Pages/ Tác giả

Tuesday, August 27, 2013

Vô Sắc Thiền Sư. Cái chết của (PGAQ) một tôn giáo lớn hàng thứ 3 thế giới

kế hoạch Biến đảng việt gian CS thành đạo Phật giáo của tập đoàn việt gian CS có thành công không?
bọn quỷ vương có thể tiếp tục dùng tôn giáo để khủng bố, cướp đoạt tài sản, niềm tin, sức tiến hóa của con người không?
xin xem bài viết dưới đây:

Vô Sắc Thiền Sư. Cái chết của (PG) một tôn giáo lớn hàng thứ 3 thế giới

Date: 2013/8/24
Subject: Cái chết của một tôn giáo lớn hàng thứ 3 thế giới
To:
 
CÁI CHẾT CỦA MỘT TÔN GIÁO LỚN HÀNG THỨ BA TRÊN THẾ GIỚI.
Vô Sắc Thiền Sư kỉnh bút. 
 
Những người sinh từ năm 1925 đến 1945, chắc vẫn còn nhớ những chữ không hay về giới tăng sĩ Phật Giáo như: “Sư Hổ Mang”, “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”, “Miệng Nam mô, bụng một bồ dao găm”… Điều đó chứng minh rằng Đạo Phật đã trải qua nhiều giai đoạn trầm luân, các tu sĩ sống xa rời lời Phật dậy, mà chỉ chiều theo nhục dục để biến thành môt loại gọi là “Sư Hổ Mang”, một loại rắn độc, chuyên luồn sâu, núp lén để cắn người. Khi Vua Lý Công Uẩn lên ngôi, việc đầu tiên của Ngài là thanh lọc thành phần tu sĩ. Ai không tu hành chân chính, đều bị gọi đi lính. Sư nào gian dâm, nhũng nhiễu dân chúng thì bị đánh đòn, đầy đi nước độc. Từ đó, đạo Phật mới khởi sắc được một thời gian. Nhưng đến thế kỷ 20, những sa đà trầm trọng vẫn còn, nên mới có “nhu cầu chấn hưng Phật Giáo” như trong bài viết của “Phật Giáo Nguyên Thủy” sau đây:
“Nhu cầu chấn hưng Phật giáo được coi là thống nhất trong giới trí thức, sĩ phu yêu nước, không phải chỉ vì lợi ích của Phật giáo, mà trên hết là vì lợi ích của đất nước, của dân tộc:
“Các bài viết của Huỳnh Thúc Kháng trên báo Viên Âm của Phan Khôi trên báo Tràng An đầu những năm 1930 cũng có ý kiến tương tự với quan điểm của Phan Chu Trinh khi cho rằng chấn hưng Phật giáo là một việc làm có lợi ích cho quốc dân.
Như vậy, việc chấn hưng Phật giáo đã nhận được sự tán đồng của nhiều chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX. Những hiện tượng được ghi nhận trong sách Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924 - 1954) đến nay đối với chúng ta không phải đã là chuyện dĩ vãng. Ở giới tu sĩ Phật giáo thì: “Nhiều nhà sư đã trở thành người thầy cúng độ nhật qua ngày, quên đi vị trí dẫn dắt tâm linh trí tuệ của mình. Chúng ta có thể thấy rõ hiện trạng này qua sự phản ánh của nhiều người tâm huyết đối với sự nghiệp chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Trong bài Hiện trạng Phật giáo ở xứ ta, Thanh Quang đau buồn trước hiện trạng Phật giáo nước nhà. Ông viết: “Đau đớn thay ở xứ ta những hạng người xuất gia vào chùa, phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo nhịp hơi cho hay tập nhịp tán cho già, nay lãnh đám này, mai lãnh đám khác, cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái mà xem thì có khác nào người trần tục ở trong Phật giáo, họ tưởng học thế là đủ rồi, nói bậy nói càn quên mất giá trị, hoặc có người hỏi đến Phật pháp là gì, ôi tuyệt nhiên không biết. Thật là một điều tai hại rất lớn trong Phật giáo vậy””
Sách Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924 - 1954) cũng dẫn lại lời Dương Bá Trạc (báo Đuốc Tuệ, số 101, 1939): “Các vị đại đức, các vị trưởng lão cũng chẳng có pháp lực gì đối với sư bác, sư ông. Người có học lực, có giới hạnh với người không giới hạnh cũng chẳng hơn kém gì nhau miễn ai khéo luồn lỏi, xu phụ thì được địa vị tốt, bổng lộc nhiều, mà ai vụng luồn cạnh chiều lòng thì phải địa vị xấu, bổng lộc kém. Chữ thánh hiền chúng vùi sâu xuống đất, nghĩa lục hòa lại biến ra tro, thậm đến nỗi giành chùa giành chỗ, ghen ghét cùng nhau, khích bác cùng nhau, oán phẫn cùng nhau. Người lớn không thương yêu người nhỏ, người dưới không kính nể người trên, người có không giúp đỡ người không, người khôn không bảo ban người dại, người đắc thời đắc vị không bênh vực người cô cùng hèn yếu, người lão thành tôn trưởng không trông nom người nhỏ bé thơ ngây, đối đãi với nhau cũng bỉ thử nhân ngã quá kẻ Việt người Tần, gặp sự khốn ách hoạn nạn của nhau cũng cái lối làng xóm cháy nhà bằng chân như vại. Những xú kịch, thảm kịch đáng thương, đáng bỉ xảy ra thường thường, không sao kể xiết…”.
Cùng với ý kiến của Dương Bá Trạc, quyển sách cũng trích dẫn nhân định của Thiều Chửu: “… Chính vì vậy, một hệ quả tất yếu là xuất hiện những nhà sư chất lượng kém, vi phạm giới luật. Họ lảng tránh việc hoằng dương chính pháp, hoằng pháp lợi sinh, chủ yếu kiếm sống bằng việc thực hiện những nghi lễ tôn giáo mang nặng tính chất mê tín, buôn Thần bán Phật, khiến dân chúng phê bình Phật giáo là “Miệng Phật tâm xà”, “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”. Thực tế này khiến cho thế gian không mộ Phật, không kính Tăng”.
Tình trạng được ghi nhận ở trên, đến nay, sau gần một thế kỷ, rất tiếc vẫn chưa phải là chuyện khó tìm, nhất là ở các chùa quê. Một bộ phận không nhỏ Phật giáo Việt Nam vẫn mang nặng màu sắc mê tín, cúng bái, lễ lạy, người Tăng sĩ vẫn là thầy tụng đám
Nhìn lại lịch sử của Đạo Phật theo “giacngo.vn/lichsu/phatgiaovietnam”, thì biết rằng Đạo Phật truyền đến Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ thứ Nhất. Đến cuối thế kỷ thứ hai, Việt Nam đã thành lập được một trung tâm Phật Giáo quan trọng trong vùng, thường được gọi là trung tâm Phật Giáo Luy Lâu, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, phía bắc thành phố Hà Nội. Luy Lâu là thủ đô của xứ Giao Chỉ, tên cũ của Việt Nam, và là một trạm nghỉ chân quen thuộc của các nhà truyền giáo đạo Phật người Ấn Độ, trên hành trình sang Trung Hoa theo đường biển của các thương gia Ấn đi từ bán đảo Ấn Độ. Một số kinh điển Đại Thừa và A-hàm đã được dịch sang Hoa văn tại đó, chẳng hạn như kinh Tứ Thập Nhị Chương, An Ban Thủ Ý, Kinh Bổn Sanh, Kinh Mi-lan-đa Vấn Đạo, v.v.
Trong 18 thế kỷ kế tiếp, vì điều kiện địa lý gần Trung Hoa và hai lần lệ thuộc xứ nầy, Việt Nam và Trung Hoa có chung nhiều sắc thái di sản văn hóa, triết học và tôn giáo. Phật Giáo VN phản ánh nhiều ảnh hưởng của các phát triển hệ Đại Thừa tại Trung Hoa, với các tông phái Thiền, Tịnh và Mật.” Sau khi đến Việt Nam, đạo Phật phát triển rất nhanh, vì hồi đó, Việt Nam chỉ có một số người theo đao Lão, đạo Khổng, một số theo Mặc Tử là một thứ tôn giáo khắc nghiệt, chú trọng vào hình phạt mà không dung thứ. Cho nên, đạo Phật được yêu mến và chấp nhận trong hầu hết mọi gia đình,cho dù không quy y Tam Bảo, không cạo đầu xuất gia. Các Vua Quan tuy có người không theo đạo Phật nhưng vẫn kính trọng Tăng, Ni và chùa chiền. Đặc biệt là các triều vua Lý cho tu sửa rất nhiều chùa, chiền, nên Phật Giáo thịnh hành từ Nam chí Bắc.
Lý do mà đạo Phật phát triển mạnh mẽ như vậy là vì tôn chỉ và giáo huấn của Đức Phật đã dẫn con người sống hiền hòa, tự tu, tự tỉnh, tự giác, tự ngộ. Trong Net của “loiphatday.org”, người ta thấy:
Phật bảo Thiện Sinh:
“Nếu trưởng giả hay con trưởng giả nào biết tránh bốn nghiệp kết không làm ác theo bốn trường hợp và biết rõ sáu nghiệp hao tổn tài sản. Như thế, này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả nào tránh được bốn việc ác là lễ kính sáu phương
Bốn nghiệp kết mà Phật dạySát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ, đây là bốn điều xấu ác mà bất cứ ai cũng nên tránh, hàng ngày đọc báo chúng ta vẫn thường thấy nhan nhãn các tội phạm phạm bốn điều trên: giết người, cướp của… gây cho xã hội những bất an thường nhật. Rõ thấy, những điều mà Phật dạy chẳng có gì khác ngoài những chuyện thực thường ngày ở thế gian.
Bốn trường hợp ác: tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Về tham dục, không phải cứ tham dục là điều xấu, mà tham dục cần phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) khiến cho tâm trí mê mờ, dẫn đến những vọng tưởng điên đảo, sân hận, sợ hãi và ngu si… loại tham dục này thì cần phải loại bỏ, loại tham dục thứ hai phục vụ cho chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp… cho sự học hành, phát triển nhân cách, tinh thông trí tuệ, nâng cao dân trí, sự phồn thịnh xã hội, sự bình an, sự hạnh phúc..thì cần thực hành và phát huy.
Mười bốn điều Phật dậy được loan truyền nhiều nhất là:
1.- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
2.- Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
3.- Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
4.- Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
5.- Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
6.- Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
7.- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
8.- Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
9.- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
10.- Tài sản lớn nhất của đời người là đạo đức
11.- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
12.- Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
13.- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
14.- An ủi lớn nhất của đời người là bố thí
Quan trọng hơn hết là Bát Chánh Đạo: Chánh kiến (quan niệm xác đáng về Tứ Diệu đế), Chánh Tư duy (suy nghĩ đứng đắn), Chánh Ngữ (không nói láo hay lời phù phiếm), Chánh Nghiệp (tránh phạm giới luật), Chánh tinh tiến ( Phát triển nghiệp tốt, diệt nghiệp xấu), Chánh Mệnh (tránh các nghề nghiệp sát sinh, buôn vũ khí), Chánh Niệm (Thần, Khẩu, Ý), Chánh Định (tư tưởng và hành động ổn định).
Về tương giao giữa tu sĩ và cư sĩ. Phật dậy:
Ðáp lại, người tu sĩ vốn là vô sản, trọn ngày chỉ học Phật Pháp, khất thực và hành Thiền định, chỉ có trao cho người cư sĩ tấm lòng từ mẫn, lân mẫn, các hiểu biết về các pháp, và giới thiệu các cư sĩ con đường chân chính đoạn khổ, xây dựng hạnh phúc ở đời. Tương hệ này là đầy tình đạo và tình người.
Vị tu sĩ chỉ trao truyền kiến thức và kinh nghiệm tu tập cho các phật tử, cung cấp các kiến thức, trao truyền năm giới, mười giới, bát quan trai giới, và khích lệ các phật tử giác tỉnh vô thường mà phát khởi tinh tấn tu tập.
Vậy mà, thực tế, thì sao? Các tăng ni thời nay thực hành đạo như thế nào? Có theo lời Phật dậy hay đang “sát Phật” trong tâm tư?
Quay lại bối cảnh gần đây nhất từ năm 1963, những tăng sĩ đứng hàng lãnh đạo Giáo Phẩm, như Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Minh Châu, Thích Tâm Châu, Thích Đôn Hậu… hành xử như thế nào trong tấm áo cà sa: Thích Trí Quang tổ chức Phật Giáo Quyết Tử đi bắt người, đánh người, giam người rồi ra lệnh kéo bàn thờ Phật xuống đường để chống chính phủ, có nơi dựng bàn thờ Phật trên bãi rác

. Hồi đó, Thích Quảng Độ còn là Đại Đức thuộc nhóm Ấn Quang cũng chống chế độ tích cực. Nhóm Trần Quang Thuận thì hô hào Thánh Chiến, chống chế độ, chích thuốc cho Thích Quảng Đức không chống cự, rồi cho đổ xăng lên người và châm lửa. Có giai đoạn cho Phật Tử xuống đường ở Saigon, phong bế các ngã tư, săn tìm thanh niên Công Giáo để đâm, đánh. Ở Đà Nẵng thì cho Phật Tử Cứu Quốc ào vào Thanh Bồ, Đức Lợi giết người, đốt nhà. Trong hàng ngũ Phật Giáo với nhau cũng thanh toán nhau ác liệt.

Thích Trí Quang và đệ tử có giai đoạn cho người săn bắt và giết Thích Tâm Châu, khiến Thích Tâm Châu phải trốn vào một ngôi chùa nhỏ xíu ở Phan Thanh Giản. Các lãnh tụ Phật Giáo tranh dành nhau Việt Nam Quốc Tự đến đánh nhau đổ máu, đúng với lời Phật như sau:
“Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước, giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ tranh luận tranh chấp,
Họ nhìn chỉ một phía.”
Ngoài ra, các sư còn có vợ con đùm đề. Thích Tâm Châu thì có vợ và một bà bồ ở Vũng Tầu, được bà bồ nhí dựng cho một am ở ngay trên đầu một khách sạn trên bãi trước, ngày ngày du hí với nhau. Thích Trí Dũng, chùa Nghĩa Trang Bắc Việt có tới 2 bà vợ. Dân Saigon không ai không biết các Thầy luôn đi Peugoet 404, 405 mới tinh láng cóng, trong xe trướng rủ, màn che, các Thầy ngồi với các bà bảo trợ trong xe, chả ai biết làm cái gì. Sau khi giết chết Tổng Thống và hai người em, Đại Tá Hồ Tấn Quyền,Tư Lệnh Không Quân, Đại Tá Tư Lệnh bảo vệ Tổng Thống Phủ và người em vào năm 1963, các Thầy tung hoành quyền lực vô số, nên ngang nhiên chứa gái trong Chùa. Đến chùa Ấn Quang, đi ra phía sau, sẽ thấy có một hành lang dài, hai bên là hai dẫy phòng, có tường thấp vừa đủ che đầu, và có cửa là tấm vải xanh lè, đằng sau tấm vải là những tiếng cười khoái trí của các bà. “Đừng, Thầy ơi! Kỳ quá!.. hích hích…” Phạm Sát Giới, giết người xong rồi cũng bỏ chay sắc dục luôn.
  • An Quang Pagoda
  • Nói qua về chính trị Phật Giáo hồi đó, nếu Thích Trí Quang là người tu sĩ chân chính, sống chết vì đạo pháp, sao lại chạy vào tòa Đại Sứ Mỹ, núp trong đó, để yêu cầu người Mỹ bảo vệ mình? Sau khi nhận được lời cam kết của người Mỹ với trao đổi nào đó, thì Trí Quang ra ngoài tung hoành như lãnh chúa. Ai không theo mình thì hạ luôn. Thích Đôn Hậu còn lộ nguyên hình là cán bộ nằm vùng của Cộng Sản, khi bị lộ thì trốn luôn theo Việt Cộng, rồi giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội, Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc là hang ổ Cộng Sản.
    Ngày nay, thì Phật giáo thê lương hơn. Ở Việt Nam, nếu không là Thượng Tọa, Hòa Thượng Quốc Doanh, để nhận Huân chương Hồ Chí Minh thì bị diệt, hoặc vô tù, hoặc bị giết chết trong tù. Còn ở hải ngoại thì có chiến dịch xây Chùa, thi nhau xây Chùa lớn, Chùa to, khánh thành rực rỡ.

                  Ngôi Chùa Mới  Khánh Anh                                                                  Bích Xuân


    Một buổi trưa chủ nhật, tôi lái xe trên con đường xa lộ A6 trực chỉ hướng thị xã Evry tỉnh Essonnes cách Paris khoảng 35 cây số có Đại lễ Phật Đản 2552 tại chùa Khánh Anh 












    Chùa Khánh Anh ở Paris tốn khoảng 20 triệu đô la, ai cũng biết. Chùa Viên Giác ở Tây Đức cũng xấp xỉ 18 triệu đô la, trong Chùa còn có khách sạn dành riêng cho các công an giả dạng sư từ Việt Nam sang. Ở Quận Cam, tiểu bang California cũng tưng bừng xây Chùa. Chùa Bảo Quang của Thầy Thi Sĩ Quảng Thanh tốn sơ 5 triệu vì thuê thợ Tầu sang, mang gổ Thái Lan, gỗ Tầu sang. Chùa của Thầy Minh Mẫn, xây sớm hơn, nên chỉ tốn hơn 3 triệu đô. Đặc biệt là Thầy sử dụng một đội ngũ sư nữ để làm việc Chùa, không có Sư nam. Mỗi dịp Tết là Thầy hốt bạc với chương trình ca vũ nhạc ngay trong Chùa. Lời Phật dậy:
    "Trong đêm nay và ngày nay, ta nguyện sống tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang..." (Tăng chi bộ, chương Tám pháp).
    "Này các tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Này các tỳ-khưu, không nên ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkata (tác ác)" – (Luật tạng, Tiểu phẩm).
    Nói chung, là không ca hát hoa hòe hoa sói, không diễn tuồng ngân nga. Nhưng các Thầy vẫn tổ chức đều chi để kiếm lợi. Nhiều Thầy còn lên sân khấu hát nhạc diễu nữa. Mới đây, một nhóm ni cô ở Việt nam mặc quẫn áo bộ đội, cầm súng múa hát, sau khi đã thay đồ trang phục như điếm già múa quạt, lượn qua lượn lại. Ổ Việt Nam, ai cũng biết vụ Đàm Vĩnh Hưng hôn môi Thầy Chùa say đắm!
    Còn biêt bao vụ như Thích Pháp Châu, Chùa Việt Nam (nay thành chùa Quán Âm) đi chơi gái bị gái thu băng đòi tiền! Chùa Việt Nam cũng là nơi ổ đài phát thanh Cộng Sản do luật sư lỡ thời Phùng Tuệ Châu điều hành. Vụ Thích Trí Tín mới đây ở với vợ 2 con, Vụ Thích Hộ Giác, Thích Chánh Lạc.. là những vụ nổi tiếng về sự bê bối. Thích Viên Lý có phen phải ra hầu tòa…
    Gần đây, trong buổi lễ gọi là Tưởng niệm Pháp Nạn 1963, để vinh danh Thích Quảng Đức, thì cư sĩ Huỳnh Tấn Lê, chủ tịch Tổng Hội Cư sĩ, phát biểu chửi chế độ Ngô Đình Diệm tơi bời, cho là Tổng Thống Diệm giết nội miền Trung hơn 300,000 Phật Tử, chưa kể miền Nam. (Cũng y như vụ Thích Nhất Hạnh, hồi còn là Thượng Tọa, đã bỏ ra một số tiền khổng lồ là 100,000 đô đăng báo, chửi Mỹ Ngụy và vọng ngữ cho là Mỹ Ngụy đã bỏ bom giết chết hết 300,000 người dân Bến Tre!) Vụ tưởng niệm Pháp Nạn này là một chuỗi dài nối tiếp với việc Cộng Sản Việt Nam hiện đang cho xây đài tưởng niệm Thích Quảng Đức và chửi chể độ Diệm. Các buổi lễ ở Việt Nam, California và Úc nằm trong một hệ thống làm việc chặt chẽ, kẻ tung ở quốc nội, thì có người hứng ở hải ngoại.
    Ăn uống thì sao? Thầy nào cũng có sư nữ đứng hầu, chờ Thầy dùng xong một bát là đón lấy, xới cơm rồi dâng lên cho Thầy. Đi xe thì đi xe láng, có tài xế, có cận vệ. Nói về nghi thức, các Thầy hay tổ chức cầu cho “Cửu Huyền Thất Tổ”, Chín đời, tám tổ để lấy tiền Phật Tử. Đã chết 9 đời rồi, đã đầu thai đi khắp nơi rồi, có thể thành con bò, con trâu rồi, bây giờ không lẽ chỉ vì vài tiếng kinh kệ, một mớ tiền dâng cúng, thì các tổ kia sẽ được Ngọc Hoàng Thượng Đế thương tình mà cho tái sinh chăng? Trong nhiều buổi lễ, nhất là tang lễ, Thầy Chủ Trì mặc áo như Đường Tam Tạng, múa gậy Phương Trượng, đi vòng quanh quan tài, và rẩy nước Thánh, chẳng khác gì thầy bùa, thầy pháp! Thiền Sư Nhất Hạnh thì chuyên môn tổ chức tu thiền để lấy tiền chúng sinh, giao cho vợ thầy là Ni cô Cao Ngọc Phượng, tự là “Chân Không”, (chân không nhưng túi đầy tiền),  và còn tổ chức Thiền Ôm để móc túi dân Tây nữa.
    Như vậy, đạo Phật còn hay mất? Người ta không thể nào nói đạo Phật còn, vì từ tăng ni xuống tới Cư sĩ, đều thể hiện “tham, sân, si”, tham dục, vọng ngữ, ác ngữ, ác tâm, ác hạnh. Chưa kể một lô những kẻ xưng là Trần Chung  Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang thuộc nhóm Giao Điểm gồm có Đao Phủ Nguyễn Đắc Xuân, và Hoàng Phủ Ngọc Tưởng, những kẻ giết người không gớm tay ở Huế. Dưới trướng của chúng có Trần Quang Diệu, Trần Tiên Long (tức Trần Văn Quý), Hòa Bình (tên chuyên viên chuyển thư chống Công Giáo), Giác Hạnh, và một danh sách dài những tên đốn mạt chuyên chửi tục hơn hàng tôm, hàng cá trên diễn đàn, dưới danh nghĩa là Phật Tử.
    Đạo Phật, một tôn giáo lớn hàng thứ ba trên thế giới đã chết ở Việt Nam và trong công đồng hải ngoại.
    Nghiệp làm không chánh thiện,
    Làm rồi sanh ăn năn,
    Mặt nhuốm lệ, khóc than,
    Lãnh chịu quả dị thục…..
    Tỷ kheo, tát thuyền này,
    Thuyền không, nhẹ đi mau.
    Trừ tham, diệt sân hận,
    Tất chứng đạt Niết Bàn.
     
    Vô Sắc Thiền Sư.
    Viết trong mùa Pháp Nạn 1963-2013.
     

    Wednesday, August 14, 2013

    Trần Minh-VIỆT BÁO: Truyền Thông hay “Thông Tấn Xã Cứu Nguy ma tăng Phật Giáo”


    http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2013/08/tran-minh-viet-bao-truyen-thong-hay.html






























    VIỆT BÁO: Truyền Thông hay “Thông Tấn Xã Cứu Nguy Phật Giáo”? - (Trần Minh)


        
      __________________________
    Trần Minh

    Truyền thông đứng đắn là truyền thông có trách nhiệm trong việc giáo dục và làm thăng tiến cuộc sống. Công việc trình bày sự thật, ít thiên kiến, sẽ giúp người đọc có thái độ và cách hành xử đúng đắn trước những vấn đề khó khăn của xã hội và những khúc mắc của lịch sử. Ngược lại, những “cơ quan truyền thông” chỉ đăng tải những gì mình muốn, bất chấp tin láo tin vịt, thì có nên được cộng đồng chấp nhận? Câu trả lời là không. Những nhà máy sản xuất tin đó nên được phân loại là cơ quan tuyên truyền và phải bị công luận vạch mặt, để những gì của họ viết được bỏ ngay vào sọt rác mà không làm mất thì giờ người đọc. Đó là mục đích của bài viết hôm nay sau khi bộ mặt thật của tờ Việt Báo do ông bà Trần Dạ Từ Nhã Ca làm chủ đã được lộ diện, qua bài viết có tựa đề rất nghiêm trang là Trang Nghiêm Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Pháp Nạn (1963-2013)".

    Bài báo “trang nghiêm” nói trên của tờ Việt Báo gồm toàn các tội ác vô cùng rùng rợn được sáng tác từ cửa miệng của các cư sĩ và sư sãi Phật Giáo, rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã làm mất nước ngày 30 tháng 4, giết hại 300 ngàn Phật Tử, giết đối thủ chính trị, âm mưu Ki- Tô hóa Việt Nam, khủng bố bắt bớ giam cầm tăng ni Phật Tử. Trong khi đó thì Phật Giáo là number one, là máu thịt, là linh hồn, là bản sắc của dân tộc Việt Nam. Nếu Phật Giáo bị biến mất thì lịch sử Việt Nam cũng bị chôn sống theo luôn.

    Đọc xong loạt tội ác lê thê này thì cảm giác của người đọc vừa xấu hổ, vừa rởn da gà, và vừa lạnh tóc gáy. Xấu hổ dùm cho những kẻ sáng tác ra chúng. Người có liêm sỉ đều biết câu “hữu xạ tự nhiên hương”. Chẳng ai dám mở miệng nói rằng tôn giáo tôi “hương” lắm lắm, tôn giáo tôi là bản sắc và linh hồn của dân tộc, nếu chẳng may tôn giáo tôi bị tử vong thì cả lịch sử và văn hiến của dân tộc Việt Nam cũng bị về chầu ông bà luôn! Còn rởn da gà vì tờ Việt Báo gợi lại ký ức lịch sử của một thời kinh hãi của cái gọi là “Đài Phát Thanh Cứu Nguy Phật Giáo” của ông ăn cướp Thích Trí Quang, và lạnh tóc gáy vì nếu chẳng may cái đám cuồng tín này mà nắm chính quyền thì Phật Giáo sẽ trở thành quốc giáo, ai nghịch ý các thầy là có đường mò tôm như số phận của các ông Ngô Đình Cẩn, Phan Quang Đông, hoặc tàn một cuộc đời như Đặng Sĩ, Dương Văn Hiếu!

    Thật khó ngờ một nhà văn và một nhà thơ, dầu gì cũng có tiếng trước năm 1975 và nay đang sống tại xứ sở văn minh nhất hoàn cầu, lại có thể viết và đăng một bài báo đầy những điều vu khống đến độ hài hước và vô nghĩa như báo cộng sản vậy!

    Ký ức lịch sử đó là gì? Đó là hàng ngày người dân Huế đều được cái đài phát thanh ăn cướp từ chính phủ của các đại bàng Phật Giáo Tranh Đấu. Trong đó chủ xị là Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu và đám Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chúng ngày đêm rủa xả cả hai chính phủ VNCH là đồ Diệm mà không Diệm”. Chúng nhồi sọ dân Huế bằng những món tuyên truyền mà Bác Hồ và nhà báo Trần Dân Tiên đã soạn ra cho chúng. Những món hàng khả ố này sau 50 năm, nay lại được on sales trở lại tại hội trường Jerome ngày 23/6/2013 bởi Việt Báo và đám tăng sĩ, cư sĩ, nhân vụ Thích Quảng  Đức bị thiêu sống. Do tính cách đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu với Đài Phát Thanh Cứu Nguy Phật Giáo như vậy, nên chúng tôi phải tặng cho tờ Việt Báo cái nick name là “Thông Tấn Xã Cứu Nguy Phật Giáo Việt Báo”. Có như vậy thì những người đã từng kinh hãi cái món Phật Giáo Tranh Đấu mới biết đường mà tránh.

    Thiên hạ dể bị bịp như thế sao? Cứ hể có đài phát thanh “Cứu Nguy Phật Giáo” là người ta tin Phật Giáo bị nguy cấp? Và cứ tương ra 300 ngàn Phật Tử bị sát hại là người ta tin có 300 ngàn người bị sát hại?

    Và đây là những câu trả lời người ta có tin những gì Việt Báo tương ra hay không. Chỉ hai ngày sau khi bài báo rất “trang nghiêm” này được ra đời.



    Hãy đọc lại câu trả lời của một đàn anh của Huỳnh Tấn Lê

    "Nói chi đến 300,000 người? Con số này do Việt Cộng nói thì được, chứ một Tiến Sĩ Hành Chánh như anh mà nói thì uổng cái bằng quá! Anh có nghĩ rằng anh cần xin lỗi cộng đồng tỵ nạn về những việc láo lếu mà anh nói không?” Anh có biết tẩu tướng Tôn Thất Đính, một tên phản bội, hiện nay chỉ là một tay sáng xỉn, chiều say, đã từng bị cảnh sát bắt vì tội say rượu nằm ngủ giữa đường, bây giờ mất hết tư cách không?"
    Và câu trả lời của Thiếu Tá QLVNCH Trần Thiệu Trung như sau:
    Nhật Báo Việt Báo tại California đã đăng bài “Trang Nghiêm Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Pháp Nạn” dài đặc biệt, chiếm gần 3 trang lớn với rất nhiều hình ảnh, chứng tỏ rằng Nhật Báo Việt Báo không đứng ngoài nghi lễ này... Bài báo long trọng ghi nhận: “Đặc biệt có cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, nhân chứng lịch sử trực tiếp, một trong những người chỉ huy cuộc chính biến 1963. Tuy ngồi trên xe lăn, ông đã phát biểu cảm nghĩ của mình khi tham gia cuộc đảo chánh ông Diệm.” Về nhân vật này, thì cũng tùy nghi đồng hương và các cựu quân nhân đã từng biết những cuộc say sưa và truy hoan của nhân vật này, suy nghĩ.
    Rõ ràng trước công luận, nhật báo Việt Báo đã không thể phủ nhận rằng mình đã không dính dáng gì và không chịu trách nhiệm gì đến những điều vô liêm sỉ này.

    Tiện đây xin hỏi ông bà Trần Dạ Từ /Nhã Ca, ông bà nghĩ sao về những câu hỏi đã được đặt ra cho ông tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê nói trên? Và ông bà có nghĩ rằng các câu hỏi này không liên quan và cũng không ảnh hưởng gì đến uy tín và giá trị của tờ Việt Báo cũng như cá nhân của hai ông bà chứ?

    Và sau đây là các vấn đề mà chúng tôi đặt ra:

    Về cái tựa đề “Trang Nghiêm Tưởng Niệm”:
    Từ ngay cái “tựa đề”, chúng tôi đã thấy ông bà Trần Dạ Từ Nhã Ca không ổn.

    Vì chỉ có người mất trí mới không thấy rằng mục đích buổi tụ họp này là để đấu tố anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, còn tưởng niệm Thích Quảng Đức chỉ là cái vỏ bọc. Vì vậy, lẽ ra ông bà Việt Báo nên viết thẳng thừng rằng “Trang Nghiêm Đấu Tố Nhu Diệm”, còn treo đầu dê bán thịt chó như vậy e người đọc sẽ có cảm giác ông bà bịp người đọc. Và chỉ có người ngu đần mới không thấy được cái ác tâm của hai ông bà Phật Tử chủ báo qua việc phát tán một bài báo với đầy những tố cáo hài hước, vu vơ, vô giá trị và vô liêm sỉ như thế! Cả đám, mỗi người một nhiệm vụ, kẻ đấu tố, người thêm mắm thêm muối đưa tin, đã xúm lại đấu tố Tổng Thống còn hơn cả Việt Cộng đấu tố, ngay cả chính Hồ Chí Minh còn thua tờ Việt Báo nữa. Không tin ư? Hãy đọc những gì những gì Hồ Chí Minh nói: “Ông Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc, ông ta đã hành xử quyền hành theo ý thức độc lập quốc gia của ông, vì thế ông đã phải chịu một cái chết bi đát.” (W. Burchette, Jacque de Buzon 9/1964), và đây là những gì Việt Báo đăng “ông và giòng họ đã đặt quyền lợi của tôn giáo, của gia tộc mình lên trên” (Huỳnh Tấn Lê).

    Những 300 ngàn Phật Tử bị giết (!?) còn hơn cả Cộng Sản gấp 40 lần vào tết Mậu Thân 1968. Còn kế hoạch Ki Tô hóa Việt Nam đã dự trù là 10 năm, thì đã 9 năm qua rồi mà chùa thì càng ngày càng mọc như nấm, mà chỉ còn có 1 năm thôi nữa thôi, là năm 1964, thì làm sao mà thanh toán cho được Phật Giáo hết đây chứ?? Kế hoạch gì lạ lùng vậy? Kế hoạch bị phá sản của bọn Nhu Diệm hay lời vu khống của đám thầy chùa và đạo hữu bất lương?

    Tóm lại, với những nội dung nói trên thì cái tựa đề “Trang Nghiêm Lễ Tưởng Niệm là đầu dê hay đầu chó đây thưa ông bà chủ báo?

    Về thái độ của ông bà Trần Dạ Từ, Nhã Ca trước việc sát hại anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm

    Tờ Việt Báo của Trần Dạ Từ và Nhã Ca viết như sau: “Đặc biệt có cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, nhân chứng lịch sử trực tiếp, một trong những người chỉ huy cuộc chính biến 1963. Tuy ngồi trên xe lăn, ông đã phát biểu cảm nghĩ của mình khi tham gia cuộc đảo chánh ông Diệm”. Rõ ràng, sự thích thú việc giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm của tác giả bài báo là điều không thể che dấu. Một cuộc đảo chánh đưa đến án mạng giết hai sinh linh thì đó là tội ác hay niềm vui cho Phật Tử thưa ông bà chủ báo?

    Đây đã là năm 2013, và cũng đã sống tại Miền Nam và tại Hoa Kỳ nhiều năm, chủ nhân của tờ Việt Báo hẳn cũng đã hấp thụ được một số khái niệm về luật pháp và lương tri. Thế thì xin hỏi, Miền Nam Việt Nam là một quốc gia dân chủ, có hiến pháp, có luật pháp, có tiêu chuẩn đạo đức, rất văn minh và nhân bản, vậy dựa trên luật pháp nào, công lý nào, đạo đức nào, lương tâm nào, nhất là lương tâm của một Phật Tử như ông bà chủ báo chẳng hạn, để cho rằng việc tổ chức “chính biến” rồi lén lút giết hai anh em Tổng Thống trong xe tăng là một hành động đáng làm và đáng hãnh diện, thể hiện qua việc lăng xê tên một tên giết người như thế?


    Chính ông bà đã trang trọng viết Tôn Thất Đính là một trong những kẻ “chỉ huy” và long trọng hóa hắn trong buổi lễ. Thế thì ông bà muốn gì và thái độ của ông bà là gì trước cái chết oan ức của hai nhân mạng không được công lý soi xét, chưa kể rằng đó là nhân mạng của nguyên thủ quốc gia kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Đội, trong lúc quốc gia đang có chiến tranh? Ngay cả những tên hung thủ như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, và Dương Hiếu Nghĩa. Tất cả đều biết xấu hổ và đã chối tội, trừ Nguyễn Văn Nhung đã bị giết để diệt khẩu? Ngay cả khi cựu hoàng Bảo Đại đến thăm nhà cụ Cao Xuân Vỹ vào khoảng năm 1996, chính Tôn Thất Đính đã nằm lăn ra khóc trước bàn thờ Tổng Thống nói rằng “Con không giết cụ, con không giết cụ!”. Là cư dân đã lâu của Santa Ana và là dân làng báo, chúng tôi không tin rằng chủ nhân tờ Việt Báo lại không biết điều đó. Bây giờ hắn lại vênh váo với “nhiệm vụ chỉ huy cuộc chính biến” và ông bà lại lăng xê một tên người không ra người ngợm không ra ngợm, sáng say chiều xỉn, ngủ ngoài đường bị cảnh sát bắt, như vậy danh dự của kẻ viết bài và đăng bài để ở đâu? Chẳng lẽ để cùng chổ với Tôn Thất Đính?


    Ngoài ra, cũng là dân làng báo Miền Nam, hai ông bà chủ nhân Việt Báo không thể phớt lờ sự kiện chính trị vào năm 1970-1971. Đó là chính hung thủ số 1 Dương Văn Minh đã dùng việc sát hại TT Ngô Đình Diệm như là một vũ khí để chống lại TT Nguyễn Văn Thiệu vào mùa tranh cử năm 1970-1971. Y đã đổ tội giết TT Ngô Đình Diệm cho TT Nguyễn Văn Thiệu, để mong hạ được đối thủ. Nhưng dân chúng biết tỏng ai là thủ phạm chính, ai trong thế bị động. Nên cuối cùng Dương Văn Minh đã rút lui để tránh nhục nhã sau khi thăm dò cho thấy việc tranh cử của hắn chỉ chuốc lấy thảm bại nặng nề. Ông bà Trần Dạ Từ và Nhã Ca không thể không chấp nhận rằngđây là một bằng chứng cho thấy dân chúng Miền Nam thương tiếc TT Ngô Đình Diệm biết bao và việc giết Tổng Thống là một tội ác họ khó lòng dung thứ.

    Ngay cả Dương Văn Minh thủ phạm chính cũng thấy đó là một tội ác tày trời phải che dấu, cớ sao ông bà lại có vẻ thích thú và hãnh diện cuộc cho “chính biến” đó? Lương tâm của những kẻ độc ác hay lương tâm của những kẻ cuồng tín, hay là cả hai thứ luôn?

    Chúng tôi không quá lời chứ hai ông bà nhà báo?

    Về kiến thức luật pháp và quyền lực quốc gia của tờ Việt Báo qua việc truyền bá quan điểm của Huỳnh Tấn Lê

    Huỳnh Tấn Lê, tiến sĩ Quốc Gia Hánh Chánh nói rằng “Khởi đầu cho quyền lực, tiếp theo sau việc tiêu diệt tổ chức Bình Xuyên, TT NĐD đã lần lượt triệt hạ các Đảng phái Quốc Gia chống Cộng, các Giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo vốn rất đối nghịch với CS”.

    Ở đây chúng tôi xin hỏi ông bà Việt Báo, Huỳnh Tấn Lê tốt nghiệp tiến sĩ quốc gia hành chánh thì ít nhất y phải hiểu về cơ cấu và quyền lực quốc gia hơn ai hết, đúng không? Nhưng đọc đến đây thì tôi không thể không tự hỏi ai đã cho y tốt nghiệp QGHC, bằng xin hay bằng cho (?), như một đàn anh của y đã tự hỏi như vậy! Một quốc gia chỉ có thể gọi là quốc gia khi thiết lập được một cơ chế trung ương tập quyền,đại diện chính thức cho người dân điều hành việc nước và đại diện mình trước thế giới. Nơi đó không thể gọi là quốc gia khi mà quyền lực bị nằm trong tay bởi một hỗn hợp gồm các giáo phái và những tên ma cô như Bảy Viễn và lính Lê Dương như Nguyễn Văn Hinh, mỗi phe hùng cứ một phương rồi đặt ra những luật lệ khác nhau để cai trị và thu thuế để kiếm sống. Nếu ông bà sống trong một vùng đất như vậy ông bà thấy thế nào? Có chịu đựng được không và có hãnh diện về "quốc gia" đó không?

    Nhận sự bổ nhiệm của quốc trưởng Bảo Đại thành lập chính phủ đại diện cho Miền Nam, thủ tướng Ngô Đình Diệm phải có trách nhiệm ra lệnh cho tất cả các phe phái giải giới để thành lập chính quyền trung ương.  Không một phe phái nào được quyền sử dụng chiêu bài chống cộng như là một lý do để tiếp tục lưu giữ vũ khí và hoạt động theo luật pháp của riêng mình, bất chấp luật pháp trung ương. Nếu phe nào không tuânthủ thì phải bị coi là thành phần phản loạn và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải có trách nhiệm đánh dẹp. Đó là bổn phận hàng đầu trước quốc dân của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, và cũng là nguyên tắc trị quốc bất di bất dịch từ cổ chí kim mà không ai có thể tranh cãi được. Vì vậy chỉ có những kẻ ngu đần như Huỳnh Tấn Lêmới dám can đảm phát biểu rằng “tiếp theo sau việc tiêu diệt tổ chức Bình Xuyên, TT NĐD đã lần lượt triệt hạ các Đảng phái Quốc Gia chống Cộng, các Giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo vốn rất đối nghịch với CS”. Chỉ có một đám vịt nghe sấm mới có thể gật gù và đăng tải những phát biểu vô cùng ngu xuẩn như thế của hắn!

    Còn nữa, ông bà Trần Dạ Từ Nhã Ca cũng đã rất hoan hỉ đăng tiếp: “và rồi nạn nhân kế tiếp là PG”. Đến đây thì phải nói rằng người nói và người đăng đã bị chứng nói láo bẩm sinh đến độ bất cần liêm sỉ, kiểu thầy sao trò vậy. Thích Huyền Quang đã bất cần liêm sỉ khi phát biểu rằng: "Phật Giáo luôn bị những thế lực chính trị thời đại đánh phá suốt 300 năm cận đại”. “Nạn nhân” gì mà đi chiếm quốc lộ I, chiếm công sở, cướp đài phát thanh, đốt xe cảnh sát và quân cảnh, ngăn sông cấm chợ, cướp kho vũ khí, thoải mái dùng súng giết người, và sách súng rượt giết cả tướng lãnh QLVNCH! Ai là nạn nhân? Chính phủ và QLVNCH là nạn nhân hay đám côn đồ PG Tranh Đấu là nạn nhân? Ai đàn áp ai? Chính phủ VNCH đàn áp Phật Giáo hay Phật Giáo đàn áp chính phủ và QLVNCH?

    Đăng những kiến thức ngu dốt và những phát biểu vô liêm sỉ như vậy là tư cách của một cơ quan truyền thông đứng đắn đó sao thưa chủ nhân ông của tờ Việt Báo?

    Những điều bịa đặt mà tờ Việt Báo đã can đảm phát tán

    Trước khi đi vào vấn đề này chúng tôi xin được phép nhắc lại sự liên quan giữa bị cáo và những nguyên cáo, vì nó liên quan đến vấn đề đạo nghĩa của người Việt taBị cáo là ai? Bị cáo là một trong những trí thức đã tốt nghiệp thủ khoa về ngành Hành Chánh Quốc Gia, tức trường Hậu Bổ, và sau đó đã giữ chức Thượng Thư Bộ Lại. Vì là “trong nghề” cho nên sau khi nhậm chức Thủ Tướng, bị cáo đã cho xây dựng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đầu tiên của Việt Nam và đặt dưới sự quản trị trực tiếp của bị cáo tức Phủ Thủ Tướng và Phủ Tổng Thống. Đây là ngôi trường được ưu ái một cách đặc biệt, là đứa con ruột của Tổng Thống nên “không thể” nằm dưới quyền ai cả. Vì vậy, có thể coi bị cáo là cha đẻngười thầy lớn, người anh lớn của ngành Quốc Gia Hành Chánh Việt Nam. Thế nhưng trời đất có luôn có những chuyện bất đạo. Đấu tố người thầy vô tội của mình lại chính là những tên đàn em vong ân bội nghĩa. Đó là những điều bất nhẫn mà đám Cư Sĩ QGHC tại Santa Ana đã làm.

    Đám môn đồ bất đạo đó là ai chúng ta đã biết. Những tội ác bịa ra dưới đây không phải là do tờ Việt Báo nói ra, nhưng khi quyết định đăng nó thì chủ bút và chủ nhân phải chịu trách nhiệm chung mà không có quyền phủi tay. Vì vậy, chủ bút và chủ nhân của tờ Việt Báo phải chịu búa rìu của công luận khi trực tiếp tuyên truyền những điều dối trá mà khó có tờ báo nào có can đảm đăng. Vì ngoài vấn đề đạo đức, lương tâm, và danh dự ra, nó còn chứng tỏ kiến thức lịch sử, chính trị, luật pháp của tờ báo, của ký giả và cuối cùng là chủ bút và chủ nhân. Đó là lý do chúng tôi cần phải tóm tắt những bịa đặt có một không hai trong lịch sử báo chí Miền Nam và báo chí hải ngoại nói chung. Có thể nói, ngoài tờ Việt Báo ra, không một cơ quan ngôn luận nào dám đăng những điều như vậy cả, vì sao? Vì đăng những điều như vậy thì họ biết rằng giá trị của tờ báo sẽ đi đến chổ lá cải.

    Hãy đọc lại những gì tờ Việt Báo đã “trang nghiêm” đăng:
    300 ngàn Phật Tử Miền Trung đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm sát hại để thực hiện kế hoạch Ki Tô hóa Việt Nam trong vòng 10 năm!

    Đệ Nhất Cộng Hòa là một chế độ độc đảng Cần Lao thủ tiêu đối lập, Tôn Giáo Toàn Trị trong đóThiên Chúa Giáo là chủ giống như Marxism!

    Hoa Kỳ tổ chức đảo chánh TT Ngô Đình Diệm vì ông cho lệnh bắt tay với cộng sản tại Tánh Linh và Dinh Gia Long! 
    Và hài hước nhất là “phát biểu” của bà Ngô Đình Nhu “tôi đích thân tạ lỗi linh hồn thầy Thích Quảng Đức và xin Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ân xá những lời tuyên bố vô trách nhiệm của tôi 34 năm trước”. Nói như thiệt! Trong lúc lời ghi âm của bà năm 1982 vẫn còn đó, rằng bà phải giễu cợt cái chết của Thích Quảng Đức để chấm dứt những cái chết vô nghĩa vì những hào quang giả tạo

    Và còn vài chuyện nói láo lặt vặt khác thiết nghĩ không cần phải viết ra cho tốn thì giờ, chẳng hạn chuyện ông Thích Quảng Đức tự thiêu hay bị thiêu. Ông ta đã bị thiêu thì có già miệng cở nào cũng không thể nào làm cho ông ta trở thành tự thiêu được. Càng nói thì càng làm lộ tính cách trơ trẽn của những kẻ cuồng tín mà thôi.


    Có thể nói, ngoài tờ Việt Báo ra, không một cơ quan ngôn luận tại hải ngoại nào dám đăng những điều dối trá trắng trợn như vậy, vì sao? Vì họ không muốn ngồi chung xuồng với 800 tờ báo Đảng.

    Vấn đề tâng bốc và liêm sỉ
    Giữa tâng bốc và liêm sỉ dường như không có điểm chung, người có liêm sĩ ít khi tâng bốc chính mình, người hay tâng bốc chính mình là loại người ít có liêm sỉ.

    Riêng về bản chất của tôn giáo là đạo đức và khiêm tốn. Chẳng ai khuyến khích tín đồ đi tâng bốc đạo mình bao giờ. Đặc biệt là Phật Giáo chân chính. Hơn ai khác ông bà chủ báo là tín đồ Phật giáo và là “kẻ sĩ” thì phải hiểu, cớ sao ông bà lại không thấy chướng tai xấu hổ khi đăng những điều mèo tâng bốc mèo sau đây: 
    Phật Giáo là máu thịt, là linh hồn của dân tộc. Phật Giáo là bản sắc Việt Nam,nếu bản sắc ấy mất đi thì 4000 ngàn năm văn hiến và 4000 năm lịch sử cũng bị chôn vùi theo.". “Qua mấy ngàn năm, lịch sử chứng tỏ Phật Giáo không có tham vọng gì ngoài việc tu chứng bản thân”.
    Tu chứng bản thân bằng cách cướp đài Phát Thanh của chính phủ? Chiếm quốc lộ I, ngăn chận công xa chính phủ để tạo đường tiến quân cho cộng sản, đem bàn thờ Phật xuống đường, ngay cả để trên đống rác để ngăn chận sự ổn định trật tự của cơ quan công lực và để cộng sản nằm vùng trốn trong đó, ngăn sông cấm chợ, đốt xe quân cảnh Mỹ và cảnh sát, đốt phòng văn hóa thông tin Hoa Kỳ, chiếm công sở, cướp kho vũ khí quân trang quân dụng, bắn giết thường dân, và bắn cả tướng lãnh QLVNCH!

    Tu chứng bản thân là như vậy sao?

    Lời nói và việc làm rõ ràng không hề đi đôi với nhau, nhưng vẫn cứ đăng những lời tâng bốc chướng tai, thì liệu việc “vinh danh” Phật Giáo kiểu Việt Báo như vậy có làm cho Phật Giáo có danh tiếng và có làm Phật Tử chân chính hãnh diện hay không? Xin hỏi ông bà chủ báo?

    Truyền thông hay tuyên truyền? Liêm sỉ hay vô liêm sỉ?

    Vấn đề quan điểm chính trị của ông bà chủ nhân tờ Việt Báo
    Đó là điều chúng tôi hết sức quan tâm. Ở đây chúng tôi không vơ đủa cả nắm cho toàn bộ các ký giả của tờ Việt Báo. Chúng tôi chỉ đặt vấn đề quan điểm cá nhân của hai ông bà chủ nhân tờ báo, mặc dù tên tác giả bài báo đã bị bỏ trống, vô tình hay cố tình để cho tất cả các ký giả phải mang tiếng chung.

    Chúng tôi xin phân tích như sau:
    Đã có sự kiện tên cán bộ Lê Mạnh Thát từ Việt Nam sang, trú ngụ tại chùa Bát Nhã, để chỉ đạo và duyệt xét nội dung từng bài phát biểu một, đặc biệt là bài phát biểu củaHuỳnh Tấn Lê. Ông bà Việt Báo khó thể phủ nhận rằng ông bà không biết điều này. Vì vậy, không lạ gì bài phát biểu của Huỳnh Tấn Lê đã đề cao công sức của CSVN trong cuộc kháng chiến chống Pháp và thắng một đối thủ Miền Nam đang ở thế thượng phong hơn mình, một cách lăng xê không lấy gì làm khéo léo, như sau: “TT NĐD nắm được quyền hành trong một hoàn cảnh vô cùng thuận lợi để xây dựng nền móng dân chủ cho quốc gia, khi CS Bắc Việt vừa ra khỏi cuộc chiến tiêu hao với Pháp”.

    Trong khi đó thì thực chất của cuộc chiến chống Pháp là gì? Là “Dùng mặt trận dân tộc chống phát xít làm bình phong, chỉ đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít, bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không, chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản”. Hội Nghị Mạc Tư Khoa 1935 - Hồ Chí Minh, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong là những kẻ có mặt trong hội nghị đó.

    Còn hoàn cảnh Miền Nam trước năm 1954 ra sao? Không chính quyền, không quân đội, không ngân sách, không viện trợ, dân chúng lầm than đói khổ và thất học, ruộng đồng bỏ hoang, bị chia năm xẻ bảy vì nạn sứ quân Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh và các Giáo Phái, Việt Cộng cài cán bộ ở Miền Nam tràn đìa, đảng phái chính trị Quốc Gia thì không có kinh nghiệm, yếu ớt và không có tài trợ nào cả. Nói chung tình hình Miền Nam bấy giờ rất bấp bênh. Vì vậy, nếu không có sự lãnh đạo của anh em Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thì ngoại hô nội ứng, bọn nằm vùng sẽ đứng lên chiếm chính quyền và Miền Nam đã tự động rơi vào tay Trung Cộng và Việt Cộng hai năm sau đó mà chúng chẳng cần phải tốn một viên đạn!

    Là tiến sĩ, là nhà báo NVQG mà không biết bộ mặt thật của cuộc kháng chiến chống Pháp của ĐCSVN? Trong khi ngay cả thế hệ trẻ sinh sau đẻ muộn trong nước nhưNguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha cũng biết? Làm tiến sĩ, làm nhà báo mà có thể mở miệng nói rằng“TT NĐD nắm được quyền hành trong một hoàn cảnh vô cùng thuận lợi”?

    Sao lại có chuyện “không biết” một cách khó hiểu như vậy?

    Ngoài ra, điểm quan trọng nhất là Huỳnh Tấn Lê đã lấp liếm tội bán nước của ĐCSVN như sau: “Việt Nam đang đối diện trước một đại họa mất nước do ý muốn tham lam bành trướng của quốc gia khổng lồ từ phương Bắc”. Việt Nam đang đối diện với đại họa mất nước, điều đó đúng, nhưng do bọn cộng sản VN bán nước, chứ không phải chỉ có tham vọng một chiều của quân Tàu mà thôi. Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và ĐCSVN đã chủ động cầu viện quân Tàu cõng rắn cắn gà nhà để mưu bá đồ vương làm thái thú cho nhà Hán, điểm quan trọng nhất này tại sao Huỳnh Tấn Lê lại bỏ qua?

    Một lối gỡ tội cho ĐCSVN một cách vụng về mà một đứa trẻ con cũng thấy điều đó, thế nhưng tại sao một tờ báo được cho là của Người Việt Quốc Gia lại không thấy mà còn giúp phát tán rộng rãi như vậy?

    Điểm lạy ông tôi ở bụi này của cán bộ Lê Mạnh Thát là sau khi đứng chung với cái đám “phản động” đòi “tiến lên phía trước đánh Việt cộng và Trung cộng” thì Lê Mạnh Thát vẫn phây phây về lại Việt Nam mà không bị rơi rụng một sợi lông chưn nào cả, thế là thế nào? Thế thì không phải đây là màn trình diễn được che đậy vụng về bằng ba cái tuyên bố ngớ ngẩn “tiến lên phía trước đánh Việt Cộng và Trung Cộng” nhưngchủ đích bên trong là để bôi nhọ nền Đệ Nhất Cộng Hòa và cá nhân Tổng Thống Ngô Đình Diệm, gỡ tội cho Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và ĐCSVN, do cán bộ Tôn Giáo Vận Lê Mạnh Thát chỉ đạo, thì nó là cái gì? Đợi đến khi ngài cán bộ Lê Mạnh Thát được lên niết bàn và được Đảng gắn huy chương anh hùng nhân dân nhưThích Minh Châu, Thích Đôn Hậu thì hai ông bà chủ nhân tờ Việt Báo mới té ngữa? Ông bà không thấy hay cố tình không thấy nhưng chúng tôi đã thấy, và chúng tôi phải nói!

    Kết luận, bài học nằm vùng và bài học trở cờ đã quá nhiều tại hải ngoại. Bịp được người nhẹ dạ? Dĩ nhiên! Bịp được công luận? Không dễ đâu!

    Vì trách nhiệm công dân trước vấn nạn cộng sản, chúng tôi sẽ không thể để cho quý vị nhân danh bất cứ điều gì, kể cả dùng quyền năng của chiếc áo tu sĩ để đổi trắng thay đen lịch sử làm lợi cho cộng sản. Những ám ảnh cuồng tín tôn giáo cũng không thể được luồn lách để bảo vệ những nhân vật tu hành đã từng gieo rắc đau thương cho Việt Nam, bằng cách đưa những thông tin sai trái đến công chúng qua con đường đăng tải những phát biểu của nguời khác, và nói rằng mình không có trách nhiệm. Trách nhiệm tinh thần còn lớn hơn cả trách nhiệm pháp lý, hẳn ông bà chủ báo đồng ý?

    Hơn nữa, tên tuổi và danh dự của một cơ quan truyền thông cũng như danh dự cá nhân nằm trong giá trị của thông tin mà mình đăng tải, trong đó, nếu đăng tải những điều láo lường thì trước hết cơ quan ngôn luận và các cá nhân này đã tự hạ thấp giá trị của mình, hai là xem thường người đọc. 

    Sử dụng một buổi lễ mang tên là tưởng niệm một người “tự thiêu” để đọc 12 bài chính trị tuyên truyền xảo trá và vu khống, sau đó tiếp tay nhau phát tán, là một hành động không đứng đắn của Phật Tử và của một tờ báo NVQG. Sử dụng chiến thuật rẻ tiền treo đầu dê bán thịt chó là một mánh khóe không đem lại giá trị lâu dài cho từng cá nhân và các phương tiện truyền thông cùng hợp tác trong kiểu “buôn gian bán lận” như vậy.

    Những lời này tôi dành cho bà Nhã Ca. Bà Nhã Ca là nhà văn, viết khá nhiều tiểu thuyết chuyên về tình cảm vẩn vơ vơ vẩn tuổi mới lớn, tuổi sồn sồn, tuổi già, v.v.  nhưng chỉ có một cuốn làm nên tên tuổi cho bà, đó là cuốn “Giải Khăn Sô Cho Huế”. Nó làm nên tên tuổi cho bà vì nó không phải là tiểu thuyết tưởng tượng mà nó là một tội ác lịch sử có thật. Nay bà lại tô vẽ và tuyên truyền cho một tội ác lịch sử không thật, như vậy uy tín và danh dự của bà sẽ về đâu? 

    “Giải Khăn Sô Cho Huế” không thể là một cái mác chống cộng để rồi tha hồ phát tán những tội ác không thật cho TT Ngô Đình Diệm và bôi nhọ một cách trơ tráo và vô liêm sỉ nền Đệ Nhất Cộng Hòa, một chế độ mà nhiều người công nhận rằng đó là tốt đẹp nhất trong lịch sử cận đại. Một chế độ đem lại cơm no áo ấm và thanh bình cho dân chúng mà ngay cả những người thù ghét ông cũng phải công nhận điều này. Vì vậy, bài báo “Trang Nghiêm Tưởng Niệm…” đã giết đi tên tuổi của bà như là một kẻ cuồng tín, không trung thực và làm lợi cho cộng sản. Người quốc gia mà tuyên truyền làm lợi cho cộng sản thì còn tai hại hơn là cộng sản tuyên truyền chống lại người quốc gia. Chúng tôi biết điều đó và chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng một cách không nhân nhượng trên mặt trận truyền thông với những hạng người này. Tức là, ngay cả khi quý vị không là tay sai của cộng sản, nhưng đã làm lợi cho cộng sản, thì quý vị sẽ bị vạch mặt.

    Những khẩu hiệu như “chúng ta phải đoàn kết dẹp bỏ bất đồng để tiến lên phía trước đánh Việt Cộng và Trung Cộng” nhằm bịt miệng đối phương, đối với chúng tôi đó chỉ là những phát biểu vô nghĩa và hài hước do bọn cộng sản mớm mồi. Nó không những chẳng tạo được sức mạnh nào để chống lại cộng sản, mà ngược lại còn đưa đến tình trạng chia rẽ thất bại. Trong khi đó Việt Cộng chỉ việc ngồi rung đùi. Chẳng ai có thể đoàn kết với những người không trung thực. Đoàn kết với những hạng người này thì không những vừa tự hạ thấp giá trị của mình, vừa làm chìm xuồng cả lũ, mà lại còn làm trò cười cho bọn cộng sản. Chỉ có những kẻ ngu đần mới đem những khẩu hiệu “đoàn kết” ngây thơ đó ra như là một thần dược trị bá bịnh để phản bác.

    Ông bà Trần Dạ Từ không thể bắt chước quan Philato rửa tay trước khi giết người vô tội. Ông bà không thể đứng ngoài việc vu khống anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sau khi ông bà đã tô đậm và phát tán cái thứ rác rưởi mà cộng sản thải ra qua bàn tay Lê Mạnh Thát, cũng như sau khi ông bà đã phớt lờ việc Huỳnh Tấn Lê giả mù sa mưa biến tội bán nước của cộng sản thành tội xâm lăng đơn phương của Trung Cộng. Đó là một bản án tinh thần đã xóa sạch một danh hiệu “Nhã Ca Giải Khăn Sô Cho Huế”.

    Tóm lại, cái gọi là “Trang Nghiêm Lễ Tưởng Niệm 50 năm Pháp Nạn 1963-1966” chỉ là một buổi đấu tố chính trị. Trong đó các nhà ái quốc Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, và Trần Lệ Xuân đã bị bôi nhọ một cách hết sức vô liêm sỉ bằng những thứ cặn bả của cộng sản. Vì vậy lịch sử báo chí hải ngoại cũng như công luận sẽ ghi nhận tờ Việt Báo chỉ là một thứ “Thông Tấn Xã Cứu Nguy Phật Giáo”, một phương tiện sinh sống được tận dụng để thực hiện ước mơ cuồng tín Thần Quyền Phật Giáo của ông bà chủ nhân.

    Cuối cùng xin bắt chước câu nói của một vị công chức QGHC: Việt Cộng nói thì được, chứ các ông các bà nói và tiếp tay tuyên truyền những điều bất lương như thế thì uổng cho danh dự của các ông bà quá!

    Hoa Kỳ ngày 11 tháng 8 năm 2013

    Trần Minh