Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Monday, November 8, 2010

VGCS-Mafia Hà Nội tổ chức đưa người sang Âu Châu trồng cần sa

Cũng vào tuần đầu tháng Ba năm nay, Đại sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam trong cuộc trao đổi và bàn bạc với một số người Việt đã ở Anh lâu năm nói thực trạng tội phạm và nhập cư bất hợp pháp đang làm tổn hại tới uy tín của cộng đồng người Việt tại Anh. ( chú thích : Mafia Hà Nội tổ chức đưa người sang Âu Châu trong diện Lao Động Nước Ngoài )

Đại sứ Mark Kent nói: "Tôi không muốn thấy việc nhắc đến chữ Việt Nam là người ta liên tưởng tới trồng cần sa và nhập cư bất hợp pháp."


Điều tra nạn người Việt trồng cần sa - Tổng Lược Tin Đài BBC -

̣
Cập nhật: 11:32 GMT - thứ sáu, 3 tháng 9, 2010
  • Tội phạm người Việt nổi tiếng ở Anh trong lĩnh vực trồng cần sa.

Tờ Evening Standard, báo ra buổi chiều đông độc giả tại London viết về tội phạm người Việt thống lĩnh nghề trồng cần sa lậu tại Anh và nói các băng dân Anh gốc cũng vào cuộc trong cuộc chiến ma tuý tàn khốc.

Bài của tác giả Tony Thompson hôm 2/9 bắt đầu bằng vụ hai người Việt Nam đi giao một lượng cần sa trị giá 30.000 bảng Anh (khoảng 45.000 đô la Mỹ) tại một bãi đỗ xe ở Sutton, nằm ở vùng Tây London và bị cướp toàn bộ số hàng mang theo.

Khi hai người này, Khach Nguyen và Phac Tran, trở về cơ sở ở Hackney tại Đông London, họ bị người đứng đầu băng đảng, Hoc Kim Khoa, cho rằng đã dựng lên vụ cướp để lấy tiền. Khach Nguyen và Phac Tran bị đưa đến một trang trại hẻo lánh ở Surrey, Tây London và ông Khach đã bị tra tấn trong vài giờ cho tới chết.

Bài báo nói người cuối cùng trong nhóm sáu người bị tố cáo giết chết ông Khach đã bị tòa án Anh kết án tù chung thân. Nhà báo Tony Thompson nói lợi nhuận thu được từ các vụ cần sa trồng trong nhà ở mức từ 200.000 tới 500.000 bảng Anh một năm.

Tội phạm có tổ chức người Việt được cho là gần như thống lĩnh toàn bộ thị trường trồng cần sa và sử dụng công nghệ thắp sáng, tưới nước và quạt thông hơi được đưa tới từ Canada, nơi các tội phạm người Việt bắt đầu sử dụng công nghệ này.
Các tội phạm người Việt thường bán cần sa cho các băng người Anh để tiêu thụ trên đường phố.
  • Quá tải
Một báo cáo của cảnh sát Anh được trích dẫn trên Evening Standard nói những người Việt trồng cần sa đã trang bị súng cưa nòng, bình xịt hơi cay, mã tấu và gậy bóng chày để bảo vệ cần sa. Cảnh sát cũng nói họ tìm thấy các vũ khí ngầm, trong đó có điện thoại có thể gây sốc và cổng được đấu trực tiếp với nguồn điện.

Bài báo trên Evening Standard nói hồi năm 2005, số cần sa trồng tại Anh chỉ chiếm 15% lượng cần sa tiêu thụ trên thị trường. Sau năm năm, con số này giờ là 90%, chủ yếu do tội phạm người Việt trồng và cung cấp.

Nhưng tác giả Tony Thompson cũng nói các băng nhóm của Anh nay đã thấy được lợi nhuận to lớn từ trồng cần sa và cũng lấn vào lĩnh vực này.

Có những tay trồng cần sa người Anh da trắng nay không chỉ tự trồng mà còn cộng tác với người Việt để làm ăn.
Nhưng giữa hai loại băng đảng này cũng có cạnh tranh, gây đến các vụ đâm chém nhau.

Nhìn chung, tội phạm người Việt hiện vẫn chiếm số đông trong các vụ án liên quan tới trồng cần sa mà báo chí Anh nói tòa án Anh bị quá tải vì số vụ quá nhiều.

Thống kê trên Evening Standard cho thấy trong năm 2007, cảnh sát Anh phá được gần 380 vụ trồng cần sa trong khi con số này của năm ngoái là hơn 690 vụ.

Hệ thống luật pháp Anh cũng từng bị chỉ trích vì đưa ra mức án quá nhẹ đối với tội trồng cần sa, thông thường chỉ là án tù vài năm. Những người bị bắt vì trồng cần sa không vì mục đích thương mại có thể chỉ bị án treo hoặc phạt lao động công ích.


  • Sáu người Việt ra tòa vì cần sa
Cập nhật: 12:17 GMT - chủ nhật, 30 tháng 5, 2010
Cảnh sát đột kích theo sau cuộc điều tra kéo dài ba tháng.
Sáu người Việt, cả nam và nữ, đã xuất hiện tại tòa vì tội sản xuất cần sa.
Tội trạng được đưa ra sau cuộc điều tra kéo dài ba tháng của Cảnh sát quận Surrey đối với hoạt động sản xuất cần sa quy mô lớn của một băng đảng tội phạm có tổ chức.

Cảnh sát đã đột nhập vào năm địa chỉ ở Croydon, Coulsdon, West Molesey, Isleworth, và Roehampton vào ngày thứ Năm.

Sáu người ra Tòa Woking vào thứ Bảy và hiện bị tạm giam. Theo dự kiến những người này sẽ ra Tòa Guildford Crown vào ngày 06 tháng Tám.
Sáu người này nằm trong số 17 người bị bắt giữ trong cuộc đột nhập hôm thứ Năm. 11 người còn lại được tại ngoại hầu tra để điều tra thêm.

Hồi đầu tháng Ba, cảnh sát đã đột nhập vào một tòa biệt thự 7 phòng ngủ ở Sutton Coldfield, miền trung nước Anh và phát hiện vườn và trong nhà được dùng làm nơi trồng cần sa với số lượng trị giá lên đến 250 ngàn bảng.

Trong vụ này cảnh sát nói bắt giữ 12 đàn ông và 5 phụ nữ, mà đa số là người Việt Nam, cùng 50.000 bảng tiền mặt.
Nhiều căn nhà ở Anh được lắp hệ thống đèn mặt trời và các phòng ngủ được chuyển thành vườn trồng cần sa, liên quan đến các đường dây sản xuất ma túy có người Việt tham gia.

Cũng vào tuần đầu tháng Ba năm nay, Đại sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam trong cuộc trao đổi và bàn bạc với một số người Việt đã ở Anh lâu năm nói thực trạng tội phạm và nhập cư bất hợp pháp đang làm tổn hại tới uy tín của cộng đồng người Việt tại Anh. ( chú thích TinParis : Mafia Hà Nội tổ chức đưa người sang Âu Châu trong diện Lao Động Nước Ngoài )

Đại sứ Mark Kent nói: "Tôi không muốn thấy việc nhắc đến chữ Việt Nam là người ta liên tưởng tới trồng cần sa và nhập cư bất hợp pháp."

“Thực ra không chỉ là uy tín của cộng đồng người Việt tại Anh bị ảnh hưởng mà chúng ta cũng phải thấy rằng nhập cư bất hợp pháp và tội phạm là hai vấn đề có liên kết với nhau.”

"Chúng ta nói tới không chỉ hoạt động trồng cần sa mà cả các vụ bắt cóc hoặc thậm chí giết người,” Đại sứ Mark Kent nói.


  • Trồng cần sa trong nhà sang trọng



Lượng ma túy bắt được trị giá £250.000

Cập nhật: 15:15 GMT - thứ năm, 4 tháng 3, 2010

Cảnh sát Anh đột nhập vào một tòa biệt thự ở Sutton Coldfield, miền trung nước Anh, được dùng làm vườn trồng cần sa (cannabis) với lượng ma túy trị gia lên đến 250.000 bảng.
Báo chí địa phương đưa tin về một căn biệt thự 7 phòng ngủ trên con đường tư nhân, Roman Road ở khu Little Aston, nơi mỗi căn nhà giá khoảng 1 triệu bảng. Đó là một phần của chiến dịch lớn hôm đầu tuần của cảnh sát Anh, kéo theo hơn 1.000 cây cần sa bị triệt hạ và 17 vụ bắt giữ.
Cảnh sát West Midlands nói tòa biệt thự này là nơi trồng, còn việc chế biến được thực hiện ở ít nhất là hai ngôi nhà khác.
"Khu nhà này là khu sang nhất ở Birmingham - là nơi sống của các cầu thủ bóng đá và doanh nhân giàu có, không phải là chỗ của các tay mua bán ma túy," cư dân 25 tuổi Olivia Fearnly nói với phóng viên địa phương.

Cảnh sát nói bắt giữ 12 đàn ông và 5 phụ nữ, mà đa số là người Việt Nam, cùng 50.000 bảng tiền mặt. 50 nhân viên công vụ đã tham gia chiến dịch và lục soát 8 căn hộ trong tỉnh.
Nhiều căn nhà ở Anh được lắp hệ thống đèn mặt trời và các phòng ngủ được chuyển thành vườn trồng cần sa, liên quan đến các đường dây sản xuất ma túy có người Việt tham gia.

  • Tội phạm người Việt trồng cần sa ở Hungary

Cập nhật: 08:34 GMT - thứ tư, 24 tháng 2, 2010
Nạn trồng cần sa tồn tại trong cộng đồng người Việt ở nhiều quốc gia.
Cảnh sát Hungary vừa vây bắt hai trại trồng cần sa của người Việt trong thời gian hai tuần qua tại Fot và Csepel ử thủ đô Budapest. Nhà chức trách thu giữ đồ nghề và một số tiền mặt tổng trị giá 26.000 euro cùng một số tiền Hungary giả mạo.

Thống kê của cảnh sát cho hay mỗi năm người gốc Việt tại nước này sản xuất lượng cần sa giá trị trên 111 triệu đôla, tương đương 2/3 tổng số cần sa lưu thông trên thị trường Hungary.
Báo chí Hungary cũng cho hay các băng đảng cần sa người gốc Việt bắt đầu thâm nhập thị trường châu Âu khoảng 10 năm nay. Thoạt tiên, họ tham gia buôn bán heroin, nhưng sau khi nhu cầu với loại bột trắng này giảm thì chuyển sang cần sa.

Cơ quan phòng chống Ma túy của Hungary nhận định Cộng hòa Séc từng được coi là "đại bản doanh" của các băng nhóm tội phạm ma túy ở Đông Âu, nhưng hai năm nay, địa chỉ đã chuyển về Hungary sau khi cảnh sát Séc bắt và đóng cửa một loạt trang trại cần sa.

Cũng có thống kê tới 3/4 lượng cần sa trên thị trường nước này là trong tay người Việt.

Theo ông Norbert Rodler, trưởng Cơ quan phòng chống Ma túy Hungary, hệ thống trồng cần sa của người Việt hoạt động theo một cơ chế chặt chẽ, có liên hệ với nước ngoài như Séc và Slovakia.

Thường các trại cần sa ở Budapest nằm ở các khu ngoại vi, diện tích chừng 200 mét vuông. Các trại này đều có tường bao quanh để chắn sáng và thường là ăn cắp điện sử dụng cho việc trồng cây.
Thị trường cần sa trong nước này được cho là còn cung chưa đủ cầu, nên chưa xảy ra tình trạng tranh giành thị phần. Tuy nhiên xu hướng đáng ngại hiện nay là những kẻ trồng cần sa đang di chuyển ra khỏi thủ đô, tới các vùng nông thôn.
Riêng năm ngoái, cảnh sát Hungary bắt 18.000 cây cần sa, tương đương 2 tấn lá khô. Cơ quan chống ma túy nước này cũng báo động tình trạng trẻ em bị sử dụng để môi giới mua bán cần sa.


  • Một người Việt bỊ bỏ tù vì trồng cần sa

Cập nhật: 11:13 GMT - thứ bảy, 24 tháng 10, 2009
Nhiều người Việt bị bắt vì trồng cần sa (ảnh minh họa)
Một người đàn ông gốc Việt 49 tuổi vừa bị kết án tù sáu năm vì tội lập vườn trồng cần sa ngay tại nhà riêng tại Norfolk.
Ông Dũng Phạm, sống tại London, đã phủ nhận tội trồng cần sa tại một ngôi nhà trên phố Beccles, Gorleston, Norfork.
Tòa án vùng Norwich hôm thứ Tư đã kết luận ông trồng cần sa tại ngôi nhà này.
Cảnh sát phát hiện vườn cần sa bên trong ngôi nhà này hồi tháng Tám sau khi hàng xóm nghi rằng ngôi nhà bị trộm đột nhập.
Cảnh sát tới khám ngôi nhà và tìm thấy bằng chứng gồm hơn 500 cây cần sa với giá trị khoảng 120.000 bảng Anh.
Trước tòa, ông Dũng Phạm nói ông mua ngôi nhà với giá 169.000 bảng tháng Mười Hai năm ngoái để cho con trai khi cậu cưới vợ.
Ông khẳng định đã cho một người bạn thuê căn nhà này, nhưng người bạn không chịu cho ông vào nhà và ông đã đề nghị người bạn phải chuyển đi.
Tòa không tìm ra được người bạn của ông Dũng.

Thẩm phán Simon Barham tuyên với ông Dũng: "Ông đã sống ở đây từ năm 1990. Rõ ràng ông là người tổ chức."
"Ông mua ngôi nhà với mục đích cụ thể là trồng cần sa, và tham gia tích cực vào kế hoạch đó."
“Điều này càng rõ ràng hơn vì ông đã bị kết án vì trồng cần sa hồi tháng Năm năm 2005.”


  • Đi tù vì giấu xác người trồng cần sa

Cập nhật: 15:13 GMT - thứ ba, 29 tháng 12, 2009
  • Tran Doai Ba bị kết án 7 năm tù giam

Một người đàn ông Việt Nam 70 tuổi bị tòa án Anh quốc bỏ tù về tội giấu xác chết để khỏi lộ khu nhà trồng cần sa của ông ta.
Tran Doai Ba bị tòa ở Wales kết án tổng cộng bảy năm tù do âm mưu trồng cần sa và âm mưu làm công lý lạc lối.
Xác của ông Tran Van Kim được phát hiện thấy dưới mương gần Llanelli hồi tháng Năm.
Ba người đàn ông khác cũng chịu án tù lần lượt là sáu năm, hai năm và 40 tháng theo sau phiến xử ở tòa án vùng Swansea.
Tran Doai Ba là dân London, phủ nhận mọi cáo buộc nhưng hồi tháng trước một quan tòa đã tuyên ông có tội.
  • Xác của Tran Van Kim phát hiện hồi tháng Năm

Tran Van Kim được cho là "người làm vườn" trong vụ trồng cần sa trong nhà gần Porthyrhyd, Carmathenshire.
Cảnh sát tin rằng ông ta bị tai nạn điện giật nhưng cuộc điều tra chính thức để ngỏ nguyên nhân.
Xác của ông ta được tìm thấy gói trong bao nhựa và quấn băng dính xung quanh, khi một nhà thầu cho địa phương đào rãnh thoát nước gần làng Five Roads ở Carmathenshir hồi 8 tháng Năm.
Tòa nghe thấy ông Tran Doai Ba là chủ mưu trong "âm mưu tinh vi sản xuất cần sa với qui mô thị trường lớn".
Ông ta bị kết án năm năm cho âm mưu làm cần sa và hai năm cho âm mưu trốn chạy công lý.

  • Ernest Lewis bị kết án 6 năm tù
Quan tòa Keith Thomas nói hai bản án này phải được thực hiện liền nhau.
Ernest Lewis, 57 tuổi, là người Swansea, là chủ nhà và cũng bị kết án có tội trồng cần sa, bị kết án 6 năm tù.


Hai người đàn ông Việt Nam khác nhận có vai trò trong hệ thống này.




Dau Xuan Thang, 37 tuổi, bị kết án 28 tháng tù về âm mưu trồng cần sa và 12 tháng tù về tội trốn chạy công lý.
Hai bản án này cũng được qui định phải thực hiện liền nhau.
Nguyen Van Loc, 20 tuổi, bị kết án 2 năm tù trong khu trại dành cho trẻ vị thành niên vì âm mưu trồng cần sa.
Dau Xuan Thang bị kết án 40 tháng tù
Có một thiếu niên từ Việt Nam mà tòa không cho nêu tên, được phán là không có tội trong âm mưu trồng cần sa trong phiên tòa hồi tháng trước.
Quan tòa Thomas nói: "Các ruộng và nhà trồng cần sa đang là vấn đề lan rộng ở Anh."
"Rõ ràng là bất kỳ ai liên quan đến đường dây sản xuất đại trà cần sa phải vào tù."


  • 32 năm tù cho vụ án cần sa
Cập nhật: 12:40 GMT - thứ ba, 18 tháng 8, 2009
  • Các bị cáo bị lãnh tổng cộng 32 năm tù
Cảnh sát Anh quốc hi vọng sẽ bắt và khởi tố thêm nhiều tội phạm sau khi một băng 12 người Việt Nam bị bỏ tù về tội trồng 8 khu vườn cần sa ở mạn bắc xứ Wales.
Các bị cáo bị tòa tuyên tổng cộng 32 năm tù vào hôm thứ Hai, sau khi tòa ở Mold nghe thấy con số lợi nhuận cho phi vụ này vào khoảng 3,5 triệu bảng.
Đa số các bị cáo bị các băng nhóm tội phạm gài bẫy, đưa họ vào Anh bất hợp pháp.
  • Cảnh sát North Wales nói băng đảng này "tinh vi và tổ chức cao".
Nhân viên sở cảnh sát Anthony Harvey nói bản án là kết quả của quá trình điều tra kéo dài ba tháng.
Ông nói thêm: "Vụ án này đã phá vỡ một tổ chức tội phạm rõ ràng là tinh vi và chặt chẽ, liên quan đến ba khu vực cảnh sát ở miền bắc xứ Wales và thiết lập một mạng lưới toàn quốc.
"Ở tầm quốc gia, vấn đề các mạng lưới tội phạm tổ chức cao, kiểm soát các điểm trồng cần sa một cách chuyên nghiệp đang được coi là nhiệm vụ hàng đầu, và với kết quả hôm nay, cảnh sát North Wales hi vọng sẽ chuyển ra thông điệp là chúng tôi coi chuyện này đặc biệt nghiêm trọng."
"Ảnh hưởng của tội phạm loại này là rất lớn, nguy cơ cháy nổ rất cao ở các khu vườn, và các chủ nhà lỡ cho thuê phải tốn kém hàng chục ngàn bảng để sửa nhà."
"Đang có thêm điều tra để bắt và khởi tố các đối tượng có liên quan đến vụ án này."
  • Thuê nhà
Tòa án cũng được nghe trình bày vụ việc liên quan đến qui trình trồng và chế biến cần sa ở các địa chỉ ở Anglesey, Gwynedd, Conwy và Flintshire.
Các công ty bảo hiểm đã phải trả 102.920 bảng Anh để các chủ nhà sửa chữa thiệt hại.

Nhà ở bị biến thành vườn cần sa
Công tố viên Elen Owen nói: "Các căn nhà được thuê từ những chủ hộ tư nhân, mà họ không hề biết nhà của mình sẽ được sử dụng vào việc gì."
Mỗi phòng sẽ được chia thành các khu tách biệt, hệ thống thông gió sẽ xuyên qua mái, còn hệ thống điện và nước cũng được lắp đặt lại, bà nói.
Tòa nghe thấy là những kẻ chủ mưu phát triển ngành trồng cần sa ở North Wales không bị bắt, nhưng có ba bị cáo được xác định là người điều hành hay quản lý trong đường dây này.


Đa số bị cáo là người nhập cư bất hợp pháp, trả tiền vượt biên vào Anh với hi vọng sẽ tìm được cuộc sống tốt hơn.

Nhưng đến đây thì họ bị các băng đảng tội phạm gày bẫy, đưa họ vào Anh trông nom các vườn cannabis để "trả nợ".
Một vài người không nói được tiếng Anh, sống trong nhà để chăm sóc cây, ít ra ngoài, và đơn giản là được cho ăn và có nơi để sống, tòa được cho biết.

Hai người được nêu tên là cô Hoan Tran 24 tuổi, cùng người tình Doah Thai 28 tuổi từ Rhyl, cùng một phụ nữ khác là Huong Mai Pham 24 tuổi, không có địa chỉ cố định, được quan tòa phán rằng ông cho rằng họ giữ vai trò quan trọng trong phần thuê nhà.
Mỗi người nhận bản án 4 năm rưỡi tù giam.
Người cùng chung sống với cô Pham la Thuong Tran 31 tuổi, cũng không có chỗ ở nhất định, nhận bản án 3 năm tù, về tội cũng tham gia "làm vườn" và lái xe. Tất cả bốn người này đều nhận tội.
Thuy Nguyen 28 tuổi, không có địa chỉ rõ ràng, nhận hai tội liên quan đến chế biến cần sa.
Một thiếu niên 16 tuổi nhận án 4 tháng giam giữ và huấn luyện về tội chăm sóc các cây cần sa này.
Trong một phiên xử khác, có 6 bị cáo bị tù sau khi quan tòa nói rằng họ là người làm vườn, chạy việc hoặc lái xe cung cấp hàng.
Luong Manh 37 tuổi, Ha Tran 34 tuổi, và Khai Vuong 33 tuổi sống ở Rhosesmor gần Mold, nhận tội và mỗi người lãnh hai năm tù.
Duy Thai 33 tuổi từ Rhyl, và Thai Trang 37 tuổi không có địa chỉ cố định, mỗi người lãnh hai năm tù về tội chế biến, và Quy Le 19 tuổi từ Rhyl chịu 20 tháng cải tạo dành cho thanh niên.
Quan tòa John Rogers QC phán rằng tất cả tài sản tịch thu được trong vụ án sẽ được dành để bồi hoàn lại cho các công ty bảo hiểm đã trả tiền sửa nhà.
Các ngôi nhà được thuê để trồng cần sa nằm ở các địa điểm Valley, Holyhead, Llangefni, Llandegfan và Llanddaniel ờ̉ Anglesey và Prestatyn cùng Bontnewydd ở Denbighshire.


  • Wales cảnh báo chủ nhà về tội phạm cần sa
Cập nhật: 10:42 GMT - thứ tư, 19 tháng 8, 2009

Nhà bị dùng để trồng cần sa bị hư hại mất nhiều ngàn bảng.
Cảnh sát khuyến cáo người có nhà cho thuê đề phòng cảnh giác nhà của họ bị dùng để sản xuất ma túy.
Cảnh báo được đưa ra sau khi 12 người Việt trồng cần sa tại 8 cơ sở ở phía bắc xứ Wales bị tòa xử tổng cộng 32 năm tù.
Một loạt các căn nhà tại Anglesey, Gwynedd và Denbighshire bị thiệt hại hàng ngàn bảng và một chủ nhà nói ông tưởng người thuê nhà của mình là sinh viên.
Một người phát ngôn của cảnh sát nói: "Thường thì các băng nhóm tội phạm có tổ chức, đặc biệt là những đối tượng tham gia sản xuất ma túy, tìm cách tách khỏi các hoạt động phi pháp để tránh bị bắt."
Bảo hiểm

"Một trong những cách họ hay làm là thuê nhà cho các hoạt động phi pháp này”, người phát ngôn cảnh sát nói.
Cảnh sát cũng nói thêm chủ nhà nên đề phòng và để ý tới các dấu hiệu để đảm bảo rằng nhà họ cho thuê không bị dùng để sản xuất ma túy.
Vào ngày thứ Hai, Tòa Mold Crown ra phán quyết yêu cầu các công ty bảo hiểm phải bồi thường hàng ngàn đôla thiệt hại cho chủ sở hữu của các căn nhà bị dùng để sản xuất ma túy.

Dấu hiệu khả nghi :

· Người thuê dùng nhiều tiền mặt trả tiền thuê
· Người thuê thường tránh tiếp xúc với chủ nhà
· Người thuê không để chủ nhà tới nhà
· Cửa sổ thường bị bị kín
· Có mùi hăng tỏa ra từ căn nhà
· Hộp điện bị sửa hoặc hóa đơn điện cao

Nhà bị hư hại khi các phòng được dùng làm nơi trồng cần sa.
Khoảng cách giữa trần nhà và sàn được dùng để thông gió và dẫn nước tưới cây.
Người phát ngôn cảnh sát nói thêm: "Giới kinh doanh bất động sản, chủ nhà phải đề phỏng rủi ro thiệt hại lớn về tài sản từ hoạt động sản xuất này.”
Một trong những người cho thuê nhà bị dùng trồng cần sa nói nhà ông bị hư hại và phải sửa chữa mất 3.000 bảng Anh.
Một chủ nhà muốn ẩn danh nói: "Tôi tưởng tôi cho bốn sinh viên thuê nhà và họ đã trả tiền thuê trước ba tháng. Chỉ khi cảnh sát thông báo thì tôi mới biết chuyện.”
Cảnh sát Bắc xứ Wales nói băng đảng bị xử tù vào hôm qua là nhóm "tinh vi và tổ chức cao", có qui mô rộng trên toàn quốc, và bản án là kết quả của quá trình điều tra kéo dài ba tháng.


  • Nhiều trẻ em trồng cần sa ở Anh
Cập nhật: 10:30 GMT - thứ năm, 19 tháng 8, 2010

Các xưởng cần sa thường được đặt trong nhà dân mà các băng đảng thuê để ở.Cảnh sát Anh cho biết trẻ em đang được đưa lậu vào Anh để làm việc trong cái gọi là "xưởng cần sa".
Các xưởng này trồng cần sa ở tầm mức công nghiệp.
Chúng thường đặt trong nhà dân, nhưng đôi khi cũng tìm thấy trong các cơ sở nông nghiệp và thương mại.
Nghiên cứu của Hiệp hội Cảnh sát trưởng (ACPO) phát hiện thấy người vị thành niên đang được thuê để chăm cây, ăn cắp điện cho xưởng và đột nhập vào các xưởng cạnh tranh của đối thủ.

Ngay cả nếu bị phát hiện, các em ít khi nào chịu nói về những gì xảy ra với mình và thường chạy trốn khỏi sự chăm sóc của chính quyền địa phương.

Gia tăng
Bản báo cáo về việc trồng cần sa cho mục đích thương mại cho hay số lượng nơi trồng cần sa bị cảnh sát phát hiện đã tăng mạnh trong mấy năm qua.
Từ 2004 đến 2007, cảnh sát phát hiện trung bình 800 xưởng mỗi năm.
Năm 2007/08, con số tăng lên hơn 3000, và 2009/10 chứng kiến gần 7000.
ACPO nói sự gia tăng xuất phát từ nhiều yếu tố.
Ông Allan Gibson, người chỉ huy chống cần sa của ACPO, nói: "Phản ứng của cảnh sát nay mạnh hơn và hiệu quả hơn nhờ sự phối hợp và chia sẻ tình báo tốt hơn giữa các lực lượng."

Tội phạm lâu nay thường sử dụng nhà dân để trồng cần sa bằng cách che kín cửa sổ, lắp đặt đèn cao thế và hệ thống nước tưới tắm cho cây.
Báo cáo giải thích làm thế nào di dân lậu người Bấm Việt và Trung Quốc được đưa vào Anh và rồi được cho "nghề làm vườn" hay còn gọi là "trồng cỏ".
Họ có thể trả đến 10.000 bảng một người để được đưa lậu vào Anh, và nhiều người phải trồng cần sa để trả nợ.

Cảnh sát Anh bắt nhiều nhóm dân châu Á dính vào nghề trồng cần sa
Thường thì họ được phát hướng dẫn bằng tiếng mẹ đẻ để biết cách chăm sóc cây.

Hầu như chẳng bao giờ họ được ra khỏi nhà cho đến mùa thu hoạch - thức ăn và vật phẩm được mang đến cho họ. Báo cáo nói trẻ em được đưa lậu vào Anh để làm trong xưởng, ăn cắp điện và càn quét các xưởng cần sa của đối thủ.

Ngay cả nếu bị phát hiện, nhà chức trách rất khó có được sự hợp tác của họ.
Tin tình báo còn nói tội phạm trồng cần sa cũng tham gia nhiều hoạt động phạm pháp.
Trong đó có việc sản suất và phân phối đa số loại ma túy, tiền giả, DVD giả, rửa tiền, mại dâm, giả mạo giấy tờ, tống tiền, bắt cóc, cướp giật và hành hung.


No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------