Pages/ Tác giả

Sunday, July 29, 2012

GP Nghĩa Thành - 47 ngội mộ bị xâm phạm đập gẫy thánh giá.



LTS. Nguồn tin chưa kiểm chúng , xin quí đọc giả cung cấp thêm tin tức.
Nếu đây là những phá hoại có chủ trương vi phạm nơi yên nghỉ của người đã chết, thì cá nhân và gia đình của kẻ phạm tội trên sẽ nhận lãnh "bài học" rất xứng đáng với tội ác họ gây ra . Lưới  trời tuy không thấy, nhưng luật trời không ai chạy thoát được.

Nghĩa Đàn, Nghệ An: Triệt hạ Thánh Giá ở nghĩa trang công giáo tại giáo xứ Nghĩa Thành
 

 Nghĩa Đàn, Nghệ An: VIỆT CỘNG Triệt hạ Thánh Giá ở nghĩa trang Công Giáo tại giáo xứ Nghĩa Thành 
 

Anthony Hoàng Long (GiaoHatBotDa) - Thánh Giá là biểu tượng của niềm tin, là lẽ sống và là sự kiêu hãnh của người Công Giáo việt nam nói riêng và cả hoàn vũ nói chung. Quay ngược dòng thời gian, các nhà truyền giáo cũng như cha ông chúng ta đã đổ máu ra để bảo vệ cho cây thánh giá đức tin được đứng vững trước mọi biến cố thăng trầm của lịch sử. Vì thế Thánh giá luôn hiên ngang đứng sừng sững trên những tháp nhà thờ cao vút như là kim chỉ nam cho mỗi người Kitô hữu.

Triệt hạ Thánh Giá ở nghĩa trang công giáo tại giáo xứ Nghĩa Thành ( thuộc xã Nghĩa Trung – Nghĩa Đàn – Nghệ An)

Những làn sóng sau những hành động ngăn cản các linh mục của Giáo hạt Phủ Quỳ dâng lễ tại Giáo điểm Châu Bình, Chính quyền đã cố tình gây ra sự chia rẽ giữa người lương dân và giáo dân chưa được lắng xuống. Thì một lần nữa những thế lực của bóng tối lại làm rạn nứt mối quan hệ đó và điều nghiêm trọng hơn nữa là Thánh giá Chúa bị triệt hạ một cách có bài bản.

Vào sáng ngày 17/7/2012 trước sự ngỡ ngàng tưởng chừng không thể tin được vào mắt mình, những người giáo dân thuộc giáo xứ Nghĩa Thành đã phát hiện những cây Thánh giá nằm lăn lóc và bị đập nát tại nghĩa trang trên địa bàn xã Nghĩa Trung- Nghĩa Đàn- Nghệ An, nơi những người thân là tổ tiên, ông bà, cha mẹ từ bao đời của họ đã yên nghỉ.

Động thái này cho thấy một cách rõ ràng mục đích của chúng là nhằm vào Thánh giá chứ không phải là mồ mả. Một cảnh tượng tang thương khi toàn bộ những phần mộ có Thánh Giá đều bị đập nát. Ngay khi biết sự việc, Cha quản xứ Gio an Nguyễn Văn Hoan cũng như toàn thể giáo dân trong Giáo xứ Nghĩa Thành đã có mặt tại hiện trường và trên gương mặt của ai nấy đều không dấu nổi sự uất ức và căm phẫn. Nỗi đau này không chỉ gặm nhấm thể xác nhưng nó còn đi sâu vào trong tâm hồn họ. Nỗi đau ấy không chỉ riêng của những gia đình có phần mộ mà Thánh Giá bị đập nát, mà còn là nỗi đau chung của những người có đạo.

Thánh giá nằm chõng vãnh hay chỉ còn trơ trụi lại những mảnh vụn nằm xung quanh những ngôi mộ. Sự việc này đã dãy lên một hồi chuông của sự chia rẽ có hệ thống, mục đích của chúng là làm cho Thánh giá Chúa không phải bị đập nát, mà nhằm triệt tiêu cả Thánh Giá đức tin trên mảnh đất này.

“Nếu hạt lúa không chết đi, thì nó không sinh được những hạt khác”. Thiết tưởng những hành động trên làm cho chúng ta những người Công giáo sẽ luôn luôn hiệp nhất và đoàn kết với nhau cho dù những thách đố phía trước sẽ giằng co chúng ta. Xin mọi người cùng cầu nguyện cho mảnh đất này được bình yên và Thánh giá Chúa được đứng vững.

Đây là những hình ảnh Thánh Giá bị triệt hạ.





 tất cả 47 Thánh giá bị đập nát.

Tác giả bài viết: Anthony Hoàng Long
 

GP Con Cuông- Lang Văn Thắng, phó chủ tịch MTTQ thị trấn Con Cuông đập bể tượng Đức Mẹ cùng 100 CA phá nhà nguyện


 ĐÃ XÁC ĐỊNH DANH TÍNH KẺ ĐẬP NÁT TƯỢNG ĐỨC MẸ CON CUÔNG
Datum: Sat, 28 Jul 2012 20:53:14 +0200
   

BẢN TIN KÍNH GỞI HỘi ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, GIÁM MỤC GIÁO PHẬN VINH KIÊM CHỦ TỊCH ỦY BAN CÔNG LÝ và HÒA BÌNH


ĐÃ XÁC ĐỊNH DANH TÍNH KẺ ĐẬP NÁT TƯỢNG ĐỨC MẸ CON CUÔNG

Như một điểm nhấn trong vụ Con Cuông, sự việc tượng Đức Mẹ bị nhóm cán bộ đập vỡ đã tạo nên dòng xoáy phẫn nộ và bất bình trong giới Công giáo và những người thiện tâm yêu chuộng hòa bình. 

Phải chăng vì biết rằng mình đã phạm sai lầm lớn nên các vị trong chính quyền Nghệ An tìm cách chạy tội bằng thứ lý lẽ trẻ con : “Trong quá trình xô xá
t, lộn xộn giữa nhân dân địa phương với tín đồ thì tượng đức mẹ bị vỡ, chưa rõ nguyên nhân cần phải được điều tra xác định một cách khách quan (UBND tỉnh Nghệ An trả lời văn thư số 25 của TGM Xã Đoài)

Sau lý luận ngây thơ này, mấy vị soạn bài cho ông Phó Chánh Văn phòng Phan Đức Sơn ký còn thách thức thêm: “Nếu có bằng chứng là do ai đập vỡ đề nghị Toà Giám mục cung cấp cho cơ quan điều tra”.(Văn thư đã nêu trên)

Nhìn lại hành động phạm thánh, thực tế đã chứng minh Việt Nam nằm trong nhóm nước có mức độ vi phạm quyền tự do tôn giáo tồi tệ nhất.

Một số hành động xúc phạm có thể kể đến trong những năm vừa qua là Đồng Dinh (Ninh Bình), Đồng Chiêm (Hà Nội) và bây giờ địa danh hẻo lánh nơi rẻo cao xứ Nghệ lại ghi thêm mình vào bản đồ.

Dường như sau sự kiện 1.7.2012, manh mối về kẻ phá hoại được qui trách nhiệm chung cho nhóm cán bộ tham gia quấy rối nhà nguyện trước thời điểm linh mục GB Nguyễn Đình Thục và giáo dân từ Anh Sơn lên (14 giờ 20’) nhưng ai trực tiếp đập vỡ thì vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp?

Nguyên văn tường trình của nữ tu Đinh Thị Bắc và nhóm giáo dân Con Cuông xác nhận:
“Một đoàn người hung hăng vào mở tung cửa ra, bắt đầu lôi kéo, xô xát hai xơ và bà Thanh lên tận bàn thờ đấm bàn thách thức dọa nạt và noi sai cho mi ở đây, ra khỏi nhà này mau và chỉ trỏ vào mặt. Sau khi xô xát một hồi lâu thì có một tên cán bộ huyện trèo lên mở cửa sổ ra và quăng giữa thềm. Khoảng gần 13 giờ thì một nhóm người lôi chị Bắc ngã giữa nhà kéo ra tới cửa thì dẫm lên người và đánh lên đầu, một nhóm lôi bà Thanh từ trong nhà ra sân và đánh bà ngã giữa khi thấy sự hành hung dữ tợn như vậy thì có Phạm Văn Đạt và Phạm Văn Định vào can thị bị công an đánh đấm vào mắt, cùng lúc đó một nhóm người lôi kéo xơ Hồ Thị Hiền khi đang xô xát thì có bà Vi Thị Bảy, một người giáo dân ở dần chạy vào để can lúc đó có tên công an phạm Văn Tuyên chạy đến và nói bà không ra là tui đánh chết. Bà Bảy chưa kịp ra thì Tuyên đã đánh đấm túi bụi và đám đông đã xô đẩy hết ra khỏi nhà”.

Chi tiết sau đặc biệt nói lên tính chất xúc phạm niềm tin tôn giáo của đám cán bộ: 

Sau khi lôi hết người nhà ra khỏi nhà nguyện thì khoảng 100 cán bộ vào trong nhà đóng cửa lại ở trong hò hét nhạo cười một cách sảng khoái, đập phá bàn thờ, ghế, hoa nến, chén đĩa, giật đứt dây móc và đập bể tượng Đức Mẹ”.

Sau một thời gian chìm vào khoảng không thinh lặng, sự thật đang được hé mở dần. Kẻ phạm thánh tưởng rằng mình đã thoát, nào ngờ lưới trời lồng lộng đâu dễ bỏ sót ác nhân.

Cũng theo lời nữ tu Đinh Thị Bắc, Hồ Thị Hiền cùng số giáo dân Con Cuông có mặt đã khẳng định chắc chắn kẻ đập tượng chính là ông Thắng. Có giáo dân còn nói chụp được hình bằng di động khi ông Thắng cầm lấy bức tượng.

Ông Thắng là ai? Trong bản khai của những kẻ đập phá nhà nguyện hôm đó, người ta thấy nổi lên hình ảnh Lang Văn Thắng, phó chủ tịch MTTQ thị trấn Con Cuông. Thắng sinh năm 1964, cư trú tại khối 6 thị trấn Con Cuông. Giáo dân Con Cuông khá quen mặt Thắng vì ông ta thường xuyên có mặt tại nhà nguyện giáo điểm gần đây. 

Mặc dù vậy, đến thời điểm này, việc xác định kẻ ra tay đập phá tượng Đức Mẹ không còn quan trọng nữa bởi ai cũng đã hiểu thế lực nào đứng ra điều khiển, chỉ huy những hành động tấn công tại giáo điểm Con Cuông. 

Chưa biết chính quyền sẽ xử trí thế nào khi nhận được những nhân chứng và vật chứng nêu trên?

(Facebook Xã Đoài Choa)
 

DLHTN-CHUYỆN TẢN MẠN HẬU SƠN HÀO (báo Người Việt (gian))


http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2012/07/dlhtn-chuyen-tan-man-hau-son-hao-bao.html

CHUYỆN TẢN MẠN HẬU SƠN HÀO 
   Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

            Chuyện tên Sơn Hào bá vơ nào đó đánh phá Người Việt Quốc Gia và tung hê VGCS tưởng chừng như đã yên. Nhưng không phải, dư âm vẫn còn sôi sùng sục. Sự bất bình trong dư luận vẫn cuồng nộ. Trong khi có rất nhiều tổ chức cộng đồng, đoàn thể, và cá nhân lên tiếng bầy tỏ sự sự uất ức và đòi hỏi phải có biện pháp đối với tờ Người Việt, thì lại có những khuôn mặt lớn thò đầu ra chữa cháy cho tờ báo này. Những bằng chứng tờ báo Người Việt “ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS” rành rành như thế, vậy mà còn có kẻ lấp liếm cho nó được nên người ta mới thực sự hiểu thấu đáo được ý nghĩa của câu châm ngôn “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.” Loài vật chỉ tìm đến nhau khi bị loài thú khác đe dọa hay khi cần sex. Nhiều loại người chỉ có tình trâu, tình ngựa, chứ không có tình người. Lũ chuột cống giỏi chịu đựng nhất, khi bị xông khói cay cũng phải chui ra khỏi hang ổ. Vì thế trên báo chí và trên internet, dư luận mới thấy được nhiều chuyện bàn tréo bản họng của các ông lớn chung quanh cái “tai nạn” (chữ của ông Phan Huy Đạt) vừa xẩy ra cho tờ Người Việt của ông. Mới có “Sơn Hào” thôi đấy, mà đình đám đã sôi nổi như rứa rồi. Phải chi có cả “Hải Vị” nữa thì cỗ bàn còn lên hương biết bao nhiêu. Tao nhân mặc khách, dân sành ăn hẳn bu vào đông như kiến.

            Trước hết xin kể đến ông giáo sư Bùi Văn Phú. Trong bài viết “Tờ Người Việt sợ biểu tình,” ông giáo sư họ Bùi chê tờ Người Việt cáy, sợ biểu tình. Ngon như ông, phỏng vấn tên lãnh sự Nguyễn Xuân Phong rồi đăng trên tờ Thời Báo , San Jose của Vũ Bình Nghi, bị biểu tình ròng rã 86 ngày liền mà có chết thằng tây nào đâu. Ông tự đắc lắm nên mới chê tờ Người Việt nhát đèn. Ở đây là xứ tự do, mọi người có quyền làm truyền thông hai chiều mà. Ông Phú có ý trách tờ báo Người Việt về việc xin lỗi. Ý ông cho là chuyện vô lý. Hơn nữa, ông còn ngụ ý thách thức cộng đồng nếu muốn thì cứ biểu tình. Ông đếch sợ thằng nào biểu tình, vì tự do báo chí là quyền của ông. Với quan điểm này, giáo sư nhà báo tự do Bùi Văn Phú tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng, “Trong một nước dân chủ pháp trị, biểu tình là quyền của người dân nhưng tự do báo chí không thể giới hạn. Truyền thông hai chiều, hay ba phải cũng thế, có khác gì nhau đâu.


Theo lễ giáo của người Việt Nam ta thì mỗi lời nhà mô phạm nói ra (kiểu như “Khổng Tử viết”) đều là khuôn vàng thước ngọc cả. GS Bùi Văn Phú tuyên bố: Quyền tự do báo chí không thể giới hạn. Nhưng có giới hạn hay không thì xin cứ thử xem cho biết. Chuyện nói cho vui thôi, nhưng nếu có xẩy ra thật, chết biết liền à. Giả sử như nhà báo tự do Bùi Văn Phú viết trên cơ quan truyền thông dòng chính (Main stream Media) của Mỹ, nhân định rằng Hitler phát minh ra lò hơi ngạt để giết người Do Thái là phương cách tiêu diệt kẻ thù hiệu nghiệm nhất, rất đáng hoan nghênh và các nước nên theo đó mà áp dụng, vì vừa đạt năng suất cao, vừa ít tốn kém nhất, thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Nhà báo tự do Bùi Văn Phú liệu có yên thân được với dân Zionist ở đây không? Hoặc như (cũng giả dụ thôi), dân da đen tại Los Angeles đang xuống đường ủng hộ Rodney King, nhà báo tự do Bùi Văn Phu tới đó làm phóng sự. Ông đưa ra kết luận trong bài báo của ông: Đáng đời. Say rượu vượt tốc độ bị đòn như thế là còn nhẹ … Ông giáo sư nhà báo tự do thử đoán xem chuyện gì sẽ xẩy ra cho ông? Ông làm báo, ông có quyền tự do viết lách mà. Việc ông kết luận về Rodney King bị cảnh sát hành hung với việc tên Sơn Hào mất dậy chửi chế độ VNCH là bè lũ bán nước tay sai của Mỹ, ông thử bỏ lên bàn cân xem, cái nào nặng ký hơn?

Đấy mới là việc sử dụng quyền tự do báo chí thực tế ngoài xã hội, chưa kể đến sự giới hạn về mặt luật pháp. Giả như (giả sử thôi) nhà báo tự do Bùi Văn Phú khoái ấu dâm. Theo sở thích, ông Phú viết ca tụng và đề cao chuyện ấu dâm đăng trên báo cùng với những tấm hình các bé gái vị thành niên trần truồng mà bảo rằng đó là quyền tự do báo chí của ông, không ai có quyền ngăn cấm ông được. Dù luật pháp Mỹ có bảo đảm quyền tự do báo chí thật, nhưng liệu mấy ông cò có sờ gáy ông Phú và mời ông về bóp không. Mấy ông quan tòa liệu có tặng ông nhà báo tự do dăm ba cuốn lịch để ngày ngày bóc lịch chơi cho đỡ buồn không? Dám xin hỏi ông GS nhà báo tự do Bùi Văn Phú? 

Nghe ông GS Bùi Văn Phú ngôn về quyền tự do báo chí không giới hạn và lý về việc ông phỏng vấn tên lãnh sự VGCS Nguyễn Xuân Phong trước đây thì mới thấy được, nhận thức của một vị khoa bảng bụng đầy chữ nghĩa với của người bình dân ít học khác nhau một trời một vực. Người bình dân xưa nay cứ tưởng cố tình bêu xấu, xúc phạm danh dự của người khác là nhất định không được. Cả luật pháp cũng như lương tâm đều không cho phép. Thế nhưng ông giáo sư nhà báo tự do BùiVăn Phú thì lại cho đấy là quyền tự do ngôn luận, cứ “vô tư” đi (tiếng của VGCS.) Tên vô lại Sơn Hào viết bậy nói càn xúc phạm nặng nề đến danh dự của người Việt Nam, ông GS Bùi Văn Phú cũng cho rằng đó là quyền tự do của hắn. Ông Phú không phân biệt được việc mạ lỵ làm mất thanh danh của người khác (hay một tập thể, một dân tộc) với việc phân tách và phê bình những sự kiện lịch sử. Hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Ông học và dậy học ở Mỹ. Quan niệm như ông Phú chẳng hóa ra danh dự của con người (hay của Dân Tộc) với sự phỉ báng bất công cái danh dự đó là hai quyền bình đẳng trong nền học thuật mà GS phú được đào tạo? Sự thể có phải là nghịch lý không? Một người coi trọng hành động vô giáo dục của tên vô lại Sơn Hào hơn là danh dự của Dân Tộc của mình, tiếc thay lại là một nhà mô phạm.

Về một mặt khác, bản thân người tỵ nạn, họ hiểu tại sao họ phải bỏ nước ra đi, chỉ có ông GS Bùi Văn Phú cũng là người tỵ nạn nhưng không hiểu, nên mới phải đi phỏng vấn một tên CS để biết. CS là cái gì. Nó xấu xa tới mức nào. Chuyện rõ như ban ngày, người tỵ nạn ngu dốt mấy cũng đều rõ cả. Thế mà nhà khoa bảng Bùi Văn Phú phải mất công đi làm truyền thông hai chiều để dậy cho người tỵ nạn hiểu. Nếu như ông giáo sư nghĩ rằng người Việt tỵ nạn cũng đã biết CS thế nào rồi, thì hà tất ông phải mất công làm thêm cái thứ truyền thông chiều thứ hai của CS cho người tỵ nạn đọc. Có phải thừa thãi không? Thiển nghĩ, nhất định không phải GS Phú ngu dốt, vì ông là giáo sư College kia mà, mà là ông mượn cớ “truyền thông 2 chiều” để tuyên truyền dùm cho VGCS. Chỉ có cách giải thích đó mới hợp lý thôi. Việc ông làm đây không công hay có công thì tự ông biết. 

Ông lớn thứ hai nhẩy ra đỡ đòn cho tờ Người Việt là ông Ls Đỗ Thái Nhiên. Cũng lại là  nữa, nhưng xin đừng lầm, sư này là thầy cãi chứ không phải thầy chùa. Ông Đỗ Thái  Nhiên là luật sư có khác. Ông cãi cho Người Việt có bài bản lắm, theo đúng sách vở trường qui đàng hoàng. Nghĩa là khi không còn tìm ra kẽ hở pháp lý để chạy tội được, thì luật sư bèn xuống “xề,” năn nỉ lòng bao dung nhân đạo của quan tòa, xin tha tội cho thân chủ. Ông luật sư viết như thế này thì quan tòa nào mà không mủi lòng, và còn gì để nói nữa:
 “Ngược lại, Ban Lãnh Ðạo báo Người Việt đã đáp lễ độc giả qua cung cách tôn kính không thể tôn kính hơn, chân thành không thể chân thành hơn. Tất cả những tôn kính và chân thành kia chỉ để phát âm thật rõ ràng hai chữ: “Xin Lỗi”.
Chỉ có điều là đến khi biện lý để xin tha thì luật sư Đỗ Thái Nhiên đã không còn được kể là thầy cãi nữa rồi. Ông viết như thế này: “Ban Biên Tập Báo Người Việt bao gồm những cây bút thượng thặng, chuyên nghiệp và dồi dào kinh nghiêm báo chí. Nếu báo Người Việt tri tình tuyên truyền cho Cộng Sản thì họ có thừa khôn ngoan để KHÔNG sử dụng kiểu viết của Sơn Hào, một kiểu viết của kẻ tâm thần không bình thường, viết chỉ để gây phản tác dụng. Như vậy lỗi của báo Người Việt là lỗi không tri tình.”
Ông viết như thế thì rõ ràng là ông luật sư chửi cha ông luật sư rồi. Cả một ban biên tập gồm 6 chục cây bút thượng thặng, chuyên nghiệp và dồi dào kinh nghiệm báo chí như ông nói mà để xẩy ra một lỗi lầm nghiêm trọng năm lần bẩy lượt như thế, rồi bảo rằng vì bất cẩn chứ không tri tình thì ngoài ông luật sư ra liệu còn có ai nghe lọt lỗ tai được không?
Đáng lý ra Ls Đỗ thái Nhiên nên tìm hiểu nội tình báo Người Việt cho cặn kẽ để biện lý theo một hướng khác thì hay hơn. Thiển nghĩ, nguyên nhân “không tri tình” biết đâu có thể là vì do đồng tiền mà ra. Một người bạn nguyên là sĩ quan CTCT làm việc tại Cục Tâm Lý Chiến, cách đây vài bữa gọi phone cho bần bút tỏ ra ngao ngán, tâm sự thế này:
"Có những ông nhà văn, nhà thơ từng là sĩ quan phục vu tại phòng Báo Chí cục Tâm Lý Chiến, tưởng là giấy rách vẫn giữ lấy lề ở nơi đất khách. Ai ngờ bon chen chui đầu vào làm cho tờ báo lớn tưởng là danh giá lắm. Không đâu, cả lũ bị bóp cổ lè lưỡi ra, thế mới khổ. Ai đời nặn tim, moi óc cả ngày viết được bài báo nó thí cho vài ba chục bạc. Bõ bèn gì đâu ."
 Anh bạn của bần bút còn nhờ nhắn với mấy ổng thế này (nguyên văn):
 “Nếu mày có viết, cho tao gởi lời nhắn với tụi nó rằng, thấy mình làm sai, dư luận lên tiếng thì nên sửa sai. Từ giã cuộc đời làm thuê viết mướn đó đi. Đói cho sạch, rách cho thơm. Thế mới là tác phong CTCT, người tiên phong vạch đường hướng dẫn quần chúng. Thấy sai mà cứ làm, cứ viết thì hóa ra chỉ là kiếm miếng ăn sao. Còn đâu là lý tưởng quang phục quê hương. Nên kiếm nghề khác mà sống, thảnh thơi hơn. Bán cái danh dự rẻ như bèo để phản bội lại cộng đồng như thế là nhục lắm, xấu hổ lắm. CTCT mà thế là không coi được.”
Câu chuyện cam đoan thực một trăm phần trăm. Như vậy thì, nếu ông chủ báo Ls Phan Huy Đạt trả tiền nhuận bút hợp lý cho những cây bút “thượng thặng” của tờ báo cho họ dồn hết tâm trí để làm việc thì có lẽ đã chẳng bị “tai nạn” dài dài để cứ phải xin lỗi hết lần này đến lần khác.


Người thứ ba giang thân ra chữa cháy cho tờ Người Việt là KS Võ Long Triều. Ông này thì có hơi khác. Ông là hiện thân của một nửa là Đỗ Thái Nhiên, một nửa là Bùi Văn Phú. Nghĩa là vừa nhận tội, vừa bênh vực. Ông Triều thừa nhận là tờ Người Việt do Ls Phan Huy Đạt làm chủ nhiệm đã để cho bọn thân cộng xâm nhập vô làm lợi cho CS. Nhưng ông tuyệt đối bênh vực cho người chủ nhiệm quá cố là ông Đỗ Ngọc Yến. Có 3 điểm quan trọng trong lá thư của KS Võ Long Triều gởi cho LS chủ nhiệm Phan Huy Đạt, người đọc không thể không lưu ý.
- Một là ông Võ Long Triều bảo đảm Đỗ Ngọc Yến có lập trường Quốc Gia vững chắc.
- Hai là, Đỗ Ngọc Yến là tình báo viên của Tổng Cục Tình Báo (?) đã được TT Nguyễn Khắc Bình xác nhận.
- Và ba là, những tấm hình Yến chụp với bọn xếp sòng VGCS là vô giá trị.
















1/  Lập trường chính trị của Đỗ Ngọc Yến -  Để bảo đảm giá trị của lời khẳng định của mình (Đỗ Ngọc Yến có lập trường Quốc Gia vững chắc,) KS Võ Long Triều đem danh dự của ông ra làm bảo chứng. Bảo chứng này có giá trị không thì lại phải tìm về quá khứ của người đứng ra bảo đảm mới biết được. Trong suốt thời gian làm Dân Biểu của Nền Đệ Nhị CH và làm chủ nhiệm tờ báo Đại Dân Tộc, ông Võ Long Triều đứng về phe nào, làm được gì cho đất nước thì mọi người đều còn nhớ. Kẻ hèn này viết ra sơ dài dòng quá. Chỉ xin ông Võ Long Triều vui lòng sờ lên gáy mình xem, ông đã có đủ tư cách một người Quốc Gia chưa đã mà đòi đem danh dự ra để bảo đảm tư cách Quốc Gia của ông Đỗ Ngọc Yến. Lại nữa, việc ông Võ Long Triều làm thầy dùi và thảo lời tuyên bố cho Nguyễn Cao Kỳ về nước hợp tác với VGCS thì ông giải thích ra sao. Hoặc là ông cũng đã có ý định theo đuôi Kỳ về VN kiếm chác. Hoặc là ông không hiểu tí ti nào về bọn Việt gian bán nước ở Hànội. Đàng nào ông cũng đều mắc nghẹn cả, có phải không?        
       Muốn xác định tư cách Quốc Gia của ông Đỗ Ngọc Yến thì cũng nên xem ông Yến có liên hệ với VGCS không, và mối liên hệ đó như thế nào. Chuyện này thì chính tên thứ trưởng ngoại giao VGCS Nguyễn Đình Bin, sau chuyến y sang Mỹ hồi tháng 6-2003 để vận động cho NQ 36, đã tường thuật lại trên báo chí cho mọi người đọc. Bin viết: 
" Tôi không bao giờ có thể quên không khí thực sự cởi mở, thẳng thắn, chân tình trên tinh thần hòa giải dân tộc, cũng như những giây phút xúc động trong các cuộc gặp gỡ đó. Có một số kiều bào, sau bao năm tháng bị bưng bít, tác động bởi tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch với đất nước, đã khóc khi nghe chúng tôi thông báo tình hình đất nước và trả lời các câu hỏi, làm sáng tỏ các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng. Điểm đặc biệt nhất trong chuyến đi này là lần đầu tiên chúng tôi gặp gỡ một số nhân vật nguyên là lãnh đạo chính quyền Sài Gòn cũ hoặc bất đồng chính kiến, nổi bật trong đó có ông Nguyễn Cao Kỳ, ông Đỗ Ngọc Yến-Tổng Giám đốc Công ty Báo Người Việt, ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ tịch “Ủy ban bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của thành phố Houston, nhạc sĩ Phạm Duy …           
       4 nhân vật nói trên là 4 tên đã được VGCS nghiên cứu và chọn lựa: Nguyễn Cao Kỳ, giới lãnh đạo chính trị, Phạm Duy, cây cổ thụ trong giới văn nghệ văn gừng, Nguyễn Ngọc Hải, tay sừng sỏ giới chống cộng, và Đỗ Ngọc Yến, nắm đầu cơ sở thông tin nổi nang nhất tại hải ngoại. VGCS chắc mẩm sẽ thuần hóa và sai khiến được bọn này. Nguyễn Ngọc Hải thì hiện nay hình như đã mai danh ẩn tích (?). Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy là 2 tên hết lòng hết sức thần phục và cúc cung tận tụy bưng bô cho VGCS, mọi người đều biết cả. Riêng Đỗ Ngọc Yến thì không lộ liễu quá đáng, nhưng nhìn vào đường lối của tờ báo Người Việt và căn cứ vào kết quả chọn người (3 tên kia) của Nguyễn Đình Bin thì người ta có thể tin rằng tên thứ trưởng VGCS quả có con mắt tinh đời, y có lầm người thì cũng không đến nỗi lầm quá đáng.

2-/  Đỗ Ngọc Yến là tình báo viên VNCH -  Về điểm này, ông Võ Long Triều cũng đưa một nhân vật có thế giá là TT Nguyễn Khắc Bình ra để bảo đảm. Chê ông Nguyễn Khắc Bình thì có vẻ là coi thường người lãnh đạo của mình quá.Nhưng thử nghĩ, đến ngay như tên họa sĩ Ớt làm trong tòa báo Đại Dân Tộc của ông Võ Long Triều mà thiếu tướng Bình còn không biết y là CS nằm vùng, thì làm gì ông có đủ khả năng để bảo đảm tư cách quốc gia của Đỗ Ngọc Yến. Một nhân viên tình báo có thể nhiều “mang.” Cái đó là chuyện thường. Đỗ Ngọc Yến là nhân viên tình báo của cảnh sát Quốc Gia của TT Bình, nhưng biết đâu Yến cũng còn là nhân viên của cơ sở VGCS trên đường Yết Kiêu, Hànội nữa. Vấn đề là Đỗ Ngọc Yến trung thành với ông chủ nào của mình: ông chủ trên đường Võ Tánh Saigon hay ông chủ trên đường Yết Kiêu Hànội. Cái này thì TT Nguyễn Khắc Bình khó có thể bảo đảm, và ông Võ Long Triều cũng không tài nào biết được.

3/  Giá trị của các tấm hình Đỗ Ngọc Yến chụp với những tên VGCS -  Hai tấm hình ngoài Đỗ Ngọc Yến ra còn lại là các cán bộ VGCS cao cấp hoặc làm việc cho VGCS. Kẻ quyền chức nhất, Nguyễn Tấn Dũng lúc đó là phó thủ tướng.

      Bỏ ra một bên lý do tại sao những tấm hình này lại bị lọt ra ngoài như ông Võ Long Triều phiền hà, vì đây là chuyện nhỏ. Chuyện quan trọng là cái giá trị của các tấm ảnh này. Ông Võ Long Triều cho rằng các tấm hình này vô giá trị, nhưng người viết tin rằng chẳng mấy ai nghĩ như ông. Tại sao lại vô giá trị? Các tấm ảnh tài liệu này chỉ vô giá trị khi, thứ nhất, chúng là giả mạo, và thứ hai, chúng hoàn toàn không có giá trị sử dụng để đánh giá Đỗ Ngọc Yến. Hơn 3 năm qua, từ khi những tấm hình này được tung ra công luận, tờ báo Người Việt không hề lên tiếng bác bỏ, hoặc chứng minh rằng chúng là những sản phẩm giả tạo từ photoshop (computer generated forgeries.) Do đó, chúng là hình thật. Một tấm hình cho thấy cách bầy biện là một phòng họp, có nhiều người đang ngồi họp mà người chủ tọa là Đỗ Ngọc Yến. Một cái khác là một hình chụp lưu niệm, Đỗ Ngọc Yến và mấy tên cán bộ VGCS đứng sau một chiếc bàn làm việc, bên cạnh đó là lá cờ máu của VGCS. Những căn phòng này đều là cơ sở của VGCS không thể chối cãi được.
           
       Không thể biết Đỗ Ngọc Yến họp bàn với bọn VGCS về vấn đề gì, nhưng với tư thế của Yến trong phòng họp, qua lăng kính chính trị, chúng ta có thể biết được Yến là ai. Ông Võ Long Triều viết thế này: … là một tình báo viên của VNCH, cho dù người đó (Đỗ Ngọc Yến) có tiếp xúc với đồng minh hay kẻ thù, biết đâu theo yêu cầu của cấp trên anh ấy?
Ý của ông Võ Long Triều chỉ là một sự suy đoán, nhưng cứ thử bàn về sự suy đoán này xem sao. Cấp trên của ông Đỗ Ngọc Yến là ai?  Không thể là chính quyền VNCH được, vì chính quyền này đã sụp đổ. Vả lại VGCS chưa hề thừa nhận chính phủ VNCH như một đối phương ngang hàng để thương thuyết bao giờ. Cuộc Hòa đàm Paris đã chứng minh điều đó. (Phái đoàn VNCH nói chuyện ngang hàng với bọn Mặt Trận Giải Phóng. Trong khi CS miền Bắc nói chuyện với Mỹ.) Hay cấp trên của ông Yến là người Mỹ? Càng không thể hơn. Cũng xin nhìn vào Hòa Đàm Paris, và rộng hơn, vào cuộc chiến VN. (Người Mỹ không bao giờ để cho người miền Nam tự quyết định vận mệnh của mình.)
Đỗ Ngọc Yến là ai mà được đại diện Hoa Kỳ thương thảo với đại diện VGCS về những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước, hoặc cộng đồng! Có thằng khờ nào tin được chuyện đó?
Nếu Đỗ Ngọc Yến đại diện cho phía VNCH hay Hoa Kỳ, thì theo thủ tục, ông Yến và phía Nguyễn Tấn Dũng phải ngồi hai bên một chiếc bàn, quay mặt vào nhau, chứ tại sao ông ta lại ngồi ở đầu bàn chủ tọa?
Như vậy thì chỉ còn hai cách giải thích sau đây:
- Thứ nhất, Đỗ Ngọc Yến là một cán bộ cao cấp của VGCS, hay ít ra là một người làm việc cho VGCS có năng lưc và được VGCS tín nhiệm.
Thứ hai, Đỗ Ngọc Yến tuy chỉ là một người hợp tác làm ăn với VGCS thôi. Nhưng về chuyên môn hoặc sự hiểu biết, cả đến các cán bộ cao cấp cũng phải chấp nhận ông ta là người trên quyền hay ít ra là có khả năng hơn nên được ngồi chủ tọa khi họp bàn.            
       Sau cùng, không biết ngưòi viết có nên kể ông thẩm phán Phan Quang Tuệ là người thứ tư trong danh sách những vị tai to mặt lớn đứng ra che chắn cho tờ báo Người Việt không, vì ông không trực tiếp đứng ra bênh vực báo Người Việt.
           [Góp ý với tác giả: Chẳng phải vô tình TP Phan Quang Tuệ "vinh hạnh" ngồi bên cạnh tên sát thủ Bùi Tín, tên giết nhiều người yêu nước. tên phạm tội chống nhân loại . Tại sao tên sát thủ Bùi Tín được "bảo kê" và bảo vệ tối đa ? Có phải để thay vài trò vg Hoàng Minh Chính "lãnh đạo" hải ngoại chăng?  kèm theo là bọn gia nô VGCS săn đón chúc mừng.  Trí thức càng cao thì cúi càng sâu mong được dăm ba phút lợi danh. Nếu không có bọn hoạt đầutrong cộng đồng tình nguyện làm việt gian  mở cửa đón giặc, thì giặc Bùi Tín không biết lối nào vào cộng đồng]

Trong buổi mừng sinh nhật của tờ báo Người Việt Minnesota, ông TP Phan Quang Tuệ được mời đọc tham luận. Bài viết của ông ngắn thôi. Ông bàn về một vấn đề bao la là Tự Do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến Pháp Hoa Kỳ. Đề tài tham luận không biết ngẫu nhiên hay chủ tâm. Nếu là ngẫu nhiên, sao lại trùng hợp với biến cố Sơn Hào một cách lạ lùng đến thế. Ông nói ít, nhưng người ta hiểu được rất rõ ông muốn nói gì và về cái gì. Ông không minh nhiên biện hộ cho tờ Người Việt ở Nam Cali, nhưng ai cũng hiểu là ông đang làm chuyện đó. Cái ý chính trong bài tham luận của ông nằm trong đoạn văn sau đây:
"Không ai phủ nhận là cộng đồng người Việt được hưởng hoàn toàn và được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hoàn toàn trong việc xử dụng quyền tự do ngôn luận. Vấn đề là có những cá nhân và tổ chức trong cộng đồng muốn xử dụng tự do ngôn luận của họ để dập tắt tự do ngôn luận của những ai không đồng chính kiến với họ. Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư có thể gây phẫn nộ cho độc giả. Sự phẫn nộ có thể được chia xẻ bởi rất nhiều người, và được xem là một sự phẫn nộ chính đáng. Câu hỏi cần được đặt ra là đây có phải là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờ báo, làm áp lực đóng cửa toà báo. Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận diệt!”         
       Thành thật thừa nhận rằng, ít có bài tham luận nào academic như bài này của thẩm phán Phan Quang Tuệ. Tuy nhiên có lẽ bởi nó cao siêu quá nên đưa đến một vấn đề khó lý giải. Khái niệm tự do báo chí của TP Phan Quang Tuệ cho thấy một thực tế là trong cuộc sống của xã hội con người không có lằn ranh thiện-ác, phải-trái, đúng-sai, tốt-xấu, hay-dở v.v. Tất cả đều phải được chung tự do tồn tại và phát triển đồng đều. Nhưng thực tế có thế không và con người có chấp nhận như thế không. Đó là vấn đề cần lý giải.
Lấy thí dụ sau đây cho dễ hiểu. Mỗi tờ báo, mỗi cơ quan truyền thông ví như một loài hoa. Hoa thì ai cũng thích. Chỉ có trong khu vườn chế độ độc tài toàn trị như chế độ Hànội, VGCS mới trồng một thứ hoa là hoa cứt lợn, nhưng nó vẫn là hoa. Loại hoa này không có giá trị thưởng ngoạn. Trái lại, trong vườn của các chế độ dân chủ tự do, người ta trồng đủ mọi thứ hoa, hoa quí lẫn hoa hèn, nhưng không có hoa cứt lợn, và tuyệt đối không có bất cứ loài cỏ dại nào mọc trong đó. Nếu có, phải nhổ bỏ đi tức khắc. Những tờ báo như tờ Người Việt không thể được coi là hoa, chúng là cỏ dại. Chỉ có một số rất ít người như TP Phan Quang Tuệ gọi nó là hoa. Nhổ bỏ loài cỏ dại này điTP Phan Quang Tuệ lại sợ khu đất trở thành vườn hoa độc chủng. Làm sao như thế được! Sự lo ngại của TP Phan Quang Tuệ hoàn toàn không đúng và không thể xẩy ra. Tờ Người Việt bị tẩy chay, đóng cửa phải là điều tất nhiên.

Tự do ngôn luận trong chế độ dân chủ không có nghĩa là mạ lỵ, chửi bới, phá hoại, gây hiềm khích, hạ nhục người khác. Tất cả những luận điệu này đều là những thứ cỏ dại mọc lẫn lộn trong vườn hoa văn học phải bị nhổ bỏ hếtViết lách như tên Sơn Hào không phải là trình bầy một chính kiến. Nó cố ý mạ lỵ, vu khống, làm nhục, có mưu đồ phá hoại và gây phân hóa cộng đồng. Tờ báo Người Việt luôn luôn có những bài báo như thế. Nó là kẻ thù của cộng đồng. Nó phải bị loại trừ.

Bài tham luận của TP Phan Quang Tuệ nói chung chung và tổng quát quá khiến người ta nghĩ rằng ông chủ trương hoa và cỏ dại cũng như nhauchúng được tự do mọc trong vườn.  Khái niệm TỰ DO nói chung của TP Phan Quang Tuệ, Nước Mỹ học và phải mất 200 năm mới tiêu hóa nổi. Xem ra dân VN ta giỏi hơn nhiều. Người mình học nhanh, học vội quá, tiêu hóa không nổi nên bội thực TỰ DO đến nỗi bị quân vô lại chửi cha cũng cho đó là tự do, kẻ thù đâm trí mạng cũng bảo là nó có quyền.
Cái thứ tự do này xin tạm gọi nó là “Hủ Mỹ” để so sánh với tình trạng “Hủ Nho” ở nước ta thời xưa. Nạn hủ nho làm cho đất nước không ngóc đầu lên nổi. Nạn "Hủ Mỹ" ngày nay đã làm miền Nam rơi vào tay VGCS. Và bây giờ, nó đang giúp cho CS nhuộm đỏ cộng đồng. Lịch đã chứng minh và còn đang chứng minh điều đó.

Câu hỏi TP Phan Quang Tuệ đặt ra : “Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư gây phẫn nộ có phải là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờ báo, làm áp lực đóng cửa tòa báo? Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận diệt!” rất dễ trả lời và người viết đã trả lời như trên.
Xin tóm tắt lại một lần nữa. Tất cả mọi luận điệu báo chí cố ý hạ nhục, phỉ bang, phá hoại, và gây phân hóa cộng cộng đều là loài cỏ dại trong vườn hoa báo chí. Tẩy chay, đóng cửa những tờ báo thường xuyên đăng những luận điệu đó là nhổ cỏ dại cho vườn hoa muôn sắc khoe mầu. Nhổ cỏ dại tuyệt đối không có tác dụng biến vườn hoa thành khu vườn độc chủng như TP Phan Quang Tuệ lo ngại. Đóng cửa một tờ báo xấu trong cộng đồng là điều tự nhiên và cần thiết giống như nhổ đi một cây cỏ dại trong vườn hoa. Thế thôi.
 
Trong quá khứ và cả hiện tại, có không biết bao nhiêu người con yêu của Dân Tộc đã nhân danh tự do làm cho Dân Tộc phải điêu đứng, thậm chí phải mất nước. Chẳng phải ở đâu xa, xin lỗi TP Phan Quang Tuệ, tôi muốn đưa ra thí dụ để học hỏi là chính thân phụ của ông là Bác sĩ Phan Quang Đán. BS Đán là một đảng viên đảng Đại Việt. Ông xuất thân từ trường thuốc đại học Harvard. BS Đán đã chống lại ông Ngô Đình Diệm ngay từ khi ông Diệm mới lên nắm quyền năm 1954-55. Trong khi ông Diệm còn đang phải vật lộn với các giáo phái sứ quân, với những chuyện chơi xấu của thực dân Pháp, với vấn đề di cư từ miền Bắc, và với vô vàn khó khăn tràn ngập của đất nước lúc đó, thì BS Đán lại lập bè kết đảng nhân danh tự do để chống ông Diệm. Ở nước Mỹ, nếu bất đồng chính kiến, người ta chống nhau và đánh gục nhau ở nghị trường. BS Đán không thế, ông tham gia vào những cuộc phản loạn của bọn tướng tá côn đồ để lật đổ ông Diệm . Thời Đệ II Cộng Hòa, BS Đán vươn lên tới chức Phó Thủ Tướng, cờ đến tay nhưng rồi cũng không biết đường nào mà phất, ông bèn hiến kế cho người Mỹ: “Either you kill them all (VC) or you talk to them (VC), and killing all of them (VC) is impossible.” (Tạm dịch: hoặc anh phải giết hết bọn chúng, hoặc thương thuyết với chúng, giết sạch chúng nó là điều bất khả.) Lịch sử cho thấy, thương thuyết (talk) với VGCS như BS Phan Quang Đán chủ trương hậu quả như thế nào, mọi người VN kể cả TP Phan Quang Tuệ đều đã trải nghiệm. Người viết xin khỏi dài dòng.
           
(Vì là những chuyện tản mạn nên xin không kết luận. Xin cám ơn bạn đọc)
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
---------------

Saturday, July 28, 2012

Mũ Đỏ Út Bạch Lan- CHỮ TÍN


http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2012/07/mu-o-ut-bach-lan-chu-tin.html

Mũ Đỏ Út Bạch Lan- CHỮ TÍN




                                                                  CHỮ TÍN






Mũ Đỏ Út Bạch Lan
“Nhân vô Tín bất Lập”

Tự xa xưa, tiền nhân đã Đông Phương sinh sống, ứng xử với con người trong vạn cảnh cuộc đời… tự thể nghiệm kinh lịch qua bản thân rồi đúc kết thành những “qui luật” tinh thần để áp dụng trong đối nhân xử thế, lấy: Lễ Nghĩa, Liêm Sĩ, Nhẫn Nại, Khắc Kỷ, Bách Chiết, Bất Khuất làm phương châm rèn luyện tư cách bản thân và lấy chữ Tín làm Trọng để tương giao và giữ gìn cho sự liên hệ giữa Người với Ngưòi được bền chặc tốt đẹp lâu dài…Nên: “ Nhân Vô Tín Bất Lập” là câu nói trách cứ của người xưa Bậc Cha Ông đã thành Văn vẻ Đẹp truyền lại cho hậu thế làm gương soi là một trong những “Khuôn Vàng Thước Ngọc”để là Người , làm Người và “Thành Nhân Chi Mỹ”
Tôi chỉ có một bà Chị dâu duy nhất, Chị kết hôn với người Anh thứ Ba của chúng Tôi là Trương Văn Nhì tốt nghiệp Khoá 15 Võ Bị Đà Lạt, phục vụ tại Trung Đoàn 12 thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh,  nên gọi là Chị Ba, tên Chị là Trần Sâu Lầy, nghe qua họ tên thì biết ngay Chị là người Việt gốc Hoa, Chị sinh quán tại thị xã Cây Dừa, Quận Cai Lậy, Mỹ Tho, xuất thân từ Trường Sư Phạm Sài Gòn và làm Cô Giáo ngay tại nơi Chị sinh trưởng và với quan niệm của người Hoa từ nhiều đời: “Quân, Sư Phụ” được tôn quí, kính trọng…Nên “Cô Giáo Lầy” Chị dâu của tôi được dân chúng trong Quận Hạt và cộng đồng người Hoa quí mến, cư xử chân tình ! Theo lời kể của Chị: “:…gia đình Ông Sở, Ông Sơ… thuộc dòng dõi Minh Hương bên Tàu , chạy tỵ nạn nhà Thanh cùng thời với Mạc Cửu,Mạc Thiên Tứ lập nghiệp định cư ở miệt Cà Mau....Cho đến đời Ông Cố, Ông Nội vẫn còn ôm giấc mộng " Phản Thanh Phục Minh "...và đến đời Thân Phụ thì di chuyển về Cây Dừa, Cai Lậy và Chị được sinh ra nơi đây...”. 
Năm 1975...! Anh Tôi đi tù, Chị bị “chính quyền” mới cho nghĩ việc dạy học vì là vợ Ngụy, Chị chuyển sang nghề may vá  tần tảo nuôi ba đứa con còn nhỏ dại…! Sau khi trốn ra khỏi Trại tù “cải tạo” Long Giao…  thỉnh thỏang tôi lén lút ghé thăm Chị và các cháu, nhìn Chị vì quá kham khổ để lo sinh kế cho toàn thể người thân yêu trong  gia đình…nay đã gầy rọp người, lưng còm xuống trông giống như người phụ nữ lão hoá tuổi ngoài năm mươi ! Tuy khổ cực khốn khó như thế…! Nhưng cứ sáu tháng một lần, Chị vai gánh hai bao bị thức ăn khô, thuốc men...từ SàiGòn ra đến trại Vĩnh Phú(Bắc Việt) thăm nuôi Chồng đang bị tù đày khổ sai …không biết ngày nào được thả ra! 
Năm 1987, Anh tôi được ra khỏi tù, Chị đã chuẩn bị sẵn kế hoạch và phương tiện để cho Chồng  vượt biên bằng đường biển qua sự giúp đỡ từ những gia đình người Việt gốc Hoa mà Chị thân thích. Không may mắn chuyến vượt biên bị bể,  Anh lại bị bắt và bị giam tù khổ sai thêm ba năm nữa tại Mõ Cày (Bến Tre)...Được tạm tha, Anh trở về gia đình với vòng tay quán xuyến buôn tần bán tảo của Chị cho đến ngàycả gia đình được sang Mỹ với diện HO5 .Ngày nay, gia đình Anh Chị Tôi đã ổn định, con cái đều đã thành thân và thành nhân với một đàn cháu nội, ngọai đề huề...
Có lần Tôi hỏi Chị:
- Bí quyết nào giúp cho Chị vượt qua tất cả gian nan để có ngày nay ? Chị cười và nói:
- Có gì lạ và là bí quyết chi đâu…chẳng qua Chị có 9 đồng chị cố kiếm thêm 1 đồng để đủ 10 đồng rồi Chị dấu đi để phòng khi hữu sự, còn tụi Em có 9 đồng đi vay thêm một đồng để chén thù chén tạc với bạn bè ...tiền vất qua cửa sổ chẳng bao giờ chạy ngược trở vào…! Đó là “triết lý” sống thực tế “đơn giản” của người Chị Dâu gốc Hoa của Tôi.

Ngược dòng thời gian năm 1979: Sau khi vượt trốn trại tù, Tôi sống lang thang không nhà không cửa, ngoài vòng pháp luật…thỉnh thoảng dò xét hoàn cảnh tương đối an toàn xong Tôi lén thăm Chị và hỏi thăm tin tức người thân quyến thuộc và Anh Ba của tôi đang bị giam tù ở Yên Bái, Bắc Việt…Tôi được Chị lo “mai mối”  và giới thiệu Tôi với một gia đình người Hoa trong Chợ Lớn giúp Tôi có được  một việc làm”chui” là cứ đến lúc 5 giờ mỗi buổi sáng sớm, Tôi đạp xe đạp đến chỗ hẹn, nhận 3 cây vải “Saten” trắng chở lên Cầu Tre (Phú Lâm) giao cho một xưởng nhuộm lậu, đến buổi chiều lúc 3 giờ trở lại nhận 3 cây Saten đen đem về giao lại cho chủ, cứ mỗi chuyến "giao hàng" như vậy Chủ trả cho Tôi 25 đồng tiền mới (tiền “cụ Hồ”) để độ nhật qua ngày...Ông chủ gốc người Hoa trạc 60 tuổi gọi là Chú Quảnh, và người Em trai là Chú Xồi...Tôi không biết gia đình Họ có bao nhiêu người…? Nhưng hai anh em họ sống chung với nhau trong căn phố ba tầng ở đường Triệu Đà, Chợ Lớn,  căn phố cũ kỹ với tuế nguyệt thời gian có lẽ đã lâu lắm không có sửa sang tu bổ và  xuề xòa với đời sống thường nhật...không một chút xa hoa hào nhoáng như những căn phố toạ lạc trong khu vực…! 
Một hôm như thường lệ làm xong phần việc, Chú Xồi trả tiền công cho Tôi 25$, nhận tiền xong Tôi vội vả đạp xe giông tuốt để “Quân Tử khốn cùng chi ẩm thực” cho ngày nào hay ngày nấy mà…trên đường “thiên lý” với “lý ngựa ô xe đạp” thênh thang “sông hồ” mà thăm thế sự…Tôi ghé “quán”Café ven lề đường  định “chơi” một cái “xây chừ” (Café đen đá) cho đã cơn ghiền thói tật xa hoa ngày nay là sinh hoạt thường…thường của “Thời Hoàng Kim” trước 30-4-1975 và khi mà loài khỉ chưa vào thành “Tràng An” thể hiện thói tật dzăng minh “cái nồi ngồi trên cái cốc” khai phóng “Bình Minh Tiền Sử” với “đỉnh cao trí tuệ” là thói tật hoang dã cấu thành quán tính kinh qua nhiều cuộc “trường chinh kách mệnh” đấm đá giết hại để “đấu tranh giai cấp” ban phát sự nghèo đói mạt hạng cho thị dân đã có đời sống tự do, văn minh, sung túc miền Nam…và ”Thượng Đế” từ “Giời” cao đã “gây nên cuộc hý trường” tạo “Nạn Hồng Thuỷ Tháng Tư Đen Năm 1975” để giúp loài “linh trưởng” vừa mới mon men mó chân ra khỏi hang động để tìm thú, săn mồi…phạm tội rồi “gánh tội” thay cho “Sự Lập Trình” quá ư là tàn nhẫn, vô nhân đạo đầy rẫy khiếm khuyết…với cuộc diệt chủng, phá hư hoại nền Văn Hoá mà bao thế hệ con Dân Nước Việt đã y cứ  làm bản vị, không quản ngại Xã Thân Chiến Đấu để Bảo Quốc, An Dân, Tồn Chủng, Sống Còn, Nối Tiếp, Tiến Hoá…”Thuợng Đế” đã chết ?!...
Tôi móc túi kiểm điểm”ngân khố” đếm tiền vói niềm vui thơi thới vì sao có tới những 50$  ?!!! …và đếm lại thì đúng 50$  chứ không phải là 25$ tiền công thường nhật...? Ở trong hoàn cảnh hiện tại khốn cùng này, tiền không phải là “vật ngoại thân”,được đồng nào hay đồng nấy...hớp vài ngụm café,  Tôi bổng giật mình vì chợt nhớ lại lời Chị dâu Tôi căn dặn:" Em phải nhớ,…làm ăn với người Tàu thì  một cắc là một cắc, một đồng là một đồng, phải cho đàng hoàng thành tín, ăn gian, nói dối thì không bao giờ làm ăn với Họ được...Họ làm ăn với nhau chỉ đơn giản chỉ với một chữ ..."TÍN"...”. Tôi bừng tỉnh, cong lưng đạp xe nước rút một hơi trở lại gặp Chú Xồi và hoàn trả 25$ mà Chú đưa “dư” cho Tôi…Chú cười thân  thiện nhận lại tiền. Tôi không biết Chị Tôi có nói gì với Họ về Tôi hay không?Nhưng một hôm sau khi Tôi giao hàng xong thì Chú Quảnh vui vẻ nói:
 “  Nị  dzào chong dzửa tay dzồi dza ăn cơm dzới Ngộ há, .."!
 Trong bữa cơm gồm cả hai gia đình, họ xí xô xí xào chuyện trò huyên thuyên, Tôi mà  hiểu được “chết liền”...!!! Xong “tiệc” Tôi chào từ giả ra về, Chú Quảnh đưa Tôi ra cửa và hỏi nhỏ:
 "Nị là…có fải là Xĩ Quang Nguỵ chzốn học tập không hả…Tzừng sợ ? Ngộ piết hếch dzồi …từ từ dzồi mình sẽ tính há …”!
Tôi rời nhà Chú Quảnh với nỗi “cực kỳ”căng thẳng và “cảnh giác”có chút e dè lo sợ bị lộ tẩy và sẽ bị bắt trở lại vào tù, vì bọn Việt Cộng xử tù trốn trại rất ác độc ! Tôi tự hỏi ngày mai có nên trở lại nơi này không ?Không, chắc chắn là không. Trên đường  đạp xe về bến xe An Đông để tìm chổ trú ngủ qua đêm, Tôi chuyển hướng đạp xe qua bến Phạm thế Hiển gặp Chị Tôi để hỏi cho ra lẽ, gặp Chị tôi trình bày chuyện vừa qua và lo lắng hỏi xem là Chị có nói cho họ biết về thân thế vượt ngục và hoàn cảnh trốn tránh của mình hay không ? Chị cười hiền hậu trấn an Tôi rồi nói với giọng tự tin và bình thản:
” …Em yên tâm, không sao đâu…Họ đang giúp Em đó…”. 

Hai tuần sau Chú Quảnh đưa cho Tôi một giấy khai sanh giả tên họ mới của Tôi là Trần Chỉnh sanh năm 1942, người Việt gốc Hoa. 
 Sau đó Tôi được xếp vào danh sách với gia đình Chú Quảnh, Chú Xồi tổng cộng hơn 60 người nam phụ lão ấu lên thuyền ghe đánh cá máy 3 đầu bạc, tách bến rời kinh Miệt Thứ, Rạch Giá ra khơi vượt biên. Thuyền ra khơi an toàn,  máy chạy suốt, thuyền lướt sóng phom phom cho đến xế trưa  ngày hôm sau thì gặp tai nạn bị gãy bánh lái, cách đảo Phú Quốc chừng 10 cây số về hướng Đông ! Thuyền dừng lại thả neo để sửa chữa thay bánh lái phụ, một chiếc tàu đánh cá quốc doanh Phú Quốc xáp lại gần, tất cả chúng tôi phải ém xuống khoang thuyền, phía trên chỉ năm ba người giả bộ như ngư dân đang đi đánh cá. Tàu đánh cá VC không xáp lại gần, mà chỉ chạy chậm lại ngang ghe chúng tôi vài chục mét, người trên tàu  vẩy vẩy tay chào rồi tiếp tục hành trình về hướng Phú Quốc. Tôi và Chú Quảnh bò lên phiá sau lái hỏi Anh Lợi, người tài công đã có 10 năm kinh nghiệm đánh cá, Anh nói với chút lo âu:
 …mình phải đi ngay càng nhanh càng tốt, Tôi biết thế nào bọn chó đẻ đó cũng gọi báo Công An  Biên Phòng...".
 Bánh lái đã được sửa chữa xong sau 15 phút, rồi nhổ neo, nổ máy tiếp tục hành trình vội vả về hướng Nam...Nhưng quá trể ! Hai chiếc PCF (duyên tốc đỉnh) Công An Biên Phòng với lá cờ máu phất phới lướt sóng đuổi bắt phía sau thuyền vượt biên chúng tôi, chúng bắn vài tràng đại liên chỉ thiên đe dọa…và thế là chúng tôi bị bắt tất cả, thuyền bị kéo về đồn CABP Cây Gáo, tất cả mọi người bị tống vào trại giam của Ty Công An Hình Sự Cà Mau phía bên kia cầu sắt, bên này là Chợ Cà Mau !Thời điểm này là lúc phong trào vượt biên bán chính thức đang nở rộ công khai. Người Hoa giầu có của cải tiền bạc giao nộp,cống hiến, lo lót cho “giới chức quyền thế Vc” trong Chương Trình Bán Bến Bãi Vượt Biên, Xuất Cảng Người Hoa Vượt Biên… nên họ từ thành phố xuống Cà Mau được ưu đải như khách du lịch có passport chờ xuất ngọai…!!! 
Ghe của gia đình Chú Quảnh là ghe vượt biên lậu, nhưng nhờ "thời điểm thuận lợi” này  mà cả gia đình trên ghe của Chú Quảnh được đối xử không đến nổi tệ, bọn CA chỉ lo vơ vét vàng...5 cây...10 cây...tùy theo số lượng thu hoạch để giải quyết vấn đề. Tôi không biết gia đình Chú Quảnh và Chú Xồi "làm việc" với bọn chúng cái gì vì mỗi lần Chú Quảnh được gọi lên văn phòng "làm việc" khi trở về phòng giam chật nít không có chỗ nằm Họ chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Tàu...rồi hai ngày sau, đàn bà con nít được CA đưa ra bến xe đò trở về SàiGòn, đám đàn ông bị giữ lại chờ xét xử sau. Trong thời gian chờ "làm việc" Chú Quảnh dặn Tôi:
 "Nị nhớ khai Nị là em dzợ của Ngộ há…Nị là em dzuột  của dzợ Ngộ...nhớ lói dzọng lơ lớ...đừng có lói nhiều hả …"! 
Sau một tuần thẩm vấn từng cá nhân một, 18 anh em "người Hoa chúng Tôi" được ra ngoài lao động vác lúa mang vào nhà máy xay, sau đó khiêng gạo xuống mấy ghe bầu đậu sẵn dưới sông bên cạnh cầu sắt…Bao nhiêu nỗi lo âu ban đầu dần dần vơi đi…Tôi bỏ hẳn ý định trốn thoát trại giam lần nữa  vì tin rằng sớm hoặc muộn gì dù không biết bao lâu chúng cũng thả chúng tôi ra, lại thêm vào đó tình cãm của Tôi với Anh-Em Chú Quảnh càng ngày càng thân mến khắn khít qua những liên hệ đồng thân phận người tù cùng chung một trại giam có ân tình chia bùi xẻ ngọt thời qua và Họ đối đãi với Tôi như chính Anh Em thân tình quyến thuộc của Họ! Sau hơn ba tháng lao động chúng Tôi được cấp giấy "tạm tha trở về nguyên quán". Điều này đối với Tôi thật như đang nằm mơ ! Vì với tội danh vượt biên thì ít nhất bị đày ba năm khổ sai lao động ở các trại tù cải tạo của miền Tây.Tôi bèn tò mò hỏi Chú Xồi, Chú chỉ trả lời: 
-"mấy Bả dzề chước…chạy chọt lót đút lo cho  tụi mình...". 
Về đến Xa Cảng Miền Tây chia tay, Chú Quảnh lại dặn dò Tôi: 
"…Nị nghĩ ngơi dzài ngày dzồi chở lại  gặp chúng tôi há …” !
Chú nhét vào túi quần Tôi 50$.
Trở về nguyên quán ?Nguyên quán của Tôi ở đâu ? …chỉ là nơi chốn đầu đường xó chợ, ga xe lữa, bến xe đò, bãi lầy kinh rạch hôi hám và đen tối như tương lai mờ mịt của mình…! Tâm tình nhớ vợ thương con thì tìm tới nhắn với Chị Ánh (vợ Hùng Móm), Chị Hồng Tố Yến (Vợ TTC), Chị Thu (vợ NTN) rồi lén lút  hẹn gặp vợ con vài ba tiếng đồng hồ lang thang trong sở thú...!
Một tuần sau Tôi mon men trở ra Chợ Lớn tìm Chú Quảnh, đứa con gái Chú Xồi chỉ Tôi ra quán café góc đường Triệu Đà-Hùng Vương nơi đây Tôi gặp lại Họ, Chú Quảnh thấy Tôi Chú mừng lắm…!!! Chú nắm tay Tôi kéo đi một khỏang khá xa và nói:
Nị đi ngay đi ...đừng dzào trong đó...Ngày mai lúc 6 giờ chiều tới gặp Ngộ ở nhà hàng Soái Kinh Lâm…Nị piết chớ..."! 
Tôi im lặng gật đầu, trở lại lấy xe đạp rồi cứ đạp miết vô ngã hẽm này, ra ngã hẽm khác, len lõi vào giòng xe đạp trên các lộ chính rồi bất ngờ quẹo vào một con hẽm nào đó...Tôi tin gia đình Chú Quảnh và họ là  nơi bám víu duy nhất với chút hy vọng mong manh là chỉ có gia đình Chú Quảnh mới có thể giúp Tôi thoát khỏi nơi khổ nạn nầy để đến bến bờ Tự Do.Nhưng bây giờ  qua sự gặp gỡ vừa rồi Tôi hiểu là gia đình của Chú Quảnh đang bị theo dõi gắt gao.
Sau bốn năm giải phóng, nhà hàng Soái Kinh Lâm vẫn sang trọng huy hoàng rực rở như ngày nào.Tôi bước vào cửa và chạnh lòng ngậm ngùi nhớ lại những tháng ngày của một thời “oanh liệt” xưa cũng tại nơi nầy Tôi ăn uống thù tạc với đám bạn hữu cho đến ngất ngưỡng cơn say, đêm khuya giới nghiêm mới lê gót lãng tử come back to sorento:
”… về đây khi trong túi không còn su teng, về đây chi hồn gởi lại cave, về đây hỡi mái tole nóng hừng hực và ta phải dối gian với vợ nhà, ôi lãng du không còn ngang tàng”…
trở về nhà trong những
“ngàynghĩ phép em ơi, những ngày nghĩ phép em ơi thật là ngầu”...ha …ha…ha…thật Hùng Cường –Mai Lệ Huyền…!!! 
Tôi ngồi vào chiếc ghế bên cạnh Chú Xồi , đảo mắt nhìn qua một vòng rồi yên tâm vì không thấy có người lạ khả nghi, nhận biết hầu hết là những người cùng Tôi vác lúa khổ cực ở trại giam Cà Mau...Chú Xồi ra dấu chỉ một người rồi hỏi Tôi:
- Nị còn nhớ Chú Xường ngồi bên kia bàn hay không …?
Tôi nhận ra và trả lời:
-  Dạ …Tôi nhớ...!!!
 Chú Xồi hỏi tiếp:
- Nị nhớ coi ai ngồi bên cạnh ? 
Tôi nhận ra và trả lời:
- Dạ…Chú Chảnh…!!! 
Chú Xồi nói tiếp :
- Nị ráng nhớ cho kỷ…một lát nữa Nị qua đó nói chuyện chơi…hễ tụi nó nói bảo làm cái gì thì Nị cứ làm y theo lời của tụi nó…không có hại gì đâu. Mấy cái thằng chó chết VC chúng nó đang đánh “Tư Bản Mại Sản” để vơ vét ăn cướp của người ta…chúng nó ra lệnh đóng cửa ba cái hãng nhuộm vải ở Cầu Tre, tịch biên tất cả vải vóc của chúng tôi đang có và sẽ tịch thu tài sản, nhà cửa…rồi tống cổ chúng tôi lên vùng “Kinh Tế Mới”…không biết ở đâu nay mai…Chúng tôi không còn còn giúp cho Nị được nữa ! Đây là hộp Trà Sâm của Anh Chảnh biếu cho  Anh…có vậy thôi ! Nhớ giữ hộp Trà nầy bên mình…Bây giờ Nị qua bàn nói chuyện với Anh Xường và Anh Chảnh, Chú Quảnh từ một bàn khác liếc nhìn Tôi mĩm cười…!!! Buổi tiệc hôm nay là Ngày Sinh Nhật thứ 16 con gái Út của Chú Quảnh.Tôi nắm lấy bàn tay Chú Xồi siết thật chặt và thật lâu trước khi chỉ biết nói hai chữ:”cám ơn”… rôì bước sang bàn Chú Xường.  Chú Xường và Chú Chảnh chỉ lớn hơn Tôi năm hoặc bảy tuổi,  nhưng Tôi vẫn gọi bằng Chú theo cách tự nhiên xưng hô thường ngày giao tiếp với cộng đồng người Việt gốc Hoa thân thiện nầy, lại nữa trong thời gian cùng ở chung trong trại tù CA Cà Mau, chúng tôi đồng chung số phận bị nhốt trong cái láng dơ bẩn và ba chúng Tôi san xẻ nằm chung một chiếc chiếu rách tả tơi…đêm tối sau cả ngày lao động khổ sai vác lúa, khênh gạo tơi tả …khi ngã lưng xuống chiếu Tôi thường hay kể chuyện Tứ Tài Tử Thư lừng danh Trung Quốc như: Thủy Hử, Tam Quốc Chí, Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký… cho Họ nghe trước khi im thiếp vào giấc ngũ. Trong bàn tiệc đã sắp xếp dành sẵn cho Tôi ngồi giữa Chú Xường và Chú Chảnh, chờ cho Tôi yên vị xong, Chú Xường đi ngay vào việc:
- Anh có biết nhà hàng Thanh Thế ở chợ Bến Thành không ? 
Tôi đáp:
Dạ biết. 
Chú Xường nói tiếp:
Anh nhớ kỹ lời Tôi dặn đây, hôm nay là ngày Thứ Bẩy, sáng ngày Thứ Hai tới, Anh tới Thanh Thế để gặp Tôi và Chảnh, cứ đến đó vào lúc khoảng 10 giờ sáng,nhởn nha uống cà phê, nhớ ăn mặc xuề xòa, râu tóc để nguyên đừng cạo, đừng hớt...Đêm nay nhớ mở Hộp Trà Sâm mà Anh Quảnh biếu cho Anh… nhâm nhi cho đở buồn..."!
Tôi đứng dậy, nhìn một lược chung quanh rồi nhẹ cuối đầu chào như một sự từ giả không lời...lặng lẽ ra về với bao nỗi buồn vui lẫn lộn bâng khuâng trong lòng cùng với nhiều thắc mắc không thể lý giải...”Họ” là ai: “Tài Phiệt Chợ Lớn”  cở như Mã Tuyên hay Mã Sái chăng…? Hay thành viên của Triều Châu Phúc Kiến, hoặc thuộc xã hội đen của Tàu Cộng,, Đài Loan, Hồng Kông…? Sau cùng Tôi bổng mặc kệ  phó thác “Họ” là gì đi nữa cũng chẳng sao vì “Họ” đã giúp đỡ cho Tôi đang thân phận cá chậu chim lồng có được sinh nhai hiện tại và thật tình cố vượt thoát ra khỏi nước qua chuyến vượt biên bất thành trước đây…suy nghĩ làm chi cho thêm mệt óc, miễn sao mình còn “thong dong” đạp xe đạp tự do trốn tránh, an bình được ngày nào hay ngày đó dưới đường phố mưa sa mà “đéo” thèm thấy cờ đỏ sao vàng trước mắt giăng giăng…! Đêm đó Tôi mở hộp Trà Sâm và ngạc nhiên với 10 lượng vàng Kim Thành thứ thiệt nằm trong hộp và chợt nhớ lời Chú Xường dặn:" Thứ hai gặp Tôi ở Thanh Thế...".Tôi ngủ chập chờn trên một căn gác thuê bẩn thỉu đầy chuột và dán ở bến xe An Đông.
Lúc xưa còn tại ngũ, khi đơn vị dưỡng quân ở hậu cứ, Tôi thường cùng bạn bè la cà…sáng café có pha chút bơ Bretain ở nhà hàng Thanh Thế toạ lạc phía Tây chợ Bến Thành độ trăm thước, buổi  trưa ăn chateau brillant ở nhà hàng Thanh Bạch rồi CaFé Brodardrồi đến đêm tối nhẩy nhót lã lướt ở  vũ trường Vân Cảnh hay hộp đêm Thanh Thanh ở xa lộ… Trong nhóm thường có Mỹ Hôi, Hùng Móm, Hùng Mập, Dũng Tây Lai, Cao P Minh, Xuân Đờn Cò, Ninh Mắt Trừu...một hoặc hai thằng chia nhau một chầu, chỉ một ngày rong chơi cũng vơi đi gần nữa tháng lương, để khi trở về nhà ngồi vào bàn ăn với vợ con thì ôi thôi “một mái nhà tole hai quả tim vàng…nhà em có cơm rau muống với cà…và có con thơ vợ già…vợ thương anh lắm hỡi mấy em cave ngào ngạt mùi hương nước hoa Chanel 5 thơm hơn như múi mít ơi…”! Nhìn thê nhi bèn ái ngại “anh hùng” mặc cãm tội lỗi “lòng chợt từ bi bất ngờ” ...!
Nay theo lời dặn của Chú Xường, Tôi đến nhà hành Thanh Thế khỏang 10 giờ sáng, khách khứa chỉ lác đác năm ba người ngồi uống cà phê ...Tôi tìm cái bàn trong góc có thể nhìn suốt qua cửa kính để quan sát cả trong lẫn ngoài, gọi và thưởng thức hương vị café pha lẫn bơ Bretain cũ, hút hết điếu Samit thứ hai thì Chú Xường và Chú Chảnh cũng vừa đến. Họ vẫn tíu ta tíu tí, xí xô xí xào… như mọi khi…Tôi đứng dậy chào, Chú Xường thân mật vội vàng ấn vai Tôi ngồi xuống...ngồi xuống...rồi Chú trình bày chuyện quá dài…(Tôi nhớ lại và chỉ viết tóm tắt trong phạm vi bài viết này mà thôi) !Chú Xường mở lời :
- Đêm qua Anh uống Trà Sâm có ngon không ?
 Tôi gật đầu .
Anh có mang hộp trà theo Anh không ?
- Dạ có .
- Anh đưa cho Tôi…! 
Tôi  lẳng lặng  làm theo và  lần mở cái túi vải “ăn mày” để lấy 10 cây vàng được gói cẩn thận trong cái quần lót dơ bẩn vàng úa đưa cho Chú Chảnh rồi im lặng ngồi nghe…Chú Xường đưa cho Tôi một túi giấy trong đó có bốn cái bánh tiêu còn nóng hổi và nói:
- Thời giá hiện nay ...một cây là 2850 đồng (tiền “già Hồ” ).Chúng Tôi lấy lại 10 cây này và  trả lại Anh bốn cái bánh tiêu, Anh có puồng không ?
 Tôi thực không có “puồng” một  chút nào, tâm dững dưng trước 10 cây vàng hiện tại “Anh Hùng bơi trong bỉ vận” gặp ân nhân đương tay trợ giúp thì tham lam chắc đã được gì và lợi lạc được bao lâu ? Tôi bình thản trả lời vui buồn không hiện trên ánh mắt:
Dạ không, Ngộ không có puồng !!! 
Chú Xường cười ưng ý và nói tiếp:
- Ở dưới bốn cái bánh tiêu là cái đai vải (nguời Bắc gọi là cái ruột tượng) có 30.000 ngàn tiền mặt trong đó, Anh nhớ lúc nào cũng cột thật chặc vào hông của Anh ...chờ chút nữa sẽ có một người nữa đến gặp Anh,  Anh ấy là Anh Em chú bác với tụi tui, Anh Xế Phò sẽ cho Anh biết Anh sẽ phải làm gì...còn phần Tôi (Chú Xường )… Anh phải nhớ kỹ những diều dặn dò của Tôi sau đây: Anh Quảnh bảo chúng tôi gặp Anh để cho Anh biết những gì Anh Quảnh đã sắp đặt cho Anh. Anh có biết tại sao không ?
- Dạ không, Ngộ không piết…!!!
- Chỉ  vì Anh đã trả lại 25 đồng cho Anh  Xồi, Anh Xồi lo cho chuyến  vượt biên kỳ vừa rồi đó, Anh Quảnh rất lo cho Anh nếu bị lộ tông tích thì chỉ có chết...! Anh có biết Thương xá Tam Đa củ hay không ?
- Dạ biết
Chú Xường nói tiếp:
Bây giờ là Cửa Hàng IMEX  bán những mặt hàng ngoại quốc mà chúng nó tịch thu của người Tàu chúng Tôi ở Chợ Lớn...Thôi uống cà phê đi...!
Thì cũng vừa lúc Chú Xế Phò bước vào, dáng người dong dỏng cao vẻ ngoài trí thức không giống giới thương buôn Hoa Kiều chút nào…Chú nói thông thạo lưu loát tiếng Quan Thoại, France, Việt Nam như người bản xứ. Khi Chú Xường, Chú Chảnh ra về, còn lại một mình Tôi với Chú Xế Phò, Chú bắt đầu chất vấn tìm hiểu về Tôi:
- Anh tên Trần Chỉnh hả ?
- Dạ vâng…! 
Chú mĩm cười, cái cười hàm ý đã biết “tỏng” về đối tượng rồi vậy. Chú hỏi tiếp:
- Anh có nói và đọc viết tiếng Anh được không ?
- Dạ chút chút...!
- Được tốt lắm !Tôi đang là Trưởng Phòng Quản Trị Công Ty Imex , Thương Xá Tam Đa cũ, theo lời yêu cầu của Anh Quảnh, Thứ Hai tuần sau Anh bắt đầu làm việc dưới quyền của Tôi, Anh được cất đặc làm thủ kho, chỉ có nhiệm vụ mở và khóa cửa kho khi có lệnh xuất nhập hàng của Tôi và Anh phải ghi lại mặt hàng nào được xuất nhập trong ngày ...cứ từ khoảng 10 giờ sáng Anh  giả bộ ra bên ngoài uống cà phê và giao danh sách đó cho Chú Chảnh, ban đêm Anh ngủ lại ở cơ quan cùng với ba nhân viên khác, họ là những công nhân viên từ ngoài Bắc vào, cứ như vậy đi  dần…dần quen và biết hết mọi việc Tôi sẽ có nhiều việc quan trọng hơn cho Anh" .    .
Trước khi chia tay, Chú Xế Phò đưa cho Tôi một Giấy Chứng Nhận họ tên Trần Chỉnh là nhân viên Cữa Hàng Imex có đóng dấu,  ký tên của Trưởng Phòng Thương Nghiệp Quận Nhất TP HCM và một giấy nhỏ có ghi tên  Lý Kim Anh, Trưởng Phòng Công An Chợ Bến Thành. Rời nhà hàng Thanh Thế, Tôi đạp xe chạy loanh quanh với một tâm trạng hoang mang tự hỏi là hung hay kiết, ngạc nhiên lo âu lẫn lộn…?! Nhưng không căng thẳng như khi trước Chú Quảnh hỏi Tôi:”Có phải Anh là Sĩ Quan Ngụy trốn học tập hay không”? Hiện tại  Tôi như người đang chới với giữa dòng sông, vớ bám víu được gì cứ giữ lấy để hy vọng thoát cảnh cô nghiệt, phó mặc cho số mệnh an bày mà không cần biết cái đó lành hay dữ vì thân như đã leo lên lưng cọp, đã phóng lao thì phải theo lao, cung tiễn đã giương thì phải bắn thôi ...không còn sự chọn lựa nào khác !
Giám Đốc Cửa Hàng Imex là một tên "cán ngố” và luôn cả Ban Quản Trị của hắn cũng “cả thộn” i tờ rít tính toán cộng trừ nhân chia sổ sách lộn tùng phèo ngơ ngáo như “Mán về thành” nhưng bản chất tham lam vô tận, thu vét được cái gì là “ăn” cái đó …! Tôi làm việc với họ chỉ có nhiệm vụ khóa và mở khóa kho chứa hàng hóa theo lệnh Chú Xế Phò, sau đó ra ngoài gặp Chú Chảnh “giao hàng”. Lúc này Tôi chỉ có một niềm vui sướng vô ngần là có một việc làm và một chỗ ở an thân không lo sợ bị phát hiện và bị bắt bất cứ lúc nào, cũng trong thời gian này Tôi đã áp dụng "Nghệ Thuật Lãnh Đạo Chỉ Huy" để chinh phục những nhân viên từ ngoài Bắc vào một cách dễ dàng… Chú Xế Phò hài lòng và vui lắm !!!Một hôm Chú rủ Tôi đi ăn tối, Chú lái chiếc Volwagen màu vàng cũ kỷ chở Tôi dạo một vòng chợ Bến Thành rồi trực chỉ Bến Bạch Đằng vào nhà hàng Mỹ Cảnh, Chú đãi Tôi một bữa cơm độc nhất vô nhị, không tiền khoáng hậu…!!!Trong nhà hàng đã an toạ sẵn ba người: Tên Nguyễn Tạo là Giám Đốc Imex, với cái mặt chành bạnh cố làm ra vẻ “học thức, quan chức” trịnh trọng nhưng không che dấu được “cốt” ngu si đần độn, tham lam có vết  hằn nguyên thuỷ của buổi sơ khai còn leo trèo bẻ cây hái quả không vội  vàng hăm hở với đồng loại tiến hoá mà cứ nhỡn nha, nhỡn nhơ từ tốn khoan thai với nhịp điệu Slow …dỡ mình đến làm quen với con trâu cái cày, suốt năm thán glưng trần nhễ nhại mồ hôi lam lũ trên cánh đồng Nông Cống khô hạn …nay hắn làm “quan tham” với cả núi tài vật trong kho mặc sức mà thao túng thu vét…! Người ngồi bêncạnh  là tên Trung Úy Lý Kim Anh, Trưởng Phòng Công An Chợ Bến Thành, kế đến là tên Đặng Tư Trưởng, Phòng Tài Chánh Imex. Trên bàn chai Remy Martell đã vơi hơn phân nữa.Tôi khúm núm bước theo sau Chú Xế Phò chấp tay cuối đầu chào họ.Tôi ngồi vào bàn cố giữ thái độ bình thản, chỉ lắng nghe họ bàn luận việc cùng với những suy nghĩ mông lung…và biết là gia đình Chú Quảnh đã giúp Tôi quá nhiều, với ơn sâu nghĩa nặng này bao nhiêu kiếp người Tôi mới có thể báo đáp được…?! Sau buổi cơm gọi là “tham quan thân mật” đó, Tôi có thêm vài việc phải làm theo chỉ thị của Chú XếPhò. Một buổi sáng như thường lệ khi Tôi giao danh sách hàng xuất kho cho Chú Chảnh, hôm nay có thêm Chú Xường và Chú bảo Tôi giao lại số tiền mặt mà Tôi đang giữ cho Chú, rồi Chú Xường đưa lại cho Tôi một danh sách giá cả mua vô, bán ra trong ngày ở thị trường Chợ Lớn.  Tôi chỉ biết làm theo, không thắc mắc vì tin tưởng thân tình với họ và biết là họ không có mưu sự hãm hại mình và nếu có thắc mắc, nghi vấn cũng chẳng ích lợi gì với niềm tin họ là Ân Nhân đang giúp mình qua cơn hoạn nạn.
Thời gian năm 1979 - 1981...Thân nhân ở nước ngoài gửi tiền về giúp gia đình không gửi được trực tiếp như bây giờ mà dưới hình thức là "Phiếu Imex",hàng hoá chứa trong kho Imex là hàng thứ thiệt bị tịch thu trong chiến dịch đánh Tư Sản Mại Bản như: Xe cộ, thuốc tây, mỹ phẩm, radio cassett, các cơ phận phụ tùng xe đạp, xe gắn máy, xe hơi, động cơ, máy móc kỹ nghệ, vải vóc và cả trăm mặt hàng khác...đều là hàng nhập cảng từ ngoại quốc có giá trị thương mãi cao. Giới tiêu thụ hầu hết là người đến từ Hà Nội, họ là thân nhân của “quan chức “Bắc Bộ Phủ” khách sộp giai cấp “phú gia” gốc bần nông lớp “người” “thực dân mới” và đám “con buôn” nở rộ sau “chiến thắng” từ “giời” cao” đang chễm chệ, ngự trị trên chóp bu quyền lực và đang giáng xuống những thủ đoạn nham hiểm, trí trá, ác độc hại…bởi căn tính di truyền từ tổ phụ nguyên thuỷ để trừng phạt “Dân Nguỵ” miền Nam đã vượt trội hơn chúng hằng thế kỷ văn minh…! Những mặt hàng đang có trong kho Imex là “quí phẩm” tuy giá cả cao ngất ngư…! Nhưng với những thành quả ăn cướp của miền Nam, chúng thủ đắc tràn trề lợi nhuận và tiền bạc nên “giá hàng” Imex chỉ là “của bở” còn “rẽ chán”…! Vì vậy giá thị trường lên xuống theo giờ, ngày bao nhiêu “họ” cũng thu mua…còn những con buôn cò con kiếm lời qua việc bán tem phiếu Imex đều qua tay “Thầu” Chú Xường “làm giá”, Chú Quảnh “cho biết” giá cả mặt hàng trên thị trường và Chú XếPhò cho lệnh xuất kho, Tôi và Chú Chảnh “điều hợp” ra hàng bên ngoài và nếu có “sự cố” gì không “thông thoáng” cần “xử lý” thì đã có tên Trung Uý Lý Kim Anh “giải quyết”…”  
Công việc” tuy có êm trôi đều và khả quan. Nhưng nỗi lo âu vẫn canh cánh trong tâm mỗi khi rảnh rỗi tự thán: “Không biết bản thân sẽ bị phát hiện và bị bắt khi nào và tương lai rồi sẽ  ra sao…” ? Cứ  vài ba ngày Chú  Xường đến gặp và  dúi vào túi áo của tôi vài ba ngàn đồng (tương đương 1 cây vàng), Chú nói đó là tiền lời từ 30.000 đồng "hùn vốn" của Tôi. Tôi liên lạc và nhờ niên trưởng Huỳnh Bá Long (Khoá 21 Đà Lạt) gửi về giúp vợ con và Cha Mẹ Chị Em Tôi ...và cứ thế rồi thời gian cũng qua dù chưa được trở lại đời sống bình thường như mọi người dân khác và không gần gũi được vợ con !.
Một ngày đẹp trời tháng Ba, năm 1982...Tôi đang ngồi uống café dọc vĩa hè trước cửa hàng Imex, bổng có một chiếc xe gắn máy Honda chở  hai người đàn ông trờ tới, một người xuống xe , vội vả hăm hở đi đến nắm lấy tay Tôi và nói:
 “ Niên Trưởng theo Tôi qua Chợ Cũ  làm vài chai Henneckein. 
Tôi có một cãm giác lạnh băng chạy từ đốt xương sống cuối cùng lên đến đỉnh đầu, nhưng định thần nhìn rõ thì ra là NguyễnVăn Định (Khoá 24 Đà Lạt, Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù) còn người  đang chờ ngoài xe là Trần Văn Hợp (Khoá 23 Đà Lạt), Tôi mừng rỡ lên xe Honda chở ba chạy qua Chợ Cũ “làm” đĩa cơm xườn,”chơi”  vài chai beer con cọp… Hợp móc trong túi sách một tờ giấy, điền tên Trần Chỉnh rồi chở Tôi ra bến Thủ Thiêm "tống tiễn” Tôi xuống một chiếc ghe chở gạch cát của Công Ty Dầu Khí Vũng Tàu tách bến hướng ra khơi hải hành, đêm đến nhìn ngắm sao trời định vị trời đất “Thiên Địa khôi khôi du du” huớng tầm mắt về chốn “Hồng Lam” quê hương dần mờ xa …chung quanh chỉ còn tiếng sóng biển vỗ mạn tàu làm đau lòng người viễn xứ không được nói dù một lời thì thầm, hoặc tiếng nấc nghẹn trong câm nín từ biệt vợ con, cha mẹ, ông bà quyến thuộc và ân nhân :Chú Chảnh, Chú Xường, Chú Xồi, Chú XếPhò…đêm đại dương đen bao la, lạnh lẽo và dưới mặt nước thâm u kia biển vẫn vô tình…!
Một tháng sau…đang chờ rời khói Đảo Pulau Bidong để sang trại chuyển tiếp Galang II , Tôi nhận được thư vợ gởi từ Việt Nam sang:
" Anh Thương ,
Chị Ba (Chị Dâu của Tôi) có đến thăm Em, cùng đi với Chị có một người đàn Ông Việt gốc Hoa tên gọi là Chú Xồi, người này đã trao cho Em 10 lượng vàng và nói: “… đây là tiền của Anh Út gửi cho Chị…”.
Em
Ký tên………………

Nhân Vô Tín Bất Lập
Lan Chi ư thâm lâm bất dĩ vô nhân chi bất hương
Quân Tử tu Đạo lập Đức bất khả khốn cùng nhi cải Tiết.
Trong ba tháng bị tù khổ sai vác lúa gạo ở Cà Mau, tình cãm của Tôi với gia đình Chú Quảnh càng ngày càng gắn bó, thân thiện đối đãi với nhau như quyến thuộc gia đình, mọi người tuy có bị giam cầm và thân phải vất vả lao động “xã hội chủ nghĩa”…Nhưng ẩm thực thì “tư sản mại bản” rõ nét với những bữa cơm chuyên trị: lòng heo phá lấu, heo quay, vịt quay, xá xíu. lạp xưỡng, hải vị tả pín lù…Đôi khi cao hứng Tôi bổng chợt cười khan thú vị !!! Mấy Chú “Thoòng Dành” “thân thương chi giao” ngạc nhiên hỏi Tôi:
Tự nhiên sao cười ? 
Tôi trả lời”
Ở tù kiểu nầy sung sướng hơn trở về nhà.

Chú Quảnh tiết lộ là thân nhân của Chú đã:”… chạy chọt đút lót cho “thằng” Trưởng Ty Công An Hình Sự Cà Mau hết 150 cây vàng rồi…chắc nay… mai tụi mình sẽ được thả dzề rồi…”!!! Thời  gian trong tù sinh hoạt hằng ngày Tôi gần gũi với Chú Xưòng, Chú Chảnh nhiều hơn…hai Chú thân  thể nhỏ con ốm yếu lại cùng một tóan lao động với Tôi, có lần Chú Xường vác bao gạo bước qua tấm ván gỗ gác từ bờ sông xuống ghe bầu bị trợt chân té nhào xuống sông Tôi liền vất bao gạo xuống mũi ghe, nhảy ùm xuống sông vớt Chú ấy lên, ông chủ ghe bầu thông cãm không làm khó dễ mà chỉ nói:
 Không sao...không sao...cứ xem như Tôi biếu bao gạo đó cho các Anh...tội nghiệp...thân tù tội...tội tù ...!
Từ sau đó Tôi-Xường-Chảnh khắn khít như hình với bóng, Tôi thường kể cho họ nghe “Chuyện Tàu” ...và họ khoái tỷ nhất là truyện kiếm hiệp Kim Dung kèm theo lời bàn và  phân tích của “Lão Ngoan Đồng” tân thời Tôi về những nhân vật “Ma Giáo” và “Chính Giáo”...cũng nhờ vậy mà ba tháng tù trôi qua vơi “thân  tù tội” như Tô Đông Pha bị “biếm quan” phát vãng đi bán “ lục tàu xá, chí mè phủ” trong nhà lao vậy thôi…giấc ngũ đêm đêm còn hương vịthịt quay, bánh hỏi, phá lấu và lạp vị...!!!

Khởi Nghiệp Nhà:
(Viết theo lời kể của Chú Xường và Chú Chảnh)
" Ông Cố Nội của chúng Tôi lập nghiệp ở Chợ Lớn (vào khỏang năm 1860) với một cái gánh mua bán ve chai lông vị, thường ngày thì mua được lông vịt nhiều hơn lông gà vì người Tàu ăn vịt quay nhiều hơn gà.. Khi Ông Nội chúng tôi ra đời thì cái gánh ve chai lông vịt đã trở thành cái "vựa" ve chai lông vị, sau đó trở thành cái "xưởng" làm chổi lông gà, quạt tay và áo che mưa bằng lông vịt, còn ve chai thì cân ký bán sĩ cho một lò rèn làm chai lọ thủy tinh…và cuối cùng là xưởng dệt tơ vải. 
Trong khi đó, người Em thứ Ba của Ông Cố chúng tôi là Ông Cố Ba làm nghề mổ heo, Bà Cố Ba giữ lại lòng heo làm phá lấu kiểu Dương Châu và cho hai người con trai đội mâm đan bằng mây đi bán dạo...sau đó trở thành quán hủ tiếu duy nhất có bán thịt heo quay, thịt vịt quay, lòng heo phá lấu....Đó là tiền thân của Công Ty Nhà Hàng Bát Đạt nổi tiếng sau này..
Khi đến đời Ông Nội chúng tôi (vào khoảng vài thập niên cuối Thế Kỹ 19...1880-1900) thành phố Sài Gòn được hình thành với những dinh thự, công sở,  khách sạn nguy nga đồ sộ của mấy Ông Tây-Bà Đầm…vùng Chợ Lớn vẫn còn bùn lầy nước đọng ! Đường xá được chính quyền Tây mở rộng ra đến vùng ngoại ô Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè, Phú Lâm…huyết mạch giao thông buôn bán chính là ghe thuyền từ các tỉnh miền tây xuôi ngược lên Sài Gòn tấp nập...do đó mới có thành lập Kinh Chợ Gạo (Mỹ Tho). Cơ sở của Ông Nội chúng Tôi phát triển rất nhanh, Bà Nội trông coi cửa hàng buôn bán tơ lụa, có thể nói gia đình chúng Tôi lúc đó như là nhà thầu duy nhất cung cấp: gấm, saten, vải lụa...cho các con buôn “Thực Dân Pháp”...trong khi gia đình Ông Cố Ba đang phát triển các tiệm ăn rập khuôn theo kiểu Tàu: Quán ăn và quán trọ Bát Đạt …Gia đình người Hoa Kiều giàu có nhất trong vùng là giòng họ Mã mà lớp hậu duệ sau này là Mã Sái, Mã Tuyên…Đến đời thân Phụ Mẫu chúng tôi thì gia đình cũng đã khá giả, sáu anh chị em chúng tôi khi lên ba bốn tuổi đã được dạy xử dụng bàn tính của người Tàu một cách rành rọt, chúng tôi học trường Tinh Vỏ, ở nhà nói tiếng Quan Thoại, khi giao tiếp với con buôn thì bằng tiếng Việt hoặc tiếng Tây...Khi Anh Quảnh lấy vợ người Triều Châu thì Ba tôi giao hết chuyện quản trị làm ăn cho Anh và Ba tôi trở thành "Ông Trùm" của "Bang Hẹ"...Anh Xồi được giao trách nhiệm sổ sách kế tóan, còn tôi (Xường), Anh  Chảnh và cô em út A Cảo làm chủ ba hảng nhuộm vải ở Cầu Tre Phú Lâm...".

  Lời Kết:
Qua những câu chuyện kể trên, Tôi không biết có phải vì trả lại 25 đồng mà Chú Xồi đã cố tình đưa dư mà cơ duyên,  định số đã đưa đẩy Tôi gặp gia đình “Họ” rồi cộng sinh làm ăn buôn bán với “Họ” trong quảng đời gần bốn năm trong hoàn cảnh cá chậu chim lồng, nỗi lo sợ bất trắc luôn rình rập từng giờ, từng ngày …cho đến một ngày đột ngột rời bỏ quê hương với sự che chở, giúp đỡ tận tình của “Họ” những người Hoa sinh trưởng và lớn lên trên đất Việt đã bao đời…Trong tư cách cá nhân của bản thân thọ ơn sâu dầy mà Người Ân Nhân bất cầu báo đáp…
Tôi viết lên Bài Nầy như một trãi lòng Thuỷ Chung Tri Ơn đến Gia Đình Minh Hương  đã phát huy và xiển dương được một trong nét Văn Hoá Tinh Thần Trung Hoa cổ xưa là chữ Tín mà đương đại ở  “Thế Giới Tân Kỳ Huyền Ảo” những  “Bậc” Thượng Đại Nhân đang Ngự trên Tột Đỉnh Quyền Lực đã có mấy ai và chắc gì đã giữ chữ Tín được vẹn toàn…có phải chăng Văn Hoá Đông-Tây không bao giờ gặp nhau ? … đất hạn khát cơn mưa lũ, trời âm u cần ánh sáng của thái dương, của tuy tơ tóc nhưng nghĩa son ngàn trùngTrong ngôn ngữ lịch sự của người Việt Nam chúng ta gọi người Việt gốc Hoa là: “Hoa Kiều Chợ Lớn”, bình dân thì thường gọi mấy ông là: “cắt chú” , được phiên âm trệch ra từ chữ"Khách Trú" và theo truyền thuyết xa xưa người Hoa thường “đi” qua các thương cảng của Việt Nam để giao thương bằng tàu, thuyền và phải neo ngoài cửa khẩu, chờ cho quan quân Việt kiểm soát xong,mới cho phép nhập cảng một lượt là 3 tàu, thuyền…dần dà thuận tiện quen miệng dân Việt gọi “Họ” là: “Ba Tàu” và phải chăng từ dó mới có danh từ:  Chú...Chú Ba Tàu, Chú Chệt,...và sau nầy khi trào phúng thì gọi là “Ba Tàu Chợ Lớn” …xứng danh là gì chăng nữa Họ vẫn là Họ. Họ vẫn giữ phong tục tập quán của Giống Nòi Hán và Văn Hoá Trung Hoa tốt đẹp từ hằng nghìn năm qua cho đến ngày nay....dù đã trải qua từ những Triều Đại: Hán-Đường-Tống-Nguyên-Minh-Thanh…đến quốc nạn “Bát Quốc Phân Thây” và phân nhánh Hồng Kông, Macao, Đài Loan, …toàn lục địa bị chìm đắm dưới họng súng bạo quyền “Thời Đại Cộng Sản”  thật là đáng tiếc ! Những người Hoa thiện nhân cho dù sinh sống tha phương ở bất cứ nơi đâu cũng lấy gia đình làm đơn vị căn bản để từ đó vươn lên trở thành "Bang"...nhỏ lớn tùy kỳ thời, tùy kỳ thế, . Cha Mẹ, Anh Em, Vợ Chồng, Con Cái đùm bọc che chở cho nhau, để từ một gánh ve chai lông vịt hay một cái mâm mây bán dạo lòng heo phá lấu …rồi phát triển trở thành những Đại Phú Gia.Sinh hoạt thương trường, giao dịch kinh tế,  và những khế ước của họ được thực thi giữ đúng bởi một chữ Tín nhất là trong sinh hoạt các Bang, Phái đã có tự xa xưa…Đức tánh tốt của họ là  cần cù nhẫn nại, chắt chiu dè sẽn dành dụm, không quản ngại nghề nghiệp lớn nhỏ, sang hèn, không khoe khoang xa hoa phung phí…quí chuộng việc buôn bán làm trọng, thường khởi nghiệp từ việc buôn bán nhỏ từ từ đến buôn bán lớn rồi phát triển trở thành công ty, xí nghiệp, hảng xưỡng,…
Nhưng người Hoa sinh sống ở Việt Nam trong suốt Thế Kỷ 20 chưa và không có một dịch vụ hoặc hình thành nào liên quan đến công nghiệp nặng chỉ chú trọng về việc trao đổi buôn bán hàng tiêu dùng gia đình . Họ tích lũy tài sản theo truyền thống cha truyền con nối, cho đến khi sự tích lũy tiệm tiến này trở thành một gia sản khả dĩ có thể trở thành một hội viên trong hệ thống thương mại lớn của các Bang, Phái…Dĩ nhiên trong sự buôn bán làm ăn sẽ có nảy sinh sự cạnh tranh giành giật để được lợi nhuận và ít khi xẩy ra trong cộng đồng của họ. Nhưng nếu có, họ thường giải quyết trong nội bộ, ít khi để đến cửa quyền tranh tụng nhờ luật pháp can thiệp, họ không thích tranh tụng kiện cáo, có những trường hợp liên quan đến pháp luật chính quyền thì Bang của họ thương lượng để mọi việc “trôi qua”, sau đó họ giải quyết nội bộ bằng những biện pháp chế tài, cô lập vì "Bất Tín", nặng nề lắm mới có vụ thanh toán. Gia đình hay cá nhân nào phạm vào chữ Tín thì chỉ có nước đi ăn mày!
Ngày nay Trung Hoa lục địa (Trung Cộng), Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao...đều có chính quyền riêng, người dân sinh ra, lớn lên học hành thành đạt từng bước… từng bước họ tham gia chính quyền từ hạ đến thượng tầng cơ sở. Nhưng đối với người Hoa Kiều ở hải ngoại (theo sự hiểu biết của Tôi) như Việt Nam, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Úc...Họ không muốn tham gia vào chính quyền dù có mãi lực “đồng tiền có thể mua tiên cũng được” . Thí dụ như ở Indonesia, người Hoa Kiều chỉ có khoảng 3% dân số mà nắm giữ 70% tài sãn của đất nước này và tài tình sở trường của họ mà chúng ta phải “khâm phục” là họ xử dụng mãi lực đồng tiền đút lót, mua chuộc làm thân với những giới chức chính quyền sở tại một cánh trơn tru êm thắm và điều phối sinh hoạt cộng đồng Hoa Kiều có tôn ty trật tự cũng nhờ ở các Bang, Phái và “Luật” của Bang không khác gì xã hội đen Mafia…
Nhưng áp dụng để trừng trị kẻ gian bội Tín rất nghiêm khắc chắc chắn hơn phim ảnh God Father của Ytaly rất nhiều.Nhiều người cho rằng "Ba Tàu" hay bắt chước làm đồ giả, điều đó hẳn nhiên vì thực tế trên thương trường đi sau, tụt hậu, bị các đại cường tân tiến chiếm hữu thị trường béo bở, thế yếu không còn thời gian cạnh tranh nên họáp dụng “tính xấu” là: "Cứu Cánh Biện Minh Cho Phương Tiện"...!!!Âu cũng là phương thức cạnh tranh để được sống còn với Đại Thế Lực Liên Minh Toàn Cầu…!!! Nhưng Made In China ngày nay đã trở thành vấn nạn và là tai hoạ cho những ai ưa chuộng vì tiện lợi và giá thành phẩm rẽ …uy tín China trên thương trường thế giới bị đánh giá thấp, độc hại phải cảnh giác…! Nhân phẩm, tư cách tốt đẹp của người Trung Hoa bị thách thức và đang bị phản tiến hoá trên chiều hướng là Người và Làm Người có Văn Hoá hướng thượng…Đức Vạn Thế Sư Biểu Khổng Phu Tử có sống lại cũng bị con cháu hậu sinh của Ông “mần thịt” hoặc tống cổ vào trại tù hoặc nhốt vào nhà thương đìên, may mắn thì có thể lang thang đầu đường xó chợ rao bán thuốc dán độ nhật qua ngày…Hãy truy tìm tài liệu và thậm thâm suy xét những “người” Trung Hoa tiêu biểu cao thượng, đại gia, đại phú gia địch quốc mà tích sản tiền muôn, bạc tỷ, danh tiếng trên thế giới và được hằng tỷ Người Trung Hoa đương thời ái mộ, đề cao như những người trong gia tộc họ Tống điển hình như Tống Tử Văn sinh sống tại Mỹ,…
Chúng ta sẽ nhận biết là hầu hết  những lớp “người ưu tú” thượng lưu của Trung Quốc tương tự, đã và đang sống trên những quốc gia tân tiến  Âu-Mỹ được ưu đãi…cũng chỉ để “góp công, góp sức” để tóm thu tài sản của Trung Quốc làm giàu cho xứ người…và  trở  thành “Đại Hán Gian” trong Đại Âm Mưu Thực Dân Mới “Build Up” và  xử dụng người bản xứ thu lợi và thống trị trong “quyền lực mềm” thiện xảo…có mấy ai là người Trung Hoa Trí Tuệ đã “Nhìn” thấu suốt trong “bóng tối” bản chất của sự việc “Nhân Vật Chí” thời qua không ? Hiều biết tấc sẽ “thương hại” Trung Quốc vô cùng …! 

Suy việc “người” gẫm chuyện “mình” Việt Nam cũng có điều tương tự như vậy và đã từ hơn 300 năm qua…Những “Nhà” ái quốc có tinh thần Quốc Gia không thành công trên phương diện Chính Trị, Lãnh Đạo Đất Nước mà phải bị, chịu thế cô và bọn khuyển mã tay sai của thế lực ngoại bang đè đầu cưỡi cổ, định phận cho mãi đến hôm nay…? Không phải Dân Tộc Việt Nam không có Anh Tài. Nhưng qua “Nan Hành Khổ Hạnh” suy xét cổ kim…nhận chân chẳng qua là Người Việt Quốc Gia không có “Chủng Tử Việt Gian” trong huyết thống giống dòng Chân Chính, khinh bỉ Việt gian, không có tư chất Việt gian, không có “khả năng” để làm Việt gian, không có thể đóng vai Việt gian…nên “cây thẳng chết đứng”…! 

Ngày nay với thành quả kinh tế được đánh đổi bằng mồ hôi, máu, nước mắt của người công nhân lao động Trung Hoa trong những nhà máy, khu chế xuất …và là bãi rác công nghệ, đất đai môi trường bị nhiễm độc chất phế thãi, huỷ hoại môi sinh và con người đáng báo động cuộc“Tử-Sinh” Trung Quốc Đương Đại …
Nếu Trung Quốc không biết áp dụng kỹ thuật dụng “Khí Ozone” là thành quả của Công Nghệ Sinh Hoá để làm sạch môi trường thì quốc gia nầy sẽ tệ hại không lường…! Quả thật qui luật cạnh tranh sinh tồn của những “Nhà” lãnh đạo các quốc gia cường thịnh, tân tiến đã thiết kế di dời nhà máy kỷ nghệ, chuyển vùng sản xuất để tận thu lợi nhuận kinh tếnhiều hơn mà thôi…!
Trung Cộng với tích kim dồi dào, xây dựng quốc phòng, phát triển quân đội, gây chiến, chiếm đoạt lãnh thổ, lãnh hải, đảo quốc của những nước nhược tiểu lân bang…
Trung Cộng đã bị  “Chính Trị Lộ Tuyến”, phát hiện âm mưu sẽ xâm lược thế giới, thống trị danh hoàn trong tương lai khi cường thịnh… hiện trở thành “Công Địch” của Thế Giới và với “Hoạ Tiêu Tường” từ bên trong nội bộ Đảng, vấn nạn quyền lợi kinh tế phân bố không đồng đều, khoảng cách giàu nghèo quáư chênh lệch, cán bộ, quan chức tham nhũng tràn lan, quân đội mua quan bán chức, người dân vô cãm với từ thiện, hành hồ chi bản năng, lợi thân chi bần tiện …!

Thế sự vô nan giải
Đáng hiềm vô Đại Nhân.

Nếu Trung Quốc có Đại Nhân với Đại Trí, Đại Hùng, Đại Phương Lược Mưu Sự Phúc Lợi Cho Nhân Sinh Trên Tiến Trình Nhân Chủ...thì hà tấc và xá gì vài ba hảo đảo nhỏ bé phụ hệ của các quốc gia lân bang nhược tiểu…mà phải bá đạo cưỡng chiếm cho Hư Đại Sự…Đại Nhân thì Đại Trí và là Đại Phương Lược, Đại Nhân Ái …”Ta” sẽ không cần thu phục mà cả Á Châu nầy thuộc về “Chúng Ta” và là “Của Ta”…sức nặng của sợi tóc cũng có thể làm nghiêng lệch cán cân bằng đối trọng là ở Đại Trí mà thôi ! T
rung Cộng đã “dụng” hạ sách lược đối với Á Châu là “thiểu trí chi hoạ” …!
“Thực Dân Da Trắng” với những vũ khí tân tiến: súng đạn, phi cơ, tàu chiến…là thành quả của những bộ óc thông minh của giống “Xanh Ngươi” ưu việt …đã vượt đại dương xâm chiếm đất nước, của cải, tài nguyên và giết hại người dân bản xứ Đông Nam Á từ trăm năm...vài trăm năm qua…! Do vậy “nạn nhân Á Châu” đã e dè, cảnh giác và luôn gờm “người khách” oan khiên không mời thời qua…và chắc chắn cho dù giới lãnh đạo của những quốc gia nhược tiểu Á Châu có bị mua chuộc, khuynh loát bởi đại cường Trung Cộng  hà chính…thì chính người dân sẽ trường kỳ chiến đấu để giành lại sự vẹn toàn Đất Nước-Dân Tộc (Lịch Sử Việt đã chứng minh từ nhiều ngàn năm qua). Nếu Trung Quốc có Đại Nhân, Đại Trí, Đại Hùng, Đại Phương Lược Mưu Sự Đại Nhân Ái…thì “Người” sẽ qui tụ về với “Ta” vàTập họp nước nhỏ đánh nước lớn là Vương Đạo, Tập họp nước lớn đánh nước nhỏ là Bá Đạo.Trung Quốc đã không Học và Thể Nghiệm từ Chân Văn Hoá Trung Hoa đã sẵn có tự bao thời…Đáng tiếc thay !!! Nên:

Công tội giã kỳ Xuân Thu chi hồ…!!!

Còn Người Việt Nam mình ???!!!

Trải qua 100 năm dưới sự đô hộ thực dân France, 30 năm với sự hiện diện của Mỹ (1954-1974)…Ngày nay Dân Việt bị trong nước bi bạo quyền Việt Cộng cai trị “hà chính ư mãnh hổ”…! Tại hải ngoại có gần 4 triệu người Việt đang định cư sinh sống và thăng tiến thành công khả quan tốt đẹp…Nhưng trong chúng ta cũng đã có bao nhiêu người trước và sau “Cuộc Đổi Đời” vẫn vì miếng đỉnh chung danh lợi thực-ảo …đã bất nhân, bất nghĩa, bất tín, bất lương và nhiều bất…đang hoạt đầu chính trị, phân hoá Người Việt đến tận cùng của thãm hoạ chia rẽ và có Vĩ Nhân nào có thể xuất thế để Phục Hưng, Phục Hoạt cho Dân Tộc-Đất Nước Việt Nam…?

Hỡi những “vĩ nhân” họ Đỗ tên Thừa đang đăng đàn với cương lĩnh nguỵ biện:
Họ đỗ thừa cho Chế Độ Miền Nam Việt Nam có nhiều tham nhũng…!
Họ đỗ thừa cho Xã Hội Tây Phương làm cho Tam Cương Ngũ Thường đảo lộn…!
Nhưng Họ không bao giờ dám “đỗ thừa” cho chính mình: Ta là kẽ vong bản, vong thân, vong quốc…!
May quá !... Tôi học được thêm những bài học sơ đẳng từ gia đình Chú Quảnh và tự hỏi còn có bao nhiêu “Gia Đình Người Việt Gốc Hoa” như thế trong cộng đồng người Trung Hoa  đang sinh sống trên đất nước Việt Nam thân yêu cho dù đang sống dưới chế độ “chó má” Việt gian bán nước …? Đêm đêm chong đèn “diện bích” tự quán xét “Bản Lai Diện Mục” chính mình ôn cố tri tân tìm trong “Cảo Thơm Lần Giở Trước Đèn” học nghiệm qua cảnh ngộ, trường đời ba chìm bẩy nổi “Quân Tử Thức Tự Đa Ưu Hoạn”…nên cố tránh và khước từ tam vong nói trên, mạn bút viết nên đôi dòng đóng góp thêm cho Đời chút “cỏ thơm” chủ quan khiếm khuyết…mong lượng thứ… 
Kính thay.

Mũ Đỏ Út Bạch Lan

---------------

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma Châu Phi tỉnh giấc mộng “đầu tư Trung Quốc”

ANC leader Jacob Zuma
Jacob Zuma. Photograph: Gianluigi Guercia/AFP


thứ Bảy, 21/07/2012,
Châu Phi tỉnh giấc mộng “đầu tư Trung Quốc”
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bất ngờ lên tiếng cảnh báo về “quan hệ thương mại không bền vững” giữa châu Phi và Trung Quốc ngay sau thời điểm Bắc Kinh cam kết cho các nước lục địa đen vay 20 tỉ USD.
Tiền Trung Quốc đang nuôi xung đột ở Sudan - Ảnh: unisca.org

Theo AFP, phát biểu tại Diễn đàn Trung Quốc - châu Phi ở Bắc Kinh hôm 19-7, Tổng thống Zuma cảnh báo: “Châu Phi đã đóng góp vào sự phát triển của Trung Quốc bằng việc cung cấp nguyên liệu thô và các sản phẩm khác. Xu hướng thương mại này là không bền vững xét về lâu dài”. Ông Zuma đưa ra nhận định trên ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ cho các nước châu Phi vay thêm 20 tỉ USD trong ba năm tới.
Tổng thống Zuma nhấn mạnh: “Kinh nghiệm kinh tế quá khứ của châu Phi với châu Âu cho thấy sự cần thiết phải cẩn trọng khi hợp tác với các nền kinh tế khác”. Nhà lãnh đạo Nam Phi không nói rõ “kinh nghiệm quá khứ với châu Âu” là gì, nhưng không ai quên việc thực dân châu Âu đã biến châu Phi thành thuộc địa như thế nào trong các thế kỷ trước.
Chính sách kinh tế vụ lợi
"Ai giành chiến thắng ở đây (châu Phi)? Chỉ có Trung Quốc "
Michael Sata (chính trị gia đối lập Zambia)
Báo Anh Financial Times cho biết ước tính trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào châu Phi khoảng 15 tỉ USD. Thương mại song phương châu Phi - Trung Quốc tăng gấp ba trong ba năm qua, đạt 166 tỉ USD vào năm 2011. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ từ năm 2009 để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hạ tầng khắp châu Phi, từ đập thủy điện, sân bay cho đến khai thác mỏ, nhà máy sản xuất điện gió...
Giới truyền thông và các quan chức Trung Quốc luôn khẳng định Bắc Kinh hỗ trợ châu Phi vì “tình thân ái từ quá khứ” và tung hô quan hệ song phương theo kiểu “người Trung Quốc và người châu Phi đối xử với nhau bình đẳng, là bạn bè tốt, anh em tốt”. Tuy nhiên, ở Diễn đàn Trung Quốc - châu Phi tại Bắc Kinh không chỉ có ông Zuma là nhà lãnh đạo châu Phi duy nhất bày tỏ sự lo ngại.
Đã từ lâu, giới chuyên gia phương Tây chỉ trích “chính sách kinh tế vụ lợi” và “chính sách thực dân kiểu mới” của Trung Quốc ở châu Phi. Trong một chuyến đi đến châu Phi gần đây, chính trị gia Anh Jack Straw mô tả những gì Trung Quốc đang làm ở châu Phi không khác gì cách đế quốc Anh làm 150 năm trước đây dù Bắc Kinh không đưa binh sĩ đến đóng ở châu Phi. Bởi thay vì đầu tư vào các ngành sản xuất tạo ra công ăn việc làm ở châu Phi, Trung Quốc chủ yếu hút máu tài nguyên lục địa đen.
Theo báo Anh Telegraph, Trung Quốc hiện nhập khẩu khoảng 1/3 nhu cầu dầu thô từ châu Phi, chủ yếu là Angola và Sudan. Bắc Kinh mua các mỏ khoáng sản ở Zambia, nhà máy may mặc ở Lesotho, hệ thống đường sắt ở Uganda, gỗ ở CH Trung Phi... Để duy trì sự phát triển kinh tế, Bắc Kinh cần nguồn nguyên liệu thô và thị trường mới để xuất khẩu hàng hóa giá rẻ do nước mình sản xuất. Không địa điểm nào lý tưởng như châu Phi.
Châu Phi bắt đầu phản ứng
Trong khi đó, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang hủy diệt các ngành sản xuất địa phương ở châu Phi. Theo tạp chí Foreign Policy, ngành may mặc ở Nam Phi, Zimbabwe và Zambia đã bắt đầu ngấm đòn của quần áo giá rẻ nhập từ Trung Quốc. Nhiều chuyên gia kinh tế ở các quốc gia này gần đây đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc biến nước mình thành “bãi rác hàng giá rẻ made in China”.
Người châu Phi hi vọng đầu tư Trung Quốc sẽ đem lại công ăn việc làm ư? Đừng có mơ. Khảo sát cho thấy 90% lượng công việc tại các dự án do Bắc Kinh đầu tư ở châu Phi rơi vào tay lao động Trung Quốc di cư. Các dự án khai thác khoáng sản của Trung Quốc ở châu Phi đang tàn phá dữ dội môi trường lục địa đen. Các mỏ đồng ở Zambia khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Giới chủ đầu tư Trung Quốc cũng chẳng hề để ý đến an toàn lao động.
Một vụ nổ ở mỏ đồng tại Chambishi, Zambia năm 2005 làm 46 công nhân Zambia thiệt mạng. Dự án xây đập thủy điện ở thác Kongou Falls tại Gabon do Trung Quốc đầu tư đe dọa hủy diệt cả một vùng sinh thái giàu có của công viên quốc gia Ivindo.
Theo tạp chí The Atlantic, giới chủ người Trung Quốc ở châu Phi thuê lao động lục địa đen với mức giá rẻ mạt (dưới 4 USD/ngày), không tôn trọng hợp đồng lao động và quyền lợi của công nhân. Hồi năm 2010, các giám đốc người Trung Quốc của một mỏ than ở Zambia bắn bị thương 11 công nhân vì họ biểu tình đòi cải thiện chế độ làm việc. Năm 2007, chính quyền Nigeria cho Tập đoàn khai thác mỏ Trung Quốc CNIUC thuê một diện tích lớn đất đai của người tộc Tuareg, khiến họ mất đất mà không có một đồng tiền đền bù nào...
Trung Quốc thích đầu tư vào các quốc gia tham nhũng trầm trọng ở châu Phi để tiện bề “thủ tục”. Hậu quả là phần lớn những lợi ích từ các khoản đầu tư này chảy vào túi các quan chức tham nhũng, còn người dân chẳng được gì mà đời sống của họ càng trở nên tồi tệ. Ví dụ, Trung Quốc đầu tư vào dầu thô ở Sudan, đem lại cho chính quyền Tổng thống Omar al-Bashir hàng tỉ USD/năm. Nhờ đó, al-Bashir tiếp tục “nuôi” chiến tranh Darfur, cuộc nội chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người.
Năm 2011, trên báo Guardian, chuyên gia Sanou Mbaye người Senegal thuộc Ngân hàng Phát triển châu Phi khẳng định lục địa đen không thể để Trung Quốc tiếp tục mua các nhà lãnh đạo tham nhũng và thuộc địa hóa các quốc gia châu Phi. Và giờ một số lãnh đạo châu Phi bắt đầu lên tiếng phản ứng Trung Quốc, dù còn dè dặt. Câu hỏi là đến bao giờ thì người châu Phi và cả các quốc gia khác trên thế giới tỉnh mộng với khát vọng “đầu tư Trung Quốc”.
Thủ tướng Kenya Raila Odinga kể một câu chuyện cho thấy thương mại song phương giữa đôi bên không suôn sẻ như bức tranh được Bắc Kinh tô hồng. “Chúng tôi cần có nhà máy sản xuất phân bón riêng của mình, thay vì cứ phải nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc. Việc chờ đợi hàng nhập khẩu khiến mùa màng bị trì hoãn, thu hoạch thất bát”. Ví dụ về việc nhập khẩu phân bón mà Thủ tướng Kenya Raila Odinga đưa ra phản ánh rõ chiến thuật đầu tư theo kiểu “nuôi gà để cắt tiết” của Bắc Kinh.
-------------------

Cam Bốt -Lá Thư Lịch Sử của Thủ Tướng Cam Bốt Sirik Matak Gởi cho Hoa Kỳ

Lá Thư Lịch Sử của Thủ Tướng Cam Bốt Sirik Matak Gởi cho Hoa Kỳ

Cám ơn bác Van Tran đã gởi lá thư lịch sử của Thủ tướng Cam Bốt, Sirik Matak, cho tôi. Lá thư của TT Sirik Matak viết cảm động, khí khái và hào hùng qúa, xưa tôi đã đọc qua nhưng lâu ngày không nhớ rõ hết nguyên văn, chỉ nhớ man mán đại ý rồi viết ra ..trật lật không đúng chính xác giống như nguyên lá thư dưới đây. Lỗi tại tôi !
Một lần nữa, cám ơn bác Van Tran đã gởi lá thư này đến tôi. Xin chuyển đến qúy vị để tường lãm..
Kính, 
Aladin Nguyễn
Van Tran wrote:
Bạn Aladin Nguyen giữ lá thư này để làm tài liệu sau này .
Dưới đây là lá thơ của ông thủ tướng Miên Sirik Matak gởi cho đại sứ Mỹ tại Nam Vang là John Gunther Dean
Vào tháng 4 năm 1975, khi quân đội Cộng sản đang trên đường tiến vào Nam vang. Thì người Mỹ đã mời thủ tướng Sirik Matak và toàn bộ chính phủ Miên nên ra đi, vì ở lại thì sẽ bị Khờ Me Đỏ giết hết .
Ngày 12 tháng 4 năm 1975, thủ tướng Sirik Matak đã viết một lá thơ vô cùng cảm động gởi cho đại sứ Mỹ tại Nam Vang là John Gunther Dean . Lá thơ đầy nghĩa khí tiết tháo của một người anh hùng “sinh vi tướng tử vi thần” như sau :
Nam Vang ngày 12 tháng 4 năm 1975
Thưa Ngài và Bạn,
Tôi thành thật cảm tạ ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm tự do . Than ôi ! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy !
Với Ngài (đại sứ John Gunther Dean) và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài , không lúc nào tôi lại tin rằng ví vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do . Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì hết . Ngài ra đi tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu trời này ..
Nhưng xin Ngài nhớ rõ rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ hại , nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó .Tôi chỉ mắc phải lỗi lầm là: Tôi đã chót TIN nơi quý vị người Mỹ !
Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi
Sirik Matak
Sau ngày 17 tháng 4 tổng cộng 150 người trong chính phủ Miên đã di tản theo ngưỡi Mỹ . Còn lại toàn bộ chính phủ Miên đều bị giết hết . Riêng gia đình ông Sirik Matak từ con cháu đến người quét dọn lau chùi trong nhà ông Matak đều bị Cộng sản giết vì họ không chấp nhận ra đi . Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Giáo sư Nguyễn Văn Canh, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh ... v.v... quý vị đọc lá thư ngắn của ông Matak trên đây quý vị nghĩ gì ???.
Van Tran




Prince SISOWATH SIRIK MATAK
Prince Sisowath Sirik Matak (January 22, 1914 — April 21, 1975) was a prince of Cambodia.

Sirik Matak was born in Phnom Penh, Cambodia. In 1941, he was passed over by the French government in favor of his cousin Norodom Sihanouk as King.

In March 18, 1970, Sirik Matak assisted General Lon Nol, who had been serving as prime minister, in a coup d'etat and was granted emergency powers by the National Assembly. Sirik Matak, retained his post as deputy prime minister.

On April 1, 1975, President Lon Nol resigned and left the country. On April 12, 1975, Sirik Matak was offered political asylum by the United States' Ambassador to Cambodia John Gunther Dean, inviting high officials of the Khmer Republic, but Sirik Matak, Long Boret, Lon Non (Lon Nol's brother), and most members of Lon Nol's cabinet declined.

Prince Sirik Matak and the officials that remained along with him, were executed by the Khmer Rouge on April 21, 1975, in Phnom Penh.
cambodia-killing-fields.JPG
-----------------
Thứ Hai, 06/08/2012 

Phát hiện mộ tập thể chôn các nạn nhân của Khmer Đỏ

 Một ngôi mộ tập thể được tin là chứa hài cốt của hàng trăm nạn nhân thời Khmer Đỏ đã được phát hiện ở tây bắc Campuchia, giới chức nước này hôm nay cho biết.

 
Phát hiện mộ tập thể chôn các nạn nhân của Khmer Đỏ
Các công nhân đã tìm thấy các phần hài cốt của ít nhất 17 người hồi tuần trước khi họ sử dụng một máy xúc để đào đất phục vụ một dự án thương mại tại quận Kralanh thuộc tỉnh Siem Reap , phó chỉ huy quân cảnh tỉnh Siem Reap Nhim Seila cho hay.
Một số hộp sọ được tìm thấy trong tình trạng bị bịt mắt, tay và chân bị trói bằng dây giày”, ông Nhim nói, cho biết thêm rằng nhiều hộp sọ dường như đã hứng chịu các cú đánh rất mạnh.
“Theo người dân địa phương, đây từng là nơi Khmer Đỏ sát hại những người vô tội hàng ngày vào thời điểm đó. Tôi cho rằng có hàng trăm bộ hài cốt trong ngôi mộ”, ông Nhim nhận định.
Lực lượng quân cảnh đã phong toả hiện trường để tiến hành điều tra.
Hàng nghìn môi mộ tập thể từ thời Khmer Đỏ nằm rải rác trên khắp Campuchia. Trong thời kỳ cầm quyền của Khmer Đỏ vào cuối những năm 1970, ước tính có tới 2 triệu người đã chết do bị bỏ đói, lao động quá sức, bị tra tấn hoặc bị tàn sát.
Trung tâm tài liệu Campuchia, nơi nghiên cứu các tội ác của Khmer Đỏ, vào năm 1998 xác định rằng Kralanh là một “Cánh đồng Chết” và ước tính khoảng 35.000 thi thể đã bị chôn tại đây, giám đốc trung tâm Youk Chhang cho biết.
Ông Youk nói ông hi vọng tòa án xét xử tội diệt chủng tại Campuchia, được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, hiện đang xét xử 3 thủ lĩnh hàng đầu của Khmer Đỏ, sẽ tới khám nghiệm hiện trường để tìm kiếm thêm các bằng chứng về tội ác của lực lượng này.
“Các hài cốt không thể yên nghỉ cho tới khi sự thật được làm sáng tỏ”, ông Youk nói.