Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Thursday, November 18, 2010

Đặng Phúc-Tên đĩ đực Nguyễn Minh Triết đi rao hàng " Việt Nam ta có nhiều gái đẹp"








audio http://www.youtube.com/watch?v=cPo7do9eYb4

Tên đĩ đực Nguyễn Minh Triết đi rao hàng " Việt Nam ta có nhiều gái đẹp"

Đặng Phúc

Nhận Định về bản tin của Đại Hàn ra luật mới để bảo vệ cô dâu nước ngoài.

Nhà cầm quyền Đại Hàn đã nhiều năm khuyến khích, cho vay tiền, tài trợ cho đàn ông Nam Hàn cưới vợ nước ngoài mà không đòi hỏi điều kiện gì để bảo đảm cho đời sống, sinh mạng các cô dâu ngoại quốc nhất là cô dâu Việt. Các cô dâu Việt hầu hết bị rơi vào tình trạng nô lệ tình dục, bị bán đi các động mãi dâm, bị đánh đập hành hạ như súc vật, bị làm việc đồng áng khó khăn gấp ngàn lần hơn ở Việt Nam , tối về phải làm con ở cho cả gia đình luôn cả việc đẻ thay cho vợ chính thức của đương sự bị bệnh vô sinh. Các cô dâu Việt lấy chồng Đại Hàn trở thành bị cát cho gia đình Đại Hàn dùng ngón võ Tai-won-do / Thái Cực Đạo tập dợt. Khi "cái bị thịt" tắt thở, mềm nhủn ra chúng quăng ra xó đường tệ hơn con chó ghẻ. Có những gia đình cả bọn đàn ông từ cha đến con trai , anh em đồng chia nhau hành hạ xác thịt và giải quyết sinh lý với một cô dâu việt. Những trường hợp này hầu hết đều bị dấu nhẹm. Nếu lỡ bị phát giác thì nhà cầm quyền Đại Hàn không có những bản án tương xứng và không có những bồi thường chính đáng cho gia đình nạn nhân. Ngoài ra, phụ nữ Đại Hàn xa lánh phụ nữ việt trên đất họ, họ có ác cảm hay cố tình hãm hại gái Việt, họ nói rằng gái Việt đến Đại hàn để cướp chồng. Đây là lối tuyên truyền và cô lập hóa nạn nhân, giam hãm nạn nhân trong môi trường vô cùng tệ hại, biến nạn nhân thành nô lệ cho xã hội Đại hàn

Nhờ chính sách tài trợ của nhà cầm quyền Đại Hàn cấp giấy phép, cấp visa, cáp tiền cho những dịch vũ dã man tàn vô nhân đạo này nên đàn ông Đai Hàn vẫn ào ào đi cưới vợ Việt để được hưởng thù lao từ nhà nước tài trợ với điều kiện rất dễ dàng. Sau khi xử dụng chán chê, chúng có thể bán cho người khác như bán chó, bán trâu, bán heo. Nếu quan sát tường tận thì thấy đây là chính sách quốc gia. Tại sao Đại Hàn không tài trợ, khuyến khích cho phụ nữ Đại Hàn cưới chồng nước ngoài như trên?

Đại hàn bảo kê cho dịch vụ mua vợ Việt để làm nô lê với mục đích gì?
nếu phải trả chi phí y tế săn sóc cho thành phần bệnh nhân, tàn tật đui mù, điên loạn hao tốn nhiều ngân quỷ quốc gia thì việc mua cô gái Việt về để phục dịch vừa y tế vừa sinh lý sẽ giảm đi phần hao tốn ngân sách. Đại Hàn dùng chính sách khuyến khích cưới vợ ngoại quốc cho nhân dân Đại Hàn là vì muốn trốn tránh trách nhiệm an sinh xã hội cho người tàn tật, đui mù, người bệnh tâm thần, người điên loạn. Qua chiêu bài khuyến khích tài trợ cưới cô dâu Việt Nam với một giá "bèo", để cho Đại Hàn phủi trách nhiệm với nhân dân và trút mọi dánh nặng lên đầu một cô bé ngây thơ , chưa bao giờ ra khỏi làng xóm Việt Nam , chưa hề biết ngoại ngữ, trình độ học vấn thấp, không đọc được tiếng Hàn thì làm sao cô ta hiểu được đời sống phức tạp của Đại hàn, làm sao nạn nhân biết về dịch vụ y tá, thuốc men săn sóc bệnh nhân, hay cách nuôi người tàn tật? nói chi đến việc cô ta không biết luật pháp, không biết đọc chữ Hàn để đi khiếu kiện khi bị tra tấn, hành hạ, đánh đập ?
Ngay cả việc bọn chủ nhân Đại hàn đến Việt Nam mở hãng xưởng xiềng xích nhân viên vào bàn làm việc không cho đi tiểu tiện, đánh đập, hãm hiếp nữ nhân công, luôn cả giết nhân công mà không bị luật pháp trừng phạt. Dịch vụ gạ gẫm mua gái việt bằng cách hàng trăm cô gái Việt phải cởi truồng cho vài ba tên Đại Hàn móc ngoáy rờ rẫm lựa chọn dưới sự bảo vệ của công an địa phương. Chắc chắn rằng những tên đầu trâu mặt ngựa đi sờ gái này đều có visa do Đại Hàn cấp cho xuát ngoại. Nếu chúng chọn 1 người để cưới vợ, thì dịch vụ này bảo đảm là 1 năm sau nếu không đồng ý cô dâu, có thể được cung cấp cho 1 cô vợ khác thay thế. Thế mà nhân dân Đại Hàn lúc nào cũng kêu gào đòi Nhật bồi thường cho việc Quân Đội Nhật hãm hiếp phụ nữ Hàn thời chiến tranh. Trong lúc đàn ông Đại Hàn được khuyến khích công khai hãm hiếp , giết chết gái Việt trong thời bình, ngoại giao hai bên cùng có lợi.
Câu chuyện cô dâu Việt Nam làm dâu xứ Hàn bị tố cáo rất nhiều trên báo chí, nhưng nhà nước Đại Hàn vẫn làm ngơ, vẫn tuyên bố vung vít cho qua. Lời tuyên bố của Đại Hàn ngày hôm nay cũng là lời tuyên bố rỗng tuếch vì lâu nay Đại Hàn không nghiêm trị, không có điều khoản nào bồi thường xứng đáng cho các nạn nhân, không cung cáp mọi chi phí cho nạn nhân được trở về quê quán mà không bị ràng buột, bị hăm dọa bởi bọn Công An địa phương toa rập với bọn môi giới Đại Hàn bóc lột nạn nhân và gia đình. Nói cách khác đây là hình thức nô lệ của thế kỷ 21 được sự đồng thuận giữa Đại Hàn và bọn luu manh việt gian Cộng Sản.
Đây chỉ là một phần nhỏ trong hàng nghìn tội ác phát nguồn từ đảng việt gian Cộng Sản và tập đoàn cầm quyền Hồ Chí Minh. Chúng tôi sẽ tố cáo trưng bày ra thế giới và yêu cầu pháp lý đưa ra những hình phạt tương xứng cho những kẻ gây tội ác hay tòng phạm và yêu cầu thâu hồi tài sản cả gia đình con cháu của họ tậu hưởng tài sản phú quý qua xương máu của các nạn nhân vô tội . Dù kẻ đó đã chết chúng tôi cũng quật mồ chúng đem xác chúng đến pháp đình. Con cháu của chúng phải dự vào phiên tòa xử để biết cha mẹ chúng tàn ác ra sao. Việc đòi công lý cho nạn nhân, giải oan cho người chết, bồi thường cho người sống là trách nhiệm chung cho những ai yêu chuộng tự do- hòa bình- công lý.

Chúng tôi tố cáo Việt gian Cộng Sản lưu manh kết cấu với nhiều quốc gia để bán phụ nữ trẻ em Việt Nam cho nô lê tình dục cùng khắp thế giói. Trong tình thế hiện nay, bọn Cộng Sản Việt Nam được nâng lên hàng thứ yếu của chiến lược ngăn chận Tàu bành trướng Đại hán nên nhiều thế lực ca tụng là quốc gia đang phát triển, có tiến bộ, có nhiều tài nguyên béo bở, là lá chắn chận đứng Tàu Đại Hán tại Đông Dương .v.v .cho dù bọn chúng có bán 80% phụ nữ trong nước cũng không hề nao núng, không bị rụng rơi 1 cọng lông của đảng việt gian Cộng Sản . Cho dù chúng có đích thực làm tay sai làm việt gian cho Tàu và cho cả thế giới. Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền chỉ "đấu tranh" theo bài bản lịch trình của bọn hoạt đầu chính trị đưa ra.
Việc làm của Bọn việt gian Cộng Sản xé toạt Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Chưa hết chúng đã nghiễm nhiên ngồi vào ghế Hội Đồng Bảo An LHQ để vãi ra đó những bài "diễn văn" thối tha không thể tưởng . Tên đĩ đực Nguyễn Minh Triết đi đến đâu đều rao hàng là " Việt Nam ta có nhiều gái đẹp" ngày nào đó sẽ câm mõm lại ăn năn đền tội ?
Đặng Phúc

kèm theo là bản tin của Đại Hàn



Nam Triều Tiên ra luật mới để bảo vệ các cô dâu người nước ngoài

Vụ một phụ nữ trẻ tuổi người Việt bị sát hại hồi đầu năm nay làm cho nhiều người Nam Triều Tiên sửng sốt. Cô này bị người chồng mới cưới, mà cảnh sát cho biết là mắc bệnh tâm thần, giết chết. Cặp vợ chồng này gặp nhau qua trung gian của một trong rất nhiều trung tâm môi giới hôn nhân của Nam Triều Tiên hoạt động ở Đông Nam Á. Một đạo luật mới nhằm bảo vệ các cô dâu nước ngoài buộc các cơ sở mối lái phải chịu nhiều trách nhiệm hơn về những người đàn ông mà họ giới thiệu. Từ Seoul, Thông tín viên Jason Strother của đài VOA ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Các cô dâu người nước ngoài biểu tình trước trụ sở của Ủy ban Nhân quyền ở Seoul ngày 20/7/2010 để tưởng nhớ một phụ nữ trẻ tuổi người Việt bị người chồng Nam Triều Tiên mắc bệnh tâm thần giết chết
Hình: ASSOCIATED PRESS

Các cô dâu người nước ngoài biểu tình trước trụ sở của Ủy ban Nhân quyền ở Seoul ngày 20/7/2010 để tưởng nhớ một phụ nữ trẻ tuổi người Việt bị người chồng Nam Triều Tiên mắc bệnh tâm thần giết chết


Mỗi năm, hàng ngàn đàn ông Nam Triều Tiên đăng ký tại các cơ sở giới thiệu hôn nhân để được giới thiệu với các cô gái ở Trung Quốc hay trong vùng Đông Nam Á. Đa số những người đàn ông này sống ở nông thôn là những nơi hiếm có các phụ nữ độc thân.

Các trung tâm môi giới hôn nhân thường tính lệ phí cho mỗi lần mối lái ít nhất là 10.000 đô la. Nhưng một vài tổ chức nhân quyền Nam Triều Tiên tố cáo là các cơ sở này nói dối về thân thế của những khách hàng nam giới của họ để thủ lợi từ các cuộc hôn nhân này.

Một phụ nữ người Việt đang sống tại một nơi tạm trú cho các bà vợ người ngoại quốc ở Seoul, cho biết người môi giới hôn nhân của cô đã không cho bà biết là chồng của bà nghiện rượu.

Bà này không muốn nêu tên.

Bà này nói rằng người chồng của bà uống rượu suốt ngày, đêm, và liên tục đòi ăn nằm với bà. Bà nói rằng ông ta có hành vi bạo động khi bà than phiền về cách hành xử của ông với một nhà tư vấn về hôn nhân, và ông đã dùng dao hăm dọa bà.

Nhà tạm trú mà người đàn bà này đang sống cho biết mỗi năm, có khoảng 40 phụ nữ chạy tới để tránh bị chồng hành hạ.

Nhưng ít ra thì họ cũng thoát nạn. Cách đây vài tháng, một cô dâu người Việt đã bị người chồng giết chết chỉ sau vài ngày cô tới chung sống tại nhà ông này. Cảnh sát cho biết trung tâm mai mối đã giấu giếm không cho biết là ông ta mắc bệnh tâm thần.

Các cơ sở môi giới hôn nhân Nam Triều Tiên đã bị các nước Đông Nam Á chỉ trích dữ dội về điều mà những người tranh đấu cho nhân quyền gọi là buôn người. Kampuchea đã cấm tất cả các cơ sở mối lái Nam Triều Tiên hoạt động trước đây trong năm.

Chính phủ Nam Triều Tiên cũng trấn áp các cơ sở này.

Bà Song Ji Eun, một giới chức Bộ Bình đẳng giới tính và Gia đình của Nam Triều Tiên, giải thích rằng đạo luật mới, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay, ngày 18 tháng 11 năm 2010, nhằm bảo vệ những phụ nữ đó.

Bà Song cho biết để đề phòng những cô dâu người nước ngoài này khỏi bị nguợc đãi, chính phủ buộc tất cả các cơ sở môi giới hôn nhân cung cấp các thông tin riêng tư của những khách hàng nam giới của họ.

Luật đòi các cơ sở này phải cung cấp đầy đủ chi tiết về kiểm tra tài chánh, hình sự và sức khỏe của khách hàng cho các phụ nữ họ giới thiệu. Cơ sở nào không thực hiện đúng sẽ bị rút giấy phép hoạt động.

Tuy nhiên, các cơ sở mai mối sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu sau này người đàn ông đó đánh đập hay giết vợ.


Cô dâu Thạch Thị Hoàng Ngọc và chú rể Jang Du-hyo trong ngày cưới.

báo tại Hàn Quốc như Yonhap, Korea Times đã dẫn lời của cảnh sát viên cho biết, sau khi đâm chết vợ, ông Du-hyo lập tức ra đầu thú và khai rằng: "Tôi đã giết người. Tôi bị bệnh tâm thần. Giọng nói của một con quỷ đã xúi giục tôi giết vợ".


nạn nhân khác;

Hương án tưởng niệm Huỳnh Mai do hội Hàn kiều ở TP HCM lập. Ảnh: Anh Vân

Hương án tưởng niệm Huỳnh Mai ở TP Sài gòn sau khi cô qua đời. Ảnh: Anh Vân.

Gia đình cô dâu bị sát hại phản đối mức án của tòa Hàn

Một ngày sau khi tòa án Hàn Quốc tuyên phạt người đàn ông nước này mức án 12 năm tù về hành vi đánh gãy 18 xương sườn và hạ sát cô vợ Huỳnh Mai, gia đình nạn nhân ở quê nhà vẫn không hề hay biết.
ông Trần Quốc Việt, cậu ruột cô dâu Huỳnh Mai bất ngờ trước thông tin về phiên xử ngày hôm qua của tòa án xứ sở kim chi. "Gia đình rất bức xúc vì không được có mặt tại phiên tòa xử chồng cháu Mai. Nếu đúng mức án dành cho cậu ta là 12 năm như báo chí đưa tin thì không thỏa đáng. Chúng tôi mong chờ một mức án nghiêm khắc hơn", ông Việt bức xúc.

Cũng theo ông cậu này, cha mẹ Huỳnh Mai mất liên lạc hoàn toàn với phía Hàn Quốc, sau khi tro thi hài cô được đưa về an táng tại Việt Nam hồi tháng 8/2007.

,nb,nb,n
Người thân Huỳnh Mai và di ảnh của cô tại Lễ tưởng niệm do Hội hàn Kiều tại TP Sài gòn tổ chức.

Còn bà Trần Thị Giang, mẹ của Huỳnh Mai vẫn thảng thốt, và khóc nức nở khi nhắc lại câu chuyện buồn của gia đình. Bà cho biết, cảnh nhà đã buồn vì nghèo túng lại càng thảm hơn khi phải chịu đựng cái chết tức tưởi của con gái nơi đất khách quê người.

nạn nhân khác

Cảnh sát Kyongsan điều tra vụ cô dâu Việt Nam nhảy lầu tự tử

Theo nguồn tin PV từ Seoul, ông Cho Myong Ho - đại diện cảnh sát Kyongsan đảm nhiệm việc điều tra về cái chết của cô Trần Thanh Lan - cho biết cảnh sát đang tiến hành thẩm vấn lại ông Park Sang Ha (chồng của cô Lan), đồng thời kiểm tra lại hiện trường theo yêu cầu của bà Huỳnh Kim Anh (mẹ cô Trần Thanh Lan).

Trong hai buổi làm việc trước đó, bà Huỳnh Kim Anh đã yêu cầu cảnh sát làm rõ lý do tại sao con gái bà lại tự tử. Ông Cho cho biết cảnh sát đang mở điều tra lại, kết quả sẽ được công bố sau khi kết thúc điều tra.

Sự kiện bà Huỳnh Kim Anh đến Hàn Quốc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc con gái bà tự tử khiến dư luận nước này quan tâm. Nhật báo www.imaeil.com cho biết: tại cuộc gặp của bà Kim Anh với con rể, ông này nói: "Tất cả là tại tôi, tôi sẽ thay con gái mẹ để làm tròn trách nhiệm với gia đình". Theo lời ông Park, cô Lan tự tử có thể "do cô ấy mắc chứng bệnh trầm cảm vì không thông hiểu ngôn ngữ, công việc gia đình không làm được... dẫn đến mâu thuẫn gia đình căng thẳng. Sau khi chúng tôi quyết định ly hôn, cô ấy thường ngồi ngây ra".

Apr 7, '08

Ngày 11-3 Tổ chức "Xã hội công dân Daegu" đã có cuộc họp (có mặt bà Huỳnh Kim Anh) yêu cầu "Hội giải pháp khẩn cấp" (được thành lập từ tháng tám năm ngoái, sau cái chết của cô dâu Huỳnh Mai ở TP Cheonan do bị chồng đánh) tác động làm rõ sự thật về cái chết của cô Trần Thanh Lan. Cuộc họp cũng đề nghị điều tra lại vụ việc "bởi quá trình xử lý thi thể và động cơ của việc tự tử còn quá nhiều điều khó hiểu". "Hội giải pháp" sẽ mở cuộc họp báo trước Sở Cảnh sát Kyongsan vào ngày 13-3.


Số liệu của Cục thống kê Hàn quốc cho thấy có ít nhất 20 ngàn cô gái Việt Nam đã kết hôn với đàn ông nước này trong bốn năm qua. Một thống kê khác cho thấy họ đa phần ít học, trình độ văn hóa chỉ cấp 1, cấp 2 và không có nghề nghiệp. Trung tâm hỗ trợ kết hôn (Hội Liên hiệp Phụ Nữ TPSài gòn ) cho biết giáo trình học tiếng Hàn dành cho cô dâu Việt trở nên quá nặng đối với họ.

Nếu kết hôn qua sự giới thiệu của Trung tâm, họ có ba lần giao tiếp với chú rể qua internet (chat). Còn kết hôn qua những bà mối chui, họ trở thành những món hàng. Chỉ từ đầu năm 2006 đến giữa năm 2007, công an phát hiện 10 vụ với 61 người đàn ông hàn quốc coi mắt, “xem hàng” 650 cô dâu Việt. Dĩ nhiên con số thật lớn hơn rất nhiều.

Về phía chú rể Hàn Quốc, đa số là những người không có cơ hội lấy vợ cùng quốc tịch do nghèo, do khiếm khuyết thể chất, phải bỏ ra một khoản tiền lớn (khoảng 15 ngàn đô la) cho các công ty môi giới để được mai mối. Và khi đó, việc kết hôn của họ đeo thêm một mặc cảm: mình kém cỏi nên không lấy được gái Hàn. Cuộc sống vốn nhiều mặc cảm, lại thêm nỗi mặc cảm ngay trong việc xây dựng gia đình khiến tâm hồn họ rất dễ tổn thương.

Vợ ít học, không nghề nghiệp, dị biệt ngôn ngữ khiến họ không hiểu nhau. Trong khi đó chồng nghèo, tự ti hèn kém và khiếm khuyết. Sự hòa hợp- nền tảng của hôn nhân- ngay từ đầu đã không được bảo đảm. Những xung đột gia đình vốn dĩ có thể hóa giải, trong trường hợp này dễ đẩy lên cao thành bi kịch và khi ấy hôn nhân thật sự là địa ngục.

Với hàng chục ngàn đôi vợ chồng như thế, không ai có thể tự tin rằng trong tương lai, chúng ta không phải chứng kiến thêm những nỗi đau mới.


Cô dâu Việt bỏ trốn vì bị chồng Hàn Quốc bạo hành tình dục

Sang Hàn Quốc làm dâu, đêm nào cũng bị ông xã "đòi hỏi", đau đớn nhưng không biết tiếng để giải thích, lại bị đòi bán gả cho người khác, cô dâu Việt Dương Thị Bích Phụng (22 tuổi) đã phải trốn khỏi nhà chồng.

Mới đây, một người mẹ ở tỉnh An Giang - bà Nguyễn Thị Đậm đã làm đơn gửi một số cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ, đưa con gái là Dương Thị Bích Phụng đang làm dâu ở Hàn Quốc về Việt Nam. Phụng không chịu nổi sự hành hạ ở nhà chồng, kiểu bạo hành tình dục đến đau đớn của ông xã nên đã bỏ trốn, tìm đến trú ẩn tại một trung tâm bảo vệ phụ nữ di trú ở Trung Nam.

Trong căn nhà nhỏ nằm sâu trong con rạch ấp Long Bình, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, bà Nguyễn Thị Đậm kể con gái bà lấy chồng Hàn Quốc là Chae Seung Byeong, 39 tuổi, do một người quen mai mối. Phụng quyết định lấy chồng Hàn để có tiền giúp mẹ chữa bệnh và thoát nghèo. Đám cưới diễn ra vào ngày 3/1 tại An Giang.

Tay cứ liên tục lật đi lật lại cuốn album cưới của con gái, bà Đậm gạt nước mắt, cho biết: Trong lễ cưới, nhà trai có tặng cô dâu một đôi bông tai, một dây chuyền vàng đều thuộc vàng 18K và 300 USD. Ngày 20/6, Phụng theo chồng lên đường sang Hàn Quốc.

Cô dâu Việt bỏ trốn vì bị chồng Hàn Quốc bạo hành tình dục
Bà Đậm bên ảnh cưới của con gái. Ảnh: Quỳnh Như.

"Tưởng con được sung sướng nơi xứ người, thế nhưng hai tuần sau khi Phụng đi, tôi nhận điện thoại của con gái báo nó bị đối xử tàn tệ. Chồng đêm nào cũng đòi quan hệ, lại quá hung hãn khiến Phụng bị đau và tìm cách né tránh", người mẹ kể và nói rằng con gái khóc như mưa trong điện thoại.

Cũng theo lời người mẹ, con gái bà gọi điện về thổn thức cho biết do không hiểu tiếng Hàn nên khi bị chồng quan hệ làm đau, cô chỉ có thể ra dấu. Song, nhà chồng không hiểu, cho là cô dâu chống đối lại, không muốn cho chồng quan hệ. Bà Đậm nghe con nói hoang mang quá, nên dặn con có gì phải điện thoại về quê cho bà yên tâm.

Đến giữa tháng 7, Phụng gọi điện về cho mẹ với giọng sợ sệt, bảo gia đình chồng dọa bán cô cho người khác để lấy lại tiền sính lễ. Ngày 25/7, bà Đậm rụng rời khi nhận được điện thoại từ nhà sui Hàn Quốc, báo là Phụng đã bỏ trốn nên đòi trả lại 600 USD, rồi lạnh lùng cúp máy.

Đầu tháng 7, chỉ sau một tuần đặt chân đến xứ sở kim chi, cô dâu Thạch Thị Hoàng Ngọc bị người chồng Hàn Quốc tâm thần đâm chết. Người đàn ông này đã nhiều lần phải vào viện điều trị, lần nhập viện gần nhất cũng chỉ một tuần trước khi anh ta sang Việt Nam đón cô dâu.

Hoàng Ngọc người xứ Cần Thơ, là cô dâu Việt thứ 4 trong vòng 3 năm qua bị chồng sát hại ở Hàn Quốc.

"Tôi không có một manh mối nào về số phận của con gái mình, lo quá, nói dại, không khéo có khi nào vì Phụng bất hòa với gia đình chồng mà bị họ sát hại giống như một số cô dâu Việt vừa rồi", bà Đậm nghẹn ngào rồi òa khóc nức nở.

Suốt mấy ngày tiếp theo không có tin gì của con, quá lo lắng, bà Đậm vay tiền của hàng xóm để lên Sài Gòn tìm cách kiếm con. Người mẹ tìm đến Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Sài gòn để trình báo con gái bà đột ngột mất tích ở xứ sở kim chi. Vài ngày sau bà nhận được điện thoại của Phụng gọi về, giải thích do bị nhà chồng hành hạ và dọa đánh chết nên cô sợ quá tìm cách bỏ trốn, trước đó giấy tờ tùy thân đã bị nhà chồng lấy hết. Trên đường trốn chạy, Phụng gặp một người gốc Việt. Người này nghe kể sự tình nên đưa cô tới Trung tâm nhân viên phụ nữ di trú ở Trung Nam nhờ che chở.


Cô dâu Việt bị chồng Hàn Quốc tát chết

Theo người mai mối hôn nhân, người chồng Hàn Quốc tát vợ té xuống và cô đã thiệt mạng do dưới đất có vật nhọn đâm trúng vết mổ ruột thừa trước đó. Còn cha mẹ nạn nhân khẳng định cô chưa hề mổ ruột thừa.

Cô dâu bên người chồng Hàn Quốc

Lần theo địa chỉ do Hội LHPN TP Cần Thơ cung cấp, sáng 11/7, chúng tôi tìm đến nhà Thạch Thị Hoàng Ngọc (20 tuổi, cô gái vừa bị người chồng tên Jang, 47 tuổi, sát hại khi mới sang Hàn Quốc làm dâu vài hôm ở ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ.

Linh cảm chuyện chẳng lành

Trong căn nhà nhỏ nằm ẩn mình ở một xóm nghèo, nhiều người thân của Ngọc vô cùng thương tiếc trước cái chết đột ngột của cô. Theo ông Thạch Sang, cha Ngọc, cô xinh đẹp nhất xóm lại ngoan hiền, giỏi giang nên gia đình và xóm giềng ai cũng yêu quý. Do gia đình nghèo lại đông anh em – ông Sang có 5 con – nên Ngọc được các sư cô trong một ngôi chùa lo ăn học. Hết lớp 9, Ngọc xin cha mẹ cho nghỉ học để đi tìm việc phụ giúp gia đình.

Cách nay 2 năm, cô hoa khôi xóm nghèo theo bạn bè lên TP Sài gòn và cho gia đình biết mình làm nghề giúp việc nhà. Mỗi tháng, Ngọc gửi về cho cha mẹ khoảng 1 triệu đồng. Chuyện Ngọc làm gì, cho ai, ở đâu tại TP Sài gòn thì vợ chồng ông Sang đều không biết. Ông Sang và vợ đều cho rằng họ rất bất ngờ khi biết chuyện Ngọc tiến tới hôn nhân với một người Hàn Quốc. Khi chúng tôi hỏi tên chú rể xứ Hàn, vợ chồng ông Sang cùng ngớ ra: “Chỉ nhớ ông ta tên Dang gì đó”. Ông Sang phân trần: “Do phải làm thuê, làm mướn suốt ngày nên vợ chồng tôi không còn thời gian để quan tâm đến Ngọc”.

Ngày 18/2, đám cưới của Ngọc và ông Jang được tổ chức tại một nhà hàng ở TP Sài gòn . Bà Út, mẹ Ngọc, cho biết trước khi đám cưới diễn ra, gia đình chú rể đưa cho vợ chồng bà 3,8 triệu đồng. Sau đám cưới vài hôm, Ngọc dẫn chồng về thăm cha mẹ. Về Cần Thơ lúc 21 giờ thì sáng hôm sau, họ đã trở lên TP Sài gòn . Khi đi, chàng rể người Hàn tặng cha mẹ vợ thêm 500 USD.

Ngày 30-6, Ngọc theo chồng về Hàn Quốc. Đến chiều 1/7, Ngọc còn điện thoại về gia đình cho biết cô vẫn khỏe mạnh, bình thường. Những ngày sau đó, không thấy Ngọc gọi về, vợ chồng ông Sang gọi qua số điện thoại nhà chàng rể nhưng không thấy ai nhấc máy. “Từ đó, vợ chồng tôi bắt đầu ăn, ngủ không yên vì linh cảm có chuyện chẳng lành với Ngọc” – bà Út nghẹn ngào.

Cái chết nhiều khuất tất

Chiều 9/7, vợ chồng ông Sang chết lặng khi một cán bộ thị trấn Cờ Đỏ đến báo hung tin: Ngọc cãi vã và xô xát với chồng đã dẫn đến tử vong. Ông Kim Đồng, Trưởng Khối Dân vận UBND thị trấn Cờ Đỏ, nhớ lại: “Khi nhận tin báo từ cơ quan cấp trên, tôi không ngờ nạn nhân là Ngọc. Bởi lẽ, ngoài địa chỉ cư ngụ ở thị trấn, nạn nhân không có họ tên gì kèm theo, đến khi tôi hỏi ông Sang thì mới vỡ lẽ Ngọc lấy chồng Hàn Quốc”.

Sau khi Ngọc tử vong, một phụ nữ làm nghề mai mối hôn nhân đã liên lạc với gia đình ông Sang và thông báo rằng trong lúc cự cãi, ông Jang tát một cái vào mặt khiến Ngọc té xuống và cô đã thiệt mạng do dưới đất có vật nhọn đâm trúng vết mổ ruột thừa trước đó. Tuy nhiên, làm việc với các cơ quan chức năng, vợ chồng ông Sang khẳng định Ngọc chưa hề mổ ruột thừa.

Theo vợ chồng ông Sang, một người bạn của Ngọc cũng lấy chồng Hàn Quốc cho biết đã được xem hình ảnh về cái chết của Ngọc phát trên một kênh truyền hình của Hàn Quốc và thấy vũng máu rất lớn bên cạnh thi thể cô. Người này cho rằng khả năng Ngọc bị sát hại là rất lớn. Báo chí Hàn Quốc cũng loan tin chính người chồng tên Jang đã đánh đập và đâm chết Ngọc. Khai báo với cảnh sát, Jang cho biết mình bị tâm thần và ra tay giết hại vợ vì “nghe giọng nói của một con ma xúi giục”. Trong khi đó, một cán bộ Hội LHPN TP Cần Thơ nghi vấn: “Nhìn ảnh Ngọc chụp chung với chồng trong ngày cưới, tôi thấy ông ta không phải là người tâm thần. Phải chăng, sau khi cưới Ngọc về Hàn Quốc, ông ta liền bán vợ cho người đàn ông khác bị tâm thần?”.


Phát điên vì kiếp làm vợ chồng ngoại

Bẵng 2 năm không liên lạc, ngày nọ gia đình chồng dẫn Hà về Việt Nam trả lại. Từ một cô gái xinh đẹp, Hà biến thành một người xấu xí, già nua, không nói với ai một lời nào. Cô co rúm vào góc phòng nói huyên thuyên một mình.
> Bi kịch cô dâu Việt bị chồng sát hại ở Hàn Quốc/ Vỡ mộng vì chồng ngoại

Ở làng quê xã Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ này, Hà được xem là cô gái may mắn hơn cả vì lấy được tấm chồng tử tế ở Đài Bắc (Đài Loan), có nghề nghiệp ổn định và yêu thương vợ hết mực. Hà theo chồng, thường xuyên gọi điện và gửi tiền về nhà, rồi bỗng dưng ngưng đến 2 năm sau, một ngày nọ gia đình chồng dẫn cô về Việt Nam trả lại.

Cả nhà xót xa. Khi ra đi là một cô gái 20 tuổi xinh đẹp, trẻ trung ngời ngời sức sống, lúc về Hà thành một người xấu xí, già nua, biểu hiện tâm thần, luôn co rúm vào góc phòng nói huyên thuyên một mình. Gia đình tìm cách chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi. Năm trước, chồng cô từ Đài Loan sang năn nỉ bố mẹ vợ được đưa cô đi chữa bệnh song bị từ chối. Cả nhà đưa Hà vào Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ chữa trị, trong khi vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu tại sao con mình trở nên điên loạn.

Ở xã của Hà, có 5 người lấy chồng Đài Loan nhưng đều ly dị và bỏ về. Tất cả họ đều trở nên u uất, trầm cảm. Nhiều người bỏ địa phương đi đâu không rõ.

Tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Cần Thơ, VnExpress.net gặp không ít bệnh nhân nữ từng xuất ngoại lấy chồng. Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau, nhưng đều về nước với căn bệnh tâm thần sau những tháng ngày đày đọa ở xứ người.

Trong số đó có Màu, năm nay đã xấp xỉ 30. Năm 2001, Màu 18 tuổi, cùng hơn 10 cô giá trẻ đẹp khác trong xã qua môi giới được xem mắt và lấy chồng Đài Loan. Bà mẹ của Màu vẫn còn nhớ rõ, sau một đám cưới tập thể chóng vánh tại TP HCM, người môi giới đưa cho gia đình bà một triệu đồng là tiền của gia đình chú rể trả sau khi trừ các chi phí, rồi đưa cô đi theo chồng. 21 ngày sau, người mẹ nhận được một cuộc điện thoại lên sân bay đón con.

Cô dâu Màu bên cạnh chú rể người Đài Loan trong ngày cưới. Ảnh do gia đình cung cấp.

Lúc tỉnh táo, trao đổi với VnExpress.net, Màu nhớ lại: “Một buổi trưa, người mai mối đến nhà chồng tại thành phố Cao Hùng (Đài Loan) bảo em thu xếp đồ đạc rồi đưa thẳng ra sân bay. Em chẳng biết đi đâu nữa, tỉnh dậy thì đã ở Việt Nam rồi”.

Mẹ Màu kể, khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, cô con gái chỉ còn mặc độc mỗi bộ quần áo cũ nát, không có đồ đạc gì mang theo. Người phụ nữ ngày xưa dẫn mối đưa cô sang Đài Loan dúi vào tay gia đình 100.000 đồng rồi bỏ đi thẳng. Màu không còn nhận ra cha, mẹ hay người thân nữa. Gia đình đưa cô đến Bệnh viện tâm thần Cần Thơ khám bệnh, kết quả: Màu bị bệnh tâm thần phân liệt.

Năm đầu tiên, bệnh tình của cô rất nghiêm trọng. Sau khi xuất viện về nhà, cô gái vẫn còn hoảng loạn đập phá hết đồ đạc, nửa đêm bỏ đi lang thang. Người nhà phải dùng xích sắt trói cô vào chân giường.

Màu bây giờ bệnh tình đã thuyên giảm đáng kể nhưng vẫn lúc tỉnh lúc mê. Cô nói đùa nếu bây giờ sang Cao Hùng vẫn có thể tìm được nhà chồng. “Nói chơi thôi chứ em sợ lắm. Nghĩ về ngôi nhà đó là em sợ”, rồi Màu nói ngay. Chồng cô lớn hơn vợ 20 tuổi, làm nghề gì cô không biết, đi từ sáng sớm, tối mịt mới về.

Màu ở chung với mẹ chồng và một ông anh chồng hành nghề ăn xin mình đầy ghẻ lở. Mỗi bữa ăn, bà mẹ chồng bắt cô uống một lọ thuốc màu đen có mùi hăng hắc, cô không uống là bị đánh. "Em chẳng biết là thuốc gì, hỏi cũng không được nên cứ thế làm theo", cô gái cho biết. Mẹ chồng nhốt cô trong nhà không cho đi đâu cả, người vợ cũng không thấy được mặt chồng mình. Màu sống như thế được 21 ngày thì đâm ra hoảng loạn, rồi phát điên.

Mẹ bệnh nhân này nuốt nước mắt tâm sự: “Nhà nghèo quá, mong nó đi lấy chồng gửi tiền về giúp gia đình, ai ngờ chuốc họa vào thân”. Từ năm 2001, mỗi tháng phải đưa Màu đến bệnh viện khám và thuốc men chữa trị hết 300.000 đồng. Gia đình không có ruộng đất, phải đi làm mướn và vay thêm tiền chữa bệnh, đến nay đã mang nợ vài chục triệu đồng.

Cô Màu bây giờ vẫn còn bị tâm thần, lúc tỉnh lúc mê. Ảnh: Tiến Thùy.

Tai họa ập đến lần nữa sau khi Màu trở về nước. Năm 2003, tưởng con gái đã lành bệnh, gia đình tháo chiếc xích ở chân cô. Một đêm, cô gái bỏ đi, bảo là lên Cần Thơ làm ăn. Vài ngày sau, người nhà tìm thấy Màu đi lạc ở tận Đồng Tháp. Chín tháng sau đó, cô sinh ra một đứa trẻ không cha. Gia đình túng quẫn càng thêm gánh nặng, cha mẹ Màu còng lưng nuôi đứa con bệnh và đứa cháu nhỏ.

Vài năm trước, Bệnh viện tâm thần Cần Thơ cũng tiếp nhận một bệnh nhân là người đi lấy chồng Đài Loan trở về. Thương, ở ấp Xáng Mới, xã Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A, Hậu Giang) nhập viện trong tình trạng mất trí nhớ, thỉnh thoảng lên cơn điên loạn. Cô phải mất 3 năm điều trị đặc biệt mới qua được hiểm nghèo, nhờ có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của người bây giờ là chồng cô. Hết bệnh, hai người lấy nhau rồi dắt díu nhau lên Sài Gòn làm ăn. Đến bây giờ, Thương vẫn chưa thôi ám ảnh về những ngày tháng đắng cay tủi nhục nơi đất khách, trong kiếp làm vợ chồng ngoại.

Bác sĩ Lê Hoàng Vũ, Bệnh viện tâm thần Cần Thơ, cho biết bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca bệnh giống như Hà và Màu. Những cô gái lấy chồng nước ngoài thường rơi vào hoàn cảnh bị ép buộc, bị đặt vào một môi trường xa lạ, không người trò chuyện, dẫn đến lạc lõng dần dần sinh ra trầm uất. Người không được chia sẻ thông cảm thì dễ bị rối loạn tâm thần cấp. Nếu thêm tình trạng ngược đãi nữa thì khả năng trở nên điên loạn là điều dễ hiểu.

Y sĩ Lương Hiền Thành, cũng ở Bệnh viện tâm thần Cần Thơ, thì khẳng định hiện tượng các cô gái lấy chồng Đài Loan bị bệnh thần kinh trở về là không ít. "Chỉ những trường hợp bị nặng, người nhà mới đưa vào bệnh viện. Còn có hàng trăm trường hợp khám và điều trị tại các phòng mạch tư do sợ lộ chuyện", y sĩ này nói.


106 cô gái 'thi' coi mắt lấy chồng Hàn Quốc


Rất đông các cô gái trẻ tuổi đang nô nức xếp hàng để 4 chú rể Hàn Quốc "chấm điểm" tại căn nhà 2 tầng trên đường Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú, TPSài gòn , thì bị cảnh sát ập vào. Người đứng ra tổ chức buổi coi mắt - Vòng Cam Liên từng bị công an xử lý về hành vi tương tự hồi tháng 7.
> 120 cô gái xếp hàng cho trai Hàn coi mắt /Nỗi niềm những cô gái thi tuyển làm vợ trai Hàn

106 cô gái thi coi mắt lấy chồng Hàn Quốc
Ngôi nhà nơi nhóm môi giới tổ chức coi mắt cho trai Hàn Quốc. Ảnh: Đức Quang.

Cùng với Liên, cảnh sát cũng đưa hơn 20 người khác có liên quan bao gồm nhóm chú rể và thân nhân người Hàn Quốc, chủ nhà, phiên dịch... cùng 106 cô gái về trụ sở làm việc. Nhiều cô gái trong số này từng được cảnh sát biết đến trong những lần coi mắt trước đó.

Theo công an, nhóm tổ chức môi giới hôn nhân trái phép này do Vòng A Mùi (tự Yến, 53 tuổi) đứng đầu. Nhưng cũng như lần trước bị công an phát hiện, Mùi đã nhanh chân thoát thân, để em gái Vòng Cam Liên và con trai Lý Anh Vũ chịu trận.

106 cô gái thi coi mắt lấy chồng Hàn Quốc
Các cô gái vì mong muốn trở nên giàu có nhanh chóng đã trở thành một món hàng trong tay những kẻ môi giới hôn nhân trái phép. Ảnh: Đức Quang.

Tại cơ quan công an, Liên đã khai nhận hành vi môi giới hôn nhân trái phép của mình. Theo đó, từ việc chị gái có mối quan hệ với một số người Hàn Quốc nên thường xuyên có "khách" muốn tới Việt Nam để chọn vợ, chị em Liên mở "dịch vụ" kinh doanh. Lần này, Mùi giao cho Liên tổ chức gom các cô gái có nhu cầu lấy chồng nước ngoài từ hơn 10 "lò" khác nhau, tập kết về tại nhà Xôi Quý Minh trên đường Trịnh Đình Trọng để cho các chú rể Hàn tới "chọn vợ".

Liên và Vũ đã móc nối với 2 người đàn ông khác làm nhiệm vụ "bảo kê" và "gom" các cô gái để tổ chức buổi coi mắt này. Mỗi chú rể sau khi chọn được vợ sẽ phải trả cho Liên và Vũ từ 500 USD đến 600 USD. Sau đó, Vũ sẽ "chi" cho 2 người "bảo kê" 1 triệu đồng. Còn bản thân cô gái được chọn sẽ nhận được 3 triệu đồng để đưa về nhà, chủ lò có công nuôi dạy các cô cũng được Vũ trả cho số tiền tương ứng.

Vòng Cam Liên tại cơ quan công an. Ảnh: Đức Quang.

Cuộc tìm vợ lần này của 4 người đàn ông Hàn Quốc do Yang Hong IL (53 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) làm trưởng đoàn. Cùng đi còn có nhiều người thân của họ nhà trai và 2 phiên dịch. Toàn bộ việc chạy giấy tờ kết hôn và xuất cảnh được Yang Hong IL thuê một người khác lo.

Trước đó, vào tháng 7, Vòng Cam Liên cũng tổ chức cho 120 cô gái "trình diễn" cho 4 người đàn ông Hàn Quốc tuyển chọn tại khách sạn Diệu Uyên, quận Gò Vấp


Xin thưa là chưa! Hoàn toàn chưa. Đây là một siêu sao mới toanh. Bảo đảm “xăng buộc xăng” phần dầu.

Nghệ sĩ này tên là Sáu Phong (có lẽ là ních nem) đang làm nghề canh nhà mồ cho một gia tộc phong kiến ở làng Ba Đình. Xuân thu nhị kỳ lo quét dọn lăng chứa xác chết ướp khô của trưởng tộc dòng họ này. Trưởng tộc này, cách đây hơn nửa thế kỷ, đã có công lớn dựng nên An Nam đô hộ phủ. Con cháu đã ba đời kế nhau hưởng vinh hoa phú quí. Đến đời họ Nông kế vị hiện nay thì Sáu Phong được mướn làm kẻ gác lăng Ba Đình.

Trong đợt thưởng công khuyển mã cho gia nô, Sáu Phong được họ Nông cho đi tham quan một chuyến ở nước Cờ hoa, gọi là để “mở rộng tầm mắt”. Trong dịp này, Sáu Phong được quốc vương xứ Cờ hoa là Hắc diện Ô Bá Mà bắt tay chào hỏi. Thật là vinh hạnh ngàn năm một thuở cho Sáu Phong. Không biết do ông nhập hay bà nhập trong lúc bắt tay, bỗng nhiên Sáu Phong buột miệng nói: “Ông Ô Bá Mà à! Cái đó nó khó lắm đó”. Quốc vuơng Cờ hoa không hiểu Sáu Phong nói ký gì nên cứ há hốc mồm ra, trợn tròn con mắt, mặt ngẫn tò te.

Về nước, Sáu Phong kể lại cho bà con trong xứ An Nam nghe:

-Khi tui nói – Ông Ô Bá Mà ơi! cái đó khó lắm đó - là tui đã phân hóa nội bộ của xứ ổng - ổng cũng chăm chú nghe tui nói lắm.

Lúc kể chuyện này, tình cờ có một anh phóng viên của báo “Nhân dân” chụp hình, quay phim đưa lên báo, lên truyền hình. Cả nước thấy tức cười, rần rần đâm đầu vô coi tivi. Coi Dutúp trên In tờ nét cả triệu người. Ở hải ngoại cũng kháo nhau, đua nhau coi.

Người ta bình luận cái hay của Sáu Phong là đã thể hiện được đặc tính của người mình là “Đi xa về nhà tha hồ nói phét”. Thế là, tình cờ Sáu Phong nổi tiếng về tấu hài.

Càng lúc cái tên Sáu Phong càng vang dội khắp năm châu bốn bể.

Thừa thắng xông lên, Sáu Phong qua Cuba, tấu hài tiếp, cũng bằng chất giọng Nam bộ chân trâu, mộc mạc, thật thà như đếm:

-Ông Phi Đen ơi! Có người nói An Nam dzới Cuba là trời sanh một cặp. Một anh ở đằng Đông, một anh ở đằng Tây, thay phiên nhau canh gác cho nền hòa bình thế giới. An Nam gác Cu

Ba ngủ. An Nam nghỉ Cu Ba gác.

Lần này Sáu Phong càng được thế giới ngưỡng mộ hết sảy. Báo chí, truyền hình của nước ngoài suốt cả tuần liền đều đưa tin, đăng hình Sáu Phong ở trang nhất. Mặt Sáu Phong nghinh lên trời rất oai phong. Có mấy đứa ganh ăn, ghét ở, xấu mồm bảo:

-Sáu Phong lúc nói tay cứ huơ huơ như chém gió, mặt thì nghệch ra cứ như ngỗng ỉa!

Từ đó Sáu Phong có thêm hỗn danh là Chém gió: Sáu Phong chém gió!

Với uy tín đang lên vù vù, về nước, Sáu Phong liền được gia tộc họ Nông mời lên nói chuyện tham nhũng ở xứ An Nam trước cử tọa mấy ngàn người. Có cả một ngàn “Việt kiều yêu nước” khắp nơi trên thế giới vác mặt về tham dự để được vinh hạnh nghe Sáu Phong nói chuyện.

Hôm ấy Sáu Phong tấu hài:

-An Nam mình đâu có tham nhũng như bọn “thù địch, phản động, chống phá nhà nước” tuyên truyền. Chỉ là mấy anh thủ quĩ thấy tiền mình giữ có dư nhiều quá nên em mượn đỡ xài đỡ, thấy không ai đòi nên em mượn thêm chút nữa.

Chỉ một câu ngắn gọn vậy mà làm cả hội trường bị kích động phá lên cười hô hố, ha há, cười hăng hắc, cười hềnh hệch… gần vỡ cả nóc nhà. Đám “Việt kiều yêu nước” bị phấn khích quá độ đến nỗi phải trèo lên sân khấu, ôm nhau nhảy cẫng lên, hát ông ổng bài “Như có Boác Hù…” cho đã cái sướng khoái.

Cuộc “nói giảo” mới đây, nhân đại lễ Ngàn năm Thăng Long, lúc khánh thành tượng đài Thánh Gióng có đúc tim người và ngựa, ở núi Đá Chồng, Sóc Sơn, đã đưa danh tiếng Sáu Phong bay bổng lên “tột đỉnh vinh quang” trong nghệ thuật tấu hài, khi giễu:

-Thưa quí dzị, tui nghĩ chiện Thánh Gióng không có huyền thoại đâu. Gióng công lao là thế, tài năng là thế, quánh giặc xong, không màng chức vụ, danh lợi, không đòi ai cám ơn. Gióng thanh thản dzìa trời để dzui thú điền dziên. Gióng có đáng để ta học tập không?

Có hơn 100 người trong số dự lễ vì tức… mình (Sáu Phong hỗn hào gọi trỏng Thánh Gióng là Gióng trống không) và tức…cười quá nên bị nấc cụt không ngưng được phải đưa vào trạm xá gần đó cho nhai gừng sống, uống mật ong để chữa trị.

Đám đông nghệ sĩ tấu hài trong nước đang ngồi ngáp gió một thời gian dài, uống nước lã mấy tháng nay để tìm đường… cứu nước như Boác Hù, à không, cứu nguy bao tử, vớ được “bí quyết” của Sáu Phong là biết kết hợp tính thời sự đang xãy ra hàng ngày vào tấu hài mới ăn khách, đang định họp nhau soạn gấp “chùm” tiểu phẩm liên hoàn nói về những đề tài “nhạy cảm” đang làm nóng dư luận như “Bác Tô Hô trong nhà thổ”, “Tôi như Rứa với lề phải”, “Huỳnh ngọc Sĩ bị trúng thực đô la” …thì được tin một nhân tài tấu hài khác vừa xuất hiện đã nổi tiếng vang dội ngay không thua gì Sáu Phong.

Họ đang đói… đề tài nên vội đổ xô mở in tờ nét vào Dutúp xem màn tấu hài này để biết là sao nào, tấu cái gì để học tập kinh nghiệm và để… “chôm ái đia” ăn khách.

Té ra chẳng ai xa lạ mà chính là ông Lại Củ Sâm có mỹ danh từ khuya là Xuân tóc đỏ, môt cây đinh vàng của Đài truyền hình Việt Nam, VTV3 hơn 20 năm nay.

Ông Củ Sâm này có trình độ học vấn hơn ông Sáu Phong giữ nhà mồ cho dòng họ Nông xuất thân từ rừng U Minh. Ông du học ở xứ Liên xô vĩ đại 12 năm về tiếng Hindi. Tốt nghiệp về nước, không gặp thời, nên phụ bán hàng xén cho mẹ vợ ở chợ Đồng Xuân để chờ thời. Mấy năm sau, đài truyền hình Việt Nam cần người tường thuật thể thao, môn bóng đá của Liên xô, ông Củ Sâm trúng mánh, được tuyển ngay.

Ở đài truyền hình một thời gian, nhờ có giọng đọc đặc biệt ông kiêm luôn nghề MC hướng dẫn các chương trình “Đố vui để chọc” và “Ai là triệu phú… của đảng ta” v.v…Năm 2008, Củ Sâm nhận được giải “Người dẫn chương trình (MC) Gameshow được yêu thích nhất” của đài truyền hình Việt Nam do tạp chí Truyền hình bầu chọn.

“Sự cố” đã làm cho Xuân tóc đỏ Lại Củ Sâm nổi tiếng ngang xương như sau:

Trong đêm bế mạc Liên hoan phim Quốc tế Việt Nam, chương trình đã được Cục Điện ảnh, Đài Truyền hình Việt nam, công ty BDH kiểm duyệt khá kỹ lưỡng. Phụ trách chương trình gồm ba người: Lại văn Sâm làm MC. Cô Ngô Mỹ Uyên và “một người lấy chồng người ngoại quốc đã ở nước ngoài 20 năm” (lời ông Lê Ngọc Minh BTC) làm phiên dịch tiếng Anh.

Đến tiết mục nam diễn viên Hồng Kông Ngô Ngạn Tổ lên sân khấu ra mắt khán giả thì đột nhiên muốn phát biểu vài câu. (phần này không có trong kịch bản). Khi anh nói dứt câu thứ nhất, hai phiên dịch viên chưa kịp mở mồm, Lại văn Sâm tuy là MC nhưng cướp luôn sân khấu, ứng khẩu theo tiếng Hindi học ở Nga, dịch bựa theo bài bản 20 năm nay, dù Tây, Mỹ, Ma Rốc… có nói gì gì cũng cứ “y như rứa” mà xổ, không cần nhập nhĩ gì với lời phát biểu của đương sự và khỏi có “ke” là khán giả có biết ngoại ngữ hay không.

Cái “sự cố” hài kịch dở khóc, dở cười này kéo dài hơn 5 phút khiến cho khán giả bất ngờ, ngỡ ngàng muốn đứng tim.

Mặc cho Ngô Ngạn Tổ nói gà, ông Củ Sâm cứ phiên dịch ra là vịt.

Cứ thế MC Củ Sâm xâm mình… tới luôn bác tài cho đến khi Ngô Ngạn Tổ dứt ở câu thứ ba. Tưởng đâu đã thoát nạn, ai dè thằng cha Ngô Ngạn Tổ chơi khăm cú tổ trác, lại muốn nói thêm câu chót: Last one. Củ Sâm càng muốn chứng tỏ trình độ tiếng Anh của mình cũng “hết sảy giò gà” nên chặn họng Ngô Ngạn Tổ: Ô kê! Ô kê! Bờ lít! Du quan câm! Câm!

Ngô Ngạn Tổ: I just want to say that I wish the best of luck for the future of the VietNam international film festival and I hope I will have an opportunity to come back again, thank you.

Do không có trong giấy, Củ Sâm quýnh quáng cầu cứu đồng nghiệp: Ly ơi! Ly ơi! Người ngồi phía dưới nghe rất rõ lời kêu cứu. (Ly có lẽ là tên một phiên dịch viên nào đó)

Ly: Vâng, thưa quí vị! Anh đã chúc cho liên hoan phim một thành công tốt đẹp nhất.

Quả đúng là “Nhỏ mà không học lớn làm MC” không sai trật vào đâu được. Cũng từ đó thiên hạ gọi ông MC Lại văn Sâm thành nghệ sĩ tấu hài Lậm văn Sai. Đúng là cái tên định mệnh.

Không biết đám “nghệ sĩ hài” đông nhung nhúc ở trong nước sẽ học tập kinh nghiệm thắng lợi của đàn anh Sáu Phong, Củ Sâm để lên đường mở ra một kỷ nguyên “tấu hài” mới có kèm tính thời sự, xã hội cập nhật, tương lai sẽ ra sao. Chứ ở hải ngoại, nhiều MC kiêm tấu hài, cả ca sĩ lẫn kịch sĩ nghe tin chấn động bên tai này đã lo sốt vó sợ “nghệ sĩ nhân dân ưu tú” trong nước sẽ tràn ra, cạnh tranh dành mất chổ đứng, nhiều người đã “kính nhi viễn chi”, chuyển sang làm nghề quảng cáo thuốc “cao đơn hoàn tán” cho mấy gánh sơn đông mãi võ rồi.

Than ôi! Thời oanh liệt “tấu hài” nay còn đâu!

(NTT)


Xuất khẩu lao động (Osin và Nô lệ tình dục )
Thứ sáu, 17/12/2010,

Chỉ tiêu đề ra cho năm 2010 là phải đưa được 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng đến hết tháng 11, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) mới đưa được gần 76.000 người. Tháng cuối cùng của năm sắp kết thúc, gần như chắc chắn năm 2010 trở thành năm thứ 2 liên tiếp XKLĐ không hoàn thành kế hoạch.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản. Ảnh: K.Bình

Năm 2010: Khó về đích

Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, 11 tháng đầu năm 2010 các doanh nghiệp XKLĐ trên cả nước đã đưa được 75.850 người đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó Đài Loan (Trung Quốc) vẫn đứng đầu bảng về tiếp nhận lao động Việt Nam và số lượng này chiếm hơn 1/3 tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài.

-Tàu đài loan 1/3 của 75,850= 25,283 hầu hết là phụ nữ Osin, Nô lệ tình dục

- Malaysia với 9.479 người,

-Hàn Quốc 7.693 người,

-Nhật Bản 4.215 người,

-Lào 5.447 người,


Các tiểu vương quốc Arập thống nhất

-(UAE) 5.049 người,

-Libya 4.644 người,

-Campuchia 3.236 người,

-Arập Xêút 2.511 người…

Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ nhận định, trong năm 2010, kế hoạch đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài có khả năng sẽ không hoàn thành. Lý giải cho việc này, ông Trào cho rằng, mặc dù nền kinh tế sau khủng hoảng đang phục hồi nhưng tốc độ rất chậm, nhất là ở các nước thu hút nhiều lao động Việt Nam, khiến ngành XKLĐ trong nước gặp khó. Hiện tại ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, cắt giảm việc làm cũng ngày càng nhiều cùng với xu hướng sáp nhập các doanh nghiệp dẫn đến lao động tại các nước sở tại cũng gặp khó khăn về việc làm. Nhiều nước từng là các thị trường lớn như Hàn Quốc hay Các tiểu vương quốc Arập thống nhất cũng đã giảm bớt nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài để nhường chỗ cho lao động trong nước. “Có thể chỉ tiêu không đạt được nhưng đưa được hơn 8 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay cũng là con số đáng mừng”, ông Trào nói.

Về nguyên nhân khiến XKLĐ năm 2010 chưa thể bứt phá, ông Nguyễn Lương Trào cho rằng: Mặc dù không nước nào hạn chế nhập khẩu lao động Việt Nam nhưng đã có nhiều hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế như: không tuyển chọn một số ngành cũng như trình độ kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực phải cao hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn còn thận trọng trong việc chọn thị trường mới nên tập trung phát triển thị trường truyền thống có mức thu nhập trung bình. Hơn nữa, người lao động cũng đang khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Người lao động đăng ký đi làm việc tại Malaysia.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) lại lạc quan cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp XKLĐ đang dồn sức để hoàn thành kế hoạch năm 2010 và theo ông Quỳnh chỉ tiêu đưa 85.000 người đi làm việc ở nước ngoài năm nay có thể hoàn thành. Hai thị trường đang tăng tốc, tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam hiện nay là Hàn Quốc và Malaysia. Hiện thị trường Malaysia đang “ấm” trở lại với mức lương cao và điều kiện làm việc tốt hơn. Còn thị trường Hàn Quốc chủ yếu vẫn trong xu hướng lựa chọn lao động Việt Nam với tỷ lệ cao. Hiện Bộ LĐTB-XH đã có phương án đẩy nhanh các thủ tục xuất cảnh để người lao động không phải chờ đợi lâu.

Kỳ vọng năm 2011

Mặc dù còn nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới phục hồi chậm nhưng theo ông Quỳnh, năm 2011 ngoài các thị trường truyền thống thì một số thị trường được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh như Đông Âu (Ba Lan, Belarus), thị trường Trung Đông và châu Phi (Israel, Libya, Angola). Thị trường châu Á trở thành “tâm điểm” mới và Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Hàn Quốc sẽ thu hút nhiều lao động Việt Nam.

Theo ông Quỳnh, hiện Malaysia vẫn là thị trường có khả năng tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Để đẩy mạnh số lượng lao động đưa sang làm việc tại Malaysia cần phải làm tốt công tác thẩm định các hợp đồng tốt, ổn định, ít rủi ro, hướng dẫn các doanh nghiệp ký kết, triển khai đưa lao động đi. Hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chính quyền, đoàn thể ở địa phương tổ chức tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc tại Malaysia. Cung cấp cho người lao động thông tin đầy đủ, khách quan về thị trường để người lao động đăng ký đi làm việc tại Malaysia. Đặc biệt, theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, bảo đảm quyền lợi của người lao động, không để các vụ việc kéo dài tạo tâm lý không tốt cho người lao động và dư luận. Bên cạnh đó, Trung Đông là thị trường trọng điểm đưa lao động đi trong những năm tới. Để đưa được nhiều lao động sang Trung Đông, cần mở rộng công tác hỗ trợ đào tạo các nghề có nhu cầu cao tại thị trường như nghề hàn, các nghề xây dựng, cơ khí, dịch vụ… Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) hiện đang dẫn đầu về tiếp nhận lao động Việt Nam và sắp tới đây vẫn là thị trường hấp dẫn. Libya hiện nay đang có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc để tái thiết đất nước sau thời gian dài bị cấm vận cũng là cơ hội cho lao động Việt Nam.

Một trong những thị trường hấp dẫn lao động Việt Nam nhất kinh tế đang hồi phục nhanh và có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài là Hàn Quốc. Theo ông Kim Do Hoon, cố vấn đầu tư và xúc tiến thương mại, Phòng Xúc tiến thương mại đầu tư Hàn Quốc, trong năm 2011, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần tuyển trên 100.000 lao động phổ thông, tập trung vào các lĩnh vực chế tạo, sản xuất, điện tử, may mặc. Trong khi đó, trong năm 2010 đã có hơn 30.000 lao động Việt Nam hoàn tất kiểm tra sức khỏe và tiếng Hàn chờ sang làm việc tại Hàn Quốc. “Với nhiều tín hiệu vui từ các thị trường lao động các nước, hy vọng tình hình XKLĐ nước ta sẽ khởi sắc trong năm 2011. Chỉ tiêu đặt ra cho năm 2011 là đưa 87.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng chúng tôi hy vọng là sẽ vượt chỉ tiêu này” – ông Quỳnh bày tỏ.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------