Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Monday, April 19, 2010

NB Việt Thường:VN có còn CS hay là Tu Ban roi???
















NB Việt Thường:VN có còn CS hay là Tu Ban roi?!?!


audio lưu trữ :
http://blip.tv/file/get/Kynguyen2000-NBVitThngVNCoConCSHayLaTuBanRoi873.wmv

px


Bình Luận:
1- Hiện nay Việt Nam có còn Cộng Sản hay đã là Tư Bản rồi
2-Đảng "hóa" Chính Phủ
3- Lịch sử Quân Đooji việt gian Cộng Sản là lịch sử tội ác.
4- Xã Hội Dân Sự là gi?



Cướp đất Dân Oan để làm sân GOLF cho đảng viên CS học "lượm banh"
Dân Oan vào nghĩa địa sống chung với người chết.

Vietnam Golf and  Country Club's East Course
The Vietnam Golf and Country Club's East Course was designed by Lee Trevino.

Một lỗ golf nhìn từ trên cao
3. Sân golf:
Sân golf được thiết kế bởi Công ty Golf Plan, một trong những công ty thiết kế sân golf hàng đầu của Mỹ.
Cỏ sân golf là các giống cỏ Paspalum chuyên dùng cho sân golf loại mới nhất, đẹp nhất trên thế giới được nhập từ các quốc gia chuyên xuất khẩu cỏ giống cho sân golf. Với các loại cỏ này, các đường golf sẽ rất đẹp, tạo độ chính xác cao. Với các thảm cỏ xanh mướt, những đường golf uốn lượn quanh co huyền ảo xuyên qua những hàng cọ, hồ nhân tạo và những thác nước, núi non xinh đẹp tạo nên cảnh quan và khí hậu tuyệt vời cho những người chơi golf và cư dân trong sân golf.
Sân golf tiêu chuẩn 72 gậy cho 18 đường golf mang đến cho người chơi golf chuyên nghiệp cũng như người mới tập chơi golf những thử thách thật ly kỳ và hấp dẫn.















Xóm nghĩa địa và giấc mơ xa xỉ giữa thành phố

- Những ngôi mộ nằm san sát, nhà không số, không điện, không nước. "Xóm nghĩa địa” bên bờ kênh Rạch Lào (khu phố 4, phường 15, Q.8) như một mảng chìm phía tây nam TP Sài gòn

Cơn mưa chiều trái mùa khiến “xóm nghĩa địa” vốn heo hút giờ gần như cô lập với thế giới bên ngoài bởi con đường độc nhất sình lầy, nhớp nhúa. Tên gọi “xóm nghĩa địa” ám ảnh vào suy nghĩ của cả những người khách mới chỉ đặt chân đến lần đầu.
Xóm nghĩa địa “3 không”
Bước vào "xóm nghĩa địa”, trước mắt chúng tôi là những ngôi mộ nối dài, bao quanh những căn nhà lụp xụp. Sinh hoạt của người dân từ ăn uống, nghỉ ngơi đều quẩn quanh bên những nấm mộ.
Vào những ngày nắng, quần áo được phơi trên những sợi dây nối từ hai ngôi mộ. Những ngôi mộ trước nhà được dùng luôn làm chỗ ngồi để trò chuyện, hóng mát... Lâu lâu, lại có một vài đứa trẻ chạy nhảy, đùa giỡn xung quanh. Dường như chẳng ai sợ hãi.
Bên ngoài "xóm nghĩa địa" là túp lều lụp xụp của chị Nguyễn Thị Bé. Nhà chị nằm biệt lập với những nhà khác trong xóm. Những tấm bạt cũ được chủ nhà chắp vá qua loa để làm mái che, trong khi còn bốn bên vẫn trống không vì thiếu bạt. “Những ngày mưa, con cái tôi phải chui xuống gầm giường cho khỏi ướt”, chị Bé nói.

Trẻ em xóm nghĩa địa thường chỉ học hết lớp 1 đã đi bán vé số. Ảnh: H.S
Xung quanh túp lều nhà chị có tới 6 ngôi mộ khác, bia đá cũ kĩ, rêu phủ kín. Đứa con gái 9 tuổi của chị vẫn thường bế em ra nghịch đất mỗi buổi chiều. Hai đứa nhỏ lem luốc, ngơ ngác nhìn chúng tôi ngồi trò chuyện cùng mẹ chúng.
Chồng đi phụ hồ một tháng mới về một lần, chị Bé đi bán vé số, kiếm từng đồng chạy ăn cho 2 đứa nhỏ. Ngày nào không có lời, chị nuốt nước mắt để 2 con nhịn đói.
Cách đó không xa là ngôi nhà ọp ẹp, dột nát của vợ chồng ông Nguyễn Văn Xoài (72 tuổi) và bà Nguyễn Phước Mộng Lan (59 tuổi). Trước cửa nhà có tới 3 ngôi mộ án ngữ. Vừa bước vào nhà đã nghe mùi ẩm mốc từ nền nhà gồ ghề, ẩm ướt.

Những ngôi mộ lẫn lộn với vật dụng gia đình. Ảnh: H.S
Vợ chồng ông Xoài gắn bó với xóm nghĩa địa đã 9 năm. Trước đây, 2 vợ chồng kiếm sống bằng nghề rút chỉ bao bố. Năm 2000, mắt ông Xoài bắt đầu bị mờ, do không có tiền chữa bệnh nên chẳng bao lâu sau, ông bị mù cả 2 mắt. Cuộc sống hiện tại chỉ trông vào những đồng tiền ít ỏi mà bà Lan bán vé số mang về.
Những gia đình còn lại trong xóm nghĩa địa cũng chẳng khá hơn là mấy. Hầu hết phụ nữ đi bán vé số, đàn ông bốc vác, phụ hồ... nhưng thu nhập ít ỏi, bữa đói, bữa no.
Cảnh nghèo đói bám riết vào cuộc sống xóm nghĩa địa, thiếu thốn hiện rõ trong sinh hoạt thường ngày. Không số nhà, không điện, không nước máy… Phía sau cái “3 không” nghiệt ngã đó là nối tiếp những thế hệ trẻ thơ chập chững lớn lên, chơi đùa quanh những ngôi mộ cũ.
Sự học là... xa xỉ
Những nấm mộ trước nhà luôn thừa chỗ để trẻ con ở xóm nghịch cát, nhưng cái chữ đối với chúng luôn thiếu thốn như những mặt hàng xa xỉ. Không đứa nào được học hành đến nơi đến chốn. Khoảng 6-7 tuổi, những đứa nhỏ theo chân đứa lớn đi bán vé số khắp các ngóc ngách trong thành phố.
“Ở đây đứa nào cũng học đến lớp 1- 2 rồi nghỉ vì không có tiền, học nhiều lắm cũng chỉ đến lớp 6. Hai đứa con tôi học hết lớp 1 tôi phải cho chúng nghỉ bán vé số kiếm tiền phụ chạy ăn. Tiền ăn còn không có lấy đâu cho tụi nó học”, chị Tâm nói.
Cũng chính vì thế, không ít trẻ em xóm nghĩa địa đã bị đưa đẩy vào con đường phạm tội. Người dân ở đây còn nhớ như in câu chuyện đau lòng của gia đình em Nguyễn Văn Định. Tháng 8/2008, bố mẹ mới bị bắt vì buôn bán ma túy, Định bơ vơ, không người chăm sóc, dạy bảo. Sau vài bữa xin ăn những nhà nghèo trong xóm, em cũng phải đi làm phụ hồ để kiếm cơm qua ngày. Nhưng không đủ sức làm việc nặng của người lớn, sau 2 ngày em bị đuổi.
Những ngày cùng quẫn ấy khiến em bị kẻ xấu rủ rê trở thành một “ăng ten” chuyên đưa heroin giao cho con nghiện trên đường Lương Văn Can. Cho đến ngày bị bắt, Định chưa đầy 15 tuổi.

Tắm, gội đầu bên những ngôi mộ là cảnh thường thấy ở "xóm nghĩa địa". Ảnh: H.S
Chị Trần Thị Mỹ Hạnh - tổ trưởng tổ 38 - tâm sự: “Ở xóm nghĩa địa này, hầu hết trẻ em phải bỏ học phụ giúp gia đình kiếm sống. Tổ và phường đến vận động cho các em học ở các lớp học tình thương vào ban đêm, nhưng học được mấy hôm, các em lại bỏ vì quá mệt”.
Một cán bộ chính quyền địa phương cho biết, xóm nghĩa địa sẽ được giải tỏa trong vài năm tới, họ sẽ khuyến khích, vận động người dân trở về quê. Cách làm đó không ai biết bao giờ thực hiện, và kết quả ra sao. Chỉ biết rằng, một ngày xóm nghĩa địa còn, những thế hệ trẻ thơ thất học lại càng nhiều hơn.
Chiều, những đứa trẻ bán vé số trở về. Chúng khoe nhau hôm nay ai bán được nhiều hơn, rồi rảo nhanh về những túp lều của gia đình để kiếm vội bữa cơm đạm bạc để ngay mai lại tiếp tục ngụp lặn kiếm tiền.


“Xóm nghĩa địa”

- Ngay cả người dân sống lâu năm ở đây cũng không biết chính xác cái “xóm nghĩa địa” nằm bên dòng kênh Rạch Lào, khu phố 4, phường 15, quận 8, TP.Sài gòn có tự khi nào. Chỉ biết “xóm nghĩa địa” kỳ lạ này tồn tại ngay giữa trung tâm TP.Sài gòn đã mấy chục năm nay. Mặc cho xung quanh nhiều cao ốc chọc trời mọc lên cùng những con phố sầm uất, nhộn nhịp thì khu dân cư sống chen lẫn với nghĩa địa này vẫn cứ tồn tại.

Một góc “xóm nghĩa địa” - Ảnh: Đình Dân

Mộ quanh nhà, mộ trước cửa, mộ trên thềm, mộ cả dưới nền là cảm giác ớn lạnh mỗi khi ai có dịp ghé thăm xóm ngụ cư này.

Họ đều là dân nhập cư từ các địa phương khác. Lịch sử của họ từng lang bạt làm ăn nhiều nơi nhưng đều khổ cực, không một tấc đất cắm dùi. Trong vòng khoảng chừng 300m2 đất nghĩa địa bao bọc xung quanh là trên 200 con người chen lấn tù túng nghèo khó quanh năm.

Sân chơi cho cả xóm ấy là bãi nghĩa địa với hàng chục ngôi mộ. Ở nơi này hình như sống lâu thành quen nên chẳng ai sợ hãi. Họ ngồi lên mồ mả đánh bài, uống rượu, hát hò, chơi đùa. Lũ trẻ con thì chạy nhảy thượng cẳng chân, tè lên cả những ngôi mộ một cách tự nhiên. Không biết bao nhiêu dây mắc quần áo được phơi từ ngôi mộ này qua ngôi mộ khác.

Nhìn bãi nghĩa địa xen lẫn những túp lều, chẳng biết đâu là lều, đâu là mả. Bao nhiêu thứ rác rưởi ô uế ngổn ngang khắp mọi nơi.

Gắn chặt với nấm mồ

Ló đầu ra từ đám bụi dày đặc của những chiếc bao ximăng, bà Đinh Thị Lùn, người trong xóm quen gọi là bà Tư, vừa ho sù sụ vừa nói: “Có ai muốn sống trên đất người chết đâu! Cùng đường lắm mới phải vào đây ăn ở chung với những nấm mồ mả. Chắc kiếp trước có nợ nần gì nên kiếp này mình phải làm bạn với những người đã khuất...”.

Bà Tư năm nay 70 tuổi, sống ở khu nghĩa địa này từ năm 1974 tới nay. Đã 35 năm trôi qua mà bà vẫn nhớ rất rõ ký ức của những ngày mới vào đây sống: “Hồi đó nhà tui ở sát khu nghĩa địa này, tui bị bệnh viêm xoang nặng, nhà thì nghèo, tiền thuốc men trở thành gánh nặng. Túng quẫn quá, tui và chồng bàn nhau bán nhà vào dựng lều sống trong nghĩa địa này. Ngày mới đến khu này chỉ có mồ mả, cỏ dại, rắn rít”.

Bà Tư không thể nhớ nổi mình có bao nhiêu người cháu, người chắt đang sống ở khu nghĩa địa này. Bà chỉ biết mình có cả thảy tám người con (sáu gái, hai trai). Đứa con trai út vừa chết cách đây ba tháng vì bệnh lao nặng do nhiễm nguồn nước giếng đào cạnh mả.

Đối diện nhà bà Tư là nhà ông Cao Văn Phấn, cũng là một cư dân lâu năm của “phố” mồ mả này. Năm nay đã 90 tuổi, ông Phấn là người cao tuổi nhất trong khu dân cư nghĩa địa. Ông đến “xóm nghĩa địa” này vào năm 1995, trước đó ông sống trong một xóm lao động nghèo ở quận 4 toàn dân nghiện hút, xì ke nên ông và gia đình đành dắt nhau qua đây. Ông không phải tốn tiền mua đất, mua nhà, chỉ trả mấy trăm ngàn đồng và một chầu nhậu để “chia” lại một khoảnh đất mả với cư dân cũ rồi cất cái chòi mà ở, gắn chặt đời mình với những nấm mồ.

Ông Phấn nói dân ở khu “phố nghĩa địa” này ăn ở, sinh sống, mưu sinh ngay trên mả rồi chết cũng ngay tại mả. Sống ở nghĩa địa, đối diện với ô nhiễm hằng ngày nên tuổi thọ cư dân ở đây vô cùng ngắn ngủi.

Ông Phấn có tới chín người con, hai người con trai đầu của ông một chết vào năm 1997, một chết năm 2004. Cả hai người con ông đều chết vì căn bệnh lao phổi do nhiễm bệnh từ nguồn nước nghĩa địa.

Hằng ngày ông đi bán vé số dạo quanh các con đường ở quận 8. Ban đêm thì trở về thả mình trên chiếc phản gỗ mục nát đặt cạnh một nấm mồ hoang trong căn lều chỉ vài mét vuông, là nơi cư ngụ của gần chục người gồm ông và vợ chồng, con cái của người con trai út. Căn lều ông ở được dựng nên bởi những tấm tôn hoen gỉ mà ông và người con trai thu lượm được. Nền nhà lỗ chỗ sau những lần đắp vá vì đất lún, có chỗ còn lún nhão nhoét, ướt át và được bao quanh bởi 6, 7 ngôi mộ san sát nhau.

Những đứa trẻ trong “xóm nghĩa địa” - Ảnh: Ngọc Lan

Xóm nhiều “không”

Ở xóm này có rất nhiều cái “không”, đó là nhà không số, chủ không tên, trẻ con không khai sinh, không học hành, không được quan tâm. Người lớn không có việc làm, không hiểu biết, không có đám cưới và không có nước dùng cho sinh hoạt... Không có nước nên họ phải đi mua lại những người xung quanh với giá 10.000 đồng/m3.

Cái thiếu nhất với xóm nghèo này là việc làm, ai cũng muốn có một công việc ổn định kiếm cơm qua ngày vậy mà rất khó. Đa số phụ nữ đi bán vé số, đàn ông đi phụ hồ, bốc vác nhưng bữa có bữa không. Thanh niên lại càng chẳng biết làm gì. Ngày kiếm được việc thì chớ, không thì kiếm chai rượu, mấy quả ổi xanh, mớ ốc ngồi trên mộ nhâm nhi. Và từ đây sinh ra nhiều chuyện không hay.

Ở đây mười mấy năm qua không có đám cưới. Các bạn trẻ đến với nhau bằng tình cảm thắm thiết chứ chẳng có lấy một mâm cỗ, cơi trầu. Bà Thạch Thị Hồng tủi thân: “Con gái tui lấy chồng năm ngoái. Hai đứa thương nhau rồi về với nhau chứ có cỗ chác gì, mà lấy đâu ra tiền làm cỗ. Tui thương nó lắm, nhưng chỉ biết khóc thôi”.

Những phận trẻ lụi tàn

Cả xóm hầu hết trẻ con đều thất học, chủ yếu học lớp 1 lớp 2 rồi nghỉ vì không tiền. Hiếm lắm mới có em học tới lớp 6 lớp 7 như Trần Thị Mỹ Luông nhưng cũng có nguy cơ bỏ học vì nhà quá nghèo. Bà Nguyễn Thị Thu Ba - mẹ Luông - cho biết: “Tôi đi bán vé số từ tờ mờ sáng tới tối mịt mới về, mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn đong gạo để mẹ con ăn qua ngày. Tằn tiện chắt chiu từng đồng một nuôi nó đến giờ thì kiệt sức rồi. Học xong năm nay chắc phải bỏ vì tiền học nhiều quá”.

Ba chị em Võ Ngọc Hân 11 tuổi, Võ Trùng Dương 7 tuổi, Võ Minh Thư 6 tuổi - con vợ chồng anh Võ Hồng Dũng và chị Võ Minh Hạnh - đứa nào cũng nửa chữ bẻ đôi không biết. Anh Dũng quần quật suốt ngày làm thuê khắp nơi, không kể đêm khuya hay trời mưa nắng. Còn chị Hạnh mỗi ngày cuốc bộ hàng chục cây số bán vé số kiếm tiền nuôi con. Bé Hân tủi thân vì mỗi khi ra ngoài đường lớn thấy các bạn được tung tăng đi học mà không phải lo nghĩ gì, còn ba chị em phải quanh quất trong căn chòi lụp xụp, đi ra gặp mả đi vào đụng tôn.

Còn Ngô Hoàng Sang 15 tuổi, ngày đi lượm ve chai phụ mẹ. Mẹ em bán vé số. Thấy chúng tôi chụp hình, em nói: “Nhiều đứa nghèo như cháu lên tivi rồi được giúp đỡ, đi học phải không chú?”.

Mẹ Sang nghe thế liền mắng té tát: “Học hành cái gì chứ. Cơm chưa có mà ăn nữa là học. Ngày hôm ni mày lượm được mấy ngàn đồng?...”.

Những đứa trẻ ở xóm này nhiều em không có giấy khai sinh như ba chị em nhà Võ Ngọc Hân. Chúng sinh ra đều có giấy chứng sinh của bệnh viện, tuy nhiên do cha mẹ chúng không có hộ khẩu nên không thể nào làm khai sinh cho chúng được.

Chị Trần Thị Mỹ Hạnh - tổ trưởng tổ 38 - tâm sự: “Cái xóm này ai cũng thương các em lắm. Nhà các em đứa nào cũng nghèo nên phải bỏ học phụ giúp gia đình kiếm sống. Tổ và phường đến vận động cho các em học lớp ban đêm, nhưng học được mấy hôm các em lại bỏ”. Liệu với hoàn cảnh túng quẫn như gia đình các em thì chúng có đủ sức theo những lớp đó không? Bao nhiêu mặc cảm, bao nhiêu áp lực đè lên cái đầu nhỏ bé của chúng.

Một chuyện thật đau lòng đã xảy ra với cậu bé Nguyễn Văn Định 15 tuổi: hồi tháng 8-2008, khi bố mẹ mới bị bắt vì buôn bán ma túy, em phải sống một mình. Không có gì ăn uống em phải làm thuê làm mướn. Người hàng xóm trong nghĩa địa xin cho đi làm phụ hồ để kiếm cơm qua ngày, làm được mấy hôm không đủ sức nên bỏ. Em bị kẻ xấu rủ rê đi đưa hàng trắng ở đường Lương Văn Can thì bị công an bắt...

Không biết rồi cuộc đời của những người dân nơi đây sẽ ra sao và số phận của những đứa trẻ nheo nhóc, ít được học hành nơi nghĩa địa tăm tối này sẽ trôi về đâu.


Bộ sưu tập xe xịn biển số độc

Hai chiếc Phantom mang biển 77L-7777 và 66S-6666 cùng hàng loạt Bentley, Mercedes R-class và BMW serie 7 "tứ quý", dù cơ chế cấp biển số hiện tại là bấm nút chọn ngẫu nhiên.


Chiếc Rolls-Royce Phantom được cho là "đỉnh" nhất của bà Dương Thị Bạch Diệp, TP Sài gòn . Nó sở hữu các danh hiệu xe đặt hàng chính hãng đầu tiên, mang biển đẹp nhất với 6 số "7" và một chữ L khi lộn ngược sẽ thành số "7". Hiện tại, mẫu Phantom màu bạc - xanh này vẫn là chiếc xe đắt nhất Việt Nam, giá 1,3 triệu USD tại thời điểm cập cảng ngày 29/1. Ảnh: Hồng Anh.

Chiếc Phantom biển 66S-6666 xuất hiện một cách âm thầm tại TP HCM. Chủ nhân của nó là nữ đại gia bất động sản Sài Gòn. Ảnh: Otosaigon.
Bentley Continental Flying Spur, dòng xe siêu sang được ưa chuộng nhất tại Việt Nam với biển tứ quý của Gia Lai. Ảnh: Sưu tầm.Mercedes S55

AMG biển Hà Nội. Ảnh: Sưu tầm

.

Đây được coi là biển "toàn tám" độc nhất do chữ "H" trong tiếng Anh là số "8". Mang chiếc biển này là mẫu BMW X5 nhập khẩu rất phổ biến tại Việt Nam.
Ảnh: Otosaigon.
Ngôi nhà di động" Infiniti QX56 với biển tứ quý phát của tỉnh Bình Dương.
Ảnh: Otosaigon
.


Mercedes R500 biển TP. Sài gòn

.
Biển "san bằng tất cả" trên chiếc Ferrari F430 Spider của Gia Lai.
Mercedes ML500 Bình Dương với biển "tam phát".
Bentley Continental Flying Spur biển "lộc - tài" Đồng Nai.Mẫu sedan hạng sang cao cấp Lexus LS460L với biển nối.
Dù biển không "độc" nhưng Maybach 62 này vẫn là chiếc duy nhất tại Việt Nam.

Xe của người dân nghèo

Những con xe `xịn`

Những con xe `xịn`

Những con xe `xịn`

Những con xe `xịn`

Những con xe `xịn`

Những con xe `xịn`

Những con xe `xịn`

Thân cò 76 tuổi


Hải Luận

Dưới chế độ CSVN dân nghèo không đủ sống, khổ nhất là những cụ già đơn độc, không thân nhân con cái, bửa no bửa đói thật là khốn khó thân già.
-----------------------

- Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Đoàn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày. Cụ cho biết “Nước biển cạn lúc nào là dậy đi lúc đó. Dù kiếm ăn đêm dọc bờ biển nhưng điều rất nguy hiểm là cụ không biết bơi. Cụ cho biết nhiều lần xém chết trong đêm tối.


“Con nước vừa rồi không kiếm đủ gạo, phải mượn hàng xóm 20.000 đồng đắp đổi thêm. Bây giờ phải ráng mò cua ốc kiếm tiền trả nợ, mua gạo, nếu dư dành mua hộp bánh cúng ông bà mấy ngày tết” - cụ Đoàn nói.


Cụ vừa từ dưới biển lên, người run lẩy bẩy


Chân bị miểng chai cắt máu chảy nhiều, cụ phải nhai thuốc lá đắp cầm máu


Cụ đang xem cân số ốc, sò vừa mò được

Từ 1 giờ sáng đến gần 11 giờ trưa trong bụng không có hột cơm, ngâm mình trong giá rét ... nhưng chỉ bán được 17.000 đồng. Giá trị cả ngày lam lũ chỉ thu được 10.000-20.000 đồng, gặp lúc sóng to gió lớn chỉ được 5.000-7.000 đồng.

HẢI LUẬN


Gia Đình trị việt gian Cộng Sản .... để sống trong xa hoa vương
giả. Ai chết mặc bây,


tiền tham nhũng chúng cứ vơ vét cho đầy túi tham
không đáy !



Tài Sản Nổi của "Gia Đình Trị" việt gian Nguyễn Tấn Dũng



Hình bên: Nhà thờ họ củaviệt gian Nguyễn Tấn Dũng. To, đẹp, sang trọng hơn cả đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực. “Nhà thờ họ” này đã và đang là “bia miệng” trong dân chúng Việt Nam. (Hình: Blog “Change we need”)

Từ khi CSVN bịa ra chuyện kê khai tài sản cán bộ chưa ai đề cập đến ở đâu mà việt gian Nguyễn Tấn Dũng có nhiều tài sản như nhà hàng, khách sạn, đất đai, đoàn xe taxi vài trăm chiếc, tậu đất, mua nhà, gởi nhà băng nước ngòai.

Nhưngviệt gian Nguyễn Tấn Dũng hô hào chống tham nhũng “Quyết Liệt”!??

Vậy AI … chống AI ….khi sự thật là:



Nhà riêng của việt gian Nguyễn Tấn Dũng tại Kiên Giang

Khu đất rộng hơn 3.000 m2 này tọa lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa - Rạch Gía , nguồn gốc lấy ruộng của dân với cái cớ là Quy hoạch ….thời 3 Dũng còn làm bí thư tỉnh ủy Kiên Giang , nay 3 Dũng lên chức thủ tướng được thêm nhà mới ở SàiGòn ,còn ngôi nhà này cho công ty bảo hiểm Bảo Minh thuê lại.



Cây xăng này của mẹ ruột Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (cách nhà của Ba Dũng chưa đầy 50m) ngay đầu cầu Quay - An hòa - Rạch Gía. Đây là cây xăng chỉ bán trá hình thôi chứ thực sự là nơi chứa xăng cung cấp cho Đòan xe taxi hàng trăm chiếc của Tư Thắng (em của Ba Dũng) và Ba Dũng đang ngang dọc khắp các nẻo đường Miền Tây.



Đoàn xe Taxi của tập đòan Ba Dũng + Tư Thắng có mặt khắp các tỉnh miền Nam có các tên như Gia Thảo, Phương Trinh, Hoàn Mỹ…. Đậu ngổn ngang chiếm lòng lề đường trong thành phố nhưng chẳng có anh công an giao thông nào dám đến hỏi thăm như những chiếc xe khác… Đây là những lợi thế kinh doanh “Quyền Lực“.



Những dãy nhà này của việt gian Nguyễn hữu Khai một cán bộ cao cấp trong thường vụ Tỉnh uỷ .

Ông KHAI đã dùng quyền lực tham nhũng hàng chục tỷ đồng từ các “phi vụ” mua Tàu Hải âu kê khống gía, đục khoét gian lận trong xây dựng công viên An Hòa Kiên Giang. Ông Khai đã cấu kết với nhiều cán bộ trong tỉnh ủy xẽ quãng Trường Lạc Hồng để bán nền nhà, đồng thời dùng thủ đọan chiếm đọat nhiều nền có vị trí “ngon “ như hình trên. Trong các vụ này đều có sự nhúng tay của Tư Thắng (em ruột N.T. DŨNG ). Dư luận rất phẩn nộ và trông chờ đưa vụ án này ra ánh sáng. Nhưng tất cả đã được N.T. Dũng về “dàn xếp” ổn thỏa. Thế là vụ án ông Khai bị chìm xuồng ….. Nay ông Khai đã được định cư ở Mỹ???

Bệnh viện Bình An – Rạch Gía mới được xây thêm khi đảng viên làm kinh tế tư nhân?!! Theo tin được biết từ nội bộ trong hội đồng quản trị thì có đến 80% cổ đông là cán bộ cao cấp của tỉnh Kiên Giang có phần hùn không dưới 5 tỷ đồng, như hai ông : Ba Tân 05 tỷ (Phó Chủ tịch Tỉnh ), Trần Lam 10 tỷ…. ..(Nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh )………

Đây là những cơ hội tốt cho các quan rửa tiền .



Bệnh viện có tên Bình An …nhưng người bệnh khi lọt vào đây thì không “bình an” chút nào, bởi những toa thuốc do bác sĩ của Bệnh viện này kê toa mua ở ngoài không có … chỉ có bán trước cổng bệnh viện Bình An mà thôi !!!…. Nói chung tập đòan Quan tham lập ra cái bệnh viện này để hút máu người bệnh, từ việc khám chữa bệnh cho đến việc bán thuốc …





Tòan cảnh khu Bệnh viện Bình An ( tại Rạch Gía – Kiên Giang ) .

Đây là bệnh viện 11 tầng của tư nhân “ Quan Tham” vừa được xây thêm ….

Từ khi “đảng” cho phép làm kinh tế tư nhân các quan chức việt gian của Kiên Giang đã “Rửa Tiền” bằng cách xây bệnh viện tư nhân , nhà hàng , khách sạn , Kinh doanh bất động sản, Kinh doanh công ty xe tắcxi , tàu Biển , xăng dầu ..v.v….. Tiền các quan tham như núi …….Mới đây có vài tờ báo Quốc doanh có đưa tin ông bí thư tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang là Trương quốc Tuấn tự tay ký xuất ngân quỷ nhà nước cho con mình đi học nước ngòai hơn 700triệu VNĐ ….nhưng đến nay ông ta vẩn bình an , trái lại còn được cán bộ TW giới thiệu là ứng cử viên sáng gía làm đại biểu Quốc hội khóa 12 tới !!!


Nguồn: rfvn.com

Nhà nghỉ mát của con gái việt gian Nguyễn Tấn Dũng

















SỐ PHẬN CỦA NGƯỜI THƯƠNG PHẾ BINH MIỀN NAM VIỆT NAM.

* Yoshigata Yushi *

Trong khi nhiều tờ báo lớn trên thế giới đến Việt Nam trong hai tháng 3 và 4 vừa qua để tìm hiểu và viết về những thay đổi tại Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh, thì ký giả Yoshigata Yushi của Nhật Bản, cũng đến Việt Nam nhưng với tâm tư khác. Ông đến Việt Nam để tìm hiểu điều mà Hà Nội hay nói là 'xoa dịu vết thương quá khư' trong lòng ngưới dân miền Nam. Bài viết sau đây của ông đề cập về số phận chung của những Thương Phế Binh Miền Nam.

----------------

"Hãy quên quá khứ, đoàn kết lại để xây dựng đất nước" là câu nói thường được các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lui nhắc tới kể từ khi quốc gia này áp dụng chính sách "đổi mới" vào năm 1986 dưới thời ông Nguyễn Văn Linh. Ngày 30 tháng 4 vừa qua tại Việt Nam, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cũng lập lại câu này trong những buổi lễ tổ chức mừng "Chiến thắng 30/4". Lời kêu gọi này có gì sai , mà sao người dân Việt Nam không đáp ứng, phải để cho lãnh đạo hô hào hoài suốt gần 19 năm trời.

thuongphebinh
Thương phế binh.

Bất cứ chuyện gì được coi là đúng khi lý thuyết phải phù hợp với thực tế. Lời kêu gọi phải đi đôi với việc làm còn không thì tất cả đều vô nghĩa. Kêu gọi người ta hãy quên quá khứ thì chính mình cũng phải hòa đồng, cởi mở, đối xử công bằng với tất cả mọi người chứ không được kỳ thị. Ở đây tôi muốn nói đến số phận chung của người thương binh miền Nam hiện nay vẫn còn bị chính quyền kỳ thị cho dù chiến tranh đã kết thúc đúng 30 năm. Họ đang là nạn nhân của một xã hội bị phá sản mọi thứ tại Việt Nam và đang cần, rất cần sự giúp đỡ của mọi người trong chúng ta.

thuongphebinh
Thương phế binh.

Từ khi áp dụng chính sách "đổi mới", chính quyền Hà Nội đã hé cửa cho một số hội đoàn thiện nguyện (NGO) nước ngoài vào Việt Nam làm công tác từ thiện, giúp đỡ những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã được một người trong tổ chức NGO hướng dẫn đến trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật ở Cần Thơ. Tại đây tôi được gặp ông N. V. Công (73 tuổi, một thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa) khập khểnh bước đi bằng đôi nạng gỗ đã quá cũ mèm mà ông ta sử dụng từ năm 1973 đến bây giờ. Một người thương phế binh khác là ông N. C. Hùng (53 tuổi) cụt cả hai chân mà chẳng có một phương tiện nào khác để di chuyển ngoại trừ hai bàn tay. Muốn đi phải dùng hai bàn tay chống để lết. Cả ông Công và ông Hùng chẳng được một cơ quan nào của nhà nước giúp đỡ phải tự kiếm sống bằng những công việc như đan thúng, đan giỏ...

thuongphebinh
Thương phế binh.

Người nhân viên NGO này cho biết lý do tại sao tổ chức NGO của ông ta lại quyết định chọn con đường giúp đỡ những người thương binh miền Nam. Lý do Sài Gòn là nơi đầu tiên họ được đặt chân đến để hiệp tác cho chương trình xóa đói giảm nghèo mà chính quyèn Hà Nội kêu gọi. Sau khi đi tham quan nhiều nơi tại miền Nam, phái đoàn của tổ chức NGO này ra Hà Nội để tiếp tục cuộc tham quan. Tại Hà Nội và nhiều nơi khác ở miền Bắc, họ cũng được gặp nhiều thương binh bộ đội miền Bắc có người thì ngồi xe lăn. Có người thì đi bằng chân giả hay chống nạng.

thuongphebinh
Thương phế binh.

Người thương binh đã mất đi một phần thân thể của mình cho đất nước thì chính phủ ít ra phải lo cho họ có những thứ đó để giảm bớt trở ngại trong cuộc sống hàng ngày là chuyện đương nhiên. Nhìn những thương binh miền Bắc, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những thương binh miền Nam mà chúng tôi đã gặp tại Sài Gòn, hay những vùng Lục Tỉnh... là họ đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn. Đó là lý do chính để tổ chức NGO chúng tôi quyết định công việc giúp đỡ thương phế binh miền Nam. Người nhân viên NGO này còn cho biết thêm là họ được chính quyền Hà Nội chấp thuận cho làm công việc giúp đỡ này nhưng với điều kiện là phải đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Chúng tôi đã đến nhiều quốc gia làm việc thiện nguyện, nhưng chẳng có một quốc gia nào đặt ra điều kiện kỳ quái như thế, nhưng họ đành phải chấp nhận để mong sao giúp đỡ được những người cần được giúp đỡ.

Nhóm NGO này còn kể tôi nghe rằng họ đã trao tặng các trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật nhiều xe lăn, chân giả, nạng gỗ và nhiều thứ khác. Vì thấy mức độ tàn tật quá nặng của ông Hùng cần đặc biệt phải giúp đỡ nên tổ chức chúng tôi tặng riêng cho ông Hùng một chiếc xe lăn. Tặng xong, họ yên chí là từ đây ông Hùng không còn quá nhọc nhằn như trước mỗi khi muốn di chuyển vì đã có phương tiện. Tháng sau họ trở lại gặp ông Hùng thì vẫn thấy ông ta lết đi bằng hai tay. Hỏi xe lăn đâu thì ông Hùng trả lời rằng đã bị nhà cầm quyền địa phương tịch thâu vì cơ quan cho xe không qua trung gian chính phủ, bắt phải đóng tiền phạt mới được nhận xe. Mà ông Hùng lấy đâu ra tiền để đóng phạt.

thuongphebinh
Thương phế binh.

Cuối cùng họ lại phải bỏ tiền túi đóng phạt để nhận xe lăn cho ông Hùng...

Nghe xong câu chuyện về ông Hùng nói trên, tôi không thể hiểu nổi một chính quyền cứ ra rả nói về 'quên đi quá khứ' mà lại có những hành động vô nhân đạo đối với những người đã thua cuộc cách nay 30 năm. Rõ ràng là về mặt ý thức, chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt. Bởi vì nếu bảo rằng đây là hành động sai phạm có tính cách cá biệt của những quan chức chính quyền địa phương thì cũng đáng buồn cho Việt Nam vì tại đất nước này ngay đến người tàn tật, bần khốn tận cùng cũng không tránh khỏi nạn bóc lột. Tôi rất chia sẻ vì sao sau 30 năm, người Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh cho sự tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam.

* Yoshigata Yushi *

thuongphebinh
Thương phế binh.

****** .

Vân dề"quên quá khứ, hòa hợp hòa giải, hướng về tương lai"....trái banh đã và đang ở bên sân những người Cộng Sản đương quyền trong nước. Bài viết ngắn gọn, nhe nhàng, mà vô cùng thấm thía. Đoc xong ,những người mơ Hoà Hợp, Hoà Giải với CSVN nghĩ sao?

GỬI SÚNG CHO TAO


Tao cụt một chân, mất một tay
Nhưng còn một tay
Để viết thơ dùm cho thằng mù hai mắt
Nghe nói ở xứ người chúng mày "cày" như trâu
Nhưng không quên Đồng Đội
Chia đô la cho chúng tao, như chia máu ngày nào ...
Tao cũng sớt cho mấy thằng bạn: Phế Binh Việt Cộng !
Chúng cũng què đui sứt mẻ như nhau
Bởi Đảng của chúng bây giờ là lũ đầu trâu...
Có điều tao không thể hiểu
Bao nhiêu năm qua
Chúng mày cứ mãi dặn dò
Thế giới văn minh, đừng làm gì bạo động
Liệu chúng mày có thể hòa hợp được không
Với lũ kên kên, hổ báo?
Những con thú cực kỳ giàu có
Mang "thẻ đỏ, tim đen"
Nợ Nga, sợ Tầu, lạy Mỹ
Với Quan Thầy cung cúc tận tụy
Quay về đàn áp dân đen
Chúng đóng đinh Chúa Jesus lần nữa
Bịt miệng Cha, trói Phật, nhốt Sư, quản lý Chùa
Chúng tao lê lết trên thành phố Cáo Hồ
Nên biết rất rõ từng tên đại ác
Trên bàn tiệc máu xương dân tộc
Nhà hàng nào chúng cũng ăn nhậu
Bé gái nào cũng bị chúng mua trinh
Chúng ta sẽ tỉa từng thằng
Đất nước cần nhiều "quốc táng"
Bớt được mạng thằng Cộng Sản nào
Thì địa ngục xã hội chủ nghĩa này
Còn có chút sáng láng hơn
Hãy gửi tiền cho những nhà tu
Để họ mở cửa nhà tù
Còn chúng tao là chiến sĩ
Hãy gửi về cho chúng tao vũ khí
Thằng cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm cò
Thằng còn chân sẽ cõng thằng què quặt
Trận chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh


Nguyễn Cung Thương
Người Lính VNCH
Sài Gòn - Việt Nam

Monday, December 8, 2008

Tâm thư của một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa


    Việt Nam ngày... tháng... năm...

    Các Anh kính quý,
Thật tình tôi không biết phải xưng hô với các Anh thế nào cho phải đạo, bởi lẽ dù sao đi nữa, các Anh cũng đã có một thời là thượng cấp, là cấp chỉ huy của chúng tôi. Giờ đây, cho dù thời gian có vô tình lặng lẽ đi qua hơn 33 năm, trong lòng chúng tôi vẫn khắc ghi hằng khối những kỷ niệm của một thời binh lửa, thời mà chúng tôi và các Anh còn xông pha giữa lằn tên mũi đạn, thời mà chúng ta còn được vinh dự cầm súng bảo vệ quê hương.

Những trận chiến càng về cuối của năm 1975 càng khốc liệt, người lính chiến chúng tôi đã không nao núng, không rời hàng ngũ mà càng sát cánh hơn với các Anh, không màng nguy hiểm, không sợ cái chết lúc nào cũng sẵn sàng đến với người lính trong thời lửa đạn. Quả tình lúc ấy trong lòng chúng tôi khâm phục các Anh nhiều lắm, các Anh là những người có học thức, được huấn luyện những kiến thức quân sự để trở thành những sĩ quan chỉ huy chiến trường, chỉ huy chúng tôi. Lòng dũng cảm cùng với kiến thức của các Anh đã phát sinh từ trong thâm tâm của chúng tôi một thứ tình đồng đội tình thầy trò trong thời chinh chiến, mặc dù kỷ luật quân đội đã bắt buộc chúng tôi luôn luôn chỉ biết tuân lệnh của các Anh, nhưng trong lòng chúng tôi không hề than oán mà còn cảm thấy thật vui mỗi khi thực hiện được một việc gì cho đơn vị, hay nói đúng hơn là cho các Anh. Chúng tôi là những người lính trơn ít học, nên với những suy nghĩ thật đơn giản lúc bấy giờ: Làm vui lòng các Anh chính là chúng tôi đã làm tròn nợ nước, nhiều lúc tuân hành và thực hiện mệnh lệnh xung phong vào mục tiêu, ôm súng băng mình qua tuyến, chúng tôi chỉ với hai điều tâm niệm: Thắng trận nầy thật nhanh và bảo vệ cho bằng được ... các Anh.

Chúng tôi ít học chưa có ý niệm về quê hương dân tộc, chúng tôi thật tình lúc bấy giờ cũng chưa hiểu được thế nào là lòng yêu nước. Chính các Anh đã dạy cho chúng tôi những điều trọng đại ấy và với đầu óc của chúng tôi, chúng tôi chỉ hiểu nôm na: Bổn phận chúng tôi là những thanh niên Việt Nam, chúng tôi phải cầm súng bảo vệ Tổ Quốc, chấp nhận tất cả những hy sinh gian khổ cùng những hiểm nguy mà chiến trường đã dành riêng cho người lính. Và ... chúng tôi đã cảm thấy vô cùng hãnh diện với việc làm của mình. Cũng chính vì thế, chúng tôi đã lăn xả vào trận địa để trong mặt trận cuối cùng, chính tôi đã để lại chiến trường một phần thân thể. Không kịp nói lên một lời từ giã các Anh khi trực thăng bốc vội tôi về Quân Y viện. Sáu tháng dài ở bệnh viện đủ cho tôi lấy lại được chút hơi tàn mà đủ sức chống nạng khi di chuyển. Tôi rời khỏi quân đội trong một nỗi buồn không tả được, cuộc chiến đã đến giai đoạn sau cùng và tôi vẫn theo dõi tin tức của Miền Nam, nhất là bước tiến quân của đơn vị cũ của mình.

Ngày Miền Nam hoàn toàn sụp đổ làm tôi chết lặng người, bạn bè đồng đội tôi sẽ ra sao? và nhất là các Anh - những cấp chỉ huy của tôi sẽ ra sao?

Mặc dù đã bị cắt phần tiền thương tật, “học tập” ở xã hết 1 tuần, tôi đã phải bán đi cái radio yêu quý đã theo tôi suốt đoạn đường chinh chiến để lấy tiền tìm đến nhà của các Anh mà hỏi thăm tin tức. Chị nhà cho hay Anh đã bị tập trung “cải tạo”. Tôi buồn quá lủi thủi về nhà, lòng vẫn luôn luôn van vái những an lành sẽ đến với các Anh.

Bạn bè đồng ngũ về quê tôi khá đông nhưng không có công việc làm nên càng bi thảm hơn. Thằng vá xe đạp ở cuối phố, thằng khuân vác, thằng chạy xe ôm, chúng tôi không từ chối bất cứ một việc làm gì để kiếm được chút đỉnh tiền vừa để tạm sinh sống no đói qua ngày vừa gom góp lại được vài mươi đồng nhờ Chị nhà có đi thăm nuôi thì mua một ít thức ăn và đồ dùng cần thiết gởi đến Anh. Chúng tôi dù trong nhọc nhằn vẫn thường hay nhắc đến các Anh, ở trong tù dù buồn nhưng nhận được quà của chúng tôi chắc các Anh cũng vui được phần nào vì nghĩ rằng mấy thằng em vẫn còn nhớ đến ông thầy xưa.

Đó ! Chúng tôi chắc chiu những tình cảm trân quý, thủy chung gởi đến các Anh, mỏi mong các Anh một ngày nào đó được tự do mà tính chuyện quang phục lại quê hương mình. Thằng thượng úy trưởng Công an phường lợi dụng việc cấp giấy phép đi thăm nuôi đã hãm hiếp bà Trung Úy Phúc, sự nhục nhã nầy đã khiến Bà Trung Úy Phúc phải treo cổ tự tử. Tôi nghĩ từ trong tù các Anh buồn và hận lắm.

Ngày Anh được ra tù chắc Anh còn nhớ chứ? Chúng tôi đã đón mừng các Anh như đơn vị của mình được tái lập, bao nhiêu vui mừng không kể xiết, mừng đến rơi lệ, mừng vui khi nỗi mong mỏi rửa nhục của chúng ta đã được gần kề.

Rồi các Anh được sang Hoa Kỳ, niềm vui thật sự càng nhân lên gấp bội, ngày chia tay rượu hồng đã pha nước mắt, tiễn các Anh đi mà lòng thầm mong đợi một ngày về trong danh dự của các Anh.

Chúng tôi - những người lính QLVNCH vẫn ấp ủ một niềm tin tưởng vào các Anh như ngày xưa. Sự ra đi của các Anh là điều kiện thuận lợi cho công cuộc đấu tranh với bọn Cộng sản vô thần đang thống trị quê hương.

Các Anh a. ! Bây giờ thì buồn quá ! Các Anh - những sĩ quan hào hùng của QLVNCH ngày nào, những người Anh của chúng tôi, những Đại bàng, những Bắc Đẩu, Hắc Báo của một thời oanh liệt, một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường, các Anh đã có một thời vinh quang và một thời nhục nhã, giờ đây sau hơn 33 năm lặng lẽ, các Anh cũng bị nhòa đi hình ảnh của ngày xưa? Các Anh đã quên rồi sao? Quên rồi những chiến sĩ thuộc cấp của các Anh đã nằm xuống vĩnh viễn trên đất Mẹ thiêng liêng, quên đi những đồng đội còn sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lây lất ở đầu đường xó chợ.

Xin cảm ơn các Anh về những đồng Dollars mà các Anh đã gởi về cho chúng tôi trong chương trình giúp đỡ thương phế binh QLVNCH. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên đi nỗi nhục mất nước. Chúng tôi cần ở các Anh những chuyện khác, các Anh có thấu hiểu cho chúng tôi hay không?

Tôi đã hiểu vì sao thằng khuân vác ở xóm trên, thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạng đi bán vé số ở cạnh nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt Kiều. Họ là những người lính năm xưa, họ đã từng tuân hành lệnh của Đại bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận mạc, họ đã từng chắt chiu từng đồng bạc nghĩa tình chung thủy gởi vào tận chốn tù đày cho các Anh, họ đã từng uống với các Anh chung rượu ân tình ngày đưa tiễn các Anh lên Phi cơ về vùng đất mới, họ đã từng nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng trong ngày về vinh quang của QLVNCH. Nhưng chính các Anh đã làm họ oán ghét, oán ghét đến độ khinh bỉ khi các Anh áo gấm về làng, chễm chệ ngồi dựa ngữa ở nhà hàng khách sạn 5 sao, tung tiền ra để chứng tỏ mình là một "Việt Kiều yêu nước” là "Khúc ruột xa ngàn dặm" về thăm "quê hương là chùm khế ngọt". Thậm chí có những Anh còn đú đởn với những đóa hoa biết nói biết cười tuổi đáng con hoặc đáng cháu nội cháu ngoại mình.

Các Anh có biết không? Từ trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính của QLVNCH đang lê lết ở ngoài cửa các nhà hàng mà các Anh đang ăn uống vui chơi, đang nhìn các Anh với một ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội bạc, là sự phản bội. Không biết khi tôi kết tội các Anh là phản bội có quá đáng hay không, nhưng các Anh tự suy nghĩ một chút sẽ hiểu rõ hơn chúng tôi.

Tôi không tin là tất cả các Anh đã biến thái thành những tên Việt gian, nhưng sự trở về như các Anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đã phản bội lại Tổ quốc và rõ ràng nhất các Anh đã phản bội lại chúng tôi. Các Anh chống Cộng mà cứ về Việt Nam hà rằm thì còn chống Cộng gì nữa? Ôi ! không lẽ nỗi nhục nầy đời ta không rửa được?

Các Anh kính quý,

Chúng tôi là những người lính năm xưa của các Anh đây. Toàn thể quân nhân và đồng bào đang tin tưởng vào các Anh. Tin tưởng một ngày về rửa nhục, để Mẹ Việt Nam không còn cất lên tiếng than ai oán, để chúng ta cùng nhau trở lại kiếp làm người, chấm dứt đêm trường u tối đã phủ trùm lên Tổ quốc hơn 33 năm dài.

Người lính chỉ biết tuân hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy, nhưng qua bức thư góp ý nầy, mong các Anh thứ lỗi cho những suy nghĩ của chúng tôi.

Các Anh, cho dù đã chậm, nhưng chúng tôi vẫn mong mỏi các Anh ở một ngày về.

Trân trọng,

Nhân Trần



Trong hình có ghi tên ông. Ông tên là Thìn, Nguyễn Văn Thìn. Năm sinh được ghi là 1952. Hàng chữ phía dưới cho biết ông là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Đơn vị cuối của ông là Trung Đoàn 49, Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Cấp bậc của của ông là Trung Sĩ Nhất. Ông sinh năm 1952, tuổi Thìn nên tên cũng là Thìn. Ông không còn chân tay. Từ 30 năm nay, ông không có chân, cũng không có tay.”

Cuộc chiến tàn ba mươi năm lẻ
Chẳng còn gì ngoài những thương binh
Lê la kiếp sống theo hè phố
Tìm chiếc lon nhôm, vỏ đạn thừa
Sáng bươi đống rác tìm bao bị
Trưa bày thuốc lá bán hàng rong
Khuya… sớm… chiều hôm vất vả đời
Lang thang từ bến cảng bến xe
Việc gì làm được không buông bỏ
Giúp con, giúp vợ đở tủi buồn
Ôi ! xưa chinh chiến tay cầm súng
Nay gọi thanh bình mất chân tay
Chân tay để lại ngoài trận chiến
Lấy máu, lấy xương giữ nước nhà
Hy sinh tất cả cho tổ quốc
Để được gì… tàn tạ tấm thân
Gia đình đói khổ theo năm tháng
Con thơ nheo nhóc chiến cuộc tàn
Chiến tích phế binh đeo theo mãi
Chướng mắt… dị nhân giữa chợ đời
Ngày xưa vì nước… vợ nuôi con
Ngày nay vất vả để nuôi chồng
Đất trời có thấu cho hoàn cảnh
Thua, thắng…Phế binh cũng thiệt thòi .

TN
sưu tầm

Image

XIN ANH MỘT LỜI HỨA

Xuân nầy nếu anh về quê ăn Tết
Còn thương em xin anh hứa một lời
Thương phế binh còn khổ lắm anh ơi !
Tìm thăm họ, nói đôi lời an ủi .

Họ không trách anh, nhưng em thấy tủi
Nhớ ngày nào vì đất nước tang thương
Họ theo anh trên khắp các chiến trường
Cùng chia xẻ cảnh dầm sương dãi nắng .


Image
Trên đường ra mặt trận


Họ chiến đấu không vì riêng thù hận
Nhưng vì muốn giử nước chống xâm lăng
Cứu dân Nam khỏi cộng phỉ bạo tàn
Gây thảm cảnh nước tan nhà cửa nát .


Image
Trên đường ra mặt trận

Từ Lai-Châu núi rừng cao bát ngát
Từ Thái-Bình, Phủ-Lý, Vĩnh- Phúc-Yên
Từ sông Gianh và từ Bình-Trị-Thiên
Anh mang họ đến Cà-Mâu, Rạch-Giá .


Đời chiến binh trải qua nhiều nghiệt ngã
Anh lưu vong họ cũng chả vui gì
Vì thương binh đành im lặng đợi thì
Mong gặp bạn mừng nâng ly tái ngộ.


Image
Thương binh BĐQ Nguyễn Văn Lộc, mất hai chân,
sống ngoài đường phố Saigon, sau 30-04-75


Đừng áo gấm về làng đi dạo phố
Hay nâng ly trong lữ quán năm sao
Mà nỡ quên cựu chiến sĩ, đồng bào
Đang thống khổ bởi cộng Hồ thổ phỉ


Tìm thăm họ không vì bất đắc dĩ
Mà vì nặng tình huynh đệ chi binh
Yêu tổ quốc nên họ đã hy sinh
Một nửa phần tay chân cho dân tộc .


Image
Một Thương Binh (không biết tên), tại nơi cư ngụ của Anh.
Hình chụp Giáng Sinh 1999, không biết Anh còn sống hay đã vĩnh viễn ra đi..


Họ là những thương phế binh bất khuất
Là anh hùng, là chiến sĩ hiên ngang
Như quân Nam chiến thắng Bạch Đằng Giang
Là con cháu của Hùng vương lập quốc .



Nhớ nghe anh nếu còn thương Việt tộc
Còn biết hờn, biết nhục mất quê hương
Thì giúp dân diệt công sản bất lương
Xây dựng nước phú cường dân chủ trị ./.


Không biết tên tác giả.
Nhận từ một thân hữu..…

Hoàng Thụy và Sơn, hai phế binh do quá kiệt sức vì bệnh lao và cụt hai chân nên được ra khỏi “nhà nuôi số 4” Phú Giăng, Sông Bé. Họ không dám đi ăn xin, chỉ “xin ăn” lại từ những người sống trong nghĩa địa. Một buổi chiều, hai anh ra bến Bạch Đằng, ngước mắt nhìn tượng Đức Trần Hưng Đạo một hồi lâu rồi nắm tay nhau nhảy xuống dòng nước chảy xiết. Xác hai anh được vớt lên, cha anh Sơn đang bán bánh ú, bánh tét quanh chợ Bến Thành hay tin, đến nhìn xác con. Nhưng ông chỉ im lặng đứng chung với đám người hiếu kỳ, không dám nhận là thân nhân người xấu số vì không có tiền mai táng con mình. Ông đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe chở xác con ông đi khuất rồi mới dám khóc.

Hoàng Thụy và Sơn không chết một mình, những người lính tàn phế lần lượt “chọn” cho mình những phương tiện và thời điểm thích nghi như trường hợp của phế binh Thơm.. “Anh Thơm khi ngồi dưới chân cầu Sài-gòn, gần Ngân Hàng Quốc Gia có suy nghĩ rằng, do vợ chồng anh thiếu quan tâm nên đứa nhỏ con anh mới chết vì suy dinh dưỡng; mẹ nó đang “đi khách” ngoài chợ Bến Thành để dồn tiền cho anh làm vốn đi bán nhang... Anh quá mệt mỏi để nghĩ tiếp... Cuối cùng, anh mở hai tuýp thuốc ngủ trút hết vào miệng, bị say thuốc, anh ọc mửa đầy hết áo quần, xong dẫy mấy cái và ngủ luôn dưới chân cầu. Những thương phế binh khác như Lộc “què” mắc bệnh ho lao, thắt cổ chết trong một toa xe lửa bỏ hoang ở Biên Hoà. Quý “đốc- tưa Zivago” không nuôi nổi mẹ già 80 tuổi, bất lực nhìn mẹ hằng ngày cầm lon ra chợ xin thức ăn nuôi thân và nuôi con, nên anh đã thắt cổ chết lè cả luỡi ra. Thanh “liệt” thì mài dao tự cắt cổ, cứa mãi không đứt vì sợ đau, đâm ra bực mình liền chĩa mũi dao đâm cái phọt vào tim...

Nhưng trong những thân thể thương tật kia, ý chí chiến đấu của người lính không hề tàn lụi, họ vẫn giữ nguyên bản lĩnh kiêu hãnh của một quân đội, một đơn vị hằng tạo dựng những chiến tích lừng lẫy,"


Sư Tăng quốc Doanh đi thăm lăng việt gian Hồ Chí Minh



Khát

Lượm rác, móc bọc

Tôi bước đi, không cửa, không nhà

Chỉ thấy xin ăn đầu đường, xó chợ ...



Cái “nghèo” luôn gắn liền với cái “khổ”

Hai từ “giàu” và “nghèo” không những khác nhau về từ ngữ, cách phát âm mà còn cách xa nhau về hai cuộc sống, nhưng đối với tôi là cả hai thế giới.

Gia đình tôi gồm 5 người, ba mẹ già và hai đứa em nhỏ. Lúc đó tôi chỉ mới mười mấy tuổi đầu, nhưng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều một mình tôi gánh vác. Cái tuổi đó đáng ra là tuổi ăn, tuổi chơi, tuổi học. Nhưng số phận tôi sinh ra không được may mắn để có những thứ đó.

Sáng sớm tinh mơ tôi đã phải thức dậy sớm, ăn lót dạ củ khoai lang luộc để đi 6,7 cây số đến nơi làm thuê cho kịp giờ.

cảnh làm mướn

Cảnh làm mướn

Nào là cắt lúa, gặt mướng, cuốc cỏ…không việc gì mà tôi không làm được, miễn sao có tiền để lo cho hai em và ba mẹ.

Có lúc không ai thuê thì phải đi lượm những hột cao su đem bán để mua gạo và thức ăn, nếu không đủ tiền mua gạo thì mẹ phải đi mượn những lon thóc mang về giã.

Hình ảnh lượm rác

Hình ảnh lượm rác

Tệ hơn nữa là còn đi lượm ny lông, tôi nhớ có một lần đang lượm bỗng dưng thấy những đứa cùng trang lứa mang áo quần sạch sẽ cắp sách đi học, tôi liền có phản ứng lấy túi ny lông che mặt và quay lưng lại để chúng bạn không nhận ra, khi tụi nó đã đi qua thì chỉ biết nhìn theo sau lưng và hai hàng nước mắt chảy dài trên má.

Có lần trong trường tổ chức lớp học bổ túc vào ban tối, tôi làm liều đến học vài ngày, trong lớp học tôi là trung tâm để mọi người nhòm ngó, vì áo quần mặc không được tươm tất, có khi còn không có áo quần để thay nên mọi người thường ngồi tránh xa không dám ngồi gần, chỉ học được vài ngày thì cô giáo đã bảo đóng tiền học phí, cơm còn không có ăn lấy đâu ra tiền mà đóng chứ. Lúc đó tôi đã tỉnh ngộ và biết rằng đây không phải là nơi dành cho mình.

Nhiếu lúc không còn gì làm phải đi đến bến xe để lượm những hột sầu riêng và hột mít mà hành khách ăn và vứt đi .

Cảnh  vớt những con cá

Cảnh vớt những con cá

Có lúc đi theo những người lớn trong làng đi bắt những con cá, con tép, phải lội nước ngập tới hông thì mới vớt được nhiều. Lúc đó không biết sợ thứ gì, trong đầu nghĩ chỉ mong sao hàng ngày có việc làm và kiếm được bữa cơm nuôi gia đình.

Lắm lúc còn phải đi đào trộm những củ khoai, củ mì vào ban trưa tranh thủ lúc mọi người nghỉ ngơi.

Cuốc đất đào khoai

Cuốc đất đào khoai

Những bữa cơm trong gia đình phần lớn nhìn vào nồi chủ yếu là những củ khoai và củ mì, còn những hạt gạo chỉ len lõi trong những củ khoai, củ mì mà thôi.

Vì hai em còn nhỏ nên phải ưu tiên cho em ăn cơm. Tôi tranh thủ ăn nhanh và bồng em đi vòng vòng và dỗ dành để đút cho nó ăn. Có khi đi loanh qoanh qua nhà hàng xóm, nhìn vào bữa cơm của họ sao mà ngon lành đến thế, không biết khi nào mình mới ăn được những món này, tôi lẳng lặng quay về, nhìn vào chén cơm của em mình ăn với muối mà lòng tôi đau như cắt.

Nhiều đêm ngủ không được trách sao số phận mình sinh ra lại khổ đến thế, nhưng chỉ được vài phút ý nghĩ đó lại không còn. Và trong đầu lại hiện lên sự lo lắng không biết ngày mai phải làm gì đây?

Vớt từng cọng rau

Vớt từng cọng rau

Vào những ngày lễ tết tôi phải ra chợ đi nhặt những lá cải mà người ta vứt bỏ, lượm về kho với muối, hoặc những quả cà mang về muối để ăn trong những ngày tết

Nhìn những đứa gần nhà có áo quần mới, có đôi dép đẹp, nhìn lại chị em mình suốt ngày đi chân không, và chỉ mang áo quần mà những người hàng xóm tốt bụng cho, lúc đó tuy là mang đồ củ nhưng đối với chị em tôi giống như là áo quần mới vừa được mua vậy đó.

Không hiểu sao cùng là số phận con người, cũng đều do cha mẹ sinh ra mà sao hoàn cảnh và số phận lại khác xa nhau đến thế.

Những ngày tháng cơ cực đã dần hằn lên đôi chân và đôi tay tôi những lớp da chai sần, những vết nhăn nheo của năm tháng.

Không biết đến bao giờ những mảnh đời cơ cực như tôi mới thoát khỏi được cái nghèo…

Hạnh Trần


Nhà nghỉ mát ở VN của một thằng Tỉnh ủy Việt gian CS
April 02, 2010

Mời qúy vị đọc !
Ðây là 1 ngôi nhà 2 tầng, cửa vào thẳng ngay tầng 2:

Toàn cảnh
http://www.vnphoto.net/data/p6/img_0265b_1707.jpg

Sân sau
http://www.vnphoto.net/data/p6/img_0261b_3868.jpg


http://www.vnphoto.net/data/p6/img_0273b_6306.jpg

http://www.vnphoto.net/data/p5/img_0356b_1147.jpg

Cây lộc vừng http://www.vnphoto.net/data/p5/img_0267b_311.jpg

Dạo chơi xung quanh nhà http://www.vnphoto.net/data/p4/img_0355b_3601.jpg

http://www.vnphoto.net/data/p4/img_0354b_3533.jpg


http://www.vnphoto.net/data/p6/img_0352b_7872.jpg


http://www.vnphoto.net/data/p4/img_0351b_3675.jpg
vụ này gọi là cảnh thiên nhiên du lịch là thua

Vào trong nhà, ngường mộ nhất là hầm rượu với 1 vò rượu hơn 1,5m3. Chưa mở cửa hầm mùi rượu thơm lừng làm cho những người không biết uống rượu cũng phải nuốt nước bọt
http://www.vnphoto.net/data/p5/img_0259b_8649.jpg

Cầu thang dẫn lên tầng 2
http://www.vnphoto.net/data/p5/img_0318b_6450.jpg


http://www.vnphoto.net/data/p5/img_0320b_8270.jpg

và căn phòng độc nhất vô nhị, mặc dù ở tầng 2, mọi cửa sổ đều có thể đặt chân xuống đất vườn xung quanh
http://www.vnphoto.net/data/p5/img_0331b_1403.jpg

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------