Pages/ Tác giả

Thursday, April 30, 2009

NB Viet thuong Quan Điểm ve GS Phó Bá Long Đầu Hàng VGCS




thttp://nguoivienxu.vietnamnet.vn/doisongnvx/2009/02/831230/
từ biệt Giáo sư Phó Bá Long
09:24' 22/02/2009 (GMT+7)


Giáo Sư Vincent Ambrose Phó Bá Long, Nguyên Khoa Trưởng Trường Chính trị Kinh doanh CTKD – Viện Đại học Đà Lạt, cựu Giảng sư tại trường đại học American và Georgetown, là một người thầy đã suốt đời tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục và quảng bá tinh thần Thụ Nhân cho các môn sinh trong nước và hải ngoại.

Giáo Sư Phó Bá Long đã từ trần lúc 23g30 ngày 17 tháng 02 năm 2009 tại Virginia - USA, hưởng thọ 86 tuổi.

Chuyên trang Người Viễn Xứ, báo VietNamNet thành kính phân ưu cùng gia đình, cầu mong linh hồn Giáo sư yên bình và thanh thãn.

NVX


-



-

(Quỳnh Lệ thực hiện)

CÁO PHÓ


Chúng tôi đau đớn báo tin cùng thân bằng, quyến thuộc:


Chồng, Cha của chúng tôi là: Giáo-Sư Vincent Ambrose PHÓ BÁ LONG

Nguyên Khoa-Trưởng Trường Chánh-Trị Kinh-Doanh Viện Đại-Học Đà-Lạt

đã được Thiên Chúa gọi về ngày 17 tháng 2 năm 2009 tại thành-phố McLean, tiểu-bang Viginia , USA. Hưởng thọ 86 tuổi

Lễ phát tang sẽ được cử-hành vào lúc 11:00 giờ sáng ngày Thứ Bảy, 21-02-2009 tại Fairfax Memorial Funeral Home.


Lễ viếng: Thứ Bảy, 21-02-2009, từ 12:00 giờ trưa đến 08:00 giờ tối và Chúa Nhật, 22-02-2009, từ 12:00 giờ trưa đến 06:00 giờ chiều.


Nghi-thức vinh danh và từ biệt sẽ được bắt đầu vào lúc 04:00 chiều Chúa Nhật

Thánh lễ cầu-nguyện sẽ được cử-hành từ 10:00 AM - 11:00 AM ngày Thứ Hai, 23-02-2009, tại Nhà Thờ Các Thánh Tử-Đạo Việt-Nam, thành-phố Arlington, Virginia.


Tiếp theo là lễ di quan và an-táng vào lúc 12:00 giờ trưa tại Fairfax Memorial Park , số 9900 Braddock Road , Fairfax , VA 22032 .

Theo ước-nguyện của Giáo-sư Phó Bá Long, quí vị có thể gửi các khoản hiện-kim phúng-điếu về cho Dalat University Alumni Charitable Trust (DUACT), một tổ-chức thiện-nguyện nhằm phục-vụ cho sự-nghiệp giáo-dục:

DUACT
13211 Sheer Water Drive
Houston, TX 77082


Tang-gia đồng khấp báo

Bà Quả-Phụ Phó Bá Long và các con:
Trưởng Nam Phó Bá Hồng-Phong
Trưởng Nữ Phó Thị Lệ-Thu
Thứ Nam Phó Bá Hồng-Tâm
Thứ Nam Phó Bá Hồng-Quang
Thứ Nữ Phó Thị Long-Châu
Thứ Nam Phó Bá Hồng-Minh

Phân ưu

Toàn thể gia đình Thụ Nhân Việt Nam và Duact VN v
ô cùng thương tiếc khi nhận được tin: Giáo Sư Vincent Ambrose Phó Bá Long, Nguyên Khoa Trưởng Trường Chính trị Kinh doanh CTKD – Viện Đại học Đà Lạt đã vĩnh viễn ra đi lúc 11g 30 tối ngày 17-02-2009 tại Virginia - USA, hưởng thọ 86 tuổi.


Giáo Sư Phó Bá Long – Người Thầy vĩ đại và rất tôn kính của chúng ta, đã suốt đời tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục và quảng bá tinh thần Thụ Nhân cho các môn sinh trong nước và hải ngoại. Đặc biệt thầy rất gần gũi với các môn sinh trong nước kể từ sau 1975 đến nay.

Sự ra đi của thầy không chỉ là nỗi mất mát riêng đối với gia đình thầy cô mà còn là nỗi mất mát chung không gì bù đắp được đối với môn sinh chúng ta.

Đại diện cho Gia đình Thụ Nhân VN và Duact VN, chúng con xin thành kính phân ưu cùng cô và toàn tang quyến Giáo xứ Bình Triệu, quân Thủ Đức, TPHCM vào lúc 9g sáng ngày 22/2/2009.

Cũng xin các bạn Thụ Nhân trên toàn thế giới cùng lúc cầu nguyện vào thời điểm Thánh lễ được tổ chức để cầu mong linh hồn thầy sớm về hưởng Nhân Thánh Chúa

Trân trọng,

T/mBan Đại diện Thụ Nhân VN và Ban đại diện Duact VN

Cao Đình Phúc

TIỂU SỬ GIÁO SƯ PHÓ BÁ LONG (1922-2009)


*Giáo sư PHÓ BÁ LONG sinh tại Hà Nội năm 1922.
* Năm 1934 (12 tuổi) : theo học trường Francis Xavier (Thượng Hải - Trung Quốc), học vỡ lòng tiếng Anh với Giáo sư Rose. Trong gần 6 năm học ở Thượng Hải, cậu gia nhập Phong trào Hướng đạo và tham gia các trại họp bạn (jamboree) tại Uy Hải Vệ. Sau này, Thầy Phó Bá Long gọi các sinh viên Đại Học Đà Lạt là ‘‘đại học sĩ ’’ (大學士) để ghi nhớ những ngày du học ở Thượng Hải.
* Năm 16 tuổi, cậu Long bị hư mắt phải vì bị trái banh quần vợt đập trúng mắt kiếng.
* Ngày 3-5-1937 : Cậu được Linh mục La Faye rửa tội.
* Tháng 12-1939 : Cậu đậu bằng Senior Cambridge.
* 1940 : về nước.
* 1941 : học trường Bưởi với GS Nguyễn Mạnh Hà. Năm 2008: Thầy Phó Bá Long dịch cuốn ‘‘Un excommunié’’(1992) của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường sang tiếng Anh với tựa đề ‘‘An Excommunicated’’ để vinh danh người thầy cũ ở Trường Bưởi Hà Nội.
* 1954 : Chủ tịch Hội Sinh viên Công giáo tại Bắc Mỹ
* 1956 : MBA Harvard Business School, University.
* 1960 : Quản trị viên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
* 1964 : Linh mục Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập có công sáng lập Trường Chánh Trị Kinh Doanh cùng với GS Trần Long, GS Phó Bá Long, GS Vũ Quốc Thúc và GS Bùi Xuân Bào. GS Trần Long làm Khoa trưởng tiên khởi. GS Phó Bá Long diễn giảng môn Quản Trị Học. Sau này, Thầy Phó Bá Long thuật lại việc giảng dạy môn học mới mẻ này như sau :
‘‘Tôi diễn giàng bài đầu tiên về Dẫn Nhập Vào Quản Trị Học trong giảng đường Spellman. Giảng đường tràn ngập những người. Tôi thấy thật phấn khởi trước những khuôn mặt thanh niên nam nữ ham hở học hỏi. Xử dụng các kỹ thuật học được trong nhiều kinh nghiệm giáo dục khác nhau của tôi, tôi đã có cách tiếp cận không theo bài bản giảng dậy cổ truyền cho người Việt Nam. Tôi phân phối các tư liệu giáo trình cho sinh viên để họ đọc trước khi nghe giảng bài lần sau. Tôi chỉ định dự án nghiên cứu và triển khai cho các nhóm nghiên cứu thảo luận ngay trong lớp học. Tôi khuyến khích sinh viên nỗ lực học hỏi trong tinh thần phát triển tri thức mà không nhất thiết chỉ học để có được điểm tốt. Tôi giới thiệu phương pháp phân tích điển cứu. Phương pháp này đòi hỏi phải sưu tầm, thảo luận, trao đổi ý kiến và nhất là thái độ ứng xử xã hội. Khi đó phương pháp tiếp cận ấy là hoàn toàn mới mẻ đối với các thanh niên này. Họ thường có thói quen thụ động nghe giảng bài, ghi chú, rồi nhớ kỹ để lo thi cử, mà không trao đổi qua lại với giáo sư và sinh viên. Muốn khuyến khích sinh viên tham gia lớp học hơn nữa, có khi tôi lẻn đến chỗ một vài nữ sinh viên trông còn nhút nhát, đặt những câu hỏi trước tôi sẽ hỏi trong lớp sau. Khi có người trong các sinh viên hay bép xép mà không trả lời kịp, tôi có thể chỉ đến một “tay đã mớm trước” đưa ra câu trả lời khiến mọi người ngạc nhiên.’’
* 1971 : GS Phó Bá Long đảm nhận chức vụ Khoa trưởng Trường Chánh Trị Kinh Doanh.
* 1971 : GS Phó Bá Long kiêm nhiệm chức vụ Khoa trưởng Trường Cao học Chánh Trị Kinh Doanh. Từ 1964 đến 1975, có 9694 người ghi tên theo học cử nhân CTKD và 1177 người ghi tên Cao học CTKD, trong số có 904 tốt nghiệp cử nhân CTKD và 51 tốt nghiệp Cao học CTKD.Trong thời gian làm Khoa trưởng, GS Phó Bá Long có công thiết lập hệ thống bảo huynh (保 兄) theo đó sinh viên các lớp đàn anh giúp đỡ các sinh viên mới nhập học.
* Giáo sư PHÓ BÁ LONG trút hơi thở cuối cùng hồi 11 giờ 30 ngày 17 tháng 2 năm 2009 tại nhà riêng : 6713 Lumsden St - Mc Lean, VA 22101 sau khi đã nhận các phép bí tích do người cháu là LM Phó Quốc Luân cử hành và với sự chứng kiến của phu nhân là Bà Claire.

(Lê Đình Thông,Tốt nghiệp Cao học CTKD, ghi thuật)



Tiểu Sử Giáo Sư Phó Bá Long


TIỂU SỬ GIÁO SƯ PHÓ BÁ LONG (1922-2009)

- Giáo sư PHÓ BÁ LONG sinh ngày 25 tháng 4 năm 1922 tại Hà Nội.

- 1934 (12 tuổi) : theo học trường Francis Xavier (Thượng Hải - Trung Quốc), học vỡ lòng tiếng Anh với Giáo sư Rose. Trong gần 6 năm học ở Thượng Hải, cậu gia nhập Phong trào Hướng đạo và tham gia các trại họp bạn (jamboree) tại Uy Hải Vệ. Sau này, Thầy Phó Bá Long gọi các sinh viên Đại Học Đà Lạt là ‘‘đại học sĩ ’’ (大學士) để ghi nhớ những ngày du học ở Thượng Hải.

- Năm 16 tuổi, cậu Long bị hư mắt phải vì bị trái banh quần vợt đập trúng mắt kiếng.

- Ngày 3-5-1937 : Cậu được LM La Faye rửa tội, tên thánh là Vincent-Ambroise.

- Tháng 12-1939 : cậu đậu bằng Senior Cambridge.

- 1940 : cậu Long về nước.

- 1941 : học trường Bưởi với GS Nguyễn Mạnh Hà. Năm 2008: Thầy Phó Bá Long dịch cuốn ‘‘Un excommunié’’(1992) của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường sang tiếng Anh với tựa đề ‘‘An Excommunicated’’ để vinh danh người thầy cũ ở Trường Bưởi Hà Nội.

- 1954 : Chủ tịch Hội Sinh viên Công giáo tại Bắc Mỹ.

- 1956 : MBA Harvard Business School, University.

- 1960 : Quản trị viên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

- 1964 : Linh mục Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập có công sáng lập Trường Chánh Trị Kinh Doanh cùng với GS Trần Long, GS Phó Bá Long, GS Vũ Quốc Thúc và GS Bùi Xuân Bào. GS Trần Long làm Khoa trưởng tiên khởi. GS Phó Bá Long diễn giảng môn Quản Trị Học.

Sau này, Thầy Phó Bá Long thuật lại việc giảng dạy môn học mới mẻ này như sau :

‘‘Tôi diễn giàng bài đầu tiên về Dẫn Nhập Vào Quản Trị Học trong giảng đường Spellman. Giảng đường tràn ngập những người. Tôi thấy thật phấn khởi trước những khuôn mặt thanh niên nam nữ ham hở học hỏi. Sử dụng các kỹ thuật học được trong nhiều kinh nghiệm giáo dục khác nhau của tôi, tôi đã có cách tiếp cận không theo bài bản giảng dạy cổ truyền cho người Việt Nam. Tôi phân phối các tư liệu giáo trình cho sinh viên để họ đọc trước khi nghe giảng bài lần sau. Tôi chỉ định dự án nghiên cứu và triển khai cho các nhóm nghiên cứu thảo luận ngay trong lớp học. Tôi khuyến khích sinh viên nỗ lực học hỏi trong tinh thần phát triển tri thức mà không nhất thiết chỉ học để có được điểm tốt. Tôi giới thiệu phương pháp phân tích điển cứu. Phương pháp này đòi hỏi phải sưu tầm, thảo luận, trao đổi ý kiến và nhất là thái độ ứng xử xã hội. Khi đó phương pháp tiếp cận ấy là hoàn toàn mới mẻ đối với các thanh niên này. Họ thường có thói quen thụ động nghe giảng bài, ghi chú, rồi nhớ kỹ để lo thi cử, mà không trao đổi qua lại với giáo sư và sinh viên. Muốn khuyến khích sinh viên tham gia lớp học hơn nữa, có khi tôi lẻn đến chỗ một vài nữ sinh viên trông còn nhút nhát, đặt những câu hỏi trước tôi sẽ hỏi trong lớp sau. Khi có người trong các sinh viên hay bép xép mà không trả lời kịp, tôi có thể chỉ đến một “tay đã mớm trước” đưa ra câu trả lời khiến mọi người ngạc nhiên.’’

- 1965 : GS Phó Bá Long giữ chức vụ Tổng trưởng Lao động trong nội các Nguyễn Văn Lộc.

- 1967: GS Phó Bá Long ứng cử Thượng Viện trong Liên danh Học đường, dấu hiệu Sư Tử. Sư tử vừa có nghĩa là con sư tử (獅子) ; sư tử còn có nghĩa là thầy trò (師子). Thụ ủy liên danh là Giáo sư Vũ Quốc Thúc.

- 1971 : GS Phó Bá Long đảm nhận chức vụ Khoa trưởng Trường Chánh Trị Kinh Doanh.

- 1971 : GS Phó Bá Long kiêm nhiệm chức vụ Khoa trưởng Trường Cao học Chánh Trị Kinh Doanh.

- Từ 1964 đến 1975, có 9694 người ghi tên theo học Cử nhân CTKD và 1177 người ghi tên Cao học CTKD, trong số có 904 tốt nghiệp Cử nhân CTKD và 51 tốt nghiệp Cao học CTKD.

- Trong thời gian làm Khoa trưởng, GS Phó Bá Long có công thiết lập hệ thống bảo huynh (保 兄) : sinh viên các lớp đàn anh giúp đỡ các sinh viên mới nhập học.

. Giáo sư PHÓ BÁ LONG trút hơi thở cuối cùng hồi 23 giờ 40 (11:40 PM) ngày 17 tháng 2 năm 2009 tại nhà riêng 6713 Lumsden St - Mc Lean, VA 22101, sau khi đã nhận đủ các phép bí tích do người cháu là LM Phó Quốc Luân cử hành. Cố Giáo sư qua đời để lại sự thương tiếc của gia đình : Bà Phó Bá Long nhũ danh Bà Claire Đặng Trung Nghĩa, trưởng nam là Anh Phó Bá Hồng Phong và 3 em trai, 2 em gái. GS Phó Bá Long có 9 em gồm 4 gái và 5 trai..

. Các học trò cũ xuất thân từ Trường Chánh Trị Kinh Doanh Viện Đại Học Đà Lạt chịu tang và đồng bái biệt vị Cố Khoa trưởng khả kính: Giáo sư Phó Bá Long.
Lê Đình Thông, tốt nghiệp Cao học CTKD, ghi thuật.



GS PHÓ BÁ LONG, CỰU GIẢNG SƯ TRƯỜNG ĐH AMERICAN VÀ GEORGETOWN:
Hãy để con tàu Việt Nam nhẹ nhàng lướt sóng ra khơi.
09:37' 04/03/2006 (GMT+7)

Bài và ảnh: QUỲNH LỆ

Soạn: AM 719391 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Giáo sư Phó Bá Long (nguyên là Chủ nhiệm khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Đà Lạt từ năm 1970 đến 1975), cựu Giảng sư tại trường đại học American và Georgetown, đã về Việt Nam vào cuối tháng 12.2005 để dự Lễ hội “Về trường Mẹ” do trường đại học Đà Lạt tổ chức. Ông đã rất vui khi gặp gỡ các cựu sinh viên và các giáo chức đại học Đà Lạt trước và sau năm 75. Trong thư gửi cho tôi, ông viết: “

Chúng tôi sẽ về Hà nội ăn Tết, gặp lại họ hàng, con cháu và các bạn đồng chí Hội năm 1949 trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn; sẽ đi thăm mộ tổ tiên, cha mẹ ở quê làng; thăm lăng mộ liệt sĩ Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính (nhà cách mạng Lão thành của Việt Nam Quốc dân Đảng đã bị Pháp xử bắn năm 1930 là chú họ của GS Phó Bá Long) ở Yên Bái. Chuyến về lần này chúng tôi cũng sẽ đi tham quan Trường Sơn, sang Lào và Miên, thăm trường cũ tìm trò xưa…”

Chiều mồng 9 Tết Bính Tuất, tôi tìm đến nhà số 4, ngõ Tôn Thất Thiệp, Hà Nội, để hầu chuyện cùng vị giáo sư luôn nặng tình với trường xưa, trò cũ. Ngôi nhà 2 tầng trong vuông sân nhỏ, tuy có bề ngoài cũ kỹ nhưng phòng khách chan hoà hương xuân bởi những sắc màu ấm áp đặc trưng của cái Tết Hà Nội: Cây quất đơm đầy những chùm quả màu vàng cam tươi tắn trẻ trung bên bộ sa-lon gỗ nâu bóng chạm trổ tinh vi, cành đào đơm đầy những cánh hoa hồng thắm, bàn thờ gia tiên tươm tất hương đăng trà quả…

Ngày xuân, trò xưa thăm thầy cũ

Soạn: AM 719369 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thầy cũ, trò xưa bên bàn thờ gia tiên

Vừa lúc ấy, có 3 vị khách đến. Họ cung kính: -“Thưa thầy, chúng con đại diện Ban chủ nhiệm, thầy cô và sinh viên trong Khoa Kinh tế trường đại học Quốc gia đến chúc sức khỏe và mừng tuổi thấy...”. Đó là Phó Giáo sư Tiến sĩ Phí Mạnh Hồng, Chủ nhiệm khoa Kinh tế; Tiến sĩ Trần Anh Tài, Phó Chủ nhiệm khoa và Tiến sĩ Nguyễn Bích của trường đại học Quốc gia Hà Nội. Cùng với bó hoa tươi, các “trò Tiến sĩ” còn tặng thầy Kỷ niệm chương của khoa Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội.

TS Bích tự giới thiệu với tôi: “Tôi và các thầy đây đều là học trò của thầy Phó Bá Long trong khóa đầu tiên của trường đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là đại học Quốc gia) đào tạo giáo viên Maketing - một lớp học bồi dưỡng kiến thức Maketting và Quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Thầy Phó Bá Long bổ sung: “Năm 1992, lần đầu tiên Nhà nước cho phép tôi về nước và hợp tác giảng dạy môn Maketing. Ông Bích nói thế là khiêm tốn đấy, hồi ấy ông ấy là đối tác, là người hướng dẫn và giúp tôi trong việc hiệu đính tài liệu…”

“Trò” Bích nói: - “Thưa thầy, chúng con không chỉ học thầy về kiến thức mà còn học về phương pháp. Phương pháp dạy của thầy có sự đổi mới…”. Thầy Phó Bá Long phấn khích bảo: - “Bàn về phương pháp, nhân đây tôi muốn biếu các anh và tặng trường đại học Tổng hợp cùng trường Dược, mỗi nơi một thùng sách về phương pháp, sách vừa mới được phát hành. Bố tôi (cụ Phó Bá Thuận, Tri huyện Phong Doanh – Nam Định) đã dịch nó từ tiếng Tàu sang tiếng Ta mất 6 năm trời; còn tôi, tôi đã đọc, nghiền ngẫm và thấy nhiều cái hay nên dịch sang tiếng Anh”.

Thầy trò vừa uống trà vừa hàn huyên tâm sự và nhắc lại những gương mặt cũ: - “Báo cáo với thầy, thế hệ học trò của thầy nay đã trưởng thành và là những cán bộ có uy tín trong ngành giáo dục đào tạo. Cô Thảo, người cao và đậm, nay là Chủ nhiệm bộ môn Quản trị Kinh doanh, thầy Tuân là trưởng phòng Đào tạo… Mấy anh em học thầy trong khóa 1 và khóa 2 thỉnh thoảng gặp nhau vẫn nhắc đến thầy”. – “Công tác đào tạo là rất quan trọng, như là máy cái”. – “Thầy yên tâm, đội ngũ mà thầy đào tạo đều đã trưởng thành…”

Khi "các trò" chuẩn bị cáo từ thầy cũ, tôi tranh thủ phỏng vấn: - “Thưa thầy và các anh, trong buổi họp mặt những gương mặt VK tiêu biểu trong chương trình bình chọn danh hiệu Vinh Danh Nước Việt, có một người nói rằng: Vấn đề đặt ra hiện nay là phải hiện đại hóa con tàu Việt Nam để nó có thể ra khơi. Ý kiến của thầy và các anh về vần đề “hiện đại hóa con tàu Việt Nam” như thế nào ạ?”.

“Trò” Phí Mạnh Hồng: - “Trong thời đại toàn cầu hóa, chắc chắn chúng ta phải hội nhập. Theo tôi, hội nhập là thời cơ chỉ có trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta phải tận dụng cơ hội này. Để hiện đại hóa con tàu Việt Nam thì có nhiều cách: trước tiên phải có quyết tâm hội nhập, phải thực hiện nhiều đổi mới cải cách hơn nữa (ví dụ các khía cạnh liên quan đến thể chế), chú trọng phát triển giáo dục – nhân tố con người phát triển là cách để đất nước đi lên nhanh nhất. Cái khó là mình dễ bỏ lỡ cơ hội”.

“Trò” Trần Anh Tài: - “Tôi rất đồng ý vấn đề giáo dục. Có bao nhiêu người do không có điều kiện được học tập nên mất cơ hội. Như hoa đẹp mà không được nở đúng thì... ". -".v.v.".

Tôi thầm cảm ơn sự không hẹn mà gặp này, bởi vì các anh đã vẽ dùm tôi những nét chấm phá lung linh trên bức tranh chân dung của vị giáo sư một đời gắn bó với những mái trường và luôn được học trò yêu kính.

Đôi nét về quá trình học tập và gia đình

Soạn: AM 719371 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thầy Phó Bá Long và cô Claire Đặng Trung Nghĩa thăm lại trường ĐH Quản trị Kinh doanh Quốc gia Campuchia

Khi các “trò” Tiến sĩ đã ra về, tôi mở đầu cuộc phỏng vấn của mình với thầy Phó Bá Long:

- Xin giáo sư vui lòng kể về thời thơ ấu, vnhững năm tháng “sôi kinh nấu sử”?

- Tôi sinh năm 1922, thuở nhỏ, tôi theo cha mẹ đi khắp các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, học tiểu học hết lớp 3, thi Sơ học yếu lược rồi lên Hà Nội ở với bác và học ở trường Hàng Than 2 năm. Năm 12 tuổi được gửi sang Thượng Hải học ở trường St Francis Xaviers College. Cho đến năm 1940, xong Cambridge School Certificate (phổ thông) thì về nước học tiếp ở trường Bảo hộ Pháp và Lycée Albert Sarraut Hanoi (trường của Pháp). Để tránh bom đạn, trường Albert Sarraut đã chuyển lên Đà Lạt và tôi thi Tú Tài Pháp ở trường Lycée Yersin Đà Lạt năm 1944. Sau năm 1945, Nhật sang, tôi vào đội quân kháng chiến, vào khóa chính trị đặc biệt giải phóng quân, học trường Quân Dược Sĩ ở ngay Hà Nội và được cử sang chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn. Đến 1954 thì được học bổng sang học bên Mỹ.

- Giáo sư thấy môi trường học đường ở Mỹ có khác với Việt Nam nhiều không?

- Năm 1954 tôi thi vào trường Harvart Business School (HBS) là một trường Cao học, vì đã có bằng Pharmacie (học ở chiến khu Việt Bắc) của Đại học Hà Nội. HBS là trường dạy kinh doanh bằng phương pháp điển cứu (case study) khá độc đáo, mà sau này khi về nước được giảng dạy chính tôi đã áp dụng tại trường Chính trị Kinh doanh Đà Lạt và được các sinh viên ưa thích. Sau khi định cư tại Mỹ, tôi làm Giảng sư tại trường đại học American và Georgetown. Ngoài ra còn dạy thêm ở Blair High School nên có thể biết và so sánh được các hệ thống đào tạo Hoa Kỳ. Mỗi khu Học Chính (School district) đều độc lập về tài chính, nhân sự và học trình, nhất là cấp tiểu học và trung học. Theo tôi điều này rất quan trọng cho việc đào tạo học sinh...

- Giáo sư so sánh thế nào về thế hệ trẻ trong nước và ngoài nước?

- Tôi thấy không cần phân biệt thanh niên trong nước hay ngoài nước, cũng không cần phân biệt giữa thanh niên với sinh viên, vì các em đều cùng lứa tuổi, có kiến thức, nhất là có khả năng và ước muốn rất giống nhau. Tôi chỉ muốn nhắc là hiện nay cơ hội dành cho các em rất nhiều, nếu so với thời Đông Du hay cả thời chúng tôi hồi trước. Với thế hệ trẻ, tôi muốn nhắc lại câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không phải vì ngăn sông cách núi, mà là vì lòng người ngại núi e sông” .

- Ở tuổi 84, giáo sư có lời khuyên nào cho lớp trẻ ngày nay?

- Các em “hãy tự hỏi ta phải làm gì cho đất nước, hơn là hỏi đất nước phải làm gì cho ta” (John Kennedy). Tôi tâm đắc với hai bài diễn văn gần đây nhất, một của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một của cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười, mà có lẽ nhiều thanh niên cũng như các con em tôi chắc chưa có dịp đọc, mặc dù nhiều báo ở Việt Nam đã đang và được nhiều báo Mỹ Pháp, đài BBC và internet ở nhiều nơi nhắc đến. Hai vị này có nhiều điều trăn trở rõ rệt về chuyện “Quốc gia hưng, vong; thất phu hữu trách”. Các vị này và nhiều quí vị khác đã thực hiện tinh thần ấy. Tôi xin được mượn câu nói này để gửi đến lớp trẻ ngày nay.

- Công việc và cuộc sống hiện nay của Giáo sư như thế nào?

- Từ 1995 tôi đã nghĩ hưu, sống bằng hưu bổng pension và nhất là tiền an sinh xã hội (Social Security paymens) mà Chính phủ Liên bang hoàn trả sau khi đã trừ 7% trên lương hàng tháng trong suốt hơn 30 năm làm việc. Nhờ trời cho sức khỏe nên vợ chồng tôi đi du lịch nhiều nơi ở Trung Quốc: Bắc Kinh, Thượng Hải (nơi tôi học hồi còn trẻ), Quảng Châu, Ninh Minh (hồi kháng chiến chống Pháp) và Côn Minh. Ở Châu Âu: Pháp , Anh , Đan Mạch, Đức, Ý, Jerusalem, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Moscova, St Petersburg, nhất là đường xe lửa từ Trans Siberia qua hồ Baikal và Ngoại Mông (7 ngày đêm). Ở Việt Nam tôi đã đi qua Sapa, Điện Biên Phủ, Hồ Ba Bể, Tân Trào, La Vang, Phú Quốc… Vậy mà tôi vẫn còn mong được đi tham quan Trường Sơn. Tôi vẫn còn làm thông dịch viên hợp đồng cho Bộ Ngoại giao Mỹ và thỉnh thoảng được gặp các chính khách Việt Nam như các Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Khoan và vài vị Bộ trưởng sang Mỹ công tác. Một họat động trong tuổi hưu trí mà tôi thích thú là về thăm và gặp lại các cựu sinh viên và giáo chức các trường cũ như là: Đà Lạt, Cần Thơ, Kinh tế Hà Nội, Kinh tế TP Hồ Chí Minh, cả ở Phnompenh và ở Vientiane.

- Giáo sư có thể giới thiệu một chút về gia đình? Có phải trong sự thành đạt của người đàn ông luôn có bóng dáng người phụ nữ?

- Tôi cưới vợ năm 1962 ở Sài Gòn, "nhà tôi" tên Đặng Trung Nghĩa. Lúc ấy, mẹ tôi đã 80 tuổi và đang ở ngoài Bắc, nên đám cưới xong tôi được sống trong gia đình vợ. Ba vợ tôi là nhà giáo người gốc Vĩnh Long, ông rất yêu quí chú rễ nên cuộc sống của tôi khá êm ấm. Tôi còn biết ăn ba khía, ốc gạo và cả sầu riêng nữa. Trong mấy năm mới định cư ở Mỹ, tuy một nách 6 con mà “nhà tôi” vẫn vừa đi làm (Workd Bank) vừa đi học AA, rồi BA, rồi MA (Marymount U. of VA). Phải nói thêm là “nhà tôi” cũng là một nhà giáo tâm huyết, bà ấy cũng có nhiều học trò như tôi vậy. Bà ấy vừa được hưởng lương hưu gồm cả bảo hiểm y tế nhưng bà vẫn còn hợp đồng làm phiên dịch cho Khu Học Chính Arlington. Chúng tôi có 4 con trai, 2 con gái, 2 rễ, 3 dâu và 9 cháu. Nhờ trời, các con tôi đều học xong đại học và có việc làm tốt, 2 cô con gái đã lấy bằng Thạc sĩ.

- Giáo sư đã về Việt Nam nhiều lần chưa? Những người con của giáo sư có cùng về với giáo sư không?

- Từ 1987 đến nay, hầu như mỗi năm chúng tôi đều về Việt Nam. Các cháu đều đã có lần về thăm Việt Nam trừ một cậu con trai là sĩ quan Không quân Mỹ, hồi nầy cũng đang bận làm ăn và lo tìm vợ. Cháu lớn đã vài lần về Việt Nam với tư cách nhân viên Bộ Thương Mại phụ trách Việt Nam vụ.

Giáo sư Phó Bá Long có cho tôi xem quyển Gia phả họ Phó đã được ông bổ túc lần thứ hai năm 1998 từ quyển gia phả do cụ Phó Bá Thuận xuất bản từ năm 1923.

"...Từ khi tôi mới lên 5, lên 6 cho đến nay, tôi luôn thích được gặp gỡ bà con trong họ, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người già con trẻ, với vợ chồng, với thông gia quyến thuộc, từ Bắc tới Nam Việt Nam, từ Paris tới Munich, từ Boston tới San Jose, cả ở Bắc Kinh và Đài Bắc..." . "...Những đêm giao thừa , những ngày giỗ tổ, những khi khóc người quá cố, những phút chờ đợi trẻ sinh ra là tôi thường đem gia phả ra đọc lại và ghi chép. Những lúc đó tôi nhớ lại người xưa, tôi sống với tất cả, với mỗi người trong họ và phóng chiếu thân mình vào những đời sau. Tôi thấy thương nhà, quý họ, yêu nước và trọng người hơn." Trong những dòng tâm thư của ông gửi đến quí vị trong họ và các con cháu họ Phó thế hệ trẻ, tôi nhận ra một tấm lòng thành kính với tổ tiên, tha thiết với dòng tộc và bao trùm lên tất cả là một tình yêu nước Việt sâu sắc mặc dù ông đã có hơn nửa đời sống và làm việc ở xứ Tây phương.

Soạn: AM 719377 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đất nước chúng ta đã thống nhất 30 năm rồi. Cái gì có thể giải tỏa được, xin hãy giải tỏa – để lòng người thanh thản, để con tàu Việt Nam nhẹ nhàng lướt sóng ra khơi

- Giáo sư có cảm tưởng như thế nào, mỗi lần về Việt

Nam?

- Hồi đầu tôi về Việt Nam để giảng dạy, sau là thăm thân nhân. Những năm đầu khi mới trở về, tâm lý có phần lo lắng nhưng ngày càng phấn khởi. Lần này về nước, tôi được dự Lễ hội “Về trường Mẹ” và gặp gỡ các cựu sinh viên và các giáo chức đại học Đà Lạt trước và sau năm 75. Tôi rất vui khi được phát biểu các vấn đề này và cảm ơn Người Viễn Xứ đã mở ra trang web này để tôi được gửi lời thăm hỏi đến các bạn cựu sinh viên của đại học Đà Lạt (CTKD 1974- 1975), Georgetown (VETP 84 – 1988) và các khoa thuyết giảng ở Hà Nội (CIEM 1989, đại học Tổng Hợp 1990 -1992), thành phố Hồ Chí minh (đại học Kinh Tế 1990), Cần Thơ (đại học Cần Thơ 1990,) Vientiane (1991), Pnompenh (1993-1997) mà tôi vẫn còn nhớ, không thể nào quên.

- Những điều giáo sư suy tư về đất nước trong giai đoạn hiện nay?

- Về đất nước, tôi xin được mượn sách thay lời. Xin quí vị chịu khó đọc cuốn “Việt Nam Pháp thuộc sử 1862 - 1945” của Phan Khoang (Nhà xuất bản Tủ sách Sử học, năm 1974) để biết nước VN hồi đó đã bị Pháp cai trị như thế nào và so sánh hồi đó với ngày nay, mới thấy được những sự tiến triển về kinh tế, xã hội, chính trị… Sau này, ông Lê Xuân Khoa (nguyên là Trưởng khoa Văn trường ĐH Văn Khoa Sài Gòn) có viết sách về 4 cuộc chiến tranh Việt Nam (chống Pháp, Mỹ, Campuchia và Trung Quốc) và viết về hai cuộc định cư của kiều bào ở Pháp và Mỹ. Giáo sư Lê Xuân Khoa là một nhà trí thức có Tâm và có cái nhìn rất khách quan. Ông ấy trẻ hơn tôi và giỏi hơn tôi rất nhiều. Tôi mong ông ấy trở về nước để tiếp tục làm chiếc cầu nối đại đoàn kết, mang tính xây dựng và thiện chí giữa kiều bào với quê hương.

Tuy nhiên, tôi thấy cái khó của chúng ta hiện nay không phải là tham nhũng (Mỹ và các nước khác cũng có tham nhũng), mà hình như là trong nước mình có nhiều người tốt, nhiều người tài nhưng ít người dám nói lên sự thật, không dám nói thẳng những điều mình muốn nói. Giữa cấp trên và cấp dưới đôi khi không thật sự cởi mở với nhau – cho nên có một số người làm bậy vẫn tiếp tục vì ít ai dám nói thẳng…

- Ắt hẳn giáo sư còn nhiều điều trăn trở về con người Việt Nam?

- Về con người Việt Nam, tôi lại cũng đề nghị đọc và suy nghĩ về bài văn tế “Chúng ta, những người còn sống” (We the living) do cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đọc khi khánh thành nghĩa trang Gettysburg, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh Nam - Bắc tương tàn. Đây gần như là bản tuyên ngôn hòa giải giữa Bắc và Nam sau cuộc nội chiến đẫm máu của nước Mỹ. Nội dung ông Lincoln muốn nhấn mạnh là: Chúng ta – những người còn sống, bây giờ phải bỏ hết thù hằn trong quá khứ và những buồn phiền đã qua, để cùng nhau xây dựng tái thiết đất nước, để cho cái chết của những người đã ngã xuống (cả Nam lẫn Bắc) có ý nghĩa.

Tất nhiên cuộc chiến vừa qua của chúng ta không phải là nội chiến. Nhưng chúng ta hiểu rằng trong mọi cuộc chiến tranh đều có bao nhiêu điều nghiệt ngã, bất công và còn bao nhiêu dằn vặt trong lòng người… Đất nước đã thống nhất 30 năm rồi. Cái gì có thể giải tỏa được, xin hãy giải tỏa – để lòng người thanh thản cùng hướng về tương lai, để con tàu Việt Nam nhẹ nhàng lướt sóng ra khơi. Tôi và rất nhiều người vô cùng tâm đắc với bài phát biểu của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã đăng trên các báo trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày đất nước thống nhất vừa qua. Theo tôi, để cho “con tàu Việt Nam” lướt nhanh ra khơi thì trước hết hãy làm cho nó không bị nặng nề vì lực cản vô hình từ trong quá khứ.

- Bên cạnh việc xóa bỏ lực cản vô hình từ trong quá khứ, theo Giáo sư thì những điều kiện cần thiết để “hiện đại hóa con tàu Việt Nam” là gì ạ?

- Đây quả là một câu hỏi không dễ. Theo tôi, phải có 2 điều kiện: sự cạnh tranh lành mạnh và sự dân chủ thật sự. Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh hợp pháp, hợp lý theo luật lệ. Với những ngành nghề bức thiết của đời sống xã hội cần có sự quản lý độc quyền của Nhà nước thì các cơ quan quốc doanh đãm nhiệm, còn tất cả các ngành nghề khác thì nên để cho tư nhân làm. Sự cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt. Còn dân chủ thì phải được mở rộng trong bất cứ việc gì. Người dân phải có trách nhiệm và quyền hạn trong mọi lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tôn giáo… Đó là 2 điều kiện cần thiết và bắt buộc phải có để hiện đại hóa con tàu Việt Nam.

- Cảm ơn những ý kiến tâm huyết của Giáo sư. Kính chúc Giáo sư nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống.

09:37' 04/03/2006 (GMT+7) Hãy để con tàu Việt Nam nhẹ nhàng lướt sóng ra khơi.