Pages/ Tác giả

Thursday, January 15, 2009

NB Việt Thường KN-Trích VAALA F.O.B.II Nghệ Thuật Đầu Hàng, Nghệ Thuật Trở Cờ






Vũ Quý Hạo Nhiên đang thu hình đồng bào biểu tình chống đại nhac hội vinh danh giặc Trịnh Công Sơn.




ca si Michelle Phuong Thao tổ chức.
Michelle Phuong Thao đứng trước cửa Don Wash Memorial Auditorium quan sát người biểu tình

Ghi chú : chuyển bài của Vũ Quý Hạo Nhiên trên BBC để Diễn đàn tìm hiểu thêm, và người post bài đã xóa biểu tượng cờ máu của đảng Cộng sản và đầu tên gian ác HCM. Nhưng vẫn giữ nguyên các vấn đề khác với mục đích cho mọi người nhìn rõ chiến dịch NQ36 áp dụng văn hóa vận, kiều vận của Cộng sản điều bọn việt gian Cộng sản nằm vùng tiếp tay . Hãy tố giác bọn việt gian nằm vùng, hãy vạch mặt bọn việt gian nằm vùng.

Cuộc triển lãm gây tranh cãi



HCM VAALA

Hai bức ảnh đang là tâm điểm tranh cãi ở Little Saigon
( hình đã xóa cờ máu và xóa đầu HCM )
Một cuộc triển lãm quy mô tại Quận Cam, do Hội Văn học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức, đang gây được nhiều tranh cãi và có thể sẽ kéo theo biểu tình.

Cuộc triển lãm F.O.B. II với chủ đề “Art Speaks” hay “Nghệ thuật lên tiếng” quy tụ 53 tác giả với những tác phẩm hội họa, điêu khắc, sắp đặt, trình diễn, thơ, v.v.

Trong một không gian triển lãm rộng rãi 2 tầng lầu, người xem có thể thưởng thức các tác phẩm từ những nghệ sĩ thành danh đã lâu, cũng như nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ mới xuất hiện trong cộng đồng.

Ngay bên trong cửa vào là một tấm tranh tường cao bằng một tầng lầu, dài 24 feet của Đan Duy Nguyễn và Mailan Thi Pham.

Bức tranh dùng mixed media mang tên Demon Slayer Family toát lên những nét vừa song song vừa đối chọi giữ nền văn hóa truyền thống và sức sáng tạo mới.

Mối quan hệ đôi khi hài hòa nhưng cũng có lúc xung đột giữa nếp sống cũ và tư duy tự lập, sáng tạo, phản biện, dường như là chủ đề chính của cuộc triển lãm.

Cô Trâm Lê, chủ tịch hội đồng quản trị hội VAALA và là một trong hai người giám tuyển của buổi triển lãm, cho biết:co do VAALA

Vũ hoàng lân

( hình edit xóa cờ máu đảng Cộng sản )


Sắp đặt của của Vũ Hoàng Lân

“F.O.B. II là một diễn đàn để đối thoại và mở rộng định nghĩa nghệ thuật, chính trị và cộng đồng, cũng như tìm tới những điểm giao thoa giữa các khái niệm đó. F.O.B. II Art Speaks cũng là nơi trình bày các dạng nghệ thuật đa dạng, đa chiều, và nhất là trình bày tính đa tài trong giới nghệ sĩ Việt Nam.”

Mối quan hệ phức tạp giữa truyền thống và hiện đại là câu hỏi quan trọng về bản sắc của cộng đồng Việt Nam. Cuộc triển lãm được chia làm 5 phòng, với những chủ đề bản sắc chính trị, dựng lại ký ức, chính trị đương thời, tình dục và thân thể, và sự cất giữ thời gian và không gian.

Nghệ thuật và chính trị

Đến từ San Jose, Danh Bình có hai loạt tác phẩm trưng bày tại F.O.B. II, phản ánh tầm nhìn sâu đậm về quá khứ tị nạn.

Bản sắc Việt Nam cũng là chủ đề hai bức tranh của họa sĩ Long Nguyễn, hiện dạy tại Art Institute of California, cũng là người được biết đến nhiều hơn qua vai diễn người sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa cũng tên Long trong phim “Vượt Sóng.”

Bên trong phòng triển lãm với chủ đề “Giữa Việt Nam và hải ngoại: Chính trị đương thời qua thị giác” là những tác phẩm đặt dấu hỏi về những đề tài trăn trở trong đời sống hiện tại.

Họa sĩ Vũ Hoàng Lân tham gia với tác phẩm sắp đặt mang tên “Yours” – “của bạn.” Người xem khi bước vào phía sau tác phẩm sẽ thấy sẵn một sấp giấy để tự thiết kế một lá cờ cho nước Việt Nam, nếu thấy cần thay thế hai lá cờ đỏ cờ vàng đang gây nhiều tranh cãi.

Mối quan hệ phức tạp giữa truyền thống và hiện đại là câu hỏi quan trọng về bản sắc của cộng đồng Việt Nam

Từ trong nước ra, họa sĩ Nguyễn Huy Lộc triễn lãm loạt tranh dùng chất liệu hỗn hợp “Chuyện của Rừng.” Họa sĩ viết rằng anh “vẽ với những ý tưởng muốn đánh thức tình nhân bản của con người trong cuộc sống đương đại.”

Cũng trong phòng này, họa sĩ Nguyên Khai trưng bày tác phẩm nổi tiếng của ông, bức “Circuit” dùng những con chip điện tử để làm thành tranh.

Ngoài các tác phẩm triển lãm, F.O.B. II: Art Speaks còn có các buổi trình diễn, các buổi hội thảo, và sinh hoạt “Circle Painting” nổi tiếng thế giới của họa sĩ Nguyễn Cao Hiệp.

Phòng Đen gây tranh cãi

Gây nhiều chú ý nhất là căn phòng mang tên “Phòng Đen: Thất lạc và tìm thấy.” Được ghi chú là phòng “có những tác phẩm mang tính nhạy cảm cao về chính trị,” căn phòng có những tác phẩm bị cấm vì nhà cầm quyền hoặc có thể bị tự mình cấm mình vì sợ nhạy cảm.

Âm thanh được phát liên tục trong Phòng Đen này là những bài thơ, những bài văn bị chính quyền trong nước kiểm duyệt cấm. Hầu hết các tác giả được trình bày trong Phòng Đen này là do ban tổ chức tự chọn vì không muốn gây khó khăn cho tác giả.

Tiến sĩ Lan Dương, cũng là người giám kiểm cuộc triển lãm, nói “Phòng Đen là nơi đặt vấn đề về kiểm duyệt và tự kiểm duyệt. Đây là nơi các nghệ sĩ có thể đưa ra những đề tài mà bình thường họ không thể hoặc không dám đưa ra.”

“Tôi nhìn lại lịch sử đàn áp nhà văn trong nước và do đó tôi bắt đầu với các tác giả trong thời Nhân văn giai phẩm và tiếp tục cho tới nay.” - Nữ giáo sư từ đại học UC Riverside giải thích cách chọn tác giả.

Trong số này có các nhà thơ “chui” trong nước như Bùi Chát, Lý Đợi, Nguyễn Quốc Chánh, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Trọng Vũ, Lê Đạt, Hoàng Cầm.

"Vì sống ở một nơi mà mười người dân có một công an (cả chìm và bọn cộng tác), cho nên đừng hỏi tại sao các ý tưởng bị thui chột từ trong trứng nước, đời sống cá nhân bị xem là cỏ rác. Cả tập thể lớn như một khối tâm thần chuyển động…", một đoạn trong thơ Lý Đợi.

Tương phản

Một ngoại lệ là nhà thơ Trần Tiến Dũng đã gửi thơ của mình cho ban tổ chức, và đồng thời tự đọc hai bài thơ được chọn để phát trong phòng này.

Một tác phẩm trong Phòng Đen đang gây xôn xao là tác phẩm gồm hai bức ảnh song song, mang tên “Thu Duc, Viet Nam 2008 / Avon, MA 2006.”

Một bức ảnh là một thiếu nữ trong nước, chung quanh chỉ có chủ nghĩa cộng sản và chạy theo vật chất; bên kia là một thanh niên hải ngoại, với tâm trạng bơ vơ lạc lõng.

Chính bộ ảnh này đang khiến cho một số tổ chức người Việt tại Quận Cam hăm dọa biểu tình vì, để biểu tượng cho chủ nghĩa cộng sản, tác giả đã dùng đến cờ đỏ và một bức tượng bán thân của Hồ Chí Minh.

Một tổ chức mang tên “Thanh niên cờ vàng” lên tiếng phản đối điều họ gọi là “cờ máu và hình Hồ tặc lại xuất hiện tại thủ đô tị nạn người VN.”

Bà Bùi Kim Thành đến nơi triển lãm và kêu gọi dẹp bỏ bức hình vì là biểu tượng của “chế độ mafia cộng sản” và không nên có trong “buổi triển lãm cao quý này.”

Steven Toly mang đến tác phẩm với ba hàng kẽm gai màu đỏ

Cờ vàng

Một tác phẩm khác cũng gây tranh cãi là một bức không tựa đề của tác giả Steven Toly. Trên nền màu vàng, tác giả chạy ba hàng kẽm gai màu đỏ. Tác giả giải thích ý tưởng của mình như sau: “Lá cờ biểu tượng cho người dân Việt Nam, và hàng kẽm gai tượng trưng cho tình trạng tù túng và áp bức hiện nay.”

Tuy nhiên, một nhà hoạt động biểu tình tại Quận Cam là Rambo Phạm không thấy vậy mà cho rằng ý của bức tranh này “muốn nói lá cờ VNCH tượng trưng cho chế độ cai trị bằng hàng rào kẽm gai độc ác.”

Họa sĩ Toly cũng có một bức mang tên “By Land, Air or Sea” (Đường bộ, Máy bay hay Vượt biển) với bóng thuyền, máy bay, người gồng gánh tạo thành 3 hàng màu đỏ trên nền vàng. Anh giải thích đó là tượng trưng cho 3 đường người Việt Nam đã dùng để đi tỵ nạn.

Phản ứng về cuộc triển lãm, một khán giả là ông Thanh Nguyễn phát biểu: “Tôi rất thích của triển lãm này. Tôi thấy người Việt trong nước cần nên mở miệng, còn người Việt hải ngoại cần suy nghĩ thoáng lên.” Ông nói thêm bằng tiếng Anh, “Người trong nước cần open mouth mà ở hải ngoại cần open mind.”

Người trong nước cần open mouth mà ở hải ngoại cần open mind
Khán giả Thanh Nguyễn

Khi tin về những phản ứng này lan ra, một khán giả khác với nick mạng NgocLan đã viết trên blog của mình: “Chúng tôi tiếp thu cả hai nền văn hóa và chính trị đó trong một cái nhìn cởi mở và bao dung. Trong lòng chúng tôi không có ranh giới của những hận thù cách biệt, không có chỗ cho những định kiến hẹp hòi.”

Tuy nhiên, nhóm Thanh niên Cờ vàng cho rằng “đây là xứ Tự Do, BTC có quyền triển lãm những gì họ muốn, nhưng không phải họ muốn làm gì thì làm.”

Nhóm này dự trù biểu tình vào ngày 17 tháng 1, một ngày trước khi cuộc triển lãm kết thúc ngày 18 tháng 1.





Brian Doan

Photographer

Brian Doan received his master’s degree in photography from the Massachusetts College of Art and his bachelor’s degree from the University of Colorado at Denver. He is currently teaching photography at the Art Institute of California in Los Angeles. Doan’s work has been exhibited internationally, including the Museum of Photography in Riverside, Calif., the International Center of Photography in New York, the Centro de la Imagen in Mexico City, Mexico, the Victoria & Albert Museums in London, the Amsterdam Tropenmuseum, and the Milan Triennale.

He is the recipient of several grants and awards, including that from the California Council for the Humanities and the Rockefeller Fellows in the Humanities. His monograph The Forgotten Ones was published by the Vietnamese American Arts and Letters Association (VAALA) in 2004. Web site: www.briandoan.com

“Having grown up in a conservative Vietnamese society and sustained by the consequence of the Viet Nam War, my life-long fantasy has been to live in a world of free self-expression and unlimited imagination. Many of my pictures come from personal combined with fictional experiences: both real and dream simultaneously hovering in the same moment. While each image appears telling a different diasporic story of the Vietnamese people, it actually reveals a sense of my own self-portrait.”


CUỘC TRIỄN LÃM VAALA

Kính thưa các bác, các cô chú, và toàn thể qúy vị trong cộng đồng,

Lời đâu tiên, tôi xin cảm ơn tất cả các bác và các cô chú đã hết sức bày tỏ tiếng nói của mình đối với cuộc triễn lãm của hội Văn Học Nghệ Thuật Việt-Mỹ (VAALA). Cũng như mọi người trong tinh thần Việt Nam : "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ." Những ngày qua, tôi cũng trằn trọc với những nỗi đau chưa dứt của các bác và các cô chú, đặc biệt là những người đã từng bị đày ải trong lao tù cộng sản, từng chứng kiến những dã man của cộng sản như những gì xảy ra với cha tôi, mẹ tôi, và gia đình tôi, cũng như kinh nghiệm của các cô chú đã từng chia sẻ về những đau thương không tả xiết trong phòng tâm lý với tôi. Bên cạnh là nỗi đau của những người Việt Nam phải bỏ xứ ra đi vì muốn sống trong tự do, nhưng phải trả cái gía qúa đắt là sinh mạng hay trinh tiết hoặc sự nhọc nhằm của chính mình và của người thân. Tôi đã có mặt trong cuộc vượt biên không cùng với gia đình ở tuổi thiếu niên để đến nơi này sau nhiều năm sống dưới chế độ Cộng Sản. Và quan trọng hơn là cái đau của đồng bào chúng ta hiện ở Việt Nam, cái đau mất đất đai phương tiện sinh nhai của gia đình mình, cái đau mất chủ quyền đất nước mà lại bị đàn áp bắt bớ chỉ vì muốn nói lên tiếng nói yêu nước, cái đau vì nhân phẩm bị chà đạp và nhục hình khi tha phương cầu thực ớ xứ người, v.v....Chúng ta có chung những niềm đau của dân tộc.

Trở lại với VAALA, cho sự độc lập của các bạn, điều đầu tiên tôi xin chia xẻ để cộng đồng rõ là tôi không là người tổ chức hay quyết định cho việc lựa chọn các tranh ảnh và triễn lãm của VAALA, mặc dù tôi được vào danh sách người cố vấn. Các bạn trong VAALA từ trong hội đồng quản trị và ban tổ chức là những người làm việc độc lập. Tôi không thuộc về cả hai ban này. Trong những ngày qua, tôi có một số ý kiến đề nghị các bạn cân nhắc lại và ý kiến của tôi không phải là ý kiến quyết định. Công việc mà các bạn nhờ tôi là giúp phỏng vấn để tìm hiều về những kinh nghiệm của các bác và các cô chú đã từng trải qua trong chế độ Cộng Sản, để mọi người hiểu rõ hơn lập trường quan điểm chống cộng của các bác và các cô chú này. Mục đích của VAALA là để các bác các cô chú có tiếng nói của mình trong buổi triễn lãm. Có bạn sau khi quay phim đã hiểu rõ hơn tâm tình của thế hệ đi trước mình.

Các bạn trong VAALA cũng đã nghĩ rằng những bức tranh họ triễn lãm phần nào phản ánh thực trạng Viêt Nam hôm nay như: 1) ở Việt Nam ngày nay ba miền Bắc Trung Nam đều không có tự do và nhân quyền căn bản mà lẽ ra ai cũng có được (bức tranh nền vàng với 3 dây kẽm gai màu đỏ-Steven Toly đã ghi rõ ý của mình trong trang 51 của tập chương trình); 2) Người Việt Nam phải đã phải bỏ nước ra đi bằng đường bộ và đường biển trong đau thương mất mát (bức tranh nền vàng và có hình thuyền và người đi bộ màu đỏ-Steven Stoly-ý ghi rõ trong trang 51); 3) trong xã hội Việt Nam những gì trước đây được xem là thần tượng để tôn thờ giờ là những đồ dùng hay vật trang trí như lá cờ đỏ sao vàng và tượng nhỏ HCM, đồng thời giới trẻ Việt Nam không còn sống trong ý thức hệ Cộng Sản mà theo trào lưu của thế giới tân tiến bên ngoài (tác phẫm Brian Doan-lời của tác gỉa). Bên cạnh, các bạn cũng triễn lãm những tác phẫm của các nhà phản kháng và văn nghệ sĩ bị trù dập tại Việt Nam , khoảng 17 người. Trong đó có Bùi Chát, Dương Thu Hương, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Lê Đất, Lê Quang Hà, Lý Đời, Lynh Bacardi, Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn Thái Tuấn, Phùng Quán, Quang Dung, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Tiến Dũng, Trần Trọng Vũ, Trần Dần, Trương Tấn. Các tác phẩm này hiện nay bị chế độ Cộng Sản cấm trong nước, nên các bạn VAALA đã tìm mọi cách để trình chiếu các tác phẫm này bên ngoài Việt Nam. Đây là nỗ lực để khuyến khích những văn nghệ sĩ dám nói lên sự thật từ trong nước. Trong đó, có những tác phẫm nói lên việc mất tự do tư tưởng (những hình người không có đầu ở Việt Nam của Nguyễn Thái Tuấn) và những biếm họa về công an ác ôn, v.v... Nhiều người trẻ, có người đã ngồi lại để xem hết slideshow này về thực trạng bị kiềm kẹp tại Việt Nam hôm nay.

Hiểu được ý nguyện của các bạn VAALA là muốn có những chia xẻ và tâm tình từ nhiều thế hệ khác nhau trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại cho những quan tâm chung, tôi cũng hiểu những đau thương của thế hệ đi trước khi phải nhìn lại những hình ảnh, hiện thân của những tàn sát đau thương, cho thế hệ ông bà cha mẹ, hay của chính mình. Những niềm đau này không đến từ sự hận thù như một số các bạn trẻ nghĩ hay một số tuyên truyền của Cộng Sản để cô lập đồng bào chống cộng hải ngoại, mà đến từ những mong mỏi không muốn thấy dân Việt và nước Việt bị khủng bố và đau thương dưới chế độ Cộng Sản, một chế độ độc tài tràn đầy tham nhũng và bất công. Những tiếng nói này xuất phát từ những đau thương rất nhân bản.

Tôi cũng không ngạc nhiên đế hiểu rằng chế độ cầm quyền Cộng Sản hiện nay sẽ tiếp tục khai thác những vết thương này của cộng đồng để tạo thành kiến về cộng đồng hải ngoại với đồng bào trong nước. Họ cũng khai thác sự ngăn cách giữa các thế hệ trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước để chia rẽ và làm yếu đi sức mạnh chung của những người yêu nước, chuộng tự do nhân bản trong việc phản kháng chế độ Cộng Sản, đã và đang mang lại nhiều đau thương cho dân tộc.

Qua các dịp tâm tình với các cô chú, các bác, và các bạn, tôi được hiểu rằng, thế hệ đi trước muốn con em mình, nếu chưa thể hiểu hết lập trường của mình, thì cũng đừng làm gì tạo thêm cơ hội cho sự tuyên truyền rất tinh vi và gian xảo của nhà cầm quyền Cộng Sản. Thế hệ đi sau muốn hiểu lập trường và kinh nghiệm của thế hệ đi trước, cố lắng nghe, và cũng muốn cái nhìn riêng tư của họ được bày tỏ và được hiểu. Có lúc cả hai thế hệ cùng qúy chuộng tự do như nhau và đều nhìn thấy chế độ Cộng Sản lấy mất đi tự do này của bao con người Việt Nam , nhưng đã có những diễn đạt khác nhau.

N lực của tôi kêu gọi các bạn VAALA cân nhắc lại về các hình ảnh của cuộc triễn lãm này vẫn tiếp tục. Các bạn có những suy nghĩ riêng của các bạn. Và những qúy vị trong cộng đồng vẫn đang nói lên tiếng nói thống thiết của mình....Tôi tin vào lòng nhân bản của mỗi người Việt yêu chuộng tự do.

Kính thư,

Đông Xuyến
http://groups.yahoo.com/group/PhoNang/message/37150


December, 2008

FOR IMMEDIATE RELEASE

Contact: TRAM LE, Co-Curator
(626) 627-6826
LAN DUONG, Co-Curator
(323) 377-1967

F.O.B. II: Nghệ Thuật Lên Tiếng – Giao Điểm Giữa Nghệ Thuật + Chính Trị + Cộng Đồng

Cuộc triển lãm quy tụ hơn 50 nghệ sĩ tạo hình và trình diễn cổ động cho một lịch sử phong phú và một sự đa nguyên trong cộng đồng Việt Nam

9 – 18 tháng Giêng, 2009 @ VAALA Center, 1600 N. Broadway, Santa Ana, CA 92706

WESTMINSTER, CA – Cuộc triển lãm F.O.B. II: Nghệ Thuật Lên Tiếng hân hạnh giới thiệu sự tham dự của hơn 50 nghệ sĩ tạo hình và trình diễn thuộc nhiều bộ môn như hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, installations, nghệ thuật trình diễn, video art, nghệ thuật graffiti, văn chương, âm nhạc, turntablism, kịch nghệ, v.v. Cuộc triển lãm nhằm tạo những cuộc đối thoại tìm hiểu về tương quan giữa nghệ thuật, chính trị và cộng đồng, về những điều bị xem là cấm kỵ hoặc là kiềm chế trong cộng đồng.

Các nghệ sĩ của cuộc triển lãm F.O.B. II: Nghệ Thuật Lên Tiếng gồm có: Alex Chinh Nguyễn, Ann Phong, Bình Danh, Brian Đoàn, Charlie Nguyễn, Châu Thủy Huỳnh (Huỳnh Thủy Châu), Dinh Q. Lê, Đào Hải Triều, Debbie Nguyễn, Demon Slayer Family (Dan Duy Nguyễn + Mailan Thị Phạm), Đỗ Lê Anhdao, Hàm Trần, Nguyễn Cao Hiệp (Hiệp Nguyễn), Hồng-Ân Trương, Jenni Trang Lê, Nhạc kịch Kiếp Nào Có Yêu Nhau của Duy Tâm, Vũ Hoàng Lân , Lan Trần, Lê T. Quế Hương, Llouquet Sandrine, Long Nguyễn, Long T. Bùi, Nam Quan Nguyễn, Ngọc Võ Arps, Nguyễn Huy Lộc, Nguyên Khai, Nguyễn Quốc Thành, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Việt Hùng, Nhân Đức Nguyễn, Roland Nguyễn, Saigon 1, Steven Toly, Taylur Thu Hiền Ngô, Trần Tiến Dũng, Trương Chinh Ngọc, Tuấn Kiên Nguyễn, Ưu Đàm Nguyễn, Vi Lý, Việt Lê, Vương Văn Thảo, YLW (Young Leading Women), …

Sáu năm trước đây, cuộc triển lãm đa nghệ thuật F.O.B.: MultiArt Show đã dấy lên một phong trào, đưa nhiều khuôn mặt nghệ sĩ thuộc thế hệ 1.5 và thế hệ 2 đến với cộng đồng. Cuộc triển lãm F.O.B. đầu tiên xoáy vào đề tài bản sắc của người nghệ sĩ, gạt bỏ những “nhãn hiệu” người khác gắn cho mình, và tự khẳng định chính mình.

Cuộc triển lãm F.O.B.II: Nghệ Thuật Lên Tiếng sắp tới đây sẽ quy tụ nhiều nghệ sĩ thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, không phân biệt tuổi đời hoặc tuổi nghề, đến với cuộc triển lãm F.O.B. II: Nghệ Thuật Lên Tiếng. Qua cuộc triển lãm F.O.B. II: Nghệ Thuật Lên Tiếng, chúng tôi muốn tìm hiểu các vấn đề bản sắc của cộng đồng, và những gì người nghệ sĩ có thể diễn đạt qua nghệ thuật trong phạm trù quốc gia và quốc tế.

Qua những biến cố gần đây trong cộng đồng cũng như trong nước, đưa đến việc gạt bỏ những tiếng nói khác biệt, chúng tôi muốn cổ động cho sự đa nguyên trong cộng đồng nghệ thuật tại Việt Nam cũng như hải ngoại,” hai giám tuyển (co-curators) của cuộc triển lãm, Lan Dương và Trâm Lê, cho biết. “Chúng tôi tin rằng Nghệ Thuật cần phải lên tiếng trước những biến động chính trị. Chúng tôi xin đặt các câu hỏi: chúng ta định nghĩa cộng đồng như thế nào trong hiện tại, và sẽ như thế nào trong tương lai? Một nghệ sĩ diễn đạt như thế nào khi không bị bó buộc bởi bất cứ điều gì?”

Ban tổ chức mong mỏi cuộc triển lãm sẽ là một diễn đàn cho các thành viên trong cộng đồng, bao gồm cả nghệ sĩ, chia sẻ câu chuyện của họ qua hình thức nghệ thuật tạo hình hoặc trình diễn, cũng như tham dự vào các cuộc hội thảo.

F.O.B. II: Nghệ Thuật Lên Tiếng là cuộc triển lãm đa nghệ thuật lớn nhất từ trước đến nay của VAALA, bao gồm nhiều lãnh vực nghệ thuật tạo hình và trình diễn. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) là một tổ chức văn hóa bất vụ lợi đã từng tổ chức nhiều cuộc triển lãm, ra mắt sách, trình tấu âm nhạc, kịch, thuyết trình về đề tài văn hóa, và Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (ViFF).

###