Communisme " của Stéphane Courtois ( Mật Thư Cộng sản Thế Giới ) đăng trong Mục Tìm Hiễu của TinParis.net.

René Fossion dịch sang Việt Ngữ -
Trích từ Diplomatie Xb. Fayard 1996



Đã đến lúc chính quyền Nixon phải đảm nhận việc đưa nước Mỹ ra khỏi một chiến tranh mà không chiến thắng được, đây lần đầu tiên đã xảy ra trong lịch sử của nước này và cũng là một cuộc thất hứa không giữ lời cam kết với một nước ở hải ngoại : trong việc tham gia vào cuộc chiến tranh này, sự tin tưởng về tinh thần đã lần lượt bị tan rã. Chỉ có rất ít về kinh nghiệm về các chính sách đối ngoại đã thể hiện rất thương tâm . Không có một quốc gia nào đã phải sống qua một thảm trạng như vậy mà không hề biết được các sự đau khổ quá độ.
Nhiều người đã nói việc nước Pháp đã rút ra khỏi Algéria là một gương cho nước Mỹ, cũng cần phải có thời gian 4 năm cần thiết để chính quyền Nixon chấm dứt việc tham gia của nước Mỹ vào bán đảo Đông Dương. Khi tướng De Gaulle đã phải đảm nhận việc "bỏ rơi" trên một triệu người dân Pháp đã có ông cha sinh sống trong nhiều thế hệ tại Algéria. Khi Nixon rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam, ông đã phải hủy bỏ lời cam kết của các vị tổng thống tiền nhiệm và trong 20 năm đã có lời tuyên bố là Việt Nam là nền an ninh thiết yếu cho các dân tộc tự do.

Nixon đã phải đảm nhận nhiệm vụ bi thảm này trong bối cảnh của một nước Mỹ mà dư luận đã bị chia rẽ, việc không hề có được sau cuộc nội chiến Nam-Bắc phân tranh xảy ra vào năm 1861-1865. Trở về 25 năm trước, nước Mỹ đã kinh hoàng bởi sự bất ngờ đã xảy ra làm cho sự nhất trí của quốc gia đã bị sụp đổ. Vào năm 1965, với sự đồng tâm của toàn quốc, Nước Mỹ đã tự dấn thân vào cuộc chiến tranh chống lại các du kích quân được coi là một mưu toan cộng sản để chinh phục thế giới và để thiết lập các thể chế dân chủ tại vùng Đông Nam Á châu; nước Mỹ hy vọng là sẽ đạt được mục tiêu này vào năm 1967, nhưng công cuộc này đã không những bị coi là một thất bại, nhưng lại coi là một sự sai lầm về chính trị của các người có tính "gàn dở" mê thích có chiến tranh. Đã xảy ra trong một thời đã có các nhà trí thức thuộc trường phái cấp tiến đã liên hoan mừng việc thắng cử một vị tổng thống trẻ tuổi; và gần như vào ngày hôm sau, đã tố cáo vị tổng thống nối vị đã vi phạm các sự tàn ác liên tục nói dối có hệ thống và là hiếu chiến, tuy là các sách lược của vị tân tổng thống này đã tiếp tục, trong phần cốt yếu, noi theo sách lược của vị tổng thống trẻ được nhân dân thương tiếc. Vào các tháng cuối cùng của nhiệm kỳ, tổng thống Johnson đã không còn dám xuất hiện trước dân chúng, trừ tại các căn cứ quân sự hay là ở các nơi mà ông có thể được bảo vệ hữu hiệu. Tuy ông vẫn còn là vị tổng thống còn ở trong nhiệm kỳ, ông cũng tự thấy là không còn có thể hiện diện tại Đại Hội Đảng Dân Chủ của ông, vào năm 1968.

Chỉ sau vài tháng tạm ngừng lại, phe chống đối lại chiến tranh đã hoạt động trở lại và đã gia tăng thêm dưới nhiệm kỳ của vị tổng thống kế vị ông Johnson, đó là dưới nhiệm kỳ của ông Richard Nixon. Việc hành động của phe phản chiến đã khiến cho việc tranh luận càng khó khăn hơn trong nội bộ và đã trở nên gay gắt và gần như là nan giải, đó là các sự bất đồng được nói ra và bao gồm một sự thực tế của sự tranh luận triết lý sâu xa hơn và "âm mưu ngầm". Tổng thống Nixon khao khát thương thuyết với đối phương để có được một cuộc hòa bình trong danh dự, với điều kiện là không để lọt vào quyền cai trị của các người cộng sản Bắc Việt nhiều triệu người đã nghe và theo các vị tổng thống tiền nhiệm trước ông, và các triệu người đã đặt sự tin cậy vào nước Mỹ. Tổng thống Nixon là người rất tôn trọng danh dự và tính đáng tin bởi vì nó thể hiện vào khả năng của nước Mỹ để kiến tạo một trật tự quốc tế mà hòa bình nhự trị trên toàn thế giới.

Ngược lại, các người lãnh tụ của phong trào tranh đấu cho hòa bình đã nhận xét là cuộc chiến tranh ở Việt Nam là đáng gây phẩn nộ và một lối ra trong danh dự chỉ là một sự vô lý. Việc mà chính quyền Nixon coi là một sự nhục nhã cho nước Mỹ thì các người phản chiến thì lại coi đó là một sự giải tỏa dưới dạng cảm xúc cần thiết. Chính quyền Nixon đang tìm một lối ra có thể để cho nước Mỹ có thể tiếp tục bảo vệ và hỗ trợ cho các dân tộc tự do, một vai trò mà nước Mỹ tiếp tục đảm nhận sau chiến tranh, việc làm của chính quyền Nixon đã bị các người chống đối lại và phong trào đấu tranh cho hòa bình đã đích xác muốn chấm dứt. Việc làm của chính quyền Nixon đã được coi là một sự kiêu hãnh và đồng thời cũng là một sự tự kiêu của một xã hội không toàn hảo.

Trong thời gian của một thế hệ, nước Mỹ đã phải trải qua cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, chiến tranh ở Triều Tiên và 15 năm của Chiến Tranh Lạnh gây ra các cuộc khủng hoảng. Chiến tranh ở Việt Nam đã gây ra sự kiện vượt quá giới hạn chịu đựng, và sự hy sinh đã tỏ ra không còn thể chịu đựng được bởi vì sự hy sinh này đã là "tận nơi xa lắc" của các giá trị và các sự mong đợi của truyền thống của nước Mỹ. Trong những năm thuộc thập niên 1920 và 1930 là những năm niên thiếu của các ông Nixon và Johnson, các người dân Mỹ đã tự nhận xét đứng trên các thủ đoạn bất chấp lương tâm của các người Âu Châu. Đến các năm 1940 và 1950 thì thế hệ của các ông Nixon và Johnson đã "thành nhân", nước Mỹ đã tưởng là đã được trao cho một sứ mạng đoan chính cho thế giới. Và không có một người nào có thể phủ nhận được việc nước Mỹ là nước quán quân của thế giới tự do. Trong những năm 1960, các ông Nixon và Johnson đã đạt được đến cao đỉnh của sự nghiệp chính trị, phong trào tranh đấu hòa bình cho Việt Nam đã phải xét lại sứ mạng của nước Mỹ trên thế giới. Và trong các năm thuộc thập niên 1970, một thế hệ mới người Mỹ đã xuất hiện trên chính trường và thế hệ này không còn tin tưởng vào thiện tâm của nước Mỹ. Thế hệ trẻ này đã suy tư về việc : nếu nước Mỹ muốn được có sự hiện diện ở khắp nơi trên chính trường rộng lớn của thế giới, thì nước Mỹ cần phải làm việc thêm trong một thời gian để tự hoàn hảo hơn.

Như vậy đã có sự thay đổi về thế hệ trong thời điểm đích xác vào lúc nước Mỹ đang phải đối phó với vấn đề đạo đực và quy tắc ứng xử trong xã hội trong thời gian hậu chiến. Các người phản chiến đã lấy làm phẫn nộ khi xem thấy trên máy truyền hình các cảnh tàn bạo đã xảy ra, đã được mô tả chính xác. Họ đã càng ngày càng có thêm các sự nghi ngờ về tầm đạo đức của nước đồng minh là Việt Nam. Các người phản chiến tin chắc là có thể có một giải pháp để làm ngừng ngay các cuộc "sát sinh" này, các người phản chiến đã dữ dội chỉ trích chính sách của chính quyền. Sự ngoại lệ của nước Mỹ đã nuôi dưỡng một trong những thời đại lớn của chính sách Mỹ về thuyết duy tâm, của thiện tâm và sự cam kết vô điều kiện : vào ngày hôm này, nước Mỹ đã không ngừng yêu sách các nước đồng minh phải có các sự cải thiện giống như nước Mỹ và các sự chọn lựa không mập mờ. Nếu không nước Mỹ sẽ bị tràn ngập bởi sự xấu hổ và các nước đồng minh sẽ diệt vong thật sự.

Sự nghiêm khắc về đạo đức của người Mỹ đã làm cản trở sự uyển chuyển. Nước Việt Nam đã đưa ra, tốt hơn, các trạng thái xen kẻ nhau vô tư và các sự lựa chọn não nùng. Các sự phản ức tự nhiên của phong trào đấu tranh cho hòa bình là phải chạy ra khỏi thế giới này và trở về nguồn gốc của quan niệm thiện cảm nguyên lai của nước Mỹ : đó là trụ cột vô nhiễm của đức hạnh. Có thể là các người lãnh đạo đầy uy tín như các ông Franklin Roosevelt, John Kennedy và Ronald Reagan có thể đạt được việc tựa vào nỗi sầu luyến tiếc quá khứ này. Nhiệm vụ này đã vượt qua các tài năng phi thường của ông Nixon. Khác biệt với ông Johnson, ông Nixon là một người rất giỏi về sự giao thiệp quốc tế. Khi ông nhận chức tổng thống, ông đã tin chắc là có thể, cũng như các người phản chiến, là không muốn thấy có được một sự chiến thắng rõ ràng tại Việt Nam, dù là giả định là sẽ một ngày nào đó sẽ đạt được chiến thắng. Ông Nixon cũng đã hiểu rõ là khi gia nhập vào cuộc chơi là định mệnh khi chia các lá bài đã giao phó cho ông một phận sự bạc nghĩa là nghĩ ra một phương án để rút lui ra khỏi một cuộc chiến làm mất tinh thần. Đương nhiên là đối với một vị tổng thống là muốn đảm nhận nhiệm vụ này trong danh dự : đó là một bổn phận liên hệ với nhiệm vụ của ông.

Việc mà ông Nixon đã không thể đảm nhận được, trên phương diện tâm lý và trí tuệ đó là các vị khoa bảng đã tốt nghiệp từ các viện đại học lớn và các thành viên của giới đã hiển đạt được trong xã hội mà Nixon thường đã ngưỡng mộ và khao khát được, các người và các giới này lại cổ võ cho một chính sách hành động đối với Nixon là đồng nghĩa với sự nhục nhã và phản bội.

Nixon đã giải thích về phong trào của các người đối kháng (thường hay bạo động) đã tập họp lại được một số người mà ông gọi là những người được "đặc ân" và là một hành động kéo dài chống lại bản thân của ông và do các người đối thủ chính trị của ông đã lãnh đạo từ lâu. Và cũng do từ lý do này đã khích động ông đã coi vấn đề Việt Nam là một cuộc "ăn hay thua" của trận tranh nhau về chính trị. Ông Nixon rất nhạy cảm và tế nhị trong việc lãnh đạo về quan hệ ngoại giao, ông cũng đồng thời là tín đồ về việc "tranh nhau" trên các đường phố về chính trị ở quốc nội, và ông đã sử dụng các phương pháp, theo như ông nghĩ, mà các người trước ông đã từng trải qua.

Đã không bao giờ biết được việc nếu có được một sự "ân xá" của tổng thống , có thể làm dịu bớt đi hay không các sự thiên kiến chánh trị đã được phát động trước ngày Nixon đảm nhận chức vụ tổng thống. Vào cuối các năm thuộc thập niên 1960, đã xảy ra các cuộc bạo động của các sinh viên và việc bạo động này đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới đã xảy ra, và tại nước Pháp, nước Hòa Lan và nước Đức - trong lúc đó thì các nước này đang gặp phải một tình trạng có thể nói là so sánh với Việt Nam, tại các nơi này đã có xảy ra các vấn đề về sắc tộc như nước Mỹ đã từng có. Luôn luôn, Nixon đã tỏ ra là thiếu sự tự tin và dễ bị tổn thương để có thể khởi đầu một chính sách hòa giải ở vào một giai đoạn của đời sống chính trị của ông.

Trong sự lương thiện hoàn toàn, cần phải nói hết ra ông Nixon đã không được giới người đã hiển đạt (establishment) giúp đỡ ông, và giới này đã để ông phải tự lo lấy các vấn đề. Các vị quan chức của chính quyền tiền nhiệm đã để nước Mỹ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh Việt Nam, và các quan chức này cũng đã chia xẻ các sự tin chắc của chính quyền Nixon. Các nhân vật như ông Averall Harriman và vị cựu bộ trưởng bộ quốc Phòng Clark Cliffort đã là các người thận cận với chính sách "thỏa thuận chung" cho thời hậu chiến về chính sách đối ngoại, và được coi như là một "lôgíc" tốt, các ông này đã cảm thấy là cần phải dự phòng có được một mức độ đoàn kết quốc gia, vào thời xảy ra cuộc khủng hoảng, và siết chặt đội ngũ với chính quyền Nixon để có được một chương trình hòa bình tối thiểu mà mọi người đều đã thỏa thuận với nhau.

Vào lần này, các ông này đã không thể tự quyết định để ủng hộ vị tổng thống của họ. Thực ra, họ đã từng là các "chiếc bia" chính của các cuộc biểu tình cho hòa bình - đó là một số phận xấu hổ đối với họ mà người ta đã được thấy tại các người tiên phong của phong trào tranh đấu cho hòa bình của các người nam và nữ mà họ đã ngợi khen và "nể nang" từ lâu và đồng thời là các hạt nhân cứng của ban bầu cử của họ. Các người cựu chiến binh của kế hoạch Tân Biên Giới đã coi các người "phản đối" là các con cái của họ. Không tán thành các hành động của phong trào đối kháng, các thành viên chính của chíng quyền Johnson đã sa vào một cuộc liên minh, trên việc làm, với các người cấp tiến. Họ đã không ngừng đưa ra các lời lẽ bác bỏ, khi khởi nhìn với sự nhìn ôn hòa, về chính sách của chính quyền Nixon và được thêm vào với sự tức giận của Nixon, vị tổng thống này đã trách cứ các người này đã là chướng ngại vật cho sự cần thiết để có sự đồng thuận cho toàn quốc.

Tổng thống Nixon đã quyết định kiên tâm để tìm kiếm các điều kiện để đạt được một cuộc hòa bình trong danh dự. Vì tôi là người hợp tác chính với Tổng Thống trong công cuộc này, việc trình bày của tôi sẽ không thể tránh được sung dụng vào vai trò mà tôi đảm nhận và cùng với các việc mà tôi tán thành của các tiền đề cốt yếu.
Trong thời gian từ ngày ông Nixon đã đắc cử và đến ngày ông đảm nhận chức vụ tổng thống, ông Nixon đã yêu cầu tôi hãy thông báo cho các người cộng sản Bắc Việt biết là tổng thống Mỹ rất muốn đạt được một cuộc thương nghị để giải quyết cho chiến tranh Việt Nam. Lời trả lời của Bắc Việt đã khai tâm cho chúng tôi biết là các sự đòi hỏi tiên khởi của Bắc Việt là nước Mỹ phải đầu hàng : rút lui không điều kiện và lật đổ chính phủ của ông Nguyễn Văn Thiệu ở Nam Việt Nam.

Hànội cũng không muốn đáp lại thiện chí của tổng thống Nixon. Ba tuần lễ sau ngày ông Nixon nhận chức tổng thống, Hànội đã ra lệnh mở một cuộc tiến công mới - được gọi là mini Tết - và trong 4 tháng liên tục sau cuộc tiến công này đã có trung bình 1.000 lính Mỹ đã tử trận trong mỗi tháng. Hoàn toàn hiển nhiên, các đề nghị dàn xếp của tổng thống Nixon đã không tạo được một sự hỗ tương ở nơi các người lãnh đạo không khoan nhượng của Hànội. Và Hànội cũng đã tỏ ra là không hề để các thỏa thuận của năm 1968 hềm hãm lại.

Khi chính quyền Nixon đã nhiệm chức thì hy vọng là sẽ đạt được sự nhất trí của toàn nước, căn bản vào một sự dàn xếp có lý để có thể đương đầu được với Hànội trong các điều kiện thuận tiện và tốt. Nhưng, việc đã rõ ràng hiện ra là tổng thống Nixon, cũng giống như các vị tổng thống tiền nhiệm, đã không ước lượng đúng mức sự khó lay chuyển và sự quyết tâm của Hànội. Hồ Chí Minh hình như đã đạt được sự tin chắc là chính phủ ờ Sàigòn đã không có khả năng và bất tài, cùng với việc nước Mỹ đã tỏ ra do dự trong việc thực hiện hoàn thành lời cam kết bảo vệ Nam Việt Nam. Vì như vậy, các lực lượng của Hànội có thể đạt được một cuộc chiến thắng vô điều kiện. Được nuôi dưỡng bởi chính sách "chính trị thực tế" (realpolitik) Hồ Chí Minh là một con người không chấp nhận tại bàn hội nghị cho các sự kiện mà ông đã hy vọng đạt được với máu và đạn dược ở trên chiến trường.

Người ta đã không thể tìm được những người đối thoại quá khăng khăng để có thể có được một cuộc hòa bình được dàn xếp ở nơi các người anh hùng ngoan cố trong ban lãnh đạo của Hànội. Khi Nixon khởi sự lãnh đạo nước Mỹ thì đó là lúc đảng Dân Chủ là đảng đã đưa nước Mỹ vào cuộc phiêu lưu ở Việt Nam, đảng Dân Chủ đã thô bạo chia rẽ phân ra làm 2 phái : một phái là cương lĩnh chính thức để tranh cử và một phái là thiểu số loại "bồ câu" (được sự hỗ trợ của các nhân vật hữu danh như nghị sĩ Ted Kennedy, George Mac Govern và Eugen Mac Carthy) phái này đã bị đại hội đảng Dân Chủ toàn quốc loại bỏ.

Trong vòng 9 tháng, các sự đề nghị của chánh quyền Nixon (đảng Cộng Hòa) đã vượt qua và rộng lớn hơn chương trình của các người "bồ câu" của đảng Dân Chủ. Hànội đã nhận và "bỏ vào túi" tất cả các sự nhượng bộ của Mỹ, mà không hề có một sự "có qua có lại" và tiếp tục quyết liệt đòi hỏi nước Mỹ phải đưa ra một thời gian có hạn định và vô điều kiện phải rút hết quân đội ra khỏi Nam Việt Nam và lật đổ chính quyền Nam Việt Nam và thay thế bằng một chính phủ mới thân cộng sản, không hơn không kém. Nếu hai điều kiện của Hànội đưa ra mà không được đồng thời thực hiện, thì các người tù binh Mỹ bị Hànội đang bắt giữ sẽ không được trả lại cho nước Mỹ. Nói một cách khác, Hànội đã đòi hỏi nước Mỹ phải đầu hàng vô điều kiện.

Tuy nhiên, các vị tổng thống Mỹ đã không có quyền để từ bỏ hoàn thành một phần việc phải làm (một nhiệm vụ) với lý do là quá khó khăn, quá sự mong đợi. Trước ngày ông Nixon được tấn phong làm tổng thống, ông Nixon đã yêu cầu để có được một bản phân tích có phân tích có phương pháp với nhiều giải pháp để dễ chấm dứt chiến tranh.

Ba sự chọn lựa đã được đề ra và đã được "gạn lựa" :
a) đơn phương triệt thoái quân đội Mỹ,
b) tiếp tục sử dụng võ lực đối với Hànội phối hợp các áp lực quân sự và chính trị,
c) chuyển giao dần dần (Việt Nam hóa) việc lãnh đạo cuộc chiến cho chính quyền Nam Việt Nam, để có thể lần lượt rút quân.

Sự chọn lựa đầu tiên : đơn phương triệt thoái đã về sau là một đề tài của rất nhiều cuộc "nghiên cứu nguyên lý xét lại". Người ta đã đưa ra lập luận để hỗ trợ cho ông Nixon là vào thời điểm ông lên chấp chính, ông phải báo tin cho biết việc ấn định một thời gian để rút quân và chấm dứt chiến tranh bằng một sự quyết định đơn phương.

Nhưng lịch sử lại đã biểu lộ ra lại càng phức tạp nhiều hơn không như của các người ký giả đã nghĩ như vậy. Tuy là các vị tổng thống Mỹ đã từng có được một sự chú ý rộng lớn nhưng tầm chú ý và lượng định này đã bị hạn chế bởi các bối cảnh chính trị và bị ràng buộc bởi các thực tế cụ thể.

Vào năm 1969, vào lúc ông Nixon lên "lèo lái" nước Mỹ, không hề có một đảng phái chính trị đã không bao giờ đề nghị một cuộc đơn phương rút quân, và cũng không hề có được một cuộc thăm dò dư luận ưu tiên cho việc chọn lựa này. Trong một trường chính trị của các "người bồ câu" đã bị đại hội đảng Dân Chủ đã bị loại bỏ ra hồi năm 1868, các "người bồ câu" đã chủ trương việc quân đội Mỹ giảm bớt đi các cuộc hành quân tiến công, việc cả hai bên Bắc Việt và Mỹ lần lượt rút quân, cùng với việc khuyến khích một chính sách hòa giải giữa chính quyền Nam Việt Nam và Mặt Trận Giải Phóng. Chương trình này đã căn bản vào sự hỗ tương và cũng không hề đề cập đến việc nước Mỹ đơn phương rút quân.

Chính quyền Nixon đã trình bày chương trình của mình về hòa bình. Trong khuôn khổ của bản tuyên cáo tại Manila, với nội dung là các lực lượng quân sự Mỹ chỉ khởi đầu triệt thoái sau 6 tháng, sau khi quân đội Bắc Việt đã giảm bớt các cuộc giao tranh. Và bản tuyên cáo này cũng đã tiên liệu là sẽ còn một hạn số có ý nghĩa quân lính Mỹ sẽ còn ở lại Nam Việt Nam cũng giống như trường hợp đã diễn ra tại bán đảo Triều Tiên. Chương trình chính thức của đảng Dân Chủ đã đề xướng một cuộc bầu cử tự do tại Nam Việt Nam nhưng chỉ được diễn ra sau khi các cuộc hành quân đã được chấm dứt. Thực vậy, đảng Cộng Hòa cũng đã đòi hỏi việc chấm dứt sự tham gia của người Mỹ vào cuộc chiến, thay đổi chiến lược quân sự và khởi đầu các cuộc thương thuyết nằm trong khuôn khổ không có phải là "hòa bình trên các giá phải trả" không có một cuộc đầu hàng "trá hình". Vào khi ông Nixon lên cầm quyền, các khuynh hướng khác nhau của hai đảng chính trị lớn của nước Mỹ - đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa – đã đều chủ trương nhiều giải pháp, tất cả các giải pháp này đã đều nhấn mạnh về các điều kiện trước hết về việt rút quân. Tất cả các giải pháp này đều chủ trương cho một cuộc dàn xếp và không chấp nhận một cuộc đầu hàng của Mỹ.

Khi người Mỹ tức thời rút lui, vô điều kiện và đơn phương đã đồng thời gây ra nhiều vấn đề trên việc thực hành. Đã có trên một triệu lính Mỹ đa tham gia chiến đấu chung sức với quân đội Nam Việt Nam có lực lượng là 700.000 lính để chống lại 250.000 lính của quân đội chính quy Bắc Việt và một số tương đương các quân du kích của Mặt Trận Giải Phóng. Trong các ngày đầu của chính quyền Nixon, một cuộc tự rút quân ngay sẽ tạo ra một cái bẫy quan trọng cho quân đội Mỹ viễn chinh sẽ phải bị "kẹt" giữa sự tức giận của quân dân Nam Việt Nam đã bị người đồng minh Mỹ phản bội, và đồng thời sẽ phải chịu sự tiến công của một Bắc Việt không dung tha.

Bộ Quốc Phòng Mỹ đã ước lượng phải, cần ít ra, một thời gian 15 tháng để có thể tổ chức cuộc rút quân trong vòng trật tự. Trong thời gian này, các vị trí đóng quân của quân đội Mỹ sẽ dần dần suy yếu đi dẫn đến một thời điểm mà số quân lính Mỹ còn ở lại tại chỗ có thể sẽ bị nguy cơ bị bắt làm "con tin" bởi 2 phía Nam và Bắc Việt Nam. Và đồng thời cũng đã được giả định là quân đội Nam Việt Nam sẽ không quay súng lại chống lại quân Mỹ, nhưng đơn giản sẽ tan rã, việc rút quân Mỹ, sẽ vào lúc đó, diễn ra trong một khuôn cảnh hổn loạn không thể nào tả ra được. Thêm vào việc Hànội sẽ tìm cách để khai thác vị trí của họ cho thêm được nhiều các sự ưu thế để bắt buộc nước Mỹ phải chấp nhận các điều kiện hòa bình hà khắc hơn. Vắn tắt, một cuộc đơn phương rút quân đã có thể cho đoán trước sẽ là một sự thất bại hoàn toàn, và cũng là sẽ đẫm máu, dữ dội và khủng khiếp.

Trên hết, chính quyền Nixon đã được thuyết phục về việc đơn phương rút quân sẽ biến thành một thảm họa cho chính sách "chính trị địa lý" toàn cầu của nước Mỹ. Nước Mỹ đã trong 20 năm đã phải chịu bao sự hy sinh và các sự đau khổ để có thể áp đặt sự kính nể hình ảnh một nước Mỹ vững chắc và có thể tin cậy được. Sự cấu tạo của thế giới tự do đã được vận hành trên sự tín nhiệm này. Một sự quay đi 180 độ đối với các sự cam kết liên tục của 4 vị tổng thống, nay do một vị tổng thống đối với sự quay đi này, cho đến ngày hôm nay được coi là thích nghi với chính sách đối ngoại bảo thủ, sẽ làm thất vọng sâu rộng các nước đồng minh của nước Mỹ dù là có các sự phán xét của các nước này đối với chính sách của tổng thống Nixon đối với Nam Việt Nam.

Trong bối cảnh này, chính quyền Nixon đã đạt được sự kết luận là cần phải hạn định một chiến lược để có thể phá vỡ các sự toan tính của Hànội vì Hànội đã quá tin tưởng là sẽ đạt được một cuộc chiến thắng toàn diện và có thể đòi hỏi nước Mỹ phải đơn phương rút quân ra khỏi Nam Việt Nam. Và chính quyền Nixon cũng đã khảo định một lựa chọn thứ nhì là cần phải tạo ra một cuộc khủng hoảng bằng cách phối hợp các biện pháp chính trị và quân sự. Đó là chiến lược mà tôi (Kissinger) đã thích hơn, vì tôi ước lượng là cuộc khủng hoảng này sẽ bắt buộc các cuộc bút chiến trong nước Mỹ sẽ phải ngưng đi và câm lặng vì các cuộc bút chiến này sẽ tiếp tục làm nước Mỹ mất đi sinh lực và cho phép chính quyền Nixon dồn tất cả các công sức vào nhiệm vụ thống nhất nhân tâm cho toàn quốc.

Chiến lược này được giả định là có 3 phương sách :
1°) xin được Quốc Hội cho phép tiếp tục cuộc chiến.
2°) tiếp tục cuộc thương thuyết với Bắc Việt và nước Mỹ sẽ nhượng bộ trong sự có thể làm được, nhưng không bao giờ chấp thuận sự chi phối của cộng sản.
3°) đưa ra một chiến lược quân sự "mới" với "trụ cột" tại nội địa Nam Việt Nam là về việc phòng thủ cho các vùng đông dân số, và việc phá hoại các trục lộ tiếp tế của Hànội bằng cách làm vô hiệu hóa đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua đất nước Lào, càn quét các căn cứ của quân đội Bắc Việt đặt trên lãnh thổ Cam Bốt và thả mìn phong tỏa các bến tàu của Bắc Việt.

Trong 4 năm tiếp theo, ba phương sách này đã được tiếp tục được thực thi, và năm 1972, Hànội đã phải chấp nhận các điều kiện của nước Mỹ mà họ đã từ 10 năm qua đã ương ngạnh bác bỏ. Nếu các điều kiện của nước Mỹ đã đưa ra và được đồng thời áp dụng trong lúc đó quân đội Mỹ còn có được một lực lượng lớn còn ở tại Nam Việt Nam, thì các hiệu quả sẽ được coi là quyết định.

Vào lúc vừa khởi đầu nhận chức vụ, tổng thống Nixon có thể ra trước Quốc Hội để giải thích về chính sách của ông để đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam và xin được sự chấp thuận của Quốc Hội, bằng cách nói lên ý định của ông là ông đã thấy không có một sự lựa chọn nào khác là phải đơn phương rút quân đội ra khỏi Việt Nam, việc này sẽ là rùng rợn và đáng sợ dù không ai sẽ lượng được các hậu quả. Ông Nixon đã bác bỏ các lời khuyến cáo của các vị cố vấn về việc đơn phương rút quân vì 2 lý do :
Trước hết, nếu hành động theo lối này là đương nhiên như là một sự "từ chức" của một vị tổng thống. Sau đến là ông Nixon đã từng công tác trong 6 năm tại Quốc Hội, ông đã tin chắc, và gần như chắc chắn - là việc này sẽ tránh được rõ rệt và sẽ tạo cho ông - trong trường hợp tốt hơn - một sự bảo lãnh tuy là mập mờ có kèm theo nhiều điều kiện đã khiến cho vấn đề này sẽ trở lên rắc rối.

Vào lúc đầu, ông Nixon do dự để tấn công vào hệ thống tiếp vận của lực lượng Bắc Việt. Tình trạng bang giao của Mỹ với Liên Sô và Trung Cộng vẫn còn "bấp bênh" và có thể đi đến thêm hư hỏng, và sẽ làm chậm lại hay làm hư hỏng việc bang giao của bộ ba Mỹ - Liên Sô - Trung Cộng, việc bang giao bộ ba này đã đóng góp vào sự uyển chuyển của chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong tương lai. Các niềm hy vọng đã không được đáp ứng như đã được mong đợi về một cuộc giảm bớt căng thẳng ở Việt Nam, có thể làm khích phát thêm cho phong trào tranh đấu cho hòa bình. Các sự mong đợi từ giới quân sự đã tỏ ra là không được chắc chắn lắm và cái giá phải trả cho nội bộ nước Mỹ có thể sẽ là không thể chịu nổi. Một "chiến lược hướng về phía trước" có thể sẽ phải gặp được các sự "chống đối" quá nhiều của từ các vị cố vấn thân cận với Nixon, khởi đầu của sự chống đối này là đòi hỏi việc tu chỉnh lại (thay đổi) đáng kể của chính phủ, đây là một việc tạo cho vị tổng thống phải mất đi nhiều công sức và thời gian, và trong tương lai của các sự sáng kiến cốt yếu cho một giai đoạn lâu dài. Việc này sẽ dứt khoát tạo ra sự dàn xếp hòa giải.

Người dân Mỹ hình như đã đòi hỏi chính phủ hãy tiếp tục thực thi hai mục tiêu không phù hợp với nhau : muốn chấm dứt cuộc chiến và từ chối một cuộc đầu hàng của nước Mỹ.

Ông Nixon cùng với các vị cố vấn cũng đã có sự phân tâm hai chiều này. Vì phải lo âu để lèo lái chính sách của nước Mỹ mà không phải để thất bại do các sự mâu thuẫn gây ra, ông Nixon đã chọn lựa một giải pháp thứ ba - đó là chính sách "Việt Nam hóa" - không phải vì ông lấy "một giải pháp cứu tinh" (deus ex machin) nhưng theo thực hướng của ông chính sách này đảm bảo cho một sự tương đối quân bình cho ba yếu tố then chốt cho việc rút quân của nước Mỹ khỏi Nam Việt Nam - chính sách này hỗ trợ cho tinh thần nội bộ của nước Mỹ đồng thời hiến cho Sàigòn một dịp may quan trọng để đơn phương chống lại; đồng thời cũng tạo ra cho Nixon một lý luận tốt để thanh toán vấn đề Việt Nam.

Thiết lập ra ba yếu tố để quân bình tương đối, đó là tạo ra các điều kiện để quân đội Mỹ được an toàn rút ra khỏi Việt Nam.
Việc lần lượt triệt thoái quân đội Mỹ phải được phối hợp với việc thương thuyết, để đảm bảo cho dư luận của dân chúng Mỹ : việc viện trợ và huấn luyện cho quân đội của Việt Nam Cộng Hòa để tạo cho Miền Nam có thể tự đảm bảo lấy việc chống đỡ và đồng thời cho Hànội biết chính sách "củ càrốt và cây gậy" của các cuộc trả đũa để làm cho Hànội phải kiệt sức đồng thời Hànội cũng phải hiểu là sự hạn chế của nước Mỹ cũng có một giới hạn. Đây là một chiến lược phức tạp, chính sách "Việt Nam hóa" cũng đồng thời có thể làm xảy đơn giảm xảy ra sự rủi ro biểu lộ không có thể đảm bảo được sự thực hiện đồng lúc ba yếu tố thành phần cuộc chiến lược này, yếu tố thời gian có thể liên hệ chống lại chính sách này, và có thể là đến lúc đến giai đoạn kết thúc sẽ hoàn toàn không còn thích hợp nữa. Đó là; tốt hơn, là một công cuộc hoàn toàn không chắc chắn - bấp bênh, vì mỗi lần Mỹ rút quân là khuyến khích cho Hànội và tạo cho phong trào Mỹ tranh đấu cho hòa bình lại có một cuộc biểu dương danh dự trước khi ngừng cuộc tranh đấu.

Ngày 19 tháng 9 năm 1969, tôi đã gởi cho Nixon một bản giác thư, bàn giác thư này đã được ông Anthony Lake thảo ra một phần lớn, ông này là người phụ tá của tôi và hiện nay (năm 1994) là cố vấn an ninh quốc gia cho tổng thống Clinton - tôi đã nêu lên các sự hiểm nguy của chính sách "Việt Nam hóa". Nếu chính sách này đòi hỏi nhiều thời gian để hoàn thành, như tôi đã trình bày trong bản giác thư này, dư luận dân chúng Mỹ sẽ sôi nổi gia tăng lên. Vào lúc ấy thì chính quyền Nixon sẽ có thể đương đầu giữa các người bồ câu và các người diều hâu và sẽ chiều lòng các người diều hâu, các người này quá hiếu chiến đối với nhãn quan của các người bồ câu . Các lời tuyên bố của chính phủ để làm dịu đi các người diều hâu và các người bồ câu sẽ làm Hànội phải bối rối, và việc này sẽ đồng thời xác nhận cho chính sách của Hànội chống chúng ta.

(Trong bản giác thư này tôi đã nêu ra) ... trong lúc lần lượt thực thi chính sách "Việt Nam hóa" chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề càng lúc càng nghiêm trọng.
- Việc rút quân đội Mỹ khỏi Nam Việt Nam sẽ đối với dân chúng Mỹ như là một món ăn khai vị (ăn chơi) : việc triệt thoái quân đội sẽ bị dân chúng Mỹ đòi hỏi là cần phải gia tăng lên sau mỗi đợt rút quân - có thể là trong vòng một năm, dân chúng Mỹ sẽ đòi hỏi nơi chúng ta phải hoàn thành việc đơn phương rút quân.
- Chúng ta càng gia tăng rút quân, Hànội sẽ được khuyến khích hơn.
- Mỗi một người lính Mỹ được rút về nước sẽ tương đối quan trọng hơn cho hành động tại miền Nam, vì người lính Mỹ này tiêu biểu cho số bách phân của lực lượng quân Mỹ càng nhiều hơn của vị tổng thống tiền nhiệm.
- Càng ngày càng khó cho việc giữ cao tinh thần của các người lính Mỹ còn ở lại tại miền Nam, không kể đến các gia đình của các người lính Mỹ này.
- Chính sách "Việt Nam hóa" chỉ có thể làm giảm bớt sự tổn thương lính Mỹ, và khi chính sách này đạt được giai đoạn cuối cùng, vì có thể là con số của các tổn thất nhân mạng sẽ dính liền với quân số lính Mỹ còn hiện diện ở miền Nam. Chỉ cần một số 150 lính Mỹ tử trận trong một tuần lễ, quân đội Bắc Việt chỉ cần tấn công vào một phần nhỏ của lực lượng chúng ta.

Bản giác thư này được tiếp tục với : nếu đó là một trường hợp, Hànội sẽ tìm cách bắt chúng ta phải chịu một sự thua trận, không phải là quân sự, mà là về tâm lý; Hànội sẽ kéo dài cuộc chiến, sẽ cho ngưng đọng cuộc thương thuyết và chờ đợi cho tinh thần người Mỹ sẽ tan rã - và tất cả các sự đoán trước sẽ được kiểm lại cho được một phần tốt của các sự đoán trước.

Bản giác thư đã tiên liệu là nước Mỹ sẽ gặp phải nhiều sự khó khăn trong các ngày sắp đến và về sau sẽ không còn hợp thời nữa. Trước tiên, tuy là bản giác thư này đã được tổng thống duyệt qua, tôi đã không được trực tiếp theo dõi bản giác thư này tại Bàn Hình Trái Soan Mật Nghị của tổng thống. Tuy vậy, tại Washington, các quan niệm và tư tưởng dù có vẻ tốt đẹp cũng đã không được "đắc dụng". Tác giả giác thư cũng không có dịp để tự bào chữa cho mình và thường có thể có nguy cơ về các sự nhận xét của bản thân biến thành nhiều điều minh oan có tác dụng ngược lại. Phải bước lùi lại trước sự chống đối gay gắt và sự náo động ở trong nước, đã do một giải pháp tiên liệu đưa tổng thống Nixon phải sử dụng đến sức mạnh, tôi đã không bao giờ nài nỉ đến việc phải phân tích có phương pháp cho sự chọn lựa này. Và tổng thống Nixon cũng đã không nghiên cứu thêm về sự chọn lựa này, chắc là cũng gần như về lý do này. Về hiệu quả thì không có việc gì để khiến cho tổng thống phải xét lại việc "Việt Nam hóa", khi đã không có một cơ quan nào, của chính phủ hằng có các sự liên hệ với Việt Nam, đưa ra các sự dè dặt. Vì đã quá bị chấn thương về tinh thần do các cuộc biểu tình chống đối chiến tranh gây ra, không còn có một người nào đã chịu làm việc nói ra việc xét lại chính sách Việt Nam hóa và xung phong làm việc này.

Nếu tôi đã nhắc lại sự ưu tư và đau khổ do sự quyết định này gây ra, đó là để chứng tỏ ra vào lúc ông Nixon nhậm chức tổng thống là chỉ có thể lựa chọn, cho Việt Nam, giữa các sự "xấu dở" có thể được so sánh với nhau. Các sự đau khổ do chính sách Việt Nam hóa gây ra đã có thể dự kiến nhưng cũng đã không tạo cho các sự lựa chọn khác đáng lôi cuốn hơn. Sự thực tế chủ yếu hàng đầu đã không có ở nơi các người Mỹ chống đối lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam, và cũng một cách này đã không có ở các dư luận dân chúng Mỹ ở vào các trường hợp khác : chính sách ngoại giao bắt buộc thường phải lựa chọn hai cái lợi hay hại khác nhau.

Đối với Việt Nam, tổng thống Nixon đã bắt buộc phải lựa chọn giữa nhiều giải pháp, mà giải pháp nào cũng đều là khó chịu và đáng ghét. Sau 20 năm thực thi chính sách "ngăn chận" chủ nghĩa cộng sản bành trướng, nước Mỹ đã phải trả một giá cho sự giao ước và cam kết quá sức : không còn có một sự lựa chọn nào là hiển nhiên.

Tuy là có nhiều sự rủi ro có thể xảy ra, chính sách Việt Nam hóa vấn đề là tốt hơn hết. Chính sách này đã có được lợi điểm là chuẩn bị tinh thần cho các người dân Mỹ và Nam Việt Nam biết được việc rút quân Mỹ là một việc không thể tránh được. Nếu việc giảm bớt các lực lượng quân sự Mỹ là một sự kiện nghiệt ngã, việc giảm bớt này sẽ tăng cường cho Nam Việt Nam về chính nghĩa chủ quyền về sự có mặt của một quân đội Mỹ tại lãnh thổ Nam Việt Nam, với việc này nước Mỹ đã đạt được mục tiêu của mình. Nếu chính sách Việt Nam hóa thất bại, việc đơn phương rút quân sẽ là việc trở nên cần thiết, nước Mỹ có thể thực hiện việc giải ước sau khi đã giảm quân số đến một mực độ giảm bớt các sự rủi ro và sự nhục nhã.

Khi thực thi chính sách này, tổng thống Nixon vẫn quyết định tăng gia việc thương thuyết với Bắc Việt và đã yêu cầu tôi hãy hoàn thành sứ mạng này. Tổng thống nước Pháp Georges Pompidou đã tóm tắt rất gọn và ngắn ngủi về các việc đang chờ đợi tôi. Cũng như các cơ quan mật vụ của Pháp đã đảm nhận việc tổ chức các việc tiếp xúc của tôi với các đại diện của Bắc Việt ở tại Paris, tôi đã gặp tổng thống Pháp để báo cho ông tường về tình hình sau mỗi cuộc tiếp xúc của tôi. Vào một ngày mà tôi đã tự cảm thấy là thối chí (ngã lòng) trước một sự bế tắc đã thực sự hiện ra không thể có một giải pháp nào để kết thúc, ông Pompidou đã tuyên bố một cách thiết thực, thẳng thắng và thực tiễn : "Ông đã bị bắt buộc, như là bị lên án, phải thành công".

Các người công bộc của nhà nước đã không được tự do lựa chọn thời điểm để phục vụ xứ sở cùng với các nhiệm vụ đang chờ đợi họ. Vì nếu tôi có được một sự may mắn nào đó để làm, tôi chắc chắn có thể lựa chọn một người đối thoại khác ít "luồn lách" hơn ông Lê Đức Thọ. Các kinh nghiệm đã tăng cường cho ý thức hệ mà ông Lê Đức Thọ đã học tập được, và cũng đồng thời cho các bạn đồng nghiệp của ông trong Bộ Chính Trị ở Hànội, là ở nơi các người chiến du kích chỉ biết có sự chiến thắng hay là các người chiến bại và không hề biết đến việc dàn xếp.

Chính sách Việt Nam hóa không hề làm cho ông "nao núng"; vào năm 1970, ông Thọ đã quá tự tin nơi việc làm của mình và nói ra : "Làm sao các ông có thể tin vào sự thành công của quân lực của miền Nam Việt Nam vào khi quân lực này với sự hỗ trợ của 500.000 lính Mỹ mà đã không thể thắng trận được". Câu nói của ông Thọ cũng đồng thời là một câu hỏi đã ám ảnh chúng tôi và đã khiến chúng tôi cũng phải bối rối. Trong thời gian 4 năm mà chúng tôi đã tăng cường cho miền Nam và trong lúc này Hànội đang yếu dần đi đã khiến cho chúng tôi nghĩ là có thể thành công. Nhưng sau cùng cũng phải cần đến việc phong tỏa các bến tàu, và một cuộc "dội bom" dữ dội cùng với việc đánh bại một cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt thì Hànội mới phải chịu ký kết một hòa ước.
Không bao giờ có xảy ra việc nước Mỹ đã phải chiến đấu chống lại một kẻ thù quá hung hãn và khắc khe, với các người này họ đã không hề muốn biết đến một sự dàn xếp và họ đã tìm cách làm biến đổi ngõ cụt không lối ra mà chúng tôi đang lâm vào để biến thành một vũ khí để tấn công. Nhưng số người Mỹ, càng ngày càng gia tăng lên, đòi hỏi phải có một cuộc dàn xếp. Nhưng các người lãnh đạo ở Hànội đã phát động một cuộc chiến tranh với mục tiêu đạt được thắng trận và không phải là để đạt được một cuộc dàn xếp - Cũng như các khoản của việc tranh luận của nước Mỹ - các đề nghị liên tục ngừng thả bom xuống Bắc Việt và ngừng bắn đi song song với việc nước Mỹ rút quân trong một thời hạn nào đó và việc thành lập một chính phủ liên hiệp cho mền Nam Việt Nam, tất cả các việc này đối với các sự toan tính của Hànội là không có nghĩa lý gì cả. Miền Bắc chỉ chịu nhận thương thuyết vào khi các sự áp lực gia tăng - đặc riêng vào mỗi lần mà Mỹ tái tục dội bom trở lại và nhất là sau khi Mỹ đã "thả Mìn" xuống các bến tàu của Bắc Việt. Nhưng với việc sử dụng các áp lực khiến xảy ra tại nước Mỹ các cuộc phê bình cay độc.

Các cuộc thương thuyết với Bắc Việt đã diễn ra với hai cấp bậc. Đã có các buổi họp chính thức giữa 4 phe tại khách sạn Majestic ở Paris, gồm có nước Mỹ, chính phủ Nam Việt Nam, Mặt Trận Giải Phóng Nam Việt Nam của Hànội và chính phủ Hànội – Tuy đã tranh luận trong nhiều tháng về hình thể của chiếc bàn hội nghị mà Mặt Trận Giải Phóng có thể ngồi được mà không tạo được sự nhìn nhận của chính phủ miền Nam Việt Nam, các cuộc họp chính thức đã thất bại ngay từ lúc đầu. Diễn đàn đã có quá nhiều tham vọng, việc công khai các cuộc tham luận đã quá kiên định và Hànội cũng ít muốn chập nhận sự ngang hàng với chính phủ miền Nam Việt Nam và luôn cả công cụ của Hànội là Mặt Trận Giải Phóng.

Vì vậy, chính phủ Nixon tiếp tục các cuộc thương thuyết riêng - có nghĩa là Mật Nghị - giữa các phái đoàn Mỹ và Bắc Việt, dưới sự lãnh đão của các ông Harriman và Cyrus Vance trong những tháng cuối cùng của chính phủ Johnson. Với một tính cách đáng chú ý khi ông Lê Đức Thọ đến Paris đã chứng tỏ là Hànội đã chấp thuận để thương thuyết. Tuy ông Thọ là người được xếp vào hàng thứ 5 của đẳng cấp của Bộ Chính Trị Đảng, ông Thọ chỉ tuyên bố chỉ là cố vấn đặc biệt của ông Xuân Thủy, ông Thủy chỉ là một công chức của Bộ Ngoại Giao Bắc Việt và chính thức là trưởng phái đoàn Bắc Việt tại Paris.

Vị trí thương thuyết vủa Mỹ là không liên kết các vấn đề quân sự với các vấn đề về chính trị, và đã không thay đổi sau năm 1971. Chương trình này đã tiên liệu một cuộc ngưng chiến và được tiếp nối với việc rút quân toàn diện các lực lượng quân sự Mỹ đi đôi với việc Bắc Việt ngừng gởi vào miền Nam người và quân cụ. Sẽ có cuộc bầu cử tự do tại miền Nam Việt Nam. Cho đến tháng 10 năm 1972, Hànội đòi hỏi là phải có ấn định một ngày tháng "vô điều kiện" Mỹ rút quân toàn bộ ra khỏi Nam Việt Nam và giải tán chính quyền của Nguyễn Văn Thiệu. Việc ấn định ngày tháng để rút quân là cái giá phải trả để thương thuyết cho các vấn đề khác, và ngày tháng ấn định rút quân Mỹ sẽ được duy trì không xem xét đến các vấn đề khác. Nước Mỹ đòi hỏi cho có được một cuộc dàn xếp thì Hànội đã đòi hỏi một cuộc đầu hàng. Chỉ có thể có được một đường lối "trung tuyến" về sự quân bình các lực lượng trên chiến trường đưa đến việc có thể có một sự dàn xếp - việc này sẽ kéo dài khi sự quân bình lực lượng còn tồn tại.

Đó là một việc không thay đổi khi người Mỹ triệu tập các buổi họp : qua sự trung gian của tướng Vernon Walters là tùy viên quân sự Mỹ tại sứ quán Mỹ ở Paris (về sau tướng Walters đã thành tựu một sự nghiệp tốt, lần lượt làm phó giám đốc cơ quan CIA, sau làm đại sứ Mỹ tại Đức quốc và làm đại diện thường trực tại hội đồng Liên Hiệp Quốc cộng thêm với nhiều sứ mạng do tổng thống đặc phái) Hànội tiếp tục dùng đủ thủ đoạn hầu bắt buộc nước Mỹ phải làm các "bước đầu tiên" hầu để đạt được sự thượng phong về tâm lý. Với chiến thuật này đã chứng tỏ là Hànội đã hiểu và biết rõ về bản chất của cuộc khủng hoảng của nội bộ nước Mỹ. Nếu ông Lê Đức Thọ đã ở lại tại Paris trong một thời gian không hạn định mà chính phủ Mỹ đã không tiếp xúc với ông, ông Thọ cũng không bỏ lỡ cơ hội để tiếp xúc với các ký giả và các thành viên của Quốc Hội Mỹ có dịp đi qua Paris, là chính quyền Nixon đã không nghĩ đến việc thăm dò các chủ trương hòa bình sẵn có của Hànội. Căn cứ vào các cuộc bút chiến đang diễn ra trên báo chí ở nước Mỹ, các lời lẽ ám chỉ của Lê Đức Thọ cũng đã gia tăng lên và các cuộc tham khảo vẫn tiếp tục diễn ra.

Từ năm 1970 đến năm 1972, trong mỗi lần Lê Đức Thọ sang Paris trong vài tháng hoặc vài tuần lễ, việc họp với Xuân Thủy vẫn tiếp tục trong lúc Lê Đức Thọ vắng mặt, các buổi họp này chỉ là việc đơn thuần làm mất thời gian.

Các cuộc thương thuyết vẫn diễn ra với một thủ tục không thay đổi. Với tư cách là trưởng phái đoàn của Bắc Việt, Xuân Thủy đã lên tiếng khởi đầu buổi họp với việc lập đi lập lại vô tận về vị trí của Bắc Việt mà chúng tôi đã biết rõ từ các buổi họp đầu tiên tại khách sạn Majestic. Tiếp đến Xuân Thủy trao lời cho Lê Đức Thọ, ông này đã hoàn mỹ trong bộ y phục kiểu của Mao màu đen hay màu nâu đậm. Lê Đức Thọ vào lúc đó đã lên lời hô hào các "thiên anh hùng ca" về các cuộc đấu tranh dành lại độc lập đã diễn ra trong quá khứ tại Việt Nam.

Cho đến gần các ngày cuối cùng của cuộc thương thuyết, Lê Đức Thọ đã không hề thay đổi các thuyết trình của ông về đề tài : việc liên hệ đến các lực lượng càng lúc càng thuận lợi cho Hànội và khuynh hướng này không thể chống lại được : khi thực thi một cuộc chiến tranh để đạt được một mục tiêu chính trị, như vậy đề nghị của nước Mỹ để có một cuộc ngừng giao tranh và việc trao đổi các người tù binh, đề nghị này là vô lý và không thể chấp nhận được; giải pháp chính trị là trước tiên nước Mỹ phải lật đổ chính quyền Nam Việt Nam (đã có một lúc Lê Đức Thọ đã sẵn lòng giúp một cách thức để giết chết ông Nguyễn Văn Thiệu) Lê Đức Thọ đã rất lễ phép trình bày các điểm này với một thái độ lạnh lùng thể hiện cho một tinh thần cao cả - với một ngôn ngữ Mát Xít khó hiểu được - với các sự tức giận đối với các người đế quốc chìm đắm trong sự đen tối của sự dốt nát. Có một ngày, tôi đã đề nghị hãy tạm nghỉ trong chốc lát trong các cuộc thương nghị và tôi nêu ra điều tôi tưởng đó là một cách trình bày Mát Xít đầy bặt thiệp biết đó là một "sự cần thiết khách quan" tạo cho việc tạm nghỉ trong chốc lát là việc cần có được. Để đáp lại lời đề nghị của tôi, trong 10 phút đồng hồ Lê Đức Thọ công khai khiển trách tôi về việc sử dụng hệ thống thuật ngữ Mát Xít do một tên đế quốc có tính chất như cá nhân của tôi.

Thái độ lạnh lùng của Lê Đức Thọ đã thể hiện cho một chiến lược cốt yếu : là thời gian thuận lợi cho ông và ông sẽ khai thác các sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ để có lợi cho ông. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1970, Lê Đức Thọ đã bác bỏ đề nghị Mỹ ngưng giao chiến, một cuộc tuần tự triệt thoái ra khỏi Nam Việt Nam, việc xuống thang các cuộc giao tranh và việc ban cho nước Cam Bốt một quy chế trung lập (phải ghi thêm vào trong mục lục của bản kê khai các lời kêu than, bản kê khai này đã không hề có được một sự tha thứ cho nước Mỹ, Lê Đức Thọ đã không hề đả động đến các việc quân đội Mỹ đã "bí mật" thả bom xuống các căn cứ ẩn náu của Bắc Việt trên lãnh thổ Cam Bốt).

Trong đợt thứ 2 của các cuộc thương thuyết, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1971, Lê Đức Thọ đã đạt đến điểm tận cùng của sự vô sỉ và trơ trẽn. Tại diễn đàn chính thức, Mặt Trận Giải Phóng đã đưa ra một chương trình nghị sự gồm có 7 điểm. Trong các cuộc "mật nghị", Lê Đức Thọ đã đề nghị một chương trình 9 điểm, có hơi khác đi một ít và quá chừng riêng biệt và đã nhấn mạnh tầm quan trọng dứt khoát là chương trình được nêu lên sẽ được dùng làm căn bản cho các cuộc thương thuyết thực sự. Trong lúc chờ đợi, các người phát ngôn cộng sản đã ồn ào đòi hỏi phải có sự trả lời cho chương trình 7 điềm và đã dữ dội khiển trách chính quyền Nixon đã không đáp ứng lại cho một đề nghị của phía Bắc Việt đã rõ ràng nêu ra, và trong các buổi "mật nghị" đã không đả động đến đề nghị của Bắc Việt. Trò hề này vẫn tiếp tục cho đến ngày tổng thống Nixon đã công khai công bố trò hề này, tiếp đó Hànội đã công khai cho "triển khai" hai điểm của chương trình 7 điểm, việc này đã sớm phát động một áp lực mới của dư luận đối với tổng thống Nixon. Vào khi các cuộc thương thuyết đã đến lúc chấm dứt, tôi đã đặt câu hỏi với Lê Đức Thọ về việc "triển khai" thực sự của 2 điểm, ông này đã nói với một nụ cười trả lời cho tôi là "không có gì cả".

Trong đợt thứ 3 của các cuộc thương thuyết, đã diễn ra từ tháng 8 năm 1972 đến tháng 1 năm 1973, đã có được một sự tiến triển. Ngày 8 tháng 10, Lê Đức Thọ đã không còn đòi hỏi, như đã trong quá khứ thường đòi hỏi người Mỹ phải lật đổ chính quyền miền Nam và chấp nhận một cuộc ngưng giao tranh. Khởi đầu từ lúc này, các cuộc thương thuyết đã hướng về sự ký kết một hiệp ước, Lê Đức Thọ đã đưa ra nhiều sự khéo léo và sáng tạo để tìm ra các giải pháp và ông đã tỏ ra là không lay chuyển được trong thời gian "đưa đẩy" này. Ông cũng sửa đổi cách phát biểu thường lệ thường là "dông dài" và ông đã cổ vũ cho việc tiến bộ. Như mọi lần qua, việc "khớp bộ" các cuộc thương thuyết cũng không làm mất đi thiên hướng của ông là tạo cho bản thân của ông là ghê tởm và bỉ ổi. Văn bản mới của ông mà vào mỗi buổi sáng ông đã nghiệt ngã trình bày ra đã đặc biệt có chủ đề quán xuyến : "nếu các ông làm một cố gắng lớn, chúng tôi cũng sẽ làm một cố gắng lớn". Vào một buổi sáng, Lê Đức Thọ đã nói ra một tĩnh từ, tuyên bố là nước Mỹ cần phải làm một cố gắng "lớn" và về phần ông, ông sẽ làm một có gắng. Để tạo thêm một sinh khí, tôi đã gợi sự chú ý của ông về một sự quên đi "Tôi đã sung sướng là ông đã chú ý đến". Đó là tuyên bố của người điềm nhiên đối thoại, đối với tôi. "Ngày hôm qua, chúng tôi đã làm một cố gắng "lớn" mà các ông chỉ làm một cố gắng. Lần này chúng tôi làm trái ngược lại thủ tục : các ông cần phải làm một cố gắng "lớn" và chúng tôi sẽ làm một cố gắng".

Một phần của vấn đề trên sự kiện là Lê Đức Thọ chỉ có một mục tiêu duy nhất, trong lúc đó thì nước Mỹ là một "siêu cường quốc" lại có nhiều mục tiêu phải đạt được. Lê Đức Thọ muốn kết thúc sự nghiệp cách mạng của mình với một chiến thắng nước Mỹ, nước Mỹ cần phải quân bình các sự xét xem của nội bộ và quốc tế, tương lai của Việt Nam cùng với việc duy trì vai trò của nước Mỹ trên chính trưòng thế giới. Lê Đức Thọ đã thử thách tâm lý của người Mỹ với tính cách của một vị nhà phẩu thuật chuyên mổ xẻ; chính quyền Nixon đang phải chiến đấu trên nhiều mặt trận và không có cơ hội để làm một cuộc tiến công về chính trị.

Trên việc làm, và từ ngày khởi đầu các cuộc thương thuyết và hơn cả thời gian mà các cuộc thương thuyết kéo dài, chính quyền Nixon đã phải dành rất nhiều nghị lực để chống lại các cuộc tiến công chống lại các thiện chí của mình. Tuy đã đơn phương đưa ra các hành động độ lượng và không bao giờ được đáp ứng lại. Ngay từ lúc Nixon lên cầm quyền, ông đã bị trách cứ là đã không tận tâm hành động để đạt được hòa bình.

Vào tháng 9 năm 1969, nước Mỹ đã dề nghị cho Mặt Trận Giải Phóng tham gia vào việc "hòa đàm" và tham dự vào ủy ban hổn hợp việc phụ trách bầu cử, nước Mỹ đề nghị triệt thoái 10% các lực lượng và sẽ rút quân toàn bộ còn lại sau khi có được việc ký kết một thỏa ước - mà nước Mỹ không được đáp ứng lại gì cả. Ngược lại chỉ có các sự "kể lể" lập đi lập lại mà các người cộng sản đã buộc phải đơn phương triệt thoái quân đội và lật đổ chính quyền Sàigòn.

Thế nhưng, ngày 25 tháng 9 năm 1969, thượng nghị sĩ cộng hòa của New York Charles Goodell đã tuyên bố là ông sẽ đề nghị một nghị quyết đòi hỏi tất cả lực lượng Mỹ phải rút khỏi Việt Nam trước cuối năm 1970. Ngày 15 tháng 9 đã xảy ra cuộc biểu tình được gọi là "gia hạn thanh toán" (moratoire) đã xảy ra toàn khắp nước Mỹ. Vào buổi trưa cùng ngày này, tại khi tài chính New York đã có 20.000 người tụ tập lại để biểu tình, nghe ông Bill Moyers đô trưởng và là cựu tùy viên phụ trách báo chí của cựu tổng thống Johnson. Ba chục ngàn người đã tụ họp lại tại khi New Haven Green. Năm chục ngàn người đã tụ họp tại đài Washington Monument, từ nơi đây có thể trông thấy dinh Bạch Cung nơi cư trú của tổng thống Mỹ. Tại thành phố Boston đã có 100.000 người đã hội tụ về công viên chính của thành phố để nghe thượng nghị sĩ Mac Govern thuyết giảng và trong lúc ấy một chiếc phi cơ bay trên vòm trời vẽ ra một hình ảnh tượng trưng hòa bình. Tất cả các sự kiện đã xảy ra muốn nhấn mạnh việc chính quyền Nixon đã không tìm kiếm cho có hòa bình.
Đó là phong trào đấu tranh cho hòa bình đã thể hiện, đó là đặc trưng Mỹ, không chấp nhận việc bàn luận về các thể thức, về các điều giải ước về chính trị và đã coi các sự cố gắng đi theo đường hướng này đã phản lại ý muốn của chính quyền là tiếp tục cuộc chiến tranh. Phong trào này đã biến đổi cuộc chiến tranh thành một cuộc tranh chấp giữa Thiện và Ác ngay trên nước Mỹ – phong trào này đã ưa chuộng - vì các lý lẽ về đạo đức tối cao - việc nước Mỹ sụp đổ tại Việt Nam thay vì đạt được một sự kết thúc khả quan mà chúng ta có thể nhận thức là có thể đạt được, việc này sẽ có rủi ro là khích động chính phủ lại thêm một lần nữa can thiệp ở các nước ngoài.

Vắn tắt, không còn có thể có được một đường lối nào để phong trào đấu tranh cho hòa bình có thể thỏa thuận với chính quyền Nixon; trong 3 năm chính quyền đã giảm quân số ở Việt Nam từ 550.000 lính xuống còn 200.000 lính. Năm 1968, số lính tử vong là 16.000 người tức 28% của tổng số lính tham chiến, sang đến năm 1972 khoảng 600 lính đã tử trận tức 1% của tổng số lính, năm này là năm cuối cùng của trận chiến tranh. Tuy vậy, các thống kê này đã không làm giảm bớt sự ngờ vực cùng với sự buồn rầu. Bởi vì không thể trừu tượng hóa điểm bất đồng cốt yếu : tổng thống Nixon đã muốn rời Việt Nam trong danh dự, phong trào này đã coi danh dự đòi hỏi việc rời Việt Nam là phải thực hiện ngay và vô điều kiện.

Nếu coi việc kết thúc chiến tranh là mục tiêu duy nhất, chính quyền Sàigòn đã dưới mắt các người chống đối là một chướng ngại cho hòa bình, thay vì là một đồng minh. Đã từ lâu miền Nam Việt Nam đã không còn thể hiện là một thành phần quyết định cho an ninh của nước Mỹ; Chỉ còn lại ý thức là nước Mỹ đang có một người bạn xấu. Một tín điều mới của các người chống đối là phải thay thế ông Nguyễn Văn Thiệu bằng một chính phủ liên hiệp dù là phải đi đến việc "cắt lương thực" đối với Việt Nam. Ý thức một chính phủ liên hiệp đã trở thành một môn thuốc vạn ứng do các người đối lập chủ trương đã diễn ra vào đúng ngay lúc các người thương thuyết Bắc Việt đã cho hiểu biết rõ ràng về định nghĩa mà họ đã cho về một chính phủ liên hiệp được chỉ định do lời nói xảo ngôn thay vì « cộng sản chiếm lấy miền Nam ».

Trên thực tế, các người cộng sản Bắc Việt đã nghĩ ra một công thức khéo để làm rối trí dân chúng Mỹ. Họ đã tuyên bố là mục tiêu của họ là thiết lập một chính phủ "liên hiệp" với 3 thành phần gồm có: Mặt Trận Giải Phóng (là các quân cờ), một thành phần trung lập và các thành viên của chính phủ Sàigòn là những người đại diện cho "hòa bình - tự do và độc lập".

Mỗi lần phái đoàn Mỹ phải đọc các văn bản của Bắc Việt, viết với các hàng chữ thật nhỏ, để hiểu được ý nghĩa đúng của văn bản này, thoạt đầu thì văn bản này đã tỏ ra hợp lý. Nhưng sau khi chăm chú đọc lại, là thực thể 3 thành phần không "cai quản" Sàigòn, nhưng sẽ cùng với Mặt Trận Giải Phóng thương thuyết với Mỹ để có được một sự dàn xếp quyết định. Được hiểu trắng ra, một thực thể do cộng sản chi phối sẽ thương thuyết với một phong trào hoàn toàn cộng sản cho tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam. Hànội đã trơ trẽn và vô liêm sĩ không hề có để đề nghị việc chấm dứt chiến tranh bằng đường lối là tự thương thuyết với mình. (người của Hànội đứng ra thương thuyết với Hànội)

Tại Mỹ, các người đối lập cãi lại ông Nixon đã không nhận thấy việc này dưới khía cạnh của nó. Trong tác phẩm với tựa : "người khổng lồ què chân", thượng nghị sĩ J. William Fullbright đã xác nhận là trên thực tế vấn đề đã là sự cạnh tranh của các nước chuyên chế kình địch nhau. Thượng nghị sĩ Mac Govern đã chủ trương một "chính phủ hổn hợp" cho vào Sàigòn, vào năm 1971, và sang đến năm 1972 ông đã nhiệt liệt cổ động cho giải pháp "chính phủ hỗn hợp" vào lúc đại hội đảng dân chủ Mỹ họp để đưa người ra ứng cử bầu tổng thống Mỹ : ông Mac Govern đã đề nghị rút quân Mỹ và ngừng viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam. Chính quyền Nixon đã sẵn sàng phó mặc cho may rủi việc sống còn trong một cuộc bầu cử sự sống còn của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu. Cuộc bầu cử này sẽ diễn ra với sự kiểm soát của quốc tế. Ngược lại, chính quyền Nixon đã từ chối việc lật đổ một chính phủ miền Nam là một đồng minh và chính phủ này đã do vị tổng thống tiền nhiệm đã thiết lập. Với việc này sẽ cho phép nước Mỹ rời khỏi Việt Nam.

Còn về phần phong trào đòi hòa bình, tiêu chuẩn thành công của họ trên việc làm là đạt được việc chấm dứt chiến tranh. Và, bởi vì câu trả lời vẫn còn mơ hồ không chắc lắm; vị trí của nước Mỹ chỉ có thể là chưa chắc đúng. Phong trào đòi hòa bình đã từ chối lên án Hànội về các vị thế chính trị trong cuộc thương thuyết với Mỹ hay là các phương pháp mà Hànội đã dùng để chỉ huy cuộc chiến ở miền Nam. Các việc này đã tạo cho Hànội tất cả các lý do để ấn nấp sau các sự phúc đáp có tính chất thoái thác.

Vào năm 1972, nước Mỹ đã đơn phương rút quân số 500.000 người. Sàigòn đã chính thức đề nghị mở các cuộc bầu cử tự do và lực lượng cuối cùng của Mỹ tại Việt Nam sẽ triệt thoái trong 4 tháng sau ngày đã đạt được một thỏa ước. Tổng thống Thiệu đã chấp nhận từ chức vào trước ngày có các cuộc bầu cử. Nước Mỹ đã đề nghị thành lập một ủy ban hỗn hợp để kiểm soát các cuộc bầu cử, tất cả các việc này đều lệ thuộc vào việc ngưng chiến dưới sự kiểm soát quốc tế đi đôi với việc trao trả các người tù binh chiến tranh. Tất cả các phương sách này đã không làm ngừng và dịu đi các sự phê bình đã xảy ra trong nước Mỹ, chống lại chính sách và các động cơ của chính quyền Nixon.

Ngày tháng lần lượt trôi qua, các sự tranh luận đã kết thúc trên điều tiên quyết của Hànội : chiến tranh sẽ chấm dứt ngay khi chính quyền Mỹ quyết định dứt khoát ngày tháng để đơn phương rút quân ra khỏi Việt Nam. Lịch trình này đã sớm trở thành điều khoản chính của nghị quyết chống lại chiến tranh đã được Quốc Hội Mỹ đã biểu quyết (hai mươi nghị quyết thuận vào năm 1971, ba mươi năm nghị quyết vào năm 1972). Tính chất không cưỡng bách của các nghị quyết này đã đặt các vị nghị sĩ, đã bỏ phiếu ủng hộ các nghị quyết này, được ở vào một vị trí lý tưởng : các vị nghị sĩ này đã phân ly với chính phủ nhưng không vì việc phân ly này mà phải chịu các trách nhiệm dù là lớn hay là nhỏ. Không gì đơn giản hình như chấm dứt chiến tranh với việc đơn giản rút quân - trừ trường hợp tại Việt Nam việc này đã không bao giờ là đơn giản mà đã không thể hiện thoạt nhìn tại chỗ.

Sau khi đã gặp các người Bắc Việt và các người của Mặt Trận Giải Phóng, các người thành viên của phong trào tranh đấu cho hòa bình tiếp tục xác nhận là họ đã "biết" về việc phóng thích các tù binh Mỹ và dàn xếp các vấn đề khác sẽ được tiếp diễn trước khi nước Mỹ ấn định, không thể thay đỗi được, ngày tháng giới hạn để rút quân.

Tuy vậy, Hànội đã không hề bao giờ hứa như vậy, họ đã vẫn đeo đuổi tiếp tục "bài hát cũ" để đạt được việc người Mỹ ngừng oanh tạc như vào năm 1968. Việc định rõ một thời hạn xác định sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề khác, như Lê Đức Thọ đã xác nhận; nhưng khi đề cập đến lúc nào sẽ có được các cuộc thương thuyết nghiêm chỉnh thì ông Thọ lại nhấn mạnh đến ấn định ngày tháng quân Mỹ rút quân, một khi đã được ấn định, sẽ trở lên cưỡng bức, sẽ không còn liên hệ đến các sự diễn tiến của các cuộc thương thuyết khác về việc ngừng chiến hay là việc trả lại tự do cho các tù binh chiến tranh.
Thực ra, Hànội đã cho việc trả tự do các người tù binh Mỹ và một cuộc ngừng chiến cùng với việc sụp đổ của chính quyền Sàigòn, phải cùng liên hệ với nhau. Cũng như Lê Đức Thọ đã giải thích, với chính sách kiên tâm như ông đã từng sử dụng khi ông giảng dạy ở lớp học năm thứ nhất của khóa học về các khoa học chính trị, và trước hết là vì việc đó mà người ta đã phát động chiến tranh.

Việc nghịch lý lớn, của cuộc tranh luận trong nội bộ nước Mỹ, nằm trong việc là Hànội không hề chú ý đến việc nước Mỹ đơn phương rút quân. Đây là một điểm đã không được hiểu rõ, nếu căn bản trên sự cốt yếu về các văn bản về chiến tranh ở Việt Nam. Cho mãi đến ngày kết thúc, Hànội vẫn đeo đuổi việc đòi công thức : ấn định ngày tháng quân đội Mỹ phải rút quân ra khỏi Việt Nam, phối hợp với việc nước Mỹ cam kết lật đổ chính phủ Nam Việt Nam khi quân đội Mỹ ra đi. Hànội chỉ cần chờ đợi trên cơ bản, trên sắc thái của các lịch trình mà các thành viên có chủ ý của Quốc Hội Mỹ đề nghị dùng một chiếc mâm dâng cho Hànội, nhưng vẫn còn chủ tâm đến việc sử dụng các công tác để làm chia rẽ nước Mỹ.

Trong mọi trường hợp, mà nếu đề nghị đưa ra một lịch trình rút quân có tính chất hơi dung hòa một ít mà Hànội sẽ thay đổi vị trí của mình vì Hànội đã quyết định dùng vũ khí để đạt thắng lợi trong cuộc chiến này. Hànội sẽ "bỏ vào túi" tất cả các đề nghị được coi là quà tặng, mà không vì vậy thay đỗi vị trí trong các cuộc thương thuyết. Các người chống đối chiến tranh đã tưởng tượng là Hànội sẽ nghe theo lẽ phải nếu nước Mỹ đã tỏ ra thiện chí bước thêm một bước.

Đây là một sự sai lầm của các người chống lại chiến tranh. Tất cả các sự đòi hỏi của Hànội đều gồm lại là nước Mỹ phải đầu hàng : quân đội Mỹ phải rút lui vô điều kiện, tiếp theo là việc lật đổ chính phủ Nam Việt Nam và thay thế với các người "bù nhìn" của Hànội, rồi đến khi nước Mỹ đã để lộ rõ các lá bài của mình, sẽ có một cuộc thương thuyết về số phận của các tù binh Mỹ đang bị Hànội giam cầm, việc thương thuyết này có thể là trễ đi dễ dàng để Hànội có thể đòi thêm nhiều sự nhượng bộ khác.

Như về thời gian sau cho thấy rõ, việc tranh luận về việc rút quân đã đánh dấu một khúc quanh quan trọng cho chiến tranh ở Việt Nam, và chứng tỏ cho các sự thành công của chính quyền Nixon, nhưng trên thực tế chỉ là một cuộc chiến thắng loại Pyrrhus. Tổng thống Nixon vẫn giữ vững lập trường của mình và không chấp nhận một thỏa hiệp nào về thời hạn được định trước để rút quân mà không có được Hànội nhượng bộ về các mục tiêu cốt yếu của nước Mỹ. Như vậy, miền Nam Việt Nam đã được cho biết là sẽ phải đơn phương chiến đấu chống lại một kẻ thù càng hung hãn hơn mà các quân đội đồng minh của một nước Mỹ đã từng phải đương đầu. Đã trải qua hai thế hệ mà quân đội Mỹ đã hiện diện tại Châu Âu, và quân đội Mỹ đã từ 40 năm qua bảo vệ nền hòa bình tại bán đảo Triều Tiên. Vì các sự áp lực của nội bộ nước Mỹ đã khiến cho quân đội Mỹ phải rút ra khỏi Việt Nam mà không còn có căn cứ và đóng quân tại đây; như vậy nước Mỹ đã bị tước đoạt đi tất cả mức an toàn đến khi phải bảo vệ thỏa ước mà sau cùng cũng phải ký kết.

Chúng tôi đã trình bày các điều kiện của nước Mỹ đã đưa ra trong hai bài diễn văn : một được công bố ngày 20 tháng giêng và ngày 8 tháng 5 năm 1972. Các điều kiện như sau : một cuộc ngừng bắn dưới sự kiểm soát của quốc tế, việc trao trả các tù binh Mỹ, việc Mỹ tiếp tục viện trở kinh tế và quân sự cho Sàigòn, mở cuộc bầu cử ở Nam Việt Nam để các người dân tự định đoạt tương lai chính trị.

Ngày 8 tháng 10 năm 1972, Lê Đức Thọ đã chấp nhận các đề nghị của tổng thống Nixon và từ bỏ vĩnh viễn việc nước Mỹ phải bao hàm vào việc thiết lập thiết lập một chính phủ cộng sản tại Sàigòn. Tổng thống Nixon chấp nhận việc ngừng chiến, việc trao trả các tù bình Mỹ bị Bắc Việt giam cầm cùng với việc lập một danh sách các quân nhân Mỹ mất tích. Cả Mỹ và Bắc Việt đã không đả động đến chính phủ Thiệu và nước Mỹ được chấp nhận tiếp tục viện trợ kinh tế và quân sự cho chính phủ Thiệu.

Cho đến lúc đó, Lê Đức Thọ đã từ chối việc bàn luận về các điều kiện này. Và vì sao ông này đã tuyên bố khi chấp nhận với bản tuyên ngôn :
.... các đề nghị này đã phù hợp với các đề nghị của tổng thống Nixon : việc ngừng chiến, chấm dứt chiến tranh, trả tự do các tù binh, rút quân và chúng tôi đề nghị vài nguyên tắc (nào đó) để quyết định cho các vấn đề chính trị. Và cũng là những gì các ông đã đề nghị. Và chúng tôi để cho các thành phần Nam Việt Nam giải quyết các vấn đề của họ.

Không một thảm trạng và các cuộc bút chiến đã diễn ra về sau đã có thể xóa bỏ sự "hớn hở" đã đến cho tất cả mọi người trong "chánh phủ Nixon" và chúng tôi đã đạt được đến mục đích mà chúng tôi đã đeo đuổi trong 4 năm đầy khổ tâm và nước Mỹ đã không phải bị ép buộc bỏ rơi một dân số đã tin cậy nơi nước Mỹ. Trong nhiều dịp, tổng thống Nixon đã có một lần tuyên bố là khi các điều kiện của ông đã được thỏa mãn, tổng thống sẽ không để các việc kéo dài ra. Ngày 14 tháng 8 năm 1972, tôi đã nói với ông Nguyễn Văn Thiệu là nếu Hànội chấp thuận các đề nghị của tổng thống Nixon mà không sửa đổi gì cả, nước Mỹ sẽ mau chóng kết thúc một thỏa ước. Chúng ta, nước Mỹ và Nam Việt Nam đồng phải tôn trọng sự giao ước của chúng ta. Thêm vào, chúng ta không còn có sự lựa chọn khác. Nếu chúng ta trì hoãn lại, Hànội sẽ công khai công bố đề nghị của họ, sẽ bắt buộc chính quyền Nixon phải giải thích vì sao đã từ chối các đề nghị mà chính quyền đã đề ra và sẽ có lý do để Quốc Hội Mỹ nêu ra để cắt các tài khoản.

Nhiều yếu tố đã hợp lại để đưa Hànội đến việc chấp nhận các điều khoản mà họ đã từng bác bỏ về trước : Hànội đã dần dần không còn các dự trữ về quân nhu và nhiên liệu vì các bến tàu của Bắc Việt đã bị phong tỏa bởi các thủy lôi Mỹ, các căn cứ của Bắc Việt trên lãnh thổ Cam Bốt đã bị liên quân Mỹ - Nam Việt Nam tấn công và thiêu hủy, cuộc tấn công mùa xuân cùa quân đội Bắc Việt vào Nam Việt Nam đã thất trận và thiếu sự hỗ trợ của Moscou và Bắc Kinh khi tổng thống Nixon ra lệnh tái oanh tạc lãnh thổ Bắc Việt cùng với việc lo sợ là khi ông Nixon được tái đắc cử, ông sẽ sử dụng việc thử thách với "vũ lực".

Nhưng yếu tố quyết định không còn ngờ là sự thận trọng của các người biết "tính toán" ở Hànội, họ đã ước lượng các hậu quả về cuộc bầu tổng thống năm 1972, họ đã thêm một lần nữa sai lầm to. Hànội đã hình như tin tưởng đến việc ông Nixon sẽ được đắc cử chắc chắn với một số phiếu lớn và ông Nixon sẽ được toàn quyền hành động để tiếp tục cuộc chiến ở Việt Nam. Nhưng chính quyền Nixon đã biết là tân Quốc Hội Mỹ sẽ không có con mắt "tốt hơn" đối với chính sách của tổng thống Nixon tại Việt Nam và cũng có thể công khai phản đối tổng thống. Một trong số một loạt các biểu quyết của Quốc Hội đã nhắm vào việc cắt bỏ các tài khoản dành tài trợ cuộc chiến tranh ở Việt Nam có thể sẽ được thông qua - không thể còn nghi ngờ sẽ diễn ra dưới hình thức của một sự thay đổi về dự án của đạo luật về tài chính sẽ được đệ trình vào đầu năm 1973 để thanh toán "hóa đơn" cho việc chiến bại của các người cộng sản Bắc Việt sau cuộc tấn công mùa xuân năm 1972.

Tôi đã có nhiều hy vọng để đón nhận các viễn ảnh hòa bình có thể cho phép nước Mỹ bắt đầu hàn gắn lại các vết thương trong nước và tái tạo lại sự thỏa thuận chung của hai phái, việc này đã thích nghi cho chính sách đối ngoại của nước Mỹ vào thời hậu chiến. Tính lại tất cả, phong trào cho hòa bình đã đạt được mục tiêu của họ, và tất cả các người đã cố gắng để đạt được một lối ra trong danh dự đã có thể tự ngợi khen về các kết quả đạt được. Trong cuộc họp báo của tôi, tôi đã cho biết các điểm lớn về sự thỏa hiệp cuối cùng, tôi đã nói với các người đối thủ trong cuộc đấu tranh của 4 năm đã qua :

"Hiện nay cần phải được rõ là trong cuộc chiến này không có một người nào có thể độc quyền về sự khổ tâm và trong các cuộc tranh luận đã diễn ra không có người nào có thể tự nhận đã có được sự sáng ý về đạo đức; và ngày hôm nay, sau cùng chúng ta đã đạt được một cuộc thảo luận, trong đó nước Mỹ đã không thể định trước về tương lai chính trị của các người đồng minh, một thỏa thuận cần phải duy trì phẩm giá và lòng mến chuộng của các thành phần và đồng thời chúng ta sẽ đảm bảo việc tái thiết ở Đông Dương, khởi đầu chúng ta lo hàn gắn các vết thương của nước Mỹ.

Các niềm hy vọng, để đạt được sự hòa hợp chính trị cho toàn quốc, đã tỏ ra rất mỏng manh và đã hoàn toàn sụp đổ vì việc nước Mỹ đã can thiệp vào nội bộ của nước Cam Bốt. Việc tổng thống Nixon ra lệnh hành quân vào Cam Bốt là chiến trường duy nhất mà ông đã không là người thừa hưởng chính sách của các vị tổng thống tiền nhiệm. Việc can thiệp này đã khiến xảy ra, ở nơi các thành phần chính trị càng gay gắt đã có vào thời đó.

Tại đây, tôi không có ý định nêu lại các cuộc bút chiến này vì đã được bình luận với đầy đủ các chi tiết ở vào thời đó. Các nhân vật gièm pha chính quyền Nixon đã tấn công với 2 sự tố cáo chính yếu như sau : tổng thống Nixon đã làm một việc "vô ích lợi" khi cho quân đội Mỹ tấn công vào Cam Bốt, và chính sách của Mỹ đã được coi là phải chịu trách nhiệm về việc "diệt chủng" do các người Khmer Đỏ đã thực hành vào sau ngày các người cộng sản đã chiến thắng vào năm 1975.

Việc tổng thống Nixon đã làm lan rộng chiến tranh, ý kiến về việc này chỉ là một sự biến thái của sự hiểu lầm bi thảm đã xảy ra vào năm 1961-1962 tại nước Lào, là vai trò của nước Mỹ trong chiến tranh chỉ giới hạn tại Nam Việt Nam, dù là tại Hànội đã phát động cuộc chiến tranh trên toàn 3 nước Việt – Cam Bốt và Lào. Quân đội Bắc Việt đã thiết lập các căn cứ hậu cần và dưỡng quân ở trên phần đất của Cam Bốt nằm liền sát biên giới Việt - Cam Bốt và xuất phát từ các căn cứ này các sư đoàn quân Bắc Việt đã tấn công vào các lực lượng Mỹ và Nam Việt Nam. Hànội đã sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh và bến tàu Sihanouk ville để tiếp tế cho các căn cứ này - như vậy đã xâm phạm vào nền trung lập của Cam Bốt. Vào lúc sự triệt thoái quân đội Mỹ gia tăng và các vị trí quân sự của liên quân Việt Mỹ trở thành khó chống giữ thì hệ thống tiếp vận của quân đội Bắc Việt vẫn toàn vẹn và Bắc quân đã mở các trận tấn công vào liên quân Việt Mỹ đã phải chống lại với quân số Mỹ ít hơn, các đơn vị Bắc quân đã được tiếp tế gần như vô tận về quân nhu và quân số. Vì vậy chính quyền Nixon đã phải định ra một chiến thuật để tấn công vào các căn cứ Bắc Việt trên đất Cam Bốt (không quân vào năm 1969 và bộ bình vào năm 1970). Bắc quân đã mở một loạt các cuộc tấn công vào quân đội Mỹ vào năm 1969 và mỗi tuần lễ quân Mỹ đã phải thiệt 400 lính tử trận vì vậy đánh lại để trả đũa không quân Mỹ đã oanh tạc vào các căn cứ Bắc Việt ở Cam Bốt. Vào năm 1968, để không quân Mỹ ngừng việc oanh tạc Bắc Việt, đã có một "thỏa ước bí mật" với chính quyền Johnson và Bắc Việt đã sử dụng các căn cứ ở Cam Bốt để tấn công vào quân đội Mỹ; việc bộ binh Mỹ tiến quân để phá hủy các căn cứ này có mục tiêu chiến lược để bảo vệ cho việc lần lượt rút quân của Mỹ đã được trù định rút mỗi năm 150.000 quân.


Nếu không thực hành việc tấn công vào các căn cứ của Bắc Việt, thì không thể có được một chiến lược nào khác để cho việc rút quân tốt đẹp được.

Các người lãnh đạo Cam Bốt đã thuận lợi chấp nhận các cuộc tiến công của quân đội Mỹ và tin chắc việc tiến công này là bảo vệ cho sự trung lập của Cam Bốt, vì chẳng có ai mời quân Bắc Việt vào Cam Bốt.

Tuy nhiên, hai quyết định về quân sự của Mỹ đã làm khơi động các sự phản ứng mãnh liệt tại nước Mỹ với nhiều cuộc tranh luận về chiến lược quân sự. Nuớc Cam Bốt đã trở nên đề tài nóng bỏng trong bút chiến về Việt Nam. Chính sách của chính quyền Nixon đã được diễn tả trong một chiến lược ; các người chống đối đã « lèo lái » sang hướng khác « về giá trị và hiệu lực của chiến tranh ».

Thái độ này đã tăng thêm lên vì không có khả năng để hiểu về bản chất và đặc tính khắc nghiệt của ý thức hệ cách mạng. Tất cả các việc này xảy ra đã chứng tỏ là Khmer Đỏ là những người cuồng tín về ý thức hệ từ khi họ còn là các sinh viên của các trường đại học ở Paris, vào thập niên 1950. Họ đã quyết tâm phá hủy tận gốc rễ xã hội Cam Bốt hiện có để thiết lập, một chế độ "không tưởng" phi lý quá sự tưởng tượng, trên đất nước này bằng chính sách tiêu diệt tất cả các cá nhân nào đã bị nghi ngờ có được một ít sự "giáo dục trưởng giả".

Khẳng định là vì các hành động của nước Mỹ đã tạo ra các người Khmer Đỏ sát nhân cũng đồng thời biện hộ cho hiệu lực của các cuộc oanh tạc của phi cơ Mỹ trên đất Đức quốc trong thời Đệ Nhị Thế Chiến nói là từ đó đã tạo ra việc diệt chủng người Do Thái.

Các trang giấy này đã không tìm cách để đưa ra một sự phán đoán nhất định về các điểm đã làm khởi động các thiên kiến đủ linh động để tạo ra nhiều văn liệu sùng bái. Nhưng, không kể đến sự phán đoán mà người ta có thể đặt trên sự lựa chọn chiến thuật về các quyết định cho Cam Bốt, nước Mỹ có bổn phận phải nhìn nhận đó là bi thảm, Khmer Đỏ đã tàn sát dân chúng và các người dân Cam Bốt đã phải trả một giá cho sự chia rẽ nội bộ. Những người chống đối đã ngăn cản việc tiếp tục viện trợ cho chính phủ Cam Bốt ,đang cố gắng chống lại các cuộc tàn sát dân chúng do người Khmer Đỏ chủ động, các người chống đối này đã không nhận thức được là một cuộc "tắm máu" sẽ diễn ra khi viện trợ của Mỹ chấm dứt , điều mà phe chống đối đã đạt được. Họ đã kinh hoảng trước sự việc xảy ra. Tuy vậy các sự sai lầm đánh gía đúng mức một sự kiện để đưa ra mỗ xẻ phân tích, việc sai lầm chỉ có một chỗ đứng rất nhỏ so với sự lên án của các người Mỹ đã có một thời đồng ý với họ.

Một xã hội được phán đoán qua các khả năng có thể giải quyết các sự bất đồng để đạt được các mục tiêu chung cho mọi người, và cần nhắc lại là các xã hội sẽ tự phát triển được từ các sự hòa giải của họ chứ không phải từ các cuộc tranh chấp. Tại Đông Dương, nước Mỹ đã thất bại về hai điểm này.

Các vết thương đã quá sâu, nhưng hòa bình đã không tạo được sự vui mừng. Với hy vọng « thỏa thuận hòa bình » sẽ là một yếu tố để làm lành hẳn vết thương của nước Mỹ, trong 3 tháng từ ngày đã có thỏa thuận giữa Mỹ và Bắc Việt cho đến ngày ký kết, hy vọng đã bị tổn hại nhất là khi xảy ra các cuộc oanh tạc dữ dội của các phi cơ B52 trên ngoại ô của thành phố Hànội, vào hạ tuần tháng 12 năm 1972. Tuy là các thiệt hại dân sự của Bắc Việt rất ít, nhưng cuộc dội bom đó đã dấy động nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh tại nước Mỹ và ngày 27 tháng giêng năm 1973, việc ký kết thỏa ước hòa bình đã được đón tiếp như là một sự khuây khỏa, coi đó là sự kiệt lực hay là sự thận trọng.

Về phần các người chống chính quyền cũng đã không chịu hòa giải vì việc Hànội đã chấp thuận các điều kiện hòa bình của nước Mỹ. Họ lo sợ tổng thống Nixon sẽ xét lại lập trường "hòa bình trong danh dự", và nước Mỹ có thể sẽ bị lôi cuốn vào một cuộc phiêu lưu quốc tế mới, mà nước Việt Nam đã là một biểu hiện xấu đối với họ. Các người chống đối đã đón nhận thỏa ước hòa bình với sự hoài nghi giống như việc lãnh đạo chiến tranh và khoa ngoại giao. Các sự phê bình có khác nhau : bản thỏa ước là một cây pháo bông chính trị, người ta cũng có thể đạt được các điểu khoản giống như vậy vào thời điểm 4 năm về trước và phản bội ông Thiệu - trong lúc đó việc lật đổ ông Thiệu đã được đưa ra trong các năm qua , và đã là trọng điểm của các sự đòi hỏi của phong trào chủ hòa.

Rất xa thực tế khi khẳng định về việc thỏa thuận ký kết với Hànội để tạo ảnh hưởng cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Cân nhắc kỹ lưỡng, tổng thống Nixon đã nhận định về việc đạt được việc ký thỏa ước trước ngày bầu cử tổng thống là một sự bất lợi vì tổng thống Nixon đã đạt được nhiều thắng lợi trong các cuộc thăm dò dân ý trước ngày bầu cử, các đối thủ ra tranh cử chống lại ông đã không còn có được các điều thuận lợi. Chỉ cần có một cuộc tranh luận mới về hòa bình là có thể làm tổn thương tổng thống Nixon. Các lý do đã khiến ông Nixon đã chịu chấp nhận ký kết và cũng đúng với các lý do của các người chống đối ông : vì đã nhiều lần hứa với dân Mỹ là thỏa ước sẽ được ký kết khi đã đáp ứng lại các điều kiện của chính quyền Nixon đưa ra, và tổng thống Nixon đã không muốn làm chậm trễ lại các sự xét lại của bầu cử.

Một trong các huyền thoại « sống dai nhất » phê bình chính sách của chính quyền Nixon về Việt Nam : là tổng thống Nixon đã vô ích kéo dài chiến tranh trong 4 năm vì ông cũng đã có thể ký kết một văn kiện tương tự giống như vậy vào 4 năm về trước. Các văn kiện đã chứng minh rõ ràng là Mỹ sẽ ký kết ngay khi Bắc Việt chấp thuận và nhận các điều kiện của Mỹ đặt ra, nhưng Bắc Việt đã triệt để bác bỏ các điều kiện của Mỹ trong 4 năm về trước.

Vào năm 1975, quả vậy, các cố gắng của nước Mỹ tại Đông Dương đã kết thúc với một sự thất bại, sự thất bại này có thể xảy ra bất cứ lúc nào về trước nếu nước Mỹ đã có mục tiêu là đầu hàng. Nhưng chính quyền và nhân dân Mỹ đã không khi nào muốn có mục tiêu này : năm 1968, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tất cả các ứng cử viên ra tranh cử chức vụ tổng thống đều muốn có được một cuộc "dàn xếp" và không có sự đầu hàng. Vào năm 1972, ứng cử viên tranh cử muốn đầu hàng, ông này đã thua cử nặng nề. Các vị đọc các trang này sẽ tự do kết luận, sau các sự kiện đã xảy ra, là việc đầu hàng có thể là mục tiêu vào năm 1969. Trong cuộc vận động chính trị của năm 1968, đã không có gì để cho thấy là nhân dân Mỹ và các đảng phái chính trị đã dự định cho đoạn cuối cùng này.

Các thỏa ước ở Paris đã không chấm dứt được các sự khổ tâm này. Vừa ngay sau khi chiến tranh đã chấm dứt thì sự tranh luận lại đưa ra sự việc nước Mỹ có thể áp dụng nền hòa bình ?. Không có một thành viên nào của chính quyền Nixon lại có thể nghi ngờ về sự bấp bênh của nên hòa bình vừa đạt được với bản thỏa ước vừa được ký kết. Chúng tôi đã phải chấp nhận đến cực điểm của các sự nhượng bộ có thể chấp nhận được, cũng như tổng thống Nixon đã luôn hứa như vậy. Và các cơn biến động về chính trị đang diễn ra trên nước Mỹ đã không còn để cho chính quyền các khoảng trống để hành động.

Tuy nhiên, tổng thống Nixon và cá nhân tôi cùng với các thành viên của chính quyền đã ước lượng về các khuynh hướng quân sự và kinh tế của bản hiệp định vừa được ký kết sẽ cho phép miền Nam Việt Nam có thể chống lại các mưu toan (được tiên liệu) của Bắc Việt với điều kiện là Bắc Việt tôn trọng các điều khoản của hiệp định cấm không được xâm nhập thêm vũ khí và quân lính vào miền Nam.

Tổng thống Nixon cũng luôn luôn thừa nhận các cuộc vi phạm hiệp định của Bắc Việt có thể xảy ra, với một cường độ mà miền Nam Việt Nam không thể ngăn chặn được và phản ứng lại, nếu không có được sự viện trợ của nước Mỹ. Tổng thống Nixon cũng sẵn sàng khuyến khích Bắc Việt hãy hội nhập vào cộng đồng quốc tế bằng cách cung cấp viện trợ kinh tế cho Bắc Việt. Nếu không có đạt được các việc này, việc sử dụng sức mạnh của không quân Mỹ để thi hành hiệp định cũng không bao giờ được loại trừ ra, không có ở trong ý tưởng mà các thành viên của chính quyền Nixon và cũng không có ở các bản tuyên ngôn của tổng thống.

Chiến tranh đã chấm dứt, chính quyền tập hợp lại sự can đảm hầu đối phó lại, do kinh nghiệm đã dạy cho, để có thể làm được trong việc thực thi thỏa ước để bảo vệ cho một thỏa ước mà vì nó 500.000 lính Mỹ đã hy sinh. Nếu không, các thỏa ước đã được ký kết với nước Mỹ sẽ tương đương với sự đầu hàng hòa bình. Nếu người ta cho phép một quốc gia thực thi một thỏa ước với các điều kiện mà quốc gia này tự đặt ra, đó là chờ đợi quốc gia này một sự đầu hàng đơn giản và thuần túy. Tổng thống Nixon và các người cố vấn quan trọng nhất đã chủ trương bảo vệ thỏa ước đã nhiều dịp ngỏ ý này - như vào ngày 3 tháng 5 năm 1973, trong một bản phúc trình hàng năm về chính sách đối ngoại của tổng thống : " cách hành động như vậy sẽ làm tổn thương cho các sự kiện khó khăn đã đạt được để có hòa bình ở Đông Dương và có các rủi ro để gợi ra một đối đầu mới đối với chúng ta... Chúng ta đã nói với Hànội, nói riêng và nói công khai, là chúng ta sẽ không chấp nhận việc vi phạm thỏa ước".

Kinh nghiệm của 5 năm trước lại lập lại. Có thể là một vị tổng thống không hề bị dính líu đến, và vừa mới được tái cử, có thể nằn nì để có được một sự can thiệp bằng biện pháp quân sự cứng rắn để thi hành thỏa ước. Nhưng sau khi "sì căng đan" watergate đã bùng ra, việc này đã làm tổn thương tổng thống Nixon, thì ý định sử dụng biện pháp quân sự không còn được bàn đến. Trong lúc đó thì đã xảy ra việc có nhiều ngàn xe vận tải của Bắc Việt đã sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh và gần 50.000 lính Bắc Việt đã xâm nhập vào miền Nam Việt Nam; Hànội vẫn kéo dài thời gian không cung cấp bản kê khai đúng mức các lính Mỹ đã mất tích. Tất cả các hành động này là vi phạm thỏa ước. Các người Mỹ đối lập với chính quyền đã nhận định về việc thực thi thỏa ước không phải là thuộc quyền tổng thống Nixon, dù là tình hình có nghiêm trọng đến mức độ nào. Các người này đã coi căn bản của thỏa ước này là sự đơn phương rút quân mà họ đã từ lâu chủ trương.

Vào tháng 6 năm 1973, Quốc Hội Mỹ đã từ chối không chấp thuận các "ngân khoản để trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ cho các hoạt động quân sự trên trận địa hay không phận ở Cam Bốt, Bắc Việt và Nam Việt do quân lực Mỹ đảm nhận" sau ngày 15 tháng 8, gồm luôn các chuyến bay tuần thám. Vào tháng 7 năm 1973, Quốc Hội Mỹ sẽ không chấp thuận chương trình viện trợ cho Bắc Việt.

Bản hiệp định hòa bình đã không có được sự thực thi; không hề có một quy định đặc biệt về bản chất này đã được thảo ra. Bắc Việt đã luôn luôn tìm cách để thống nhất Việt Nam dưới quyền uy của họ,và đó không phải là một mảnh giấy được ký kết ở Paris mà có thể làm cho Bắc Việt phải đổi thay mục tiêu của họ. Các thỏa thuận ở Paris chỉ đưa người Mỹ ra khỏi cuộc tranh chấp quân sự ở Việt Nam, nhưng miền Nam Việt Nam chỉ có thể tìm lại được đà tiến với sự hỗ trợ của nước Mỹ. Quốc Hội Mỹ cần phải quyết định theo đuổi hay không chính sách "ngăn chận" sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương sau khi quân đội Mỹ đã rút quân. Quốc hội đã chọn lựa sự phủ nhận.

Quốc Hội Mỹ cũng đã cắt, giảm viện trợ cho miền Nam Việt Nam. Năm 1972, Quốc Hội Mỹ đã chuẩn chi viện trợ số tiền 2 Tỷ Mỹ Kim, sang năm 1973 số tiền viện trợ đã giảm còn 1,4 Tỷ Mỹ Kim, sang năm 1974 số viện trợ lại giảm đi thêm một nửa, dù là giá dầu hỏa đã tăng lên gấp bốn lần. Sang năm 1975, Quốc Hội Mỹ lại nghiên cứu việc cấp phát lần chót 600 triệu Mỹ Kim. Nước Cam Bốt đã dứt khoát bị cắt đứt không còn được viện trợ nữa - với lấy cớ là sẽ cứu sống được nhiều mạng người - đó là một lối nói « hoa hòe » để chỉ định một sự bỏ rơi đơn giản và thuần chất, và cũng là một sự hài hước tai hại, chấm dứt một trạng thái tâm thần nguy nan của nước Mỹ chớ không phải là của Đông Dương.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, lý tưởng của nước Mỹ đã tạo ra được một phần lớn cho trật tự của thế giới, nay lý tưởng này đã "tự tạo" ra sự thất bại. Bốn vị tổng thống Mỹ đã liên tục ước lượng là Việt Nam đã cần thiết cho sự an toàn của nước Mỹ. Hai vị tổng thống Mỹ thuộc 2 đảng khác nhau đã phán quyết là danh dự của nước Mỹ đã đòi hỏi sự không được bỏ rơi những người đã đặt sự tin tưởng vào các lời tuyên bố của các vị tổng thống Mỹ. Vào năm 1972, số thăm lớn của các vị cử tri đã tái bầu cho ông Nixon, các vị cử tri này cũng đã căn cứ trên các lời tuyên bố của các lời đề nghị cũ. Phù hợp với truyền thống của nước Mỹ, ở nội bộ đã chia ra thành 2 phe chống đối nhau về chính sách Mỹ ở Việt Nam và họ đã định và chọn mục tiêu của mỗi bên bằng các sự tuyệt đối về đạo đức và cả 2 đã không bao giờ tạo ra được một chiếc cầu để vượt qua chiếc hố sâu đã chia rẽ họ.

Vào ngày hôm nay tức là 20 năm sau, việc tranh luận về các vấn đề này vẫn luôn luôn còn làm say mê : người ta vẫn luôn luôn kết án mà không nghĩ đến việc rút ra một bài học về kinh nghiệm đã có được. Cuộc thắng trận của các người cộng sản đã mau chấm dứt một trong các câu hỏi đã từng ám ảnh suốt một thời gian : đã có báo trước về một cuộc "tắm máu" sẽ xảy ra nếu các người cộng sản đạt được chiến thắng, có phải chăng đây là một sự "bịa đặt" của các người lãnh đạo chính trị để có lý do tiếp tục cuộc chiến.

Thực vậy, tại nước Cam Bốt đã xảy ra một cuộc diệt chủng! Các người lãnh đạo Khmer Đỏ đã sát hại ít ra là 15% dân số của nước này. Tại Việt Nam, các sự đã xảy ra nhưng không nhiều như vậy. Nhưng người cộng sản đã tập trung nhiều trăm ngàn người miền Nam vào các "trại cải tạo", nói một cách khác vào các trại tập trung. Vào đầu năm 1977, các người cộng sản đang cầm quyền đã nhìn nhận đang có giam cầm 50.000 người tù chính trị, tuy là các người quan sát độc lập đã xác nhận về sự thật là đã có 200.000 người đang bị giam cầm, lời xác nhận này có thể tin được. Còn về cái được gọi là Mặt Trận Giải Phóng miền Nam mà trong suốt 10 năm phương Tây đã coi đó là cái "nồng cốt" của cái được coi là một chính phủ liên hiệp dân chủ, thì các người Bắc Việt chinh phục miền Nam đã cho biết rõ là đối với Phong Trào Giải Phóng họ có cho phong trào này nhiều dự án khác nhau. Vào năm 1969, phong trào giải phóng đã biến thể thành "chánh phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam". Vào năm 1975, hai tháng sau ngày Sàigòn bị thua trận, chính phủ cách mạng lâm thời đã họp và quyết định cho một phần của ngành hoạt động của ngân hàng được hoạt động trở lại tại miền Nam Việt Nam; người ta liền tổ chức nhiều tiểu ban tư vấn được ủy nhiệm việc quản lý miền Nam, gồm có vài nhân vật chính trị không cộng sản vì các nhân vật này đã từng chống đối chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, và chính phủ lâm thời miền Nam đã thiết lập bang giao với 82 nước trên thế giới.

Tuy nhiên, Hànội không muốn nghe nói đến một miền Nam độc lập dù là theo chế độ cộng sản; cần phải đập nát trong trứng các ý định của chủ nghĩa Tito. Quyết định của "hội đồng" chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam đã bị nhanh chóng hủy bỏ, các ủy ban tư vấn không còn có một vai trò chính trị nào đồng thời cũng không có một vị đại sứ nào được gởi ra các nước ngoài. Chính phủ miền Nam Việt Nam nằm dưới tay các ủy ban quân sự địa phương do đảng cộng sản Bắc Việt và các quân nhân có trách nhiệm điều khiển. Vào tháng 6 năm 1975, các người lãnh đạo của Hànội và báo chí đã phát động một cuộc tuyên truyền kêu gọi xúc tiến mau chóng cuộc thống nhất đất nước - tức là việc chính thức sát nhập miền Nam do miền Bắc chủ đạo - thực vậy việc thống nhất đã được thực hiện trong vòng kém một năm.

Theo từng chữ, tùy với việc các quân bài domino đã ngã xuống là các nước Cam Bốt và nước Lào, tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới các người cách mạng chống phương Tây đã bắt đầu bạo dạn hoạt động. Ông Castro của Cuba đã có thể can thiệp vào nước Angola, luôn cả Liên Sô đã vào Ethiopa nếu hai nước này đã ước lượng là nước Mỹ đã suy sụp tại Đông Dương và cũng đã xuống tinh thần vì vụ "sì căng đan Watergate" và nước Mỹ đã rút về "cái kén" của mình. Đồng thời, cũng có thể chuẩn y việc là Nam Việt Nam có thể sụp đổ vào khoảng các năm đầu của thập niên 1960, mưu toan đảo chánh của các người cộng sản để cướp chính quyền vào năm 1965, có thể lật đổ chính quyền của miền Nam và lôi kéo theo một cuộc khủng hoảng chiến lược khác.

Trong mọi trường hợp, nước Mỹ đã vì cuộc tham chiến ở Việt Nam đã phải trả một giá tương đương với các lợi nhuận đang được mong đợi. Rõ ràng đã là một sai lầm vì đã "đặt để" quá nặng vào các nguyên nhân không được hạn định rõ rệt. Nước Mỹ đã bị lôi kéo vào một "bộ guồng bánh xe", vì vào lúc khởi đầu, nước Mỹ đã áp dụng không sai một "ly hay chữ" các nguyên tắc của chính sách Mỹ đối với Châu Âu và đã thành công, cho một vùng ở Châu Á thật khác biệt một cách căn bản trên bình diện chính trị, xã hội và kinh tế. Chủ nghĩa duy tâm của tổng thống Wilson đã không chấp nhận một sự tính lấy vi phân văn hóa, trong khi lý thuyết về sự an ninh tâp thể đã chủ trương sự an ninh là việc không thể chia cắt, và nền móng của trật tự quốc tế sẽ tan rã nếu một riềng mối bị đứt đoạn.

Vì quá duy tâm căn cứ vào chính sách của nước Mỹ trên quyền lợi của đất nước, đã quá tập trung vào các nhu cầu xuất phát từ một cuộc chiến toàn diện căn cứ trên học thuyết chiến lược, nước Mỹ đã tỏ ra bất lực để kiềm chế một vấn đề chiến lược ít gặp phải, trong vấn đề chiến lược này các mục tiêu chính trị và quân sự đã gắn liền với nhau. Nước Mỹ đã tin chắc là các giá trị của mình đã là một sự lôi cuốn toàn thể, nước Mỹ đã đánh giá thấp các chướng ngại cho việc dân chủ hóa cho một xã hội đã được đóng khuôn trong đạo Khổng Tử, và của một dân tộc đấu tranh cho "băng đảng chính trị" của mình và đang phải chịu đựng sự gây sự đến từ bên ngoài.

Có thể là quân domino đã ngã xuống do cuộc chiến ở Việt Nam đã gây ra và sự ngã xuống này thật trầm trọng, và không thể chối cãi được là quá đau đớn, đó là sự kết hợp của xã hội Mỹ. Chủ nghĩa duy tâm Mỹ đã xâm nhập quá sâu vào các người lãnh đạo Mỹ cũng như ở nơi các người đối lập vì tư tưởng sai trật là có thể làm biến đổi tương đối dễ dàng và mau chóng xã hội Việt Nam biến theo nền dân chủ kiểu Mỹ. Khi tiền đề lạc quan này sụp đổ và Nam Việt Nam đã hiện ra là còn xa vời để trở thành một nước dân chủ, thì sự "vỡ mộng" sẽ dữ dội. Lại thêm vào một sự hiểu lầm khó hiểu được về bản chất của vấn đề quân sự. Vì không có được các tiêu chuẩn có thể lượng được, các người lãnh đạo đã thường lầm lẫn về các vấn đề vì vậy các người này đã không tìm ra các giải pháp đúng. Và khi các người lãnh đạo này đã nói : « ánh sáng ở cuối đường hầm », phần lớn các người này đã tỏ ra chân thật. Nếu có sai lầm là những gì mà họ đã ước lượng, trước hết là họ đã tự "mắc lừa" do sự nhận định của họ tạo ra.
Đó là các vấn đề phức tạp do họ đã tự gây ra và đã đi lên đến các vị lãnh đạo cao cấp về chánh trị; những vấn đề đơn giản, không phải là đầu đề để tạo ra sự tranh luận, sẽ được giải quyết ở cấp bậc thấp. Nhưng một khi các người lãnh đạo cao cấp đã quyết định một việc, dù là họ đã nghi ngờ về sự đúng đắn của quyết định này; các vị lãnh đạo này đã hoàn toàn tham gia vào và sự tin chắc bề ngoài mà họ đưa ra quyết định , có khi lại tạo ra các sự hiểu lầm. Hơn nửa, ấn tượng giả dối này lại thường bị các khuynh hướng của các viên chức ngồi bàn giấy thổi phòng lên và tô hồng thêm các sự thành công của họ.

Một trong những chức vụ chủ yếu của giới thông tin đại chúng và của Quốc Hội là cố ý làm méo mó các ý định của chính quyền hành pháp của chính phủ chúng ta. Việc này đã không thể nào có được một sự bào chữa nào cho các sự làm méo mó này. Nhưng sự quả quyết là các vấn đề cốt yếu của Việt Nam là đã bị "thương tổn" bởi sự gọi là "thiếu sót sự tin cậy", sự quả quyết này đã không có nền tảng. Nước Mỹ đã vội vàng tham gia vào Việt Nam, với cờ xí trương ra; vì tin vào sự trình bày sai. Quốc Hội Mỹ đã ý thức được về mực độ của sự cam kết của đất nước, và trong các năm liên tiếp đã chấp thuận các tài khoản cần thiết. Có thể là khờ dại là việc muốn ngăn chận việc cộng sản muốn chiếm đoạt miền Nam Việt Nam là một quốc gia mới thành lập, nhưng việc này không thể vì vậy phát động một cuộc tấn công các giá trị đạo đức "sâu kín" của nước Mỹ.

Các việc tranh luận gay gắt tiếp tục quấy phá (lẫn lộn) các hiểu biết thực sự tại Đông Dương, tạo ra một khoảng trống trí tuệ trong thời gian hai thập niên và 4 chính quyền của 2 đảng chính trị lớn bầu ra. Nước Mỹ chỉ hàn gắn được các vết thương chỉ khi nào bắt đầu rút ra các bài học mà cả 2 đảng đều chấp nhận, về cuộc thử nghiệm quá não nùng.

Trước khi tham gia vào một cuộc chiến, nước Mỹ cần phải hiểu được rõ ràng về thực thể của sự đe dọa mà nước Mỹ phải đương đầu và các mục tiêu có thể đạt được. Nước Mỹ cần phải thảo hoạch một chiến lược quân sự chính xác ,và hạn định dứt khoát các việc, dưới cái nhìn của người Mỹ, có thể coi như là một thành quả chính trị.

Sau đến, như đại tướng Mac Arthur đã từng khuyên dạy : « Khi nước Mỹ quyết định tham gia vào một hành động về quân sự, chỉ có một giải pháp duy nhất là đạt được một cuộc thắng trận. Không thể an tâm được khi còn có các sự nghi ngờ do các hành động do dự; một tình trạng đã bị "đóng chốt" lâu dài sẽ làm rung chuyển sự kiên nhẫn và từ đó ý chí công luận Mỹ. Sự thật này đòi hỏi là các mục tiêu chính trị và chiến lược quân sự cho phép nhất định đoạt được các mục tiêu này và cần phải thận trọng khi quyết định về chiến tranh.

Sau hết, một chế độ dân chủ đã không cho phép thực thi một chính sách ngoại giao xứng đáng với danh xưng nếu không có được sự đồng thuận của các đảng trong quốc nội khi các đảng này đã không có được một sự dè dặt hỗ tương. Tổng thống Nixon đã tin chắc là vào giai đoạn cuối cùng đó là bổn phận của tổng thống phải bảo vệ quyền lợi của quốc gia, dù là phải chống đối lại các người đối lập cuồng nhiệt của đất nước của ông. Quả vậy, tại Việt Nam , sự việc đã chứng tỏ là các vị tổng thống đã không thể lãnh đạo cuộc chiến với ý chí duy nhất của hành pháp mà không có được sự đồng thuận của Lập Pháp và Tư Pháp. Đã xảy ra các nhiều cuộc biểu tình dữ dội chống đối, đã có nhiều nghị quyết của Quốc Hội không ủng hộ Hành Pháp và các nghị quyết này đã càng ngày càng hướng về việc đơn phương rút quân cùng với các hành động thù nghịch của giới thông tin. Vào lúc khởi đầu nhiệm kỳ, tổng thống Nixon đã phải trình bày với Quốc Hội các đường hướng chính của chiến lược của ông. Vào trường hợp mà ông đã không đạt được sự đồng thuận, ông phải yêu cầu Quốc Hội phải đảm nhận các trách nhiệm để chấm dứt chiến tranh và ông cũng phải yêu cầu Quốc Hội phải ủng hộ với đa số phiếu thuận.

Như đã được nêu ra ở phần trên, tổng thống Nixon đã không theo lời khuyên này, vì ông nghĩ là lịch sử sẽ không bao giờ tha thứ cho ông về các hậu quả rùng rợn mà ông coi đó là một sự từ bỏ trách nhiệm của ông là người lãnh đạo cơ quan Hành Pháp. Sự lý luận của tổng thống Nixon là đương nhiên một sự đáng kín và hoàn toàn đúng về diện trí thức. Nhưng hệ thống chính trị của nước Mỹ lại mâu thuẫn với quan niệm là một gánh nặng như vậy lại được đặt trên đôi vai của một người, dù là một vị tổng thống.

Trong khoảng thời gian ở Việt Nam, nước Mỹ đã phải "đối chiếu" với các sự giới hạn của mình. Nước Mỹ, trong một khoảng thời gian lớn của lịch sữ của mình đã khẳng định về sự cao cấp của đạo đức của mình, và trưng bày vật chất dồi dào của mình. Nhưng tại Việt Nam, nước Mỹ đã bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh mập mờ về diện đạo đức. Các gia đình Mỹ lý tưởng đã hiện diện trên các máy truyền hình, trong các năm 1952, đã là nguồn gốc cho việc nâng cao của ông Dulles và thuyết duy tâm tối cao của ông Kennedy. Trái ngược lại các nguyện vọng của mình, nước Mỹ đã tự làm một sự tư vấn lương tâm và đã tự phạt bằng roi. Với tất cả các hiển nhiên, không có một xã hội nào lại có thể có đủ sự tin cậy vào lực lượng của sự kết hợp để lại có sự sâu xé nhau như vậy, với sự tin chắc là có thể tự kết hợp lại. Không có một dân tộc nào khác lại có thể có một sự rủi ro sụp đổ với nhiều sự ung dung và khinh xuất như vậy, đặng tạo ra một cuộc phục hưng.

Trong tức thời, thảm kịch nội bộ Mỹ đã xuống đến tận cùng; và trong thời hạn dài, sự khổ tâm là cái giá mà nước Mỹ phải trả để tìm lại được sự cải thiện đã từng giúp nước Mỹ thực hiện được nhiều chương trình lớn lao, cung cấp các sự cần thiết cho bối cảnh chính trị quốc tế, tuy ít được ân cần tiếp nhận lại còn phức tạp hơn bao giờ.

Các kinh nghiệm đã thu thập được về Việt Nam đã hằng ghi sâu vào tâm não Mỹ, trong khi đó lịch sữ hình như cũng đã thu thập được một số các sự giáo huấn đặc biệt biểu lộ ra. Sau khi đã tự vấn về lương tri, nước Mỹ đã có lại được sự tin tưởng vào khả năng của mình, và Liên Bang Sô Viết, dù là ngoài mặt đã có tính nguyên khối, đã phải trả giá chủ yếu cho các tham vọng quá độ cho các bình diện đạo đức, chính trị và kinh tế. Sau một cơn bành trướng, Liên Sô đã xa lầy trong các sự mâu thuẫn của mình và cuối cùng đã "tự nỗ vỡ".

Các biến có này đã làm phát sinh ra các sự suy tư khá nghịch lý về bản chất của các sự giảng dạy của lịch sử. Nước Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam để ngăn chận một mưu toan cướp chính quyền ở miền Nam Việt Nam của một âm mưu cộng sản được tập trung ở một trung tâm điểm, mà nước Mỹ đã ước lượng như vậy. Nước Mỵ đã thất bại trong việc can thiệp này. Tự sự thất bại của Mỹ, Liên Sô đã suy ra là các người chủ trương "thuyết domino" không còn là các người đáng phải làm ghê sợ, và biết được sự tương quan lịch sữ về các lực lượng đã có lợi cho mình. Vì vậy, Liên Sô đã thử bành trướng bá quyền trên nước Yemen, tại Angola và Ethiopa, và sau cùng tại nước Afganistan. Nhưng làm như vây, sau cùng, Liên Sô đã hiểu được về các thực chất của chính sách chính trị địa lý cũng được áp dụng cho các xã hội cộng sản cũng như cho các xã hội tư bản. Vì vậy, Liên Sô đã kém uyển chuyển, việc cam kết quá đáng của Liên Sô đã không tạo ra được một "tác dụng tẩy rửa" như đã có tại nước Mỹ, mà là sự tan rã.

Các biến cố này có thể chăng tiếp diễn cùng một chiều hướng nếu nước Mỹ đã tự vừa lòng và thụ động để dễ cho sự tiến hóa của lịch sữ đảm nhận việc đối đầu với sự thách đố của cộng sản ? Hay là việc từ nhiệm này có thể tạo ta một sự nhảy vọt và một sự chắc chắn không thể cưỡng lại của sự chiến thắng, ở nơi các người cộng sản, vừa đủ để làm chậm lại, có thể là âm mưu, cho sự sụp đổ của Liên Sô ? Đây là một câu hỏi còn được đặt ra.

Dù là có được câu trả lời của các vị thành thạo và chuyên khoa nghiên cứu, người chính khách lãnh trọng trách của quốc gia không thể có được sự từ nhiệm các hành động về chính trị. Người chính khách chỉ có thể học tập sự giảm bớt sự tin cậy vào các sự ước lượng của mình và phải tính trước các sự bất ngờ; nhưng tin vào sự sụp đổ của một người đối thủ đang đe dọa là một chính sách đã không đem lại một sự an ủi cho các triệu nạn nhân đã có và làm biến đổi nghệ thuật cai trị để trở thành một cuộc "đánh cá" táo bạo trên sự trực giác.

Sự khổ tâm, trong đó Việt Nam đã tạo cho nước Mỹ phải, đã được thể hiện với một lo ngại quá nặng về đạo đức và tự nó đã là câu trả lời cho tất cả các câu hỏi về ý nghĩa về luân lý của cuộc thử nghiệm của Mỹ. Sau một khoảng thời gian ngắn, đến năm 1980 nước Mỹ đã tìm lại các mục tiêu của mình. Trong những năm 1990, gần như khắp nơi trên thế giới, các dân tộc tự do đã một lần nữa hướng về nước Mỹ để được hướng dẫn trong việc xây dựng một trật tự mới cho thế giới. Và sự sợ hãi lớn của các nước tự do này là sự cam kết quá độ của nước Mỹ, nhưng thêm một lần nữa là sự lo sợ nước Mỹ sẽ rút lui. Vì đó là sự đau buồn do các kỷ niệm ở Đông Dương đã tạo ra cho chúng ta, đã nhắc nhở cho chúng ta là sự hợp nhất của nước Mỹ là một bổn phận cho chúng ta và cũng là niềm hy vọng của thế giới.

[ HẾT ]


September 1970-July 1971
National Security Archive Electronic Briefing Book No. 66
Edited by William Burr,
February 27, 2002
Jump to documents

Last week, President Bush visited Beijing on the anniversary of Richard Nixon's visit in February 1972, the first presidential trip to China.(1) To commemorate further the Nixon trip, the National Security Archive and the George Washington University's Cold War Group of the Elliott School of International Affairs are publishing recently declassified U.S. documents on the Sino-American rapprochement. This material documents Nixon's efforts to make contacts with Beijing during 1970-1971 as the basis for rapprochement after decades of hostility. Most of the documents, held in the files of the Nixon Presidential Materials Project at the National Archives, were released in April 2001; they are only the tip of an iceberg of very rich material in the Nixon papers. The new releases make it possible to publish here for the first time, a nearly-complete record --some pages are still classified--of the historic talks between Zhou Enlai and Henry Kissinger during the latter's secret trip to China in July 1971.

This collection opens up with documentation on Nixon's and Kissinger's efforts to establish communication with China in the fall of 1970. Since the beginning of his presidency in early 1969, and even earlier, Nixon had been interested in changing relations with China, not least to contain a potential nuclear threat but also, by taking advantage of the adversarial Sino-Soviet relationship, to open up another front in the Cold War with the Soviet Union. It took time, however, for Nixon and Kissinger to discover how to carry out a new policy toward Beijing and such complications as the U.S. invasion of Cambodia in 1970 created detours in White House efforts to sustain a dialogue with Beijing.(2)

Earlier efforts to make contact with China having gone nowhere, in September 1970 Nixon directed Kissinger to renew the effort. An October 1970 meeting with Pakistan's ruler Yahya Khan (see document 3) had some potential for expediting contacts because Pakistan had provided a channel for earlier Sino-American communication in 1969.(3) Nevertheless, as the documents show, Kissinger was also trying other channels, such as the Romanian government and an old friend, Jean Sainteny, who had connections at the Chinese embassy in Paris. The Pakistani channel produced an important message from Zhou in December 1970, which quickly generated a White House response (see documents 5 and 7). In April 1971, both sides were engaged in important signaling---the Chinese with "Ping Pong diplomacy" and Nixon with public statements of interest in visiting China--while Kissinger was waiting for Beijing's response to the message sent in December. On 27 April 1971, he was about to make another effort to contact Sainteny when the Pakistani ambassador delivered Zhou Enlai's belated reply (see document 16). Mao Zedong's and Zhou's interest in receiving a visit from Nixon laid the way for Kissinger's secret trip in July 1971 and the beginning of the U.S.-China effort to discuss the issues that had divided them over the years.

The documents show that general agreement on the Taiwan problem was the sine qua non for Nixon's trip and diplomatic normalization generally, although Kissinger elided that issue altogether in his memoirs. Nixon was reluctant to give up too much on Taiwan (see item 32), but he knew that the success of the trip depended on U.S. admission that it did not seek "two Chinas or a "one China, one Taiwan solution." In his talk with Zhou on 9 July, Kissinger did not use Zhou's formulation that "Taiwan was a part of China" but he nevertheless acknowledged it when he declared that "we are not advocating a `two Chinas' solution or a `one China, one Taiwan' solution."(4) Kissinger's declaration prompted Zhou to say what he had not yet said, that he was optimistic about Sino-American rapprochement: "the prospect for a solution and the establishment of diplomatic relations between our two countries is hopeful" (see document 33 at p. 13). As important as this exchange was, in his 1979 memoir Kissinger misleadingly wrote that "Taiwan was mentioned only briefly during the first session."(5) Yet some 9 pages, nearly 20 percent, of the 46-page record of the first Zhou-Kissinger meeting on 9 July 1971, include discussion of Taiwan, with Kissinger disavowing Taiwanese independence and committing to withdraw two-thirds of U.S. military forces from the island once the Vietnam War ended. Moreover, Kissinger told Zhou that he expected that Beijing and Washington would "settle the political question" of diplomatic relations "within the earlier part of the President's second term." Kissinger did not say what that would mean for U.S. diplomatic relations with Taiwan but undoubtedly Zhou expected Washington to break formal ties with Taipei as a condition of Sino-American diplomatic normalization.

Undoubtedly, Kissinger hoped that the Taiwan problem would gradually fade away, with peaceful "evolution" uniting China and its wayward province, but Taiwan proved resilient and the downgrading of the U.S.-Taiwan relationship remained a sore point for Republican Party conservatives during the 1970s. Indeed, Nixon's resignation in 1974 and the political weaknesses of his successor, Gerald Ford, made it impossible for Kissinger to complete the U.S.-PRC normalization process. Ford could not break ties with Taiwan without raising the ire of the Republican right. Undoubtedly, when Kissinger published his memoir he did not want to provoke the conservatives, much less Taipei, by disclosing what he had said to Zhou about Taiwan.

The U.S. documentation represents only a partial record of a more complex reality. While Chinese archival sources are largely unavailable, a growing body of scholarship in China and the United States draws upon Chinese language sources to show that Beijing was just as energetic as Washington in trying to signal interest in a new relationship. For example, in his recent book, Mao's China and the Cold War, University of Virginia historian Chen Jian discusses in fascinating detail the internal deliberations in Beijing during the late 1960s and early 70s.(6) One intriguing episode in Chen's account is the story of the four marshals whom Mao instructed in 1969 to report on trends in world politics, especially U.S-Soviet, Sino-Soviet, and Sino-American relations. Worried about a dangerous confrontation with Moscow, two of the marshals, Chen Yi and Ye Jianying, proposed that Beijing play "the card of the United States" to provide leverage with Moscow. During the last decades of the Cold War, top U.S. officials would sometimes recommend playing the "China card," but it is a rare policymaker who understands that the United States may also be the object of other nations' card playing.(7)

As useful as the new Chinese materials are in elucidating the story of the rapprochement, for the most part Bejing's archives are closed to all but party insiders. It may be too optimistic to hope that the availability of U.S documentation from the highest levels of the Nixon administration will induce Chinese authorities to disclose their record of these historic developments. Whether archival openness will depend on other steps toward a more politically open society remains to be seen, but until a new archival regime emerges in Beijing, both American and Chinese historians will have to rely on an incomplete U.S. record.

Note: unless otherwise indicated, the documents that follow are from the National Security Council Files among the records of the Nixon Presidential Materials Project at the National Archives. Therefore, to identify the archival source of these documents, only the box number and file location are indicated below.










No comments:

Post a Comment