Pages/ Tác giả

Wednesday, January 23, 2013

Việt gian CS Nguyễn Phú Trọng đi Âu Châu rữa tội-tiền-vàng .!?!?















 Mục đích của Âu châu ra Hắc thư tố cáo tội ác đảng cộng sản  do Nghị quyết  1481 ngày 25-01-2006 có ý nghĩa gì?!?! . Năm kế tiếp  Tổng Thống Hoa Kỳ, George W. Bush đã đến khánh thành Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản tại Washington, D.C. vào lúc 9:45 sáng ngày 12 Tháng 6, 2007 có hiệu quả gì cho hàng triệu triệu nạn nhân cộng sản trên toàn thế giới. Hay đây chi là những con tốt thí trên bàn cờ tam phân  bá quyền thế giới?!? và chì là những lời đánh lừa khi chính  họ đã dựng nên CS, giúp đở chúng, nuôi dưởng, tiếp tế, giúp đở cho chúng "giàu mạnh và tàn ác" đến vô độ. Cuối cùng túi tiền kết sù cũng chạy vào các tập đoàn tư bản tự do...

các nạn nhân của cộng sản được gì từ nghị quyết của thế giới kể từ năm 2006 đến năm 2013 ?!?!  theo bản tin của báo CS đưa ra thì các đảng viên CS VN tẩu tán tài sản gởi gấm tại các ngân hàng quốc tế , bất đồng sản, thị trường chứng khoán, các tập đoàn đầu tư ẩn danh v..v.. trên 6,800 tỷ đô la. Những tài sản kết sù, chìm nổi này không phải là tài sản tư sản của vài cá nhân trọc phú đảng CS việt nam. Ai cũng hiểu rằng đó là xương, máu, mồ hôi trộn nước mắt của toàn dân việt nam bị đánh cướp bởi đảng việt gian CSVN.   Dù được cất dấu bí mật chân trời hang động nào trên thế giới mãi mãi đó vẫn là tài sản của toàn dân Việt Nam.


 trích trong Chiến Hậu, Lý Đông A: Tất cả tuyên ngôn đường mật chỉ là đánh lừa và là thừa cho những nhà quan sát chính trị, nhưng là những tài liệu rất quý cho những nhà học về tâm lý trên lịch sử và chính trị. Người ta muốn công nhiên một cách mâu thuẫn bá chiếm cả thế giới, nhưng mà người ta còn cần hiệu triệu, thứ nhất là cần đánh lừa. Hitler nói: “đánh bạc” là thế. 

Đặng phúc.




Tổng bí thư Đảng Việt gian CS  Nguyễn Phú Trọng ở châu Âu

Tổng bí thư Đảng Việt ịCS Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm quan trọng tới Tây Âu gồm Bỉ, Liên minh châu Âu, Italy và Anh.

Ngày 17/1, Tổng bí thư đảng Việt Gian CS Nguyễn Phú Trọng rời Hà Nội tới thăm chính thức Liên minh châu Âu (EU) và một số nước châu Âu. Thủ tướng Bỉ Elio Di Rupo cùng các quan chức cấp cao của chính phủ tham dự lễ đón Tổng bí thư đảng Việt Gian CS Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu VIệt Nam tại Brusels. Ảnh:QĐND
Thủ tướng Elio Di Rupo mời Tổng bí thư Đảng Việt gian CS  Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự. Ảnh: VOV
Tổng bí thư Đảng Việt gian CS  có cuộc hội kiến với Thái tử Vương quốc Bỉ Philippe tại Hoàng Cung. Thái tử chia sẻ với Tổng bí thư Đảng Việt gian CS những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp về Việt Nam qua những chuyến thăm trước đây. Tổng bí thư đảng Việt gian CS đánh giá cao vai trò của Hoàng gia trong nền chính trị Vương quốc Bỉ đồng thời, khẳng định  Đảng Việt gian CS Việt Nam luôn coi trọng và chủ trương tăng cường hợp tác toàn diện với Bỉ, một thành viên sáng lập và có vai trò quan trọng trong EU. 
Hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước: Biên bản ghi nhớ (MOU) hỗ trợ ngân sách ứng phó biến đổi khí hậu, Biên bản ghi nhớ xây dựng cảng Đình Vũ, Hải Phòng. 
Tổng bí thư Đảng Việt gian CS Nguyễn Phú Trọng gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso. Tổng bí thư tin tưởng việc triển khai Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện (PCA) và đẩy nhanh đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên ngày càng phát triển mạnh mẽ và hiệu quả. Ảnh: VOV
Kết thúc chuyến thăm Bỉ và EU, Tổng bí thư Đảng Việt gian CS 
Nguyễn Phú Trọng tới thăm chính thức Cộng hòa Italy từ ngày 20/1. Tổng thống Giorgio Napolitano ra tận cửa xe ô tô bắt tay chào đón Tổng bí thư Đảng Việt gian CS  Việt Nam và tổ chức lễ đón trọng thể tại Phủ Tổng thống. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao ý nghĩa việc hai nước ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Đảng Việt gian CS  Việt Nam - Italy nhân chuyến thăm này. Ảnh: AFP
Tổng bí thư Đảng Việt gian CS Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ Thủ tướng Italy Mario Monti. Ảnh:VOV
Tổng bí thư Đảng Việt gian CS cùng đoàn Đảng Việt gian CS Việt Nam tham quan triển lãm Việt Nam – Italy tại Rome. Ảnh: VOV

Tổng Bí thư Đảng Việt gian CS Nguyễn Phú Trọng tới thăm và nói chuyện thân mật với các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đông đảo đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Italy. Sau khi rời Italy, tổng bí thư sẽ thăm chính thức Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Chuyến đi kéo dài đến ngày 24/1.

10 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới

Trữ lượng vàng của cả thế giới tính tới đầu năm nay đạt hơn 31.000 tấn

1- Mỹ Dự trữ vàng chính thức: 8,133.5 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 76,3 %
Mỹ đạt trữ lượng vàng lớn nhất vào năm 1952 với tổng cộng 20.663 tấn, sau đó giảm xuống dưới 10.000 tấn lần đầu vào năm 1968.

2-Đức Dự trữ vàng chính thức: 3.391,3 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 73,5 %.
Đức có 1.500 tấn vàng trong Ngân hàng Liên bang New York và 450 tấn tại Ngân hàng Trung ương Pháp.

3- Ý 'Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 72,8 %.
Italy tuyên bố không bán vàng theo hiệp ước chung trong vài năm qua. Nhưng năm 2011, các ngân hàng nước này coi Ngân hàng Trung ương là nguồn cung vàng của cả nước trong năm 2011.

4-Pháp(thực dân) Dự trữ vàng chính thức: 2.435,4 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,2%.
Pháp công bố không bán vàng ra trong giai đoạn 2008/2009 – 2013/2014. Trước đó, nước này đã bán ra gần 600 tấn vàng theo thỏa thuận chung.

5-Tàu xâm lược -Dự trữ vàng chính thức: 1.054,1 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,7 %.
Vàng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dự trữ ngoại hối 3.200 tỷ của nước này.

6- Thụy sĩ -Dự trữ vàng chính thức: 1.0401,1 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 11%
Năm 1997, Thuỵ Sĩ bán ra một phần dự trữ vàng vì nước này không còn coi vàng là “cần thiết cho các chính sách tiền tệ”. Họ bắt đầu bán vàng ra từ tháng 5/2000, lúc đó dữ trữ quốc gia đang có 1.300 tấn. Theo Thoả thuận về vàng của các ngân hàng trung ương lần 1 (1999), Thuỵ Sĩ bán ra 1.170 tấn. Nước này bán ra thêm 130 tấn từ năm 2004 đến 2008 và không bán thêm vàng từ năm 2009 đến nay.

7-Nga- Dự trữ vàng chính thức: 934,9 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,8 %.
Nga bắt đầu dự trữ vàng từ 2006 nhằm đa dạng hoá dự trữ ngoại hối và giúp ruble trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Ngân hàng trung ương thường mua vàng từ thị trường nội địa.

8-Nhật Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,3 %
Năm 1950, Nhật Bản chỉ có 6 tấn vàng. Nhưng 9 năm sau, kho dự trữ này tăng mạnh. Chỉ tính riêng năm 1959, lượng vàng dự trữ tăng 169 tấn so với năm trước. Năm 2011, cơ quan này bán vàng để bơm 20.000 tỷ yen vào nền kinh tế sau thảm hoạ sóng thần và hạt nhân.

9- Hà lan  Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 60,6%
Hà Lan từng thông báo bán vàng ra thị trường với số lượng là 300 tấn năm 1999 nhưng sau đó họ chỉ bán được 235 tấn. Từ đó đến nay, Hà Lan không công bố thêm bất kì một giao dịch bán vàng nào

10- Ấn Độ- Dự trữ vàng chính thức: 557,7 tấn.
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối:10,3%
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ mua vàng từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và xem đây như một kênh đầu tư an toàn.
trích
Âu châu ra Nghị quyết số 1481, ngày 25-01-2006  lên án những tội ác chống nhân loại của các chế độ Cộng sản trên toàn thế giới được thông qua ngày 25.1.2006, với đa số áp đảo 99 phiếu thuận, 42 phiếu chống.
Đặc biệt điều 9 của Nghị quyết xác định rằng :
"Các chế độ toàn trị cộng sản vẫn còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và vẫn tiếp tục gây tội ác. Quyền lợi quốc gia không thể là cái cớ nhằm phản bác những phê phán thích đáng các chế độ độc tài toàn trị cộng sản hiện nay. Hội đồng Châu Âu cực lực lên án tất cả những vi phạm nhân quyền".
Các tội ác này đến từ đâu ? Điều 3 của Nghị quyết ghi nhận: 
"Nhân danh chủ trương đấu tranh giai cấp và nguyên tắc chuyên chính vô sản mà các tội ác được biện minh. Sự giải thích hai nguyên tắc này đã hợp thức hóa việc "thủ tiêu" những người bị cho là có hại cho sự xây dựng một xã hội mới, và do đó, bị xem là kẻ thù của các chế độ độc tài toàn trị cộng sản".
Điều 5 còn xác định : "Sự sụp đổ của những chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Trung và Đông Âu không được quốc tế điều tra theo dõi các tội ác gây ra. Hơn nữa, tác giả những tội ác nầy chưa hề bị đưa ra xét xử trước cộng đồng quốc tế, như trường hợp những tội ác khủng khiếp do Đức Quốc xã gây ra trước đây".
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/PACE_Resolution1481_Condemns_Communist_Regimes_YLan-20060208.html
trích --
Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản
Hoa Thịnh Đốn - Tổng Thống Hoa Kỳ, George W. Bush đã đến khánh thànhĐài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản tại Washington, D.C. vào lúc 9:45 sáng ngày 12 Tháng 6, 2007.


 








Buổi lễ vinh danh 100 triệu nạn nhân đã bị sát hại khắp thế giới bởi những chính sách dã man của CS như Soviet Union, Ukrain, Latvia, Lithuania, Czechoslovakia, Poland, Romania, China, Yugoslavia, Estonia, Việt Nam, Cambodia, Cuba, North Korea…

Dưới bầu trời trong xanh và nắng ấm vài trăm người gồm các vị Dân cử HK, các phái đoàn ngoại giao và đại diện nhiều quốc gia nạn nhân CS cùng những cá nhân, đoàn thể hỗ trợ xây dựng Đài đã đến tham dự lễ khánh thành Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản.

Đây là một ngày lịch sử thật đặc biệt đối với những nạn nhân Cộng Sản và những người yêu chuộng tự do. Thế giới tự do không thể nào quên tội ác của chế độ Cộng Sản, không thể nào để sự tàn bạo của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Castro, Hồ chí Minh … được quên dần với lịch sử . Thế giới tự do không thể nào để những vết máu và nước mắt của nạn nhân cộng sản phai dần:
Khi Bolsheviks, Lenin tàn sát hằng trăm ngàn nạn nhân trên đường họ đi đến bạo lực .. 
Khi Kremlin bỏ đói hơn sáu triệu người ở Ukraine… 
Khi Mao Trạch Đông tàn sát hằng mười triệu nông dân Trung Hoa trong chính sách cải cách ruộng đất.. 
Khi Hồ Chí Minh đưa 850 ngàn dân Việt vào những nắm mồ trong những trại cải tạo… 
Khi Castro chôn sống những người đối lập ở Isle of Pines… 
Khi tiếng nói của sinh viên Trung Hoa đòi hỏi tự do bị dập tắt ở Quảng trường Thiên An Môn… 


Theo tài liệu, con số 100 triệu nạn nhân bị CS tàn sát gồm có Trung Hoa 65 triệu, Soviet Union 20, North Korea 2, Cambodia 2, Africca 1.7, Afghanistan 1.5, Viet Nam 1 triệu, Đông Âu 1, Châu Mỹ La tin 150,000…

Trước đây Hoa Kỳ không có một nơi nào để giúp cho thế hệ hiện tại cũng như tương lai hiểu biết về tội ác dã man của chế độ CS, cho tới hôm nay…

Được biết Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản do The Victims of Communism Memorial Foundation (VOCMF) xây dựng. Đây là một tổ chức bất vụ lợi được thành lập theo P.L. 103-199 năm 1994, nhằm mục đích tưởng niệm hơn một trăm triệu nạn nhân của Cộng Sản trên thế giới. Chủ tịch của VOCMF là Ông Lee Edwards. Chủ Tịch danh dự là Tổng Thống HK George W. Bush.

Ngân khoản dự trù cho công trình xây cất này là 825 ngàn mỹ kim, do sự đóng góp của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức, đoàn thể chính trị cùng nhiều quốc gia từng là nạn nhân của chế độ Cộng Sản như Ba Lan, Hung gia Lợi, Cộng Hòa Czech, Slovakia, Bulgaria, Estonia, Georgia, Cuba, Đài Loan, Viêt Nam, Đài Loan…Đây thực sự là đài tưởng niệm nạn nhân CS quốc tế.

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây Đài tưởng niệm này vào ngày 27 Tháng 9, 2006 tại góc đường Massachusetts Ave., New Jersey và G Street ở N.W. Washington,D.C.

Tượng đài là “Nữ Thần Dân Chủ”, do điêu khắc gia Thomas Marsh thực hiện bằng đồng, phỏng theo mô hình của “Nữ thần Dân Chủ” của các sinh viên Trung Hoa trong cuộc nổi dậy ở Quảng trường Thiên An Môn mùa Xuân 1989. Ông Thomas Marsh cũng là người thực hiện toàn Đài tưởng niệm với tượng Nữ Thần Dân Chủ cao 10 feet, được đặt trên một bệ, mặt trước có khắc dòng chữ “To the more than 100 millions victims of Communism and to those who love liberty” và mặt sau có khắc dòng chữ “ To the freedom and independent of all captive nations and peoples”.

Cộng đồng người Việt Quốc Gia đã tổ chức một buổi cơm gây quỹ choVOCMF vào cuối năm 2003 thu được hơn 30,000 mỹ kim. Một buổi gây quỹ khác, “Ngày công lý” được tổ chức vào ngày 15/4/07 tại Bolsa Grande High School, Westminster, Cali. thu được 70 ngàn mỹ kim. Tổng cộng số tiền đóng góp của Viêt Nam là 100 ngàn, bằng 1/10 ngân khoản xây dựng đài.

Mở đầu lễ khánh thành, Ông James Roberts, người điều khiển chương trình nói qua về sự hy sinh một triệu nạn nhân của chế độ CS. Ông lên án sự giết hại dã man của CS Quốc Tế. Cuối cùng thì những nhà cầm quyền của CS Liên Xô đã tan rã.

Sau đó ông giới thiệu Ông Lee Edwards, Chủ Tịch của Victims of Communism Memorial Foundation (VOCMF). Ông Lee Edwards cho biết những người chống CS đã đấu tranh cho lý tưởng tự do, tự do tôn giáo, dân chủ và họ đã chiến đấu trong vô vọng. Hơn 100 triệu người đã ngã gục cho chính nghĩa, họ là nạn nhân của bạo quyền CS. Họ chống CS vì tâm thức, vì con tim, vì quyền làm người . Cuối cùng Chúa đã đứng về phía những nạn nhân CS.

Kế đến là lễ đặt vòng hoa và Archbihisp Pietro Sambi cầu nguyện trước tượng dài . Sau đó Dân biểu Dana Rohrabacher (R-CA), thành viên của Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện phát biểu. Ông đã so sánh và cho biết ngày 12 Tháng 6 là ngày Tổng Thống Reagan đã thách thức Đảng Cộng Sản Liên Xô, Gorbachev “Hãy triệt hạ bức tường Bá Linh”. Đây là biểu tượng cho sự sụp đổ của chủ nghĩa CS. Người Mỹ đã lãnh đạo thế giới chống lại chủ nghĩa CS. Người Mỹ ngày nay cũng sẽ tiếp tục ủng hộ các nhóm hay các quốc gia chống lại chủ nghĩa CS còn lại ở Lào, Việt Nam , Trung Quốc, Cuba…

Chương trình được tiếp nối với Dân biểu Tom Lantos. Ông Lantos sinh ra ở Budapest, Hungary. Nazy Germany đã xâm chiếm Hungary, ông là nạn nhân sống sót duy nhất của Holocaust và đang là Dân Biểu của Quốc Hội HK.

Ông cho biết, ông sẽ biểu quyết “ không”, không bầu và không thông qua những dự luật, hay những nghị quyết có lợi cho CS và CS sẽ không có cơ hội để gây tội ác thêm nữa . Đó sẽ là một chiến thắng của chúng ta.

Những chế độ tàn ác như Phát xít, Hồi Giáo cực đoan sẽ bị tiêu diệt, bị tàn lụn trước Hoa Kỳ, trước thế giới tự do. Dân Biểu Lantos đã dùng chữ “Political Prostitude” tức là những tên điếm về chính trị của những quốc gia thiếu thân thiện với HK, đã quên ơn nước Mỹ, và trong tương lai nước Mỹ sẽ hợp với NATO để chống lại CS, chống lại cực đoan khủng bố trên toàn thế giới.

Phần phát biểu chính là của Tổng Thống George W. Bush. Trước hết Tổng Thống Bush chào quý quan khách, quý vị đại sứ và các nạn nhân của CS trên toàn thế giới. Ông cho biết ông rất tự hào thay mặt nhân dân HK tham dự và nhìn nhận buổi lễ tưởng niệm này. Ông nói, chế độ CS đã rất tàn ác và Thủ đô HK chưa từng có đài tưởng niệm nào cho nạn nhân của chế độ CS. Phải mất hơn mười năm để hình thành một đài tưởng niệm các nạn nhân CS.

CS đã giết hại hằng triệu triệu người khắp nơi trên thế giới như Liên Xô, Trung Hoa, Việt Nam, Cambodia, Lào, Cuba…CS đã tra tấn và ghiết hại dân lành một cách dã man. Họ giết người trong những trại cải tạo, trong những ngục tù, trong những cuộc đại cách mạng, trong các cuộc cải cách ruộng đất…

Có rất nhiều nạn nhân vô tội, vô danh đã bị ghiết. Và chúng ta là HK phải có trách nhiệm với nạn nhân của những nước CS trên toàn thế giới. Chế độ CS rất tàn bạo và rất vô nhân đạo đối với những nạn nhân vô tội. Chúng ta nước Mỹ phải có một tượng đài để tưởng niệm nạn nhân và để ngăn ngừa tội ác trong tương lai. Có những tội ác không thể viết ra và không thể kể hết, rất rùng rợn.

Ngày nay bọn khủng bố cũng tàn ác như CS. Họ đã khủng bố nước Mỹ vào ngày 11/9/2001. Trong tương lai họ sẽ phải trả giá, sẽ đi vào sự tàn lụn. Xin Chúa ban phước lành cho các nạn nhân và đất nước HK. Sau lễ khánh thành buổi sáng, lúc 2giờ trưa sẽ có một cuộc thảo luận, buổi tối có lễ thắp nến cầu nguyện ở tượng đài. 
*** chú ý: trong buổi lễ này bọn việt gian hải ngoại đã mời tên chủ động điếm quán Bà Mau Nguyễn Chí Thiện đến thuyết trình, để bảo đảm là .. chỉ có tập đoàn Việt gian được quyền nói, còn những người quốc gia chân chính bị bịt mồm.


Những khoảnh khắc đáng nhớ tại Diễn đàn kinh tế Davos

Diễn đàn năm nay diễn ra từ 23 đến 27/1 với hy vọng có thể giải quyết khủng hoảng nổi cộm trên toàn cầu, thu hút sự góp mặt của 50 nhà lãnh đạo và hơn 1.500 doanh nghiệp các nước.

Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ là sự kiện thường niên có từ thập niên 1970, là nơi tụ hội những bộ óc lớn của thế giới. Dưới đây là một số hình ảnh đáng nhở của Diễn đàn kinh tế thế giới Davos qua ghi nhận của DailyBeast :
Vào tháng 1 năm 1971, 440 nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu đến từ hơn 30 quốc gia đã gặp nhau lần đầu tiên tại Davos, Thụy Sĩ. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được thành lập cùng năm đó bởi Giáo sư Klaus Schwab và suốt từ đó, diễn đàn này được tổ chức hàng năm vào tháng 1.
Sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods vào năm 1971, cộng với cuộc chiến tranh Ảrập - Israel, đã khiến các nhà lãnh đạo của các quốc gia tập trung vào nhiều hơn đến vấn đề chính trị xã hội toàn cầu, và các nhà lãnh đạo chính trị khắp nơi trên thế giới đã được mời tham dự lần đầu tiên.
Năm 1979, Trung Quốc lần đầu tham gia diễn đàn kinh tế thế giới Davos. Đoàn đại biểu Trung Quốc đầu tiên tới Davos từ năm 1979, ngay khi những cải cách kinh tế của Trung Quốc vừa mới bắt đầu. Kể từ đó, sự hiện diện của Trung Quốc đã trở nên quan trọng tại Davos. Vào năm 1992, thủ tướng Lý Bằng, Trung Quốc đã có một phát biểu lịch sử như trong hình.
Mặc dù số lượng các nước trên thế giới tham gia ngày càng tăng, nhưng Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ đã không tham gia diễn đàn này cho đến năm 1982. Cũng vào năm này, qua vệ tinh, lần đầu tổng thống Mỹ Ronald Reagan hứa hẹn chính quyền Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh.
Khi chiến tranh lạnh đã kết thúc, mọi sự chú ý đổ dồn vào tương lai nền kinh tế Nga. Ngoại trưởng Tây Đức, Hans-Dietrich, đã thúc giục các thành viên trong diễn đàn Davos cho Gorbachev một cơ hội.
Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hiệp ước hòa bình vào năm 1988, tuyên bố Davos là một trong những bước ngoặt quan trọng đầu tiên của diễn đàn, liên quan đến quan hệ ngoại giao và giúp cả 2 nước trên tránh xảy ra chiến tranh.
Trong lần xuất hiện đầu tiên cùng nhau, Nelson Mandela và Tổng thống Nam Phi F.W. de Klerk đã cùng tham dự diễn đàn Davos trong bối cảnh chuyển giao chính trị đầy biến động của đất nước. Mandela đã đọc bài diễn văn đầu tiên về tương lai nền kinh tế Nam Phi tại hội nghị.
Ông Bill Clinton là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tham dự diễn đàn Davos vào năm 2000. Cùng năm đó, Tổ chức Y tế thế giới công bố Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng tại diễn đàn.
Để thể hiện sự đoàn kết, tinh thần hữu nghị, diễn đàn kinh tế thế giới đã được tổ chức tại thành phố New York, Mỹ vào năm 2002, sau cuộc tấn công vào tòa tháp đôi ở New York vào ngày 11/9/2001.
Trước vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng LIBOR và gói cứu trợ dành cho ngân hàng vào năm 2008, người đứng đầu các ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới đã nhất trí tham gia Sáng kiến chống tham nhũng tại diễn đàn, bao gồm những yêu cầu chung về chống tham nhũng như một phần nỗ lực trong tiến trình từ năm 2006.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jose Manuel Barroso, đã công bố một gói cứu trợ đồng euro vào năm 2009 tại Davos, Thụy Sĩ và cho biết bằng mọi giá phải bảo vệ đồng euro. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu vẫn là đề tài chủ yếu tại Davos. Hồi năm ngoái, diễn đàn cũng đã xoay quanh về tin đồn khu vực đồng euro có thể bị tan vỡ.


-----

VATICAN CITY (CNS) -  Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng việt gian CSVN vừa được Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI đón tiếp khi ông Trọng đến thăm Vatican hôm 22 Tháng Giêng, năm 2013.
Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI trong buổi tiếp ông việt gian CS Nguyễn Phú Trọng tại tòa thánh ở Vatican. (Hình: L'Osservatore Romano - Vatican Pool via Getty Images)



Wednesday, January 16, 2013

DLHTN- ĐÉO KHÁ




Images intégrées 2
Nguyễn Thị Kim Chi (Trái) cùng “đội văn công giải phóng”.

LGT: Vụ Vc Kim Chi lẽ ra không có gì nếu như phe ta vài người không hót bà ta quá đáng. Xin giới thiệu bài của Duyên Lãng Hà Tiến Nhất. Như Duyên Lãng Hà Tiến Nhất tự bạch như dưới đây thì cũng xin quý độc giả "xính xái" với ngôn ngữ kiểu dưới đây, vì đến như tôi đây, cũng muốn chửi thề khi thấy người quốc gia, cứ thấy Vc thẩy cái gì ra là vồ lấy khen ngợi:
Trích Duyên Lãng Hà Tiến Nhất: 
 Bài viết ngắn trên đây văn phong có phần du côn du kéo, lời lẽ thô tục, thiếu lễ độ,  không xứng với một người cầm bút có tư cách. Vâng, đúng thế. Bần bút xin thừa nhận và xin chịu lỗi với quí bạn đọc. Tuy là con nhà bình dân quê mùa, nhung dù sao trước giờ bần bút viết lách cũng biết kính trọng chữ nghĩa thánh hiền và tôn trọng độc giả. Lần này chỉ vì cố ý viết cho bọn Việt gian và VC đọc nên mới phải dùng đến hạ sách này, chẳng qua cũng chỉ vì nhập gia phải tùy tục đấy thôi. Vả lại bần bút cũng phải nhớ lời dậy của cha ông ta “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” mà ứng biến. Cái lối viết này là theo trường phái người trong nước gọi là “Văn Hóa Đéo” bắt nguồn từ câu chuyện sau đây, xin kể lại hầu quí bạn đọc( ngưng trích Duyên Lãng Hà Tiến Nhất)
                 ĐÉO KHÁ
                                                                                                          Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
            Dàn kèn ống đu đủ của Nghị Quyết 36 thổi chưa dứt bài ca “Bên Thắng Cuộc” của văn nô Huy Đức thì lập tức lại trổi liền bài “Người CS chân chính nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi.” Bần bút muốn tắt các cái ống loa đi, vì “làng xóm đang cần sự yên lặng để nghỉ ngơi” mà không được, nên đành phải hét to lên vài tiếng để cho bà con được yên và cho bớt lình xình cái bụng. Người nghệ sĩ ưu tú? Ưu tú thế nào, theo tiêu chuẩn và cách đánh giá của VGCS thì bần bút không biết nên không có ý kiến, mà chỉ lý xem “người CS chân chính” nó chân chính như thế nào thôi.
            Chả cần phải suy nghĩ gì sất cả, cũng khẳng định ngay được rằng làm “đéo” gì có cái gọi là “người CS chân chính.” Dám thách cả làng bưng bô chúng nó xem có đứa nào tìm ra được, dù chỉ một tên thôi - một tên CS chân chính - thì bần bút thề sẽ bẻ bút, gác kiếm về qui ẩn, từ nay trở đi không viết nữa, dù chỉ một nửa chữ cắn làm đôi. Còn nữa, bần bút sẽ tôn kẻ đó làm sư phụ và nguyện sẽ cúc cung hầu hạ đến suốt đời. Dám thề độc đấy, chết biết liền.
            Dân gian người ta thường nói: Rau nào sâu nấy. Thằng Tây thì bảo: Tel père tel fils, telle marmite tel couvert. Và Chúa dậy: Cây xấu không sinh ra trái tốt… Thấy không? Đông Tây, đạo đời đều quan niệm như thế cả, vậy mà lại có một bọn mang danh tỵ nạn, ca cải lương để xu nịnh VGCS rằng đảng viên CS Nguyễn thị Kim Chi là một người CS chân chính thì mới lạ. Cả nước, người ta chửi VGCS là một đảng mafia, cướp của giết người, lưu manh bịp bợm, ác ôn côn đồ. Một đảng phái như thế thì làm sao sản sinh ra được đảng viên chân chính? Suy nghĩ kỹ đi, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, ả nghệ sĩ Kim Chi được tôi luyện trong cái lò côn đồ thổ phỉ, không có lý đùng một cái (từ chối nhận bằng khen của tên thủ tướng) trở thành người CS chân chính? Chứng minh được VGCS là một đảng chân chính, thì ả ca nô Kim Chi là một đảng viên chân chính. OK bần bút thừa nhận liền. Thế nhưng cải đảng VGCS có phải là một đảng phái chân chính không? Có ai dám khẳng định, cứ giơ tay lên!
            Có lẽ lại phải giải thích đảng chân chính là cái gì thì mới vừa lòng những tên hèn hạ đang cầm cu cho chó dái. Dù là bình dân bá tánh thôi, nhưng ai cũng hiểu được rằng, một đảng chính trị chân chính khẳng định trước hết phải mang tính dân tộc cái đã. Đảng chân chính được lập ra chỉ để phục vụ cho các quyền lợi của quốc gia. Đó là nền độc lập của dân tộc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đem lại no cơm ấm áo và cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Đảng VGCS có thế không? Cái đảng thổ phỉ này như chính nó tuyên ngôn, là một đảng mang tính quốc tế chứ không có tính dân tộc. Nhiệm vụ của nó như tên Hồ Chí Minh khẳng định là vâng lệnh Liên Sô, hoàn thành sứ mệnh cộng sản hóa toàn cõi Đông Dương. Về sau khi Liên Sô sụp đổ, nó bán lãnh thổ và biển đảo cho Trung cộng, tước đoạt hết mọi quyền làm người và còn nô lệ hóa nhân dân VN. Những sự thể này rõ ràng mọi người đều nhìn thấy và bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng được qua thực tế và bằng các văn kiện cùng là lịch sử của đảng CSVN. Như vậy thì lấy lý do gì mà bảo rằng VGCS là một đảng phái chân chính. Đã không phải là một đảng chân chính thì làm sao có đảng viên chân chính.
            Có thể có người lại hỏi, như vậy thì những Gorbachev, Yeltsin v.v. không phải là những người CS chân chính sao? Câu hỏi rất hay, nhưng nên biết, Yeltsin, Gorbachev, những người này họ đã từ bỏ đảng CS Liên Sô và chống lại đảng CS Liên Sô. Tựu chung xin giải thích như thế này. Bao lâu một đảng viên đảng CS còn mang “lý tưởng” đảng, phục vụ đảng dù là gián tiếp, và chưa từ bỏ tư cách đảng viên thì họ không thể là con người chân chính được. Trừ khi người đảng viên đã từ bỏ tư cách đảng viên của họ, sống cuộc sống đạo đức của con một người bình thường thì họ sẽ là người chân chính. Bần bút xin nhấn mạnh, “con người chân chính” chứ không phải “người CS chân chính.”
            Chuyện bọn bưng bô tôn vinh ả ca nô Kim Chi là người CS chân chính từ đâu mà có?
            Cụ Nguyễn Văn Vĩnh chê người VN cái gì cũng cười, nhưng xem ra còn thiếu sót. Phải nói thế này mới đầy đủ, người VN ta ai nói gì cũng nhe răng ra cười, chứng tỏ họ đã nghe và đã đồng ý, lại ưa nghe những kẻ có thế, có quyền, nhiều chữ nghĩa phét lác, và nhất là lại có tính “sính đồ ngoại,” khoái nghe bọn ngoại nhân bịp bợm. Một ông có cái mác Tiến Sĩ nói dễ được người ta nghe hơn là một anh cu ly cu leo. Dân tỵ nạn ưa huờ theo tờ báo lớn hơn là một tờ tabloid. Anh ký giả của một tờ báo ngoại, đài ngoại  nói dễ tin hơn một anh nhà báo quèn làm cho các tờ báo chợ. Bọn ký giả đầu bò của đài ngoại thổi ả Kim Chi thành người CS chân chính và được một số bà con tin cũng là do cái tinh thần vọng ngoại đó của người mình. Trường hợp “người CS chân chính, nữ nghệ sĩ ưu tú Kim Chi” thử đưa ra vài chữ “nếu” nghe chơi cho đỡ buồn xem chân chính ở chỗ nào. Giả sử trước kia khi Nguyễn Tấn Dũng còn ngồi trên lưng ngựa, hắn không trao bằng khen mà trao cho ả Kim Chi cái bọc mang chừng vài chục ngàn dollars xem người nghệ sĩ ưu tú này có từ chối không. Ả vừa lậy vừa cám ơn rối rít là cái chắc. Khẳng định như thế. Chỉ khi nào chó chê cứt thì lũ cán bô đảng viên VGCS mới chê tiền. Lấy lửa thử vàng, lấy vàng thử đàn bà có bao giờ sai đâu. Ả ca nô Kim Chi từ chối cái bằng khen của 3 Dũng cũng có thể vì hai bàn tay 3 Dũng bốc cứt thối quá trời. 3 Dũng cầm tấm bằng khen dính cứt mà trao ai mà dám nhận. Tờ giấy dính cứt từ tay 3 Dũng tèm lem vừa dơ lại vừa thối, chịu không nổi nên ca nô Kim Chi chê là phải. Giả sử có một tên lãnh đạo nào khác mới chỉ bốc cứt có một tay, lấy tay kia chưa dính cứt mà trao bằng khen để xem ả nghệ sĩ ưu tú có nhận không. Khẳng định y thị sẽ nhận, bởi vì y thị chỉ chửi một mình 3 Dũng tham nhũng, hại dân thôi chứ có chửi mấy đứa khác đâu. Nếu là một con người chân chính (chưa nói là CS) thì năm 1975 khi vừa ra trường, y thị đã chẳng hăm hở xung phong vô Nam làm văn công giải phóng. Mà có vô vì mù lòa không biết thì khi vô rồi cũng phải mở mắt ra mà nhìn cho biết chứ. Người ta thấy ả nghệ sĩ ưu tú theo chân bọn xâm lược vô Saigon cũng hăm hở vồ, vơ, vét vác về có khác gì lũ cướp có súng đâu. Cho đến bây giờ y thị vẫn hãnh diện về chuyện đó, và vẫn một lòng một dạ với đảng, với “bác” kia mà. Đọc phỏng vấn của nhà đại truyền thông đài ngoại thì biết chứ chẳng phải bần bút vu oan giá họa cho y thị. Cái hành vi từ chối nhận bằng khen của 3 Dũng hiển hách đến nỗi anh truyền thông đài ngoại phải thổi y thị từ một tên cộng sản cùi hủi lên thành một người CS chân chính (chu choa), và một anh tiến sĩ già bưng bô, chủ tịch cái gọi là Phong Trào Giáo Dân VN (nhưng chỉ có một mình hắn) đội đĩa y thị lên đến tận tầng mây xanh mà rằng: Bà mẹ cách mạng lão thành nghệ sĩ ưu tú Kim Chi đã chỉ điểm đào tận gốc tróc tận rễ  tham nhũng … (ý muốn nói 3 Dũng.) Thật là tởm không thể tưởng tượng nổi. Người CS chân chính có ngon sao không chơi 3 Dũng lúc hắn còn trên lưng ngựa? Đợi đến lúc hắn ngã ngựa mới dám xỉ nhục hắn. Dễ thường như thế thì được coi là người CS chân chính sao?
            Bài viết ngắn trên đây văn phong có phần du côn du kéo, lời lẽ thô tục, thiếu lễ độ,  không xứng với một người cầm bút có tư cách. Vâng, đúng thế. Bần bút xin thừa nhận và xin chịu lỗi với quí bạn đọc. Tuy là con nhà bình dân quê mùa, nhung dù sao trước giờ bần bút viết lách cũng biết kính trọng chữ nghĩa thánh hiền và tôn trọng độc giả. Lần này chỉ vì cố ý viết cho bọn Việt gian và VC đọc nên mới phải dùng đến hạ sách này, chẳng qua cũng chỉ vì nhập gia phải tùy tục đấy thôi. Vả lại bần bút cũng phải nhớ lời dậy của cha ông ta “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” mà ứng biến. Cái lối viết này là theo trường phái người trong nước gọi là “Văn Hóa Đéo” bắt nguồn từ câu chuyện sau đây, xin kể lại hầu quí bạn đọc:
Văn Hóa Đéo
            Lần đầu tiên, mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố Văn Hóa  thấy có mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngòai ngõ, tôi hỏi:
-   Này  các cháu có biết nhà ông xã trưởng khu phố Văn Hóa ở đâu không?
Một đứa trẻ trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn:
-   Biết, nhưng đéo chỉ!
Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ Văn Hóa, gặp một thanh niên hỏi:
-   Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố Văn Hóa này ở chỗ nào không anh?
Gã trẻ tuổi này chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc:
-   Đéo biết!
Khi gặp ông trưởng khu phố Văn Hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở:
-   Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây đã không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với người khách lạ thô bỉ đến thế hả anh?! Chẳng cần suy nghĩ gì, ông trưởng khu phố Văn Hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay:
-   Có dậy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe.
Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo, dạy môn văn, vừa đi dạy về vừa tới đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một câu chuyện như sau:
-   Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ vv.... Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ “dũng cảm” là gì. Nó đứng suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn:
-   Nghĩa là … là … đéo sợ.
Sau đó cháu lại có cuộc tiếp xúc với ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo, liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ "dũng cảm" là "đéo sợ" cho ông nghe . Nghe xong, ông bộ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông ngắm nghía nhìn tôi, rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp:
-  Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng đéo sai!!!
Đấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người dưới chế độ này như thế đấy. Rồi đây, các thế hệ trẻ miền Nam cũng vậy thôi! Làm sao tránh được? …Đất nước ta thế này thì đéo khá!
            Bần bút xin mượn câu kết của câu chuyện làm lời kết cho bài viết.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Monday, January 14, 2013

nhà thơ Nguyễn Tuân-LM Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971)




THẰNG KHÙNG
(Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)
(Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù)

"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.
Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.
Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.
Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài.
Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc.
Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.

Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…

Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng phạt”.
Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.
Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".
- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
-Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày.
Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.

Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.

Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…

Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…

Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.

Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…
Phùng Quán
________ 
Ghi Chú:
(*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. 

Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự Chúa của Ngài….

Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH,
Cha chính Hà Nội, (1912 – 1971).
Tấm gương can trường.


Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH*
Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây.

Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục Limoges.
Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập. 
Ngài học Văn Khoa - Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại Nhạc viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: Bonjour Madame!”
Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu 
Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.
Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành.
Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh cương quyết không chịu.
Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ Tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.

Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.
Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh, đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan trở thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh.

Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.
Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha 
Khuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?” Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa.

Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết. 
Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài là người Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội.
Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánh ca tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu “Ở Dưới Vực Sâu” nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946.
Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác “Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít.” Sáng tác nhiều nhạc phẩm lớn: “Mở Đường Phúc Thật,” “Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi,” “Ôi GiaVi,” “Lạy Mừng Thánh Tử Đạo.” Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16, Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài “Bước Tới Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn. Ngài tổ chức và chỉ huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội.

Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công.
Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, hai bên to tiếng.

Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn:
“Tự do thế này à!”
Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành. Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo. 
Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân” (!).
Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.
Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân 
khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi:
“Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?”
Ngài đáp:
“Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!”
Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là “Bố.”
Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.
Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.
Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim, biệt giam và án tử.
Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”
Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ của 
mình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.
Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.

TGP Hà Nội
BBT (Theo HĐGMVN)

Trần Văn Giang sưu tầm.