Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Monday, November 15, 2010

Sơn Tùng ,Uc Chau -Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng hãy trả thi hài











































Cố Đại tá Lê Quang Tung Cố Đại tá Hồ Tấn Quyền


Lê Quang Tung

Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng hãy trả thi hài
của những vị bị sát hại trong ngày binh biến 1-11-63 về cho gia đình.
Sơn Tùng ,Uc Chau

Hãy trả hài cốt về cho thân nhân người quá cố !

Câu van xin này người viết không cầu cạnh xin xỏ chính quyền CSVN để phải bị buộc vào tôi " vi phạm điều 2 bản nội quy BCH hội Cộng Ðồng" do ông Nguyễn Thế Phong lãnh đạo. Mà trong thông báo phản đối việc gây quỹ để trang trải chi phí " bốc mộ quân cán chính VNCH chết trong lao tù Cộng Sản bị chôn vùi nơi rưng thiên hoang vu Bắc Việt" do ông Phong và các vị chủ tịch hội CÐ các tiểu bang Úc châu ký …

Trong những ngày gần đây dư luận ồn ào về việc tìm kiếm hài cốt quân cán chính đã bỏ mình trong các nhà tù CSVN, người khen cũng lắm mà kẽ chê cũng nhiều, đó là những cái chết do CS gây nên.

Còn những cái chết do những chiến hữu đồng chiến tuyến gây ra thì sao ??? Hài cốt cho đến nay thân nhân vẫn chưa tìm được những người gây ra sự tang thương cho gia đình người qua cố thì miệng câm như hến đó là trường hợp cái chết của Ðại tá Lê Quang Tung chỉ huy trưởng LL Ðặc Biệt bị giết trong ngày 1-11-63 theo lệnh của các loạn tướng Minh, Ðôn, Kim, Ðính , Ðỗ Mậu

Trong biến cố 1-11-63 Ðại tá Lê Quang Tung cùng cùng người em là Thiếu tá Lê Quang Triệu cũng bị giết. Tuy nhiên thi hài của Ðại tá Lê Quang Tung cho đến hôm nay gia đình vẫn chưa tìm thấy. Cái chết của Ðại tá Hồ Tấn Quyền đã bí mật thì cái chết của Ðại tá Lê Quang Tung ly kỳ hơn.

Ngày 1-11-63 Ðại tá Lê QUang Tung được Hội Ðồng Tướng Lãnh mời họp ở Tổng Tham Mưu. Ðây là những buổi họp cuối tuần thường xảy ra ở TTM với sự tham dự của các Tướng Tá để thảo luận về việc quân đội.

Ðại tá Tung đi họp như thường lệ. Không ngờ trong phiên họp này ông bị quản thúc và HÐ Tướng lãnh xoay qua sự ủng hộ và lật đổ TT Diệm. Ðại tá Tung một mực ủng hộ TT Diêm và phản đối ai âm mưu lật đổ chế độ.

Cuộc bàn cải đến chỗ căng thẳng . Một vài tướng lãnh đứng dậy phát biểu : " Ai muốn chống lại Hội đồng tướng lãnh đứng dậy". Ðại tá Tung đúng dậy ngay lúc đó. Tức thời một số quân cảnh vào áp giải ông ra ngoài . Thế là Ðại Tá Tung bị bắt , rồi nghe ông bị giết.

Trong khi đó Thiếu tá Lê Quang Triệu em ruột Ðại tá Tung đang đi chơi ở Thủ Ðúc đêm 30-10-63 được tin Saigon có đảo chánh liền về Thủ đô giữ tiếng súng .Thiếu tá Triệu về BộTư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt (BTLLLÐB) , được biết Ðại tá Tung đang ở TTM . Ông Triệu vào Tổng tham mưu thì bị giết khi bắt dẫn Ðại tá Tung đi mất biệt.

Qua ngày 2-11-63 gia đình Ðại tá Tung tìm đến gặp Tuớng Trần Văn Ðôn để thăm hỏi tình trạng sự thật . Tướng Ðôn xác nhận Ðại tá Tung đã bi giết mà chính ông cũng không biết hiện tại thi hài đang ở đâu ?

Bà Tung đến Tướng Ðính thì ông Ðính hứa sẽ cho người tìm kiếm . Ông chưa biết số phận Ðại tá Tung như thế nào ? Riêng Tướng Nguyễn Ngọc Lễ cho bà Tung biết đích xác là ông Tung đã chết…

Ngang đây cũng xin nhấn mạnh là tướng Ðính và Ðại tá Tung là hai người bạn rất thân thiết dưới chế độ Ngô Ðình Diệm , từ đó cái chết của Ðại tá Tung trôi nhanh. Và bà Tung không biết chồng mình chết như thế nào và thi hai hiện ở đâu ?

  • Xin lược vài nét về Ðại tá Lê Quang Tung.

Ðại tá Lê Quang Tung vốn là người thân cận của ông Ngô Ðình Cẩn cố vấn chỉ đạo miền Trung. Ông Ngô Ðình Cẩn đã giới thiệu ông Tung cho cố vấn Ngô Ðình Nhu. Lúc bấy giời ông Tung đang mang cấp bật đại úy. Ông Tung từ Huế vào Sàigon theo lệnh của ông Ngô Ðình Nhu vào năm 1961, nghĩa là sau vụ đảo chánh hụt 11-11-60. Ông Nhu đưa ông Tung về trụ sở cơ quan mật vụ ở dường Phùng Khắc Khoan và Phan Ðình Phùng để tổ chức Lực Lượng Ðặc Biệt đưa ra Bắc đang bành trướng mạnh.

Thời gian đó những nhân viên trong tổ chức này cho rằng ông Tung về cơ quan này là chỉ để bổ sung thêm nhân sự mà họ coi Tung như trăm ngàn sĩ quan thân tín được ông Nhu chọn lựa để tăng cường thêm sức mạnh cho chế độ mà thôi chính ông Tung cũng nghĩ như vậy. Cho nên khi đến Saigon ông Tung đã đến trình diện cơ quan này trước mà đợi tới ngày hôm sau đến yết kiến ông Nhu và TT Ngô Ðình Diệm.

Gặp ông Nhu trong vài câu chuyện hãy còn bỡ ngỡ, với khung cảnh của văn phòng cố vấn trong dinh Ðộc Lập. Khi ông Nhu chính thức bổ nhiệm ông Tư Lệnh Ðặc Biệt thì ông Tung càng bỡ ngỡ thêm. Ông Tung không biết nói gì hơn chỉ biết cười cám ơn và sẵn sàng nhận chức vụ mới. ( Nguyên ông Tung là cựu giáo sư và phụ tá Giám đốc cảnh sát công an Trung phần) Sau đó ông Nhu cho nhân viên hướng dẫn ông Tung ra mắt TT Ngô Ðình Diệm. TT Ngô Ðình Diệm rất hài lòng cốt cách của ông Tung , TT Diệm lối " coi mặt mà bắt hình dong". Sau những câu hỏi han thường lệ về gia đình, công việc của những nhân viên cộng sự với mình. TT Diệm căn dặn ông Tung chăm chỉ làm việc , đừng ham chơi . Ông tung chỉ lo vâng dạ trước Tổng thống mà thôi.

Tuy nhiên TT Diệm đang vui vẻ bổng ông đăm chiêu nhìn vào cổ áo ông Tung, lối nhìn của Tổng thống rất sắc nên làm cho ông Tung lo sợ không biết chuyện gì bất cẩn của mình đã xảy ra. Chợt Tổng thống gật đầu và nói với ông Tung " Ðại uý lon nhỏ qua, làm tư lênh coi răng được, thôi anh mang thiếu tá thực thụ đi" ông Tung cười dạ và cám ơn.

TT Diệm hỏi thêm "Anh mang Ðại úy chắc lâu rồi hỉ, lon cũ lắm rồI" Ông Tung đáp lại" dạ thưa cụ cũng ngoài hai năm mấy" TT Diệm cười " Thôi được, anh sẽ là Thiếu tá thực thụ và thêm Trung tá nhiệm chức để làm việc cho dễ dàng ".

Thế là sau khi cáo từ TT Diệm ông Tung ra phố mua hai bông mai bạc gắn vào cổ áo và chính thức giữ chức Tư Lệnh Ðặt Biệt. Khi ông Tung về sở mật vụ ở đường Phùng Khắc Khoan thì nhân viên ở đây ngạc nhiên vô cùng vì mới hôm qua ông ta còn là Ðại uý nay thăng lên Trung tá.Sau này họ mới biết ông Tung được thăng chức do đặc cách của TT Ngô Ðình Diệm.

Từ đó ông Tung giữ chức Tư lệnh Ðặc biệt và binh chủng này hoạt động công khai như bộ binh. Một năm sau Trung tá lại được thăng chức Ðại tá và ông chuyển Bộ Tư Lệnh về bên cạnh nghĩa trang Bắc Việt và sân vận động quân đội cho đến khi đảo chánh 1-11-63 bùng nổ tại Saigon . Rồi cuối cùng ông từ tạ binh chủng này không một lời nói dể đi vào cỏi thiên thu trong ngày chính biến quân đội.

Theo những cựu nhân viên làm việc dưới quyền Ðại tá Tung đều cho rằng ông ta là một người tốt, một sĩ quan gương mẫu và có tài chỉ huy. Ông Tung mẫu người đúng đắng khiêm nhường, được các sĩ quan và nhân viên trong Lực Lượng Ðăc Biệt kính mến .

Theo ông Nguyễn Thiện Dzai, cựu Dzai uý nguyên nhân viên tình báo cao cấp trong coi trại Lê Văn Duyệt thì Ðai tá Tung ít có bạn bè, người bạn duy nhất của ông là Tướng Tôn Thất Ðính từng là Tư lệnh quân đoàn 2.

Mổi lần Tướng Ðính từ quân đoàn 2 về Saigon đều cho đại tá Tung biết . Ngày hôm đó dù có bận công việc đến đâu , Ðại tá Tung cũng lên phi trường đón ông Ðính. Nếu quá đa đoan hoặc sợ TT Diệm gọi bất ngờ , Ðại tá tung thường ở lại văn phòng chờ tướng Ðính đến, Tướng Ðính và Ðại tá Tung thường đi ăn uống với nhau.

Có khi ở nhà Ðại tá Tung có lúc ở các nhà hàng nổi tiếng ở Thủ đô. Ngoài ra Ðại Tung thường từ chối những buổi tiệc được hàng cấp tướng , cấp tá mời . Nguyên nhân do có một lần Ðại tá Tung đi ăn tiệc . TT Diệm gọi ông nhưng không gặp, TT Diệm bực bội cho rằng Ðại tá Tung lo ăn chơi bỏ bê công việc. Từ đó ông không đi dự tiệc nữa . Ông chỉ đi với người bạn thân là tướng Ðính mà thôi , trước khi đi đều cho người nhà và nhân viên biết để phòng hờ khi TT Diệm gọi thì đến báo cho ông ngay.

Tính tình Ðại tá Tung hiền hoà , nhỏ nhẹ là việc rất chăm chỉ, có sáng kiến làm cho các cố Mỹ phải nể nang. Bản chất ít nói nên lắm người cho rằng Ðại tá Tung thâm thúy. Do đó khi đảo chánh 1-11-63 khởi sự tất cả các tướng lãnh cầm đầu cho mục tiêu thanh toán đầu tiên là Ðại tá Lê Quang Tung Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt.

Ðối với TT Ngô Ðính Diệm ông một mục tỏ ra thái độ trung thành triệt để, ông Tung như sự trung thành vượt mức. Sự trung thành , tôn kính đó đúng với lòng thật của ông ta chứ không phải nịnh hót nơi đầu môi chót lưỡi để cầu danh lợi.

Riêng với ông cố vấn Ngô Ðình Nhu, Ðai tá Tung đặt mình vào cộng sự viên đắc lực. Ðại tá Tung thường bàn luận với ông Nhu trong việc chỉnh trang Lực Lựơng Ðặc Biệt, đi đến như lực lượng Nhãy Dù nhưng phải tinh vi , khoa học hơn. Thường nhật Ðại tá Tung thường vào dinh gặp ông Nhu mà không bỏ sót một ngày nào kể từ khi ông điều khiển LLÐB và quân ủy Cần Lao trong quân đội.

Ông cố vấn Ngô Ðình Nhu rất biệt đãi Ðại tá Tung trong đó có sự nể nang tình bạn hơn là nhân viên cấp dưới thừa hành nhiệm vụ. Nhân viên phủ TT làm việc bên cạnh ông Nhu, bà Nhu rất lấy làm ngạc nhiên khi ông Nhu nói cười vui vẻ với Ðại tá Tung vào gặp ông ta. Ðó là sự hiếm có trong cuộc đòi gọi là " cô đơn chính trị" của ông Nhu.

Bà Nhu cũng như chồng, kính mến Ðại tá Tung có lẽ sự trần tĩnh, chịu khó làm việc , học hỏi của Ðại tá Tung hợp với tâm tình vợ chồng ông Nhu nên mới được trọng dụng như vậy.
Từ ngày chỉ huy LÐB , Ðại tá Tung đã thành công được nhiều công tác bí mật như gởi quân ra Bắc, lập căn cứ du kích chống du kích Lào Việt (mạn Thanh Hoá)và miền Trung du Bắc Việt . Khi Ðại tá Tung đi vào thiên thu thì những cơ sở này cũng tan theo mây khói. Ðó là điều làm cho Cộng sản Bắc Việt mãn nguyện .

Ðại tá Tung phục vụ dưới chính thể VNCH, ông Tung là phụng sự quân đội để bảo vệ đất nước, ông Tung có đáng phải giết phải thủ tiêu trong tay của Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng (HÐQNCM). Ðại tá Tung bị giết để lại một LLÐB quan trong ở miền Nam cũng như trên đất Bắc Cộng Sản.

Khi nghe tin ông biết tướng lãnh giết một số lính Bắc Bình (Biệt kích nhãy ra Bắc) đào ngũ hoặc kéo nhau vào rừng ly khai. Dưới thời Nguyễn Khánh một số đơn vị này về hợp tác với chính phủ và được lệnh khoan hồng. Kể từ đó LL của Ðại tá Tung không còn được đặc ân như thời của TT Ngô Đình Diệm.

Ngoài ra những cơ sở trên đất Bắc của LLÐB tan rã . Một số gián điệp Biệt Kích ra đầu thú với chính quyền Cộng Sản Hà Nội. Một số ly khai vượt qua biên giới Lào Thái Lan . Một số chết trong rừng thiên nước độc. Nguyên do, họ đã mất lòng tin vì vị chỉ huy của họ Ðại tá Lê Quang Tung đã bị giết.

Cái chết của Ðại tá Tung đúng giữa ngày " các mạng" 1-11-63. Người Mỹ đã khởi động, yểm trợ và dự trù một cuộc đảo chánh đó để hạ bệ chế độ Ngô Ðính Diệm đang đi ngược lại chính sách của Mỹ. "Người Mỹ xấu xí Thái thú Henry Cabot Logde hổ trợ tích cực cho HÐ QN Cách mạng mà đã không tiên liệu đến những cái chết đem lại tai hại cho đất nước này !!!

Ðối với những viên chức cao cấp , đáng ra người Mỹ phải tiên liệu những tướng lãnh" điên cuồng cách mạng" làm tiêu tan tài nguyên quốc gia mà trong đó bao quát cả về nhân lực nhân tàì. Ðại tá Tung là một nhân lực có trọng lượng đáng kể, Nhưng số phận ông hẩm hiu hơn các viên chức tướng lãnh khác của chế độ Ngô Ðình Diệm.

Những nhân vật của chế độ cũ đáng chết thì người Mỹ và HÐQN Cách Mạng lại tha thứ. Việc làm tắc trách đó đã vô tình đẩy lùi cuộc cách mạng. Và cuộc "Cách Mạng " đó đã làm cho tướng Trần Văn Ðôn ( người chủ mưu cuộc đảo chánh 1-11-63) trong năm 1967 đã sám hối truyên bố " 1-11-63 là ngày biến động".

Một trong lãnh tụ trong những lãnh tụ cách mạng 1-11-63 đã thốt lên như vậy thì những cái chết trong Cách mạng đó quả là phí vậy.Nếu đúng như Trần Văn Ðôn đã "sám hối “ 1-11-63 là biến động lịch sử thì Ðại tá Tung bị giết là do ở sự ganh tị,bè phái….*

Những nhân vật chính trong nhón loạn tướng trong biến động 1-11-63 chỉ còn một người tại thế đó là Tướng Tôn Thất Ðính hiện đang "hành nghề" trong động của chú Chánh với chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng do chú Chánh ban cho.
(Chú Chánh sinh quán tại xã Các Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Ðịnh gia nhập lực lượng hảng thầu R-M-K & B-R-J ( Raymond-Morrison-Knudson & Brown –Root-Jones) Ban đầu chú Chánh làm Copy Boy của phòng kỷ sư cho hàng thầu của Mỹ khi hảng này khởi công xây dựng phi trường Phù Cát năm 1966, người viết sẽ viết về Chú chánh ở một bài khác. Người viết nắm rât rỏ lý lịch chú Chánh).

Tướng Ðính là bạn thân chí cốt của Ðại tá Tung, bà Tung đã nhiều lần đến nhờ cậy ông Ðính về việc tìm xác chồng. Ông Ðính là một trong bốn chủ chốt của đám loạn Tướng 1-11-63, ông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cái chết không tìm được xác của Ðại tá Tung.

Trong thời gian sau ngày ông Ðính tham chánh thời Ðệ Nhị Cộng Hoà miền Nam và ông Ðôn hai ông có đủ thời gian, quyền hành ra lệnh cho đàn em ai đã " giết" Ðại tá Tung buộc họ hoàn trả hài cốt người quá cố về cho gia đình mai táng cho mồ yên mã đẹp. Ðó là bổn phận trách nhiệm của tình bằng hữu, như đã viết trên Ðại tá Tung có một người bạn duy nhất là Tướng Ðính, ông đính thường ăn ở nhà Ðại tá Tung nhưng ông đã không làm tròn tình nghĩa đó. Niềm đau của bà Tung và gia đình cho tới giờ này vẫn không biết xác Ðại tá Tung ở đâu.

Xét về lương tâm về đạo đức trách nhiệm thì ông Ðính và các lọan tướng chịu trách nhiệm hoàn toàn về những cái chết để làm tiêu hao nhân tài Quốc gia do các ông gây nên. Xét về đức công bằng thì Ðại tá Tung phục vụ cho chế độ, các ông cũng phục vụ cho chế độ đó, Ðại tá Tung được chế độ gắn lon thăng chức cũng như các ông. Ðại tá Tung đâu có phục vụ cho chế độ đối nghịch Ðại tá Tung là đồng đội là "huynh đệ chi binh"nếu Ðại tá Tung " đáng bị giết " thì các ông Minh, Ðôn, Kim Ðính Ðổ Mậu và những ai đã tham gia cuộc chính biến 1-11-63 đều phải bị giết như đại tá Lê Quang Tung, và người vổ tay chiến thắng là Hồ Chí Minh.

( Còn tiếp )…Đón đọc về cái chết của Ðại tá Hồ Tấn Quyền

Sơn Tùng ,Uc Chau 19-7-2010

Chú thích
* Tài liệu tham khảo "Những cái chết trong Cách Mạng 1-11-63 của Lê Tử Hùng . xuất bản ngày 15-11-71 tại Saigon.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------