Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Thursday, October 6, 2011

Steve Job(2005)- Hãy Là người lữ hành trong buổi rạng động đi trên con đường đi khai sáng (văn minh)


Steve Jobs' 2005 Stanford Commencement Address

 Death is very likely the single best invention of Life. It is Life's change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away

On the back cover of their final issue was a photograph of an early morning country road, the kind you might find yourself hitchhiking on if you were so adventurous. Beneath it were the words: "Stay Hungry. Stay Foolish." It was their farewell message as they signed off. Stay Hungry. Stay Foolish. And I have always wished that for myself
.......


Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ) -
--------------


Đặng Phúc 
phóng tác 

Chết là cởi bỏ lớp áo cũ, thay vào áo mới, con người mới. Là người lữ hành trong buổi rạng động đi trên con đường đi khai sáng (văn minh).... Hãy khao khát. Hãy nhiệt thành cuồng dại . (Steve Jobs)


Chúng tôi chờ đơi sự trở lại của Steve Jobs trong cái xác mới, con người mới lành mạnh, tráng kiện để tiếp tục đi trên con đường khai sáng văn minh. 


Không phải là ngẫu nhiên Đức Đạt Ma nói về diễn tiến  hoá trình tái sinh chỉ vài ngày trước khi Steve Jobs ra đi. Chính ra Đức Đạt Ma giới thiệu cho thế giới này về hoá trình của sự sống trên "sợi giây tiến hoá". Phát Biểu Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Vấn Đề Tái Sinh Của Ngàihttp://nhabaovietthuong.blogspot.com/2011/10/phat-bieu-cua-uc-at-lai-lat-ma-ve-van-e.html

http://youtu.be/UF8uR6Z6KLc   




Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ

Những lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.

Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư và cuộc trò chuyện cởi mở nhất có lẽ là bài phát biểu dưới đây:
Steve Jobs - biểu tượng công nghệ của thế giới.
Steve Jobs - một biểu tượng công nghệ của thế giới. Ảnh: Apple.
"Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể với các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.

Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm (kết nối các sự kiện)

Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?
Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái thay vì tôi.
Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: "Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?" và họ trả lời: "Tất nhiên rồi". Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thì chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ tôi hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.
Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì tôi muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và đăng ký học môn tôi quan tâm.
Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè. Tôi đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.
Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Nó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó - sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì - cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát

Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo - Macintosh - khi tôi mới bước sang tuổi 30.
Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.
Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải khỏi Apple lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại, không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới - Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất thế giới. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại Apple và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.
Steve Jobs tại NeXT sau khi bị Apple sa thải. Ảnh: AP.
Steve Jobs tại NeXT sau khi bị Apple sa thải. Ảnh: AP.
Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời đánh vào đầu bạn bằng một viên gạch. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa tìm ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.

Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.

Khi tôi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: "Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng". Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: "Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?". Nếu câu trả lời là "Không" kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.
Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi ta không còn gì nữa, chẳng có lý do gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.
Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng nói chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói trong 10 năm tới, nhưng giờ phải nói trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.
Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News.
Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài chục thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Nhừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.


Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là The Whole Earth Catalog (Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: "Sống khát khao. Sống dại khờ". Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ".


'You've got to find what you love,' Jobs says

This is a prepared text of the Commencement address delivered by Steve Jobs, CEO of Apple Computer and of Pixar Animation Studios, on June 12, 2005.

I am honored to be with you today at your commencement from one of the finest universities in the world. I never graduated from college. Truth be told, this is the closest I've ever gotten to a college graduation. Today I want to tell you three stories from my life. That's it. No big deal. Just three stories.
The first story is about connecting the dots.
I dropped out of Reed College after the first 6 months, but then stayed around as a drop-in for another 18 months or so before I really quit. So why did I drop out?
It started before I was born. My biological mother was a young, unwed college graduate student, and she decided to put me up for adoption. She felt very strongly that I should be adopted by college graduates, so everything was all set for me to be adopted at birth by a lawyer and his wife. Except that when I popped out they decided at the last minute that they really wanted a girl. So my parents, who were on a waiting list, got a call in the middle of the night asking: "We have an unexpected baby boy; do you want him?" They said: "Of course." My biological mother later found out that my mother had never graduated from college and that my father had never graduated from high school. She refused to sign the final adoption papers. She only relented a few months later when my parents promised that I would someday go to college.
And 17 years later I did go to college. But I naively chose a college that was almost as expensive as Stanford, and all of my working-class parents' savings were being spent on my college tuition. After six months, I couldn't see the value in it. I had no idea what I wanted to do with my life and no idea how college was going to help me figure it out. And here I was spending all of the money my parents had saved their entire life. So I decided to drop out and trust that it would all work out OK. It was pretty scary at the time, but looking back it was one of the best decisions I ever made. The minute I dropped out I could stop taking the required classes that didn't interest me, and begin dropping in on the ones that looked interesting.
It wasn't all romantic. I didn't have a dorm room, so I slept on the floor in friends' rooms, I returned coke bottles for the 5¢ deposits to buy food with, and I would walk the 7 miles across town every Sunday night to get one good meal a week at the Hare Krishna temple. I loved it. And much of what I stumbled into by following my curiosity and intuition turned out to be priceless later on. Let me give you one example:
Reed College at that time offered perhaps the best calligraphy instruction in the country. Throughout the campus every poster, every label on every drawer, was beautifully hand calligraphed. Because I had dropped out and didn't have to take the normal classes, I decided to take a calligraphy class to learn how to do this. I learned about serif and san serif typefaces, about varying the amount of space between different letter combinations, about what makes great typography great. It was beautiful, historical, artistically subtle in a way that science can't capture, and I found it fascinating.
None of this had even a hope of any practical application in my life. But ten years later, when we were designing the first Macintosh computer, it all came back to me. And we designed it all into the Mac. It was the first computer with beautiful typography. If I had never dropped in on that single course in college, the Mac would have never had multiple typefaces or proportionally spaced fonts. And since Windows just copied the Mac, it's likely that no personal computer would have them. If I had never dropped out, I would have never dropped in on this calligraphy class, and personal computers might not have the wonderful typography that they do. Of course it was impossible to connect the dots looking forward when I was in college. But it was very, very clear looking backwards ten years later.
Again, you can't connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards. So you have to trust that the dots will somehow connect in your future. You have to trust in something — your gut, destiny, life, karma, whatever. This approach has never let me down, and it has made all the difference in my life.
My second story is about love and loss.
I was lucky — I found what I loved to do early in life. Woz and I started Apple in my parents garage when I was 20. We worked hard, and in 10 years Apple had grown from just the two of us in a garage into a $2 billion company with over 4000 employees. We had just released our finest creation — the Macintosh — a year earlier, and I had just turned 30. And then I got fired. How can you get fired from a company you started? Well, as Apple grew we hired someone who I thought was very talented to run the company with me, and for the first year or so things went well. But then our visions of the future began to diverge and eventually we had a falling out. When we did, our Board of Directors sided with him. So at 30 I was out. And very publicly out. What had been the focus of my entire adult life was gone, and it was devastating.
I really didn't know what to do for a few months. I felt that I had let the previous generation of entrepreneurs down - that I had dropped the baton as it was being passed to me. I met with David Packard and Bob Noyce and tried to apologize for screwing up so badly. I was a very public failure, and I even thought about running away from the valley. But something slowly began to dawn on me — I still loved what I did. The turn of events at Apple had not changed that one bit. I had been rejected, but I was still in love. And so I decided to start over.
I didn't see it then, but it turned out that getting fired from Apple was the best thing that could have ever happened to me. The heaviness of being successful was replaced by the lightness of being a beginner again, less sure about everything. It freed me to enter one of the most creative periods of my life.
During the next five years, I started a company named NeXT, another company named Pixar, and fell in love with an amazing woman who would become my wife. Pixar went on to create the worlds first computer animated feature film, Toy Story, and is now the most successful animation studio in the world. In a remarkable turn of events, Apple bought NeXT, I returned to Apple, and the technology we developed at NeXT is at the heart of Apple's current renaissance. And Laurene and I have a wonderful family together.
I'm pretty sure none of this would have happened if I hadn't been fired from Apple. It was awful tasting medicine, but I guess the patient needed it. Sometimes life hits you in the head with a brick. Don't lose faith. I'm convinced that the only thing that kept me going was that I loved what I did. You've got to find what you love. And that is as true for your work as it is for your lovers. Your work is going to fill a large part of your life, and the only way to be truly satisfied is to do what you believe is great work. And the only way to do great work is to love what you do. If you haven't found it yet, keep looking. Don't settle. As with all matters of the heart, you'll know when you find it. And, like any great relationship, it just gets better and better as the years roll on. So keep looking until you find it. Don't settle.
My third story is about death.
When I was 17, I read a quote that went something like: "If you live each day as if it was your last, someday you'll most certainly be right." It made an impression on me, and since then, for the past 33 years, I have looked in the mirror every morning and asked myself: "If today were the last day of my life, would I want to do what I am about to do today?" And whenever the answer has been "No" for too many days in a row, I know I need to change something.
Remembering that I'll be dead soon is the most important tool I've ever encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything — all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure - these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose. You are already naked. There is no reason not to follow your heart.
About a year ago I was diagnosed with cancer. I had a scan at 7:30 in the morning, and it clearly showed a tumor on my pancreas. I didn't even know what a pancreas was. The doctors told me this was almost certainly a type of cancer that is incurable, and that I should expect to live no longer than three to six months. My doctor advised me to go home and get my affairs in order, which is doctor's code for prepare to die. It means to try to tell your kids everything you thought you'd have the next 10 years to tell them in just a few months. It means to make sure everything is buttoned up so that it will be as easy as possible for your family. It means to say your goodbyes.
I lived with that diagnosis all day. Later that evening I had a biopsy, where they stuck an endoscope down my throat, through my stomach and into my intestines, put a needle into my pancreas and got a few cells from the tumor. I was sedated, but my wife, who was there, told me that when they viewed the cells under a microscope the doctors started crying because it turned out to be a very rare form of pancreatic cancer that is curable with surgery. I had the surgery and I'm fine now.
This was the closest I've been to facing death, and I hope it's the closest I get for a few more decades. Having lived through it, I can now say this to you with a bit more certainty than when death was a useful but purely intellectual concept:
No one wants to die. Even people who want to go to heaven don't want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life's change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true.
Your time is limited, so don't waste it living someone else's life. Don't be trapped by dogma — which is living with the results of other people's thinking. Don't let the noise of others' opinions drown out your own inner voice. And most important, have the courage to follow your heart and intuition. They somehow already know what you truly want to become. Everything else is secondary.
When I was young, there was an amazing publication called The Whole Earth Catalog, which was one of the bibles of my generation. It was created by a fellow named Stewart Brand not far from here in Menlo Park, and he brought it to life with his poetic touch. This was in the late 1960's, before personal computers and desktop publishing, so it was all made with typewriters, scissors, and polaroid cameras. It was sort of like Google in paperback form, 35 years before Google came along: it was idealistic, and overflowing with neat tools and great notions.
Stewart and his team put out several issues of The Whole Earth Catalog, and then when it had run its course, they put out a final issue. It was the mid-1970s, and I was your age. On the back cover of their final issue was a photograph of an early morning country road, the kind you might find yourself hitchhiking on if you were so adventurous. Beneath it were the words: "Stay Hungry. Stay Foolish." It was their farewell message as they signed off. Stay Hungry. Stay Foolish. And I have always wished that for myself. And now, as you graduate to begin anew, I wish that for you.
Stay Hungry. Stay Foolish.
Thank you all very much.




  Chuyện về người phụ nữ phía sau Steve Jobs
- Nếu như Steve Jobs quá cố làm thay đổi cuộc sống con người bằng công nghệ với những ý tưởng mới lạ và những sản phẩm mang tính cách mạng thì vợ ông,Laurene Powell Jobs đã quyết định thay đổi cuộc sống của nhiều người bằng những hành động giản dị.

Steve Jobs và vợ - Laurence Jobs không thường xuyên xuất hiện nơi công cộng.
Laurene Powell Jobs, 47 tuổi, vợ của huyền thoại Steve Jobs, nhà đồng sáng lập Apple, không phải là người của công chúng. Bà sống nội tâm hơn chồng mình và rất hiếm khi trả lời các cuộc phỏng vấn. Thỉnh thoảng giới truyền thông mới nhìn thấy bà xuất hiện nơi công cộng bên cạnh chồng mình - Steve Jobs.
Steve Jobs gặp Laurene vào năm 1990 sau một buổi thuyết giảng trong lớp học thạc sĩ kinh tế MBA tại trường đại học Stanford. Câu chuyện tình yêu của họ giống như một bộ phim lãng mạn.

“Tôi đứng trong bãi đỗ xe, cùng với một chiếc chìa khóa, và tự nghĩ, nếu đây là đêm cuối cùng mình còn sống trên trái đất này, thì mình sẽ dành nó để gặp gỡ đối tác hay hẹn hò với người phụ nữ này? Tôi chạy qua bãi đỗ xe và hỏi cô ấy có muốn ăn tối cùng tôi không. Cô ấy trả lời “có”, chúng tôi đi dạo trong thị trấn và trở thành của nhau từ lúc đó”, Steve Jobs kể về thời trẻ của mình trên trang Gizmodo.

Laurene và Steve Jobs tổ chức đám cưới vào ngày 18/3/1991, và có với nhau 3 người con sau 20 năm chung sống hạnh phúc.

Laurene từng là chuyên gia đầu tư ngân hàng tại 2 công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ - Merrill Lynch và Goldman Sachs nhưng bà dành sự quan tâm đặc biệt đến nền giáo dục. Từ lâu bà đã là người hỗ trợ cho các chương trình từ thiện, vì sự phát triển của giáo dục. Laurene Jobs đã giúp các học sinh khó khăn, những người phụ nữ thiệt thòi bằng những khoản tiền tài trợ và bà cũng đóng góp vào quỹ từ thiện của vợ cựu Tổng thống Mỹ Hillary Rodham Clinton.

Sau nhiều năm là nhà tài trợ tại trường trung học Belmont's Carlmont, bà Laurene Jobs đã đồng sáng lập và dẫn dắt quỹ từ thiện phi lợi nhuận mang tên College Track rất thành công. Quỹ với tiền tài trợ của gia đình Jobs đã giúp hàng nghìn gia đình thiểu số và những học sinh nghèo có cơ hội đến trường.

“Tôi không biết vì sao tôi tìm đến từ thiện nhưng thực sự tôi đã đam mê nó từ lâu”, Laurene Jobs trả lời trong một buổi phỏng vấn năm 2008 về các chương trình từ thiện của bà.

Laurene đã chăm sóc Steve Jobs từ những lúc huy hoàng nhất cho đến khi ông qua đời. Bà đã giấu kín về sức khỏe của Jobs ngay cả khi ông phải chống chọi với căn bệnh ung thư suốt 7 năm qua.
Gặp người phụ nữ của Steve Jobs:
 
Steve Jobs và Laurence Jobs thời còn trẻ.

Steve Jobs và vợ tay trong tay trong sự ngưỡng mộ của người hâm mộ tại Apple Store sau khi ra mắt iPhone đầu tiên năm 2007.
Laurence Jobs là đồng sáng lập quỹ từ thiện College Track nổi tiếng tại Mỹ.
Steve Jobs và Laurene Powell tham dự lễ trao giải Oscar lần thứ 82 ở Holywood ngày 7/3/ 2010

Steve Jobs và Laurence trong sự kiện ra mắt dịch vụ iCoud tổ chức ở San Francisco, California hồi tháng 6.

thiên tài: Steve Jobs qua đời

Steve Jobs, 56 tuổi, đồng sáng lập viên Apple qua đời vào lúc 1.46 (giờ Tây âu) sau một thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư tuyến tụy (Pancreas)
Steve Jobs (1955-2011) ra đi là một mất mát lớn lao đối với đại gia đình Apple. Trên trang web của đại công ty này hôm nay không còn gì khác hơn ngoài bức hình trắng đen Steve Jobs với cái áo thun đen cổ cao và hàng chữ „Steve Jobs 1955 – 2011“
Jobs qua đời trong vòng tay của gia đình tại Palo Alto (bang California). Bà Laurene vợ của ông đưa ra một bảng thông cáo báo chí „Chúng tôi biết rằng, rất nhiều người đang đau buồn cùng chúng tôi. Chúng tôi mong mõi quý vị tôn trọng thời gian chịu tang riêng tư hiện nay. Chúng tôi cám ơn tất cả những ai đã cùng suy tư với chúng tôi trong những năm cuối cùng Steve mắc bệnh. Chúng tôi biết ơn mọi người đã hỗ trợ Steve…“
Một vài nhân vật lớn của thế giới đã nhanh chóng lên tiếng về cái chết của Steve Jobs
Bill Gates người sáng lập Microsoft: „Cho những ai được may mắm làm việc cùng ông, đấy là một vinh dự lớn lao. Tôi sẽ rất đau buồn mà nhớ đến Steve.“
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã twittert: „Anh ta đã giúp mỗi chúng ta có cái nhìn khác về thế giới.“

Cô bé Apolline Arnaud 12 tuổi, cô hàng xóm của Steve Jobs đang ghi lưu niệm trên một tấm đá trước cửa nhà của Jobs tại Palo Alto


Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học Stanford năm 2005








Ngày 6/6/2011 - CEO Steve Jobs có một bài phát biểu quan trọng tại Hôi nghị các nhà phát triển toàn cầu của Apple được tổ chức tại San Francisco, California (Mỹ). Trong ảnh, Jobs đang xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu để giới thiệu iCloud, một dạng iTunes trực tuyến ứng dụng công nghệ điện toán đám mây mà công ty hy vọng sẽ tạo ra giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của công ty và mở rộng các dịch vụ tiêu dùng dựa trên web.






Ngày 7/6/2011: Steve Jobs đã bất ngờ xuất hiện trước Hội đồng thành phố Cupertino (Mỹ) để xin phép xây dựng đại bản doanh mới trông giống như một phi thuyền ở thành phố này.





Ngày 2/3/2011 - Steve Jobs đăng đàn giới thiệu chiếc máy tính bảng iPad 2.
Ngày 27/1/2010 - Steve Jobs đang cầm một chiếc máy tính bảng iPad mới trong màn giới thiệu sản phẩm ở San Francisco.


Ngày 9/9/2009 - Steve Jobs có mặt trên sân khấu tại một sự kiện đặc biệt ở San Francisco. Đây là lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng và giới báo chí của Steve Jobs sau thời gian nghỉ việc để điều trị y tế hồi tháng 6.
Steve Jobs (trái) được nhìn thấy vào ngày 17/9/2007 tại Berlin (Đức) và ảnh phải là Jobs vào ngày 9/9/2008 tại San Francisco. Vào ngày 5/1/2009, Jobs đã lên tiếng về những tin đồn liên quan đến sức khỏe của mình. Ông cho biết chính sự mất cân bằng hocmon là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt cân nhanh và làm dấy lên những mối lo ngại về sức khỏe của ông.
Ngày 14/2/2008 - Jobs nói đùa về sức khỏe của ông tại một lễ công bố sản phẩm mới được tổ chức tại tổng hành dinh của Apple ở Cupertino, California (Mỹ).
Ngày 9/9/2008 - Steve Jobs xuất hiện trên sân khấu tại một sự kiện trình làng chiếc iPod Nano mới và iTunes mới ở San Francisco.

Ngày 9/9/2008 – Steve Jobs mỉm cười sau màn ra mắt sản phẩm mới của Apple.
Ngày 9/6/2008 – Jobs, gây chú ý bởi dáng điệu gầy gò hơn bình thường, đang nói về điện thoại iPhone tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu ở San Francisco.


Ngày 15/1/2008 – Jobs giới thiệu Macbook Air tại triển lãm Macworld Expo

Ngày 5/9/2007 – Jobs đang cầm trên tay chiếc iPod Touch của Apple tại San Francisco.


Ngày 7/8/2007 – Jobs giới thiệu về chiếc máy tính iMac phiên bản 24 inch và 20 inch mới tại một cuộc họp báo tại Cupertino, California

Jobs vào tháng 2/2006, khoảng 18 tháng sau ca phẫu thuật cắt bỏ khối u gây nên bệnh ung thư tuyến tụy của ông.


Steve Jobs vào tháng 5/2002, hai năm sau khi ông được chuẩn đoán mắc phải căn bệnh ung thư tuyến tụy hiếm gặp và không gây tử vong.

Bức ảnh chính thức (không đề ngày tháng) của Steve Jobs trên trang web của Apple.


Ngày 21/4/1993 – Steve Jobs, đồng sáng lập hãng máy tính Apple đang diễn tả bằng điệu bộ trong một cuộc phỏng vấn ở trụ sở của công ty Next Computer tại thành phố Redwood, California.


Ngày 4/4/1991 - Nhà tiên phong trong lĩnh vực máy tính cá nhân Steve Jobs của công ty NeXT Computer đang giới thiệu chiếc máy tính màu NeXTstation của ông trong một cuộc họp báo ở công ty Next Computer.

Ngày 18/9/1990 - Steve Jobs, khi đó là chủ tịch kiêm CEO của công ty Next Computer giới thiệu chiếc máy tính NeXTstation mới của công ty sau khi đã công bố rộng rãi ở San Francisco

Ngày 12/10/1988: Trong bức ảnh này (được NEXT cung cấp), Steve Jobs đang trình bày tại một cuộc họp báo được tổ chức ở San Francisco nhằm giới thiệu hệ thống máy tính chuyên dụng Next của mình. Bên phải là nhà tỷ phú bang Texas H. Ross Perot đang rất chăm chú lắng nghe bài phát biểu. Jobs cho biết hệ thống máy tính này, vốn được tỷ phú Perot đầu tư vào hơn 20 triệu USD, sẽ được bán ra thị trường với giá khoảng 10.000 USD.

Giới công nghệ, những chính trị gia đã cùng lên tiếng bày tỏ sự thảng thốt và tiếc nuối trước sự ra đi bất ngờ của Steve Jobs.





Bức ảnh này cũng được chụp vào ngày 12/10/1998, trong đó, Steve Jobs đang trình bày tại một cuộc họp báo được tổ chức ở San Francisco nhằm giới thiệu hệ thống máy tính chuyên dụng Next của mình.



Đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak cho biết đang quá khó khăn để thể hiện được những cảm xúc của mình: 





2 nhà đồng sáng lập đều mang tên Steve của Apple



“Mọi người luôn có những mục tiêu trong cuộc sống. Với Steve Jobs, ông đã vượt qua những mục tiêu của chính mình”.

Tổng thống Mỹ Obama, người đã từng có mối quan hệ với Steve Jobs cũng bày tỏ sự tiếc nuối với sự ra đi bất ngờ của ông: 


Steve Jobs và Obama có mối quan hệ khá thân thiết

“Michelle (vợ Obama) và tôi đã rất buồn, sự ra đi của Steve Jobs là một trong những sự mất mát vĩ đại nhất của nước Mỹ. Đủ can đảm để nghĩ khác đi, đủ nổi bật, đủ tự tin để Steve nghĩ có thể thay đổi thế giới và đủ tài năng để làm điều đó.

Bằng cách xây dựng 1 trong những công ty thành công nhất của hành tinh từ nhà để xe của mình, ông là minh chứng cho tinh thần của sự khéo léo của người Mỹ. Bằng cách tạo ra máy tính cá nhân và đưa Internet vào trong túi của chúng ta, ông đã thực hiện cuộc cách mạng thông tin, không chỉ để có thể truy cập, mà một cách trực quan và vui nhộn. Và bằng cách chuyển tài năng của mình thành 1 câu chuyện dài, ông đã mang lại niềm vui cho hàng triệu trẻ em và người lớn. Steve rất thích nói rằng ông đã sống mỗi ngày như nó đã là ngày cuối cùng của ông. Bởi vì Steve đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta, định nghĩa lại toàn bộ ngành công nghiệp và đạt được một trong những kỳ công hiếm có nhất trong lịch sử nhân loại: ông thay đổi cách thức chúng ta nhìn thấy thế giới.

Thế giới đã mất đi một người nhìn xa trông rộng. Và giờ đây, rất có thể, bạn đang đón nhận thông tin ông qua đời trên chính thiết bị do ông tạo ra. Michelle và tôi gửi những lời cầu nguyện đến Laurene, vợ của Steve, gia đình và tất cả những ai yêu quý anh.”.

Trên trang web cá nhân của mình, Bill  Gates viết:


Mặc dù là đối thủ của nhau, nhưng Bill Gates và Steve Jobs luôn dành cho nhau những sự tôn trọng và ngưỡng mộ

“Tôi thực sự buồn khi biết về sự ra đi của Steve. Melinda và tôi gửi lời chia buồn chân thành của chúng tôi đến với gia đình và bạn bè của Steve.

Steve và tôi lần đầu gặp nhau cách đây gần 30 năm, khi cả 2 đều đang học trung học, trở thành đối thủ cạnh tranh và bạn bè trong suốt hơn nửa cuộc đời. Thế giới hiếm khi có được 1 người đã có sự tác động sâu sắc như Steve đã có, các hiệu ứng do Steve tạo ra có thể ảnh hưởng đến cả những thế hệ tới. Đối với những người chúng ta có may mắn để làm việc chung với ông ấy, đó sẽ là một vinh dự tuyệt vời. Tôi sẽ nhớ Steve vô cùng”.

CEO của Microsoft, Steve Ballmer thì cho biết: “Tôi muốn bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất của tôi với sự ra đi của Steve Jobs, một trong những người sáng lập của ngành công nghiệp của chúng tôi và tầm nhìn lớn hơn thế. Trái tim tôi gửi đến cho bạn bè và mọi người tại Apple và những ai tiếc nuối vì sự mất mát của Jobs”.

Trên trang Facebook của mình, Mark Zuckerberg viết: 


Những thế hệ sau như Zuckerberg chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ Jobs

“Steve, cảm ơn anh đã là một người cố vấn và một người bạn. Cảm ơn anh đã cho thấy rằng những gì anh tạo ra có thể thay đổi cả thế giới. Tôi sẽ nhớ anh…”

Đồng sáng lập của Google, Larry Page:

“Tôi rất, rất buồn khi nghe tin về Steve. Ông ấy là một người đàn ông tuyệt vời với những thành tựu đáng kinh ngạc và rực rỡ. Ông dường như có thể nói rất ít về những gì bạn nên nghĩ, trước khi bạn thực sự nghĩ về chúng. Mối quan tâm của ông ấy là về trải nghiệm của người dùng, trên tất cả, đó đã tạo nên nguồn cảm hứng cho tôi.

Steve là người rất tử tế để tiếp cận. Khi tôi trở thành CEO của Google, tôi đã dành thời gian để nghe những lời khuyên và kiến thức của Steve. Suy nghĩ của tôi và Google xin gửi đến gia đình Steve và đại gia đình Apple.”


Trang chủ của Goolge bày tỏ sự tiếc nuối với Steve Jobs

Sergey Brin, nhà đồng sáng lập của Google nói:

“Vào những ngày đầu tiên của Google, bất cứ khi nào tôi và Larry tìm kiếm nguồn cảm hứng cho tầm nhìn và lãnh đạo, chúng tôi đều nhìn đến Cupertino (nơi đặt đại bản doanh của Apple). Steve, niềm đam mệ của ông thật tuyệt vời để được cảm nhận bởi bất cứ ai đã từng chạm vào 1 sản phẩm của Apple (bao gồm cả chiếc MacBook tôi đang sử dụng để viết thư này ngay bây giờ). Thay mặt cho tất cả chúng tôi tại Google và rộng hơn cho cả làng công nghệ, ông sẽ được nhớ rất nhiều. Gửi lời chia buồn của tôi đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp tại Apple.”

Nhà sáng lập hãng máy tính Dell, Michael Dell:

“Hôm nay, thế giới mất đi một nhà lãng đạo kiệt xuất với tầm nhìn xa trông rộng. Ngành công nghệ đã mất đi một truyền thuyết mang tính biểu tượng và tôi đã mất đi một người bạn, một người đồng sáng lập. Di sản của Steve Jobs sẽ được ghi nhớ cho thế hệ mai sau. Gửi đến những suy nghĩ và lời cầu nguyện cho gia đình của Steve và toàn thể Apple.”

Chủ tịch kiêm CEO của SalesFroce.com, Marc Benioff:

“Tôi rất tiếc khi nghe tin về sự ra đi của Steve Jobs ngày hôm nay. Steve là một nhà lãnh đạo tuyệt vời nhất mà nền công nghiệp chúng ta từng biết. Ông đã dẫn đầu nền công nghiệp của chúng ta không ngừng trong hơn 3 thập kỷ qua. Tôi đã may mắn có được công việc đầu tiên của mình tại Apple vào tháng 5/1984, khi tôi mới 19 tuổi. Kể từ đó, Steve đã cho tôi những sự giúp đỡ không thể tin được, luôn luôn chăm sóc cho các vấn đề của tôi, và SalesForces đã ra đời từ ý tưởng của ông ấy. Sẽ không thể có được SalesForce.com nếu không có Steve Jobs. Gửi đến ông và gia đình những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất.


Cả thế giới sẽ không bao giờ quên được nụ cười này của Steve Jobs

Thống đốc bang California, Jerry Brown cũng bày tỏ sự tiếc nuối trong 1 thông cáo: 

“Steve Jobs là một nhà sáng tạo tuyệt vời của California, người đã chứng minh những gì 1 tâm trí óc độc lập có thể sáng tạo tạo ra và thay đổi cuộc sống của chúng tôi. Anne và tôi xin bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất cho vợ Steve, Laurene và toàn bộ gia đình của họ”.

Thị trưởng thành phố New York, Mike Bloomberg cho biết:

“Tối nay, nước Mỹ đã mất đi 1 thiên tài, người được nhớ đến cùng với Edison và Einstein, người mà những ý tưởng của ông được định hình để dành cho thế hệ tới. Một lần và một lần nữa, trong vòng 4 thập kỷ qua, Steve Jobs đã nhìn thấy tương lai và đưa nó vào cuộc sống lâu dài trước khi mọi người, thậm chí có thể nghĩ đến nó.

Và niềm cảm hứng của Steve được xem như là nguồn sức mạnh của công nghệ, để chuyển đổi cuộc sống của chúng ta. Tại tòa thị chính của New York, tất cả mọi người đều đang khai thác sức mạnh các sản phẩm của Apple để làm cho công việc của họ trở nên hiệu quả và trực giác hơn. 

Đêm nay, thành phố của chúng tôi, một thành phố luôn có sự tôn trọng và ngưỡng mộ đối với thiên tài sáng tạo, cùng với tất cả những người trên hành tinh này xin gửi đến sự tiếc thương sâu sắc đến 1 người đàn ông vĩ đại, gửi đến Laurene và cả gia đình Jobs những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất”.

Tác giả, nhà văn Salman  Rushdie viết trên Twitter : 

Tôi đã yêu thế giới mà Steve Jobs tạo ra kể từ chiếc Mac đầu tiên của Apple. Ông ấy là 1 trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất. Hãy yên nghĩ!”

Tay đua xe đạp nổi tiếng người Mỹ, Lance Armstrong cũng bày tỏ sự tiếc thương trên Twitter: 

“Quá đau đớn khi nghe tin về sự ra đi của Steve Jobs. Tôi rất may mắn để có cơ hội gặp gỡ Steve một vài lần. Mong ông hãy yên nghĩ”.

“Đây là một trong những câu thần chú của tôi: tập trung và đơn giản. Đơn giản đôi khi lại khó khăn hơn phức tạp. Bạn có thể làm việc chăm chỉ để có được suy nghĩ một cách đơn giản. Nhưng nó lại mang đến những giá trị cuối cùng. Khi đạt được điều đó, bạn có thể di chuyển cả 1 quả núi” - Câu nói trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí BusinessWork vào năm 1998.

“Mô hình cho kinh doanh của tôi là ban nhạc The Beatles: Họ là 4 chàng trai đã tạo nên sự cân bằng cho nhau, tạo nên sự nổi tiếng cho lẫn nhau. Với tôi, tổng số là quan trọng hơn so với những phần rời rạc” - Nhận định của Jobs về tầm quan trọng của tập thể trong bài phỏng vấn với tạp chí 60 minutes vào năm 2008.


Với cá tính mạnh mẽ, dám nghĩ khác và làm khác của mình, Steve Jobs đã trở thành một trong những người thành công nhất trong lịch sử công nghệ

Trong bài phỏng vấn với Fortunes vào năm 2008, Jobs nói: “Chúng ta không có cơ hội để làm nhiều thứ, tuy nhiên, mọi con người đều rất tuyệt vời. Vì đó là cuộc sống của chúng ta”

Trước đó, trong bài phỏng vấn với New York Times năm 2003, Jobs đã từng nói: “Thiết kế không chỉ là chúng sẽ trông như thế nào, mà thiết kế phải là chúng làm việc ra sao”.

Và cuối cùng, xin mượn 2 câu nói của chính ông, để bày tỏ sự tiếc thương với cuộc đời ngắn ngũi nhưng vô giá của Jobs vì những đóng góp của ông cho cả thế giới:

“Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để được lên đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể thoát khỏi nó. Và cái chết có khả năng như là phát minh duy nhất của cuộc sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để làm đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Đó hoàn toàn là sự thật”.

“Trở thành người giàu nhất thế giới trong nghĩa trang không có gì là quan trọng đối với tôi. Đi ngủ vào ban đêm và nghĩ rằng mình đã làm được 1 cái gì đó thật tuyệt vời… điều đó mới quan trọng đối với tôi”.

Bức hình về cuộc đời Steve Jobs



No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------