Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Tuesday, March 1, 2011

Vũ Văn Minh-VG CỰU ĐẠI TÁ VŨ VĂN LỘC THÁCH THỨC NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN VÀ QUÂN NHÂN VNCH

CỰU ĐẠI TÁ VŨ VĂN LỘC THÁCH THỨC
NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN VÀ QUÂN NHÂN VNCH.

Giao Chỉ Vũ Văn Lộc

Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc (trái) và tác giả VG Đặng Mỹ Dung MTGPMN


( Kính nhờ tinparis phổ biến để rộng đường dư luận)

Đọc một số tài liệu nói về cựu đại tá Vũ Văn Lộc, hiện đang cư ngụ tại San Jose, chúng tôi biết ông là nhà văn, bút hiệu Giao Chỉ, là người thành lập bảo tàng viện quân đội. Trong suốt thời gian qua, ông hoạt động tích cực trong lãnh vực văn hóa từ nhiều thập niên qua những bài viết của ông dù có phần nhẹ nhàng, than thân trách phận như trong một bài viết tưởng niệm ngày quốc hận 30 tháng 4 năm nọ, nói về sự đối xử tàn ác của phía bên kia, sau khi thắng trận ngày 30 tháng 4 năm 1975, so sánh với cuộc nội chiến Nam-Bắc Hoa Kỳ, lời lẽ than trách hơn là lên án chế độ phi nhân Cộng Sản. Chúng tôi thông cảm, biết ông làm nghề tiếp liệu từ khi mới ra trường đến khi mất nước, ông có lối viết mềm mỏng, uyển chuyển.

Trước đây chúng tôi có cảm tình với ông, dù sao là một đại tá, tốt nghiệp trường Võ Bị. Tuy nhiên sau vụ ông công khai ủng hộ nghị viên Madison Nguyễn để được bên kia đền đáp bằng sự hậu thuẫn cho viện bảo tàng do ông bỏ tiền ra mua lại một nhà kho cũ để kinh doanh huy chương, đồ kỷ niệm chiến tranh, lấy danh nghĩa Việt Nam Cộng Hòa; chúng tôi không còn nghĩ tốt về ông nữa, trái lại cho ông là hạng người thật là tầm thường, chỉ vì cái lợi nhỏ trước mắt, bỏ hết lập trường chính trị. Chúng tôi càng kinh tởm hơn khi khám phá ra cựu đại tá Vũ Văn Lộc nằm trong đảng Việt Tân, một tổ chức tay chân của đảng Cộng Sản Việt Nam, bị hầu hết người Việt nước ngoài xa lánh. Gần đây, được một bạn cũ gởi đến bài viết mang đề tựa: Chuyện Thuyền nhân từ kên kên đến Phượng Hoàng, của nhà văn Giao chỉ, cảm thấy không thể im lặng nữa, xin được góp ý với Giao Chỉ.

Việc ông cựu đại tá Vũ Văn Lộc nhận điểm sách bằng Anh ngữ cho tác giả Carina Oanh Hoàng, ban đầu là chuyện cá nhân, nếu nhìn bề ngoài. Lý do có thể thuyết phục: tác giả Carina Oanh Hoàng là con của một sĩ quan cao cấp, tốt nghiệp khóa 5 trừ bị Vì Dân, do một nữ luật sư tên Thu Hương, con gái của tỉnh trưởng Hậu Nghĩa, đã đền nợ nước. Đây là danh chánh ngôn thuận được Vũ Văn Lộc đưa ra để viện lý do điểm một cuốn sách có nhiều tranh cải, do một tờ báo Việt Ngữ ( tờ Ngườì Việt) và một đài truyền hình địa phương ở Cali giúp.

Nhưng sau khi đọc hết bài, chúng tôi là bàng hoàng: được cựu đại tá Vũ Văn Lộc xác nhận lý lịch của tác giả Carina Oang Hoàng, là con gái của trung tá Hoàng Tích Hữu Ái, dòng họ thân thiết với Hoàng Cơ. Từ nhiều năm qua, chúng tôi mất hết thiện cảm với những người có quan hệ đến Mặt Trận do phó đề đốc Hoàng Cơ Minh phát động từ thập niên 1980, là tổ chức lừa bịp qui mô, thu vào hàng chục triệu Đô la, làm băng hoại lòng tin của đồng bào nước ngoài, gây nhiều tai tiếng qua những vụ giết người, gây phân hóa cộng đồng, khuynh đảo hầu hết các tổ chức, hội đoàn, tôn giáo.

Chúng tôi biết những người trong dòng họ nầy như: Hoàng Cơ Quảng là trung tướng công an, ngành tình báo của đảng Cộng Sản Việt Nam. Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh, kháng chiến giả, Hoàng Cơ Long, Hoàng Cơ Định làm giàu nhờ đồng tiền mồ hôi của của Việt tỵ nạn, y sĩ đại tá Hoàng Cơ Lân, ở Pháp, là đảng Việt Tân, dùng lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ để chế riễu trong lần diễn hành chung với quân đội Pháp, thuộc binh chủng Dù….

Nay chúng tôi biết thêm trung tá Hoàng Tích Hữu Ái, dòng họ Hoàng Cơ, gọi Hoàng Cơ Bình là Chú. Hoàng Tích Hữu Ái là thân sinh của tác giả Carina Oanh Hoàng. Hiện tượng tương quan nhân quả có lửa có khói, chúng tôi biết cựu đại tá Vũ Văn Lộc nhân điểm sách cho một người thuộc dòng dõi Hoàng Cơ, bất chấp phản đối nhiều người, từ các diễn đàn, không phải là không có lý do bên trong.

Cô Carina Oanh Hoàng, là thuyền nhân, sau đó về nước từ năm 1987, từ đó mỗi năm đều trở về. Từ năm 1996 về kinh doanh tại Việt Nam. Ngày 15 tháng 6 năm 2005, cô ta tham dự cuộc hội thảo để học tập nghị quyết 36, do cán bộ cao cấp tên là Trần Quang Hoan, chức vụ là Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Về Người Việt Nước Ngoài.

Tác phẩm The Boat People có nhiều vấn đề, trong đó khéo léo né tránh lý do ra đi, chỉ nói về thảm cảnh thuyền nhân…sách dầy 295 trang, bán với giá từ 45 đến 50 Mỹ kim, so với giá trị, thị trường là quá cao. Nhưng nếu tác phẩm có giá trị lịch sử, trung thực, tố cáo tội ác Cộng Sản, thì đây là tài liệu quí báu, xứng đáng đồng tiền bỉ ra mua. Tuy vậy sách nầy được phát hành và tác giả vẫn làm ăn bình thường tại Việt Nam, sách không tác hại gì cho chế độ.

Cựu đại tá Vũ Văn Lộc, gần đây mất nhiều cảm tình của đồng hương và giới cựu quân nhân quân lực VNCH, khi biết ông theo Việt Tân. Trong bức thư, cựu đại tá Vũ Văn Lộc thách thức như sau:

" Có lẽ trong số các anh em sĩ quan trong quân đội VNCH tôi là người bị biểu tình chống đối dữ dội nhất vì bị cho là có tinh thần hòa giải. Làm sui gia với (cựu TBT) Đỗ Mười (có mớ tài-sản ghi nhận cuối năm 2005- là 2 Tỷ $ US Dollars) và rất nhiều chuyện lẩm cẩm khác."

Cựu đại tá Vũ Văn Lộc công khai nói về lập trường hòa hợp hòa giải với đảng Cộng Sản Việt Nam, thách thức đồng bào khi công nhận là thông gia với cựu tổng bí thư Đổ Mười, gốc làm nghề quét tường vôi, sau là hoạn lợn ở miền bắc, trước khi gia nhập đảng Cộng Sản. Đổ Mười hung ác, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, hắn cùng với một số đồng chí trung ương đảng, soạn ra chương trình tắm máu quân nhân, công chức VNCH, xin được trích kế hoạch của hắn sau đây:

"-Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, ám số VCA: tử hình, không bịt mắt
-Cán bộ xã ấp, xây dựng nông thôn, chiêu hồi: ám số VDA: tử hình ngay tại chỗ ( tức là gặp đâu giết đó).
-Không quân, an ninh quân đội: ám số VA A: tử hình.
-Cảnh sát, tình báo, nhảy dù, cán bộ Phượng Hoàng, ám số VBA: Tử hình, tước đoạt quyền sống của luôn vợ con.
-Sư đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng, ám số VEA: tử hình.
-Trưởng ty, sở, ám số VGA: lao động khổ sai chung thân".

Nếu không có áp lực quốc tế sau khi Pol Pot tàn sát dân chúng ở Campuchea, thì kế hoạch tắm máu nầy có thật, được thi hành, hàng trăm ngàn quân nhân cán chính chắc không tránh khỏi bị thảm sát như trận tổng công kích tết Mậu Thân 1968.

Cựu tổng bí thư Đổ Mười, là thông gia với cựu đại tá Vũ Văn Lộc, đáng cảnh giác, vì đại tá Lộc là chủ nhân bảo tàng viện, người có danh vọng, nhà văn, là cựu quân nhân cao cấp.

Cựu đại tá Vũ văn Lộc thách thức người Việt hải ngoại, khi kết thông gia với tên ác ôn Đổ Mười. Tìm hiểu thêm về lý do nào mà cựu đại tá Lộc kết thân với Đổ Mười? Ai mai mối?. Thâm tình bao lâu? Đổ Mười có gặp đại tá Vũ Văn Lộc chưa?. Nguyên tắc chung là khi làm thông gia, hai bên đàng trai, đàng gái phải gặp nhau cho biết mặt, thông cảm… Hai bên có bàn tính chuyện gì, trao đổi những gì?....chúng tôi nghi ngờ đây là mối tình được dàn xếp giữa hai bên, xin mạn phép hỏi trung tướng Đồng Văn Khuyên, là xếp của của cựu đại tá Vũ Văn Lộc. Cựu trung tướng Đồng Văn Khuyên ở miền Nam, thì phía bên kia có thiếu tướng Đồng Văn Cống, tức là Cai Tổng Cống, thời Việt Minh, sau 1954 tập kết ra bắc, chỉ huy trung đoàn 99, đóng tại Hòa Bình, không rõ hai ông tướng cùng họ Đồng có giúp cho mối tình thông gia Vũ Văn Lộc-Đỗ Mười?/.


Vũ Văn Minh
01.03.2011


Carina Oanh Hoàng gặp gỡ độc giả Người Việt Online
Wednesday, October 06, 2010


Carina Oanh Hoàng tại Nhật Báo Người Việt. (Hình: Dan Huỳnh/Người Việt)

(Hình: Dan Huỳnh/Người Việt)

Carina rất hân hạnh được tiếp chuyện với quí độc giả Người Việt Online.

Cau hoi: Tôi có người chị ruột tên Vũ thị Thủy, vượt biên mất tích khoảng năm 1991, không rõ đi đường nào. Vậy cô Carina nếu có danh sách những mộ vô thừa nhận, nhưng có tên hay tuổi, có thể đăng lên báo cho mọi người tìm được không? (Chương Vũ - Ontario Cada)

Tra loi: Carina đã gửi danh sách này lên báo Người Việt. Tuy nhiên, gia đình cũng có thể vào webside www.carinahoang.com để xem hình ảnh của những mộ bia.
Xin chia buồn cùng gia đình. Cầu chúc gia đình sớm tìm được thông tin của chị Thủy.

Cau hoi:
Kinh chào Carina,
Rất khâm phục và ngưỡng mộ việc làm của Carina! Carina có ý định đến Pulau Bidong, Maylaysia làm việc tìm mộ không? Muốn Mua sách 'BOAT PEOPLE' thì mua hay order như thế nào? Quá khứ vượt biên KHÔNG BAO GIỜ quên đươc trong tâm khảm những người vượt biên. Thân chúc Carina mọi sự may mắn, dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc.(Sang Hoang-North Carolina)


Tra loi: Hiện giờ Carina chưa có dự định đến Pulau Bidong.
Muốn mua sách Boat People anh có thể vào website www.carinahoang.com để đặt mua.
'Quá khứ vượt biên KHÔNG BAO GIỜ quên được trong tâm khảm những người vượt biên,' Carina rất đồng ý với anh Sang.
Thân chào và chúc anh mọi sự may mắn.

Cau hoi: Chào chị, tôi thực sự khâm phục và ngưỡng mộ chị. Tôi có một người chị mất tích trên đường vượt biển. Nhờ chị tìm dùm tôi ngôi mộ của chị Nguyễn Thị Minh Trang.
Chúc chị và gia đình khỏe.
Dustin Nguyen. (Dustin Nguyen - Garden Grove)


Tra loi: Xin chào Dustin, thành thật chia buồn cùng Dustin và gia đình về sự mất mát lớn lao này.
Dustin có biết Minh Tranh mất ở đâu không?
Trong tương lai, nếu Carina có gặp được ngôi mộ mang tên Nguyễn Thị Minh Trang thì sẽ liên lạc với Dustin ngay.
Cầu chúc cho gia đình sớm tìm được tin tức của Minh Trang và mong mọi người được bình an trong tâm hồn.

Cau hoi:
Những di tích về thuyền nhân như những ngôi mộ ở Galang 3 có còn hay bị CSVN làm áp lực với Indonesia để họ phá vỡ. Thành thật cám ơn cô trả lời.

(kiet tran - kansas city missouri.u.s.a)


Tra loi: Xin chào anh Kiet,
Tháng 3 vừa rồi, khi Carina đến Galang 3 thì nghĩa trang vẫn còn đó.
Carina không nghe tin gì về việc phá vỡ những ngôi mộ này. Tuy nhiên, ngoài sự vận động của Văn Khố Thuyền Nhân và từ cộng đồng người Việt hải ngoại để giữ lại di tích này, thì Carina được biết hiện nay có một người Indonesia (trước đây đã dạy tiếng Anh cho người tị nạn ở Galang 5 năm) đang tích cực vận động với chính quyền Indo để giữ lại trại Galang và lập viện bảo tàng ở Galang.
Theo Carina biết, người Indo này đã gửi yêu cầu đến tổng thống Indonesia và đang chờ quyết định.

Cau hoi:
Chào chị Oanh,
Gia đình tôi gồm có 7 người vượt biên vào tháng 5/1981. Từ ngày đó cho đến nay chúng tôi hoàn toàn mất tin tức. Người anh cả tên Tran Cong Thanh, Tri, Khanh, chị tên Pháp Rosina.
Nhờ chị tìm xem.
Trân trọng cám ơn.
Kính chào

(minh tran - houston tx)


Tra loi: Kính chào anh Minh,
Carina không biết nói sao để xoa dịu được phần nào nỗi đau mất mát của anh và gia đình. Cầu xin ơn trên và sự linh thiêng của những người thân đã ra đi giúp cho chúng ta có cơ hội tìm thấy mộ hoặc thông tin của các chị Thanh, Tri, Khanh, và Rosina...
Nếu có bất cứ thông tin gì, Carina sẽ gửi tin đến báo Người Việt ngay.
Kính chúc may mắn.

Cau hoi:
Tôi có 2 người anh vượt biên tháng 6/1981, mất tích đến bây giờ. Tên của họ là Trần Văn Kim và Trần Quốc Thu. Nếu có tin tức gì xin gửi về email dattran_555@yahoo.com. Cám ơn nhiều.
(dat tran - hoa ky)

Tra loi: Xin chào Đạt.
Chị xin chia buồn với Đạt và gia đình về sự mất tích của anh Kim và anh Thu.
Trong những ngôi mộ mà chị đã thấy, thì không có tên của 2 anh này. Tuy nhiên, trong những lần đi sắp tới, nếu có tin tức liên quan, chị sẽ email cho Đạt ngay.
Cầu chúc Đạt và gia đình sớm tìm được thông tin.

Cau hoi: Có bao giờ Carina Oanh thấy người âm (chết) hiện về cho Carina Oanh biết rằng mộ của họ đang ở đâu hay là muốn nhắn gửi đến với Carina Oanh về một việc gì hay là không?
Nam Vong,
Westminster, CA

(Nam Vong - Westminster)

Tra loi: Chào Nam,
Carina chưa bao giờ thấy người âm hiện về, và cũng chưa bao giờ nhận được những thông điệp từ người âm.
Tuy nhiên, Carina tin rằng có một sự thiêng liêng nào đó đã giúp cho Carina và những gia đình đi tìm mộ của người thân được thành công.

Cau hoi: Chồng tôi đi lính chết ngày 10/3/1975 an táng tại nghĩa trang Quân Đội GÒ VẤP, đã bị san bằng ,giờ tôi biết tìm ở đâu? Kính xin Cô OANH HOANG cho tôi một lời khuyên.
Một nỗi đau trong muôn ngàn nỗi đau mất mát.
(Hong Nguyen - My)


Tra loi: Kính chào chị Hồng.
Không có nỗi đau nào lớn lao bằng nỗi đau khi bị mất mát người thân thương.
Rất tiếc Carina cũng không biết cách nào để giúp chị trong việc tìm kiếm hài cốt của anh.
Carina cầu xin cho chị sớm tìm được sự bình an trong tâm hồn.

Cau hoi:
Có phải Carina Oanh Hoàng là nhà ngoại cảm?
(hoc phan - CA USA)


Tra loi: Kính chào anh Hoc Phan,
Carina không phải là nhà ngoại cảm.
Trong những chuyến trở về các trại tị nạn ở Indonesia, Carina thấy được ngôi mộ nào thì chụp hình và ghi lại chi tiết của ngôi mộ đó thôi.


Cau hoi:
Tôi là một thuyền nhân hiểu được nỗi thống khổ của một người tị nạn. Thật ngưỡng mộ chị Carina đã làm một việc thật tốt đẹp cho những người nằm xuống nơi đất khách quê người cũng vì hai chữ Tự Do, và giúp thân nhân người quá cố trong thời gian qua.
Xin Thượng Đế luôn phù hộ cho chị và gia đình để chị có nghị lực làm những điều tốt đẹp này.
(chau nguyen - santa ana california)


Tra loi: Kính chào anh Châu,
Thành thật cám ơn những lời chân tình của anh.
Carina cũng cầu mong có nghị lực và sức khỏe để tiếp tục những việc làm có ý nghĩa.

Cau hoi:
Mến tham chị Oanh Hoàng,
Chị làm on cho biết giá cuốn sách 'boat people' và địa chỉ dể gởi tiền.
Cám ơn chị nhiều.
Nhat Vu (Nhat Vu - 10506 Old Brassle Dr.Mint Hill,NC 28227)


Tra loi: Xin chào anh Nhat Vu,
Mời anh vào website www.carinahoang.com để đặt sách. Chi tiết để trả tiền và gửi sách sẽ được thông báo sau.
Cám ơn anh.

Cau hoi:
Hi chị Carina,
Những lần đọc các bài báo có liên quan đến chị và tin tức của những chuyến đi, em khóc hoài, cảm xúc thật nhiều. Cám ơn chị đã làm nhiều điều vô giá cho cộng đồng Việt Nam và những hương hồn đã mất.
Em muốn hỏi thăm chị trên danh sách những mộ mà chị đã thấy có tên Nguyễn Thanh Cang hay không? Sanh năm 1963, mất năm 1981. Cám ơn chị thật nhiều. (NGUYEN THANH TRUC - TORRANCE,CALIFORNIA)


Tra loi: Chào Thanh Trúc,
Chị xin chia buồn với em và gia đình về sự ra đi của anh Cang.
Trong danh sách những ngôi mộ chị đã thấy thì không có tên Nguyễn Thanh Cang. Trong tương lai, nếu có tìm được thông tin về ngôi mộ trên, chị sẽ thông báo đến báo Người Việt để liên lạc với em.
Chúc may mắn.

Cau hoi:
1) Carina do you know to speak VNames language?
2) Are you marriage, tươi (age), how about your Children?
3) Sách 'boat People' là do em viết hay nhiều bài của nhiều tác giả?
4) Em làm việc này do tình nguyện (volumteer)hay kiếm tiền (money) cho em?
5) Muốn mua sách ở đâu?


Gook luck(Hung nguyen-California, USA)


Tra loi:Chào anh Hung,
1. Carina biết nói và viết tiếng Việt, và biết kể chuyện tiếu lâm bằng tiếng Việt.
2. I'm married. I have a daughter, she is 10.
3. Sách 'Boat People' do nhiều tác giả viết. Cuốn sách này có 256 trang, 38 câu chuyện do chính những thuyền nhân và nhiều người nước ngoài (cựu viên chức Cao Ủy Tị Nạn, phóng viên, nhiếp ảnh gia, trưởng trại tị nạn từ các nước Mỹ, Úc, Hồng Kong, Indonesia) kể lại những kinh nghiệm liên quan đến vấn đề thuyền nhân.
Quyển sách này còn có rất nhiều hình ảnh về người tị nạn và hành trình vượt biên do Cao Ủy Tị Nạn, chính phủ của nhiều quốc gia, và cá nhân cung cấp.
4. Carina thực hiện quyển sách này để ghi chép lại lịch sử nhằm giúp cho thế hệ tương lai hiểu biết thêm về nguồn cội cũng như sự hy sinh mà cha anh đã trải qua.
5. Xin vào website www.carinahoang.com để mua sách.
Thank you.

Cau hoi: Thưa chị Oanh,

Tôi xin ngưỡng mộ công việc làm của chị, mhưng thắc mắc không biết sao chị có đủ tiền để làm. Có ai giúp chị không? Đi đây đi đó chắc là phải tốn nhiều lắm.
Cám ơn chị (Huỳnh Bảy - Everett, Washington, USA)


Tra loi: Xin chào anh Huỳnh Bảy,
Cũng như anh nói, công việc Carina đang làm cùng việc đi đây đi đó cũng rất tốn kém. Tuy nhiên, Carina chỉ làm được gì trong phạm vi tài chánh mà vợ chồng Carina có thể kham được.

Cau hoi: Thank you for your outstanding efforts bringing the book to the public to understand the horrible jouney facing by the Vietnamese refugees. Is there an effort within the Vietnamese community to create and perserve these memories, so that in the future, everyone can look back and learn? (Larry - Washington DC)

Tra loi: Hi Larry,

thank you for your encouraging words. I believe that there are efforts from individuals as well as organizations among the Overseas Vietnamese communities to preserve this monumental part of our history. As such, this book Boat People plays a significant role toward this importatnt task. We all need to look back in order to move forward.

Take care,
Carina

Cau hoi:
Chào chị,

Tôi cũng là tị nạn tại đảo Tulai(4/1979) phía ngoài Araya (khu Letung) nên tôi sẽ tham dự chuyến đi vào năm 2011. Chị có thể làm thế nào để liên lạc được với ban tổ chức.
Cám ơn chị,

-vh (Việt Huỳnh - San Jose, CA)


Tra loi: Chào anh Việt Huỳnh,
Anh có thể gửi email cho Carina, địa chỉ
carinahoang@gmail.com, để biết thêm thông tin cho chuyến đi vào năm 2011.
Kinh chào.


Cau hoi:
Tôi là người tị nạn đến Kuku ngày 16 tháng 5 năm 1981, rợn da gà khi nhớ lại chuyện xưa. Cám ơn cô Carina đã có lòng vì người Việt lưu vong. Xin cô cho biết rằng:
Cuốn sách của Carina đã phát hành chưa? Làm sao để mua? qua địa chỉ nào?
Thân.
Tài (Tài Nguyễn - Auburn, Masssachusetts, USA)


Tra loi: Cám ơn anh Tài Nguyễn.
Đầu tháng 12, 2010 sách sẽ được phát hành, mời anh vào website www.carinahoang.com để đặt sách.



Tôi may mắn không có người thân nào bị chết ở nơi xứ lạ, nhưng từ khi đọc tin và thấy hình ảnh về những nấm mộ hoang nơi rừng núi xứ lạ làm tôi phải rơi nước mắt. Hỏi chị Carina Oanh có kế hoạch nào giúp cho những nấm mộ hoang kia về với gia đình của họ, nếu có người thân ở nước ngoài thì có cơ hội lấy cốt về, còn như người thân ở Việt Nam thì hầu như là vĩnh viễn không biết được, nếu biết thì cũng khó mà đem về. Cám ơn chị Carina Oanh đã làm một việc rất tốt.

(duc nguyen - melb, australia)


Tra loi: Xin chào Duc Nguyen,
Trước đây Carina đã giúp một gia đình từ Việt Nam đến Indonesia để xây mộ cho người thân, do đó mà những gia đình còn ở Việt Nam có người thân chết ở trại tị nạn vẫn có hy vọng tìm đến những ngôi mộ này.
Hiện nay, chính quyền Indonesia chỉ cho phép mình xây lại mộ chứ chưa cho phép di dời hài cốt.


Cau hoi: Kính chào chị Carina, Tôi là tị nạn ở Philipines, vượt biên vào thập niên 80s. cũng có người thân và bạn bè đã thất lạc nơi đó. Xin hỏi chị có kế hoạch gì sắp tới để giúp những người tị nạn Phi Luật Tân để tìm lại được dấu tích của người thân không? Xin thành thật cảm ơn chị. (tue Phan - Garden Grove)

Tra loi: Chào anh Tue Phan,
Hiện nay, Carina chưa có nghĩ tới việc đi đến trại tị nạn ở Phillipines. Trong tương lai, nếu có điều kiện, Carina sẽ cố gắng thực hiện.

Cau hoi: Tôi ở trại tị nạn Galang ngày xưa, hiện bây giờ còn ai là người Việt Nam ở đó nữa hay không? Và nghĩa trang Galang rất là nhiều ngôi mộ khoảng bao nhiêu mộ đã được thân nhân họ nhận ra? (paul tran - dalas tx)

Tra loi: Chào anh Paul Trần,
Hiện nay, Galang không còn người Việt Nam ở nữa. Theo Carina được biết, thì chúng ta chưa được di dời hài cốt hoặc xây cất lại những ngôi mộ ở nghĩa trang Galang. Carina không biết là đã có bao nhiêu người thân nhận ra mộ của thân nhân ở Galang.

Cau hoi:
Chào chị,

Tôi đến khu Letung 4/1979 và sống tại đảo Tulai phía ngoài đảo Araya. Tôi muốn tham dự chuyến đi vào năm sau, xin chị cho biết chi tiết làm thế nào để tham dự được.
Mến,

-vh (Việt Huỳnh - San Jose, CA)


Tra loi: Mời anh Việt Huỳnh liên lạc với Carina qua email
carinahoang@gmail.com để biết thêm chi tiết.

Cau hoi:
Gia đình tôi gồm 5 người đi vượt biên tháng 5/1985 đã bị cướp bắt đi biệt tích, không biết sống chết thế nào.
Nhờ cô giúp tìm dùm, chúng tôi vô cùng biết ơn.
Son Nguyen (Sơn Nguyễn - Van Nuys C91405 USA)


Tra loi: Kính chào chị Sơn Nguyễn,
Cho phép tôi được chia buồn với chị và gia đình về sự mất mát đau đớn này.
Cầu xin ơn trên phù hộ cho những người bị mất tích được an toàn và cầu mong cho chị và gia đình sớm tìm được tung tích người thân.
Nếu có khả năng làm được gì để giúp chị tìm thông tin, tôi sẽ cố gắng.

Cau hoi:
Chào cô Oanh Hoàng,
Cô có thể về Việt Nam để tìm giúp những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã mất tích trong chiến tranh vừa qua với quân Cộng sản miền Bắc được không?
Chúc cô nhiều sức khỏe. Cám ơn cô
Nguyen Vu (Nguyen Vu - Thanh Pho Saigon, Viet Nam)


Tra loi: Kính chào anh Nguyen Vu,
Những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua. Chúng ta ai cũng đau lòng và mong ước làm được điều gì đó cho họ. Tuy nhiên, điều này nằm ngoài khả năng của tôi.

Cau hoi: Chúng tôi có gia đình con gái đang ở tại thành phố Banjar tiểu bang Kalimatan Indonesia. Chúng tôi có ý định sang sống ở bên đó. Không biết chúng tôi có thể giúp gì hoặc gia nhập chương của cô không.
Cám ơn nhiều
(le ngoc thach - reseda, california)


Tra loi: Kính chào ông Thach,
Thành thật cám ơn thiện chí của ông và gia đình. Tôi sẽ liên lạc với gia đình qua email.
Email của tôi là
carinahoang@gmail.com


Carina Oanh xin cám ơn độc giả Người Việt Online đã theo dõi buổi trò chuyện hôm nay. Những câu hỏi mà quý vị đã gửi đến cho thấy còn rất nhiều gia đình vẫn ưu tư, lo lắng về số phận của những người thân đã bị mất tích, hoặc qua đời trong hành trình vượt biên.
Carina sẽ tiếp tục những việc mình đang làm bằng hết khả năng, hy vọng sẽ tìm kiếm thêm được nhiều thông tin hơn.
Cầu chúc may mắn đến với những gia đình còn đang trông chờ tin tức người thân.
Mong rằng quyển sách 'Boat People' sẽ đóng góp một phần trong việc ghi chép lịch sử thuyền nhân cho chúng ta và thế hệ tương lai hiểu biết thêm về nguồn gốc và sự hy sinh của những người đi trước.

Trân trọng kính chào.


****************


Hà Giang/Người Việt


Carina Oanh Hoàng, người nổi tiếng với việc tìm hàng trăm ngôi mộ thuyền nhân ở Indonesia, có mặt tại tòa soạn Người Việt Online vào trưa 6 tháng 10 chuyện trò cùng độc giả.

Carina Oanh Hoàng và cuốn sách ‘Boat People’ do chính chị biên soạn và sắp xuất bản. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Buổi trò chuyện cũng là dịp giới thiệu cuốn sách mang tựa đề ‘Boat People’ do chị sắp xuất bản với hàng trăm bức ảnh và tài liệu về thuyền nhân và hành trình đi tìm mộ những người năm lại tại các trại tị nạn ở Indonesia.

Cuốn sách với mục đích ghi lại một khoảng thời gian quan trọng trong lịch sử Việt Nam cho những thế hệ mai sau.

Carina Oanh Hoàng tại tòa soạn Người Việt khi từ Úc đến miền Nam California. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Cách đây đúng một năm, loạt bài phóng sự ‘Tìm thân nhân 30 năm yên giấc quê người’, mà Carina Oanh Hoàng là nhân vật chính, với gần 10 kỳ đăng trên nhật báo Người Việt và Người Việt Online đã làm xúc động bao tấm lòng của độc giả. Qua loạt bài này, nhiều người đã tìm thấy mộ người thân.

Nếu mỗi người sinh ra đều có một sứ mệnh thì sứ mệnh của Carina Oanh Hoàng là giúp cho đồng bào mình tìm lại được nắm xương tàn của người thân đã bỏ mình trên những trại tị nạn ở Indonesia trong cuộc hành trình đi tìm tự do cách đây gần 30 năm.

Bìa cuốn sách ‘Boat People’. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Mọi việc, được bắt đầu bằng một chuyến đi đầy khó khăn và gian nan tìm về Kuku, một trại tị nạn được dựng lên vội vàng và tạm thời để tiếp nhận những người vượt biên và thập niên 1980 của thế kỷ 20.

Khi bắt đầu chuyến đi định mệnh đó, mục đích của Cariana Hòang chỉ đơn giản là muốn giúp gia đình người dì tìm được hài cốt người con trai đã bỏ mình tại đó.

Xúc động với niềm vui của gia đình người dì khi tìm đựơc xác con, Carina đã bỏ rất nhiều thì giờ soạn, viết và đưa hình ảnh của chuyến đi cùng địa đồ vẽ lại vị trí của nhiều ngôi mộ vô chủ khác được phái đoàn của Carina tình cờ tìm đựơc khi đi tìm hài cốt người thân.

Hình ảnh tìm mộ thuyền nhân trong cuốn sách ‘Boat People’. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Sau chuyến đi ấy, Carina tổ chức nhiều chuyến đi về các trại nạn Kuku,Terampa và Letung và có cơ hội giúp được bao nhiêu gia đình tìm lại được dấu tích của người thân, và lo cho họ được mồ yên mả đẹp.

Carina hiện sống ở Úc với gia đình, tâm sự, ‘Hình như linh hồn của những người quá cố đã run rủi cho Carina được gặp người thân của họ, và dẫn đường chỉ lối để xác họ được gia đình tìm đến.”

Để tham gia buổi chuyện trò với Carina Oanh Hoàng, quý độc giả có thể gởi câu hỏi về trước bằng cách bấm vào nút Câu Hỏi phía dưới.


TinParis. Chúng tôi có nhận được Thư của nhiều đọc giả gởi đến cho chúng tôi để cảnh giác Cộng Đồng Hải Ngoại đừng hiểu lầm về Bà Carina Hoàng Oanh / Hoàng Oanh là một người chống Cộng Sản Việt Nam, dự định giúp đỡ một số thuyền nhân kém may mắn , không được định cư tại các quốc gia Tây Phương .

Đây là mail của một đọc giả chuyển đến chúng tôi :

Kính thưa quý vị, Đời này vàng thau lẫn lộn thật khó phân biệt nhất là khi chúng ta hàng ngày phải đối đầu với VC. Với bản chất gian manh, xảo quyệt VC luôn luôn tìm cách mua dùng những thành phần lưu manh, côn đồ ra mặt đánh phá, gây xáo trộn trong Cộng Đồng, chiêu dụ những người trí thức ham danh hám lợi, chạy theo đồng tiền, ngụp mặt vào bả vinh hoa để tuyên truyền cho chúng, và lợi dụng sự non dại, ngây thơ, khờ khạo của những người trẻ với tấm lòng đầy nhiệt huyết để thi hành những quỷ kế cho chúng. Nào là các CD buổi triển lãm về văn hoá, các buổi trình diễn văn nghệ, các chương trình gây quỷ giúp các trẻ em nghèo khó, các người bịnh tật, các nạn nhân thiên tai, .... (Nảy giờ nhập đề hơi dài, bây giờ xin vào thẳng vấn đề) Vừa rồi có gởi đi một danh sách của một số thuyền nhân kém may mắn do Carina Oanh Hoang chuyển đến. Nhưng ngay sau đó thì được một thân hửu thông báo cho biết cái MĂT TRÁI về con người của Carina Oanh Hoang: thì mới giật mình!


Thật sự không phải như vậy vì Bà Carina Hòang Oanh là người đã về làm ăn tại Việt Nam với Cộng Sản Việt Nam như bài viết duới đây của Báo CSVN cho thấy :
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Nguoi-phu-nu-6-lan-lam-giam-doc/45171005/111/

Carina Hoàng Oanh / Carina Oanh Oanh Người về Cộng tác với CSVN

Ưa thích các trò mạo hiểm như nhảy dù, trượt thác, trượt tuyết, lặn... nhưng lại rụt rè khi mới bắt đầu kinh doanh. Ấy thế mà khi quyết định thực sự "dấn thân" vào chốn thương trường, chị lại là người quyết đoán và can đảm. Đó cũng là những gì mọi người thường nói về nữ thương nhân Việt kiều Carina Oanh Oanh - Giám đốc Royal Blue (Training & Consulting) hay còn gọi là Công ty Đào tạo và tư vấn Vương Thanh.

Bắt đầu từ cô bé bán bắp rang...

Carina Oanh Oanh sang Mỹ từ năm 15 tuổi. Cũng như bao nhiêu người dân tị nạn khác, chị phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất: không tiền, không nhà cửa, không việc làm. Quả thật với chị tất cả bắt đầu từ con số không, khi phải vừa học vừa làm đủ thứ việc lặt vặt kiếm sống: bán bắp rang, kẹo bánh... trong rạp chiếu bóng ở bang Pennsylvania. Vượt lên tất cả, lúc đó trong đầu chị luôn luôn có ý nghĩ: "Việc duy nhất mà mình có thể làm là học thật giỏi để người khác đừng coi thường". Chính ý nghĩ tốt đẹp này giúp chị có thêm can đảm để trải qua nhiều nghề cực nhọc khác trong suốt thời gian theo đuổi việc học hành: bán quần áo trong các cửa hàng, phụ bán hàng trong siêu thị, trông coi thư viện trường kiêm luôn vai trò gia sư cho các em học sinh dưới khóa... Song bù lại những thiệt thòi về vật chất, chị Oanh luôn là một học sinh người Việt xuất sắc nhất trường ngay từ lúc còn ở bậc phổ thông. Tên chị được ghi lên Bảng Đồng gắn trên tường nhà trường...

Bây giờ, được biết công ty của chị là đơn vị tài trợ chính cho Nhà tình thương trẻ mồ côi khuyết tật tỉnh Đồng Nai. Chị tâm sự, mọi mất mát cũng như thành công hôm nay đều được đong-đo-đếm bằng mồ hôi, nước mắt; do đó, chị muốn chia sẻ mọi điều may mắn với những mảnh đời bất hạnh, đang thiếu thốn vật chất cũng như tình thương.

Người giữ nhiều chức vụ giám đốc

- Năm 1982: Chị Oanh nhận giải thưởng Học sinh xuất sắc Acedemic Award, Upper Merion High School, Pennsylvania; học bổng và giải thưởng Học sinh tốt nghiệp danh dự, Special Graduate Award, Upper Merion High School, Pennsylvania.
- Năm 1985: Chị nhận học bổng Harry H.Cabell (Br Mawr Rotary Club, Pennsylvania) dành cho những sinh viên nghèo học giỏi trên nước Mỹ.
- Năm 1986: Huy chương Danh dự do Hiệp hội Hóa học quốc gia Mỹ trao tặng.
- Năm 2005: Chị nhận bằng xuất sắc thạc sĩ MBA của Mỹ.

Bảng thành tích của chị Oanh quả thật rất đáng nể nang. Chị đã từng trải qua nhiều vị trí khác nhau: chuyên viên hóa học, Giám đốc phát triển kinh doanh Bệnh viện FV, Giám đốc hành chính & nhân sự (Beechrow Việt Nam pty. Ltd), Giám đốc phát triển kinh doanh Copeland Internation, Giám đốc điều hành & nhân sự (Advanced Cleanroom Microclean - California), Giám đốc kinh doanh (Liquid Carbonic - California). Và hiện nay là Giám đốc Công ty Đào tạo và tư vấn Vương Thanh. Chị tâm sự: "Ở mỗi công ty tôi đã làm việc qua đều đem lại cho tôi rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Và Vương Thanh là điều mà tôi đã ấp ủ từ lâu sau quá trình học hỏi".

Khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu, chị chưa dám lập công ty riêng mà vẫn mày mò ở nhiều tập đoàn lớn của Mỹ. Và sau khi nhận bằng thạc sĩ MBA của California technology University of Pomona chị mới thêm sự tự tin và quyết định trở về Việt Nam vào năm 1996. Chị cho biết: "Khóa học này mang lại cho tôi nhiều kiến thức về kinh doanh. Chính vì vậy tôi quyết định chọn lĩnh vực này". Được biết, công ty của chị chuyên đào tạo kỹ năng sơ cấp cứu và kỹ năng làm việc. Do đó chị phải kiêm vai trò giảng viên, trang bị kiến thức cơ bản cho một số tổ chức, cơ quan. Học viên của chị có nhiều giám đốc, nội dung những buổi học do chị hướng dẫn mang tính chuyên nghiệp cao: phát triển kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, kiểm soát, giảm stress, phương pháp quản lý thời gian, cách tổ chức công việc... Công ty Vương Thanh đã từng phục vụ cho các tổ chức và doanh nghiệp như Tổng lãnh sự Canada, Mỹ, Công ty Dầu khí BP...

Sau 7 năm làm việc tại quê hương, chị đã tạo được nhiều mối quan hệ tốt trong công việc, đưa được nhiều dự án vào thực tế, mà đặc biệt gần đây nhất là dự án "Sơ cấp cứu", cung cấp những kiến thức y khoa cơ bản cần thiết, giúp mọi người có thể tự thao tác ngay tại chỗ khi có thương tích. Chị đã thiết kế 4 nhóm kỹ năng sơ cấp cứu dành cho người lớn, trẻ em, tài xế và trong công nghiệp. Đây cũng là một dự án thiết thực cho các gia đình khi áp dụng vào cuộc sống.

Tuy là một doanh nhân bận rộn nhưng gia đình vẫn luôn là nguồn động lực, niềm hạnh phúc lớn lao, giúp chị yên tâm làm việc. Chồng chị Oanh là một doanh nhân người Úc, nên trong thương trường anh luôn là "gia sư" nhiệt tâm giúp chị vượt qua lắm thác ghềnh. Chị cười tiết lộ thêm chuyện "bếp núc": "Tôi thường nấu nhiều món ăn ngon xứ mình cho chồng và con thưởng thức. Anh ấy rất thích món bún riêu do chính tay tôi nấu...".

Trọng Nguyên

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)


Thập niên 1960:

Vào ngày 11 tháng 11, 1960, Cụ Hoàng Cơ Thụy và cháu gọi bằng cậu là ông Nguyễn Triệu Hồng (con trưởng của Cụ Hoàng Thị Nghiên và Cụ Nguyễn Bá Chấn), đã tham gia cuộc binh biến nhằm lật đổ Chính Quyền Ngô Đình Diệm. Cuộc binh biến thất bại, ông Nguyễn Triệu Hồng bị tử trận vào những giờ phút đầu tiên của cuộc đảo chính, Cụ Hoàng Cơ Thuỵ phải lẩn trốn một thời gian tại Sài Gòn, sau đó qua Cam Bốt rồi Thụy Sĩ.

Cụ Hoàng Cơ Thụy đã trở về Việt Nam sau khi Chính Quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào năm 1963, sau đó Cụ được chỉ định làm Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Lào.

Vào tháng 04/1997, vg Hoàng Cơ Định đã thực hiện tập Gia Phả Họ Hoàng ghi chép lại các dữ kiện từ thế kỷ 19 trở về trước trong cuốn Đông Hoàng Gia Sử của cụ Tổ Hoàng Bích Sơn, phối hợp với những dữ kiện từ các thân tộc trong thế kỷ thứ 20. Tập gia phả này không những là một văn bản soi sáng cho con cháu về nguồn gốc, tổ tiên của mình, mà còn là một tài liệu với những bổ xung mới nhất về họ Hoàng hiện tại, và là sợi dây nối kết bà con, anh em trong họ. Việc soạn thảo đã được sự khuyến khích và đóng góp ý kiến của quý ông Hoàng Cơ Thụy, Hoàng Vũ San, Hoàng Uông Lễ, bà VG Hoàng Cơ Quảng (Vũ Thị Tám) và bà Hoàng Thị Châu An.

(4) VG LS Hoàng Cơ Long và VG BS Trần Xuân Ninh chụp hình lưu niệm

Vg Hoàng Cơ Định (Bào Đệ Hoàng Cơ Minh)

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------